Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

PHƯƠNG PHÁP dạy học được sử DỤNG TRONG môn tự NHIÊN và xã hội lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.71 KB, 23 trang )

Bài tiểu luận
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................2
A.TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN-XÃ HỘI 1.......................................................3
•MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1................3
1. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về :.....3
2. Bước đầu hình Thành và phát triển cho học sinh số kĩ năng ban đầu :.............3
3. Hình thành và phát triển cho học sinh những hành vi và thái độ :....................3
II. NỘI DUNG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1.......................................3
1. Chủ đề: Con người và sức khỏe........................................................................4
2. Chủ đề: Xã hội...................................................................................................4
3. Chủ đề: Tự nhiên...............................................................................................4
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MÔN TỰ NHIÊN
VÀ XÃ HỘI LỚP 1...............................................................................................6
1. Phương pháp quan sát:......................................................................................6
2. Dạy - học hợp tác trong nhóm:..........................................................................8
3.Phương pháp trò chơi học tập...........................................................................10
IV.CÁCH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ
NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1........................................................................................12
1. Kết quả đạt được.............................................................................................12
2.Nội dung đánh giá............................................................................................13
3.Hình thức kiểm tra, đánh giá............................................................................14
IV. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC TNXH 1...................................15
B. GIÁO ÁN........................................................................................................18
GIÁO ÁN 1: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1...........................................................18
GIÁO ÁN 2: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1...........................................................21


Bài tiểu luận
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành bài tiểu luận của mình, với tình cảm chân thành em xin chân
thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ giảng viên Trường Đại học Quảng Bình,
giảng viên Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non đã tận tình giảng dạy, động viên,
khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Đoàn Kim Phúc người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện.
Cảm ơn tất cả bạn bè đã lo lắng, động viên, giúp đỡ ủng hộ em trong thời
gian học tập và hoàn thành bài tiểu luận. Do điều kiện về thời gian cũng như
năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, đề tài sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy và các bạn sinh viên để đề
tài được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em kính chúc thầy , chúc các bạn sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày 26 tháng 12 năm 2018
Người thực hiện


Bài tiểu luận
A.TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN-XÃ HỘI 1
• MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
1. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết
thực về :
- Con người và sức khoẻ
• Cơ thể người,
• Cách giữ vệ sinh cơ thể
• Cách phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp
- Một số sự vật, hiện tượng trong xã hội( gia đình, nhà trường, giao
thông,cuộc sống xung quanh).
- Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên( thực vật,động vật, môi

trường sống của chúng, Mặt Trời...)
2. Bước đầu hình Thành và phát triển cho học sinh số kĩ năng ban
đầu :Ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe
của bản thân, gia đình và cộng đồng.
• Phân tích, so sánh, rút ra những đặc điểm chung và riêng của một số sự
vật và hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
• Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết
của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự
• nhiên và xã hội.
3. Hình thành và phát triển cho học sinh những hành vi và thái độ :
- Tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình
và cộng đồng.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào
đời sống
- Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.
- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
II. NỘI DUNG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
Sách giáo khoa môn tự nhiên và xã hội lớp 1 được viết theo chương trình


Bài tiểu luận
môn khoa học lớp 1 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 02 năm 2011
gồm 3 chủ đề với 35 bài tương ứng với 35 tiết của 35 tuần thực học. Trong đó
31 bài mới và 4 bài ôn tập kiểm tra. Cụ thể
1. Chủ đề: Con người và sức khỏe
• Cơ quan vận động (cơ xương, khớp xương; một số cử động vận động;
phòng chống cong vẹo cột sống; tập thể dục và vận động thường xuyên để cơ,
xương phát triển).
• Cơ quan tiêu hóa (nhận biết trên sơ đồ; vai trò của từng cơ quan trong
hoạt động tiêu hóa); ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun

2. Chủ đề: Xã hội
• Gia đình: Công việc của các thành viên trong gia đình; cách bảo quản và
sử dụng mộ số đồ dùng trong nhà; giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và khu
vệ sinh, chuồng gia súc; an toàn khi ở nhà (phòng tránh ngộ độc).
• Trường học: Các thành viên trong nhà trường và công việc của họ; cơ sở
vật chất của nhà trường; giữ vệ sinh trường học; an toàn khi ở trường.
• Huyện hoặc quận nơi đang sống: Cảnh quan tự nhiên; nghề chính của
nhân dân; các đường giao thông, các phương tiện giao thông, một số biển báo
giao thông; an toàn giao thông (quy tắc đi những phương tiện giao thông công
cộng).
3. Chủ đề: Tự nhiên
• Thực vật và động vật: Một số cây cối và một số con vật sống trên mặt đất,
dưới nước, trên không.
• Bầu trời ban ngày và ban đêm: Mặt Trời, cách tìm phương hướng bằng
Mặt Trời; Mặt Trăng và các vì sao.
Chủ đề này rất quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của HS, HS cần có
kiến thức về tự nhiên và hiểu được cây thường sống ở đâu, một số loài cây, loài
vật sống ở trên cạn, dưới nước. Hiểu biết sơ lược về mặt trăng, mặt trời… Từ đó
các em sẽ có vốn sống phong phú hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Phân phối nội dung chương trình TN-XH lớp 1


Bài tiểu luận
• CON

NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

Bài 1. Cơ thể chúng ta
Bài 2. Chúng ta đang lớn
Bài 3. Nhận biết các vật xung quanh

Bài 4. Bảo vệ mắt và tai
Bài 5. Vệ sinh thân thể
Bài 6. Chăm sóc và bảo vệ răng
Bài 7. Thực hành: Đánh răng và rửa mặt
Bài 8. Ăn, uống hàng ngày
Bài 9. Hoạt động và nghỉ ngơi
Bài 10. Ôn tập: Con người và sức khỏe
• XÃ

HỘI

Bài 11. Gia đình
Bài 12. Nhà ở
Bài 13. Công việc ở nhà
Bài 14. An toàn khi ở nhà
Bài 15. Lớp học
Bài 16. Hoạt động ở lớp
Bài 17. Giữ gìn lớp học sạch, đẹp
Bài 18. Cuộc sống xung quanh
Bài 19. Cuộc sống xung quanh (tiếp theo)
Bài 20. An toàn trên đường đi học
Bài 21. Ôn tập - Xã hội
• TỰ

NHIÊN

Bài 22. Cây rau
Bài 23. Cây hoa
Bài 24. Cây gỗ
Bài 25. Con cá

Bài 26. Con gà
Bài 27. Con mèo


Bài tiểu luận
Bài 28. Con muỗi
Bài 29. Nhận biết cây cối và con vật
Bài 30. Trời nắng, trời mưa
Bài 31. Thực hành: quan sát bầu trời
Bài 32. Gió
Bài 33. Trời nóng, trời rét
Bài 34. Thời tiết
Bài 35. Ôn tập: Tự nhiên
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MÔN TỰ
NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
Các phương pháp thường dùng là: quan sát, động não, đóng vai, thảo luận,
tham quan, giảng giải, trò chơi học tập… GV cần hướng dẫn HS biết cách quan
sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện những kiến thức mới về tự nhiên và xã hội
phù hợp với lứa tuổi của các em.
GV cũng cần tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành để HS biết
cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng
đồng.
Sau đây là những gợi ý cụ thể về việc áp dụng một số phương pháp dạy –
học trong nhóm để nâng cao hứng thú học sinh tìm hiểu về tự nhiên.
1. Phương pháp quan sát:
* Khái niệm
Phương pháp quan sát được dùng để dạy học sinh cách sử dụng các giác
quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên – xã hội,
nhằm tiếp nhận thông tin mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của
các sự vật, hiện tượng đó.

• Phương pháp quan sát được vận dụng trong môn TN&XH như thế nào?
Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong các tiết học môn
TN&XH. HS quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài


Bài tiểu luận
của cơ thể người, của một số cây xanh, một số động vật; hoặc để nhận biết các
hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hằng ngày.
Mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhận thưc và tư duy
hình tượng của HS. Trong quá trình quan sát, GV cần đặt ra các câu hỏi ngắn và
rõ ràng để hướng dẫn HS tập trung vào các kiến thức cần tìm kiếm.
GV có thể tổ chức cho HS quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp (sân trường,
vườn trường, các địa điểm xung quanh trường…)
Với thực vật, GV cần tổ chức cho HS quan sát các cây trồng trong sân
trường, vườn trường hay trên đường phố… Khi không có điều kiện tiếp xúc với
vật thật thì GV nên cho các em quan sát tranh ảnh, mô hình… Khi học về một số
động vật, về cơ thể người hay về cuộc sống xã hội, GV nên phối hợp hướng dẫn
HS quán sát các con vật thật, quan sát chính cơ thể các em và cuộc sống xung
quang lẫn tranh ảnh hoặc sơ đồ. Khi quan sát vật thật, cuộc sống thật, HS hình
thành được những biểu tượng sinh động, còn tranh ảnh hay sơ đồ thể hiện được
sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh với sự khái quát cao. Điều đó rất có lợi cho
sự phát triển tư duy của HS.
Có thể tổ chức cho HS quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hay cả lớp tùy
theo số đồ dùng học tập có được hoặc khả năng quản lí của GV và kĩ năng tự
quản, làm việc hợp tác nhóm của HS (nhất là khi cho HS học ngoài lớp).
GV cần chỉ dẫn cho HS sử dụng nhiều giác quan để tri giác (mắt nhìn, tai
nghe, tay sờ, mũi ngửi…), để cảm nhận một cách đầy đủ các sự vật và hiện
tượng.
• Các bước của phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát gồm 2 bước:

• Quan sát để thu thập thông tin.
Để thu thập thông tin về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, giáo viên
phải hướng dẫn học sinh quan sát bằng cách sử dụng một hay nhiều giác quan.
Ghi chép những thông tin thu thập được trong quá trình quan sát.
• Xử lí thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận.


Bài tiểu luận
Sau khi đã quan sát, học sinh phải tập xử lí các thông tin đã tìm được để rút
ra kết luận khoa học.
2. Dạy - học hợp tác trong nhóm:
a. Tại sao tổ chức cho HS học theo nhóm lại quan trọng?
Việc tổ chức cho HS học tập theo nhóm là quan trọng kể cả HS mới bắt đầu
vào lớp 1 bởi nhiều lí do. Trước hết, nó cho phép HS có nhiều cơ hội hơn để
diễn đạt và khám phá ý tưởng của chúng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn
luyện kĩ năng nói. Học tập theo nhóm tạo HS có cơ hội để học hỏi từ các bạn,
phát huy vai trò trách nhiệm, điều đó làm phát triển những kĩ năng xã hội và
hình thành tính cách của trẻ.
b. Tổ chức cho HS học theo nhóm như thế nào?
Một bài học của môn TNXH thường được chia thành 3 giai đoạn chính
+ Giới thiệu bài.
+ Phát triển bài (có từ 2 – 3 hoạt động).
+ kết luận (củng cố).
Có 4 cách tổ chức cho HS học tập được sử dụng trong bài học của nôn
TNXH:
+ Từng cá nhân.
+ Theo cặp.
+ Theo nhóm nhỏ từ 3 đến nhiều nhất 6 HS.
+ Cả lớp.
- GV cần biết chia nhóm, thay đổi HS trong nhóm một cách ngẫu nhiên

hoặc chia nhóm theo sở thích hoặc theo trình độ, bởi vì HS cần có cơ hội để
tham gia vào các nhóm khác nhau với các bạn khác nhau trong lớp để chia sẻ
kinh nghiệm với các bạn.
c. Dạy - học hợp tác theo nhóm bao gồm những bước nào?
Dạy - học hợp tác trong nhóm bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị: vật thật.
+ Tổ chức các nhóm 2 hoặc nhóm 4 đôi khi sử dụng nhóm 6, 8.
+ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể tới từng HS trong nhóm.


Bài tiểu luận
- Nhóm trưởng điều hành chung.
- Thư kí ghi chép nội dung.
- Các thành viên tham gia tích cực.
+ Hướng dẫn cách làm việc của nhóm (có thể thông qua việc bồi dưỡng các
nhóm trưởng).
Qua việc giao nhiệm vụ trên tất cả các em đều được hoạt động tích cực.
- Làm việc theo nhóm
+ Từng cá nhân làm việc độc lập, theo sự phân công của nhóm. Ví dụ: Các
cá nhân phải quan sát kĩ một bức tranh, một mẫu hay thực hiện một nhiệm vụ
nào đó.
(Bước này có thể không xảy ra. Các thành viên trong nhóm có thể cùng làm
việc chung hoặc thảo luận nhóm luôn).
+ Tập hợp các kết quả làm việc của từng cá nhân để thành sản phẩm chung
của nhóm hoặc thảo luận về những gì từng cá nhân đã quan sát được. Việc thảo
luận nhóm phải thực sự có sự tham gia của mọi thành viên, thể hiện:
- Các em phải được nói với nhau nhằm sự chủ động, tự tin khi phát biểu
trước đám đông.
- Nghe lẫn nhau để học sinh cùng nhau đánh giá.
- Đáp lại điều bạn khác nói HS được rèn kĩ năng nói tốt.

- Đưa ra ý kiến riêng của mình HS có lập trường vững vàng trong cuộc
sống.
+ Các nhóm có thể đi lại trong lớp để quan sát kết quả của nhóm bạn. Các
hoạt động này giúp HS học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các nhóm. (Bước này
có thể không xảy ra khi GV chuyển sang làm việc chung cả lớp luôn).
+ Trong quá trình các nhóm hoạt động GV cần theo dõi và hướng dẫn, uốn
nắn kịp thời.
- Làm việc chung cả lớp.
+ Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
+ Các nhóm khác bổ sung, góp ý…
+ GV kết luận.


Bài tiểu luận
Ví dụ:
dạy bài: Một số loài cây sống dưới nước – bài 26 TN&XH lớp 2 có thể sử
dụng nhiều phương pháp phối hợp như: quan sát, thảo luận.
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ, tổ chức hướng dẫn cho HS quan sát
- GV nêu mục đích quan sát tranh hoặc vật thật các em đã sưu tầm được và
trả lời: Bạn thường nhìn thấy cây mọc ở đâu? Cây này có hoa không? Hoa của
nó thường có màu gì? Cây này được dùng để làm gì? Cây này sống trôi nổi trên
mặt nước hay cây có rễ bám vào bùn đất?...
* Bước 2: Tổ chức cho HS quan sát theo nhóm 2 hoặc 4… Tất cả các nhóm
có nội dung thảo luận như nhau. Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
* Bước 3: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này là:
- Thảo luận tránh làm hình thức chỉ có cá nhân nhóm trưởng tham gia.
- GV bao quát được lớp học tránh lộn xộn khi thảo luận.
Qua phương pháp trên GV cần chỉ dẫn cho HS biết vai trò, công việc của

từng em trong nhóm một cách rõ ràng, cặn kẽ chi tiết; từ nhóm trưởng đến các
thành viên, ai cũng có thể nhắc lại nhiệm vụ mình sẽ phải làm gì trước khi nhóm
bắt đầu làm việc. Có như vậy các nhóm mới hoạt động tốt
3. Phương pháp trò chơi học tập
a. Khái niệm
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học
sinh
b. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
• Làm thay đổi hình thức học tập của học sinh.
• Làm cho không khí học tập trong lớp được thoải mái và dễ chịu hơn.
• Làm cho quá trình học tập trở thành một hình thức học tập vui chơi hấp dẫn.
• Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn.
• Học sinh tiếp thu tự giác và tích cực hơn.


Bài tiểu luận
• Học sinh được củng cố và hệ thống hóa kiến thức.
Nhược điểm
• Nếu tổ chức không tốt sẽ khó kiểm soát và dễ “cháy giáo án”.
• Mất nhiều thời gian cho việc thiết kế, xây dựng trò chơi tiết học.
• Học sinh có thể quá hưng phấn và có thể ảnh hưởng đến việc học phần
tiếp theo hoặc môn khác.
c. Các bước tiến hành
• Nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, thời gian chơi và giải thưởng (nếu có);
• Học sinh thực hiện trò chơi;
• Nhận xét, đánh giá, rút ra ý nghĩa của trò chơi.
MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ
Bài 26:MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC
(Tự nhiên xã hội lớp 2)

Để học sinh có thể nhận biết tên và lợi ích của một số loại cây ở dưới
nước , GV có thể kết hợp phương pháp quan sát, phương pháp thảoluận nhóm và
phương pháp; trò chơi để dạy học trong tiết học.
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát sách giáo khoa
• Quan sát và kể tên tên các loài cây trong tranh
• HS quan sát và trả lời
• GV gọi HS khác nhận xét câu trả lời của bạn
• GV nhận xét đánh giá câu trả lời
Bước 2: Làm việc theo nhóm
• Gợi ý hs quan sát, trả lời theo câu hỏi:
• Bạn thường nhìn thấy cây này mọc ở đâu?
• Cây này có hoa không?
• Hoa của nó thường có màu gì?
• Cây này được dùng để làm gì?
• HS thảo luận và trả lời
• Mời nhóm khác nhận xét


Bài tiểu luận
• GV nhận xét đánh giá. Giới thiệu thêm những đặc điểm và lợi ích của một
số cây trong hình.
• GV đặt câu hỏi cho cả lớp cùng suy nghĩ: Đố các em trong số những cây
được giới thiệu trong SGK cây nào sống trôi nổi trên mặt nước, cây nào có rễ
cắm sâu xuống bùn dưới đáy ao, hồ?
• GV Chốt nội dung: Trong số những cây được giới thiệu trong SGK các
cây: lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước; cây sen có rễ dài cắm sâu xuống
bùn dưới đáy ao, hồ. Cây sen có cuống lá và cuống hoa mọc dài ra đưa lá và hoa
vươn lên trên mặt nước.
• Mỗi cây sống dưới nước đều có ích lợi riêng: cây bèo,cây rong làm thức
ăn cho vật nuôi, cây sen dùng làm cảnh, làm thuốc và thức ăn.

IV. CÁCH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1
1. Kết quả đạt được
Qua quá trình giảng dạy, thông qua từng hoạt động mà giáo viên kết hợp
các phương pháp trực quan, gợi mở, thực hành thảo luận, nhóm đôi, nhóm bốn,
… hình thức tổ chức hoạt động phong phú hấp dẫn thu hút HS tập trung khám
phá lĩnh hội kiến thức kỹ năng cơ bản một cách nhẹ nhàng có chất lượng, chúng
tôi đã thu được những kết quả nhất định.
a. Đối với giáo viên:
• Chủ động hơn trong những giờ lên lớp.
• Luôn tích cực tự đổi mới việc giảng dạy, có ý thức sử dụng đồ dùng dạy
học và ý thức tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
• Tự tin hơn về kết quả giảng dạy của mình.
• Đối với học sinh:
• Hứng thú, yêu thích môn học.
• Tích cực tham gia giao tiếp và tham gia hoạt động trong giờ học.
• Tạo thói quen học tập tự giác, tích cực, sáng tạo và thân thiện trong giờ
học.
• Tạo ra những giờ học sôi nổi và hiệu quả.


Bài tiểu luận
2. Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá của môn TNXH bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và thái
độ.
2.1 Đánh giá về kiến thức
Giáo viên cần đánh giá xem HS lĩnh hội được ở những mức độ nào theo
thang mức độ nhận thức mà mục tiêu đã đề ra.
a. Biết: Đây là mức độ nhận thức được chú ý đánh giá nhiều nhất, phù hợp
với môn học và trình độ nhận thức của học sinh tiểu học. Điều này được thể hiện

ngay ở những câu hỏi và bài tập trong chương trình, ví dụ:
• Nêu những việc cần làm và không nên làm để giữ vệ sinh;
• Kể tên một vài loài cây sống dưới nước ;
b. Hiểu: HS so sánh những đặc điểm giống và khác nhau và giải thích
nguyên nhân giống nhau và khác nhau đó. Các yêu cầu đánh giá chỉ dừng lại chủ
yếu ở mức độ so sánh, còn giải thích được sử dụng ở mức độ đơn giản, liên quan
đến những kiến thức thực tế mà qua bài học, HS có thể giải thích được, ví dụ:
• So sánh để phân biệt giữa quang cảnh ở trường và ở nhà
c. Áp dụng: Sử dụng kiến thức, kĩ năng để giải thích những tình huống
mới. Nội dung đánh giá thường được kết hợp với việc đánh giá kĩ năng.
d. Phân tích, tổng hợp, đánh giá
Phân tích nguyên nhân hay kết quả của hiện tượng; kết hợp với các kiến
thức đã có để khái quát bằng sự sáng tạo của học sinh; HS nhận định, phán đoán
ý nghĩa của kiến thức, vai trò và giá trị của một vấn đề học tập nào đó.
Đây là mức độ cao của việc đánh giá kiến thức nhằm đánh giá tư duy học
sinh. Mức độ này được chú ý đánh giá hơn ở các lớp 4, 5. Một số dạng câu hỏi
đánh giá trong dạy học môn TNXH
• Phân tích các đoạn thông tin, phân tích các bức tranh,…
• Quan sát một số hình vẽ, dự đoán…
• Vì sao, tại sao…
2.2 Đánh giá kĩ năng


Bài tiểu luận
Các kĩ năng được đánh giá chủ yếu là kĩ năng quan sát, ứng xử, diễn đạt,
nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trình bày bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ, phân tích, so
sánh, đánh giá,… phù hợp với môn học. Một số kĩ năng cần chú ý:
• Kĩ năng làm vệ sinh cơ thể, dùng thuốc an toàn, phòng tránh bệnh tật,
tránh bị xâm hại…
• Kĩ năng sử dụng an toàn các vật dụng thường ngày.

2.3 Đánh giá thái độ
Trong một bài học không thể đánh giá đầy đủ thái độ của học sinh. Việc
đánh giá thái độ cần được tiến hành song song với đánh giá kiến thức, kĩ năng.
Mức độ vận dụng kiến thức rèn luyện các kĩ năng sẽ xem xét để đánh giá thái
độ. Ngoài ra việc đánh giá thái độ trong dạy học môn Khoa học kết hợp với
đánh giá đạo đức về tôn trọng, cư xử đúng mực với bạn bè, thầy cô ở trường,
người thân trong gia đình, người lớn tuổi; ý thức tôn trọng, bảo vệ các công trình
văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, môi trường sống.
3. Hình thức kiểm tra, đánh giá
• Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học được thực hiện theo 2
hình thức: kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì.
• Việc kiểm tra thường xuyên được thực hiện ở tất cả tiết học của chương
trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh
tiến bộ, đồng thời giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học, điều chỉnh hoạt
động giảng dạy nhằm đạt kết quả thiết thực.
• Kiểm tra định kì: có 2 lần kiểm tra định kì vào cuối học kì I và cuối học kì II.
• Hình thức kiểm tra trong dạy học: kiểm tra nói và kiểm tra viết
• Kiểm tra nói là hình thức được sử dụng rộng rãi trong kiểm tra thường
xuyên, cung cấp thông tin để học sinh nắm tình hình học tập của học sinh và kịp
thời điều chỉnh hoạt động dạy.
• Kiểm tra viết: kiểm tra viết có thể là kiểm tra tự luận, kiểm tra bằng hình
thức trắc nghiệm hoặc có thể kết hợp cả hai hình thức trên.
• Hình thức đánh giá trong dạy học : giáo viên kết hợp giữa lời nhận xét và
điểm số.


Bài tiểu luận
• Cách đánh giá
• Kết hợp việc cho điểm với nhận xét để giúp học sinh nhận ra những kiến
thức, kĩ năng,… cần bổ sung.

• Phối hợp các hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra viết.
• Có thể kiểm tra đánh giá từng cá nhân học sinh hoặc một nhóm học sinh.
• Công cụ đánh giá
• Phối hợp các loại câu hỏi như:
+ Câu hỏi tự luận.
+ Câu hỏi trắc nghiệm.
+ Câu hỏi mở.
• Phối hợp các loại bài tập lí thuyết với bài tập thực hành
Kết luận:
Quá trình dạy học môn TN&XH để giúp HS lĩnh hội được kiến thức và
phát triển kỹ năng phải cần có một thời gian dài rèn luyện trong cả năm học, cấp
học mới có thể hiện rõ chất lượng học tập của HS. Vì vậy giáo viên phải thường
xuyên củng cố giáo dục rèn luyện bài học có liên quan trong thực tế đời sống,
XH, cộng đồng giúp HS khắc sâu kiến thức.
Môn TN&XH cấp Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng là kiến thức cơ
bản cần thiết giúp các em vận dụng vào thực tế đời sống giữ gìn vệ sinh cá nhân,
gia đình, cộng đồng và XH.
IV. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC TNXH 1


Khái niệm:

Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp và tiến hành trong
các buổi dạy học.HTTCDH thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ dạy học, tùy
theo số lượng người học. Các nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp
dạy học đều được tiến hành trong các HTTCDH.
• Phân loại.
• Chính khóa
• Dạy học cá nhân:



Bài tiểu luận
• Khái niệm: Là hình thức GV dạy trực tiếp cho 1 cá nhân hoặc GV có thể
sử dụng các tài liệu, phương tiện dạy học, giao việc cụ thể cho từng học sinh,
GV cũng có thể yêu cầu từng em làm 1 số việc như làm đồ dùng dạy học, sưu
tầm tranh ảnh...Sau đó, từng HS hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
• Ưu điểm:
• Giúp Hs kém theo kịp chương trình học tập bằng cách gợi ý, tháo gỡ khó
khăn trong cách làm bài.Tạo điều kiện cho HS giỏi phát triển hơn nữa bằng cách
gợi ý, hướng dẫn các bài tập nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân tài
cho đất nước.
• Tạo bình đẳng để mỗi HS có thể phát huy năng lực và sở trường của mình.
Tạo mối quan hệ thân mật giữa GV với HS trên cơ sở tôn trọng nhân cách HS.
• Thông qua giao việc cụ thể cho từng HS thì buộc HS phải tích cực học
tập,tự mình tìm ra kiến thức.
Ví dụ: hãy vẽ 1 con vật nuôi nhà e sống trên cạn( gà, chó,trâu...)
• Nhược điểm:
Trong 1 tiết học, khó có thể sử dụng nhiều thời gian cho hình thức này, vì
ảnh hưởng đến việc hoàn thành bài học.
• Dạy học theo nhóm
• Khái niệm:
Là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó HS được tổ chức để chia sẻ
những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học. Rèn
luyện kĩ năng làm việc nhóm.
Ưu điểm:
• HS dễ học hỏi lẫn nhau, từng em có thể bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý
kiến của người khác để hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế sự thụ động từ GV, từ đó
hiệu quả dạy học cao hơn.
• Tạo điều kiện cho HS biết lắng nghe và lựa chọn thông tin từ bạn để bổ
sung vốn kiến thức

• Giúp HS phát huy vai trò của mình trong tập thể, phát huy khả năng giao
tiếp


Bài tiểu luận
• Nhược điểm:
• Bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học dễ gây ồn, ảnh hưởng tới
các lớp học khác
• Mất thời gian
• Dạy học cả lớp
• Khái niệm:
Dạy học mà đối tượng giao tiếp là toàn bộ HS cả lớp.
• Ưu điểm:
• Tạo điều kiện cho GV truyền thụ thông tin 1 cách hệ thống, logic.
• GV dễ điều hành và quản lí lớp
• GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học, hạn chế phụ thuộc vào môi
trương xung quanh
• Trong 1 thời gian ngắn cung cấp được nhiều kiến thức
• Nhược điểm:
• GV hoạt động nhiều, HS ít làm việc và nhận thức thụ động
• HS phải quan sát, tiếp thu phần lớn kiến thức gián tiếp qua tranh ảnh,
ngôn ngữ, ít có điều kiện vận dụng thực hành.
• HS ít có điều kiện làm việc với các phương tiện dạy học.
• Ngoại khóa
• Khái niệm:
Là hình thức tổ chức dạy học ngoài chương trình đào tạo, giúp bổ sung kiến
thức cho học sinh những vấn đề liên quan đến học tập
• Ưu điểm
• Gây hứng thụ học tập cho học sinh
• Giúp học sinh tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt không phải tri

giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. HS hình thành những biểu tượng rõ
ràng về thế giới xung quanh.
• Hình thành nhiều kĩ năng, kiến thức cho HS



Bài tiểu luận
B. GIÁO ÁN
GIÁO ÁN 1: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1
Chủ đề: Xã hội
Bài 11: GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Hiểu gia đình là tổ ấm của em, ở đó có những người thân yêu
nhất.
2.Kỹ năng :
- Kể được về gia đình mình cho các bạn trong lớp.
- KN tự nhận thức: Xác định vị trí của mình trong các ối quan hệ gia đình.
- KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình.
Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập.
3.Thái độ : Thêm yêu quý những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
-GV: Tranh minh hoạ SGK.
-HS:SGK,ảnh gia đình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Nội dung
I. Khởi động:

Hoạt động dạy
- Yêu cầu HS hát bài: Cả nhà


Hoạt động học
- HS hát.

thương nhau.

II. Kiểm tra - Cơ thể con người có mấy phần?- HS trả lời: Cơ thể con
bài cũ:

người gồm 3 phần: Đầu –
mình- chân và tay.
- Kể tên các bộ phận bên ngoài - Mắt, mũi, chân, tay,..
cơ thể?

III. Bài mới:

- Giới thiệu bài mới: Chúng ta - HS trả lời: bài hát nói về bố


Bài tiểu luận
1. Giới thiệu

vừa mới hát bài Cả nhà thương

bài:

nhau. Vậy các con cho cô biết

mẹ và con cái.

bài hát nói lên điều gì?

- Vì sao cả nhà thương nhau? - Vì ba mẹ yêu thương bé, vì
bé là con của ba mẹ
-GV chốt ý: Cả nhà có nghĩa là
“gia đình”. Hôm nay chúng ta
sẽ học bài “ Gia đình”
- GV yêu cầu HS thảo luận

- Thảo luận nhóm đôi.

nhóm:

- Một số đại diện trình bày
trước lớp.

2. Các hoạt

- Gia đình Lan có những ai?

- Gia đình lan gồm có 4

động:

người: Bố, mẹ, Lan và em

a. HĐ1: Gia - Lan và mọi người đang làm gì?

Lan.

đình là tổ ấm


- Lan và mọi người đang đi

của em
* Tranh 1:

- Tranh 2 gia đình bạn Lan đang

chơi.

làm gì?
- Gia đình Lan đang ăn
- Gia đình Minh gồm những ai?

cơm.

- Minh và những người trong gia

-Gia đình Minh gồm 6

* Tranh 2:
đình đang làm gì?
*Tranh 3

người: ông, bà, bố, mẹ,
Minh và em Minh.
- Minh và mọi người trong

 Kết luận: Mỗi người đều có bố

gia đình đang ăn uống.


mẹ và những nguời thân. Mọi
nguời sống chung duới một mái- Nhóm khác bổ sung
nhà đó là gia đình.


Bài tiểu luận
- HS lắng nghe
- Gv tổ chức cho học sinh chơi
trò chơi “Con thỏ”
Nghỉ giữa giờ

- Giáo viên nêu tình huống:

- HS chơi sôi nổi

1. Mẹ đi chợ về tay xách nhiều
b. HĐ2: Sắm

thứ. Bạn sẽ làm gì?

- Nghe tình huống thảo luận

vai tình huống

2. Bà con hôm nay bị mệt.

tìm cách ứng xử.

ứng xử trong


3. Ông nội bị đau chân.

- Hướng dẫn từng nhóm

gia đình

- YC HS thảo luận nhóm đôi,

phân vai và đóng vai.

thể hiện cách ứng xử ở từng

- Các nhóm sắm vai thể

tình huống.

hiện tình huống.

III. Củng cố  Kết luận qua từng vai.
-dặn dò:
- Nhận xét giờ học, khen HS
thể hiện tốt.

- Nhóm khác nhận xét bổ

- Dặn dò HS cần phải yêu quý

sung.


giúp đỡ những người thân trong
gia đình; chuẩn bị bài sau.

- Hs lắng nghe và ghi nhớ.

GIÁO ÁN 2: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1
BÀI 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ


Bài tiểu luận
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được công việc ở nhà.
2. Kĩ năng : HS biết kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người
trong gia đình
3. Thái độ : HS biết yêu quý ngôi nhà và chăm chỉ lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: hình vẽ SGK.
- HS : SGK, vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt ðộng của GV

Hoạt ðộng của HS

1. Ổn ðịnh lớp:
- Yêu cầu HS hát bài: Bé quét nhà

- Lớp hát

2. Kiểm tra bài cũ
- GV hỏi:


- HS trả lời

+ Hôm trước các em học bài gì?

+ Tiết trước chúng ta học bài “Nhà
ở”

+ Nhà em có những ðồ dùng gì?

+ Nhà e có những ðồ dùng nhý:

Giáo viên nhận xét
3. Bài mới

Bàn ghế, tủ, tivi,...

3.1. Giới thiệu bài 13: Công việc ở - HS đọc tên bài
nhà
3.2. Hướng dẫn học
* Quan sát hình vẽ SGK, hỏi:

- HS quan sát, trả lời

+ Kể tên một số công việc ở nhà của + Bố chỉ bài cho bé
những ngýời trong gia ðình bạn?

+ Mẹ may vá áo quần
+ Bé gái dọn dẹp
+ Bé trai lau chùi bàn ghế


- GV nhận xét, kết luận: những việc làm- HS lắng nghe
ðó giúp cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng
và thể hiện sự quan tâm, gắn bó của + Ở nhà em quét nhà, lau bàn ghế


Bài tiểu luận
những ngýời trong gia ðình

+ Bố ðốn củi, mẹ nấu cõm trồng

- GV hỏi:

trọt, anh chị lau dọn nhà cửa.

+ Ở nhà bạn làm gì ðể giúp bố mẹ?
+ Những ngýời trong gia ðình em làm
những công việc gì?
- HS hoạt ðộng nhóm ðôi: kể cho
nhau nghe về công việc thýờng
ngày của những ngýời trong gia
- Yêu cầu hoạt ðộng nhóm ðôi, trình bày ðình và của bản thân mình cho bạn
trýớc lớp

nghe và nghe bạn kể

- GV nhận xét, kết luận: Mọi ngýời - HS trình bày trýớc lớp
trong gia ðình ai cũng ðều phải tham gia - Hs lắng nghe
làm việc nhà tùy theo sức của mình
* Quan sát hình vẽ SGK - Tr.29

+ Nói xem em thích cãn phòng nào? Tại - HS quan sát, trả lời
sao?

+ HS trả lời: Em thích cãn phòng
số 2. Vì cãn phòng số 2 sạch sẽ,

+ Ðể có ðýợc nhà cửa gọn gàng sạch sẽ ngãn nắp, gọn gàng.
em phải làm gì ðể giúp ðỡ bố mẹ?

+ Em phải giúp bố mẹ dọn dẹp

- GV nhận xét, kết luận: Nếu mỗi ngýời nhà cửa gọn gang, ngãn nắp
trong gia ðình ðều quan tâm ðến việc- HS lắng nghe
dọn dẹp nhà cửa, nhà ở sẽ gọn gàng,
ngãn nắp
3.3. Hướng dẫn luyện tập
- GV hýớng dẫn làm bài tập trong vở
BTTNXH
- GV nhận xét
4. Củng cố
- Nhắc lại tên bài học

- HS làm bài tập


Bài tiểu luận
- Nhận xét giờ học

- Hs lắng nghe


5. Dặn dò
- Về nhà chuẩn bị bài 14

- HS lắng nghe và ghi nhớ

----------------------------------------------------------------------------------------



×