ĐẶT VẤN ĐỀ
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, đất
nước. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới mai sau. Bảo vệ và chăm
sóc trẻ em là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội và của mỗi gia
đình. Trong giáo dục thì giáo dục những hành vi văn minh cho trẻ là không thể
thiếu được. Những hành vi của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của trẻ đến
môi trường xung quanh ( Thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình). Đối
với trẻ thơ, việc hình thành những hành vi ban đầu có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Chẳng thế mà tục ngữ Việt Nam có câu:
“Uốn cây từ thủa còn non
Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”.
Thói quen có hành vi văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con
người, là hành vi văn hóa. Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ,
lời nói, hành động văn minh, lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích
cho bản thân, gia đình và xã hội. Làm thế nào để giáo dục cho trẻ những hành vi
văn minh đạt kết quả cao? Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mầm non những lời
giảng giải, giải thích đơn thuần không đem lại hiệu quả cao trong giáo dục do
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này dễ nhớ nhanh quên. Mặt khác những
lời rao giảng thường gây cho trẻ áp lực tâm lý, trẻ căng thẳng trong quá trình
tiếp nhận vì thế quá trình chuyển đổi từ kiến thức thành nhận thức, từ nhận thức
tới hành động, từ hành động thành thói quen không được thực hiện trọn vẹn.
Là một giáo viên nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo lớn, tôi nhận
thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ.
Tôi đã trăn trở suy nghĩ, tìm tòi làm thế nào để trẻ hiểu “Hành vi văn minh là
gì?”, “Vì sao phải giáo dục hành vi văn minh cho trẻ?”, “Làm thế nào để dục
hành vi văn minh cho trẻ?. Bởi ở lứa tuổi này ta không thể đem những lý thuyết
khô khan để rao giảng cho trẻ hiểu. Tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy
“trực quan hình tượng”.Trẻ học mà chơi – chơi mà học, trẻ chỉ tiếp thu kiến
1
thức, kinh nghiệm khi được truyền đạt một cách dễ hiểu, gần gũi với trẻ.
Nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu
đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác
phẩm văn học, trẻ được làm quen với những ngôn từ chuẩn mực, những ngôn
ngữ, hành vi không thể thiếu được trong giao tiếp, trong đời sống con người.
Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống trong không khí
lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương của mẹ, bà… và đó là cánh cửa mở ra chân trời
nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc
trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Qua
những câu truyện kể - bài thơ là tấm gương mẫu mực về nhận thức, hành vi cho
trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên,
yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được
việc làm tốt – xấu, biết yêu cái đẹp , cái thiện, ghét cái ác, phê phán những việc
xấu và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn thơ – truyện để giáo dục hành vi văn minh cho
trẻ. Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy các bài thơ, câu chuyện có sự tác
động rất lớn đến nhận thức của trẻ. Các hình tượng nhân vật có sức hấp dẫn đã
lôi cuốn trẻ, khiến trẻ yêu thích, từ đó trẻ thích học theo, bắt chước các việc làm,
hành động của nhân vật.Từ việc thích bắt chước dần dần tạo cho trẻ thói quen
,thói quen đi vào nhận thức và trở thành sự tự ý thức. Qua quá trình áp dụng vào
thực tiễn, tôi đã nghiên cứu và đưa ra được một số biện pháp, đó là nguyên nhân
tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua
hoạt động làm quen văn học ở Trường mầm non B thị trấn Văn Điển”.
* Mục đích nghiên cứu :
Đánh giá thực trạng giáo dục hành vi văn minh cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn A1
– Trường Mầm non B Thị Trấn Văn Điển.
* Đối tượng nghiên cứu: Tôi đi sâu nghiên cứu các bài thơ, câu chuyện.
2
* Phạm vi nghiên cứu : Lớp MGL A1 trường MN B thị trấn Văn Điển – Thanh
Trì – Hà Nội
* Kế hoạch nghiên cứu:
- Từ 5/9/2013 đến 20/9/2013: Chọn đề tài và trang bị lý luận
- Từ 20/9/2013 đến 1/4/2013: Tiến hành nghiên cứu và áp dụng các biện pháp
giáo dục hành vi văn minh cho trẻ qua thơ – truyện.
- Từ 1/4/2014 đến 10/4/2014: Phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm
3
GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
- Khái niệm “hành vi”:
+ “Hành vi” là cách ứng xử của con người đối với một sự vật, một sự kiện, một
hiện tượng trong hoàn cảnh, tình huống cụ thể.
+ Những người theo chủ nghĩa hành vi quan niệm, hành vi chỉ đơn thuần là tổng
các phản ứng máy móc đáp lại kích thích, họ cho rằng có kích thích là có phản
ứng. Họ coi hành vi chỉ là các cử động bên ngoài hoàn toàn không liên quan gì
tới ý thức được coi là cái bên trong. Với họ hành vi được thực hiện không có sự
tham gia của chủ thể, của nhân cách, chủ thể không kiểm soát được hành vi của
mình.
- Khái niệm “văn minh”: “văn minh” là một quy tắc ứng xử.
=> Vậy hành vi văn minh là các ứng xử của con người đối mọi sự vật hiện, hiện
tượng phải tuân theo một quy tắc.
Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả. Nhà giáo dục
K.Đ.Usinxki đã nói: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về
mọi mặt”. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 tuổi và bộ chuẩn phát triển
trẻ 5 tuổi , tôi đã xác định những hành vi văn minh cần cho trẻ như sau:
- Hành vi văn minh trong giao tiếp:
+ Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn, phù
hợp với tình huống.
+ Không nói tục chửi bậy.
+ Chăm chú lắng nghe người khác, đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh măt phù
hợp và chờ đến lượt trong trò chuyện.
+ Không nói leo, không ngắt lời người khác.
+ Biết hỏi han quan tâm, giúp đỡ người khác.
- Hành vi văn minh trong ăn uống:
+ Không nói chuyện khi ăn.
+Biết nhặt cơm rơi vãi bỏ vào đĩa.
+ Khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không nuốt vội, phải nhai từ tốn.
4
+ Không xúc quá đầy hoặc giành hết thức ăn cho riêng mình, không bỏ dở suất ăn.
+ Biết và không ăn những thứ có hại cho sức khỏe.
+ Biết dùng tay, khăn che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi, hỉ mũi…
- Hành vi văn minh nơi công cộng:
+ Biết giữ vệ sinh nơi công cộng, có thói quen chăm sóc giữ gìn cảnh đẹp thiên
nhiên môi trường sạch sẽ.
+ Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày như vứt rác đúng nơi
qui định, không ngắt lá bẻ cành, dẵm lên cỏ.
+ Thói quen thực hiện các qui định giao thông: đi bộ trên vỉa hè, đi sang đường
đúng nơi qui định, ngồi trên các phương tiện giao thông đảm bảo an toàn.
Các cháu mầm non, tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng, nếu khéo vẽ thì tròn, còn
không khéo thì méo mó. Là một giáo viên mầm non nhiều năm dạy lớp mẫu
giáo lớn tôi cũng suy nghĩ nhiều về vấn đề đó, tôi nghĩ mình cần phải đầu tư
nhiều vào việc giáo dục những hành vi văn minh cho các cháu tô điểm vào tâm
hồn các cháu những cái hay cái đẹp, để các cháu trở thành những bông hoa thơm
ngát, là người có hành vi văn minh lịch sự.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Đặc điểm chung:
Trường mầm non B thị trấn Văn Điển là một trường mầm non có bề dày thành
tích trong nhiều năm. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện,
thành phố.
Năm học 2013-2014, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn lớn A1 với sĩ số
45 học sinh. Trong khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này từ tháng 9/2013 đến
tháng 4/2014 tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
1.1 Thuận lợi:
- Tình hình chung:
+ Lớp khang trang, sạch sẽ, thoáng mát được trang bị cơ sở vật chất.
+ Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao các
điều kiện CSVS động viên khích lệ giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo.
- Giáo viên:
5
+ 3/3 cô có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
+ Bản thân là giáo viên phụ trách lớp MGL nhiều năm, nắm bắt và hiểu rõ được
đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ.
- Học sinh: Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, thích giúp đỡ cô trong các công việc của
lớp.
- Phụ huynh: Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con nên rất thuận
lợi cho việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
1.2 Khó khăn:
- Cơ sở vật chất:
+ Các tài liệu chuyên môn về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hành vi
văn minh cho trẻ còn nằm rải rác ở nhiều nơi, nhiều loại nên việc sưu tầm tìm
kiếm gặp khó khăn.
- Giáo viên: Phải sáng tạo, sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt để dạy trẻ
đáp ứng yêu cầu của chương trình và những thay đổi của xã hội.
- Học sinh:
+ Có một số học sinh yếu, hay nghỉ học nên gặp khó khăn trong việc cung cấp
các kiến thức và rèn luyện cho trẻ.
+ Nhiều trẻ được gia đình chiều, được bố mẹ, ông bà ở nhà làm hộ mọi việc nên
trẻ ỉ lại.
- Phụ huynh: Còn một số phụ huynh chưa được tiếp cận nên nhận thức về vai trò
của việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ còn hạn chế nên việc phối hợp giữa
giáo viên và phụ huynh còn gặp khó khăn.
Với những khó khăn trên tôi đã nghiên cứu, áp dụng các biện pháp khắc phục,
sửa đổi và giáo dục trẻ một cách đúng đắn nhất.
2. Đánh giá thực trạng kỹ năng thể hiện hành vi văn minh của trẻ lớp A1:
* Mục đích:
- Giáo viên đánh giá được kỹ năng thể hiện hành vi văn minh của trẻ trong lớp
mình phụ trách để phân loại kỹ năng thể hiện hành vi văn minh của trẻ trong lớp
từ đó xây dựng kế hoạch và áp dụng các biện pháp phù hợp với trẻ.
* Cách làm:
6
Căn cứ vào khung chương trình giáo dục mầm non, bộ chuẩn phát triển trẻ 5
tuổi, đặc điểm phát triển của trẻ, tôi đã xác định các tiêu chí đánh giá kỹ năng
thể hiện hành vi văn minh của trẻ dựa trên các tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1: Các hành vi văn minh trong giao tiếp.
+ Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn, phù
hợp với tình huống.
+ Không nói tục chửi bậy.
+ Chăm chú lắng nghe người khác, đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh măt phù
hợp và chờ đến lượt trong trò chuyện.
+ Không nói leo, không ngắt lời người khác.
+ Biết hỏi han quan tâm, giúp đỡ người khác.
- Tiêu chí 2: Các hành vi văn minh trong ăn uống.
+ Không nói chuyện khi ăn.
+ Biết nhặt cơm rơi vãi bỏ vào đĩa.
+ Khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không nuốt vội, phải nhai từ tốn.
+ Không xúc quá đầy hoặc giành hết thức ăn cho riêng mình, không bỏ dở suất ăn.
+ Biết và không ăn những thứ có hại cho sức khỏe.
+ Biết dùng tay, khăn che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi, hỉ mũi…
- Tiêu chí 3: Các hành vi văn minh nơi công cộng.
+Biết giữ vệ sinh nơi công cộng, có thói quen chăm sóc giữ gìn cảnh đẹp thiên
nhiên môi trường sạch sẽ.
+ Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày như vứt rác đúng nơi
qui định, không ngắt lá bẻ cành, dẵm lên cỏ.
+ Thói quen thực hiện các qui định giao thông: đi bộ trên vỉa hè, đi sang đường
đúng nơi qui định, ngồi trên các phương tiện giao thông đảm bảo an toàn.
=> Qua việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5- 6 tuổi, tôi và giáo viên
trong lớp phân nhóm đánh giá kỹ năng thể hiện hành vi văn minh của trẻ lớp A1.
Kết quả như sau:
Kỹ năng thể hiện hành vi văn minh của trẻ lớp A1 vào đầu năm học:
7
ST
Họ tên trẻ
Các tiêu chí
Hành vi văn minh
Hành vi văn minh
trong giao tiếp
Đạt
Chưa đạt
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Khánh An
Hà Anh
Quỳnh Anh
Phương Anh
Việt Anh
Lâm Anh
Minh Ánh
Huy Bách
Thùy Chi
Huyền Diệu
Trần Đức
Thùy Dương
Anh Duy
Tuấn Hà
Xuân Hoàn
Minh Hùng
Tuấn Hưng
Gia Huy
Đức Huy
Gia Kiên
Hoàng Lan
Hà Linh
Gia Linh
Ngọc Mai
Phương Mai
Tuệ Minh
Anh Trung
Huyền My
Hà My
Hiếu Nguyên
Yến Nhi
Xuân
33
34
35
36
Phương
MInh Quang
Minh Tâm
Minh Thu
Khánh Thy
trong ăn uống
Đạt
Chưa đạt
x
x
x
x
x
Hành vi văn minh
nơi công cộng
Đạt
Chưa đạt
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
8
x
ST
Họ tên trẻ
Hành vi văn minh
trong giao tiếp
Đạt
Chưa đạt
T
37
38
39
40
41
42
43
44
45
Các tiêu chí
Hành vi văn minh
Bảo Thy
Hà Trang
Đăng Trung
Anh Tú
Khánh Vân
Tường Vy
Hoàng Ngân
Thanh Vân
Khánh Linh
Tổng số
Tỷ lệ
trong ăn uống
Đạt
Chưa đạt
x
x
x
nơi công cộng
Đạt
Chưa đạt
x
x
x
x
x
x
x
19
42,2%
Hành vi văn minh
x
x
x
x
26
57,8%
x
x
x
x
x
x
x
x
24
53,3%
x
21
46,7%
17
37,8%
x
x
x
x
28
62,2%
III. CÁC BIỆN PHÁP:
1. Giáo viên tự học hỏi, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức của bản
thân về giáo dục hành vi văn minh:
* Mục đích: Giúp giáo viên có kiến thức đúng, hiểu sâu và đúng bản chất vấn đề
giáo dục hành vi văn minh. Từ đó có kiến thức vững vàng về vấn đề này. Khi có
kiến thức và nhận thức đúng, người giáo viên mới có thể truyền đạt kiến thức
đến học sinh của mình một cách chính xác.
* Cách làm: Tìm hiểu, nghiên cứu các công văn hướng dẫn của Bộ, Sở, Ngành
triển khai giáo dục hành vi văn minh cho trẻ trong nhà trường. Qua tham khảo
các bài viết trên tạp chí giáo dục trẻ em, giáo dục mầm non, giáo dục thủ đô,
sách hành vi văn minh của trẻ em, tham gia thông tin trên mạng, qua các trang
giáo dục: qua tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng, học hỏi các chị em đồng
nghiệp qua thăm quan, kiến tập. Tiếp thu ý kiến, sự chỉ đạo từ Ban Giám Hiệu,
qua các buổi họp hàng tháng để tích lũy kinh nghiệm rèn nề nếp, hành vi văn
minh cho trẻ.
* Kết quả:
- Bản thân tôi đã hiểu rõ: Hành vi văn minh là gì? Vì sao lại phải giáo dục hành
9
vi văn minh cho trẻ? Các tác động của hành vi văn minh đối với đời sống con
người, môi trường. hay nói các khác là bản thân tôi đã nắm rõ bản chất của việc
giáo dục hành vi văn minh cho trẻ. Trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ
về giáo dục hành vi văn minh.
- Bản thân tôi đã nhận thức được việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ là rất
quan trọng. Từ đó tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm, phải có biện pháp
thiết thực giúp giáo dục hành vi văn minh cho trẻ.
2. Giáo viên tự bồi dưỡng bản thân về kỹ năng sáng tác thơ, truyện mới phù
hợp nội dung giáo dục hành vi văn minh cho trẻ.
* Mục đích: Giúp giáo viên có kỹ năng sáng tác thơ, truyện nhằm có được
những bài thơ, câu chuyện hay, lôi cuốn, hấp dẫn trẻ phù hợp nội dung giáo dục
hành vi văn minh.
* Cách làm:
Cách làm cũ
Cách làm mới
- Ít sáng tác bài thơ, câu chuyện giáo -Đọc nhiều truyện viết cho thiếu nhi,
dục hành vi văn minh cho trẻ. Khi truyện cổ tích
sáng tác chỉ mang tính chất nhất thời - Nghiên cứu các bài giảng về sáng
nên chưa có sự đầu tư về nội dung tác văn học, thơ – truyện của trường
mang tính chất giáo dục hành vi văn viết văn Nguyễn Du.
minh cho trẻ.
- Tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi về kết
cấu truyện.
- Trau dồi ngôn ngữ để có ngôn ngữ
trong sáng phù hợp với lứa tuổi của
trẻ.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ từ đó lựa chọn hình tượng nhân
vật, tình huống hấp dẫn, thu hút trẻ.
- Ví dụ:
Truyện: “Chú bé lọ lem”
10
Bạn Tít chẳng phải là em của cô Lọ Lem trong truyện cổ tích đâu nhé. Mọi
người gọi Tít là “lọ lem” chỉ vì cậu rất lười tắm. Cứ mỗi lần bà nhắc đi tắm là
Tít trốn chạy hoặc hét vang lên: “Hôm qua cháu tắm rồi!”. Buổi chiều, mẹ gọi
Tít về tắm. Tít lại tìm mọi cách trốn mẹ để không phải tắm gội. Như vậy, không
ai có thể bảo Tít tắm được, lúc nào thích cậu còn ngồi bệt ra đất nghịch bẩn nữa.
Một hôm, thấy các bạn chơi đùa ngoài sân vui quá, Tít cũng chạy ra chơi
cùng. Mặc dù Tít đã cười thật tươi mà các bạn cứ nhìn Tít chằm chằm, rồi tất cả
bịt mũi bỏ chạy. Tít giận dỗi ra chơi với cún con, nhưng Tít vừa đưa tay vuốt ve
thì cún con đã khịt khịt mũi và co cẳng chạy. Tít đứng một mình buồn thiu, chả
ai muốn chơi với cậu. Vừa lúc đó Tít thấy có cậu bé đang ngồi một mình. Tít
mừng quá: A! Mình đã có bạn rồi. Tít chạy lại gần, hai bạn nhìn nhau, mỉm cười
làm quen, rồi bỗng dưng cả hai cùng bịt mũi bỏ chạy. Quái lạ, sao thế nhỉ?. Sau
đó Tít hiểu ra rằng: Lười tắm gội, bẩn thỉu như Tít và cậu bé kia thì chẳng ai
muốn chơi cùng. Từ đó Tít quyết tâm để không bị gọi là “lọ lem” nữa, ngày nào
cậu cũng tắm rửa sạch sẽ, giữ gìn quần áo, mặt mũi đầu tóc gọn gàng.
Truyện: “Gia đình gấu”
Một hôm, cô bé Tóc Vàng đi vào rừng dạo chơi. Bỗng nhiên, trời đổ cơn
mưa rất to, cô vội vã tìm chỗ trú.Thấy một ngôi nhà gần đó, cô chạy vào và nhìn
thấy trên bàn có ba cái bát: một cái nhỏ, một cái vừa, một cái to. Cô ngồi xuống
và nếm thức ăn trong cả ba cái bát và tự nhủ: “thức ăn ngon tuyệt”, ăn xong, cô
nhìn xung quanh và thấy ba cái giường một cái nhỏ, một cái vừa,một cái to. Cô
reo lên sung sướng: “Ôi! Những cái giường mới ấm áp làm sao!”. Cô bé Tóc
Vàng chọn cái giường nhỏ nhất để ngủ. Cô không hề biết đây là ngôi nhà của gia
đình Gấu.
Gấu bố, gấu mẹ và gấu con về nhà. Vừa nhìn thấy bát thức ăn của mình, gấu
bố bực tức hỏi:
- Có ai đã đến đây thế này?
Gấu mẹ cũng kêu lên:
- Ai đã ăn thức ăn của tôi?
11
Gấu con bước lại lên giường và la lên:
- Có ai đang ngủ trên giường của con?
Nghe tiếng ồn, cô bé tóc vàng choàng tỉnh dậy. Cô xin lỗi và kể lại cho gia đình
gấu biết vì sao cô ở ở trong ngôi nhà này. Nghe xong gấu bố, gấu mẹ và gấu con
đưa cô bé về nhà. Từ hôm ấy, cô bé tóc vàng trở thành người bạn thân thiết của
gia đình Gấu.
* Kết quả:
- Vốn ngôn ngữ của tôi được nâng lên và hoàn thiện đáng kể.
- Bản thân tôi đã nắm được khung kết cấu của truyện: phần mở đầu đặt vấn đề,
diễn biến, cao trào, tháo nút thắt, kết truyện.
- Bản thân tôi đã nắm được cách gieo vần trong sáng tác thơ, nắm được các thể
thức của thơ.
- Bản thân tôi đã tự trau dồi cho mình lượng kiến thức về thơ, truyện dành cho
thiếu nhi. Qua đó, tôi cũng nắm được phương thức chọn tuyến nhân vật sao cho
vừa gần gũi, vừa hấp dẫn đối với trẻ.
- Bản thân tôi đã tự sáng tác được nhiều bài thơ, câu chuyện hấp dẫn trẻ, hướng
trẻ đến mục đích giáo dục hành vi văn minh đạt hiệu quả cao.
3. Lựa chọn nội dung sáng tác thơ - truyện giáo dục hành vi văn minh cho
trẻ và phân chia theo chủ đề.
* Mục đích: Hành vi văn minh bao gồm nhiều nội dung khác nhau, có những nội
dung chưa phù hợp để cung cấp cho trẻ mầm non. Chính vì vậy, biện pháp này
giúp giáo viên sàng lọc, lựa chọn nội dung giáo dục hành vi văn minh sao cho
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý theo lứa tuổi của trẻ.
* Cách làm:
Cách làm cũ
Cách làm mới
- Giáo viên chưa xây dựng nội dung - Nghiên cứu các hành vi văn minh
chuyên sâu giáo dục hành vi văn minh cần giáo dục phù hợp với trẻ 5-6 tuổi.
cho trẻ thông qua thơ, truyện
Từ đó lựa chọn nội dung phù hợp với
lứa tuổi của trẻ.
- Sưu tầm và sáng tác các bài thơ, câu
12
chuyện có nội dung giáo dục hành vi
văn minh theo từng mảng: hành vi văn
minh trong giao tiếp, ăn uống...
- Căn cứ vào nội dung bài thơ – câu
chuyện và kế hoạch xây dựng giáo
dục hành vi văn minh cho trẻ từ đầu
năm học, tôi đã phân chia thơ – truyện
theo từng chủ đề.
- Ví dụ:
Trong mảng nội dung giáo dục hành vi văn minh trong giao tiếp, tôi đã sáng
tác câu chuyện “Cám ơn” , “Cậu bé không ngoan”. Mảng nội dung giáo dục
hành vi văn minh trong ăn uống, tôi đã sáng tác câu chuyện : “Gia đình Gấu”,
bài thơ: “Giờ ăn cơm”. Mảng nội dung giáo dục hành vi văn minh nơi công
cộng, tôi đã sáng tác bài thơ: “Đồ của chung”, “Bài học giao thông”.
* Kết quả:
- Tôi đã lựa chọn được những nội dung giáo dục hành vi văn minh phù hợp với
trẻ mầm non: giao tiếp, ăn uống, nơi công cộng...
- Tôi đã sáng tác được nhiều câu chuyện theo từng mảng nội dung về giáo dục
hành vi văn minh cho trẻ.
- Nội dung các câu chuyện tôi sáng tác phù hợp gần gũi với trẻ nên có sự tác
động rõ rệt đến nhận thức, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Hành vi văn minh của trẻ
lớp tôi được nâng cao rõ rệt.
Các chủ đề
1. Trường mầm non
Nội dung giáo dục
Hành vi văn minh trong - Thơ: “Đồ của chung”,
giao tiếp,nơi công cộng.
2.Bé và gia đình
Tên bài thơ, câu chuyện
“Giúp bạn”
- Truyện : “Cám ơn”
Hành vi văn minh trong - Thơ: “Giống ngoan
giao tiếp, trong ăn uống
13
của bà”, “Giờ ăn cơm”
- Truyện: “Cậu bé không
3. Nghề nghiệp
ngoan”.
Hành vi văn minh trong - Thơ: “Em cũng làm cô
giao tiếp, ăn uống và nơi giáo”, “Bé chẳng sợ
công cộng
tiêm”
- Truyện: “Cô bác sĩ tí
4.Thế giới động vật
hon”
Hành vi văn minh trong - Thơ: “Đón bạn”, “Xin
giao tiếp, ăn uống
lỗi”
- Truyện: “Gia đình
5.Thế giới thực vật
Gấu”
Hành vi văn minh trong - Thơ:
“Cây
thược
giao tiếp, ăn uống và nơi dược”, “Quả chanh”
công cộng
6.Tết và lễ hội mùa xuân
- Truyện: “Cậu bé và cây
bằng lăng”
Hành vi văn minh trong - Thơ: “Đón tết của bé”,
giao tiếp
“Mùa xuân”
- Truyện: “Nước tắm kỳ
diệu.
7. Phương tiện và các qui Hành vi văn minh nơi - Thơ: “Xe đổ rác”, “Bài
định giao thông
công cộng
học giao thông”
- Truyện : “Một phen sợ
hãi”
8. Nước và các hiện Hành vi văn minh nơi - Thơ: “Đừng nhé bé
tượng thiên nhiên
công cộng
ơi”, “Bé giữ vệ sinh môi
Hành vi văn minh trong trường”
giao tiếp
- Truyện : “Nước thật
thần kỳ”
9. Quê hương đất nước Hành vi văn minh trong - Thơ: “Bác thăm nhà
Việt Nam – Thủ đô Hà giao tiếp, nơi công cộng
cháu”, “Em yêu Hà
Nội – Bác Hồ kính yêu
Nội”
- Truyện : “Thế là đáng
14
khen”
* Các bài thơ – câu chuyện tôi sưu tầm và sáng tác được:
Thơ: “Giúp bạn”
Giờ chơi đã đến
Vội đỡ bạn lên
Vui quá là vui
Cám ơn bạn nhé
Cầu trượt, xích đu
Này các bạn nhớ
Em chơi thật thích
Khi bạn ngã đau
Ô kìa bạn ngã
Luôn giúp đỡ nhau
Em chạy lại xem
Mới là bạn tốt.
Truyện : “Cảm ơn”.
Sáng nay, bạn Thu đi học đến trường. Đã đến giờ tập viết chữ cái và số, Thu
tìm mãi trong cặp mà không thấy chiếc bút chì của mình đâu vội hốt hoảng kêu
lên :
- Ôi ! Bút chì của mình mất đâu rồi ?
Lan ngồi bên cạnh nghe không rõ hỏi bạn :
- Có chuyện gì vậy Thu ?
Thu buồn bã muốn khóc nhưng vẫn trả lời :
- Tớ không may làm mất bút chì rồi.
Thấy bạn buồn, rất thương, Lan đưa hộp bút cho bạn và nói :
- Thu ơi! Dùng chung nhé!
Lại đến giờ học vẽ, Thu vẽ đẹp được cô giáo khen.Thu cảm động vì được bạn
Lan cho mượn bút.Thu đứng lên nói với cô:
- Thưa cô, nhờ có chiếc bút chì của bạn Lan mà con vẽ đẹp đấy ạ
Cô giáo chưa hiểu gì.Thu kể lại cho cô và các bạn nghe. Sau đó, Thu đứng lên
nói với Lan:
- Mình cảm ơn bạn nhé!
Vậy là cả Thu và Lan đã đựợc cô giáo khen trong buổi học hôm đó. Và cũng từ
hôm đó, Thu và Lan là bạn tốt của nhau.
15
Thơ: “Đồ của chung”
Cái bàn nho nhỏ
Cái ghế xinh xinh
Của lớp chúng mình
Để ngồi học đấy
Ta không vẽ bậy
Không viết lung tung
Vì là của chung
Đồ dùng bạn nhớ
Giữ gìn cẩn thận.
Thơ: “Giờ ăn cơm”
Đến giờ ăn cơm
Vào bàn bạn nhé
Nào thìa, bát, đĩa
Xếp cho ngay ngắn
Khi đã có cơm
Bạn nhớ mời cô
Xúc cho gọn gàng
Chớ có vội vàng
Cơm rơi, cơm vãi
Bạn để vào đĩa
Nhớ ăn hết xuất
Thế là được khen.
Truyện : “Cậu bé không ngoan”.
Có một cậu bé tên là Tí sống cùng mẹ trong một ngôi nhà nhỏ. Thật ra thì
cậu bé cũng đã lớn.Các bạn của cậu đã biết nấu cơm, giúp những công việc nhỏ
đỡ mẹ.Chỉ có mỗi mình cậu nhất định cho mình rằng cậu vẫn còn bé bỏng và vòi
vĩnh mẹ đủ điều.
16
Năm ấy, trời hạn hán, mùa màng thất thu. Mẹ Tí đi cả ngày cũng chỉ mang
về được ít lúa gạo cuối vụ. Thương con, mẹ Tí nhịn đói, nhường hết cho
con.Vậy mà cậu bé chẳng biết, cậu la toáng lên rằng cậu bị bỏ đói cả ngày, mẹ
đã ăn hết phần của cậu. Cậu còn bảo mẹ ra ngoài vì cậu không muốn ngủ chung
với một người mẹ không thương con. Mẹ Tí buồn lắm, nhưng vẫn cố đi làm
thêm để có thức ăn cho con. Trời tối, mẹ Tí lả đi vì mệt và đói mà cậu bé không
hề quan tâm lo cho mẹ.
Nửa đêm, mẹ Tí khát nước kiệt sức không đi nổi gọi Tí. Nhưng Tí ngủ say
ngon lành. Đến sáng dậy, Tí đói bụng mới gọi mẹ thì chỉ thấy mẹ còn thoi thóp
thở, cậu bé luống cuống gọi mẹ, gọi mọi người đến cứu nhưng chẳng có ai.
Một lát sau, mẹ Tí không còn nữa. Cậu khóc thảm thiết bên xác mẹ. Nỗi hối
hận của cậu càng làm cậu đau khổ thêm. Từng giọt nước mắt chảy vào cơ thể
của mẹ cậu.
Và phép lạ đã xuất hiện, mẹ cậu dần dần hồi tỉnh. Tí ôm chặt lấy mẹ, thổn
thức nói:
- Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ! Từ hôm nay con hứa sẽ ngoan và không làm mẹ buồn
lòng nữa. Con thương mẹ nhất trên đời.
Từ đó, mọi người trong khu mỗi khi nhìn thấy cậu bé Tí lại tấm tắc khen sự
chăm chỉ và hiếu thảo của cậu ta đối với mẹ.
Thơ: “Giống ngoan của bà”
Bé lên 5 tuổi
Có lúc giống ngoan
Giống ngoan của bà
Biết thơm bà đấy
Giống vàng giống ngọc
Tuần tiết lên chùa
Giống hay vòi quà.
Giống làm chiếc gậy
Bà ra ngõ quét
Mai ngày lớn dậy
Giống đòi bám theo
Nhớ về tuổi thơ
Ngồi khâu tấm áo
Võng đào của bé
Ôm lưng giống trèo
Váy nơm của bà.
17
Thơ: “Xin lỗi”.
Thỏ con vội vã đi đâu
Dẫm phải chân bạn Sóc Nâu trên đường
Thỏ nhớ xin lỗi bạn nhé!
Chớ đừng lặng lẽ bỏ đi, bạn buồn.
Thơ: “Đón bạn”.
Dế con đi học ven đồng
Tối về gặp trận mưa giông gió lùa
Ông Trời đang đánh sấm sét
Dế con sợ hãi không biết làm sao
Đom Đóm chẳng quản gió mưa
Mang đèn, mang áo đi đưa Dế về
Dế con khi đã về nhà
Cảm ơn bạn nhé đã đón tớ về!
Truyện : “Cậu bé và cây bằng lăng”.
Cậu bé đang đi dạo chơi ở vườn hoa. Thời tiết nóng, oi bức cậu bé đứng
dưới gốc cây bằng lăng cho mát. Cậu thấy dưới chân mình có hòn đá nhọn. Thấy
hay hay, cậu bé lấy hòn đá khắc hoa lá trên cây. Cây bằng lăng chẩy máu đau
điếng nhưng cố lấy giọng vui vẻ:
- Chào cậu bé Hạnh Phúc , cậu đẹp người mà bông hoa cậu khắc cũng đẹp. Cậu
khéo tay quá!
Mặt cậu bé rạng rỡ lên:
- Cám ơn cây có lời khen.
Lần này thấy cậu bé đắc ý tưởng được khen, cây bằng lăng hỏi:
- Sao cậu không khắc hoa lá vào người mình có đẹp hơn không?
Cậu bé rùng mình lắc đầu:
- Đau lắm, xin chịu thôi.
18
- Vậy mà sao cậu bắt người khác phải nhận cái mình không muốn. Cây bằng
lăng hỏi
Cậu bé cúi mặt bẽn lẽn:
- Tớ xin lỗi cậu nhé! Tớ đã làm cậu đau.
Cây bằng lăng nhận lời xin lỗi của cậu bé. Và từ đó trở đi, cậu bé đã biết chăm
sóc cây hơn.
Thơ: “Cây thược dược”.
Cây thược dược đã lớn
Mới ra hoa hôm qua
Khi có trận gió to
Cây bị đổ rạp xuống
Bạn có đau lắm không?
Tôi đỡ bạn dậy nhé!
Kẻo cúi lâu sẽ mỏi
Tay bé đỡ bông hoa
Cười tươi như hoa nở.
Thơ: “Quả chanh”.
Một quả màu xanh biếc
Che kín những tép nhỏ
Chanh non vỏ sần da
Bạn hãy đừng ăn vội
Để chanh già láng vỏ
Bóc mời bạn ăn nào
Múi chanh mà chấm muối
Mắt cười thật long lanh.
Thơ: “Đón tết của bé”
Dung dăng dung dẻ
19
Vui vẻ đón xuân
Cùng với hoa đào
Hoa mai trong vườn
Rung rinh cánh trắng
Bé mặc áo mới
Đón tết vào nhà
Bé chúc ông bà
Mạnh khỏe, sống lâu
Còn bố mẹ nữa
Vui vẻ hạnh phúc
Cả gia đình bé
Đều cười thật tươi
Khen bé giỏi quá
Thưởng bao lì xì
Bé nói cám ơn!.
Truyện: “Nước tắm thần kỳ”.
Bé Bảo Anh là một bé nghịch ngợm và đôi lúc còn chưa nghe lời bố mẹ .
Sắp đến tết, bố mẹ chuẩn bị bao nhiêu thứ để đón tết. Cái gì bé cũng thấy lạ và
hỏi nhiều. Ngày 30 Tết, mẹ đun một nồi nước to, lại còn cho cả nắm cành lá gì
đó vào nồi. Đến khi pha nước tắm xong, mẹ gọi Bảo Anh vào tắm, bé nhìn thấy
nước tắm có màu xanh thẫm, lại có những chiếc lá tung tăng trong chậu, bé rụt
lại:
- Con không tắm đâu, nước bẩn lắm!
Mẹ mỉm cười kéo tay Bảo Anh:
- Không phải nước bẩn đâu con. Đây là nước được nấu từ một loại lá thần kỳ mà
thường vào dịp Tết mọi người được tắm đấy. Mọi người, nhất là các bạn nhỏ,
khi tắm nước này sẽ trở nên ngoan ngoãn hơn, trong người sẽ cảm thấy vui vẻ,
khỏe mạnh hơn. Tắm nước này là để cởi bỏ hết những điều không vui của năm
cũ và mang đến may mắn trong năm mới. Đấy con thấy không, nước này có mùi
20
thơm nhẹ rất dễ chịu đấy.
Thế là Bảo Anh vui sướng để mẹ tắm cho. Trong lúc tắm, mẹ giải thích thêm
rằng, người ta gọi lá này là lá mùi già.Ngày xưa khi mẹ còn bé, bà ngoại cũng
tắm cho mẹ bằng thứ lá này, bà mong khi mẹ lớn sẽ ngoan ngoãn, được mọi
người yêu quí. Mẹ mong Bảo Anh được mọi người yêu quí.
Đang tắm bỗng Bảo Anh chỉ những chiếc lá trong chậu:
- Mẹ ơi con nhìn thấy những chiếc lá này có hình chữ X, chữ Y. Sao nó cứ bám
vào con thế?
- À những chiếc lá đang ban phép thần kỳ để con học giỏi hơn đấy!
Bảo Anh có vẻ rất thích thú về câu chuyện nước tắm thần kỳ.
Sáng mùng 1 Tết, Bảo Anh tự giác dậy, chúc Tết ông bà, bố mẹ, lại nhường em
Châu Anh chiếc bao lì xì đẹp hơn. Cả nhà đều ngạc nhiên hỏi:
- Sao bé Bảo Anh hôm nay ngoan thế nhỉ?
Bảo Anh lễ phép nói:
- Vì cháu được tắm nước lá thần kỳ mà. Từ nay cháu sẽ là em bé ngoan, biết
nghe lời người lớn.
Cả nhà vỗ tay và tặng cho Bảo Anh rất nhiều quà năm mới. Em Châu Anh cũng
bảo:
- Chị Bảo Anh là chị gái ngoan.
Còn mẹ thì tự nhủ:
- Hình như bó lá ấy có phép thần kỳ thật. Bảo Anh đã ngoan lên nhiều rồi! Đúng
là một mùa xuân thần kỳ!.
Thơ: “Mùa xuân”
Đàn chim én gọi về
Nhắc bầy ong vàng đến
Bé ơi, mùa xuân đấy
Xuân về nở đầy hương
Ai gọi mây hồng dậy
Đánh thức vườn hoa đào
21
Bé ơi, mùa xuân đấy
Mùa xuân gọi muôn loài
Mùa xuân là ai thế
Làm mọi người đều vui
Cảm ơn mùa xuân nhé
Làm đẹp cả bầu trời.
Thơ: “Em chẳng sợ tiêm”.
Cún bông sao thế nhỉ?
Cứ ngoẹo đầu, ngoẹo cổ
Không biết Cún đau đâu
Bé tập làm bác sĩ !
Chữa cho Cún khỏi đau
Bé khám bệnh phát thuốc
Bảo Cún bông phải tiêm
Cún bông ngoan ngoãn nghe
Khi tiêm không khóc nhè
Lát sau, Cún khỏi liền
Sáng nay đi tiêm phòng
Mẹ vén tay áo bé
Bé ngoan như Cún bông
Không sợ tiêm đâu nhé!
Bé thật là giỏi ghê!.
Truyện: “Cô bác sĩ tí hon ” .
Hôm nay, cô giáo dạy cả lớp chơi trò bác sĩ. Cô cho Hà mặc áo bờ- lu trắng,
đội mũcó chữ thập đỏ và đeo cái ống nghe vào cổ để khám bệnh. Thấy bạn Lâm
22
đứng chen nhau đòi lên trước, Bé Hà dõng dạc :
- Nào mời mọi người xếp hàng theo thứ tự để vào khám !
Cô giáo cười :
- Con làm đúng rồi.
Hà đáp : “vâng ạ” rồi hỏi :
- Bệnh nhân Tùng bị bệnh gì nào ?
- Tớ bị đau răng.- Tùng nhanh nhảu đáp.
Hà nói :
- Chắc ở nhà cậu hay ăn vặt chứ gì ?
Tùng ầm ừ. Bác sĩ Hà nhớ lời dạy của cô giáo nói với bệnh nhân Tùng :
- Cậu phải đánh răng vào buổi tối và buổi sáng khi ngủ dậy. Nhớ súc miệng
nước muối và không ăn kẹo vào buổi tối.
- Tiếp theo, bệnh nhân Lan !
Lan hớn hở ngồi vào ghế:
- Tớ bị đau bụng quá!
Hà áp ống nghe khám và bảo:
- Ấy bị giun đấy! Từ giờ nhớ rửa tay trước khi ăn và không được cho tay vào
mồm nhé! Đây, thuốc giun đây, bạn về uống là khỏi.
Và giờ khám bệnh đã hết, cô giáo rất khen Hà đã nhớ lời dạy của cô.Cuối
buổi học, Hà được cô thưởng một phiếu bé ngoan. Hà cám ơn cô và được bố mẹ
đón về.
Thơ: “Đừng nhé bé ơi!”
Bé không làm những gì nào?
Ngắt hoa, bẻ cành, giẫm vào cỏ xanh
Khi vui học, lúc dạo quanh
Không chơi đất cát,đu cành cây cao
Không nên đứng sát bờ rào
Không chơi nhảy nhót cạnh ao, cạnh hồ…
Bé nhớ lời cô dặn dò
23
Điều nào xấu, tốt, gắng cho nên người.
Thơ: “Bé giữ vệ sinh môi trường”.
Sân trường mát sạch
Nhờ bác lao công
Ngày ngày quét dọn
Em cũng góp phần
Giữ sân trường sạch
Này các bạn ơi
Cùng ra sân chơi
Thấy lá vàng rơi
Vung vãi khắp nơi
Cùng đi nhặt lá
Bỏ vào thùng rác
Các nơi đều sạch
Không khí trong lành
Giúp bé học hành
Chăm ngoan, khỏe mạnh.
Thơ: “Xe đổ rác”.
Bác xe đổ rác
Bác xe đi đổ
Chiều tối, sớm hôm
Rác bẩn gọn nơi
Leng keng… kẻng giục
Đem quang đem sạch
Reo vang phố phường
Đến cho mọi người
Nào rác trên đường
Trong trẻo khí trời
Bến xe góc chợ
Phố nhà thoáng mát
Tay chổi chuyên cần
Sạch lối em chơi
Rác vun gọn chỗ.
Là vui lòng bác.
24
Truyện: “Một phen sợ hãi”.
Sau những ngày trời liên tiếp đổ mưa, sáng nay nắng ấm, mọi cảnh vật xung
quanh thật đẹp.Mẹ cho hai chị em Lan ra khỏi nhà. Như thường lệ, Mẹ dắt hai
chị em ra công viên gần nhà chơi.
Hai chị em chạy nhảy chân sáo quanh mẹ một lúc lâu, hai chị em bắt đầu thấy
thích, cả hai liền xin mẹ chơi tự do ở trong công viên gần chỗ mẹ đứng. Mẹ dặn
hai chị em:
- Các con đi chơi quanh đây, không được chạy ra đường nguy hiểm lắm đấy!
Cả hai hớn hở cùng nhau chạy chơi. Nhìn những quả bóng bay đẹp, cả hai chị
em thích lắm, đi ra đường, quên cả lời mẹ dặn.
Mải mê ngắm nhìn xung quanh, một lúc sau, mẹ Lan nhìn quanh quẩn không
thấy hai con đâu, liền gọi to mấy tiếng: “Các con ơi! ... Các con ơi!” nhưng
không thấy hai chị em Lan trả lời. Mẹ vỗi vã đi tìm con. Bỗng từ đằng xa, mẹ
Lan nhìn thấy hai chị em đang đi xuống lòng đường, mẹ Lan vội chạy đến, gọi
hai chị em Lan dừng lại.
Vừa lúc đó, có một chiếc xe máy tiến đến cùng với tiếng còi xe làm hai chị em
Lan giật bắn cả người. Và may sao, hai chị em Lan chạy được nhanh lên vỉa hè.
Nguy hiểm đã qua, ba mẹ con ôm nhau mừng rỡ. Nhìn thấy mồ hôi ướt đầm
trên áo mẹ, hai chị em Lan vô cùng hối hận.
- Thưa mẹ, chúng con xin lỗi, từ nay về sau chúng con sẽ vâng lời mẹ không đi
dưới lòng đường nữa! - Hai chị em lí nhí nói.
- Hai con đã biết nhận lỗi là tốt rồi, các con phải biết vâng lời mẹ, không được
đi dưới lòng đường rất nguy hiểm. – Mẹ Lan căn dặn hai chị em.
Sau đó, hai chị em Lan theo mẹ về nhà.
Thơ: “Bài học giao thông”.
Mẹ mẹ ơi cô dạy!
Các phương tiện giao thông
Ô tô và xe máy
25