Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giáo án hóa học 11 bài 8 Amoniac muối amoni

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.33 KB, 7 trang )

Tuần 6 (Từ 1/10/2018 đến 6/10/2018)
Ngày soạn: 27/9/2018
Ngày bắt đầu dạy: ...../…./2018
Tiết 12
BÀI 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh liệt kê được tính chất vật lý, ứng dụng chính của amoniac.
- Học sinh viết được cấu tạo phân tử của amoniac.
- Học sinh giải thích được tính chất hóa học của amoniac
- HS nêu được phương pháp điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và
trong công nghiệp
2. Kỹ năng
- HS dựa vào cấu tạo phân tử giải thích được tính vật lý, hóa học của NH3.
- HS quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất vật
lý và tính chất hóa học của amoniac.
- HS dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học
của amoniac
- HS viết được các phương trình hóa học dạng phân tử hoặc ion rút gọn.
- HS phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp vật lí
hoặc hóa học.
3. Thái độ, tư tưởng
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập
- HS yêu thích môn hóa học và các môn khoa học khác
- HS có ý thức bảo vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực giải quyết vấn đề: thông qua thí nghiệm, rút ra kết luận
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống (xử lí khí thải NH 3 ra
môi trường từ các nguồn trong tự nhiên : rác thải, nước thải ...)
B. CHUẨN BỊ


1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án
2. Học sinh
Xem trước bài mới
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu tính chất hóa học của N2 và lấy ví dụ minh họa
3. Dẫn vào bài mới
Tìm hiểu về một số hợp chất quan trọng của nitơ: amoniac, muối amoni,
axit nitric…
1


4. Tổ chức các hoạt động trên lớp

Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử amoniac
A - AMONIAC
Dựa vào cấu tạo của ngtử N và H hãy I. Cấu tạo phân tử
mô tả sự hình thành ptử NH 3? Viết Công thức phân tử : NH3
CTe và CTCT ptử NH3?
Công thức electron :
HS nghiên cứu SGK sau đó trình bày:
H
công thức electron , công thức cấu

H N H
tạo của NH3
- Nguyên tử N liên kết với 3 nguyên Công thức cấu tạo
tử H bằng 3 LK CHT có cực.
H
- Nguyên tử N còn có 1 cặp e chưa
tham gia liên kết.
H N H
- Nguyên tử N có số oxh thấp nhất -3
GV bổ sung: Phân tử có cấu tạo
không đối xứng nên phân tử NH3
phân cực.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lý của amoniac
II. Tính chất vật lý
Gv: Yêu cầu hs tính tỉ khối của NH 3 Amoniac là chất khí không màu, mùi
so với không khí
khai và xốc nhẹ hơn không khí
Hs: Rút ra nhận xét về trạng thái, màu Tan nhiều trong nước (ở 20oC 1 lit nước
sắc, mùi, tỉ khối, tính tan của NH3 hòa tan được 800 lit NH3)
trong H2O.
Dung dịch amoniac có tính bazơ
GV nêu thí nghiệm thử tính tan của
NH3 (h23 sgk).
Hs: Quan sát hiện tượng và giải thích.
- Khí NH3 tan nhiều trong nước làm
giảm P trong bình và nước bị hút vào
bình. Phenolphtalein chuyển thành
màu hồng  NH3 có tính bazơ.
Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất hóa học của amoniac
III. Tính chất hoá học

HS dựa vào thuyết Arenuit đã học để 1- Tính bazơ yếu
giải thích tính bazơ của NH3
a) Tác dụng với nước
NH3 + H2O  NH4+ + OH=> làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
=> nhận ra NH3 bằng quỳ tím ẩm
b) Tác dụng với axit
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
HS lấy các ví dụ minh họa
NH3 + HCl → NH4Cl
c) Tác dụng với dung dịch một số muối
Al3++3NH3+3H2O→ Al(OH)3↓ + 3NH4+
2


Fe2++2NH3+2H2O→ Fe(OH)2↓ + 2NH4+
2- Tính khử
a) Tác dụng với oxi
4 NH3 + 3O2 → 2N2 + 6 H2O
Khi có xúc tác là hợp kim Pt và Ir ở
HS dựa vào số oxi hóa của N trong
850-900oC sản phẩm là NO và nước
NH3 dự đoán khả năng thay đổi số oxi
4 NH3 + 5O2 → 4NO + 6 H2O
hóa của N trong NH3
b) Tác dụng với clo
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6 HCl
NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (r)
hiện tượng: có “khói” trắng¬
=> phản ứng dùng nhận biết NH3
HS tính số oxi hóa của N2, NO, CuO

để khẳng định NH3 chỉ có tính khử vì c) Tác dụng với một số oxit kim loại
Khi đun nóng, NH3 khử được một số
có số oxi hóa của N là – 3
Nếu HS học tốt, GV có thể đưa thêm oxit kim loại:
t
nội dung sau :
2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
GV làm thí nghiệm cho dung dịch
3- Khả năng tạo phức
NH3 tác dụng với dung dịch CuSO4
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
HS quan sát và nhận xét: ban đầu có
Màu xanh thẫm
kết tủa xanh nhạt sau đó tan ra
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
GV bổ sung với AgCl
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế amoniac
GV y/c HS nghiên cứu SGK và nêu
IV. Ứng dụng
các ứng dụng, trạng thái tự nhiên và
SGK
sản xuất nitơ trong thực tế
V. Điều chế
HS nghiên cứu SGK và trả lời
1. Trong PTN
Đun nóng muối amoni với Ca(OH)2
o

2NH4Cl+Ca(OH)2→2NH3↑+CaCl2+2H2O
Khí thu được cho qua CaO để làm khô.


2. Trong CN
Tổng hợp từ H2 và N2
N2 (k) + 3 H2(k)  2 NH3(k)
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân
bằng hóa học để dự đoán điều kiện tối Điều kiện tiến hành : nhiệt độ 450 –
ưu cho phản ứng tổng hơp NH3
500oC, áp suất 300-1000 atm, xúc tác là
sắt kim loại được hoạt hóa bằng hỗn hợp
Al2O3 và K2O (hiệu suất 20-25%)
5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
Chú ý về tính chất hóa học của NH3: tính bazơ yếu và tính khử
Phương pháp điều chế NH3 trong PTN và trong CN
* Hướng dẫn về nhà
Làm BT SGK
6. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy
.................................................................................................................................
Viết phương trình ion thu gọn?

3


.................................................................................................................................

4


Tuần 7 (từ 8/10/2018 đến 13/10/2018)
Ngày soạn : 4/10/2018

Ngày bắt đầu dạy: ......../....../2018
Tiết 13
AMONIAC VÀ MUỐI AMONI (TIẾP)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh liệt kê được tính chất vật lý, tính chất hóa học của muối amoni.
2. Kỹ năng
- HS viết được các phương trình hóa học dạng phân tử hoặc ion rút gọn thể
hiện tính chất của muối amoni
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án
2. Học sinh
Ôn bài cũ. Xem trước bài mới
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
?. Nêu các tính chất hóa học của amoniac và lấy các ví dụ
?. Chữa BT 5 SGK
3. Dẫn vào bài mới

Amoniac là bazơ, nên có khả năng tạo muối. Vậy muối của amoniac là
muối gì, và có tính chất như nào, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu: Muối amoni
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của muối amoni
B- MUỐI AMONI
HS nghiên cứu SGK và cho biết tính
I. Tính chất vật lí
chất vật lý của muối amoni
Muối amoni là những hợp chất tinh
GV cho muối amoni hòa tan vào nước thể ion, phân tử gồm cation amoni
để HS nhận xét về độ tan và màu sắc NH4+ và anion gốc axit
của dung dịch
Tất cả muối amoni đều dễ tan trong
nước
Ion NH4+ không màu
5


Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất hóa học của muối amoni
II. Tính chất hóa học
GV làm thí nghiệm
1- Phản ứng trao đổi ion
HS quan sát
* Tác dụng với dung dịch kiềm
HS viết phương trình phản ứng dạng
(NH4)2SO4 + 2 NaOH → NH3 ↑ +
phân tử, phương trình ion thu gọn
Na2SO4 + 2 H2O

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
=> tất cả muối amoni đều tác dụng với
dung dịch kiềm tạo khí có mùi khai
thoát ra
=> phản ứng dùng nhận biết muối
amoni
VD: phân biệt 2 dung dịch: NH4Cl và
NaCl
=> dùng dung dịch NaOH

Chú ý: muối amoni chỉ phản ứng với
bazơ tan, không phản ứng với bazơ
không tan như Mg(OH)2...
* Tác dụng với dung dịch muối
NH4Cl + AgNO3 → AgCl ↓ +
NH4NO3
Chú ý điều kiện phản ứng trao đổi ion
* Tác dụng với dung dịch axit
(NH4)2CO3 + HCl → NH4Cl + H2O +
CO2↑
=> muối (NH4)2CO3 có tính lưỡng tính
2. Phản ứng nhiệt phân
a) Muối amoni chứa gốc axit không
o

t
có tính oxi hoá → NH3
to

GV giới thiệu về phản ứng nhiệt phân

HS ghi bài

NH4Cl (r) → NH3(k) + HCl (k)
Muối amoni cacbonat và
hidrocacbonat bị phân huỷ ngay nhiệt
độ thường
(NH4)2CO3 → NH3 + NH4HCO3
NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O
=> nếu đun nóng:
(NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O
 NH4HCO3 dùng làm bột nở bánh
b) Muối amoni chứa gốc axit có tính
to

oxi hóa (NO2-, NO3-) → N2, N2O
NH4NO2 → N2 + 2 H2O
NH4NO3 → N2O + 2 H2O
=> phản ứng dùng điều chế khí N2 và
6


N2O trong PTN
5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
- Các phản ứng thể hiện tính chất hóa học của muối amoni, đặc biệt chú ý
về phản ứng nhiệt phân muối amoni.
HS chữa BT2 tại lớp
BT2 (SGK): A là NH3
HS lên bảng viết chuỗi phản ứng
NH3 + H2O → dung dịch NH3

NH3 + HCl → NH4Cl
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
NH3 + HNO3 → NH4NO3
NH4NO3 → N2O + H2O
BT4 (SGK): Dùng dung dịch Ba(OH)2
* Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập còn lại trang 64 SGK + BT 2.11 SBT
Cho lượng dư khí amoniac đi từ từ qua ống sứ đựng 3,2 gam CuO nung
nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp
khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20ml dung dịch HCl 1M.
1. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra
2. Tính thể tích khí N2 (ở đktc) được tạo thành sau phản ứng
6. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

7



×