Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Việc làm cho thanh niên nông thôn hà nội, giai đoạn đến 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 210 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN KHÁNH BÌNH

VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN DẾN NĂM 2025

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN KHÁNH BÌNH

VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS NGUYỄN BÁ NGỌC
2. TS. NGHIÊM XUÂN ĐẠT


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu
trong luận án do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích một cách trung thực.
Tác giả

Nguyễn Khánh Bình

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN .............................................................9
1.1. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI ...................................................................................... 9

1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết việc làm ..................................................................9
1.1.2. Nghiên cứu lao động, việc làm khu vực nông thôn ................................11
1.1.3. Nghiên cứu việc làm của thanh niên và thanh niên nông thôn...............14
1.2. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC ................................................................................... 16

1.2.1. Nghiên cứu việc làm nói chung ..............................................................17
1.2.2. Nghiên cứu việc làm lao động nông thôn ...............................................19
1.2.3. Nghiên cứu việc làm của thanh niên và thanh niên nông thôn ...............22
1.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN
NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................................ 25


1.3.1. Những kết quả được khẳng định về mặt khoa học, thực tiễn .................25
1.3.2. Khoảng trống và một số vấn đề luận án tập trung nghiên cứu ...............26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 28

Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN
NÔNG THÔN ..........................................................................................................29
2.1. CÁC KHÁI NIỆM.................................................................................................. 29

2.1.1. Việc làm và thị trường lao động .............................................................29
2.1.2. Thanh niên nông thôn và đặc điểm việc làm thanh niên nông thôn .......37
2.1.3. Ý nghĩa của việc làm đối với thanh niên nông thôn ...............................39
2.2. CÁC LÝ THUYẾT VIỆC LÀM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VIỆC
LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN ................................................................. 41

2.2.1. Các lý thuyết việc làm ............................................................................41
2.2.2. Nội hàm việc làm thanh niên nông thôn .................................................48
2.2.3. Xu hướng việc làm thanh niên nông thôn trong bối cảnh hội nhập
và yêu cầu đặt ra đối với các khu vực đô thị hóa nhanh ..................................50
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN
NÔNG THÔN ................................................................................................................ 52

ii


2.3.1. Khung khổ pháp lý và năng lực thực hiện ..............................................52
2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về cầu lao động .....................................................55
2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về cung lao động ...................................................57
2.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về kết nối cung – cầu lao động .............................59
2.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG

THÔN ............................................................................................................................. 61

2.4.1. Các tiêu chí đánh giá quy mô và cơ cấu việc làm ..................................61
2.4.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng việc làm thanh niên ............................61
2.5. KINH NGHIỆM TẠO VIỆC LÀM VÀ VIỆC LÀM THANH NIÊN
NÔNG THÔN, BÀI HỌC RÚT RA CHO HÀ NỘI ................................................... 63

2.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới......................................63
2.5.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh về giải quyết việc làm
của thanh niên nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ............................68
2.5.3. Bài học rút ra cho Hà Nội .......................................................................70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 72

Chương 3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................73
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI HÀ NỘI VÀ NHU CẦU
VIỆC LÀM ĐỐI VỚI THANH NIÊN NÔNG THÔN ............................................... 73

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội Hà Nội.............................................73
3.1.2. Đặc điểm thanh niên nông thôn Hà Nội và nhu cầu việc làm của họ ....77
3.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................................ 79

3.2.1. Quy mô việc làm và thất nghiệp của thanh niên nông thôn Hà Nội ......79
3.2.2. Cấu trúc việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội..............................85
3.2.3. Chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội .........................89
3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN
NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................................ 94

3.3.1. Khung khổ pháp lý và năng lực thực hiện ..............................................94

3.3.2. Nhu cầu lao động đối với thanh niên nông thôn ..................................104
3.3.3. Cung lao động thanh niên nông thôn Hà Nội .......................................109
3.3.4. Kết nối cung cầu lao động ....................................................................115

iii


3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN HÀ
NỘI ............................................................................................................................... 118

3.4.1. Kết quả đạt được ...................................................................................118
3.4.2. Những hạn chế, yếu kém ......................................................................118
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ..........................................119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 123

Chương 4. GIẢI PHÁP VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH
NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 ........................125
4.1. BỐI CẢNH VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC VỀ VIỆC LÀM THANH
NIÊN NÔNG THÔN HÀ NỘI ................................................................................... 125

4.1.1. Bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến
năm 2025 ........................................................................................................125
4.1.2. Nhu cầu việc làm đối với thanh niên nông thôn ...................................126
4.1.3. Cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu về việc làm và tạo việc
làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội ............................................................130
4.2. QUAN ĐIỂM CỦA NCS VỀ VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN
HÀ NỘI ........................................................................................................................ 132
4.3. GIẢI PHÁP VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN HÀ NỘI .............................................................................................. 136


4.3.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải thiện PCI hướng đến khởi
nghiệp, tạo nhiều việc làm và nâng cao chất lượng việc làm .........................136
4.3.2. Phát triển cầu lao động, tạo việc làm và tái cấu trúc việc làm .............148
4.3.3. Nâng cao chất lượng cung lao động thanh niên ...................................155
4.3.4. Kết nối cung cầu lao động ....................................................................161
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 164

KẾT LUẬN ............................................................................................................165
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................167
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................168

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AEC

Cộng đồng Kinh tế Asean

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa


CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

CPTPP

Hiệp định đối tác tiến bộ và toàn diện
xuyên Thái Bình Dương

CN

Công nghiệp

CNC

Công nghệ cao

CP

Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

DV

Dịch vụ


DVVL

Dịch vụ việc làm

ĐH - CĐ

Đại học – cao đẳng

GQVL

Giải quyết việc làm

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KT – XH

Kinh tế - xã hội




Lao động

LĐTB & XH

Lao động thương binh và xã hội

LĐXK

Lao động xuất khẩu

LLLĐ

Lực lượng lao động

NCS

Nghiên cứu sinh



Nghị định

NLĐ

Người lao động

v


NTM


Nông thôn mới

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PTNN

Phát triển nông thôn

QH

Quốc hội

QLLĐ

Quản lý lao động

QLNN

Quản lý Nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp


TCTK

Tổng cục thống kê

THCS

Trung học cơ sở

THCN

Trung học chuyên nghiệp

TN

Thanh niên

TNNT

Thanh niên nông thôn

TP

Thành phố

TV

Thành viên

TW


Trung ương

TTLĐ

Thị trường lao động

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Dân số Hà Nội và thanh niên Hà Nội, theo nhóm tuổi và khu vực
nông thôn- thành thị, giai đoạn 2012-2017 ....................................................76
Bảng 3.2: Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Hà Nội năm 2012 và 2017, chia

theo đô thị - nông thôn, nam - nữ và theo nhóm tuổi .....................................80
Bảng 3.3: Việc làm của thanh niên (tuổi 15-29) nông thôn Hà Nội, giai đoạn
2012-2017 .......................................................................................................81
Bảng 3.4: Tỷ lệ việc làm của thanh niên (tuổi 15-29) nông thôn Hà Nội so với
tổng việc làm nông thôn và tổng việc làm thanh niên HN, giai đoạn
2012-2017 .......................................................................................................82
Bảng 3.5. Đánh giá mức độ tìm kiếm việc làm của thanh niên nông thôn ...............82
Bảng 3.6. Các vấn đề mà thanh niên nông thôn quan tâm nhất khi tìm kiếm
việc làm...........................................................................................................83
Bảng 3.7. Nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp ..................................83
Bảng 3.8. Đánh giá mức độ khó khăn của các đơn vị, doanh nghiệp trong
tuyển dụng lao động .......................................................................................84
Bảng 3.9. Các biện pháp chủ yếu để thu hút lao động của các đơn vị, doanh nghiệp .....85
Bảng 3.10a : Cấu trúc việc làm theo giới và độ tuổi của thanh niên nông thôn .......86
Bảng 3.10b: Cấu trúc việc làm theo ngành và nghề của thanh niên nông thôn ........88
Bảng 3.10c: Cấu trúc việc làm theo vị thế của thanh niên nông thôn Hà Nội ..........89
Bảng 3.11. Thu nhập của thanh niên nông thôn Hà Nội làm công hưởng lương
(2012 - 2017) ..................................................................................................90
Bảng 3.12. Đánh giá mức độ hài lòng của thanh niên nông thôn với mức thu
nhập thực tế.....................................................................................................91
Bảng 3.13. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng việc làm của thanh niên nông
thôn Hà Nội, giai đoạn 2012-2017 .................................................................91
Bảng 3.14. Hình thức hợp đồng lao động mà thanh niên nông thôn ........................92
được ký khi được tuyển dụng ....................................................................................92
Bảng 3.15. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của thanh niên nông thôn sau khi được
tuyển dụng ......................................................................................................93

vii



Bảng 3.16. Đánh giá mức độ đào tạo, bồi dưỡng cho thanh niên nông thôn sau
khi được tuyển dụng .......................................................................................93
Bảng 3.17. Kết quả cho thanh niên vay vốn ...........................................................101
Bảng 3.18: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành ........105
Bảng 3.19: Dân số thanh niên Hà Nội và dân số thanh niên nông thôn Hà Nội
theo nhóm tuổi giai đoạn 2012-2017 ............................................................110
Bảng 3.20: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thanh niên Hà Nội, thanh niên
nông thôn Hà Nội chia theo giới tính, giai đoạn 2012-2017 ........................111
Bảng 3.21: Cơ cấu thanh niên Hà Nội theo trình độ chuyên môn kỹ thuật giai
đoạn 2012 - 2017 ..........................................................................................112
Bảng 3.22. Nhu cầu được đào tạo nghề và tỷ lệ được học nghề của thanh niên
nông thôn Hà Nội so với nhu cầu .................................................................114
Bảng 3.23. Kết quả tư vấn, đào tạo nghề của Trung tâm giới thiệu việc làm
thanh niên Hà Nội thuộc Thành đoàn Hà Nội ..............................................115
Bảng 3.24. Điểm yếu của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội ..............................116
Bảng 3.25. Hiệu quả của trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn Hà Nội .........116
Bảng 3.26. Kênh thông tin việc làm mà thanh niên nông thôn sử dụng để tìm
kiếm việc làm................................................................................................117
Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng dân số ......................................................................127
Bảng 4.2. Dân số Thủ đô .........................................................................................128
Bảng 4.3. Cơ cấu việc làm ......................................................................................129
Bảng 4.4. Dân số tham gia hoạt động kinh tế và chất lượng lao động nông thôn ..129
Bảng 4.5. Mục tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn Hà Nội giai đoạn đến
năm 2025 ......................................................................................................132

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Vị trí của thị trường lao động trong hệ thống trao đổi ..............................35

Hình 3.1. Bản đồ Thành phố Hà Nội ........................................................................73
Hình 3.2: Vai trò kinh tế của Hà Nội ........................................................................75

ix


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việc làm là nhu cầu cơ bản của mọi người lao động, nó thực hiện các chức năng
kinh tế, tâm lý, xã hội quan trọng trong quá trình đóng góp vào sự phát triển của một
quốc gia. Đối với thanh niên – lực lượng luôn đi đầu trong xây dựng và phát triển đất
nước, việc xây dựng chiến lược việc làm và phát triển lực lượng lao động trẻ vừa là
mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và vị thế cạnh tranh của đất nước.
Nghị quyết lần thứ Bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã chỉ rõ nhiệm
vụ: "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện
đời sống cho thanh niên".
Đối với Hà Nội, trong những năm gần đây quy mô lao động tăng nhanh về
mặt cơ học, nhất là lao động khu vực nông thôn do chịu ảnh hưởng của thực hiện
quyết định mở rộng địa giới hành chính. Từ 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số
15/NQ-QH về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, dân số Hà Nội tăng từ
3,6 triệu người lên 6,4 triệu người sau khi hợp nhất, dân số trong tuổi lao động tăng
từ 2,256 triệu người lên 4,3 triệu người, trong đó số lao động tham gia hoạt động
kinh tế là 3,2 triệu người, quy mô cung lao động khoảng 170.000 người/năm, tương
ứng 5,34% số lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn thành phố. Năm 2017, quy
mô dân số của Hà Nội là 7,6 triệu người, trong đó có 4,9 triệu người trong độ tuổi
lao động.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, chuyển mục đích sử dụng một bộ phận đất nông nghiệp sang phục vụ
quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và các khu kinh tế, khu - cụm công

nghiệp. Quá trình này có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến hộ gia đình
nông nghiệp, nông thôn. Những hộ gia đình này phải đối mặt với việc chuyển đổi nghề
nghiệp, thích ứng với đời sống nông thôn trong quá trình đô thị hóa nhanh, hội nhập
với những chuẩn mực và yêu cầu mới. Vấn đề giải quyết việc làm, tạo cơ hội tăng thu
nhập và phát triển nghề nghiệp để đảm bảo nhu cầu của người lao động nói chung và

1


của thanh niên nông thôn nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông
nghiệp, nông thôn Hà Nội trở nên ngày càng bức thiết.
Quá trình hội nhập và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn làm
một bộ phận lao động nông nghiệp, nhất là thanh niên nông thôn làm nảy sinh vấn
đề thiết kế chính sách và tổ chức thực hiện để đảm bảo hiệu quả của sản xuất công
nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện mới. Yêu cầu bức bách về
việc làm, thu nhập và phát triển nghề nghiệp đòi hỏi lực lượng lao động thanh niên
phải có năng lực, có sức khỏe, được đào tạo và tích lũy kịp thời các tiến bộ khoa học
công nghệ để tham gia dịch chuyển từ các khâu sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng
thấp sang các công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Có tri thức, có năng lực
thì người thanh niên nông thôn mới có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh trong một môi trường có chính sách công bằng, minh bạch giữa các chủ thể
tham gia thị trường, đồng thời dễ dàng áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, áp
dụng các phương thức quản lý và phương pháp sản xuất mới, tìm hiểu thị trường và
thậm chí là dẫn dắt nhu cầu để phát triển sản xuất kinh doanh và tạo ra các chủng loại
sản phẩm với giá trị cao hơn.
Mặc dù đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác
nhau về việc làm và giải quyết việc làm, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu
sâu về việc làm và chính sách việc làm, các chỉ tiêu đánh giá việc làm (quy mô, cấu
trúc, chất lượng), các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp giải quyết việc làm cho đối
tượng thanh niên ở khu vực nông thôn Hà Nội - một khu vực đặc thù của cả nước.

Vì vậy, việc nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và chính
sách việc làm cho thanh niên nông thôn, từ đó đề xuất các giải pháp việc làm cho
thanh niên nông thôn Hà Nội là hết sức cần thiết. Do vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn
đề tài: “Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, giai đoạn đến 2025” làm đề tài
luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế, mã số 9 34 04 10.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu là đề xuất được các giải pháp về việc làm (quy mô, cơ
cấu, chất lượng) và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội trong điều
kiện hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề việc làm và chính sách việc làm cho
thanh niên nông thôn; phân tích những đặc điểm và yêu cầu việc làm cho thanh niên
nông thôn ở những thành phố lớn trong điều kiện mới; kinh nghiệm tạo việc làm
của các nước/các địa phương cho thanh niên nông thôn.
- Đánh giá, phân tích thực trạng việc làm và chính sách việc làm cho thanh
niên nông thôn Hà Nội.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp về việc làm cho thanh niên nông thôn Hà
Nội, giai đoạn đến năm 2025.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề việc làm và thể chế, chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn,
bao gồm cả khung khổ pháp lý phát triển nói chung và các chính sách tăng cầu lao
động, chính sách nâng cao chất lượng cung lao động thanh niên nông thôn cũng như

hỗ trợ kết nối cung- cầu lao động.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội.
- Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn 17 huyện ngoại thành Hà Nội.
- Về thời gian: số liệu thứ cấp thu thập cho giai đoạn 2012-2017; số liệu sơ
cấp thu thập vào năm 2016; các giải pháp chính sách được đề xuất cho giai đoạn
đến năm 2025.
4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN ÁN

4.1. Cách tiếp cận và khung nghiên cứu
4.1.1. Cách tiếp cận
Để đạt được mục tiêu đề ra và làm rõ các giả thiết nghiên cứu, NCS sử dụng
cách tiếp cận tổng hợp và liên ngành trong quản lý kinh tế về việc làm và chính sách
việc làm đối với thanh niên nông thôn trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặc thù của địa phương, với thị trường lao
động và các vấn đề phát triển doanh nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển
nguồn nhân lực, cải thiện kết nối cung - cầu lao động.

3


NCS vận dụng quan điểm và cách tiếp cận hệ thống để phân tích nội hàm và
các yếu tố có ảnh hưởng đến việc làm cho thanh niên nông thôn như: nhóm nhân tố
về thể chế chính sách, nhóm nhân tố về cầu lao động, cung lao động và kết nối cung
cầu lao động. Đồng thời, luận án đưa ra các tiêu chí đánh giá quy mô, cơ cấu và
chất lượng việc làm đối với thanh niên nông thôn tại cấp địa phương trong điều kiện
hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
NCS cũng sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia với các đối tượng như: thanh
niên hộ gia đình; thanh niên tham gia sinh hoạt các đoàn thể; thanh niên trở về sau khi

xuất khẩu lao động ...trong điều tra và phân tích thực trạng việc làm của thanh niên
nông thôn Hà Nội.
4.1.2. Khung nghiên cứu
* Các câu hỏi nghiên cứu
- Nội hàm việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn là gì?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc làm cho thanh niên nông thôn? Những chỉ
tiêu nào phản ánh việc làm của thanh niên nông thôn?
- Thực trạng việc làm và chính sách việc làm đối với thanh niên nông thôn
Hà Nội thế nào? Kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc làm
và chính sách việc làm đối với thanh niên nông thôn Hà Nội? Những giải pháp giải
quyết vấn đề việc làm thanh niên nông thôn Hà Nội là gì?
* Lý thuyết nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã nêu trên, tác giả sẽ vận dụng các lý
thuyết, trong đó sử dụng kết hợp cả: Trường phái thể chế; Lý thuyết trường phái
trọng cung, đặc biệt là lý thuyết “vốn con người”; Lý thuyết trường phái trọng cầu
(trường phái Keynes), lý thuyết kỳ vọng thu nhập; và các lý thuyết thị trường lao
động cũng như dịch chuyển lao động trong quá trình phát triển.
* Giả thuyết nghiên cứu
Phải chăng muốn tăng quy mô, thay đổi cấu trúc việc làm theo hướng tích
cực và đặc biệt là nâng cao chất lượng việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội
cần tập trung cải thiện 4 nhóm nhân tố: 1) Khung khổ pháp lý và năng lực thực
hiện; 2) Thúc đẩy cầu lao động hướng đến giá trị gia tăng cao; 3) Nâng cao chất
lượng cung lao động; 4) Kết nối hiệu quả cung - cầu lao động thanh niên.

4


Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu (Chương 1) và các câu hỏi nghiên cứu, giả
thuyết nghiên cứu đặt ra, đồng thời dựa vào những lý thuyết nghiên cứu liên quan
đến việc làm cũng như toàn bộ cơ sở khoa học (được phân tích ở Chương 2), NCS

đề ra Khung nghiên cứu việc làm thanh niên nông thôn (logic nghiên cứu của luận
án) như sau:
Khung nghiên cứu việc làm thanh niên nông thôn
BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP VÀ CNH, HĐH
Quy mô việc làm

Cơ cấu việc làm

Chất lượng việc làm

NỘI DUNG VIỆC LÀM THANH NIÊN NÔNG THÔN
(dựa trên lý thuyết vốn con người, mô hình hai khu vực, mô hình thu
nhập kỳ vọng)

Tiêu chí đánh giá:
1. Quy mô và cơ
cấu việc làm:
-Số lượng việc
làm
- Cơ cấu việc làm

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM
THANH NIÊN NÔNG THÔN
(dựa trên lý thuyết Keynes, trường phái thể chế và các lý thuyết thị
trường lao động, dịch chuyển lao động)
Nhóm nhân tố
thuộc về cầu lao
động


Nhóm nhân
tố thuộc về
cung lao
động

Nhóm nhân tố
kết nối cungcầu lao động

Khung khổ
pháp lý và năng
lực thực hiện

2. Chất
việc làm:
- Thu nhập

- Tính ổn định
- Vị thế việc làm..

4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu mối quan
hệ giữa quá trình hội nhập kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và đất
nước đối với vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn và bản thân quá trình hội
nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển lực lượng lao động là thanh niên
nông thôn được xem xét trong quá trình phát triển liên tục và trong mối quan hệ với
các điều kiện cụ thể; phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 1.
Phương pháp cũng được sử dụng chủ yếu trong Chương 2 của luận án để hệ thống
hóa các khái niệm việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp và trình

5


lượng


bày một số lý thuyết về tạo việc làm; phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa vấn đề
việc làm của thanh niên nông thôn và các vấn đề kinh tế - xã hội khác trong quá trình
phát triển của Thủ đô và đất nước.
- Phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá xu hướng,
nghiên cứu tác động của các yếu tố, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề
việc làm của thanh niên nông thôn Hà Nội; phương pháp này được sử dụng trong
Chương 3 và Chương 4 của luận án.
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, điều tra khảo sát được chính tác giả
luận án khảo sát, thu thập, tính toán và phân tích các chỉ số về quy mô, cơ cấu, chất
lượng lao động trong ngành, các chế độ chính sách cho đối tượng lao động là thanh
niên nông thôn và các vấn đề liên quan đến sử dụng lực lượng lao động nông nghiệp
nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến việc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
và kết quả sử dụng lao động là thanh niên nông thôn của Hà Nội. Điều tra tại 17
huyện của thành phố Hà Nội, với 3 đối tượng chọn có chủ đích theo mẫu ngẫu nhiên:
+ Thanh niên: số lượng 500 (tuổi 15-29); với đặc điểm thành phần chủ yếu
tham gia khảo sát là nam giới, đa số độ tuổi nằm trong khoảng 21- 30 tuổi (chiếm
75%); đa phần các thanh niên đều có trình độ học vấn trên THCS, có trình độ
chuyên môn - kỹ thuật được đào tạo từ Trung cấp trở lên, có một số ít có trình độ từ
Đại học trở lên (chiếm tỷ lệ 15,6%); công việc thanh niên đang làm chủ yếu là trong
các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước trên các lĩnh vực: nông - lâm - ngư nghiệp và
xây dựng, một số khác tham gia trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dịch vụ.
+ Đại diện nhà tuyển dụng thanh niên nông thôn Hà Nội: số lượng: 180 đơn
vị, đối tượng cụ thể: Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trưởng phòng Hành
chính - Nhân sự, Giám đốc/Phó Giám đốc nhân sự, Thủ trưởng các đơn vị... hoặc các
đồng chí được phân công phụ trách công tác tuyển dụng nhân sự. Trong 180 đơn vị
tham gia khảo sát thông tin có 73 doanh nghiệp tư nhân, 72 đơn vị, tổ chức nhà nước

còn lại là 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chủ yếu trên các lĩnh vực:
nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giáo dục đào tạo và ngành dịch vụ. Quy mô của
các đơn vị: quy mô nhỏ (< 50 người) chiếm tỷ lệ 48,3%, quy mô vừa (từ 50 -100

6


người) chiếm tỷ lệ 27,8%, quy mô lớn (100 – 300 người) chiếm tỷ lệ 18,3% và trên
300 người chiếm tỷ lệ 5,6%.
+ Cán bộ quản lý tại địa bàn nông thôn Hà Nội: số lượng: 25 cán bộ (17 cấp
huyện và 8 cấp xã); đối tượng cụ thể: Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng/Phó
phòng lao động thương binh và xã hội và Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách mảng
văn hóa - xã hội.
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
(i) Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về việc làm và chính sách việc
làm đối với thanh niên nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế gắn với đô thị hóa
nông thôn; xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu việc làm cho thanh niên nông thôn
với những nhân tố tác động. Cách thức đo lường quy mô, cấu trúc và chất lượng việc
làm của thanh niên nông thôn gắn với quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế đặt trong bối
cảnh yêu cầu hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời phân tích thị trường
lao động và các thể chế thị trường lao động tại khu vực nông thôn, nhất là trong
điều kiện đô thị hóa nhanh như ở Hà Nội.
(ii) Đánh giá thực trạng về quy mô, cơ cấu, chất lượng việc làm thanh niên
nông thôn Hà Nội dưới tác động của các yếu tố thể chế, cung, cầu và kết nối cungcầu để chỉ ra những bất cập, thách thức và nguyên nhân.
(iii) Trên cơ sở phân tích bối cảnh, yêu cầu phát triển của Hà Nội, luận án đã
phân tích những cơ hội và thách thức đối với việc làm cho thanh niên nông thôn;
đồng thời đưa ra những quan điểm, các giải pháp, chính sách thúc đẩy tạo việc làm
cho thanh niên nông thôn Hà Nội trong thời gian tới.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Về mặt lý luận, luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận việc làm (quy

mô, cơ cấu và chất lượng), thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm cho
thanh niên nông thôn trong quá trình CNH và HĐH, từ đó cung cấp những tiền đề
khoa học quan trọng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề việc
làm cho thanh niên nông thôn ở những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nói
riêng. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của chính sách nhà nước trong

7


việc nâng cao tính năng động, tự chủ của thanh niên nhằm tự giải quyết việc làm
cho bản thân, gia đình và có tác động lớn tới đời sống của người dân nông thôn;
nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của quá trình hội nhập gắn với đô thị hóa nông
thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy thanh
niên nông thôn khởi nghiệp và tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp, tạo thu nhập cao
hơn và cơ hội việc làm tốt hơn cho mình.
Về mặt thực tiễn, từ những phân tích số liệu về thị trường lao động và việc
làm, kỹ năng của thanh niên khu vực nông thôn, các chính sách tạo việc làm và phát
triển doanh nghiệp của cả nước và Hà Nội, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến
nghị chính sách và các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội để giải quyết
việc làm cho thanh niên nông thôn theo hướng hoàn thiện thể chế chính sách, cải
thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, nâng cao vốn nhân lực và tính năng động sáng tạo
để có việc làm đầy đủ, năng suất, thu nhập cao; thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và đô thị hóa nông thôn như là những động lực quan trọng nhằm tạo việc làm
cho thanh niên nông thôn và nâng cao đời sống người dân khu vực nông nghiệp,
nông thôn.
7. KẾT CẤU LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về việc làm cho thanh niên nông thôn

Chương 2: Cơ sở khoa học về việc làm cho thanh niên nông thôn
Chương 3: Thực trạng việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Hà Nội
Chương 4: Giải pháp việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Hà
Nội, giai đoạn đến năm 2025

8


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LÀM
CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN
1.1. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan có thể chia thành 3
nhóm, đó là các nghiên cứu về việc làm nói chung, các nghiên cứu về lao động việc
làm tại khu vực nông thôn và các nghiên cứu về việc làm của thanh niên.
1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết việc làm
Nghiên cứu về việc làm thường được các tác giả nước ngoài đề cập đến trong các
lý thuyết kinh tế của mình trong mối quan hệ với thị trường và Nhà nước:
* John Moynard Keynes trong General Theory on Employment, Interes and
Money (1936). Tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt là Lý thuyết tổng quát về việc
làm, lãi suất và tiền tệ. Về cơ bản học thuyết Keynes xem xét việc xác định sản
lượng quốc dân và việc làm trên cơ sở tổng mức cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ
và một nền kinh tế có tiềm năng sản xuất trong điều kiện cụ thể về nguồn lực và
công nghệ của chính nó. Giải pháp nhằm làm giảm hoặc loại trừ thất nghiệp của
Keynes là: tăng tổng cầu thông qua việc tăng trực tiếp chi tiêu của chính phủ hoặc
thông qua các chính sách của Chính phủ khuyến khích gián tiếp đầu tư tư nhân (lãi
suất cho vay thấp, trợ giá cho đầu tư, giảm thuế...). Nhưng mô hình việc làm của
Keynes có một số hạn chế: Một là nó được dựa trên những giả định không thật đúng

với các nước đang phát triển, nguồn lực chính phủ hạn chế; Hai là việc tạo thêm
công ăn việc làm cho khu vực thành thị bằng cách tăng mức tổng cầu sẽ có thể thu
hút thêm nhiều di cư từ các vùng nông thôn bỏ ra thành thị kiếm sống, gây áp lực
lên công tác quản lý đô thị1.
* Mô hình “hai khu vực cổ điển” của A.Lewis giải thích mối quan hệ giữa
nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng. Mô hình nghiên cứu sự di
chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Trong khu vực
1

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB ĐHKTQD 2014.

9


nông nghiệp, năng suất lao động và thu nhập của người lao động nông nghiệp thấp,
lượng lao động trong xã hội ngày càng tăng nên có sự di chuyển nguồn lao động dư
thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Chính vì khu vực nông
nghiệp mang tính trì trệ nên cần giảm dần quy mô và tỷ trọng đầu tư, thay vào đó,
cần xây dựng và đầu tư vào khu vực công nghiệp để thu hút người lao động. Mô
hình được đề ra dựa trên các giả định: (1) Tỷ lệ lao động thu hút sang khu vực công
nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn tích lũy ở khu vực này (thâm dụng vốn, hoặc đầu tư
nơi khác); (2) Khu vực thành thị không có thất nghiệp; (3) Có thể giải quyết việc
làm cho người lao động ở nông thôn mà không cần phải chuyển ra thành phố; (4)
Tiền lương công nghiệp không tăng (thực tế vẫn tăng do nhu cầu về lao động có tay
nghề và áp lực từ các tổ chức công đoàn)2.
* Mô hình kinh tế tân cổ điển coi công nghệ là yếu tố trực tiếp quyết định
tăng trưởng và giúp tối đa hóa lợi nhuận. Đối với khu vực nông nghiệp, nếu áp dụng
các tiến bộ công nghệ, lao động có thể cải thiện, nâng cao chất lượng ruộng đất,
giúp tăng cả về chất lượng và số lượng sản phẩm. Đầu tư làm tăng năng suất nông
nghiệp khiến việc dịch chuyển lao động khỏi nông nghiệp không làm tăng giá nông

sản, do đó để tránh bất lợi nên đầu tư vào cả nông nghiệp ngay từ đầu. Đối với khu
vực công nghiệp, việc áp dụng các tiến bộ công nghệ dẫn đến chủng loại và chất
lượng sản phẩm làm ra ngày càng tăng, vì vậy, các chủ lao động phải trả tiền công
cho người lao động cao hơn. Điều này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn công
nghệ phù hợp (công nghệ sử dụng nhiều vốn hay công nghệ sử dụng nhiều lao
động). Theo mô hình này, việc hình thành việc làm thường là sự tác động đồng thời
của ba yếu tố: (1) nhu cầu thị trường; (2) yếu tố cần thiết để sản xuất ra sản phẩm,
dịch vụ: sức lao động (sức lực và trí lực), công cụ sản xuất, đối tượng lao động; (3)
môi trường xã hội xét cả góc độ kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội3.
* Mô hình Harry T. Oshima. Harry T.Oshima là nhà kinh tế người Nhật, ông
nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các

2
3

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB ĐHKTQD 2014.
Như trên.

10


nước Châu Á so với các nước Âu - Mỹ, đó là nền nông nghiệp có tính thời vụ cao. Ông
đồng ý với Lewis rằng khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng theo ông thì
điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra, đặc biệt là lúc thời vụ căng thẳng thì khu vực
nông nghiệp còn thiếu lao động. Oshima đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước
nhằm tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm cho người lao động. Theo mô hình
này, các nội dung hỗ trợ tạo việc làm chủ yếu là: Thứ nhất, tạo việc làm cho lao động
nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa sản xuất
nông nghiệp, xen canh, tăng vụ, trồng thêm rau quả, mở rộng chăn nuôi, trồng cây lâm
nghiệp. Để nâng cao năng suất trong nông nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ phát triển hệ

thống tưới nước, vận tải nông thôn, giáo dục và điện khí hóa nông thôn; cải tiến các tổ
chức dịch vụ, tổ chức tín dụng; tăng xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ, nhập khẩu máy
móc phục vụ nông nghiệp. Thứ hai, Nhà nước cần hướng tới tạo việc làm đầy đủ cho
lao động bằng cách đầu tư phát triển đồng thời nông nghiệp và công nghiệp (theo chiều
rộng) như: phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để GQVL; phát triển ngành
công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa; phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp (nông
cụ cải tiến); phát triển ngành công nghiệp sản xuất phân bón, giống và các yếu tố đầu
vào; phát triển logistic đồng bộ từ khâu sản xuất, vận chuyển, bán hàng; phát triển nông
nghiệp tạo nhu cầu tăng quy mô công nghiệp và dịch vụ4.
1.1.2. Nghiên cứu lao động, việc làm khu vực nông thôn
Tuan Francis, Somwaru Agap, Diao Xinshen trong cuốn "Lao động nông
thôn di cư, đặc điểm và mô hình việc làm - Nghiên cứu dựa trên điều tra nông nghiệp
Trung Quốc" cho rằng quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc và
sự gia tăng năng suất trong nông nghiệp hàm ý rằng những lao động nông thôn sẽ
được thu hút vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Kết quả là họ sẽ có nhiều
cơ hội để tăng thu nhập phi nông nghiệp. Công trình này tập trung nghiên cứu cấu
trúc lực lượng lao động nông thôn và những đặc điểm của lao động nông thôn để
đánh giá tiềm năng di cư lao động nông thôn vào các lĩnh vực phi nông nghiệp.
Công trình phân tích thị trường lao động nông thôn Trung Quốc dựa trên điều tra
4

A.Silem, Bách khoa toàn thư về Kinh tế học và Khoa học quản lý, NXB Lao động- Xã hội 2002.

11


dân số nông nghiệp Trung Quốc lần thứ nhất, với những đặc điểm nhân khẩu học
của lực lượng lao động nông thôn, tính liên kết giữa các loại công việc, nơi làm việc
và di cư lao động của lao động nông thôn. Dựa trên sự phân bổ nhân khẩu học của
lực lượng lao động nông thôn, các tác giả đã tìm ra được mối liên hệ giữa lao động

nông thôn với việc phân bổ các nguồn lực khác, đặc biệt là quỹ đất đai ngày càng
hạn chế, từ đó áp dụng kỹ thuật logit polytomous tổng quát để phân tích các mô
hình sử dụng lao động nông thôn và dự báo quá trình di cư lao động nông thôn.
Ren Mu, Dominique van de Walle trong cuốn Left Behind to Farm?
Women’s Labor Re-Allocation in Rural China chứng minh rằng sự chuyển đổi công
việc và di cư lao động trong quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc
diễn ra rất mạnh mẽ, song có vấn đề tồn tại là sự phân bổ lại lao động nông nghiệp
truyền thống đối với những người phụ nữ nông thôn. Báo cáo nghiên cứu phương
thức làm việc và phân bổ thời gian của những người phụ nữ không di cư nhưng chịu
ảnh hưởng bởi sự di cư của những người thân trong gia đình. Thực tế cho thấy,
những người phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn đang phải làm nhiều công việc đồng áng
hơn trước và điều này diễn ra trong thời gian dài chứ không chỉ là tạm thời đảm
nhiệm. Trong khi đó, đối với những người đàn ông bị bỏ lại ở nông thôn thì không
gặp phải trường hợp này. Các chuyên gia kinh tế đã đặt câu hỏi về mô hình thu nhập
tổng hợp của hộ gia đình dựa trên những bằng chứng thực nghiệm, những khả năng
phát sinh có thể đi kèm với các hiệu ứng phân phối trong các hộ gia đình trong quá
trình phát triển kinh tế tổng thể.
Đối tượng nghiên cứu của công trình này là những phụ nữ nông thôn không
di cư, phương cách làm việc, phân bổ thời gian lao động và sức khỏe của họ bị ảnh
hưởng khi sống trong gia đình có người di cư. Tìm hiểu về vấn đề này có ý nghĩa
quan trọng đối với tăng trưởng chung và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Những cải thiện hay hỗ trợ người phụ nữ trong việc cung cấp các dịch vụ công cho
trẻ em và chăm sóc người cao tuổi có thể giúp làm giảm bớt gánh nặng của công
việc đồng áng đối với những người phụ nữ này. Dịch vụ khuyến nông có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với phụ nữ có học vấn và kiến thức về nông nghiệp thấp trong

12


các gia đình có người di cư. Ngoài ra những chính sách xóa đói, giảm nghèo thông

qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tín dụng, việc làm phi nông nghiệp và mạng
lưới an sinh xã hội an toàn cũng sẽ giúp những người phụ nữ này có cuộc sống tốt hơn.
Jennifer Cheung trong bài viết China’s Inland Growth Gives Rural Laborers
More Opportunities Near Home khẳng định rằng các khu vực kinh tế nội địa Trung
Quốc đang trên đà phát triển trong khi các vùng duyên hải có xu hướng bão hòa
khiến cho lao động di cư của Trung Quốc có xu hướng tính đến những cơ hội việc
làm ở gần nhà hơn.
Tứ Xuyên, một tỉnh của Trung Quốc vốn được mệnh danh là nơi xuất khẩu
lao động nông thôn đã có tình trạng người lao động nông thôn làm việc ở nhà ngày
càng nhiều hơn. Sáu tháng đầu năm 2012, đã có 10,9 triệu lao động nông thôn Tứ Xuyên
làm việc ở trong tỉnh, tăng 23,7% so với năm trước và 10,1 triệu lao động nông thôn
di cư khỏi tỉnh, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Điều này đã trở thành một xu hướng mới
của người lao động: “ly nông bất ly hương”.
Bài báo phân tích quan điểm của những người lao động nông thôn đã trở về
nhà sau nhiều năm di cư cho rằng hiện nay, với sự phát triển kinh tế của những khu
vực nội địa cung cấp đã làm giảm đáng kể khoảng cách thu nhập của lao động di cư
với lao động làm việc gần nhà. Thêm nữa, với việc làm gần nhà, các lao động nông
thôn có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình của mình. Sự trở về của các lao động
di cư cũng khiến cho những người lao động ở lại các khu vực thành thị và các khu
công nghiệp có nhiều lợi thế hơn khi thương lượng về mức lương với những ông
chủ sử dụng lao động. Trong nửa đầu năm 2012, tiền lương công nhân đã tăng 15%,
nhanh hơn so với lao động thành thị.
Không chỉ lao động di cư bị thu hút bởi cơ hội việc làm gần nhà, mà ngay
chính họ - những người lao động đã từng di cư cũng có thể thành lập các doanh
nghiệp mới trên địa bàn tỉnh với các kỹ năng và kinh nghiệm thu được từ nhiều năm
làm việc tại các tỉnh ven biển.
Arnab K. Basu trong Impact of Rural Employment Guarantee Schemes on
Seasonal Labor Markets: Optimum Compensation and Workers’ Welfare cho rằng

13



việc ban hành Đạo luật quốc gia về Bảo lãnh việc làm nông thôn ở Ấn Độ được ca
ngợi như một chính sách cung cấp một mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo
nông thôn để tăng thu nhập, ổn định sản xuất nông nghiệp và làm giảm tốc độ di cư
từ nông thôn ra đô thị. Bài báo phân tích tác động của Chương trình đảm bảo việc
làm trong bối cảnh của một nền kinh tế nông nghiệp đặc trưng bởi lao động thất
nghiệp theo mùa vụ như một hệ quả của hợp đồng ràng buộc lao động. Dựa trên
những kết quả kiểm tra lao động và sản lượng đáp ứng thị trường để có thể thực
hiện đề án “Bảo lãnh việc làm cho lao động nông thôn và xác định việc bồi thường
cho người lao động phù hợp với các mục tiêu”: hiệu quả sản xuất trong nông
nghiệp, phúc lợi tối đa hóa của người lao động.
Jonna Estudillo và các cộng sự trong Labor market, occupational choice, and
rural poverty in four Asian countries đã khám phá những cơ chế cơ bản trong thị
trường lao động nông thôn dẫn đến tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo ở các vùng
nông thôn của Philippines, Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka. Việc gia tăng thu
nhập phi nông nghiệp, trong đó tăng thu nhập từ việc làm chính thức, được xem là
một động lực quan trọng của tăng trưởng thu nhập và giảm nghèo. Vì vậy, để giảm
đói nghèo ở nông thôn, các chính phủ cần phải có chính sách nhằm tạo ra nhiều việc
làm chính thức, vì vấn đề chất lượng công việc có tác động lớn trong việc cải thiện
mức sống của người lao động nông thôn.
1.1.3. Nghiên cứu việc làm của thanh niên và thanh niên nông thôn
Từ sau năm 1970 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới nhờ tiếp cận
kịp thời với những tiến bộ khoa học và công nghệ nên đã đạt được những thành tựu
khá rực rỡ trong quá trình CNH, HĐH và phát triển KT- XH của đất nước, trong đó
nổi bật là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Sự phát triển nhanh chóng đó cũng đồng
thời buộc người lao động phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Người lao động nào (kể cả già và trẻ) không theo kịp được sự biến đổi
của công nghệ sẽ bị loại ra khỏi quá trình hoạt động của nền kinh tế, trở thành
những người thất nghiệp; đây là áp lực rất lớn đối với lao động thanh niên. Chính vì

thế, từ năm 1980 trở đi đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lao động

14


×