Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.24 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN HÙNG VƯƠNG

TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGƯT. LÊ HỮU ÁI

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hùng Vương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn............................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.............................................. 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn............................3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.......................................................... 4
6. Bố cục của luận văn....................................................................................................... 4
7. Tổng quan tài liệu............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN PHƯƠNG
TÂY CẬN ĐẠI................................................................................................................................ 15
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN................................. 15
1.1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền.................................................................. 15
1.1.2. Cơ sở hình thành nhà nước pháp quyền................................................... 19
1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN
PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI......................................................................................................... 27
1.2.1. Về nguồn gốc và vai trò của nhà nước...................................................... 27
1.2.2. Các quyền tự nhiên của con người.............................................................. 32
1.2.3. Về phân chia quyền lực nhà nước................................................................ 36
1.2.4. Giá trị và hạn chế cơ bản của tư tưởng pháp quyền phương Tây
cận đại.................................................................................................................................................... 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................................... 45
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY..................47
2.1. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM....................................................................................................................... 47
2.1.1. Tình hình trong nước.......................................................................................... 47


2.1.2. Bối cảnh quốc tế.................................................................................................... 53
2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................ 55
2.2.1. Những thành tựu................................................................................................... 55

2.2.2. Những hạn chế....................................................................................................... 60
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................. 64
2.3.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong nhà nước pháp quyền....................64
2.3.2. Thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa.......................................................... 66
2.3.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật........................................... 67
2.3.4. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước...................68
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................................... 71
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN PHƯƠNG TÂY
CẬN ĐẠI NHẰM HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY......................................................................... 72
3.1. NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG......................................................................................... 72
3.1.1. Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn........................................................ 72
3.1.2. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trên nền tảng liên minh
công – nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng........................................................ 73
3.1.3. Thống nhất giữa phân công, phối hợp và kiểm soát thực thi
quyền lực nhà nước......................................................................................................................... 75
3.1.4. Nguyên tắc tập trung dân chủ........................................................................ 76
3.2. CÁC GIẢI PHÁP................................................................................................................... 77
3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng..................................................... 78
3.2.2. Từng bước thực hiện phân quyền xã hội chủ nghĩa gắn liền với
quá trình cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước............81
3.2.3. Phát huy dân chủ trong xây dựng nhà nước và quản lý xã hội....95


3.2.4. Hoàn thiện hệ thống luật pháp và tổ chức thực hiện pháp luật.. .98
3.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, chống quan liêu
tham nhũng....................................................................................................................................... 101
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................................ 102
KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 106
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

ĐBQH

: Đại biểu Quốc hội

ĐCSVN

: Đảng Cộng sản Việt Nam

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT-XH

: Kinh tế - xã hội


NNPQ

: Nhà nước pháp quyền

Nxb

: Nhà xuất bản

TAND

: Tòa án nhân dân

TBCN

: Tư bản chủ nghĩa

tr.CN

: Trước Công nguyên

UBND

: Ủy ban nhân dân

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ) là xu thế phát triển tất yếu của
thời đại, thể hiện qua sự đảm bảo cho nhà nước được tổ chức và hoạt động
phù hợp với những tư tưởng chính trị tiến bộ của nhân loại, đó là công bằng,
dân chủ, tự do và quyền con người. Mô hình tổ chức nhà nước theo NNPQ
được coi là mô hình nhà nước lý tưởng của mọi thời đại.
Ở Việt Nam, yêu cầu xây dựng NNPQ được Đảng ta chính thức đưa
vào Văn kiện Đại hội VII. Từ đó cho đến nay, lý luận về Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQ XHCN) không ngừng được bổ sung và hoàn
thiện. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) đã khẳng định: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ số một, bao trùm, chi phối các nhiệm
vụ khác”, là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược trong quá trình
thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội (KT – XH). Đây chính là quyết tâm
chính trị của Đảng trong việc tiến hành đẩy mạnh công tác cải cách tổ chức và
hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, đánh dấu
một bước phát triển mới của sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới – một
nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đại hội X và Đại hội XI của Đảng đã chủ
trương tiếp tục hoàn thiện NNPQ XHCN trên cơ sở xây dựng cơ chế vận hành
nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nâng cao
năng lực quản lý và điều hành của nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa (XHCN)…
Sau gần 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận về lý
luận và thực tiễn trong xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, thì những năm

gần đây đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu và giải


2
quyết như: cần phải làm rõ những đặc trưng XHCN trong NNPQ, vấn đề dân
chủ hóa đời sống xã hội trong NNPQ, phối hợp, phân công, kiểm soát quyền
lực nhà nước, vai trò lãnh đạo của Đảng trong NNPQ XHCN của dân, do dân,
vì dân…
Trong dòng chảy xuyên suốt của lịch sử tư tưởng nhân loại, thời kỳ cận
đại ở phương Tây nổi lên tư tưởng pháp quyền của các đại diện tiêu biểu như:
J. Locke, Montesquieu, J. Rousseau. Các ông được đánh giá là những con
người khơi nguồn tri thức cho phong trào Khai sáng. Trong hệ thống tư tưởng
chính trị, tư tưởng pháp quyền giữ vị trí quan trọng và được trình bày trong
một số tác phẩm như: “Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân
sự” (1689), “Tinh thần pháp luật” (1748), “Khế ước xã hội” (1762)… Những
giá trị và ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng pháp quyền thời kỳ này đã thôi
thúc nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều thế hệ trên thế giới khai thác và tìm cách
luận giải để vận dụng trong quá trình tạo lập nhà nước hợp lý, có hiệu quả. Nó
đã trở thành cơ sở nền tảng trong nghiên cứu lý luận để xây dựng NNPQ hiện
đại.
Tuy nhiên, là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, luôn không ngừng biến
đổi, cho nên những tri thức, sự hiểu biết về chính trị, nhà nước vẫn chưa bao
giờ được xem là đầy đủ, hoàn bị. Việc tạo lập một nhà nước thật sự hợp lý, có
hiệu quả vẫn luôn là sự tìm tòi, thể nghiệm của các lực lượng cầm quyền và
cũng là đòi hỏi, mong muốn của các cộng đồng dân cư ở mỗi quốc gia trong
thế giới đương đại.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tư tưởng pháp quyền
phương Tây cận đại với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đối tượng nghiên cứu của luận văn thạc sĩ
triết học của mình.



3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những giá trị của tư tưởng pháp quyền phương
Tây cận đại, từ thực tiễn hoạt động của NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay,
luận văn xây dựng các giải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực của tư
tưởng pháp quyền phương Tây cận đại nhằm hoàn thiện NNPQ XHCN ở Việt
Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn sẽ là:
Thứ nhất, phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng pháp quyền
phương Tây cận đại
Thứ hai, phân tích thực trạng xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay
Thứ ba, xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện NNPQ XHCN ở Việt

Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài đã quy định phạm vi, đối tượng
nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề là:
- Những nội dung tư tưởng, quan điểm pháp quyền phương Tây cận đại.
- Vấn đề xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những quan điểm pháp quyền phương Tây
cận đại thông qua một số đại biểu tiêu biểu và vấn đề xây dựng NNPQ XHCN
ở nước ta hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa


4
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐCSVN về nhà nước,
về xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên những nguyên tắc phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khác nhau như: phương pháp thống nhất giữa lôgic và lịch sử, phân tích và
tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa...
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đã góp phần phân tích làm rõ những tư tưởng, quan điểm
pháp quyền phương Tây cận đại, chỉ ra những giá trị tư tưởng trong lịch sử tư
tưởng nhân loại và những hạn chế về thời đại lịch sử cần khắc phục.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học chuyên
ngành triết học, phục vụ trong việc học tập và nghiên cứu môn Triết học, Lịch
sử triết học, Chính trị học nói chung và lịch sử triết học phương Tây thời kỳ
cận đại nói riêng.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước tiếp
tục nghiên cứu để lựa chọn giải pháp tối ưu cho xây dựng và hoàn thiện
NNPQ XHCN ở Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
thực hiện gồm 3 chương (7 tiết).
7. Tổng quan tài liệu
Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, vấn đề xây dựng chính quyền
và hoàn thiện mô hình nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân



Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng

và Nhà nước ta. Vì tính cấp thiết của vấn đề nên trong những năm qua, vấn đề


5
xây dựng NNPQ ở Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu và học giả trong và ngoài nước.
Ở trong nước, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này cả về
phương diện lý luận và thực tiễn. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
nghiên cứu, chúng tôi tạm phân chia thành các hướng nghiên cứu cơ bản như sau:

Hướng nghiên cứu thứ nhất tập trung vào các vấn đề lý luận chung về
NNPQ. Trong hướng nghiên cứu này đã tập trung vào hai nội dung chính.
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử tư tưởng pháp quyền,
trọng tâm là tư tưởng pháp quyền thời kỳ phương Tây cận đại. Trong nhóm
này bao gồm nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau,
cụ thể như sau: Trong cuốn “Triết học đại cương” của tập thể tác giả: Đỗ
Minh Hợp, Nguyễn Thanh… (Nhà xuất bản (Nxb) Thời đại, Hà Nội, 2013).
Trong phần nghiên cứu về triết học Tây Âu cận đại, tác giả trình bày một số
đại diện tiêu biểu của thời kỳ này, trong đó Locke là một đại diện có nhiều tư
tưởng chính trị, pháp quyền. Cuốn sách đã nêu rõ những quan điểm của Locke
về con người và nhà nước, về bản chất và quyền tự do của con người, sự phân
biệt giữa con người trong trạng thái tự nhiên và con người trong xã hội công
dân, quan điểm về khế ước xã hội – phương thức chuyển sang xã hội công
dân, các hình thức cầm quyền nhà nước, quyền công dân… Cuốn sách đã khái
quát được tư tưởng của Locke về vấn đề xã hội công dân và nhà nước, tuy
chưa trực tiếp đề cập đến khái niệm “pháp quyền”, nhưng những tư tưởng của
Locke đã thể hiện các tư tưởng về pháp quyền.

Trong cuốn, “Hành trình khám phá thế giới triết học phương Tây” của
William F. Lawhead (Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2012). William F.
Lawhead đã trình bày rõ hơn những quan điểm của J. Locke về trạng thái tự
nhiên của con người, về giới hạn của chính quyền hay luật tự nhiên và nhân
quyền. Samuel Enoch Stumpf còn đề cập rộng hơn vấn đề quyền tư hữu, mục


6
đích của xã hội và chính quyền… trong cuốn sách, “Lịch sử triết học và các
luận đề”, do Nxb Lao Động ấn hành năm 2007.
Giáo trình giảng dạy ở các trường cao đẳng và đại học ở nước ta hiện
nay có: “Lịch sử các học thuyết chính trị – pháp lý” do Đinh Văn Mậu và
Phạm Hồng Thái, biên soạn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1997.
Công trình nghiên cứu này đã khái quát được những nét cơ bản các học thuyết
chính trị pháp lý từ thời cổ đại cho đến học thuyết chính trị pháp lý Mác –
Lênin. Đặc biệt, tư tưởng pháp quyền thời kỳ phương Tây cận đại được giới
thiệu qua nhiều đại diện tiêu biểu như: Locke, Montesquieu, Rousseau, …
“Lịch sử triết học” của Nguyễn Hữu Vui (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1998) đã trình bày tường minh các tư tưởng của các nhà triết học phương Tây
cận đại, trong đó có tư tưởng pháp quyền. Ngoài ra còn có “Học thuyết về
nhà nước pháp quyền: lịch sử và hiện tại” (Tạp chí Luật học, số 04/1996) của
Nguyễn Văn Động, “Học thuyết về nhà nước pháp quyền: một số vấn đề
trong lịch sử hình thành và phát triển” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
10/2002)…
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu và khảo sát lý luận và thực
tiễn xây dựng NNPQ ở các nước trên thế giới. Các công trình nghiên cứu này
hướng đến việc tìm ra những nguyên tắc, những giá trị chung của NNPQ và
kinh nghiệm cho Việt Nam. Có một số công trình tiêu biểu sau:
“Trung Quốc với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa” do Đỗ Tiến Sâm làm chủ biên, Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm

2008. Trong công trình này, Đỗ Tiến Sâm đã làm rõ quan điểm của Đảng
Cộng sản Trung Quốc về NNPQ bên cạnh quá trình nhận thức về tính tất yếu
và sự cần thiết phải xây dựng NNPQ, nhận thức về những đặc trưng cơ bản
của NNPQ XHCN. Ngoài những vấn đề lý luận, công trình này đã trình bày
khá rõ thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN ở Trung Quốc qua các giải pháp mà


7
Trung Quốc đã thực hiện đã và đang thành công như: hoàn thiện chế độ đại
hội đại biểu nhân dân và hệ thống pháp luật trong NNPQ XHCN, cải cách bộ
máy hành chính nhà nước và thực hiện hành chính theo pháp luật, cải cách,
hoàn thiện thể chế tư pháp và thực hiện tư pháp công bằng trong tiến trình xây
dựng NNPQ XHCN, nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền… Đây là
những giải pháp mang tính thực tiễn cao khi Trung Quốc đưa ra và thực hiện
từ Đại hội XV (1997) của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, đã gặt hái
được nhiều thành công nhất định. Đặc biệt với các chủ trương đổi mới, cải
cách bộ máy hành chính, thể chế tư pháp và phương thức lãnh đạo của Đảng
Cộng sản trong NNPQ XHCN mang lại nhiều giá trị lý luận và thực tiễn cho
Việt Nam. Cuốn sách có nhiều điểm gợi ý mà trong quá trình thực hiện luận
văn chúng tôi đã tiếp cận và kế thừa để xây dựng các giải pháp nhằm hoàn
thiện NNPQ XHCN ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, cuốn sách “Chế độ tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
và sự hình thành Nhà nước pháp quyền Mỹ” của tác giả Nguyễn Tất Đạt, Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2013. Cuốn sách đã phác họa một
cách có hệ thống về quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của chế độ Tổng
thống tại Hoa Kỳ qua các giai đoạn phát triển với nhiều đặc điểm nổi bật đặc
trưng về chính trị của nhà nước Mỹ. Đồng thời, cuốn sách là một công trình
nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của sự ra đời NNPQ Hoa Kỳ.
Trong các nội dung tác giả đề cập đến, thì vấn đề vai trò pháp luật trong
NNPQ Hoa Kỳ và đặc điểm của chế độ tổng thống ở Hoa Kỳ mang lại nhiều

giá trị thực tiễn trong kiểm soát quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng
như sự gợi ý của tác giả đối với việc phân công nhiệm vụ trong NNPQ ở Việt
Nam hiện nay.
Trong cuốn sách “Thể chế chính trị các nước châu Âu” của tập thể các
tác giả Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương, (Nxb


8
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008). Công trình nghiên cứu được chia thành hai
phần. Trong phần thứ nhất, cuốn sách đi vào giới thiệu khái quát về tổ chức,
hoạt động nhà nước và thể chế chính trị các nước châu Âu. Đó là hiến pháp,
các hình thức nhà nước, hệ thống tư pháp, chính quyền địa phương, về đảng
chính trị… Phần thứ hai, các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích và luận
giải các thể chế chính trị của các quốc gia ở châu Âu như: Anh, Pháp, Italia,
Ba Lan, Phần Lan, Rumani…
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu liên quan như: “Triết học
pháp quyền của Lão Tử” của Bùi Ngọc Sơn, (2007, Nxb Tư pháp), “Góp
phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp quyền” (2005, Nxb. Tư pháp)
của Bùi Ngọc Sơn, “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền” (2004,
Nxb Tư pháp) do Nguyễn Đăng Dung làm chủ biên…
Qua nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả. Lý luận về NNPQ
được làm sáng tỏ hơn. Thực tiễn và các vấn đề đặt ra, những khó khăn, những
khuyết tật trong quá trình xây dựng NNPQ trên thế giới sẽ giúp Việt Nam có
được nhiều hơn kinh nghiệm tiếp tục hoàn thiện hơn nữa mô hình NNPQ
XHCN hiện nay.
-

Hướng nghiên cứu thứ hai tập trung vào tìm hiểu những tác phẩm kinh

điển của các nhà tư tưởng, nhà triết học bàn về vấn đề nhà nước và pháp quyền.

Cụ thể có các công trình nghiên cứu sau: tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” của
Jean Jacques Rousseau đã được giáo sư Hoàng Thanh Đạm dịch sang tiếng Việt,
Nxb Lý luận Chính trị ấn hành năm 2004, hiện nay được Nxb Tri thức ấn hành
bản mới (2013) do Dương Văn Hóa dịch. Đây là một trong những tác phẩm có
ảnh hưởng to lớn đến nền triết học phương Tây, được đánh giá là một trong
những tác phẩm quan trọng nhất trong lịch sử triết học phương Tây cận đại. Tác
phẩm đã thể hiện tư tưởng pháp quyền của Rousseau qua việc mô tả con người
cùng nhau đi đến một thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để


9
cùng nhau xây dựng cuộc sống cộng đồng. Sự thỏa thuận ấy được xem là một
khế ước, một bản hợp đồng mà ở đó các thành viên trong xã hội đã thống nhất
các nguyên tắc để chung sống với nhau. Trong tác phẩm, Rousseau đã bày tỏ
quan điểm quyền con người, mục đích và nhiệm vụ của nhà nước. Từ việc
bênh vực quyền tự do, quyền sống, quyền bình đẳng của con người, tình trạng
bất công và lý giải sự bất bình đẳng trái với quy luật tự nhiên và trạng thái tự
nhiên của con người. Rousseau lý giải mục đích ra đời của nhà nước và các
biện pháp để ngăn chặn tình trạng lạm quyền và cướp quyền.
Việc nghiên cứu tư tưởng của Rousseau có nhiều giá trị, đặc biệt trong
nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng chế độ xã hội công bằng, bình đẳng cho
mọi công dân như ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách: “Bàn về tinh thần pháp luật” của Montesquieu đã được
Hoàng Thanh Đạm dịch sang tiếng Việt (Nxb Giáo dục và Trường đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 1996). Qua tác phẩm, Montesquieu đã
đề cao pháp luật, chống lại mọi sự độc đoán tùy tiện trong nhà nước chuyên
chế phong kiến, bảo vệ sự tự do cho mỗi cá nhân. Tự do, theo đó là quyền mà
cá nhân được làm tất cả những gì mà pháp luật cho phép và làm điều ngược
lại đều là không tự do. Qua đó, Montesquieu bày tỏ tư tưởng phân chia quyền
lực nhà nước. Theo đó, quyền lực nhà nước phải được phân chia thành lập

pháp, hành pháp và tư pháp và tất cả sự phân chia ấy đều xuất phát từ lợi ích
của nhân dân. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được sự tự do của mỗi con người
và ngăn ngừa được sự lạm quyền từ nhà nước.
Ngoài các tác phẩm kinh điển về thời kỳ phương Tây cận đại, còn nhiều
tác phẩm bàn về nhà nước và pháp quyền khác được dịch như: “Khảo luận
thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự” do Lê Tuấn Huy dịch và giới
thiệu đã được Nxb Tri thức ấn hành năm 2007, “Cộng hòa” của Plato (Nxb
Thế giới, 2013), “Chính trị luận” của Aristotle (Nxb Thế giới, 2013),


10
“Chính thể đại diện” và “Bàn về tự do” của John Stuart Mill (Nguyễn Văn
Trọng, Bùi Văn Nam Sơn dịch, Nxb Tri thức, 2008, 2012)…
Những công trình nghiên cứu này đã góp phần giúp hiểu rõ hơn những
tư tưởng pháp quyền trong lịch sử nói chung và tư tưởng pháp quyền thời kỳ
phương Tây cận đại nói riêng. Qua các tác phẩm kinh điển của các nhà triết
học, vấn đề quyền tự do cá nhân, nhà nước và pháp luật được luận giải rõ ràng
và minh bạch, tránh những nghi ngờ về tính xác thực của các tư tưởng pháp
quyền phương Tây thời kỳ cận đại, khi tiến hành thực hiện đề tài.
-

Hướng nghiên cứu thứ ba tập trung vào vấn đề lý luận và thực tiễn về

NNPQ XHCN ở Việt Nam. Trong hướng nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu
tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về NNPQ XHCN Việt Nam và phân tích
thực trạng quá trình xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước
ta. Bên cạnh chỉ ra được những thành tựu và hạn chế, nhiều nhà nghiên cứu đã
nêu lên các vấn đề đang đặt ra và góp phần xây dựng hệ thống các giải pháp
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Một số công trình nghiên cứu thuộc nhóm này
như: Nguyễn Duy Quý và Nguyễn Tất Viễn với: “Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân – lý luận và thực tiễn” do
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2008. Cuốn sách đã khái quát về
lịch sử hình thành và phát triển các học thuyết NNPQ từ phương Tây đến
phương Đông. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
ĐCSVN về NNPQ, những đặc trưng của NNPQ của dân, do dân và vì dân,
những vấn đề đặt ra trong xây dựng NNPQ ở Việt Nam. Qua đó, tác giả trình
bày các giải pháp về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, xây
dựng hệ thống luật pháp, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng… Đây là một
công trình nghiên cứu có giá trị lớn về thực tiễn, với việc chỉ ra được các yếu
tố chi phối trong quá trình xây dựng NNPQ, căn cứ vào lý luận, thực tiễn và
các vấn đề đặt ra, tác giả xây dựng các giải pháp nhằm khắc phục


11
những hạn chế trong quá trình xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN ở nước
ta hiện nay.
Cuốn sách: “Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền
lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của
Trần Ngọc Đường làm chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011).
Công trình đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về phân công, phối hợp và kiểm
soát quyền lực trong các kiểu nhà nước xuất hiện trong lịch sử và ở Việt Nam.
Theo đó, ở nước ta vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà
nước được thể hiện trong các bản Hiến pháp. Đó là sự phân công quyền lực
nhà nước giữa nhân dân và nhà nước, giữa Đảng và nhà nước. Qua nghiên
cứu và tình hình phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở
nước ta qua các thời kỳ lịch sử, tác giả đề xuất các giải pháp và phương hướng
nhằm tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà
nước trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. Cơ bản như: phải phân định
quyền thực hiện chức năng chính trị của Đảng và quyền thực hiện chức năng
lập pháp của nhà nước, phân định rõ quyền lãnh đạo và quyền quản lý, thể chế

hóa quyền lãnh đạo của Đảng trong quan hệ với quyền lực nhà nước, đổi mới
công tác bầu cử… Cuốn “Hình thức nhà nước và vấn đề xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Mai Thị Thanh (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012). Qua nghiên cứu, tác giả cho rằng, xây
dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam là một tất yếu không chỉ về mặt lý luận mà
còn bắt nguồn từ nhu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp phát triển đất nước, xây dựng
CNXH trong điều kiện mới. Trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt
Nam đã tồn tại một số yếu kém, hạn chế, đã và đang đặt ra một số vấn đề cần
xem xét và nghiên cứu như: đảm bảo tính tối thượng của hiến pháp, pháp luật
với việc đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã
hội, tính phức tạp và mới mẻ của việc xây dựng NNPQ với


12
nhận thức hạn chế của lý luận, sự bất cập trong một số vấn đề KT – XH …
Qua đó, tác giả đưa ra một số phương hướng về đổi mới tổ chức và hoạt động
phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng trong NNPQ XHCN Việt Nam. Cuốn “Xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam theo quan điểm Mácxít” của Trương Quốc Chính
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013). Cuốn sách trình bày sáng tỏ những
quan điểm Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, quá trình nhận
thức và xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. Tác giả đã trình bày quan điểm và
giải pháp trong xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam phù hợp với quá trình đổi
mới hiện nay. Theo đó, nhất thiết phải thực hành dân chủ XHCN, đa dạng hóa
các hình thức dân chủ trong tổ chức xây dựng và hoạt động nhà nước, đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, phương thức hoạt động của
các cơ quan của nhà nước hướng đến nâng cao chất lượng và kiện toàn tổ
chức quốc hội, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thể chế nhà nước…
Đặc biệt, tác giả chủ trương chọn lọc và kế thừa các phương thức tổ chức và
hoạt động của nhà nước ở các nước trên thế giới để xây dựng NNPQ XHCN

Việt Nam.
Công trình nghiên cứu: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam – lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Văn Mạnh (Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2010). Đây là một công trình nghiên cứu sâu sắc vấn đề
xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam từ lý luận cho đến thực tiễn. Trong công
trình nghiên cứu này, tác giả Nguyễn văn Mạnh đã trình bày cụ thể về những
quan điểm, tư tưởng về NNPQ XHCN, đồng thời tác giả còn khái quát tư
tưởng pháp quyền trong lịch sử nhân loại. Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu
làm rõ quá trình nhận thức của ĐCSVN về NNPQ thời kỳ đổi mới và những
đặc trưng của NNPQ XHCN. Thực trạng NNPQ XHCN ở Việt Nam và những
giải pháp để tiếp tục hoàn thiện NNPQ của dân, do dân và vì dân.


13
Ngoài ra, ở nước ta hiện nay còn nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này dưới nhiều góc độ và phương diện khác nhau. Trong đó phải kể đến các
nghiên cứu của các chuyên gia về vấn đề nhà nước pháp luật qua các công trình
nghiên cứu cấp nhà nước như: Đề tài “Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức
hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta” (KX.04.04), “Xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân” (KX.04.05), …Và các bài báo trên các tạp chí lý luận,
tạp chí Triết học, tạp chí Tư pháp, trên mạng Internet... Có thể điểm qua một số
công trình tiêu biểu như sau: “Một số đặc điểm cơ bản của pháp luật trong nhà
nước pháp quyền” (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4/2002) của Hoàng Thị
Kim Quế, “Sự độc lập của tư pháp: Hạt nhân của nhà nước pháp quyền” (Tạp
chí Khoa học: Kinh tế – Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4/2002) của
F.B. William Kelly; do Phạm Trọng Nghĩa dịch, “Những vấn đề lý luận cơ bản
về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền” (Tạp chí Toà án nhân dân, số
11/2002) của Lê Cảm, “Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền tư sản” (Tạp

chí Luật học, số 6/2003) của Vũ Hồng Anh, “Về một số cách tiếp cận nhà nước
pháp quyền” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4/2006) của Đỗ Minh Khôi,
“Bàn về xã hội dân sự” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2006) của Hoàng
Ngọc Giao,“Một số tư tưởng triết học chính trị của G.Lốc cơ: thực chất và ý
nghĩa lịch sử” (Tạp chí Triết học, số 1/2007) của Đinh Ngọc Thạch, “Tư tưởng
trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử” (Tạp chí khoa học và công
nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3/2008) của Nguyễn Thị Kim Bình, “Khái niệm nhà
nước pháp quyền từ góc nhìn triết học” (Tạp chí Triết học, số 11/2009) của Trần
Ngọc Liêu…

Ngoài ra, hiện nay vấn đề NNPQ cũng được nhiều nhà khoa học ở
ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong nhiều công trình nghiên cứu bằng


14
tiếng Anh hiện nay, có thể liệt kê một số công trình như sau: Cuốn sách: “On
the Rule of Law – History, Politics, Theory” (tạm dịch: Trên nguyên tắc của
luật pháp – Lịch sử, học thuyết, chính trị) của giáo sư Brian Z. Tamanaha (Đại
học Luật St. John`s, New York – Hoa Kỳ, Nxb Cambridge Universit Press,
2004). Trong cuốn sách này, Brian Z. Tamanaha cho rằng, tất cả những quy
định của pháp luật đều là những lý tưởng chính trị quan trọng, nhưng thực tế
vẫn còn rất nhiều khó khăn để thực hiện được lý tưởng đó. Qua việc nghiên
cứu các học thuyết chính trị, pháp lý trong lịch sử, Brian Z. Tamanaha nêu lên
những giá trị trong tư tưởng về pháp luật và nhà nước, đại biểu cụ thể là
Thomas Hobbes, Montesquieu, Locke…, về vai trò của nhà nước trong việc
bảo vệ các quyền tự nhiên của con người. Kết quả của việc nghiên cứu này
nhằm khẳng định vai trò của pháp luật đối với cá nhân trong đời sống xã hội
dân sự. Ngoài ra, Brian Z. Tamanaha còn có bài nghiên cứu mang tên “A
concise guide to the rule of law” (tạm dịch: Con đường ngắn nhất để đến nhà
nước pháp quyền), hay cuốn “From the Laws of Rulers to the Rule of Law –

Inquiries into the Crossbreeds of Civilizations” (Từ pháp trị đến pháp quyền
– Yêu cầu phát triển của nền văn minh), của Erik Cornell, “Transitions to the
rule of law” của Francis Fukuyama, “Objectivity and the Rule of Law” của
Matthew Kramer, “The Rule of Law and the Challenges to Jurisprudence”
của Frankfurtam Main… và nhiều công trình nghiên cứu khác.
Tổng quan các tài liệu, các công trình nghiên cứu cho thấy: lý luận và
thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam là một lĩnh vực nghiên cứu liên
ngành, thu hút nhiều nhà chính trị học, sử học, luật học, triết học, được tiếp
cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau và cũng còn nhiều điều cần phải tiếp tục
hoàn thiện về mặt lý luận từ thực tiễn phát triển của nó. Đây là nguồn tài liệu
quan trọng cho tham khảo, tiến hành thực hiện thành công đề tài.


15
CHƯƠNG 1

KHÁI LƯỢC VỀ TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN PHƯƠNG TÂY
CẬN ĐẠI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
1.1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, nhân loại luôn đặt ra những câu
hỏi rằng: quyền lực nhà nước đã có nguồn gốc từ đâu, con người đã làm gì để
quyền lực nhà nước không bị tha hóa, làm cách nào để tìm được một hình
thức tổ chức và hoạt động nhà nước tốt nhất nằm đáp ứng được sự phát triển
của xã hội. Thực tế, nhân loại đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề nêu trên, đó là
phải tổ chức nhà nước dưới hình thức NNPQ.
Vậy, NNPQ là gì ? Khái niệm này có được hiểu và sử dụng một cách
nhất quán trong xây dựng nhà nước của các quốc gia hay không ?
Có thể nói rằng, “Nhà nước pháp quyền” là một thuật ngữ luật học xuất
phát đầu tiên từ những học giả Đức, bắt nguồn từ các học thuyết của chủ

nghĩa tự do ở Đức trong thời kỳ sơ khai, đó là việc họ đặt luật pháp của nhà
nước trên nền tảng của lý trí. Theo ngôn ngữ của Đức, Recht có nghĩa là luật
pháp, còn Staat có nghĩa là nhà nước, nên Rechtsstaat có thể hiểu là nhà nước
luật pháp [108].
Năm 1829, Robert Von Mohl đã dùng khái niệm “Nhà nước luật pháp”
trong cuốn sách Luật học mang tên “Staatsrecht des Königsreich
Würtemberg” (Nhà nước và pháp luật của Königsreich Würtemberg). Kể từ
đây, khái niệm “Nhà nước luật pháp” chính thức được các nhà nghiên cứu sử
dụng phổ biến ở Đức. Về sau các học giả ở Đức vẫn tiếp tục nghiên cứu và bổ
sung cho khái niệm theo hướng chú trọng về hình thức của luật pháp. Trong
đó, Otto Mayer đã đưa ra định nghĩa NNPQ như sau: “Nhà nước pháp quyền


16
là một nhà nước có được một hệ thống luật hành chính được quy định chặt
chẽ, lấy hiến pháp làm cơ sở” [108].
Trong khi đó, ở nước Anh không có khái niệm “Nhà nước pháp quyền”
chỉ được gọi là Rule of law (pháp quyền), phạm trù “nhà nước” dường như
không hiện diện ở đây. Nó được hiểu ngắn gọn là pháp luật về quyền. Theo
đó, luật pháp đứng ở địa vị cao nhất, mọi công dân đều được bình đẳng trước
pháp luật. Ở Hoa kỳ cũng có những quan niệm tương tự, NNPQ (due process
of law) của người Mỹ được đề cập trong Hiến pháp thứ
14 (1868). Theo đó, NNPQ không phải chỉ là việc buộc chính quyền phải tôn
trọng đúng thể thức khi áp dụng luật, mà còn buộc phải xem xét luật pháp về
mặt nội dung.
Ở nước ta, trong từ điển Xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên,
NNPQ được quan niệm như sau: NNPQ là:
“Nhà nước được xây dựng gắn với nền dân chủ, vận hành theo nguyên
tắc dân chủ, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được bầu cử tự
do với sự tham gia trực tiếp của mọi công dân và các quyền lực đó phải

được tổ chức sao cho độc lập thật sự và những người được cử vào các
cơ quan đó phải chịu trách nhiệm trước nhân dân – những người trực
tiếp bầu ra họ.
Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật là thước đo, là cơ sở bảo đảm
các quyền và tự do của mọi công dân, không ai được đứng trên pháp
luật.
Nhà nước pháp quyền là loại hình nhà nước có nhiều khả năng nhất
trong việc chống lại xu hướng độc quyền về quyền lực và xu hướng
quan liêu hóa bộ máy quyền lực” [99, tr.205-230].
Với cách hiểu như trên, NNPQ là nhà nước bị hạn chế quyền lực cá
nhân, nhà nước ấy đối lập với nhà nước độc tài, chuyên chế, là nhà nước đảm


17
bảo cho mọi công dân có được nhiều quyền nhất.
Đối với Trần Ngọc Liêu:
“Nhà nước pháp quyền là khái niệm dùng để chỉ xã hội tổ chức theo
cách quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật và được
đảm bảo thực thi bằng bộ máy nhà nước cũng như các thiết chế chính
trị – xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân” [50, tr.70].
Theo tác giả, đầu tiên cần phải hiểu NNPQ tồn tại với tư cách là một
khái niệm, nó tồn tại trong tư duy, là sản phẩm của tư duy, không nên đồng
nhất nó với một nhà nước nào đang hiện hữu. Thứ hai, nhà nước với tính cách
nội dung khách quan được phản ánh trong khái niệm NNPQ là sự thống nhất
giữa xã hội được tổ chức theo một cách thức xác định với bộ máy nhà nước.
Thứ ba, bản chất của NNPQ được phản ánh trong khái niệm nói trên là
“quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành pháp luật và đảm bảo thực
thi bằng bộ máy nhà nước cũng như các thiết chế chính trị – xã hội khác nhằm
mang lại quyền lợi cho nhân dân”. Đây chính là nội hàm căn bản nhất của
khái niệm “Nhà nước pháp quyền”.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng, NNPQ là mô hình nhà nước gắn liền
với nền dân chủ, là nhà nước hoạt động dựa trên quyền lực của nhân dân. Nó
không phải là mô hình nhà nước lý tưởng, mà chỉ là một công cụ, một phương
tiện tổ chức, quản lý xã hội sao cho mối tương quan giữa nhà nước và pháp
luật, nhà nước và công dân, pháp luật và công dân... cân bằng và hiệu quả
nhất. Và như thế, tính pháp quyền của nhà nước không phụ thuộc vào chế độ
chính trị mà chỉ phụ thuộc vào nền dân chủ và trình độ dân trí. Thế nên, nó
Nó không phải là “cái đơn nhất” của nhà nước tư bản chủ nghĩa (TBCN), mà
nhà nước XHCN cũng có thể xác lập cho mình một mô hình NNPQ thích hợp.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào


18
thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu tiếp thu có chọn
lọc các giá trị tinh hoa của nhân loại, trong đó có tư tưởng về NNPQ, về cách
thức tổ chức quyền lực trong nhà nước vào xây dựng và củng cố nhà nước
kiểu mới của dân, do dân, vì dân. Nhưng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền”
chỉ được sử dụng kể từ bài phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị
lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (29/11/1991).
Bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến nay “là thời kỳ
thể hiện sự tập trung nhất sự phát triển các quan điểm và đường lối của Đảng
ta về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” [77, tr.109]. Đến Hội nghị đại
biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) lần đầu tiên Đảng ta chính thức
sử dụng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” và nêu khá cụ thể, toàn diện
những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng NNPQ XHCN của dân, do
dân, vì dân ở Việt Nam với nội dung chủ yếu là:
“Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt
Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý
mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo

định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây
dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy
liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền
tảng, do Đảng ta lãnh đạo” [18, tr.56].
Đây là lần đầu tiên trong Văn kiện của Đảng chính thức nêu cụ thể,
toàn diện quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng NNPQ Việt Nam. Điều
này chứng tỏ tư tưởng về NNPQ Việt Nam đã có bước phát triển rõ nét và
toàn diện, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng trong xây dựng nhà nước
của dân, do dân, vì dân.
Nhận thức lý luận và thực tiễn về xây dựng NNPQ Việt Nam không
ngừng được sáng tỏ dần qua các kỳ Đại hội Đảng. Mục tiêu, nhiệm vụ xây


19
dựng NNPQ XHCN luôn được khẳng định và xem đây là chủ trương lâu dài
có tính chiến lược. Gần đây nhất, Đại hội XI (1/2011) đã làm sâu sắc thêm
nhận thức về xây dựng NNPQ XHCN và khẳng định phải tiếp tục “đẩy mạnh
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” [28, tr.52], bảo đảm Nhà
nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo,
thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội, giải quyết đúng mối
quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân
dân, với thị trường.
Nghiên cứu và luận giải sáng tỏ khái niệm về NNPQ và NNPQ XHCN
Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần làm rõ nội dung, nguyên tắc, mục
đích… trong xây dựng nhà nước vì sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh,
dân chủ, công bằng và văn minh. Từ những luận điểm trên, có thể đưa ra khái
niệm mang tính tổng quát về NNPQ như sau:
Nhà nước pháp quyền là tổ chức quyền lực công khai trong hệ thống
chính trị của xã hội công dân, được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng
pháp lý tiến bộ của nhân loại như: công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp

chế, nhằm đảm bảo những giá trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn
minh thế giới – sự tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người, sự ngự
trị, tính tối cao của luật pháp trong các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, trong
các lĩnh vực hoạt động nhà nước, sự phân công quyền lực và quyền làm chủ
của nhân dân.
1.1.2. Cơ sở hình thành nhà nước pháp quyền
Nhìn trong toàn bộ lịch sử của loài người, “nhà nước chứa một dấu ngoặc
đơn của lịch sử”. Vì rằng, xã hội loài người đã trải qua hàng triệu năm, song nhà
nước thì mới xuất hiện chỉ có mấy nghìn năm. Nhưng ngay từ khi xuất hiện nhà
nước lại là một tiêu điểm về sự quan tâm của con người và các cộng đồng người.
Lịch sử các tư tưởng triết học qua các thời kỳ, có lẽ nổi rõ nhất vẫn là


×