Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Nghiên cứu mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.74 MB, 129 trang )

PHẠM PHÚC LỘC *NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ LIÊN KẾT GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ LIÊN KẾT GIỮA CÁC THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

PHẠM PHÚC LỘC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Phúc Lộc, học viên lớp cao học CH22 của Trường Đại học
Ngoại Thương, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, mã số 60310106 với đề tài luận văn
thạc sĩ: “Nghiên cứu mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán Đông
Nam Á”, xin cam đoan:
-

Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được

-

thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hoàng Anh.
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập, tổng hợp từ


-

những nguồn đáng tin cậy, được trích dẫn đầy đủ và đúng quy định.
Nội dung nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố.
TP. HCM, ngày 05 tháng09 năm 2017
Người cam đoan

Phạm Phúc Lộc


LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn này là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của
tác giả. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, người viết đã gặp nhiều khó khăn
trong việc thu thập và xử lý số liệu, định hướng và sắp xếp nội dung cũng như
những áp lực về thời gian nghiên cứu và giới hạn về chuyên môn. Để có thể vượt
qua những khó khăn đó, tác giả đã may mắn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của TS.
Nguyễn Thị Hoàng Anh.
Thông qua đề tài, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc
đến quý thầy cô của Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí
Minh đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức vô cùng giá trị trong năm học vừa
qua, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Hoàng Anh đã dành thời gian quý báu tận tình
hướng dẫn và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện nghiên cứu nên chắc
chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả kính mong
nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để bài luận văn được
hoàn thiện hơn.
Học viên cao học

Phạm Phúc Lộc



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................6
1.4. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................6
1.5. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................7
1.6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7
1.7. Tính mới của đề tài.......................................................................................8
1.8. Kết cấu của đề tài.........................................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LIÊN KẾT CÁC THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN..................................................................................................10
2.1. Tổng quan về hội nhập quốc tế...................................................................10
2.1.1. Khái niệm hôi nhập quốc tế..................................................................10
2.1.2. Các lĩnh vực hội nhập quốc tế..............................................................12
2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế.............................................................................14
2.2.1. Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế.....................................................14
2.2.2. Tính hai mặt của hội nhập kinh tế quốc tế............................................16
2.3. Hội nhập tài chính quốc tế và xu hướng hội nhập của thị trường chứng khoán.19
2.3.1. Hội nhập tài chính quốc tế....................................................................19
2.3.2. Hội nhập thị trường chứng khoán.........................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................26
3.1. Lý thuyết mô hình tự hồi quy Véctơ (Vector Autoregression – VAR).........26

3.1.1. Khái niệm về mô hình tự hồi quy Véctơ..............................................26
3.1.2. Lý do lựa chọn mô hình tự hồi quy Véctơ............................................27
3.1.3. Quy trình ước lượng và dự báo mô hình VAR......................................27
3.2. Lựa chọn mẫu dữ liệu.................................................................................32
3.3. Giải thích các biến trong mô hình...............................................................33


CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU...........................................................................................35
4.1. Tổng quan về các Sở Giao dịch chứng khoán và các chỉ số thị trường các
quốc gia Đông Nam Á................................................................................35
4.1.1. Sở Giao dịch Chứng khoán Indonesia và Chỉ số IDX Composite........35
4.1.2. Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan và Chỉ số SET Index...................37
4.1.3. Sở Giao dịch chứng khoán Singapore và Chỉ số Straits Times Index
(STI) .............................................................................................................39
4.1.4. Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Chỉ số VN–Index
.............................................................................................................41
4.1.5. Sở Giao dịch chứng khoán Philippine và Chỉ số PSE Composite Index
(PSEi) .............................................................................................................43
4.1.6. Sở Giao dịch Chứng khoán Malaysia và Chỉ số FTSE Bursa Malaysia
KLCI .............................................................................................................45
4.1.7. Chỉ số thị trường chứng khoán đại diện cho các quốc gia phát triển....48
4.2. Kết quả ước lượng và kiểm định.................................................................50
4.2.1. Giai đoạn 01/1993 – 02/2002...............................................................50
4.2.2. Giai đoạn 03/2002 – 12/2016...............................................................61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý PHƯƠNG
HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH.................................................................71
5.1. Kết luận vấn đề nghiên cứu........................................................................71
5.2. Gợi ý xây dựng chính sách cho Việt Nam..................................................75
5.2.1. Cơ sở gợi ý xây dựng chính sách cho Việt Nam...................................75

5.2.2. Gợi ý phương hướng xây dựng chính sách cho Việt Nam....................82
5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu và gợi ý nghiên cứu tiếp theo.........................90
KẾT LUẬN............................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADF
ADMM
AFTA

Tiếng Anh
Augmented Dickey–Fuller
test
ASEAN Defence Ministers
Meeting

Tiếng Việt
Kiểm định Dickey và Fuller mở
rộng
Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng
ASEAN

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

IMF

IRF

Akaike’s Information
Criterion
Australia, New Zealand,
United States Security Treaty
Asia-Pacific Economic
Cooperation
ASEAN Regional Forum
Association of South East
Asian Nations
Diễn đàn hợp tác Á–Âu
African Union
Consumer price index
European Union
Foreign Direct Investment
Federal Reserve System
Final Prediction Error
Free trade agreement
Generalized AutoRegressive
Conditional
Heteroskedasticity
General Agreement on Tariffs
and Trade
Gross Domestic Product
Gross National Product
Hannan–Quinn information
criterion
International Monetary Fund
Impulse Response Function


JCI

Jakarta Composite Index

AIC
ANZUS
APEC
ARF
ASEAN
ASEM
AU
CPI
EU
FDI
FED
FPE
FTA
GARCH
GATT
GDP
GNP
HQ

KLCI
LR

Kuala Lumpur Stock
Exchange Index
Likelihood Ratio


Tiêu chuẩn thông tin AIC
Hiệp ước Liên minh Úc - New
Zealand - Mỹ
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
– Thái Bình Dương
Diễn đàn Khu vực ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
The Asia-Europe Meeting
Tổ chức Thống nhất châu phi
Chỉ số giá tiêu dùng
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cục Dự trữ Liên bang
Chỉ số FPE
Hiệp định thương mại tự do
Mô hình GARCH
Hiệp ước chung về thuế quan và
mậu dịch
Tổng Sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc gia
Chỉ số thông tin HQ
Quỹ tiền tệ Quốc tế
Hàm phản ứng đẩy
Chỉ số chứng khoán đại diện cho
thị trường Indonesia
Chỉ số chứng khoán đại diện cho
thị trường Malaysia
Chỉ số LR



NIKKEI 225

SGD

Philippine Stock Exchange
Index
Standard & Poor's 500 Stock
Index
Schwartz Criterion
State Capital and Investment
Corporation
Stock Exchange of Thailand
Index
Singapore Dollar

STI

Straits Times Index

PSEi
S&P 500
SC
SCIC
SET

TVP – VAR
VAR


Timevarying Parameter VAR
model
Vector Autoregressions

VN-Index
WTO

World Trade Organization

Chỉ số chứng khoán NIKKEI
225, đại diện cho thị trường Nhật
Bản
Chỉ số chứng khoán đại diện cho
thị trường Philippine
Chỉ số chứng khoán S&P 500, đại
diện cho thị trường Hoa Kỳ
Chỉ số thông tin Schwartz
Tổng công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn Nhà nước
Chỉ số chứng khoán đại diện cho
thị trường Thái Lan
Dollar Singapore
Chỉ số chứng khoán đại diện cho
thị trường Singapore
Mô hình VAR với các tham số
thay đổi theo thời gian
Mô hình tự hồi quy Véctơ
Chỉ số chứng khoán VN-Index
đại diện cho thị trường Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới



DANH MỤC BẢNG
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Nội dung bảng
Bảng 3.1: Các tiêu chuẩn thống kê được sử dụng để lựa
chọn độ trễ
Bảng 3.2: Các biến đại diện cho chỉ số thị trường chứng
khoán các quốc gia
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến giai đoạn 01/1993 –
02/2002
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến
giai đoạn 01/1993 – 02/2002

Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan của các biến giai
đoạn 01/1993 – 02/2002
Bảng 4.4: Kết quả chọn độ trễ tối ưu cho mô hình hồi quy
giai đoạn 01/1993 – 02/2002
Bảng 4.5: Tóm tắt kết quả ước lượng mô hình VAR của
mô hình hồi quy giai đoạn 01/1993 – 02/2002
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định nhân quả Granger của mô
hình hồi quy giai đoạn 01/1993 – 02/2002
Bảng 4.7: Kết quả phân rã phương sai tại độ trễ 10 (10
tuần) giai đoạn 01/1993 – 02/2002
Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến giai đoạn 03/2002 –
12/2016
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến
giai đoạn 03/2002 – 12/2016
Bảng 4.10: Ma trận hệ số tương quan của các biến giai
đoạn 03/2002 – 12/2016
Bảng 4.11: Kết quả chọn độ trễ tối ưu cho mô hình hồi
quy
giai đoạn 03/2002 – 12/2016
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mô hình VAR của mô hình
hồi quy giai đoạn 03/2002 – 12/2016
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định nhân quả Granger của mô
hình hồi quy giai đoạn 03/2002 – 12/2016
Bảng 4.14: Kết quả phân rã phương sai tại độ trễ 10 (10
tuần) giai đoạn 03/2002 – 12/2016

Số trang
29
33
50

51
51
52
52
53
56
61
62
62
63
63
64
67


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13

Nội dung biểu đồ

Số trang

Sơ đồ 3.1: Quy trình ước lượng và dự báo mô hình VAR
Biểu đồ 4.1: Chỉ số IDX Composite giai đoạn 1993 – 2016
Biểu đồ 4.2: Chỉ số SET Index giai đoạn 1993 – 2016
Biểu đồ 4.3: Chỉ số Straits Times Index giai đoạn 1993 – 2016
Biểu đồ 4.4: Chỉ số VN–Index giai đoạn 03/2002 – 12/2016
Biểu đồ 4.5: Chỉ số PSE Composite Index (PSEi) giai đoạn

27
36
39
40
42

1993 – 2016
Biểu đồ 4.6: Chỉ số FTSE Bursa Malaysia KLCI giai đoạn
1993 – 2016
Biểu đồ 4.7: Chỉ số Nikkei 225 giai đoạn 1993 – 2016
Biểu đồ 4.8: Chỉ số S&P 500 giai đoạn 1993 – 2016
Biểuđồ 4.9: Biến động chỉ số Chỉ số tác động lan tỏa (Spillover
Index) giai đoạn 01/1993–02/2002
Biểu đồ 4.10: Vòng tròn đơn vị của mô hình giai đoạn
01/1993–02/2002
Biểu đồ 4.11: Biến động chỉ số Chỉ số tác động lan tỏa
(Spillover Index) giai đoạn 03/2002–12/2016

Biểu đồ 4.12: Vòng tròn đơn vị của mô hình giai đoạn
03/2002–12/2016

45
47
48
49
57
60
70
70


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn Nghiên cứu mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán
Đông Nam Ásử dụng mô hình tự hồi quy Véctor (Vector Autoregression – VAR) để
tiến hành ước lượng và kiểm định mức độ liên kết các chỉ số chứng khoán các thị
trường chứng khoán Đông Nam Á với nhau cũng như ảnh hưởng của các biến động
đến từ thị trường chứng khoán thế giới đối với các thị trường này. Bài nghiên cứu
đạt được một số kết quả chính, cụ thể như sau:
Một,trong các giai đoạn kinh tế khủng hoảng, mức độ liên kết thị trường
chứng khoán các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cũng như ảnh hưởng từ các
cú sốc trên thị trường thế giới đối với các quốc gia này tăng mạnh, sau đó giảm dần
khi nền kinh tế phục hồi và ổn định. Xu hướng này được thể hiện qua mức tăng tạm
thời của Chỉ số tác động lan tỏa trong các cuộc Khủng hoảng cuối thế kỉ XX, đầu
thế kỷ XXI.
Hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các thị
trường chứng khoán khu vực Đông Nam Á cũng liên kết ngày càng chặt chẽ hơn.
Ba, ảnh hưởng của các cú sốc quốc tế, đặc biệt là cú sốc từ thị trường chứng
khoán Hoa Kỳ đối với thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á ngày càng

rõ ràng hơn.
Bốn,do thị trường mới thành lập, còn non trẻ so với các nước trong cùng khu
vực, mức độ hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam còn tương đối thấp.
Trên cơ sở đó, kết hợp với thực trạng hệ thống tài chính của Việt Nam, người
viết đưa ra một số gợi ý phương hướng xây dựng chính sách đối với các nhà quản lý
với mục đích xây dựng nền tảng tài chính quốc gia vững mạnh, làm cơ sở hội nhập
quốc tế nói chung, và hội nhập tài chính, tiêu biểu là hội nhập thị trường chứng
khoán nói riêng một cách hiệu quả.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi thị trường trong nước gắn liền với
thị trường khu vực và thế giới, hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu khi nền kinh tế
vận hành theo cơ chế thị trường.
Hội nhập quốc tế có nhiều tác động tích cực, tạo ra các cơ hội cho sự phát
triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia bởi vì hội nhập quốc tế làm tăng khả năng tiêu
thụ hàng hoá, dịch vụ của mỗi quốc gia nhờ mở rộng thị trường hàng hoá và dịch
vụ; tạo điều kiện làm tăng khả năng thu hút nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp từ bên
ngoài nhờ môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước được cải thiện; thúc đẩy nền
kinh tế chuyển dịch cơ cấu theo hướng hợp lý nhằm khai thác các tiềm năng, thế
mạnh của mỗi quốc gia; đổi mới và hoàn thiện thể chế chính trị, kinh tế, luật pháp,
chế độ quản lý ở mỗi quốc gia; thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại, đầu tư,
chuyển giao công nghệ và càng thúc đẩy xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá đời
sống kinh tế – xã hội của các nước.
Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng tạo ra những tác động tiêu cực đối với các
nền kinh tế như: làm cho quá trình cạnh tranh trở nên gay gắt, có thể dẫn đến nguy
cơ phá sản của các doanh nghiệp, ngành kinh tế làm ăn kém hiệu quả, gây thất

nghiệp, dễ dẫn đến bất ổn về chính trị và xã hội; Chính phủ các quốc gia sẽ mất đi
một nguồn thu ngân sách do phải cắt giảm thuế quan; đối với các nước nghèo sẽ
thiếu tài chính và các nguồn lực khác cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kinh
doanh; dễ tạo sự phụ thuộc của nước nghèo, thiếu công nghệ, vốn vào nước giàu,
ảnh hưởng đến sự độc lập dân tộc của các quốc gia yếu thế; Các giá trị đạo đức
truyền thống dễ bị xói mòn bởi văn hoá ngoại lai. Do đó, mỗi quốc gia cần phải lựa
chọn một lộ trình hội nhập riêng, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – chính trị của
nước mình để có thể đạt được những lợi ích lớn nhất với mức rủi ro chấp nhận được
(Nguyễn Văn Trình, 2014).
Việt Nam cũng đang trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực trên nhiều
lĩnh vực trọng yếu: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục… trong đó, hội
nhập kinh tế giữ vị trí then chốt. Là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình hội nhập


2

kinh tế nói chung và hội nhập thị trường tài chính, mà tiêu biểu là thị trường chứng
khoán khu vực nói riêng.
Sau gần hai thập kỷ ra đời và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã
đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tính đến cuối Quý II/2017, thị trường có
quy mô 1.897 công ty và quỹ đầu tư niêm yết (mức vốn hóa đạt 3.513 nghìn tỷ đồng
– khoảng 83% GDP), gần 1,8 triệu tài khoản của nhà đầu tư (Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước, 2017).
Quá trình hội nhập của thị trường Việt Nam cũng đạt được nhiều cột mốc đáng
nhớ. Quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực chứng khoán đã được mở rộng
với nhiều đối tác, tổ chức quốc tế, cơ quan quản lý các nước như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Luxembourg, Anh... nhằm thu hút nguồn tài trợ, hỗ trợ, tư vấn
của các nước phát triển. Đặc biệt, năm 2014 đánh dấu mối quan hệ chiến lược giữa
Việt Nam và đối tác truyền thống Nhật Bản, trong đó Ủy ban Chứng khoán Nhà

nước đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến Đầu tư "Việt Nam – điểm đến của
nhà đầu tư Nhật Bản" vào tháng 4/2014 tại Nhật Bản. Hội nghị còn là hoạt động
góp phần vào hợp tác ngành tài chính nói riêng, cũng như hợp tác kinh tế nói chung
giữa hai nước, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai
quốc gia.Các hoạt động hợp tác đa phương của ngành chứng khoán cũng ghi nhận
những kết quả rất tích cực. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước luôn có các hoạt động
hợp tác thường xuyên và hiệu quả với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới
(World Bank), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), Diễn đàn các Thị trường Vốn ASEAN (ACMF)... Việc trở thành thành viên
chính thức từ năm 2002 và thành viên đầy đủ, ở cấp độ cao nhất của Tổ chức các
Ủy ban Chứng khoán quốc tế (IOSCO) từ năm 2013, là một thành công lớn của Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam, góp phần vào việc hội nhập sâu thị trường
vốn quốc tế (Tạp chí Tài chính, 2015).
Cùng với những thành tựu đạt được, trong quá trình hình thành và phát triển,
thị trường chứng khoán Việt Nam cũng trải qua nhiều thăng trầm, đặc biệt trong giai
đoạn khủng hoảng, tiêu biểu là khủng hoảng toàn cầu năm 2008. Chỉ trong hơn sáu
tháng đầu năm 2008, VN–Index đã sụt giảm trên 60% so với thời điểm cuối năm
2007. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có 71 phiên VN–Index giảm


3

điểm. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên giảm liên tiếp từ giữa tháng 04/2008 tới đầu
tháng 06/2008.Các nhà đầu tư hoảng loạn, bán tháo cổ phiếu nhằm rút vốn buộc
phía chính phủ phải có những biện pháp làm suy giảm và ổn định thị trường như
giảm biên độ dao động giá, cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà
nước (SCIC) được phép tham gia mua cổ phiếu bình ổn, các ngân hàng thương mại,
công ty chứng khoán được vận động ngừng giải chấp, các doanh nghiệp niêm yết
được kêu gọi mua vào cổ phiếu quỹ (Nguyễn Hoàng, 2013).
Nhận thấy sự cần thiết việc nghiên cứu về mức độ liên kết của các thị trường

chứng khoán trong khu vực Đông Nam Á, thông qua đó, để đánh giá mức độ hội
nhập của các thị trường này, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu mức
độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán Đông Nam Á”.Trong đó, tác giả đặc
biệt quan tâm đến mức độ liên kết giữa thị trường Việt Nam với các thị trường khác
trong khu vực để làm cơ sở gợi ý cho các nhà quản lý xây dựng chính sách phát
triển hệ thống tài chính vững mạnh, tạo tiền đề để Việt Nam hội nhập tài chính nói
riêng và hội nhập quốc tế nói chung có hiệu quả.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo tìm hiểu của tác giả, trước đây đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về thị
trường chứng khoán các nước Đông Nam Á. Một số đề tài tiêu biểu có thể kể ra
như sau:
Trong bài nghiên cứu “Common Volatility in International Equity Markets”
(Engle, 1993), các tác giả phân tích biến động thị trường chứng khoán châu Âu,
Hoa Kỳ cùng một số quốc gia châu Á và kết luận rằng mặc dù tương quan giữa các
thị trường nghiên cứu là tương đối yếu, vẫn tồn tại mối liên hệ của biến động trên
các thị trường. Ảnh hưởng của các thị trường trong cùng một khu vực rõ ràng hơn
so với từ thị trường bên ngoài.
“The relationship between stock returns and volatility in international stock
markets” (Qi Li, 2005) đánh giá mối liên hệ giữa lợi tức kỳ vọng và biến động của
mười hai (12) thị trường chứng khoán lớn trên thế giới trong giai đoạn từ 01/1980
đến 12/2001. Kết luận tương tự với Engle và Susmel (1993), tác giả chỉ ra mối liên
hệ khá yếu giữa các thị trường này thông qua việc sử dụng mô hình EGARCH–M.
Tác giả Chin WenHsin trong “A multilateral approach to examining the
comovements among major world equity markets” (Chin WenHsin, 2004) phân tích


4

sự đồng dao động của các chỉ số giá chứng khoán của một số thị trường chứng
khoán lớn các quốc gia phát triển. Như kỳ vọng, thị trường Hoa Kỳ đóng vai trò dẫn

dắt đối với các thị trường còn lại, tuy nhiên, tác động của nó là khác nhau đối với
thị trường các quốc gia châu Âu và châu Á. Theo đó, thị trường châu Á nhạy cảm
hơn đối với các biến động của thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, tác động của thị
trường Nhật Bản trở nên rõ ràng hơn trong giai đoạn khủng hoảng.
Với sự tìm hiểu sâu hơn về thị trường các quốc gia Đông Nam Á, trong
“Nghiên cứu sự đồng dao động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
và ASEAN 3+” (Võ Xuân Vinh, 2015), các tác giả đã xem xét sự đồng dao động cổ
phiếu thông qua chỉ số giá chứng khoán đại diện cho thị trường chứng khoán Việt
Nam (VN–Index), Singapore (STI), Thái Lan (SET), Philippine (PSEi), Indonesia
(JCI), Malaysia (KLCI), Trung Quốc (SSECI), Hàn Quốc (KOSPI), Nhật Bản
(NIKKEI 225) trong giai đoạn từ 01/02/2002 đến 31/12/2013. Nghiên cứu đã cho
thấy mối quan hệ khá chặt chẽ giữa các thị trường trong ngắn hạn với vai trò của
Singapore là thị trường dẫn dắt các thị trường còn lại.
Bài nghiên cứu“Stock market and macroeconomic fundamental dynamic
interactions: ASEAN–5 countries” (Praphan Wongbangpo, 2002) tập trung phân
tích mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa giá chứng khoán trên thị trường với các
biến số kinh tế khác như Tổng sản lượng quốc gia GNP, Chỉ số giá tiêu dùng CPI,
Mức cung tiền trên thị trường hay mức lãi suất ở các quốc gia Indonesia, Malaysia,
Philippine, Singapore, và Thái Lan.
Bằng việc sử dụng mô hình chuỗi thời gian, nghiên cứu “Stock market
integration in ASEAN after the Asian financial crisis” (Reid W. Click, 2005) đã chỉ
ra mức độ liên kết giữa thị trường chứng khoán của các quốc gia Indonesia,
Malaysia, Philippine, Singapore, và Thái Lan sau khủng hoảng tài chính châu Á
năm 1997. Kết quả cho thấy thị trường chứng khoán các quốc gia này có mối quan
hệ khá chặt chẽ với nhau mà không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia.
Trong bài nghiên cứu “Modelling Volatility Spillover Effects Between
Developed Stock Markets and Asian Emerging Stock Markets” (Yanan Li, 2013) tác
giả tiến hành lượng hóa mối liên hệ giữa sự biến động của thị trường chứng khoán
của hai quốc gia phát triển là Hoa Kỳ và Nhật Bản với sáu quốc gia châu Á khác
bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan. Từ việc sử



5

dụng mô hình GARCH đa biến bất đối xứng, tác giả đã tìm ra ảnh hưởng một chiều
khá đáng kể của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đối với Nhật Bản và các quốc gia
còn lại.
Để tìm hiểu sự tác động của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ đối với các thị trường
chứng khoán Đông Nam Á thông qua sử dụng mô hình Markov đa biến, trong
nghiên cứu “Spillover effect of US monetary policy to ASEAN stock markets:
Evidence from Indonesia, Singapore, and Thailand” (LuYang, 2014), tác giả chỉ ra
tác động ngược chiều của lãi suất ở Hoa Kỳ lên sự tăng trưởng của thị trường
ASEAN trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn
kinh tế khủng hoảng, tác động này biến mất. Các kết quả này có ý nghĩa tương đối
quan trọng đối với cơ chế truyền dẫn của giá tài sản thông qua các kênh tín dụng và
thương mại.
Trong “Volatility Spillovers of the Major Stock Markets in ASEAN–5 with the
U.S. and Japanese Stock Markets” (Chan Sok–Gee, 2010) các tác giả đã sử dụng
mô hình EGARCH để nghiên cứu mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán các quốc
gia Đông Nam Á với nhau và với thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản giai đoạn trước và
sau khủng hoảng tài chính 1997. Kết quả cho thấy lợi tức của các thị trường Đông
Nam Á phụ thuộc chủ yếu vào các giá trị trong quá khứ của chính chúng. Bên cạnh
đó, so với Nhật Bản, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ có sức ảnh hưởng nhiều hơn
đối với thị trường các quốc gia Đông Nam Á.
Nhìn chung, kết quả thu được của các nghiên cứu thị trường chứng khoán các
quốc gia Đông Nam Á cũng không thống nhất, tùy thuộc vào phạm vi và phương
pháp nghiên cứu. Việc nghiên cứu các thị trường chứng khoán này thường được đặt
trong mối liên hệ với nhau và với nền kinh tế các quốc gia lớn khác trên thế giới
như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Hầu hết, các nghiên cứu tập trung vào thị trường các quốc gia phát triển đã

được thành lập từ lâu và hoạt động tương đối ổn định, ít nhắc đến các thị trường
mới của các quốc gia đang phát triển (tiêu biểu là Việt Nam). Hơn nữa, các nghiên
cứu về thị trường chứng khoán Đông Nam Á hầu hết tập trung vào giai đoạn trước,
trong và sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, hầu như ít đề cập đến giai
đoạn khủng hoảng toàn cầu năm 2008 và tác động của nó đối với nền kinh tế nói
chung và biến động trên thị trường chứng khoán của các nước ASEAN nói riêng.


6

Bài nghiên cứu của tác giả sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan vàthiết thựcvề các vấn đề
còn chưa được nghiên cứu cụ thể này.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ sự cần thiết của việc nắm bắt bản chất của các thị trường và sự
tác động giữa chúng để làm cơ sở gợi ý phương hướng xây dựng chính sách cho các
nhà quản lý nhà nước, nghiên cứu được thực hiện với hai mục tiêu như sau:
Đánh giá mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán các quốc gia Đông
Nam Á, đặc biệt quan tâm đến sự phụ thuộc của thị trường chứng khoán Việt
Nam với các quốc gia khác trong mô hình qua các giai đoạn trước, trong và
sau các cuộc khủng hoảng lớn, bao gồm: khủng hoảng tài chính châu Á năm
-

1997 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Đưa ra các đề xuấtcho phía nhà quản lý để thiết lập chính sách xây dựng hệ thống
tài chính ổn định và minh bạch, cải thiện hiệu quả của thị trường chứng khoán và
hoạt động của các cơ quan giám sát tài chính nhằm tạo cơ sở và tiền đề hội nhập

tài chính nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung ngày càng sâu rộng.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Các chỉ số giá chứng khoán đại diện cho thị trường chứng khoán một số quốc

gia trong khu vực Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam (VN–Index), Singapore (Straits
Times Index – STI), Thái Lan (Stock Exchange of Thailand Index– SET),
Philippine (Philippine Stock Exchange Index – PSEI), Indonesia (Jakarta
Composite Index – JCI), Malaysia (Kuala Lumpur Stock Exchange Index – KLCI).
Bên cạnh đó, để đánh giá tác động của sự biến động của các thị trường lớn, có
sức ảnh hưởng trên thế giới đối với thị trường chứng khoán Đông Nam Á, sau khi
tiến hành sàng lọc và lựa chọn kỹ, tác giả còn thêm vào mô hình các biến tương ứng
với các thị trường chứng khoán Hoa Kỳ (Standard & Poor's 500 Stock Index – S&P
500) và Nhật Bản (Nikkei 225 Index).
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Giới hạn trong thị trường chứng khoán các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á và một số quốc gia phát triển khác là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Về thời gian:
Các chỉ số của thị trường chứng khoán Singapore (STI), Philippine (PSEI),
Indonesia (JCI), Malaysia (KLCI), Thái Lan (SET), Hoa Kỳ (S&P 500), Nhật
Bản (Nikkei 225): 01/01/1993 đến 31/12/2016.


7

-

Chỉ số của thị trường chứng khoán Việt Nam (VN–Index): 01/03/2002 đến

31/12/2016.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu tại bàn.
Sau khi thu được dữ liệu mong muốn, tác giả sẽ tiến hành phân tích định lượng
bằng mô hình tự hồi quy Véctơ (Vector Autoregressions) để đo lường và đánh giá
mức độ liên kết và tác động lẫn nhau của các thị trường. Quy trình nghiên cứu cụ

thể như sau:
Thu thập dữ liệu các chỉ số của thị trường chứng khoán
Dữ liệu hàng ngày về các chỉ số của thị trường chứng khoán các nước Đông
Nam Á sẽ được thu thập bằng ứng dụng Datastream của Thomson Reuters thông
qua hệ thốngCơ sở dữ liệu truy cập tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Tài chính
thuộc Trường Đại học Kinh tế Luật (Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam).
Phân tích dữ liệu và đánh giá mối liên hệ giữa các thị trường
Bài nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình VAR với quy trình tương tự như Diebold
và Yilmaz (2009) trong bài nghiên cứu “Modelling Volatility Spillover Effects
Between Developed Stock Markets and Asian Emerging Stock Markets” (Diebold,
2009)để đánh giá mối liên hệ giữa các thị trường chứng khoán Đông Nam Á. Quy
trình ước lượng và kiểm định sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3.
Do thiếu sót về mặt dữ liệu (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh – tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) mở phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000, tuy nhiên kể từ tháng
03/2002, khi HOSE mở thêm phiên giao dịch buổi chiều, dữ liệu về chỉ số VN–
Index mới được thống kê đầy đủ) cũng như để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu bài
nghiên cứu còn tiến hành chia mẫu thành hai mẫu với quy trình kiểm định tương tự,
cụ thể như sau:
Mẫu 1: Chuỗi dữ liệu giai đoạn tháng 01/1993 – 02/2002
Mẫu 2: Chuỗi dữ liệu giai đoạn tháng 03/2002 – 12/2016
Tổng hợp và viết báo cáo dựa trên kết quả kiểm định
1.7. Tính mới của đề tài
Dữ liệu của bài viết được cập nhật đến tháng 12/2016.
Đề tài nghiên cứu đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và ảnh
hưởng của nó đối với mức độ liên kết của các thị trường chứng khoán trong
khu vực.
1.8. Kết cấu của đề tài



8

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của khóa luận được kết
cấu thành năm chương với nội dung như sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nêu tính cấp thiết của đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và kết
cấu của đề tài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LIÊN KẾT CÁC THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
Tóm tắt một số lý thuyết về hội nhập kinh tế và hội nhập tài chính để làm cơ
sở đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tóm tắt và giải thích mô hình hồi quy sẽ sử dụng để phân tích và đánh giá kết
quả phân tích dữ liệu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Trình bày sơ lược về thị trường chứng khoán các quốc gia ASEAN và tiến
hành phân tích lần lượt các mẫu dữ liệu đã chọn theo quy trình ước lượng và kiểm
định mô hình đã lựa chọn ở chương 3.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý PHƯƠNG
HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH
Dựa trên các kết quả phân tích, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp, đối chiếu và rút
ra ý nghĩa thực tế và kết luận về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời đề xuất phương án
thiết lập chính sách với mục đích xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh và phù
hợp với tình hình hội nhập tài chính nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung của
Việt Nam hiện nay.


9


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LIÊN KẾT CÁC THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
Trong thế giới hiện đại, cùng với sự thay đổi bản chất xã hội của lao động và
mối quan hệ giữa con người, hội nhập quốc tế trở thành một quá trình phát triển tất
yếu. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường chính là động lực hàng đầu thúc
đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập được diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau, dưới
nhiều hình thức, cấp độ và theo tiến trình từ thấp đến cao. Vấn đề hội nhập đã trở
thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại và đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ
quốc tế cũng như đời sống của từng quốc gia.
2.1. Tổng quan về hội nhập quốc tế
2.1.1. Khái niệm hôi nhập quốc tế
Thuật ngữ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng Anh
là “international integration” và tiếng Pháp là “intégration internationale”. Khái
niệm này được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế
quốc tế, ra đời trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc
đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức – Pháp) từ khoảng giữa thế kỷ
trước ở châu Âu, nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiến tranh thế giới thông qua việc
xây dựng Cộng đồng châu Âu.
Trên thực tế đến nay, khái niệm “hội nhập quốc tế” có nhiều cách hiểu và định
nghĩa khác nhau. Chung quy, có ba quan điểm chủ yếu sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng hội nhập (integration) là một sản phẩm cuối
cùng hơn là một quá trình. Và sản phẩm đó chính là sự hình thành một Nhà nước
liên bang kiểu như Hoa Kỳ hay Thụy Sỹ. Những người theo trường phái này quan
tâm chủ yếu tới các khía cạnh luật định và thể chế để đánh giá sự liên kết.
Quan điểm này được xem là có nhiều hạn chế vì nó không đặt hiện tượng
hội nhập trong quá trình phát triển mà chỉ nhìn nhận (chủ yếu về khía cạnh luật
định và thể chế) trong trạng thái tĩnh cuối cùng gắn với mô hình Nhà nước liên
bang. Vì vậy rất khó áp dụng cách tiếp cận này để phân tích và giải thích thực
tiễn của quá trình hội nhập diễn ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau trên

thế giới hiện nay. Không phải bất cứ sự hội nhập nào cũng dẫn đến việc hình
thành một Nhà nước liên bang.
Quan điểm thứ hai, với Karl W.Deutsch, hội nhập trước hết là sự liên kết các
quốc gia thông qua việc phát triển các luồng giao lưu như thương mại, đầu tư, thông


10

tin, thư tín, di trú, du lịch, văn hóa… từ đó dần hình thành các cộng đồng an ninh
(security community). Theo Deutsch, cộng đồng an ninh được phân thành hai loại
bao gồm loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu Hoa Kỳ và loại cộng đồng an
ninh đa nguyên như kiểu Tây Âu. Như vậy, hội nhập vừa là một quá trình vừa là
một sản phẩm cuối cùng khi tiếp cận theo cách thứ hai này.
Điểm mạnh của cách tiếp cận này là đã nhìn nhận hiện tượng hội nhập vừa
trong quá trình tiến triển vừa trong trạng thái tĩnh cuối cùng và đồng thời cũng đưa
ra được những nội dung khá cụ thể, sát thực tiễn của quá trình hội nhập nhằm góp
phần phân tích và giải thích nhiều vấn đề của hiện tượng này.
Quan điểm thứ ba xem xét hội nhập ở góc độ là hiện tượng/hành vi các
nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau dựa trên cơ sở phân
công lao động quốc tế một cách có chủ đích dựa vào lợi thế của mỗi nước và mục
tiêu theo đuổi.
Quan điểm thứ ba tập trung vào hành vi của hiện tượng mà không quan tâm
xem xét góc độ thể chế cũng như kết quả cuối cùng của hội nhập. Do đó cách tiếp
cận này thiếu tính toàn diện và hạn chế trong khả năng giải thích bản chất của quá
trình hội nhập.
Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” đã bắt đầu được sử dụng
từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN,
tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cũng như các thể chế kinh tế
quốc tế khác.
Như vậy, hội nhập quốc tế được hiểu là quá trình các nước tiến hành các

hoạt động tăng cường sự gắn kết với nhau dựa trên việc chia sẻ về lợi ích, mục
tiêu, nguồn lực, giá trị, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân
thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.
Như vậy, khác với hợp tác quốc tế (là hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi
ích hay nguyện vọng của nhau và không chống đối nhau), hội nhập quốc tế đã
vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ
luật cao của những chủ thể tham gia. Khi nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội
nhập hình thành và củng cố các định chế/tổ chức quốc tế, hay thậm chí là các chủ
thế mới của quan hệ quốc tế.
Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, là chủ thể chính của
quan hệ quốc tế có đủ năng lực và thẩm quyền đàm phán, ký kết và thực hiện các


11

cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực
lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
2.1.2. Các lĩnh vực hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế,
chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội, an ninh – quốc phòng,...) nhưng cũng có thể
đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi và hình thức rất khác
nhau, cụ thể như sau:
Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước
với kinh tế khu vực và thế giới thông qua nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế
dựa trên những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, từ tiểu khu
vực/vùng, khu vực, liên khu vực đến toàn cầu. Hội nhập kinh tế cũng có thể diễn ra
với nhiều mức độ.
Một nước có thể đồng thời tham gia vào nhiều tiến trình hội nhập với tính
chất, phạm vi và hình thức khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản đều phải trải qua các

bước hội nhập từ thấp đến cao, việc đốt cháy giai đoạn chỉ có thể diễn ra trong
những điều kiện đặc thù nhất định (chẳng hạn như Cộng đồng Kinh tế châu Âu đã
đồng thời xây dựng khu vực mậu dịch tự do và liên minh thuế quan trong những
thập niên 60 – 70). Hội nhập kinh tế được xem là nền tảng hết sức quan trọng cho
sự tồn tại bền vững của vấn đề hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội
nhập về chính trị và được các nước ưu tiên thúc đẩy như một đòn bẩy cho sự hợp
tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Hội nhập chính trị
Hội nhập về chính trị là việc các nước tham gia vào các cơ chế quyền lực tập
thể (giữa hai hay nhiều nước) để theo đuổi các mục tiêu nhất định đồng thời hành xử
cho phù hợp với những luật chơi chung. Hội nhập chính trị thể hiện mức độ liên kết
đặc biệt giữa các nước, trong đó các nước sẽ chia sẻ với nhau về các giá trị cơ bản (ý
thức hệ, tư tưởng chính trị), lợi ích, mục tiêu, nguồn lực và đặc biệt là quyền lực.
Ở giai đoạn thấp của hội nhập chính trị thì liên kết giữa các thành viên với nhau
còn nhiều hạn chế, các thành viên về cơ bản vẫn giữ thẩm quyền định đoạt các chính
sách riêng. Hiện nay ASEAN vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập
chính trị nên rõ ràng vẫn còn tồn tại nhiều sự khác biệt và độ tin cậy giữa các thành
viên còn rất hạn chế. Về mặt tổ chức quyền lực, ASEAN chính là một khuôn khổ liên


12

chính phủ. Một khi hoàn tất việc xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột
bao gồm Cộng đồng Chính trị – An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa
– Xã hội sẽ giúp tăng cường quá trình hội nhập chính trị trong ASEAN, điều này sẽ
tạo điều kiện để ASEAN có thể bước đến một giai đoạn hội nhập cao hơn.
Ở giai đoạn hội nhập chính trị cao đòi hỏi sự tương đồng về thể chế chính trị
và độ tin cậy của các thành viên một cách hoàn toàn. Các thành viên chỉ giữ lại một
số thẩm quyền nhất định ở cấp quốc gia và trao hết các quyền lực còn lại cho một
cơ cấu siêu quốc gia về mặt tổ chức quyền lực. Điển hình như Liên minh châu Âu

(EU) hiện nay được xem là một mô hình hội nhập chính trị cao.
Hội nhập chính trị thông thường được xem là bước đi sau cùng dựa trên cơ sở
các nước tham gia đã đạt đến trình độ hội nhập kinh tế và văn hóa – xã hội rất cao.
Liên bang Hoa Kỳ, Liên bang Canada trước đây và EU hiện nay cơ bản là sự hình
thành theo phương thức này. Tuy nhiên, hội nhập chính trị cũng có thể đi trước một
bước để mở đường thúc nhằm đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác trong một số
bối cảnh nhất định. ASEAN được xem là một trường hợp thể hiện khá đặc biệt sự
kết hợp nhiều tiến trình hội nhập.
Hội nhập an ninh – quốc phòng
Hội nhập về an ninh – quốc phòng là việc các quốc gia tham gia vào quá trình
gắn kết họ với các quốc gia khác nhằm mục đích duy trì hòa bình và an ninh. Để hội
nhập, các nước phải tham gia vào các thỏa thuận song phương hay đa phương về
vấn đề an ninh – quốc phòngdựa trên các nguyên tắc chia sẻ và liên kết như mục
tiêu chung của các nước hội nhập, đối tượng/kẻ thù chung của họ và tiến hành các
hoạt động chung về đảm bảo an ninh – quốc phòng...
Vấn đề hội nhập trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng liên quan trực tiếp tới
những vấn đề nhạy cảm nhất – cốt lõi tồn tại của một quốc gia, đó là hòa bình, độc
lập và chủ quyền nên đây được xem là tiến trình khó khăn hơn cả.
Hội nhập về văn hóa – xã hội
Hội nhập về văn hóa – xã hội là quá trình mở cửa, trao đổi văn hóa với các
nước khác cũng như chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới nhằm tiếp
thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân
tộc, là việc tham gia vào các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa – giáo dục – xã
hội khu vực và hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên nhằm hướng tới việc xây
dựng một cộng đồng văn hóa – xã hội lớn hơn trên phạm vi khu vực và toàn cầu


13

(như tham gia Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN, đồng thời ký kết và thực hiện

các hiệp định song phương về hợp tác – phát triển văn hóa – giáo dục – xã hội với
các nước.
Hội nhập văn hóa – xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sâu sắc
quá trình hội nhập và thực sự gắn kết các nước với nhau bền vững hơn cả. Quá trình
hội nhập văn hóa – xã hội giúp các dân tộc ở các quốc gia khác nhau gần gũi và chia
sẻ với nhau nhiều hơn về các giá trị, phương thức tư duy, hành động để tạo ra sự hài
hòa và thống nhất ngày càng cao giữa các chính sách xã hội của các thành viên.
Đồng thời quá trình này góp phần tạo điều kiện để người dân mỗi nước được thụ
hưởng tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại cũng như các phúc lợi xã hội đa
dạng. Và đặc biệt hơn cả là việc hình thành và củng cố tình cảm gắn bó thuộc về
một cộng đồng chung rộng lớn hơn quốc gia của riêng mình gọi là ý thức công dân
khu vực/toàn cầu (Nguyễn Quốc Trụ, 2011).
2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế
2.2.1. Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế
Theo một số nhà kinh tế thì tiến trình hội nhập kinh tế được chia thành năm
mô hình cơ bản từ thấp đến cao như sau:
 Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA): Các nước thành viên sẽ dành cho
nhau những ưu đãi thương mại dựa trên cơ sở cắt giảm thuế quan nhưng vẫn
hạn chế về phạm vi (số lượng các mặt hàng đưa vào diện cắt giảm thuế quan)
và mức độ cắt giảm. Hiệp định PTA của ASEAN (1977), Hiệp định GATT
(1947 và 1994), Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2001) là những


ví dụ cụ thể của mô hình liên kết kinh tế ở giai đoạn thấp nhất.
Khu vực mậu dịch tự do (FTA): Các thành viên phải cắt giảm và loại bỏ các
hàng rào thuế quan cũng như các hạn chế về định lượng (có thể bao gồm cả
việc giảm và bỏ một số hàng rào phi thuế quan) trong thương mại hàng hóa
nội khối, nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan độc lập đối với các nước
ngoài khối. Ví dụ: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu
dịch tự do Bắc Âu (EFTA), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Trong

những năm gần đây, phần lớn các hiệp định FTA mới có phạm vi lĩnh vực điều
tiết rộng hơn nhiều. Ngoài lĩnh vực hàng hóa, các hiệp định này còn có những
quy định tự do hóa đối với các lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, mua sắm


14

chính phủ, sở hữu trí tuệ… Ví dụ: Hiệp định FTA giữa ASEAN với Úc–New
Zealand (2009), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP – đang đàm


phán).
Liên minh thuế quan (CU): Ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong
thương mại nội khối các thành viên còn thống nhất thực hiện chính sách thuế
quan chung đối với các nước bên ngoài khối. Ví dụ: Nhóm ANDEAN và Liên



minh thuế quan Nga –Belarus –Kazakhstan.
Thị trường chung (hay thị trường duy nhất): Các thành viên ngoài việc loại
bỏ thuế quan và hàng rào phi quan thuế trong thương mại nội khối và có chính
sách thuế quan chung đối với ngoài khối, còn phải xóa bỏ các hạn chế đối với
việc lưu chuyển của những yếu tố sản xuất khác (lao động, vốn…) để tạo
thành một nền sản xuất chung của cả khối. Ví dụ: Liên minh châu Âu trước
khi trở thành một liên minh kinh tế đã trải qua giai đoạn xây dựng thị trường



duy nhất (Thị trường chung châu Âu).
Liên minh kinh tế – tiền tệ: Là mô hình hội nhập kinh tế cao nhất dựa trên cơ

sở một thị trường chung/duy nhất cộng thêm việc thực hiện chính sách kinh tế
và tiền tệ chung (một đồng tiền chung, ngân hàng trung ương thống nhất của

khối). Ví dụ: Liên minh châu Âu (EU) hiện nay (Nguyễn Quốc Trụ, 2011).
2.2.2. Tính hai mặt của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung là một xu thế
lớn tất yếu của thế giới. Nói cách khác,con đường phát triển không thể nào khác
đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia vào hội nhập kinh tế
quốc tế. Sự lựa chọn tất yếu này còn được quyết định bởi rất nhiều lợi ích chủ yếu
mà các nước có thể tận dụng nhờ hội nhập kinh tế quốc tế sau:
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực
lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế các quốc gia.
Trong đó, cơ cấu nền kinh tế sẽ có bước chuyển dịch mạnh về chất: Tỷ trọng
các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ dựa vào công nghệ cao và tri thức
tăng. Đây là cơ hội và tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển và hiện đại
hóa xã hội. Các nền kinh tế đang phát triển nhờ tham gia quá trình hội nhập
kinh tế sẽ có điều kiện tiếp nhận các nguồn lực phát triển từ bên ngoài như
vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển giao, kinh nghiệm tổ chức quản lý,


15

khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước như lao động, đất
-

đai, tài nguyên…
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở rộng và phát triển thị trường toàn
cầu. Sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào quan thuế và phi quan
thuế bị dỡ bỏ, nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của
các nước. Nửa đầu thế kỷ XX, kim ngạch buôn bán của thế giới tăng hai lần,

đến nửa sau thế kỷ XX, do cắt giảm hàng rào quan thuế và phi quan thuế nên
kim ngạch buôn bán của thế giới đã tăng 50 lần (Nguyễn Thị Tỵ, 2013). Đối
với người tiêu dùng, quá trình hội nhập kinh tế của mỗi quốc gia tạo cơ hội để
họ được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại,
mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn
với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả trong

-

lẫn ngoài nước.
Những thành tựu của khoa học – công nghệ được chuyển giao nhanh chóng và
ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế
có điều kiện tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học – công nghệ để

-

phát triển.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, nguồn vốn đầu tư vào mỗi quốc gia sẽ
tăng mạnh, góp phần điều hòa dòng vốn theo lợi thế so sánh tạo điều kiện cho
các nước tiếp cận được nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, hình thành hệ

-

thống phân công lao động quốc tế có lợi cho cả bên đầu tư và bên nhận đầu tư.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sự cải cách sâu rộng các nền kinh
tế quốc gia và sự hợp tác khu vực để các chủ thể này có thể nâng cao vị thế

-

cạnh tranh và phát triển được trong nền kinh tế thế giới.

Hội nhập kinh tế tạo điều kiện để mạng lưới thông tin và giao thông vận tải
bao phủ toàn cầu góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,

-

nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng tính thuận tiện nhanh chóng.
Về mặt chính trị, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng tính tùy thuộc
lẫn nhau giữa các quốc gia có lợi cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và
phát triển, đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các
nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà hội nhập mang lại, hội nhập cũng đặt

các quốc gia trước nhiều bất lợi và thách thức mà đặc biệt là:


×