Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.35 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM HÙNG VIỆT

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC
MÃ SỐ: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HÒA


Huế, 2012


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Văn Hòa.
Các số liệu và tài liệu trong luận văn này
đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn

Phạm Hùng Việt




Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Hịa đã tận tình
hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu đề tài.
Tơi cũng gửi lời cảm ơn quý thầy, cô giáo giảng dạy trực tiếp
các môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ Triết học từ năm
2010 - 2012, cũng như các thầy cô giáo ở khoa Lý luận chính trị và
các phịng ban có liên quan của trường Đại học khoa học Huế đã
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong thời gian vừa qua.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã thường
xuyên giúp đỡ về vật chất và động viên về tinh thần để tơi hồn
thành Luận văn này.
Học viên
Phạm Hùng Việt


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.........................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài............................................................4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.........................................................5
5. Đóng góp của đề tài............................................................................................5

6. Kết cấu của đề tài...............................................................................................5
CHƯƠNG 1. NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM...............................................................6
1.1. Nhà nước.........................................................................................................6
1.1.1. Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước.......................................................6
1.1.1.1. Nguồn gốc Nhà nước..........................................................................6
1.1.1.2. Bản chất Nhà nước.............................................................................8
1.2.2. Đặc trưng và chức năng của Nhà nước...................................................11
1.2.2.1. Đặc trưng của Nhà nước..................................................................11
1.2.2.2. Chức năng của Nhà nước.................................................................12
1.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam........................................14
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa........14
1.2.1.1. Xây dựng một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp, thực hiện quản lý xã
hội theo pháp luật.........................................................................................14
1.2.1.2. Xây dựng một Nhà nước kiểu mới dựa trên nền dân chủ triệt để.....16
1.2.1.3. Nhà nước đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài...........18


1.2.1.4. Nhà nước kiểu mới là Nhà nước có hiệu lực mạnh mẽ, có sự phân
cơng và phối hợp giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp
...................................................................................................................... 19
1.2.1.5. Nhà nước kiểu mới có một nền pháp luật dân chủ, bảo đảm quyền
con người, quyền công dân trên thực tế........................................................21
1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa....................................................................................................22
1.2.3. Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong hệ thống
chính trị của nước ta.........................................................................................30
1.3. Những điều kiện ảnh hưởng đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.........................................................................35
1.3.1. Điều kiện ở nước ta hiện nay..................................................................35

1.3.2. Điều kiện quốc tế hiện nay......................................................................41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY........................................46
2.1. Thực trạng, yêu cầu và nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.............................................................................................46
2.1.1. Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay............................................................................................................46
2.1.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách
quan của đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới..............................................54
2.1.3. Nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay............................................................................................................58
2.2. Phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
............................................................................................................................. 62
2.3. Một số giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay.......................................................................................................70
KẾT LUẬN............................................................................................................84


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................87


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một đòi hỏi tất yếu, khách quan và phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại, bởi Nhà nước pháp quyền là một giá trị chung của
nhân loại trên con đường phát triển tiến bộ. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước do
Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước nhằm xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại,

với khoa học kỹ thuật tiên tiến, có cơ cấu kinh tế hợp lý, đời sống vật chất và tinh
thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
cơng bằng, văn minh”, thì vấn đề xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa được coi là yêu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, nhiệm
vụ đặt ra hết sức quan trọng là phải xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp
luật và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh, làm nền tảng
cho sự ổn định và phát triển đất nước.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tính chất là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là nhân tố không thể thiếu trong
việc đảm bảo sự ổn định chính trị, giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, tạo điều kiện
cho người dân thực hành các quyền tự do dân chủ, hướng tới xây dựng một đất
nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Do vậy, từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII
(1994) của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa được Đảng ta đặt ra là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhất là từ
năm 1994 đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Đánh giá về thực
tiễn quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong những năm
qua, văn kiện Đại hội XI của Đảng đã ghi nhận: “Việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả được nâng lên” [9, tr.159].


2
Song, cũng tồn tại khơng ít vấn đề cần tiếp tục giải quyết như vấn đề quyền lực thuộc
về nhân dân cịn mang tính hình thức; hệ thống pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ và
còn chồng chéo; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa
các ngành trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng lại cịn
có những nhận thức rất khác nhau; tình trạng lộng quyền, lạm quyền, tham nhũng, hối
lộ vẫn còn xảy ra; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu

nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước...
Hiện nay, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được tập trung vào những yêu cầu chủ yếu như: nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy
Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực đáp ứng u
cầu của tình hình mới; tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh, chống tham
nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm.
Từ thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
những năm qua, đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tìm kiếm,
thử nghiệm về Nhà nước pháp quyền. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này theo nhiều góc độ khác nhau. Song, thực tiễn xã hội
ln ln vận động, biến đổi khơng ngừng, địi hỏi việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải có những thay đổi cho phù hợp với thực
tiễn. Vì vậy, tơi chọn đề tài: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn
đề cấp bách ở Việt Nam hiện nay. Trong thời gian qua, ở nước ta đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền tiêu biểu như: “55 năm xây dựng
Nhà nước của dân, do dân, vì dân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Lê Hữu
Nghĩa, Nguyễn Văn Mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; “Xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng trong điều kiện nước ta hiện nay” của GS.TSKH. Nguyễn Duy Quý, Tạp chí


3
Triết học, số 10 (137), 2002; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp
quyền kiểu mới ở Việt Nam” của TS. Phạm Ngọc Anh, PGS.TS. Bùi Đình Phong,
Nxb Lao động, Hà Nội, 2003; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của Lê

Minh Quân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; “Xây dựng Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân” của GS. Lê Xn Lựu, Tạp chí Cộng sản, số 12,
6/2004; “Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” của TS. Nguyễn
Trọng Thóc, Tạp chí Triết học, số 6 (169), 2005; “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây
dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” của TS. Trần Hậu Thành, Tạp
chí Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh
đạo của Đảng” của Nguyễn Văn Thảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân” của Nguyễn Đình Hịa, Tạp chí Triết học, số 7 (128), 2006;
“Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”
của Nguyễn Văn Yểu, GS.TS. Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2006; “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - nhiệm vụ trọng
tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” của
Trần Ngọc Đường, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7, 2007; “Vấn đề xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS. Trần
Thành, Tạp chí Triết học, số 4 (203), 2008; “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - lý luận và thực tiễn” của GS.VS. Nguyễn
Duy Quý, PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; “Xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - lý luận và thực tiễn”, của
PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; “Sự phát triển
nhận thức lý luận của Đảng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta”
của PGS.TS. Lê Minh Quân, Tạp chí Lý luận chính trị, Hà Nội, 9/2011; “Một số
điểm mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua văn
kiện đại hội XI của Đảng” của TS. Ngọ Văn Nhân, Tạp chí Triết học, số 3 (238),
2011; “Về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay” của


4
GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển, Tạp chí Triết học số 1 (248), 2012; “Tính đặc thù

trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của TS. Mai Thị
Thanh, Tạp chí Triết học, số 3 (250), 2012; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh” của PGS.TS. Đặng Hữu Tồn, Tạp chí
Triết học, số 5 (252), 2012; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI, 2012; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, 2012; “Đổi mới phương
thức Đảng lãnh đạo Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở nước ta” của PGS.TS. Nguyễn Hữu Đổng, Tạp chí Lý luận chính
trị, số 6, 2012; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới” của PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu, Tạp chí Cộng sản,
số 839, 9/2012…
Qua nghiên cứu các cơng trình trên, tác giả thấy rằng, các cơng trình đã qn
triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng
sản Việt Nam, đã phân tích các tư tưởng trong lịch sử, trình bày được bản chất và
nội dung chủ yếu của Nhà nước pháp quyền, luận giải tính cần thiết, nêu ra thời cơ
và thách thức của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời, đánh giá thực trạng của tiến trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian qua và đưa ra yêu cầu của
thực tiễn chính trị đó trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo tác giải, đề tài “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay” là một cơng trình nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền trong sự
vận động biến đổi của thực tiễn ở giai đoạn hiện nay, khơng có sự trùng lặp với cơng
trình nghiên cứu nào trước đây. Các cơng trình nghiên cứu vừa kể trên là nguồn tư liệu
quý giá để tác giả kế thừa có chọn lọc và phát triển trong q trình hồn thiện Luận văn
Thạc sĩ của mình
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như phương hướng, đề xuất các
giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.



5
- Nhiệm vụ: Khái quát có hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về Nhà nước. Nêu lên tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như thực trạng xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của triết học duy vật lịch sử, đồng thời xuất phát
từ quan niệm của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, cũng như các cơng trình nghiên cứu khoa học, các nguồn tài liệu liên
quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngồi ra tác giả cịn sử dụng đến các
phương pháp khác như phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh và đối
chiếu, lơgic và lịch sử…
5. Đóng góp của đề tài
Khái qt có hệ thống lý luận về Nhà nước pháp quyền. Đưa ra một số biện pháp
nhằm hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Luận văn này sau khi được hồn thành sẽ góp phần làm tài liệu tham khảo cho
các bạn sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Triết học, Chính trị học và với ai
quan tâm đến vấn đề này.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn tốt
nghiệp gồm có 2 chương và 6 tiết.


6
CHƯƠNG 1
NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.1. Nhà nước
1.1.1. Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước
1.1.1.1. Nguồn gốc Nhà nước
Trong lịch sử xã hội loài người, xã hội cộng sản nguyên thủy là hình thái
kinh tế - xã hội đầu tiên. Đó là một xã hội chưa có giai cấp, chưa có Nhà nước và
pháp luật. Tổ chức đầu tiên của xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy là thị tộc,
bộ lạc. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra. Quyền
lực của những người đứng đầu thuộc về uy tính và đạo đức, việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội được thực hiện bằng những nguyên tắc chung. Trong thị tộc, bộ lạc
khi đó chưa hình thành một thiết chế xã hội đặc biệt nào để cai quản các công việc
chung của xã hội. Khi đề cập đến vấn đề này Ph.Ăngghen cho rằng: “Khi ở trong bộ lạc,
mọi thành viên nam giới đến tuổi thành niên đều là chiến binh thì vẫn chưa có một quyền
lực cơng cộng tách khỏi nhân dân và có thể đứng đối lập với nhân dân” [34, tr.159].
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thấp
kém, với công cụ lao động thô sơ, năng suất lao động thấp…Với điều kiện như vậy,
con người không thể sống riêng biệt mà phải dựa vào nhau, cùng chung sống, cùng
lao động và cùng hưởng thụ những thành quả lao động chung. Mọi người đều bình
đẳng trong lao động và hưởng thụ, khơng người nào có tài sản riêng, khơng có
người giàu kẻ nghèo và khơng có sự chiếm đoạt tài sản lẫn nhau. Do vậy, xã hội lúc
này chưa phân chia thành giai cấp và khơng có đấu tranh giai cấp, nên thời kỳ này
chưa có Nhà nước.
Trải qua q trình lao động lực lượng sản xuất dần dần được phát triển, với
công cụ lao động được cải tiến, con người được phát triển cả về thể lực và trí lực, và
ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về thế giới và tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn
trong lao động, năng suất lao động ngày càng cao…Điều đó, đã tạo tiền đề làm thay
đổi phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy và địi hỏi sự phân cơng lao động tự


7
nhiên phải được thay thế bằng sự phân công lao động xã hội. Với sự thay đổi đó, của

cải làm ra ngày càng nhiều, sự dư thừa tương đối của cải xã hội và khát vọng muốn
chiếm đoạt nó của những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc đã dẫn đến sự ra đời chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và
cuộc đấu tranh giai cấp khơng thể điều hịa được xuất hiện. Từ đó, dẫn đến nguy cơ
các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà cịn tiêu diệt ln cả xã hội. Vì vậy,
để ngăn chặn thảm họa đó khơng xảy ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt ra đời. Đó là
Nhà nước - một thiết chế có tiền thân của mình từ những tổ chức phi chính trị xuất
hiện ngay trong xã hội thị tộc, bộ lạc. Phân tích nguồn gốc Nhà nước, C. Mác và
Ph.Ăngghen cho rằng, nhân tố quyết định hàng đầu đối với bước chuyển biến từ chế
độ tự quản công xã sang tổ chức xã hội bằng Nhà nước và pháp luật, chính là sự phát
triển của bản thân phân công lao động và sở hữu tư nhân. Khi nói đến nguyên nhân
trực tiếp xuất hiện của Nhà nước V.I.Lênin đã nhận định: “Nhà nước là sản phẩm và
biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ
lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp khơng thể
điều hịa được, thì Nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của Nhà nước chứng
tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được” [25, tr.9].
Như vậy, nguyên nhân trực tiếp để xuất hiện Nhà nước là do mâu thuẫn giai
cấp khơng thể điều hịa được, cịn ngun nhân sâu xa để xuất hiện Nhà nước là do
sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định nào đó. Trình độ đó
địi hỏi phải thiết lập quan hệ sản xuất mang tính chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất. Theo Ph.Ăngghen, sự phát triển của sản xuất vật chất dẫn tới phân hóa xã
hội nguyên thủy và sự dư thừa của cải vật chất. Lượng của cải dư thừa này bị
chiếm đoạt bởi một tầng lớp người dẫn tới xuất hiện sở hữu tư nhân và phân chia
xã hội thị tộc thành những giai cấp. Để bảo vệ giai cấp nắm quyền lực kinh tế
trong tay, đàn áp và bóc lột giai cấp lao động khơng có tư liệu sản xuất, Nhà nước
đã hình thành. Tuy nhiên, Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nó chỉ ra đời và tồn
tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi cơ sở
tồn tại của nó khơng còn.



8
Sự ra đời của Nhà nước là nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, là cơng
cụ của giai cấp thống trị dùng để trấn áp đối với giai cấp đối địch. Từ đó, tư tưởng
về một Nhà nước pháp quyền dần dần được hình thành, nhằm chống lại sự độc
quyền, độc đoán của thế lực cầm quyền, đồng thời cũng thiết lập và phát triển nền
dân chủ. Trong thời kỳ đầu chỉ là những tư tưởng, những khái niệm, những yếu tố có
tính chất đơn biệt trong tổ chức quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên, thời gian về sau
những tư tưởng, những khía cạnh, những yếu tố pháp quyền đã được công nhận, bổ
sung và phát triển thành tư tưởng có giá trị phổ biến của nhân loại.
Khi đề cập đến Nhà nước kiểu mới, trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng
sản” năm 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của
mình giai cấp vơ sản trước hết phải tổ chức thành Nhà nước riêng, đó là Nhà nước vơ
sản và giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp thống trị của Nhà nước đó. C.Mác và
Ph.Ăngghen chủ trương xây dựng một chế độ dân chủ triệt để, trong đó tự do của mỗi
người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người; Nhà nước kiểu mới phải giải
phóng con người đảm bảo sự phát triển tự do tối đa và phát triển toàn diện con người.
Để đạt được điều đó phải “biến Nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội, thành cơ quan
phục tùng xã hội”.
1.1.1.2. Bản chất Nhà nước
Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp
các giai cấp đối địch, do đó Nhà nước chính là một tổ chức đặc biệt của quyền lực
chính trị. Trên cơ sở đó, giai cấp thống trị sử dụng Nhà nước để tổ chức và thực
hiện quyền lực chính trị của giai cấp mình. Thơng qua Nhà nước, ý chí và hệ tư
tưởng của giai cấp thống trị được thể hiện một cách tập trung thống nhất và hợp
pháp hóa thành ý chí Nhà nước. Nếu khơng có Nhà nước, một tổ chức bạo lực
chuyên được dùng để trấn áp thì giai cấp thống trị khơng thể duy trì được ách áp
bức, bóc lột của mình đối với giai cấp bị trị. Điều đó cho thấy, sự ra đời của Nhà
nước là một tất yếu khách quan để làm “dịu” sự xung đột giai cấp, đồng thời làm cho
sự xung đột ấy diễn ra trong vòng “trật tự” nhằm duy trì chế độ kinh tế, trong đó, giai
cấp này được bóc lột giai cấp khác. Nhờ có Nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở



9
thành giai cấp thống trị về chính trị, và do đó có thêm những phương tiện mới để đàn
áp và bóc lột giai cấp khác. Vì vậy, về bản chất “Nhà nước chẳng qua chỉ là bộ máy
của giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác” [26, tr.290-291]. Nhà nước chính
là bộ máy để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là cơ quan
quyền lực của một giai cấp đối với tồn xã hội, là cơng cụ chun chính của một giai
cấp. Do đó, Nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ là cơng cụ
bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị, cũng chỉ là bộ máy trấn áp của một giai
cấp này đối với một giai cấp khác. Ph.Ănghen khẳng định về bản chất Nhà nước:
“Chẳng qua chỉ là bộ máy trấn áp của một giai cấp này đối với một giai cấp khác,
điều đó, trong chế độ cộng hịa dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ
quân chủ” [35, tr.291]. Khơng có và khơng thể có Nhà nước đứng trên các giai cấp
hoặc Nhà nước chung của nhiều giai cấp.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của hai giai cấp đối kháng trong trường hợp đạt
tới thế cân bằng thì Nhà nước sẽ giữ được thế độc lập nhất định nào đó và cũng có
trường hợp Nhà nước đi thỏa hiệp tạm thời về lợi ích của một số giai cấp nhằm tập
trung sức mạnh để chống lại giai cấp khác. Những trường hợp trên là có tính chất
ngoại lệ và tạm thời.
Như vậy, xét về bản chất, Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực
chính trị trong xã hội có giai cấp, thực hiện chun chính giai cấp và các chức năng
quản lý đặc biệt nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì trật tự xã hội
trước sự phản kháng của các giai cấp khác. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: “Nhà
nước là hình thức mà các cá nhân thuộc một giai cấp thống trị dùng để thực hiện lợi
ích chung của họ và là hình thức dưới đó tồn bộ xã hội công dân của một thời đại
biểu hiện một cách tập trung” [31, tr.90].
Kế thừa và phát triển tư tưởng pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra quan điểm về Nhà nước kiểu mới. Theo đó, Nhà
nước kiểu mới, ý chí của nhân dân nâng lên thành pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và

lợi ích của nhân dân. Nhà nước kiểu mới có một nền dân chủ triệt để, dân chủ là do


10
nhân dân tự quy định, bước chuyển biến từ xã hội thần dân sang xã hội công dân, từ
nhân dân của Nhà nước thành Nhà nước của nhân dân. Nhà nước phải coi cơng dân
là chủ nhân của mình. Nhà nước là cơng cụ thì phải phục vụ cho cơng dân của
mình. Nhà nước kiểu mới tất yếu phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật của giai
cấp vô sản. Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Phát triển lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen về Nhà nước kiểu mới trong
điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước và chủ nghĩa đế quốc đang hoành
hành, VI.Lênin đã đưa ra những quan niệm về bản chất Nhà nước chun chính vơ
sản. Theo ơng, Nhà nước chun chính vơ sản là Nhà nước kiểu mới, Nhà nước dân
chủ kiểu mới (dân chủ với những người vơ sản, nói chung là những người khơng có
của) và chun chính kiểu mới (chống giai cấp tư sản). Chun chính vơ sản là
chính quyền Nhà nước nhằm bảo vệ và củng cố thành quả cách mạng, do đó chun
chính vơ sản tất yếu phải thực hiện chức năng trấn áp. Tuy nhiên, theo quan điểm
của VI.Lênin chun chính vơ sản khơng phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột và
cũng khơng phải chủ yếu là bạo lực, mà điều cơ bản của chun chính vơ sản phải
là tính tổ chức kỷ luật của giai cấp vô sản trong cương vị của người làm chủ xã hội
và ở vai trò tổ chức, xây dựng xã hội mới.
Cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và tiến hành, trong đó nhận thức về Nhà nước pháp quyền đã thể hiện ngày
càng rõ hơn qua các kỳ Đại hội của Đảng. Đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và
các đạo luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội; quản lý mọi mặt đời sống xã
hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực
hiện quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ
quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước; do

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh và có thiện
chí các cam kết quốc tế.


11
1.2.2. Đặc trưng và chức năng của Nhà nước
1.2.2.1. Đặc trưng của Nhà nước
Khác với cơ cấu tổ chức thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung
của thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc trong xã hội cộng sản nguyên thủy, Nhà nước có
những đặc trưng khác biệt sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.
Các tổ chức thị tộc, bộ lạc trong xã hội cộng sản nguyên thủy được hình thành
trên cơ sở những quan hệ huyết thống; trái lại, khi Nhà nước ra đời đã thực hiện việc
phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú, không phụ thuộc vào chứng kiến, huyết
thống, nghề nghiệp, giới tính...Sự phân chia này bảo đảm cho hoạt động quản lý của
Nhà nước tập trung, thống nhất và chặt chẽ hơn, phạm vi tác động của Nhà nước trên
quy mơ rộng lớn hơn. Chỉ có Nhà nước mới có quyền chi phối tồn vẹn lãnh thổ của
mình và các thành viên sống trên lãnh thổ đó. Mỗi Nhà nước được xác định bằng một
biên giới quốc gia nhất định. Trong một quốc gia có thể đồng thời tồn tại nhiều giai
cấp, tầng lớp xã hội khác nhau.
Thứ hai, Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, quyền lực chưa tách khỏi xã hội mà nó
gắn liền với xã hội, hịa nhập với xã hội chưa có giai cấp nên chưa có Nhà nước.
Quyền lực đó do tồn xã hội tổ chức ra, chưa mang tính giai cấp, phục vụ lợi ích
của cả cộng đồng. Tuy nhiên, khi xuất hiện Nhà nước thì quyền lực cơng cộng đặc
biệt được thiết lập. Chủ thể của quyền lực này là giai cấp thống trị về kinh tế và
chính trị. Nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực công
cộng. Trong bộ máy quyền lực công cộng đó bao gồm các đội vũ trang đặc biệt như
quân đội, cảnh sát, nhà tù và những cơ quan hành chính thực hiện chức năng cai trị để
buộc mọi cơng dân phải phục tùng ý chí nhà cầm quyền. Sự thiết lập quyền lực cơng

cộng nhằm duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Chỉ có Nhà nước mới có
quyền sử dụng biện pháp cưỡng chế đối với mọi người sống trong Nhà nước đó. Như
vậy, quyền lực công cộng đặc biệt này đã tách khỏi xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc
và chỉ phục vụ cho lợi ích giai cấp thống trị.


12
Thứ ba, Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường
bộ máy cai trị của nó.
Có thể thấy rằng, hệ thống thuế khóa chỉ tồn tại gắn liền với các hình thái tổ
chức Nhà nước, cịn trong hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc thì hồn tồn khơng
có. Nhà nước phải đặt ra các loại thuế vì nhu cầu ni dưỡng bộ máy Nhà nước lớp người đặc biệt, tách khỏi lao động sản xuất, để thực hiện chức năng quản lý.
Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào việc quy định thuế và thu thuế. Việc
thu thuế mang tính bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước. Chỉ có Nhà
nước mới được độc quyền quy định các loại thuế và thu thuế vì Nhà nước là tổ chức
duy nhất có tư cách đại biểu chính thức của tồn xã hơi để thực hiện sự quản lý xã
hội. Thông qua quyền thu thuế, Nhà nước tập trung vào tay mình những khoản tài
chính khổng lồ.
Khác với đặc trưng của Nhà nước, Nhà nước kiểu mới có hệ thống pháp luật
dân chủ, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nhà nước quản lý xã
hội bằng pháp luật. C.Mác cho rằng: “Dưới chế độ dân chủ khơng phải con người
tồn tại vì luật pháp mà luật pháp tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người
là luật pháp, trong khi đó thì dưới những hình thức khác của chế độ Nhà nước, con
người lại là tồn tại được quy định bởi luật pháp. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chế
độ dân chủ là như vậy” [29, tr.350]. Nhà nước kiểu mới do Đảng Cộng sản lãnh
đạo, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân.
1.2.2.2. Chức năng của Nhà nước
Chức năng cơ bản của Nhà nước được thể hiện thông qua những phương diện
hoạt động chủ yếu của Nhà nước, phản ánh bản chất Nhà nước và nhằm thực hiện những

nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước. Như vậy, chức năng của Nhà nước được xác định
xuất phát từ bản chất của Nhà nước, do cơ sở kinh tế và cơ cấu của xã hội quyết
đinh. Các Nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất là chủ yếu và bóc lột nhân dân lao động, cho nên chúng có những chức
năng cơ bản như bảo vệ chế độ tư hữu, đàn áp sự phản kháng và phong trào cách


13
mạng của nhân dân lao động, tổ chức tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng
ảnh hưởng và nô dịch các dân tộc khác…Trong khi đó, Nhà nước xã hội chủ nghĩa
có cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và bảo vệ lợi ích của đông đảo
quần chúng lao động.
Căn cứ vào tính chất của quyền lực chính trị, Nhà nước có chức năng thống
trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội.
Chức năng thống trị chính trị của giai cấp là chức năng Nhà nước làm cơng cụ
chun chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với tồn xã hội.
Chức năng xã hội của Nhà nước là chức năng Nhà nước thực hiện sự quản lý
những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của
cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của Nhà nước.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của Nhà nước, các chức năng được chia
thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội
bộ đất nước như: đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ,
bảo vệ và phát triển kinh tế và văn hóa…Ngồi ra, Nhà nước cịn sử dụng nhiều
phương tiện khác như bộ máy thơng tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo
dục…để xác lập, cũng cố tư tưởng, ý chí giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành
chính thống trong xã hội.
Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của Nhà nước trong quan hệ với các
Nhà nước và dân tộc khác như: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài
nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội

với các Nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích của quốc gia,
khi lợi ích quốc gia khơng mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị.
Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, Nhà nước sử dụng nhiều
hình thức phương pháp hoạt động khác nhau như: xây dựng pháp luật, tổ chức thực
hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại là hai
mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất



×