Tải bản đầy đủ (.doc) (228 trang)

HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG bố THÔNG TIN báo cáo bộ PHẬN TRONG hệ THỐNG báo cáo tài CHÍNH tại các DOANH NGHIỆP cổ PHẦN NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.81 MB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO
BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

--------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO


BỘ PHẬN TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số

: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. PHẠM THỊ THU THỦY
2. PGS,TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, cổ vũ động
viên và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS
Phạm Thị Thu Thuỷ và PGS-TS Nguyễn Minh Phương, hai Cô đã hướng dẫn,
động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận
xét và đánh giá của các Cô, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề
trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với
tôi không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu
chuyên môn sau này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo và tập thể giảng viên Khoa Kế
toán, học viện Tài chính, nơi tôi đang công tác, các Thầy Cô đã giúp đỡ, góp ý
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án
của mình, những đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành

luận án này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, chồng và các con đã động viên và hỗ
trợ tôi rất nhiều về mặt thời gian, hy sinh về vật chất lẫn tinh thần để giúp tôi hoàn
thành luận án này.
Hà Nội, tháng 09 năm 2017
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hồng Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng
được công bố trong công trình khoa học nào, ngoại trừ một số kết quả được công bố
trong các công trình khoa học của chính tác giả và người hướng dẫn.
Những nội dung tham khảo từ tài liệu khác đều được tác giả ghi nguồn cụ thể
trong Danh mục các tài liệu tham khảo.
Hà Nội, tháng 09 năm 2017
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hồng Vân


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, hình, sơ đồ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH
Asia-Pacific Economic
Cooperation

TIẾNG VIỆT
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương

1

APEC

2

ASEAN

3

BCBP

Báo cáo bộ phận

4


BCTC

Báo cáo tài chính

5

BCTN

Báo cáo thường niên

6

CBTT

Công bố thông tin

7

Big4

KPMG, PWC, E&Y
(Ernst&Young), Deloitte

Bốn công ty kiểm toán hàng đầu
thế giới

CODM

Chief Operating Decision
Maker


Người ra quyết định hoạt động

8

Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nations
Nam Á

9

DN

Doanh nghiệp

10

DNNY

11

FASB

Financial Accounting
Standards Board

Ủy Ban Chuẩn mực kế toán tài
chính Hoa Ky

12


GAAP

Generally Accepted
Accounting Principles

Những nguyên tắc được chấp
nhận chung

13

HĐQT

14

HNX

15

HOSE

16

Doanh nghiệp niêm yết

Hội đồng quản trị
Sàn giao dịch chứng khoán Hà
Nội
Ho Chi Minh Stock Exchange


Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh

IAS

International Accounting
Standard

Chuẩn mực kế toán quốc tế

17

IASB

International Accounting
Standards Board

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc
tế

18

IASC

International Accounting
Standards Committee

Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế


19

IFAC

The International Federation of Liên đoàn kế toán quốc tế


Accountants
International Financial
Reporting Standards

Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế

20

IFRS

21

KQHĐ

22

KTV

Kiểm toán viên

23


LoB

Bộ phận theo lĩnh vực kinh
doanh

24

NĐT

Nhà đầu tư

25

SEC

U.S. Securities and Exchange
Commission

Ủy ban chứng khoán Hoa Ky

26

SFAS

Statement of Financial
Accounting Standards

Chuẩn mực kế toán tài chính
Hoa Ky


27

SPSS

Statistical Package for the
Social Sciences

phần mềm máy tính phục vụ
công tác phân tích thống kê

28

TGĐ

29

TT

30

TTCK

Thị trường chứng khoán

31

TTTC

Thông tin tài chính


32

VAA

Vietnam Association of
Accountants and Auditors

Hội kế toán và kiểm toán Việt
Nam

33

VAS

Vietnam Accounting Standars

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

34

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Kết quả hoạt động

Tổng giám đốc
Thị trường



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đòi hỏi tính đồng
bộ, chính vì thế, chỉ cần việc công bố thông tin các doanh nghiệp niêm yết (DNNY)
không được thực hiện hoặc thực hiện nhưng không nghiêm theo Luật Chứng khoán và
các quy định hiện hành sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính minh bạch, công khai và sự phát
triển bền vững của thị trường. Hiện nay, việc công bố thông tin của các DNNY trên
TTCK Việt Nam được thực hiện theo Luật Chứng khoán và Thông tư số 155/2015/TTBTC hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK, thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC
ngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK. Xét về cả
quy định và thực tiễn, việc công bố thông tin các DNNY còn tồn tại một số bất cập, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tính minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững của
TTCK Việt Nam. Một trong những bất cập đó là, công bố thông tin Báo cáo bộ phận
(BCBP) ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) ban hành đến năm 2006 có đề
cập đến yêu cầu công bố BCBP (được quy định trong VAS 28), tuy nhiên việc nghiên
cứu và khảo sát thực tế các DNNY có tuân thủ những nguyên tắc trong công bố thông

tin BCBP hay không, có đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư cũng như nhiều đối
tượng cần sử dụng thông tin khác hay không thì lại chưa được các nhà nghiên cứu thực
sự quan tâm. BCBP rất cần thiết trong đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của những
doanh nghiệp có nhiều ngành nghề khác nhau, những doanh nghiệp có cơ sở ở nước
ngoài hoặc những doanh nghiệp hoạt động ở nhiều vùng địa lý khác nhau. BCBP hỗ trợ
người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ tình hình hoạt động qua các năm của doanh
nghiệp, đánh giá đúng về những rủi ro, lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, từ đó sẽ có
đánh giá chính xác về năng lực của doanh nghiệp.
Có rất nhiều tranh luận xung quanh lợi ích cũng như chi phí khi thực hiện công
bố thông tin BCBP. Thực tế cho thấy, với sự tiếp cận mang tính quản trị, thông tin từ
các BCBP là cần thiết cho các nhà đầu tư và nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác.
Căn cứ vào đây, các đối tượng sử dụng thông tin nói chung có thể thấy được tình hình
hoạt động của một doanh nghiệp đa diện, sát sao như chính nhà quản trị của doanh
nghiệp đó, điều này giúp các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra được quyết định kinh
tế đúng đắn.


2
Xuất phát từ lợi ích của việc công bố thông tin BCBP và tình hình thực tiễn
TTCK Việt Nam những năm gần đây, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện việc
công bố thông tin báo cáo bộ phận trong hệ thống báo cáo tài chính tại các doanh
nghiệp cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm Luận án
nghiên cứu, với mong muốn giải quyết những vấn đề đang tồn tại, cả về lý luận và thực
tiễn, góp phần thực hiện tốt việc công bố thông tin bộ phận trên báo cáo tài chính
(BCTC) của các DNNY.
2. Tổng quan nghiên cứu
Công bố thông tin BCBP trên BCTC của các DNNY là vấn đề đã được rất nhiều
tác giả nghiên cứu, cả tác giả trong nước và tác giả quốc tế, công trình của họ thuộc
nhiều cấp độ. Để có cái nhìn toàn cảnh về những công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài của Luận án, tác giả xin chọn giới thiệu một số công trình tiêu biểu, chỉ ra

khoảng trống nghiên cứu của từng đề tài.
2.1. Nghiên cứu nước ngoài liên quan đến công bố thông tin Báo cáo bộ
phận trên BCTC
Trong những năm gần đây, nghiên cứu tính hữu ích của việc công bố thông tin
BCBP, mức độ công bố thông tin BCBP, và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin BCBP của cả DNNY và doanh nghiệp chưa niêm yết, đã được nhiều nhà
nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán thực hiện. Trong nội dung này của Luận án, tác giả
sẽ trình bày những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tính hữu ích, mức độ công
bố và nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP.
2.1.1. Tính hữu ích của việc công bố thông tin báo cáo bộ phận trong các qui
định của SFAS No.131, IAS 14, và IFRS 8
Thông tin BCBP là thông tin tài chính quan trọng, phục vụ cho việc ra quyết
định của nhiều đối tượng sử dụng thông tin. Nhiều tác giả trong các nghiên cứu gần
đây đã khẳng định, thông tin BCBP giúp nhà đầu tư hiểu rõ kết quả hoạt động của
doanh nghiệp theo từng bộ phận kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, để họ có thể dự báo
dòng tiền tương lai chính xác hơn. Đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin
BCBP trên TTCK, tác giả đã nghiên cứu một số nội dung sau:
2.1.1.1. Công bố thông tin báo cáo bộ phận tăng chất lượng thông tin BCTC
Về nội dung này, phải kể đến công trình của nhóm tác giả Street và Nicholas,
nghiên cứu tập trung vào việc xem xét tác động của quy định IAS 14 đến việc công bố
thông tin BCBP ở các DNNY trên TTCK Châu Âu. Thực tế là có đến 30% DNNY thực


3
hiện việc công bố thông tin BCBP không xác định các bộ phận cần báo cáo, không
phân biệt thông tin bộ phận chính yếu, thứ yếu; tuy nhiên quy định của IAS 14 đã giải
quyết được thực trạng này, tác động rất lớn đến việc công bố thông tin BCBP. Cụ thể,
trong nghiên cứu, nhóm tác giả kết luận rằng, việc áp dụng IAS 14 làm tăng đáng kể số
lượng và chất lượng thông tin bộ phận công bố cho những người tham gia thị trường
vốn và đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC (Street và Nicholas, 2002).

Nói đến tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP, không thể không kể đến
nghiên cứu về BCBP tại Jordan do Suwaidan và cộng sự thực hiện. Đây là nghiên cứu
đầu tiên về các thông lệ trong việc công bố thông tin giữa các DNNY của Jordan;
nhóm tác giả cho rằng những nghiên cứu như này rất hữu dụng, giúp cho tất cả những
người sử dụng BCTC đánh giá được tầm quan trọng của thông tin BCBP trong việc ra
quyết định. Suwaidan và cộng sự đã nghiên cứu thông tin BCBP được công bố theo
IAS 14 của 67 DNNY trong ngành công nghiệp của Jordan trên sàn giao dịch chứng
khoán của Jordan (ASE), từ các báo cáo thường niên được công bố năm 2002. Bằng
việc sử dụng các phép thử hồi quy, họ đã kiểm tra mối quan hệ giữa mức độ công bố
thông tin BCBP và một số các đặc tính của doanh nghiệp như: quy mô doanh nghiệp,
tỷ lệ nợ, tỷ lệ tài sản hiện có. Họ công bố một bảng các chỉ số kiểm tra dựa trên những
yêu cầu của IAS 14 bao gồm 11 yếu tố của bộ phận chính yếu (doanh thu từ bên ngoài,
doanh thu nội bộ, lợi nhuận, tài sản, cơ sở giá nội bộ, nợ phải trả, chi phí tài chính, chi
phí khấu hao, các khoản chi phí không bằng tiền khác, lợi nhuận từ liên doanh/liên kết
và đối chiếu, điều chỉnh với các tài khoản hợp nhất); ba yếu tố của các bộ phận thứ yếu
(doanh thu từ bên ngoài, tài sản và các chi phí tài chính); và hai yếu tố cho những nội
dung khác (loại hình sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp và yếu tố địa lý,
(Suwaidan và cộng sự, 2007).
Mức độ công bố thông tin và nội dung thông tin công bố rất quan trọng, phục
vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin trong quá trình ra quyết định. Nhiều học giả
cho rằng, việc công bố thông tin hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tượng
sử dụng thông tin bởi nhà quản trị đã can thiệp, hạn chế cung cấp thông tin ra ngoài,
trong trường hợp thông tin đó không có lợi cho mục tiêu của họ (Akhatruddin, 2005).
Kết quả là, mức độ công bố thông tin thực tế không đáp ứng được nhu cầu thực tế của
đối tượng sử dụng thông tin, mâu thuẫn này xuất phát từ lý thuyết đại diện (The
Agency theory). Tuy nhiên, các học giả Cooke, Hossain và Karim đã khẳng định
rằng, mức độ công bố thông tin BCBP trên BCTC càng chi tiết sẽ càng làm tăng giá


4

trị thị trường của doanh nghiệp và tăng khả năng thanh khoản trên TTCK [Cooke,
(1989); Hossain, (2000); Karim, (1996)].
2.1.1.2. Công bố thông tin BCBP giúp dự đoán kết quả trong tương lai
Về những chuẩn mực mà sự ra đời và phát triển của nó có ảnh hưởng đến quy
định trong công bố BCBP, phải kể đến SFAS No.131, ban hành năm 1997 tại Mỹ, tiền
thân của IFRS 8 (2008) - thay thế IAS 14. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận,
SFAS No.131 ảnh hưởng rất lớn đến BCBP ở Mỹ. Các tác giả Hermann, Thomas,
Berger và Hann tiến hành khảo sát, kết quả là hơn một nửa DNNY trong mẫu nghiên
cứu đã công bố BCBP, tăng so với thời ky còn sử dụng chuẩn mực cũ [Hermann và
Thomas (2000), Berger và Hann (2003)].
Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu bàn về mức độ công bố thông tin BCBP và tính hữu
ích của việc thông tin tuân thủ theo quy định của chuẩn mực kế toán SFAS 131. Trong
nghiên cứu của Behn et al, dữ liệu được thu thập từ 172 doanh nghiệp, tác giả đã tiến
hành kiểm chứng, xem xét liệu việc công bố thông tin BCBP theo quy định của SFAS
131 có thực sự giúp cho đối tượng sử dụng thông tin hiểu được rủi ro và lợi nhuận
trong khoản đầu tư của họ ở doanh nghiệp không. Kết quả cho thấy, trên 50% doanh
nghiệp trong khảo sát đã cung cấp thông tin BCBP theo quy định của SFAS 131; và
công bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý đã giúp cho đối tượng sử dụng thông tin
dự báo được thu nhập tương lai của một doanh nghiệp (Behn et al, 2002). Không
những vậy, nghiên cứu của Ettredge et al đã khẳng định được, việc công bố thông tin
BCBP có thể giúp cho việc dự báo kết quả kinh doanh trong tương lai của một doanh
nghiệp. Trên cơ sở xem xét quan điểm của đối tượng sử dụng thông tin, cụ thể là nhà
đầu tư, kết quả cho thấy, đối tượng sử dụng thông tin quan tâm đến kết quả từng bộ
phận của doanh nghiệp hơn là kết quả chung của doanh nghiệp (Ettredge et al, 2005).
Các công ty đa quốc gia được ky vọng sẽ công khai thông tin BCBP nhiều hơn
trong BCTC vì những công ty này hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác
nhau, ở nhiều vị trí địa lý khác nhau; bên cạnh đó, BCTC của họ do nhiều cơ quan lập
pháp quy định, quản lý. Không những vậy, tiền tệ của các quốc gia khác nhau hay rủi
ro về tỷ giá ngoại tệ có thể làm giảm khả năng dự đoán lợi nhuận tương lai của các
công ty đa quốc gia, đặc biệt là với các công ty đa quốc gia ở những thị trường đang

phát triển, do tỷ giá ngoại tệ ở những thị trường này có nhiều rủi ro hơn (dao động
nhiều hơn so với thị trường ở các nước phát triển). Martin và Poli cho rằng: “Những rủi
ro tại thị trường ở các nước đang phát triển và sự yếu kém trong kiểm soát rủi ro có thể


5
ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty đa quốc gia đang hoạt động trong thị trường
này”, (Martin và Poli, 2004).
Bên cạnh đó, Martin và Poli cũng đã nghiên cứu, liệu công bố thông tin BCBP
theo khu vực địa lý có hữu ích cho người sử dụng BCTC từ các công ty đa quốc gia
của Mỹ đang hoạt động trong thị trường ở các nước đang phát triển hay không. Giả
thuyết này được kiểm nghiệm bằng cách ước lượng hệ số phản ứng thu nhập (ERC)
cho lợi nhuận của các công ty đang hoạt động trong thị trường ở các nước đang phát
triển so với những công ty chỉ hoạt động tại các thị trường ở các nước phát triển
(Martin và Poli, 2004). Số liệu công bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý được thu
thập từ 111 doanh nghiệp. Vì lợi nhuận thu được từ thị trường ở các nước đang phát
triển có rủi ro hơn là lợi nhuận thu được từ thị trường ở các nước phát triển, các tác giả
này đã giả thuyết rằng, các doanh nghiệp tại thị trường ở các nước đang phát triển có hệ
số ERC thấp hơn (cụ thể là thu nhập thấp hơn) các doanh nghiệp tại thị trường ở các
nước phát triển. Tại những khu vực được nghiên cứu, họ thấy rằng, hệ số ERC của các
doanh nghiệp tại thị trường ở các nước đang phát triển (3.65) thấp hơn đáng kể so với
các doanh nghiệp chỉ hoạt động tại thị trường ở các nước phát triển. Nói cách khác, lợi
nhuận các công ty đa quốc gia thu được từ các thị trường ở các nước đang phát triển ít
hơn từ các thị trường ở các nước phát triển; điều này có nghĩa là lợi nhuận thu được từ
các khu vực địa lý khác nhau có thể khác nhau. Do đó, thông tin BCBP theo khu vực
địa lý được công bố là hữu ích cho các cổ đông vì nó cho phép họ so sánh lợi nhuận
của các doanh nghiệp, (Martin và Poli, 2004).
Ảnh hưởng từ SFAS No.131 cũng cho thấy, số lượng các doanh nghiệp công
bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý tăng lên, đây là cơ sở để các đối tượng sử
dụng thông tin dự báo doanh thu, kết quả theo vị trí kinh doanh của doanh nghiệp.

Các tác giả đều khẳng định, cách thức công bố thông tin dựa vào quan điểm quản trị
“management approach” của SFAS No.131 đã được chứng minh là thành công hơn
so với cách thức trước đây, trên cơ sở rủi ro và lợi ích từng bộ phận “risks and
rewards-approach”.
Xem xét đặc điểm định tính của thông tin trên BCTC, các tác giả Maines,
McDaniel và Harris ủng hộ SFAS No.131, họ cho rằng, thông tin BCBP sẽ đáng tin
cậy hơn khi thông tin bộ phận được công bố từ các nhà quản trị doanh nghiệp và
thông tin bộ phận được công bố cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài là
thống nhất với thông tin phục vụ mục tiêu quản trị của nhà quản trị. Cách tiếp cận


6
quản trị theo SFAS No.131 làm tăng độ tin cậy của nhà đầu tư đối với thông tin
BCBP đã công bố từ nguồn thông tin nội bộ của nhà quản trị doanh nghiệp, (Maines,
McDaniel và Harris, 1997).
IFRS 8, kết hợp qui định của cả IFRS và SFAS, có nội dung tương tự SFAS
No.131. Tuy không có nhiều nghiên cứu đánh giá IFRS 8 như SFAS No.131 nhưng
trong nghiên cứu chứng minh thành công của IFRS 8, tác giả Crawford và cộng sự đã
khẳng định tính hữu ích vượt trội của IFRS 8 so với IAS 14, (Crawford và các cộng
sự, 2012).
Bên cạnh các nghiên cứu điển hình về mức độ công bố thông tin BCBP theo
quy định trong chuẩn mực kế toán và đánh giá tính hữu ích của thông tin này, cũng có
nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin và bất lợi trong cạnh
tranh với doanh nghiệp. Điển hình là nghiên cứu của nhóm tác giả Tsakumis với dữ
liệu được thu thập từ 115 doanh nghiệp, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình phân tích hồi
quy đa nhân tố để chứng minh các giả thiết liên quan giữa mức độ công bố thông tin
BCBP với các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài, có doanh thu từ nước ngoài. Kết
quả cho thấy, những doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài ít công bố đầy đủ thông tin
BCBP theo quy định, vì lo sợ thông tin này ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của mình
trên thị trường, (Tsakumis et al, 2006).

SSAP 25, ban hành tại Anh, năm 1990, là chuẩn mực kế toán đầu tiên quy định
việc lập và công bố thông tin BCBP ở Anh. Đã có nhiều nghiên cứu về quy định trong
các chuẩn mực có làm tăng mức độ công bố thông tin BCBP tại các DNNY không, kết
quả nghiên cứu của Edwards và Smith cho thấy, mức độ tuân thủ quy định trong các
chuẩn mực thấp. Nghiên cứu này cũng chỉ ra nguyên nhân các doanh nghiệp chưa công
bố thông tin BCBP sau khi khảo sát 103 DNNY và tiến hành một số cuộc phỏng vấn.
Lý do các doanh nghiệp chưa công bố thông tin BCBP là do bất lợi cạnh tranh, đặc biệt
là công bố thông tin BCBP theo khu vực địa lý, (Edwards và Smith, 1996).
Những bất lợi cạnh tranh trong phân tích về công bố thông tin BCBP ở trên có
thể là từ áp lực chính trị, áp lực của khách hàng hoặc áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh.
Trước đó, đã có một số nghiên cứu về mức độ của bất lợi cạnh tranh và mối quan hệ
của bất lợi cạnh tranh với việc công bố thông tin BCBP tại thị trường ở những nước
đang phát triển như Malaysia và Jordan. Ví dụ, Talha và cộng sự đã sử dụng phương
pháp hồi quy tuyến tính với số liệu thu thập từ 116 DNNY công khai thông tin BCBP
tại Malaysia, giai đoạn 2000-2001. Họ không tìm thấy mối quan hệ giữa mức độ cạnh


7
tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt với mức độ công bố thông tin BCBP. Talha và
cộng sự đã sử dụng phép hồi quy tương tự với cùng quy mô và các biến như trong
nghiên cứu của họ nhưng thêm một số biến độc lập (lựa chọn hoạt động kinh doanh
hoặc khu vực địa lý) làm tiêu chuẩn của bộ phận chính yếu, họ nhận thấy mức độ bất
lợi cạnh tranh ở các doanh nghiệp công khai thông tin bộ phận theo khu vực địa lý như
bộ phận chính yếu cao hơn. Ngoài ra, các tác giả cũng nhận thấy các doanh nghiệp lớn
hơn ở Malaysia chịu nhiều bất lợi so sánh hơn các doanh nghiệp nhỏ, quy mô doanh
nghiệp trong thị trường ở các nước đang phát triển cũng là một yếu tố ảnh hưởng,
(Talha và cộng sự, 2007).
2.1.2. Mức độ công bố thông tin BCBP, nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin BCBP
2.1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài về việc công bố thông tin BCBP

Nghiên cứu về mức độ công bố thông tin BCBP và đánh giá nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin BCBP đã được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện, trên
cơ sở số liệu ở từng nước như Nigeria, Kuwait, Italia, Ấn độ, Tây Ban Nha,… Các
nghiên cứu đều sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình phân tích hồi quy đa
biến, nhằm đánh giá mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán về công bố thông tin BCBP
và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin BCBP tại các
DNNY ở từng quốc gia. Có tác giả phân tích một nhân tố, có tác giả phân tích nhiều
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP, nhưng tựu chung, đều cho
chúng ta thấy được một số kết quả của việc tuân thủ chuẩn mực kế toán liên quan đến
công bố thông tin BCBP và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin ở
những vị trí địa lý khác nhau.
Một số công trình nghiên cứu cụ thể: “Corporate Governance and Disclosure on
Segment Reporting: Evidence from Nigeria” (2013) của nhóm tác giả Kabir Ibrahim và
Hartini Jaafar. Hội đồng chuẩn mực kế toán Nigeria (NASB) công bố lộ trình hội tụ
IFRS (lộ trình hướng tới hội tụ kế toán quốc tế theo IFRS) vào tháng 9/2010, yêu cầu
các DNNY tại Nigeria phải thực hiện báo cáo theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
IFRS từ ngày 01/01/2012. Nghiên cứu điều tra về sự liên kết giữa cấu trúc quản lý
doanh nghiệp với mức độ tuân thủ theo IFRS 8. Mẫu nghiên cứu gồm 69 DNNY tại
Nigeria với mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau:
VDISCL = β0 + β1 BINDP + β2 SIZE + β3 BMEET + β4 SPRTN + β5
ACINDP + β6 ACSIZE + β7 ACMEET + β8 FSIZE + β7 INTYPEt + εi


8
Những phát hiện trong nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong quản trị
doanh nghiệp và việc công bố thông tin trên BCTC của doanh nghiệp. Kết quả nghiên
cứu hỗ trợ cho lập luận rằng, cơ chế hội đồng quản trị và ban kiểm soát giúp thúc đẩy
mức độ công bố thông tin tại Nigeria. Nghiên cứu cũng đã cung cấp cái nhìn rõ hơn về
mối quan hệ giữa cơ chế quản trị doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin BCBP
theo quy định của IFRS trong bối cảnh nền kinh tế Nigeria đang khủng hoảng tài chính

trầm trọng, (Kabir Ibrahim and Hartini Jaafar, 2013).
Công trình nghiên cứu “What Explains Variation In Segment Reporting?Evidence From Kuwait” của nhóm tác giả Mishari M. Alfaraih và Faisal S. Alanezi đã
đánh giá mức độ công bố thông tin BCBP của các DNNY trên thị TTCK Kuwait và các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố BCBP tại đây. Mức độ công bố thông tin dựa
trên các yêu cầu bắt buộc trong IAS 14. Công trình nghiên cứu đã khảo sát 123 DNNY
tại Kuwait năm 2008 với mô hình nghiên cứu:
Y = β0 + β1 (company size) + β2 (audit quality) + β3 (company age) + β4
(ownership diffusion) + β5 (profitability) + β6 (leverage) + β7 (growth) + β8-11
(industry 1-4) + εi
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, 56% doanh nghiệp tuân thủ quy định về
BCBP, trong đó, những doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động lâu năm, đòn bẩy tài
chính cao, khả năng sinh lợi lớn và có hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công
ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 (nhóm gồm bốn công ty kiểm toán quốc tế hàng đầu
trên thế giới hiện nay), có mức độ công bố thông tin bộ phận cao hơn các doanh nghiệp
khác.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Manuela Lucchese và Ferdinando Di Carlo ở Ý
đề cập đến ảnh hưởng của việc thay đổi nội dung từ IAS 14 sang IFRS 8 - “An
Analysis Of Segment Disclosure under IFRS 8 and IAS 14R: Evidence from Italian
Listed Companies”. Nghiên cứu thực hiện khảo sát về ảnh hưởng của việc áp dụng
IFRS 8 trong năm đầu tiên (2008) và hai năm tiếp theo (2009, 2010) thông qua thu thập
dữ liệu của 69 DNNY tại Italia với mô hình nghiên cứu:
VoluntSDSi = β0 + β1TAt + β2ROIt + β3LEVt + β4OWNt + β5GROWTHt
+ β6BETAt+ β7FINt + εi
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, 75% DNNY tại Italia không thay đổi cách
thức công bố thông tin bộ phận khi áp dụng chuẩn mực mới. Khi chuyển đổi từ IAS
14R sang IFRS 8, chỉ có 16% doanh nghiệp tăng mức độ công bố thông tin BCBP,


9
thậm chí có 9% doanh nghiệp giảm lượng thông tin công bố. Điểm tích cực đáng nói

nhất của IFRS 8 là phương pháp quản trị nhưng phương pháp này lại chỉ mới thể hiện
được trên lý thuyết. Về mối liên hệ giữa mức độ công bố BCBP và các nhân tố ảnh
hưởng thuộc đặc tính của doanh nghiệp, kết quả từ nghiên cứu cho thấy, quy mô doanh
nghiệp và khả năng sinh lời là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc công bố BCBP
(Manuela Lucchese và Ferdinando Di Carlo, 2001).
Về đánh giá mức độ công bố thông tin BCBP tuân thủ theo chuẩn mực kế toán,
không thể bỏ qua nghiên cứu của nhóm tác giả Raju Hyderabad và Kalyanshetti
Pradeepkumar - “An Appraisal of Segment Reporting Practices of Indian IT Industry”.
Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng lập và công bố thông tin BCBP của 45 DNNY trong
lĩnh vực công nghệ thông tin tuân thủ chuẩn mực kế toán Ấn Độ số 17 về BCBP.
Nghiên cứu đã phát hiện được, có một khoảng cách lớn giữa mô tả trong chuẩn mực
và thực tế. Kết quả thống kê cho thấy, đa số các doanh nghiệp công bố BCBP chính
yếu theo lĩnh vực kinh doanh và chỉ công bố giới hạn thông tin mà chuẩn mực bắt
buộc, các DNNY trong lĩnh vực này vẫn chưa tuân thủ toàn bộ các yêu cầu về công
bố thông tin của chuẩn mực. Chỉ có 11% doanh nghiệp trong 29 mẫu nghiên cứu
công bố toàn bộ các thông tin theo đúng quy định. Thông tin bộ phận tự nguyện công
bố lẽ ra là các thông tin đem lại giá trị cao cho cổ đông, có lợi trong duy trì quan hệ
với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trước công
chúng và làm tăng cơ sở đánh giá của thị trường, nhưng lại được công bố rất sơ sài,
không trông chờ những thông tin này được công bố trong BCBP. Nghiên cứu này đã
kết luận, các doanh nghiệp chỉ áp dụng chuẩn mực về hình thức. IFRS 8 được áp
dụng tại Ấn Độ từ tháng 4 năm 2011 đã cải thiện chất lượng thông tin BCBP, đồng
thời làm thay đổi quan điểm của nhà quản trị trong việc chia sẻ thông tin với nhà đầu
tư. Đây sẽ là cách giúp nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp và các bộ phận hiệu quả
hơn, từ đó đưa ra quyết định nắm giữ các khoản đầu tư tối ưu nhất, (Raju Hyderabad
và Kalyanshetti Pradeepkumar, 2011).
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP, nhóm
tác giả Pedro Nuno Pardal và Ana Isabel Morais đã có kết luận trong nghiên cứu
“Segment Reporting Under IFRS8 - Evidence From Spanish Listed Firms”. Thông qua
việc thu thập báo cáo thường niên năm 2009 của 150 DNNY tại Tây Ban Nha, nghiên

cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin BCBP và tiến


10
hành khảo sát mức độ tuân thủ việc công bố BCBP theo IFRS 8 của các DNNY này với
mô hình nghiên cứu:
DCSi = β 0 + β1SIZEi + β2LISTi + β3AUDITi + β4ROAi + β5LEVi +
β6IBEXi + ei
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 79% DNNY tại Tây Ban Nha tuân thủ việc công
bố BCBP theo từng lĩnh vực kinh doanh. Chỉ có 7,6% doanh nghiệp không công bố
BCBP do chỉ có duy nhất một bộ phận. Nghiên cứu kết luận rằng, quy mô doanh
nghiệp càng lớn, càng công bố nhiều thông tin BCBP hơn; khả năng sinh lợi càng cao,
mức độ công bố thông tin BCBP càng thấp. (Nuno Pardal và Ana Isabel Morais, 2010).
Một nghiên cứu điển hình ở Malaysia, tương đồng về điều kiện phát triển và
văn hoá với Việt Nam, của nhóm tác giả Samuel Jebaraj Benjamin, Saravanan
Muthaiyah, M. Srikamaladevi Marathamuthu, Uthiyakumar Murugaiah - “A Study of
Segment Reporting Practices: A Malaysian Perspective”. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp thống kê mô tả để khảo sát một số doanh nghiệp lớn ở 5 lĩnh vực kinh doanh năm
2007 và 2008 tại Malaysia gồm: viễn thông, nước giải khát, truyền thông in ấn, điện tử
truyền thông và tiện ích xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp
không trình bày BCBP khá cao, các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao cũng chính
là các doanh nghiệp không trình bày BCBP. Nghiên cứu cũng đã đề cập một số giải
pháp khắc phục tình trạng không chấp hành trình bày BCBP tại quốc gia này, (Samuel
Jebaraj Benjamin, Saravanan Muthaiyah, M. Srikamaladevi Marathamuthu,
Uthiyakumar Murugaiah, 2010).
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến tính hữu ích
của việc công khai thông tin trên BCTC nói chung và công bố thông tin bộ phận nói
riêng. Các học giả đã sử dụng mô hình kinh tế định lượng để đánh giá các nhân tố chủ
yếu (liên quan đến đặc tính của doanh nghiệp, thị trường) ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin, hay thông tin BCBP của DNNY trên TTCK. Luận án này sẽ tập trung

kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố (liên quan đến đặc tính của doanh nghiệp như
ngành nghề kinh doanh, khả năng sinh lời, qui mô doanh nghiệp,...) ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin BCBP, bằng việc sử dụng phương pháp phỏng vấn để đánh
giá tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP trên quan điểm của 3 đối tượng là,
nhà đầu tư, người lập BCTC và kiểm toán viên. Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng
cường mức độ công bố thông tin BCBP theo thông lệ quốc tế về công bố thông tin
BCBP, đảm bảo tính hữu ích của thông tin đối với các đối tượng sử dụng thông tin.


11
2.1.2.2. Đánh giá chung về những nghiên cứu đã thực hiện ở nước ngoài về
công bố thông tin báo cáo bộ phận
Các nghiên cứu đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP thông
qua việc đánh giá việc công bố thông tin BCBP làm tăng chất lượng thông tin công bố
trên BCTC, mối quan hệ của việc công bố thông tin BCBP với lợi nhuận cũng như dự
báo các kết quả trong tương lai. Mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán và các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP có những đặc điểm như sau:
- Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá mức độ tuân thủ chuẩn mực công bố
thông tin BCBP trong phạm vi quốc gia, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin. Một số nghiên cứu tập trung đề cập đến mức độ công bố thông tin BCBP,
đánh giá những nhân tố ảnh hưởng theo đặc điểm, điều kiện từng quốc gia.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong các nghiên cứu đã thực hiện
là phương pháp nghiên cứu định lượng, có dùng kết quả của những nghiên cứu trước
đó, với cỡ mẫu được mở rộng.
- Nhiều nghiên cứu có kết quả tương đồng về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin BCBP, đều chứng minh có ảnh hưởng qua lại giữa các
nhân tố như, quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, doanh nghiệp kiểm toán BCTC,
quan hệ sở hữu,… với mức độ công bố thông tin BCBP. Dù đánh giá những ảnh hưởng
này thuận chiều hay ngược chiều các nhân tố ảnh hưởng thì kết quả trong các nghiên
cứu đều khác nhau. Cụ thể, trong các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin

BCBP, ngoài một số nhân tố được hầu hết các nghiên cứu đồng tình thì đa phần được
các nhóm tác giả sau khi thực nghiệm có kết quả khác nhau. Ví dụ, với nhân tố quy mô
doanh nghiệp và khả năng sinh lời, nghiên cứu của nhóm tác giả Mishari M. Alfaraih
và Faisal S. Alanezi đã kết luận, có mối quan hệ cùng chiều giữa qui mô doanh nghiệp
và khả năng sinh lời với mức độ công bố thông tin BCBP. Trong khi đó, kết quả nghiên
cứu của nhóm tác giả Samuel Jebaraj Benjamin, Saravanan Muthaiyah, M.
Srikamaladevi Marathamuthu, Uthiyakumar Murugaiah kết luận ngược lại, các doanh
nghiệp trong mẫu nghiên cứu có mức sinh lời càng cao thì mức độ công bố thông tin
BCBP càng thấp.
- Liên quan đến đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP, đa phần
các nghiên cứu đã chứng minh bằng phương pháp thực chứng để kết luận việc công bố
thông tin BCBP có ý nghĩa đối với các đối tượng sử dụng thông tin, chủ yếu là nhà đầu


12
tư trên TTCK. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều chưa sử dụng đặc điểm định tính của
thông tin trên BCTC để xem xét tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP.
Qua những phân tích trên, có thể thấy, cần thận trọng khi xem xét các kết quả
nghiên cứu, không được chỉ dựa vào các kết quả nghiên cứu để khẳng định kết quả nào
đúng, kết quả nào sai, kết quả nào phù hợp, mà cần xem xét toàn diện để có cách nhìn
đúng đắn, đầy đủ ở mỗi kết quả nghiên cứu, nhằm vận dụng hợp lý trong từng môi
trường, từng nền kinh tế và từng doanh nghiệp tại Việt Nam. Sự khác nhau ở một số kết
quả nghiên cứu có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau, khác về lựa chọn mẫu
nghiên cứu khi thực nghiệm (nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau có thể phải đối mặt
với thực trạng khác biệt về văn hoá, kinh tế, chính trị, tập quán dẫn đến kết quả khác
nhau), khác về thời điểm nghiên cứu (thời điểm được chọn để lấy mẫu nghiên cứu khác
nhau dẫn đến khác về kiến thức, tầm nhìn, trình độ, kỹ thuật và công cụ phân tích,…)
và khác về trình độ phát triển kinh tế của các nước ở từng giai đoạn.
Tóm lại, trên cơ sở xem xét các nghiên cứu về tính hữu ích của việc công bố
thông tin BCBP đã được tiến hành trên thế giới, có rất nhiều tranh luận về lợi ích cũng

như chi phí (bất lợi cạnh tranh) khi thực hiện công bố thông tin BCBP. Các nghiên cứu
đề cập trong Luận án đã có phương pháp tiếp cận, sử dụng công cụ đo lường khác nhau
để nhận định về tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này chủ yếu dựa vào kết quả định lượng nhằm lượng hoá ảnh hưởng của
việc công bố thông tin BCBP với thông tin hữu ích cho nhà đầu tư (như ảnh hưởng đến
chất lượng lợi nhuận, đến quyết định của nhà đầu tư,…). Sự phát triển của các tập đoàn
kinh tế lớn trên thế giới bắt nguồn từ các chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và
quốc tế hóa đã dẫn đến sự gia tăng tính phức tạp của các hoạt động kinh doanh, đồng
thời tác động mạnh mẽ đến việc công khai thông tin tài chính cho các nhà đầu tư và các
đối tượng sử dụng thông tin. Nói chung, các nghiên cứu đều đi theo hướng thảo luận về
nội dung của các chuẩn mực mới so với chuẩn mực cũ và đưa ra bằng chứng thực
nghiệm về các yếu tố và ảnh hưởng của chúng đến việc công bố BCBP, từ đó đánh giá
tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP.
Tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP trong BCTC được xem xét trong
các nghiên cứu dựa trên những mô hình định lượng, kết quả là, việc công bố thông tin
BCBP làm tăng chất lượng thông tin trên BCTC, ảnh hưởng đến việc ra quyết định của
nhà đầu tư. Các nghiên cứu cũng được chứng minh được, có mối liên hệ giữa mức độ
công bố thông tin BCBP với lợi nhuận, đặc biệt là công bố thông tin BCBP theo khu


13
vực địa lý. Hơn nữa, qui định mới trong IFRS 8 được đánh giá là linh hoạt ở yêu cầu về
BCBP, công bố thông tin BCBP, tạo điều kiện cho quá trình lập và trình bày thông tin
BCBP của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu đã có, Luận án xin được tập trung vào
đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP trong BCTC của các DNNY
dựa trên kết quả khảo sát từ nhiều đối tượng khác nhau (nhà đầu tư, kiểm toán viên và
người lập BCTC). Quan điểm của các đối tượng này về tính hữu ích của việc công bố
thông tin BCBP được xem xét trên đặc tính chất lượng thông tin BCTC đối với đối
tượng sử dụng thông tin cũng như định hướng cho quá trình tuân thủ thông lệ quốc tế
về lập và công bố thông tin BCBP theo IFRS 8.

2.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, để hiểu rõ mục tiêu của đề tài, tính hữu ích của việc công bố
thông tin BCBP với đối tượng sử dụng thông tin, cũng như đánh giá mức độ tuân thủ
quy định và nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP, từ đó có những
đề xuất nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin BCBP trong BCTC cũng như cải
thiện chất lượng thông tin công bố của các DNNY trên TTCK. Ngoài việc trình bày
những nghiên cứu ở nước ngoài, Luận án sẽ trình bày cụ thể các nghiên cứu liên quan
đến việc công bố thông tin BCBP tại Việt Nam.
2.2.1. Các nghiên cứu đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin tài
chính (TTTC), mức độ công bố thông tin (CBTT) và nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ CBTT BCTC nói chung
Liên quan đến tính hữu ích của thông tin công bố trên BCTC của các doanh
nghiệp Việt Nam, phải kể đến nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phúc Sinh. Tác giả đã
phân tích tính hữu ích của thông tin trên BCTC, đưa ra quan điểm và đề xuất các giải
pháp để nâng cao tính hữu ích của thông tin công bố trong BCTC ở các DNNY ở Việt
Nam (Nguyễn Phúc Sinh, 2008).
Một số tác giả đã có nghiên cứu đánh giá mức độ CBTT cũng như xem xét các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính tại các DNNY. Cụ thể, nhóm tác giả
Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài đã sử dụng phương pháp chỉ số CBTT để đo
lường mức độ CBTT. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã đánh giá các nhân tố (liên quan
đến đặc điểm công ty) ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Qua phân tích hồi quy, kết quả
cho thấy mức độ CBTT trong BCTC của các DNNY chưa cao. Các nhân tố tác động
đến thành phần hội đồng quản trị (HĐQT) gồm, tỷ lệ sở hữu vốn HĐQT, đòn bẩy tài
chính, tỷ lệ sở hữu nước ngoài ảnh hưởng đến mức độ CBTT, các nhân tố còn lại


14
không ảnh hưởng (Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài, 2015). Thời gian gần
đây, một nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện, đó là Luận án Tiến sỹ
của Lê Thị Mỹ Hạnh, nội dung của Luận án này đánh giá thực trạng minh bạch thông

tin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin BCTC của các DNNY
trên TTCK Việt Nam. Kết quả của Luận án cho thấy, tính minh bạch thông tin BCTC
chưa cao, chỉ đạt mức trung bình. Về các nhân tố ảnh hưởng, tác giả đã xét đến 8 nhân
tố có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin BCTC gồm, quy mô doanh nghiệp,
lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, công ty kiểm toán, cơ cấu
HĐQT, quy mô HĐQT và sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc
(TGĐ) (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015).
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCTC của
DNNY, phải kể đến nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Công Phương và Nguyễn
Thị Thanh Phương, kết quả của nghiên cứu cho thấy, mức độ công bố thông tin không
cao bằng việc đo lường mức độ CBTT của 99 DNNY trên TTCK Hồ Chí Minh
(HCM). Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, nhóm tác giả kết luận, có 5 nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ CBTT đó là, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước
ngoài, công ty kiểm toán, mức độ sinh lời và thời gian niêm yết. Các nhân tố không
ảnh hưởng đến mức độ CBTT đó là, tỷ lệ sở hữu nhà nước, đòn bẩy tài chính, quản trị
công ty, số công ty con, lĩnh vực hoạt động, khả năng thanh toán, thị trường niêm yết
và tính phức tạp của hoạt động kinh doanh (Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị
Thanh Phương, 2014).
Liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của Luận án, không thể không kể đến
nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Phương Hồng và Mai Thị Hoàng Minh, khảo
sát về quan điểm của người lập và người sử dụng các khía cạnh của BCTC. Nghiên
cứu này đã trình bày khá chi tiết quan điểm của các đối tượng trên về tần suất, mục
đích sử dụng BCTC, tính kịp thời của BCTC, tầm quan trọng của nguồn công bố thông
tin và của từng BCBP trong BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Nguyễn
Thị Phương Hồng và Mai Thị Hoàng Minh, 2014).
2.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến công bố thông tin BCBP
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 28 - Báo cáo bộ phận (VAS 28) ra đời năm
2005, trên cơ sở tuân thủ IAS 14 (VAS 28 chưa có những cập nhật theo IFRS 8), việc
áp dụng VAS 28 trong thực tiễn còn nhiều bất cập. Thông tin về các bộ phận nếu được
công bố hợp lí sẽ hữu ích với nhiều đối tượng sử dụng BCTC doanh nghiệp. Tác giả



15
Phạm Thị Thủy đã nghiên cứu, đánh giá mức độ tuân thủ VAS 28 và tính hữu ích của
công bố thông tin BCBP của 30 doanh nghiệp làm mẫu (30 doanh nghiệp có giá trị vốn
hóa và tính thanh khoản cao nhất trên TTCK Việt Nam). Tuy nhiên, nghiên cứu mới
dừng ở kết quả khảo sát tổng quan áp dụng VAS28, chưa có nội dung đánh giá cụ thể
xem mức độ tuân thủ ở từng nội dung trong qui định (Phạm Thị Thủy, 2012).
Trong nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện trình bày và công bố báo
cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM”. Bằng
khảo sát BCTC của 308 doanh nghiệp có BCTC niêm yết năm 2012, nghiên cứu đã xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến công bố BCBP theo VAS 28, đồng thời nghiên cứu
cũng mô tả chi tiết lý do các doanh nghiệp không công bố thông tin bộ phận. Kết quả
kiểm định cho thấy, có sự tương quan thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp, chất
lượng công ty kiểm toán và đòn bẩy tài chính với mức độ công bố thông tin BCBP; sự
tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ quyền sở hữu của cổ đông nhỏ, chất lượng công ty
kiểm toán và đòn bẩy tài chính với mức độ công bố thông tin BCBP. Đồng thời, có sự
tương quan ngược chiều giữa tỷ suất sinh lời và đòn bẩy tài chính, từ đó, tác giả đã chỉ
ra nguyên nhân những tồn tại trong việc thực thi VAS 28 cũng như những hạn chế cần
được cải tiến trong khuôn khổ pháp lý ở Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng và số
lượng thông tin bộ phận được công bố (Trần Thị Thúy An, 2013).
Hơn nữa, cũng nghiên cứu về công bố thông tin bộ phận: “Hoàn thiện báo cáo
bộ phận trong kế toán Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế”. Tác
giả đã chọn mẫu là 118 DNNY trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM có BCTC
niêm yết năm 2010. Kết quả cho thấy, có mối liên hệ giữa khả năng sinh lời với việc
công bố thông tin BCBP. Những công ty có khả năng sinh lời thấp sẵn sàng công bố
nhiều thông tin BCBP hơn. Bằng phương pháp thống kê mô tả và kiểm định các giả
thiết đưa ra, nghiên cứu đã đưa ra nhiều bất cập, hạn chế còn tồn tại. Các doanh nghiệp
lập BCBP đa phần chỉ nhằm mục đích đối phó. Việc công bố thông tin BCBP chưa thật
sự nhằm mục đích đánh giá đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp, ngoài ra, tác giả

cũng đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng công bố thông tin bộ phận của các
doanh nghiệp Việt Nam (Nguyễn Thị Phương Thúy, 2010).
2.2.3. Đánh giá chung các nghiên cứu đã thực hiện trong nước về CBTT
BCTC, công bố thông tin BCBP
Từ khi TTCK Việt Nam thành lập, sau một quá trình hoạt động có thể thấy, thị


16
trường bị chi phối bởi tâm lý ra quyết định đầu tư theo tâm lý đám đông chiếm tỷ lệ
khá cao, trước tình hình này, vấn đề minh bạch thông tin trên TTCK được đặt ra khá
nhiều. Sau nhiều thất bại trong đầu tư theo tâm lý đám đông, không dựa trên nguồn dữ
liệu thông tin BCTC và sự không công bằng trong tiếp nhận thông tin giữa các nhà đầu
tư, dẫn đến nhu cầu cấp thiết đặt ra cho các DNNY về tính minh bạch trong thông tin
BCTC nói chung và cung cấp thông tin BCBP đầy đủ nói riêng. Từ đây, các nhà nghiên
cứu, chuyên gia bắt đầu có những nghiên cứu về tính hữu ích thông tin BCTC, thông
tin BCBP của các DNNY trong quá trình đầu tư chứng khoán; yêu cầu về tính minh
bạch thông tin BCTC, thông tin BCBP cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.
Ngoài một số kết quả đạt được như đã phân tích trong từng nghiên cứu ở trên, những
nghiên cứu này còn đạt được những kết quả sau:
(1) Đưa ra bức tranh tổng quát về tình hình công bố thông tin BCBP của các
DNNY, cũng như những đánh giá tính hữu ích của việc công bố thông tin BCBP trên
các phương diện khác nhau.
(2) Đưa ra các đánh giá về mức độ công bố thông tin BCBP, mức độ tuân thủ
chuẩn mực kế toán VAS 28 - BCBP hiện nay của các DNNY, cũng như đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP.
(3) Đề ra một số giải pháp hoàn thiện việc công bố thông tin BCBP của
các DNNY.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế:
(1) Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận của các nghiên cứu được thực
hiện chủ yếu nhằm làm rõ việc tuân thủ VAS 28 - BCBP tại các DNNY, đánh giá mức

độ tuân thủ quy định chuẩn mực. Chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đánh giá tính
hữu ích của việc công bố thông tin BCBP, cũng như xem xét những khó khăn khi tuân
thủ khuôn mẫu trong quá trình công bố thông tin BCBP trong BCTC.
(2) Các nghiên cứu trước khi xem xét quy định về chuẩn mực kế toán, chưa gắn
kết với yêu cầu hội tụ kế toán quốc tế cũng như chuẩn mực kế toán quốc tế, chưa gắn
kết và làm rõ đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Cụ thể, sự hài
hoà theo chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 8 - BCBP chưa được nghiên cứu rõ ràng.
2.3. Kết luận
Qua việc tổng hợp kết quả nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về công bố
thông tin BCTC nói chung, công bố thông tin BCBP nói riêng có thể thấy, có nghiên
cứu đánh giá mức độ công bố thông tin BCBP và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến


17
mức độ công bố thông tin. Tuy nhiên, hầu hết nghiên cứu đều chỉ xem xét mức độ tuân
thủ chung chung, chưa cụ thể từng nội dung để có giải pháp cụ thể cho vấn đề tăng
cường mức độ công bố thông tin BCBP nói riêng hay chất lượng thông tin BCTC công
bố nói chung. Các nghiên cứu trên thế giới ít thực hiện bước nghiên cứu tổng thể bằng
phương pháp định tính để khám phá các nhân tố mới, mà chủ yếu thừa nhận và vận
dụng đầy đủ các nhân tố đã thực hiện ở các mô hình trước với cỡ mẫu ngày càng rộng
hơn. Trong khi đó, các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào nghiên cứu mức
độ tuân thủ chuẩn mực kế toán VAS 28 - BCBP, và xem xét các nhân tố ảnh hưởng
(thuộc đặc tính doanh nghiệp) với mức độ với mức độ công bố thông tin BCBP.
Phương pháp nghiên cứu tập trung sử dụng các mô hình phân tích, chưa có nghiên cứu
nào có sự khẳng định từ phân tích định tính để kết quả logic hơn. Ngoài ra, việc đánh
giá công bố thông tin BCBP của các DNNY trên TTCK Việt Nam dưới góc độ của nhà
đầu tư và đối tượng sử dụng thông tin cũng là nội dung chưa từng được xem xét trong
các nghiên cứu trước đây. Đây chính là khe hổng trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn
về việc công bố thông tin BCBP của các DNNY trên TTCK Việt Nam. Từ việc xác
định khe hổng trong nghiên cứu, qua Luận án này, tác giả mong muốn đem lại cái nhìn

đầy đủ hơn về thực trạng lập và công bố thông tin BCBP dựa trên các yếu tố bắt buộc
về công bố của VAS 28 tại thời điểm nghiên cứu, mức độ công bố thông tin BCBP tại
DNNY trên TTCK Việt Nam năm 2015 cũng như trong giai đoạn 2011-2015. Việc tuân
thủ quy định VAS 28 của các DNNY sau 12 năm áp dụng tại Việt Nam được nghiên
cứu trên cơ sở mẫu nghiên cứu là 50 doanh nghiệp được giải báo cáo thường niên
2016, là những DN có tính thanh khoản cao nhất trên TTCK để xem xét các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP trong một khoảng thời gian 20112015. Luận án không những đánh giá được mức độ công bố thông tin BCBP và các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin BCBP, mà còn có những con số cụ
thể về việc tuân thủ từng nội dung theo quy định trong VAS 28 (các nghiên cứu trước
đây chưa đi vào đánh giá chi tiết). Bên cạnh đó, Luận án cũng phân tích dựa trên kết
luận của các chuyên gia để thấy được xu hướng thay đổi qui định công bố thông tin
BCBP tại Việt Nam khi hài hòa tuân thủ thông lệ quốc tế, từ đó có giải pháp xây dựng
quy định ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích tính hữu ích của thông tin BCBP, tác giả
đưa ra những đề xuất thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện công khai thông tin BCBP
trên BCTC.


×