Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de thi lap doi tuyen quoc gia mon van 08-09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.66 KB, 4 trang )

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
DỰ THI CẤP QUỐC GIA
Khoá ngày: 22/12/2008
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (8,0 điểm)
“Nghệ thuật làm cho mọi người thích mình bắt đầu bằng nghệ thuật
khen người khác. Lời khen không đúng vẫn thú vị hơn lời phê bình đúng.”
(Vôn-te, triết gia Pháp thế kỉ XVII)
Cho biết ý kiến của anh/chị về nhận xét trên.
Câu 2: (6,0 điểm)
Dựa vào những hiểu biết về thơ Tố Hữu, anh/chị hãy làm rõ tính dân
tộc trong hình thức nghệ thuật thơ của tác giả này.
Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập hai, NXBGD 2007, trang 39).
-----------------------------------------------HÊ
́
T-----------------------------------------------
Đề chính thức
UBND TỈNH TIỀN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
DỰ THI CẤP QUỐC GIA
Khóa ngày: 22/12/2008
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : NGỮ VĂN
CÂU 1: Nghị luận xã hội (8,0 điểm)
I. YÊU CẦU CHUNG: Hiểu đúng đắn vấn đề, nắm được cách làm bài văn nghị luận xã
hội, bài viết nêu được ý kiến riêng, có sức thuyết phục.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo các nội dung chính:
1. Giải thích nhận xét của Vôn-te:
 Câu 1: Khẳng định khen là một “nghệ thuật”, mục đích khen để “làm cho mọi
người thích mình”.
 Câu 2: Đề cao lời khen, hạ thấp lời phê bình.
 Nhận xét của Vôn-te: Nêu lên “bí quyết” lấy lòng người khác: chỉ nên khen, không
nên phê bình.
2. Đánh giá nhận xét của Vôn-te: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để:
 Khẳng định mặt đúng của vấn đề: Lời khen “làm cho mọi người thích mình, thú vị”;
Lời khen có tác dụng tốt (cổ vũ, khuyến khích người được khen, tạo động lực giúp người
khác phát huy ưu điểm); trong nhiều trường hợp, lời khen có tác động tích cực hơn lời phê
bình (chẳng hạn trong hoạt động giáo dục)…
 Khẳng định mặt hạn chế của vấn đề: Vôn-te phủ nhận tác dụng của lời phê bình,
thậm chí cả những “lời phê bình đúng”! Lời phê bình vẫn có tác dụng tốt (chỉ ra khuyết
điểm, góp ý kiến giúp người khác khắc phục khuyết điểm là điều cần thiết; thà phê bình
đúng còn hơn khen không đúng)…
3. Đề xuất phương hướng: Nên sử dụng đúng đắn, không lạm dụng lời khen và
lời phê bình…
III. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
ĐIỂM 8,0: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Ý kiến chính xác, phong phú.

- Lập luận và diễn đạt tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
ĐIỂM 6,0 : - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên. Ý kiến chính xác.
- Lập luận và diễn đạt khá, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 4,0: - Trình bày khoảng một nửa số ý ở mục II (Yêu cầu cụ thể). Nêu được ý kiến riêng
nhưng còn sơ lược.
- Lập luận và diễn đạt tạm được, không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 2,0: - Chưa hiểu đúng vấn đề. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.
CÂU 2: Lí luận văn học (6,0 điểm):
I. YÊU CẦU CHUNG: Hiểu đúng vấn đề: làm rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, kết cấu bài
viết hợp lí, biết cách phân tích dẫn chứng để nêu bật vấn đề.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
các nội dung chính:
1. Nêu chính xác, đầy đủ các biểu hiện của tính dân tộc trong thơ
Tố Hữu về mặt hình thức nghệ thuật:
 Về thể thơ: vận dụng thành công các thể
thơ truyền thống như lục bát, song thất lục bát.
 Về ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ, lối
nói, những hình ảnh ước lệ, so sánh mang tính truyền thống.
 Về nhạc điệu: tận dụng sự phong phú về
thanh điệu, phối âm, vần, từ láy… của tiếng nói dân tộc để làm giàu nhạc thơ.
2. Minh họa: Chọn đúng những dẫn chứng tiêu biểu để làm rõ
tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu.
III. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
ĐIỂM 6,0: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Kiến thức phong phú, chính xác.
- Phân tích và diễn đạt tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
ĐIỂM 4,0 : - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên. Kiến thức chính xác.
- Phân tích và diễn đạt khá, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 3,0: - Nêu được mục II.1. Mục II.2 nhìn chung còn sơ lược.
- Phân tích và diễn đạt tạm được, không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.

ĐIỂM 2,0: - Chưa làm rõ vấn đề. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.
CÂU 3: Nghị luận văn học (6,0 điểm)
I. YÊU CẦU CHUNG: Biết phát hiện và phân tích những yếu tố nghệ thuật để làm rõ nội dung
khổ thơ.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
nêu được:
1. Về nội dung: Nhà thơ hướng đến thiên nhiên (vẻ đẹp của sông Hương) để bộc
lộ tâm tư.
 Cảnh: sông Hương đẹp nhưng mơ hồ, huyền ảo, gợi cảm giác chia lìa,
lạnh lẽo, trống vắng…
 Tình: Những trạng thái tâm hồn của nhà thơ: đau buồn, cô đơn, khao khát
hạnh phúc, lo lắng, khắc khoải…
2. Về nghệ thuật:
 Hai câu đầu: các BPTT liệt kê, đối lập, nhân hóa…
 Hai câu cuối: Câu hỏi tu từ, các từ ngữ gợi hình gợi cảm: sông trăng, chở
trăng, kịp, tối nay…
III. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
ĐIỂM 6,0: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
- Phân tích và diễn đạt tốt, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
ĐIỂM 4,0 : - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên.
- Phân tích và diễn đạt khá, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 3,0: - Làm rõ được nội dung cơ bản của đoạn thơ. Trình bày khoảng một nửa số ý ở mục
II (Yêu cầu cụ thể).
- Phân tích và diễn đạt tạm được, không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 2,0: - Chưa nắm được nội dung đoạn thơ, còn lúng túng trong phương pháp.
- Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.

×