Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giáo án hóa học 11 bài 13 Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.93 KB, 4 trang )

Tuần 8 (từ 15/10/2018 đến 20/10/2018)
Ngày soạn : 10/10/2018
Ngày bắt đầu dạy: ......../....../2018
Tiết 16
BÀI 13: LUYỆN TẬP:
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập về cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học của nitơ và
hợp chất của nitơ
- Điều chế và ứng dụng nitơ và hợp chất của nitơ
2. Kỹ năng
- HS viết được các phương trình hóa học dạng phân tử hoặc ion rút gọn thể
hiện tính chất của nitơ và hợp chất
- Giải bài tập liên quan đến nitơ và hợp chất
- Giải bài tập có liên quan đến hiệu suất
- Giải bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với axit nitric
3. Thái độ, tư tưởng
- Có lòng yêu thích bộ môn
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực giải quyết vấn đề: thông qua thí nghiệm, rút ra kết luận
- Năng lực tính toán hóa học
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án
2. Học sinh
Ôn bài cũ. Xem trước bài mới


C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Trong quá trình luyện tập
3. Dẫn vào bài mới
Nitơ và hợp chất của nitơ có vai trò rất quan trọng. Cần lưu ý các tính chất
của nitơ và hợp chất của chúng, phương pháp đặc trưng giúp giải các bài toán về
nitơ và hợp chất.
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
1


Hoạt động của GV – HS
Hoạt động 1: Nhắc lại lý thuyết
GV giúp HS hệ thống lại kiến thức
về nitơ và hợp chất
- cấu hình electron => vị trí trong
bảng tuần hoàn?
- từ cấu tạo và các mức oxi hoá của
N, cho biết tính chất hoá học của
nitơ?
- tính chất hoá học của amoniac?
- điều chế trong PTN và trong CN?
- tính chất hoá học của muối amoni?

- tính chất hoá học của axit nitric?

GV lưu ý phản ứng nhiệt phân của
các muối nitrat.


Nhận biết ion nitrat?

Nội dung
I. Lý thuyết
1. Nitơ
- Viết cấu hình electron và xác định vị
trí
- tính chất hoá học:
+ trơ ở đk thường
+ ở nhiệt độ cao: có cả tính oxi hoá và
tính khử
2. Amoniac
- tính bazơ yếu: làm đổi màu chỉ thị, tác
dụng với axit, muối.
- tính khử
3. Muối amoni
- tác dụng với dung dịch kiềm
- phản ứng nhiệt phân
4. Axit nitric
- Tính axit
- Tính oxi hoá:
+ tác dụng với kim loại
+ tác dụng với phi kim
+ tác dụng với hợp chất
5. Muối nitrat
- phản ứng nhiệt phân:
muối nitrat của kim loại mạnh → muối
nitrit + O2
muối nitrat của kim loại TB → oxit kim

loại +NO2+O2
muối nitrat của kim loại TB → kim loại
+ NO2 + O2
Nhận biết ion nitrat bằng Cu + H+ loãng
=> hiện tượng: Cu tan, dung dịch có
màu xanh, có khí không màu thoát ra,
hóa nâu trong k.khí

Hoạt động 2: Luyện bài tập
Bài 1: SGK – Tr.61

II. Luyện tập
Bài 1: SGK – Tr.61
Số oxi hoá của N trong các hợp chất:
NH3: -3;
NH4+; -3;
2


Bài 5: SGK – Tr.62
Phần a)

Bài 7: SGK – Tr.62
Hướng dẫn:
- Viết các phương trình phản ứng
- đặt ẩn là số mol từng chất trong hỗn
hợp
- Lập hệ 2 phương trình
- Giải hệ phương trình tìm nghiệm


Bài tập bổ sung:
Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp
Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit
HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp
khí X (gồm NO và NO2) và dung
dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit
dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng
19. Tính V.

NO2-: +3;
NO3-: +5;
NH4HCO3: -3
Bài 5: SGK – Tr.62
1/ N2 + 3H2  2NH3
2/ NH3 + HNO3 → NH4NO3
3/ NH4NO3+NaOH→NH3+NaNO3+H2O
4/ N2 + O2  2NO
5/ 2NO + O2 → 2NO2
6/ 2NO2 + 1/2O2 + H2O → 2HNO3
7/ 8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2
+2NO2+4H2O
8/ HNO3 + NH3 → NH4NO3
Bài 7: SGK – Tr.62
Cu+4HNO3→ Cu(NO3)2 +2NO2 + 2H2O
x
2x
Al + 6HNO3 →Al(NO3)3 +3NO2 + 3H2O
y
3y
=> có hệ: 64x + 27y = 3

2x + 3y =0,2
Giải ra được: x = 0,026
 mCu = 64x = 1,67g
 %Cu = 56%
 %Al = 44%
Hướng dẫn
Đặt nFe = nCu = a mol → 56a + 64a = 12
→ a = 0,1 mol.
Quá trình oxi hóa: Fe → Fe 3+ + 3e
0,1 →

0,3

Cu → Cu 2+ + 2e
0,1 →
Quá trình khử: N+5 + 3e → N+2
3x ← x
N+5 + 1e → N+4
y←y
Tổng ne cho bằng tổng ne nhận.
⇒3x + y = 0,5
3

0,2


Mặt khác: 30x + 46y = 19×2(x + y).
⇒x = 0,125 ; y = 0,125.
Vhh khí (đktc) = 0,125×2×22,4 = 5,6 lít.
5. Củng cố


Ghi nhớ các kiến thức, đặc biệt là tính chất hoá học về nitơ và các hợp
chất của nitơ
6. Hướng dẫn về nhà
Làm BT9 SGK Tr.62
6. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

4



×