Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của BIẾN đổi KHÍ hậu, cấu TRÚC sở hữu lên HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của các CÔNG TY PHÁT điện tại VIỆT NAM tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
__________________________

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU,
CẤU TRÚC SỞ HỮU LÊN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CÔNG TY PHÁT ĐIỆN TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 9340101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 01 NĂM 2019


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM:
Người hướng dẫn khoa học:

Phản biện 1: ....................................................................................................................
........................................................................................................................................
Phản biện 2: ....................................................................................................................
........................................................................................................................................
Phản biện 3: ....................................................................................................................
........................................................................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: ...................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Vào hồi…………………. giờ……….ngày ……….tháng……….năm……….
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: .............................................................................




1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Bối cảnh và lý do nghiên cứu
1.1.1 Diễn biến của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỷ
21 và các thế kỷ tiếp theo. Theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên
và môi trường thực hiện năm 2016 cho thấy diễn biến thời tiết ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của BĐKH, tính từ
năm 1958, trung bình 10 năm nhiệt độ tăng thêm 0,10C, trung bình giai đoạn 1958 – 2014 nhiệt độ đã tăng
thêm 0,60C. Nhiệt độ trung bình trong 20 năm gần đây tăng 0,380C so với thời kỳ 1981 – 1990 trước đó, cùng
với hiện tượng hạn hán trong mùa khô xảy ra thường xuyên hơn, và số lượng bão mạnh có xu hướng tăng. Với
diễn biến như vậy, kịch bản dự đoán rằng vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ sẽ tăng từ 1,9 đến 2,40C ở phía Bắc, và
1,7 đến 1,90C ở phía Nam trong điều kiện khả quan, và tăng lần lượt từ 3,3 đến 4,00C và 3,0 đến 3,50C ở phía
Bắc và phía Nam trong điều kiện khí hậu bất lợi hơn, với nhiệt độ cực trị có xu hướng tăng rõ rệt.
BĐKH cũng là nỗi lo của từng ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố
thiên nhiên mà trong đó ngành điện là một ví dụ điển hình. Chiến lược quốc gia về BĐKH của Việt Nam
(2011) nhấn mạnh, BĐKH có thể làm tài nguyên nước thêm nguy cơ suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất thủy điện. Mideksa & Kallbekken (2010) cho rằng với sự gia tăng nhiệt độ trung bình ở hầu
hết các khu vực trên thế giới và sự thay đổi lượng mưa, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cùng với mực
nước biển dâng,… tác động lên cả phía cung và phía cầu năng lượng. Một nghiên cứu khác của Wang và các
tác giả (2014) cho thấy lượng mưa giữ vai trò quan trọng đối với thủy điện ở Trung Quốc. Như vậy, có thể
thấy rằng BĐKH có ảnh hưởng đến sản lượng điện tại các nhà máy điện nói chung, và do đó có thể ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của công ty phát điện.
1.1.2 Việt Nam – điển hình của nền kinh tế chuyển đổi
Theo WB “chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ
một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình thấp”. Trong giai đoạn 1993
– 2012, Việt Nam đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể trong cung cấp dịch vụ thiết yếu cho người dân,
đặc biệt đến thời điểm cập nhật tháng 4/2018, có đến trên 99% người dân Việt Nam đã có điện thắp sáng, trong

khi cách đây 20 năm tỷ lệ này chỉ ở mức 14%.
Từ năm 2009, ngành điện Việt Nam đã bắt đầu thay đổi từ phát điện độc quyền sang phát điện cạnh
tranh, đánh dấu sự đổi mới trong cấu trúc thị trường ngành điện (phụ lục 1 giới thiệu về lộ trình phát triển thị
trường điện tại Việt Nam). Thị trường phát điện cạnh tranh đã tạo điều kiện cho các công ty tư nhân gia nhập
ngành. Đây cũng là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới.
1.1.3 Các nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến công ty phát điện
Cùng với BĐKH, trong hai thập kỷ gần đây, có một xu hướng đáng quan tâm khác trong ngành điện
tại nhiều quốc gia trên thế giới là sự dịch chuyển từ hệ thống phát điện độc quyền sang phát điện cạnh tranh.
Hầu hết các nghiên cứu trước đây về BĐKH được thực hiện ở các quốc gia có thị trường phát điện có sự tham
gia của nhiều công ty tư nhân như các quốc gia Châu Âu hay Mỹ với các nghiên cứu điển hình như của
Hamilton (1995); Klassen & McLaughlin (1996); Khanna và các tác giả (1998); Cho & Patten (2007); Artiach
và các tác giả (2010); Eleftheriadis và các tác giả (2012). Trong khi đó tại các nền kinh tế mới nổi như Trung
Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, các công ty năng lượng có sở hữu chi phối của nhà nước chiếm đến
2/3 sản lượng của ngành (Rajavuori, 2016) lại chưa có nhiều nghiên cứu tranh luận. Việt Nam cũng là trường
hợp điển hình, tỷ lệ sở hữu nhà nước (SHNN) tại 32 công ty phát điện đang niêm yết trên thị trường chứng
khoán ở mức trung bình 45% - 52%. Các tác động của BĐKH xảy ra trên phạm vi toàn cầu, nhưng ứng phó
với BĐKH có thể tùy theo nhận thức và hành động của mỗi quốc gia và mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh cổ phần
hóa công ty phát điện, thị trường phát điện cạnh tranh cũng đã hình thành ở nhiều nước như Trung Quốc,
Brasil; trong giai đoạn từ 2006-2014, Việt Nam cũng thực hiện vận hành thị trường phát điện cạnh tranh. Do
vậy, việc thiếu vắng các nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến hiệu quả kinh doanh (HQKD) các công ty
phát điện ở các nền kinh tế mới nổi là khoảng trống nghiên cứu cần được bổ sung.


2

Với vai trò điều tiết của SHNN trong ứng phó với BĐKH, Clò và các tác giả (2017) là các nhà khoa
học tiên phong chỉ ra bằng chứng khoa học cho vấn đề này. Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện với mẫu
nghiên cứu các công ty ở các quốc gia Châu Âu và dựa trên dữ liệu phát thải khí nhà kính của các công ty phát
điện. Tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, chưa có các nghiên cứu thảo luận chuyên sâu
chủ đề này.

1.1.4 Các vấn đề đặc thù khác ở Việt Nam
Theo tìm hiểu của tác giả cho đến nay, các nghiên cứu lượng hóa ảnh hưởng của BĐKH đến HQKD
của các công ty nói chung và các công ty phát điện nói riêng ở Việt Nam còn khá hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu
mức độ của sự ảnh hưởng này là một đề tài đáng quan tâm.
Mặc dù thị trường phát điện cạnh tranh đã được hình thành, nhưng vấn đề SHNN đã tồn tại từ nhiều
năm và có thể đã đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty phát điện. Với
những điểm mạnh của mình, vốn nhà nước có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với với các công ty phát
điện tư nhân được hình thành từ khi có thị trường phát điện cạnh tranh. Tuy nhiên, căn cứ trên nhiều nghiên
cứu trong và ngoài nước, thành phần SHNN đôi khi lại là tác nhân kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Vậy thì đối với một ngành mà yêu cầu vốn đầu vào là rất lớn, thời gian hoàn vốn dài thì sự can thiệp của thành
phần sở hữu nhà nước sẽ là động lực thúc đẩy kết quả kinh doanh của các công ty phát điện hay lại là trở ngại?
Đây là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của người dân, nhà quản trị doanh nghiệp và nhà hoạch định chính
sách. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu định lượng chuyên sâu cho vấn đề nêu trên. Do đó, khoảng trống nghiên
cứu này cần phải có sự bổ sung phù hợp.
Áp lực cạnh tranh lớn hơn có thể thúc đẩy các nhà quản trị công ty phát điện thay đổi chiến lược quản
trị để nâng cao hiệu quả hoạt động và giữ thị phần. Tuy đã bắt đầu đổi mới và mở rộng kêu gọi đầu tư từ bên
ngoài, sở hữu nhà nước vẫn còn rất phổ biến tại các công ty phát điện ở Việt Nam. Liệu sự sở hữu này của nhà
nước có ảnh hưởng đến HQKD của các công ty phát điện hay không là một câu hỏi nghiên cứu thú vị và chưa
được giải đáp thấu đáo.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, bài nghiên cứu này sẽ phân tích và cung cấp những bằng chứng
khoa học lượng hóa mức độ ảnh hưởng của BĐKH, cấu trúc sở hữu cùng một số yếu tố khác như cấu trúc vốn,
mức chi tiêu vốn,… đến hiệu quả hoạt động công ty phát điện. Nghiên cứu cũng phân tích vai trò của SHNN
trong các công ty phát điện có giúp các công ty này giảm nhẹ tác động của BĐKH hay không. Nghiên cứu
cũng tìm kiếm các gợi ý chính sách vĩ mô và các giải pháp giúp nâng cao HQKD của công ty phát điện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là tìm các bằng chứng khoa học về các yếu tố tác động đến HQKD
các công ty phát điện trong thị trường phát điện canh tranh ở quốc gia chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang
thị trường cạnh tranh. Trong các yếu tố tác động, nghiên cứu phân tích chuyên sâu các mối quan hệ: (1) Kiểm
định ảnh hưởng BĐKH đến HQKD; (2) Kiểm định ảnh hưởng của SHNN đến HQKD; (3) Kiểm định vai trò
điều tiết của sở hữu nhà nước khi thực hiện ứng phó với BĐKH tại các công ty phát điện ảnh hưởng đến

HQKD; (4) Đề xuất một số hàm ý chính sách đối với các cấp quản lý của các công ty phát điện, các đơn vị đối
tác, các nhà đầu tư vào các công ty phát điện và các cơ quan quản lý nhà nước của ngành điện Việt Nam, đặt
trong bối cảnh Việt Nam đang hình thành và phát triển thị trường điện và dưới sự tác động của BĐKH.
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Tác giả lựa chọn các công ty phát điện ở Việt Nam để thực hiện chọn mẫu nghiên cứu. Các dữ liệu đo
lường HQKD được xác định dựa trên dữ liệu báo cáo tài chính. Do vậy, mẫu nghiên cứu bao gồm các công ty
phát điện đang niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam.
Đối với phương pháp khảo sát chuyên gia, tác giả tham vấn ý kiến các chuyên gia hàng đầu trong
ngành năng lượng ở Việt Nam.
Từ câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được quan tâm bao gồm HQKD các công ty phát điện
và các yếu tố tác động lên HQKD các công ty này.


3

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dựa trên mô hình định lượng và phương pháp phỏng vấn
sâu các chuyên gia.
Trên cơ sở lý thuyết và thừa kế các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu đề xuất mô hình phân
tích định lượng tác động của cấu trúc sở hữu và BĐKH và các yếu tố khác đến HQKD các công ty phát điện
ở Việt Nam dưới dạng hàm số đa biến. Trong đó, biến phụ thuộc là các biến đại diện cho biến HQKD bao gồm
ROA, ROE, giá vốn hàng bán/doanh thu và Tobin’Q. Các biến độc lập bao gồm BĐKH, tỷ lệ sở hữu vốn của
nhà nước, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ thanh toán hiện hành, chi tiêu vốn, quy mô công ty. Dữ liệu mô hình định lượng
thu thập dưới dạng dữ liệu bảng. Dạng dữ liệu này có nhiều ưu điểm khi giải quyết vấn đề bỏ sót các biến
không quan sát được và khắc phục hạn chế mẫu nhỏ nếu phân tích riêng lẻ theo từng công ty.
Với dữ liệu bảng, nghiên cứu áp dụng phương pháp ước lượng đơn phương trình theo mô hình tác
động cố định – FEM (Fixed effects model) và phương pháp ước lượng hệ phương trình theo mô hình GMM
hệ thống. Ngoải ra, để làm sáng tỏ các vấn đề phát sinh từ kết quả nghiên cứu, phương pháp phỏng vấn chuyên
gia cũng được sử dụng. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn các chuyên gia bao gồm các nhà khoa học công tác
tại các trường đại học, viện nghiên cứu, đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống điện, các nhà quản trị của các công ty

phát điện lớn ở Việt Nam và các nhà hoạch định chính sách tại Bộ Công thương.
1.5. Các đóng góp mới của nghiên cứu
Nghiên cứu này cung cấp các bằng chứng thực nghiệm mới nhất về tác động của BĐKH và vai trò
điều tiết của sở hữu nhà nước đến HQKD các công ty phát điện ở Việt Nam. BĐKH được đại diện bởi chỉ tiêu
chênh lệch lượng mưa và nhiệt độ trung bình năm so với trung bình của 50 năm trước đó, HQKD được đo
lường qua các chỉ tiêu ROA, ROE, chi phí giá vốn trên doanh thu và Tobin’Q. Ngoài sử dụng mô hình thực
nghiệm, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên cứu.
i.
BĐKH tác động có tác động đến HQKD công ty phát điện. Tùy theo thang đo HQKD và biến đại
diện cho BĐKH, mối quan hệ này có thể cùng chiều hoặc ngược chiều.
ii.
Đối với ngành mà yêu cầu vốn đầu vào là rất lớn, thời gian hoàn vốn dài thì sự can thiệp của thành
phần sở hữu nhà nước sẽ làm giảm HQKD của công ty phát điện. Và việc thực hiện cổ phần hóa
trong khâu phát điện có thể làm giảm các vấn đề chi phí đại diện và tạo cạnh tranh bình đẳng giữa
các công ty phát điện. Tuy nhiên nếu cố gắng thực hiện hoặc giảm tỷ lệ sở hữu hoặc cắt giảm chi
phí đại diện một cách đơn lẻ có thể biện pháp này không làm tăng HQKD.
iii.
Khi mở cửa lĩnh vực kinh doanh phát điện cho tư nhân tham gia, và thúc đẩy phát triển công
nghiệp, Việt Nam có thực hiện vai trò điều tiết giúp kiểm soát BĐKH nhằm giảm tác động bất lợi
của BĐKH. Trái ngược với nghiên cứu trước, các bằng chứng ở Việt Nam cho thấy các công ty
có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao đi cùng với việc thực hiện các biện pháp ứng phó BĐKH có thể có
HQKD cao hơn, do có cơ hội tiếp cận vốn ưu đãi hơn các công ty tư nhân.
iv.
Đề xuất một số hàm ý chính sách đối với các cấp quản lý của các công ty phát điện, các đơn vị đối
tác, các nhà đầu tư vào các công ty phát điện, các cơ quan quản lý nhà nước ngành điện, đặt trong
bối cảnh Việt Nam đang hình thành, phát triển thị trường điện và dưới sự tác động của BĐKH.
1.6. Kết cấu nghiên cứu
 Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu, giới thiệu lý do thực hiện nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, những điểm mới của nghiên cứu và kết cấu của luận án.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, nêu các cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực

nghiệm liên quan đến câu hỏi nghiên cứu.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trình bày phương pháp ước lượng mô hình thực nghiệm và các
vấn đề liên quan đến thu thập ý kiến chuyên gia.
 Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu, trình bày các kết quả thu thập dữ liệu và kết quả thu được từ
ước lượng mô hình thực nghiệm, kết quả phỏng vấn các chuyên gia.
 Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị, tổng kết các kết quả chính của nghiên cứu và nêu các kiến nghị
để xây dựng chính sách và các biện pháp nâng cao HQKD của công ty phát điện.


4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trong lĩnh vực kinh doanh, với cách hiểu thông thường hiệu quả kinh doanh là tỷ số giữa kết quả đầu
ra thu được từ kinh doanh và yếu tố đầu vào để vận hành hoạt động kinh doanh. Trong nghiên cứu hàn lâm,
các nhà nghiên cứu thảo luận nhiều đến vấn đề làm thế nào để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hay các biểu
hiện kinh doanh có hiệu quả. Adam Smith (1776) cho rằng HQKD là kết quả đạt được trong hoạt động kinh
tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Hoặc hiệu quả hoạt động kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm
của kết quả và phần tăng thêm của chi phí (Marshall 1920).
Trong nước, nhiều nghiên cứu cũng có chung quan điểm khi cho rằng HQKD được phản ánh thông
qua tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo Nguyễn Văn Tạo (2004), ngoài
chỉ tiêu kết quả đầu ra so với yếu tố đầu vào, HQKD còn được hiểu là mức độ hoàn thành mục tiêu đã đặt ra,
và nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng
nguồn lực như thế nào. Hoặc, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả của mục tiêu hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh (Bùi Thanh Phong 2010).
Tuy có nhiều cách khác nhau để phản ảnh khái niệm HQKD của công ty nhưng hầu hết các nghiên
cứu trong và ngoài nước đều hàm ý HQKD là việc nhà quản trị sử dụng các nguồn lực giới hạn để đạt hiệu
quả mong muốn cao nhất trong kinh doanh. HQKD thường gắn liền với các mục tiêu kinh tế cụ thể.
Để đo lường HQKD, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều chỉ tiêu khác nhau, nhưng phổ biến và được

sự đồng thuận thường có các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lợi trên tài sản
(ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngoài cách gọi HQKD, trong nghiên cứu thực nghiệm một
số tác giả gọi trực tiếp HQKD bằng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (ROA, ROS hay ROE). Do vậy hiệu quả tài
chính trong trường hợp này chính là HQKD của công ty. Các tác giả như Freedman và Jaggi (2005), Brammer
và Pavelin (2006), Gallego-Alvarez (2010) và Bewli và Li (2000) đã sử dụng chỉ tiêu ROA để phân tích mối
quan hệ giữa yếu tố môi trường với HQKD các công ty; Liu và Anbumzhi (2009) và Zhang và các tác giả
(2008) sử dụng chỉ tiêu ROE để phân tích HQKD các công ty trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc. Trong
khi Prado-Lorengo (2001) sử dụng đồng thời ROA và ROE để đo lường HQKD của các công ty. Clarkson và
các tác giả (2008), Nakao và các tác giả (2007) sử dụng cả hai chỉ số ROA và Tobin’Q để đại diện khi phân
tích HQKD các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp gây ô nhiễm ở Mỹ và Nhật Bản.
Tại Việt Nam, trong các văn kiện của Đảng cũng xem chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn là tiêu chuẩn
quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII, 1996). Chỉ tiêu ROA và ROE cũng được nhiều tác giả sử dụng để đo lường HQKD các công ty lĩnh
vực công nghiệp và bất động sản như Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), Mai Văn Nam, Nguyễn
Quốc Nghi (2011), Võ Xuân Vinh (2014).
Như vậy, thước đo HQKD được sử dụng phổ biến hiện nay là chỉ tiêu ROA và ROE. Luận án cũng sử
dụng các chỉ tiêu này như thước đo chính để đo lường HQKD các công ty phát điện ở Việt Nam. Bên cạnh đó,
các chỉ tiêu để đo lường kết quả kinh doanh khác cũng được dùng để phân tích như giá trị thị trường của công
ty (chỉ tiêu Tobin’Q) và chi phí kinh doanh (giá vốn hàng hàng bán trên doanh thu, COR).
2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiệu quả kinh doanh các công ty phát điện
2.2.1 Khái niệm biến đổi khí hậu
Theo điều 1, Công ước khung về BĐKH của Liên Hợp Quốc (1992): “BĐKH là những biến đổi trong
môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi
hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã
hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Biến đổi khí hậu có thể được thể hiện qua các hiện tượng
thời tiết như: hạn hán, lũ lụt, mưa bão, nước biển dâng, v.v.
Tại Việt Nam, chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH cho rằng “BĐKH là sự biến đổi
của trạng thái khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do quá trình bên trong hoặc do tác động bên ngoài
hoặc do tác động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất” (Bộ Tài

Nguyên Môi Trường 2008). Nghiên cứu này đã sử dụng biến đổi nhiệt độ so với trung bình 50 năm trước đó
để đánh giá BĐKH tại Việt Nam. Một nghiên cứu khác của Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường
do Nguyễn Văn Thắng và các tác giả khác (2010) thực hiện cũng định nghĩa BĐKH với nội dung tương tự.


5

Nghiên cứu này cũng sử dụng mốc những năm 1960 để đánh giá BĐKH ở Việt Nam (tương đương trung bình
50 năm). Nguyễn Đức Huỳnh và Lê Thị Phượng (2016) cũng cho rằng yếu nhiệt độ là mối quan tâm chính liên
quan đến BĐKH.
Với mục tiêu nghiên cứu BĐKH ảnh hưởng đến HQKD của các công ty phát điện ở Việt Nam, việc
lựa chọn chỉ tiêu biến đổi nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình phù hợp với đặc thù của ngành điện và
đảm bảo việc thu thập đầy đủ các dữ liệu để phân tích định lượng thích hợp.
2.2.2 Biến đổi khí hậu như một loại rủi ro trong kinh doanh
Nếu xem quản trị tài chính công ty phát điện như quản trị một danh mục đầu tư, mô hình CAPM do
Markowitz (1959) xây dựng chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi của khoản đầu tư. Trong mô hình
này, rủi ro bao hàm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống tác động đến tất cả các công ty trong
ngành nên BĐKH có thể xem như một loại rủi ro hệ thống mà các công ty ngành điện phải đối diện. Schwartz
(2007) cho rằng BĐKH có thể xảy ra bất ngờ và có thể làm sụp đổ cả thị trường kinh doanh của các công ty
đa quốc gia nếu các công ty không có chính sách ứng phó kịp thời. Esty và Simmons (2011) chỉ ra tất cả các
doanh nghiệp phải đối mặt với “rủi ro sinh thái” (eco-risk) và những rủi ro này có thể làm sụp đổ các công ty
nếu rủi ro không được quản trị đúng mức.
BĐKH đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty cả trực tiếp như làm gia tăng chi
phí kiểm soát khí thải nhà kính và gián tiếp như hoạt động di cư hay thay đổi kênh vận chuyển hàng hóa dịch
vụ của khách hàng hay nhà cung cấp. Một số công ty sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn so với các công ty
khác tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm kinh doanh và chiến lược mà các công ty này sử dụng để ứng phó với
BĐKH (Porter và Reinhardt, 2007; Schwartz, 2007). BĐKH và chính sách giảm khí thải nhà kính tạo ra rủi ro
hệ thống trên nền kinh tế toàn cầu, do ảnh hưởng đến năng lượng và thực phẩm, giá cả, thu nhập quốc dân và
chi phí y tế.
2.2.3 Biến đổi khí hậu tác động đến cung cầu thị trường điện

IPCC (2007b) cho biết lĩnh vực năng lượng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với BĐKH,
trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đạo luật nghiên cứu sự thay đổi toàn cầu của Mỹ năm 1990 cũng chỉ
ra năng lượng là một trong các khu vực có mức độ nhạy cảm lớn đối với BĐKH ở Mỹ. Hai tác động mạnh
nhất đối với thị trường năng lượng là giảm nhu cầu sưởi ấm và tăng nhu cầu làm mát (Smith, 1997; Tol 2002a,
2002b). Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào khác và Việt Nam cũng không phải là trường
hợp ngoại lệ. Chiến lược quốc gia về BĐKH của Việt Nam (2011) cũng nhấn mạnh, BĐKH có thể làm tài
nguyên nước thêm nguy cơ suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất thủy điện. Ngoài việc tác
động đến cung cầu năng lượng, BĐKH còn đặt ra thách thức đối với ngành điện, đặc biệt nhiệt điện chạy bằng
than khi các quốc gia thực hiện chính sách cắt giảm khí thải nhà kính. Thủy điện cũng chịu áp lực tương tự khi
có nhiều nghiên cứu chỉ ra các hồ thủy điện phát thải khí nhà kính đáng kể.
2.2.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu lên nhu cầu về điện
Kết quả nghiên cứu của Benestad (2008) cho thấy ở hầu hết các quốc gia, số lượng ngày nắng chắc
chắn sẽ tăng trong khi số ngày lạnh không chắc tăng lên trong tương lai. Điều đó cho thấy nhu cầu điện dùng
cho làm mát tăng lên trong khi nhu cầu dùng cho sưởi ấm giảm xuống. Nghiên cứu của Considine (2000) cho
thấy ngày nắng có tiêu thụ điện lớn hơn và phát thải khí nhà kính nhiều hơn so với ngày lạnh.
De Cian và các tác giả (2007) nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu 31 quốc gia giai đoạn 1978-2000
để phân tích nhu cầu sử dụng năng lượng bao gồm than đá, khí, dầu và điện thay đổi như thế nào khi nhiệt độ
thay đổi. Kết quả cho thấy với nhiệt độ cao sẽ có mức tiêu thụ năng lượng cao hơn trong suốt mùa hè và mức
tiêu thụ thấp hơn khi mua đông ở các quốc gia lạnh hơn.
Eskeland và Mideksa (2009) phân tích nhu cầu điện ở 31 quốc gia Châu Âu giai đoạn 1995-2005 để
ước tính các thay đổi nhu cầu năng lượng sưởi ấm và làm mát theo kịch bản phát thải khí nhà kính dựa trên
giả định kết hợp sự phát triển kinh tế và công nghệ trong tương lai. Kết quả cho thấy nhiệt độ thay đổi 10C sẽ
thay đổi nhu cầu khoảng 2 kWh/năm/người trong trường hợp ngày nắng (nhu cầu làm mát), khoảng 8
kWh/năm/người trong trường hợp ngày lạnh (nhu cầu sưởi ấm).
Scott và Huang (2007) tìm thấy tại Mỹ với sự gia tăng nhiệt độ 10C, tiêu thụ năng lượng dự kiến sẽ
thay đổi trong khoảng 5%. IPCC (2007a-c) cũng chỉ ra tác động có thể có đối với nhu cầu tiêu thụ điện tại Úc
và New Zealand. Ví dụ, tại New Zealand nếu nhiệt độ mùa đông tăng 10C, nhu cầu điện sẽ giảm 3%.
Mặc dù Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến nhu cầu tiêu thụ điện,
nhưng gần đây Ngô Đức Thành và Phan Văn Tân (2012) khi nghiên cứu xu thế biến đổi của khí tượng trên



6

lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 1961-2007 cho thấy nhiệt độ tăng rõ rệt trên toàn Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
tìm thấy nhiệt độ tăng cao hơn ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Lượng mưa giảm xuống ở khu vực
phía Bắc vĩ tuyến 17 và lượng mưa nhiều hơn ở khu vực phía Nam.
2.2.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn cung về điện và truyền dẫn điện
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn cung thủy điện
Lượng mưa tăng và lưu lượng dòng chảy lớn hơn làm tăng tiềm năng phát điện của các dự án thủy
điện. Tuy nhiên, nếu lưu lượng dòng chảy vượt quá công suất của các hồ thủy điện sẽ tạo ra các hiệu ứng xấu
đối với thủy điện. Barnett và các tác giả (2004) cho thấy sản xuất thủy điện trên sông Colorado – Mỹ có thể
giảm đến 40% vào giữa thế kỷ 21.
Dựa trên kịch bản BĐKH làm tăng gấp đôi nồng độ CO2 trong khí quyển vào năm 2050 so với thời
kỳ tiền công nghiệp, Bye (2008) phân tích ảnh hưởng của BĐKH lên nguồn thủy điện và năng lượng gió ở
Bắc Âu. Tác giả cho rằng dòng chảy sông và tốc độ gió sẽ tăng lần lượt ở mức là 11% và 1% trong giai đoạn
2001-2040, sẽ làm tăng cung cấp năng lượng lên 1,8% so với năm 2001 và giảm 22% giá bán buôn điện.
Nguyễn Minh Bảo (2012) cho biết các nhà máy thủy điện cũng bị ảnh hưởng đáng kể do tác động của
BĐKH. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với năm 2009 đến năm 2030 sản lượng điện trung bình hàng năm của
thủy điện Trị An giảm 1,13% trong khi thủy điện Tuyên Quang và Hủa Na tăng lên lần lượt là 0,56% và 0,21%.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến truyền tải điện
Theo Nguyễn Minh Bảo (2012), khi nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ tác động trực tiếp đến hệ thống
truyền tải điện. Theo đó, nếu BĐKH làm tăng nhiệt độ thêm 10C, tổn thất từ đường dây truyền tải tăng 1%.
Nhiệt độ tăng cao do BĐKH còn tác động đến các máy biến áp, kết quả tính toán cho thấy tổn thất của máy
cũng tương đương với tổn thất từ đường dây truyền tải với mỗi 0C tăng thêm.
Peters và các tác giả (2006) nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đối với truyền tải điện ở Mỹ, ước tính
chi phí trung bình hàng năm của việc gián đoạn cung cấp điện do bão gây ra cho khu vực công cộng và người
dùng xác định trong giai đoạn 1994-2004 lần lượt là 270 triệu USD và 2,5 tỷ USD mỗi năm.
2.2.4 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến suất sinh lợi cổ phiếu
Các nghiên cứu về tài chính gần đây cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa yếu tố khí hậu và suất sinh
lợi của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vì những lý do sau: (1) Công ty có thể thu hút người tiêu dùng

mới về sự khác biệt của sản phẩm có yếu tố thân thiện với môi trường (Arora và Gangopadhyay, 1995); (2)
Việc áp dụng các công nghệ hay kỹ thuật thân thiện với môi trường giúp công ty tránh các rủi ro pháp lý
(Maxwell và Decker, 2006); (3) Đón đầu xu hướng trong tương lai, các công ty đầu tư vào công nghệ sạch dự
kiến có thể tăng sức cạnh tranh với các đối thủ sử dụng các công nghệ lạc hậu phát nhiều khí thải độc hại
(Segerson và Miceli, 1998; Maxwell và các tác giả, 2000); (4) Với công nghệ thân thiện với môi trường các
công ty có thể thu hút nhân sự chất lượng và nâng cao lòng trung thành của nhân viên đối với công ty
(Tietenberg, 1998); (5) Các công ty áp dụng kỹ thuật mới nâng cao hiệu sử dụng yếu tố đầu vào, từ đó tăng
HQKD (Lyon và Maxwell, 2008).
Ngược lại, các nhà nghiên cứu tìm thấy các công ty có hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến môi trường
thường rơi vào tình trạng giảm lợi nhuận (Beatty và Shimshack, 2010).
2.3. Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu nhà nước đến hiệu quả kinh doanh
2.3.1 Sở hữu nhà nước và hiệu quả kinh doanh
Theo trường phái Keynes, nhà nước có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của khu vực tư
nhân thông qua kiểm soát lãi suất, thuế và các dự án công. Trong thực tế, kết quả hoạt động của công ty có
quan hệ mật thiết với cấu trúc sở hữu vì nó là một khía cạnh không thể tách rời của công tác quản trị công ty
(Corporate Governance). Berle và Means (1932) lần đầu tiên nghiên cứu về mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu
và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, và được cụ thể hóa bởi Jensen và Meckling (1976) khi cho rằng cấu
trúc sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu này cho rằng nếu một doanh
nghiệp có các cổ đông lớn sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều nghiên
cứu bác bỏ quan điểm này (Porta, Lopezde-Silanes và Shleifer 1999), dựa trên lý thuyết chi phí đại diện
(agency theory) cho rằng một khi doanh nghiệp sở hữu bởi các cổ đông lớn sẽ có hiện tượng các cổ đông lớn
thu lợi riêng cho họ làm cho doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kém hơn.
2.3.2 Vai trò của sở hữu nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Mayer và Rajavuori (2016) cho biết phần lớn tài sản các công ty năng lượng trên thế giới thuộc SHNN.
Quyền SHNN trong ngành điện đang phổ biến ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước


7

Đông Nam Á, các quốc gia này chiếm hai phần ba sản lượng của ngành, mức này cao hơn nhiều so với các

quốc gia Liên Minh Châu Âu (45%) và Mỹ (20%). Các doanh nghiệp thuộc SHNN có vai trò quan trọng trong
việc thực thi hiệu quả chính sách BĐKH, bởi vì các doanh nghiệp nhà nước kiểm soát phần lớn cổ phần tại
các đơn vị kinh doanh phát thải khí nhà kính cao như các công ty khai thác, tinh chế và phân phối dầu khí và
than, cũng như các công ty sản xuất điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm các doanh nghiệp ngành điện của Clò và các tác giả (2017) tại các
quốc gia Châu Âu, giai đoạn 1990-2012, cho thấy các DNNN ngành điện có tỷ suất sinh lợi thấp hơn so với
mức trung bình khi đảm đương các nhiệm vụ giảm phát thải khí nhà kính. Các DNNN chấp nhận một mức
sinh lợi thấp để cân bằng nhu cầu của xã hội là bảo vệ môi trường.
2.4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh công ty
2.4.1 Cấu trúc vốn
Theo Modigliani và Miller 1958, 1963 (MM) các công ty quan tâm đến lợi ích từ tấm lá chắn thuế để
xác định cấu trúc vốn. MM chỉ ra các nhà quản trị có thể tối đa hóa giá trị công ty bằng cách sử dụng nhiều nợ
do hưởng được lợi ích từ tấm lá chắn thuế. Theo đó, giá trị công ty và HQKD có mối quan hệ cùng chiều với
tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính vì các công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính có thể giảm được số tiền thuế phải
nộp so với các công ty chỉ sử dụng toàn bộ vốn cổ phần (Modigliani và Miller, 1963).
2.4.2 Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh toán hiện hành với HQKD được phản ánh thông qua giả thuyết đánh đổi.
Khi khả năng thanh toán hiện hành ở mức cao, hàm ý công ty đang có tài sản bằng tiền mặt nhiều hơn. Thông
thường các tài sản bằng tiền mặt có suất sinh lợi thấp hơn. Vì vậy các công ty có tỷ lệ thanh toán hiện hành
cao có thể có HQKD thấp. Các nghiên cứu điển hình của Saleem và Rehman (2011); Raheman và Nasr (2007);
Mousavi và Jari (2012); Vural, Sokmen và Setenak (2012).
2.4.3 Quy mô công ty
Quy mô công ty có thể được đo bằng tổng tài sản. Quy mô công ty có thể có mối quan hệ cùng chiều
với HQKD của công ty. Một mặt, các công ty có quy mô lớn hơn có thể có lợi thế trong tăng trưởng doanh thu
nên có thể có tỷ suất sinh lợi cao hơn. Mặt khác, với quy mô lớn hơn, rủi ro trong kinh doanh cũng lớn hơn
nên các cổ đông cũng mong muốn mức sinh lời cao hơn. Vì vậy, các nhà quản trị công ty phải nỗ lực để đạt
HQKD cao, có như vậy mới giữ được cổ đông và nhà đầu tư.
2.5. Tóm lược một số nghiên cứu gần đây
2.5.1 Nhóm các nghiên cứu về biến đổi khí hậu
Một số nghiên cứu ban đầu về tác động của sự kiện liên quan đến ô nhiễm môi trường và giá cổ phần

các công ty, kết quả cho thấy trong hầu hết các trường hợp các công bố thông tin liên quan đến việc công ty
gây ra ô nhiễm môi trường giá cổ phiếu công ty giảm. Điều này hàm ý các vấn đề xấu liên quan đến môi trường
làm giảm HQKD của công ty. Điển hình là các nghiên cứu của Hamilton (1995); Klassen và McLaughlin
(1996); Khanna và các tác giả (1998); Konar và Cohen (1996).
Một số kết quả nghiên cứu tìm thấy có một mối quan hệ ngược chiều giữa thực hiện quản trị môi
trường và hiệu quả hoạt động của công ty vì phát sinh thêm các chi phí để giải quyết vấn đề môi trường
(Alexander và Bucholz, 1978; Aupperle và các tác giả, 1985; Becchetti và các tác giả, 2005; Cho và Patten
2007, Artiach và các tác giả, 2010). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều
giữa thực hiện quản trị môi trường và HQKD của công ty. Về lâu dài các chi phí đầu tư cho quản trị môi trường
đem lại lợi ích lớn hơn (McGuire và các tác giả, 1988; Barnett, 2007).
Ziegler và cộng sự (2009) phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động của công ty để giải quyết BĐKH
và tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược kinh doanh đã được các
nhà đầu tư thực hiện: họ mua lại cổ phiếu của các tập đoàn có mức độ phản ứng nhiều hơn với BĐKH và bán
cổ phiếu của các tập đoàn có mức độ phản ứng ít hơn. Kết quả này hàm ý suất sinh lợi cao hơn đối với các
công ty có quan tâm đến rủi ro biến đổi khi hậu.
2.5.2 Nhóm các nghiên cứu cấu trúc sở hữu
Mặc dù có những nghiên cứu khác chỉ ra rằng sở hữu của nhà nước trong các công ty có thể giúp nâng
cao HQKD doanh nghiệp (Le và Buck, 2011; Li và các tác giả, 2009; Tian và Estrin, 2008), cũng có nhiều
nghiên cứu khác cho thấy rằng sở hữu nhà nước kém hiệu quả, có tính quan liêu và tiêu tốn một lượng vốn lớn
(Janet, 2009; Ongore, 2011). Điều này hàm ý các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tốt hơn DNNN, và quá trình
chuyển đổi từ SHNN sang sở hữu tư nhân sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


8

2.5.3 Các nghiên cứu trong nước
Hoàng và ctg. (2014) nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu (cụ thể là sở hữu nhà nước và sở hữu
nước ngoài) đến kết quả hoạt động của 32 công ty thuộc lĩnh vực xây dựng niêm yết trên sàn HOSE trong năm
2013, kết luận rằng trong khi tập trung quyền sở hữu nước ngoài làm tăng kết quả hoạt động của công ty thì
sự tập trung sở hữu nhà nước lại làm giảm kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đoàn Vinh Thăng (2016) nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên HQKD (ROA, ROE)
của 2.888 công ty cổ phần có vốn nhà nước tại Việt Nam. Kết quả phân tích chỉ ra hiệu quả hoạt động và tỷ lệ
nợ trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động có mối quan hệ hình chữ U ngược. Bên cạnh đó, nghiên cứu này
còn cho thấy ảnh hưởng tương tác của SHNN lên mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và HQKD, trong đó, ảnh
hưởng của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (cấu trúc vốn) lên HQKD càng yếu hơn trong trường hợp các doanh nghiệp
bị chi phối bởi nhà nước.
2.6. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh công ty phát điện
Trên khía cạnh lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, mối quan hệ giữa kết quả kinh
doanh và các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh có thể được phân tích qua dạng hàm số đa biến. Mô hình
này đã được nhiều nghiên cứu áp dụng như Iwata và Okada (2011), Rokhmawatia và các tác giả (2015),
Vithessonthia và Jittima Tongurai (2015), Clò và các tác giả (2016). Luận án đưa ra định hướng nghiên cứu
tác động của cấu trúc sở hữu và BĐKH và các yếu tố khác đến HQKD các công ty phát điện ở Việt Nam dưới
dạng hàm số đa biến. Hàm tổng quát của mô hình có dạng:
Y= f(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7)
(1)
Trong đó:
 Y: HQKD công ty phát điện.
 X1: BĐKH.
 X2: Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước.
 X3: Chi phí đại diện được đo bằng tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu.
 X4: Chi phí đại diện được đo bằng tỷ lệ doanh thu/tổng tài sản.
 X5: Tỷ lệ đòn bẩy.
 X6: Tỷ lệ thanh toán hiện hành.
 X7: Quy mô công ty.
2.7. Giả thuyết mô hình nghiên cứu định lượng
Từ mô hình lý thuyết (1) và thừa kế kết quả các nghiên cứu trước như Iwata và Okada (2011),
Rokhmawatia và các tác giả (2015), Vithessonthia và Jittima Tongurai (2015), Clò và các tác giả (2016),
luận án thiết lập mô hình định lượng để kiểm chứng các mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh tại các công ty phát điện ở Việt Nam như mô hình (2).
3


𝐹𝑃𝐹𝑖,𝑗 = 𝛼 + 𝛽1 𝐴𝑅𝑖,𝑗 + 𝜆1 𝑂𝑊𝑁𝑖,𝑗 + 𝛿1 𝐴𝐶1𝑖,𝑗 + 𝛿2 𝐴𝐶2𝑖,𝑗 + ∑ 𝜃𝑘 𝑋𝑖,𝑗 + 𝑢𝑖,𝑗 (2)
𝑘=1

Trong đó:
- 𝐹𝑃𝐹𝑖,𝑗 là biến đại diện cho kết quả kinh doanh của công ty i tại năm j. 𝐹𝑃𝐹𝑖,𝑗 sử dụng các thước đo bao
gồm ROA, ROE làm đại diện.
- 𝐴𝑅𝑗 là biến đại diện cho mức độ BĐKH tại Việt Nam trong năm j. 𝐴𝑅𝑗 sử dụng các đại diện bao gồm thay
đổi lượng mưa, thay đổi nhiệt độ trung bình năm. Biến này thể hiện yếu tố tác động bên ngoài đến kết quả
kinh doanh của công ty phát điện.
- 𝑂𝑊𝑁𝑖,𝑗 là biến đại diện cho tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước của công ty i trong năm j.
- 𝐴𝐶1𝑖,𝑗 và 𝐴𝐶2𝑖,𝑗 lần lượt là tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu và tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản. Hai
biến này được sử dụng đo lường chi phí đại diện, vừa có vai trò như biến kiểm soát cũng đồng thời đo
lường gián tiếp ảnh hưởng của tỷ lệ SHNN đến kết quả kinh doanh của công ty phát điện.
- 𝑋𝑖,𝑗 là tập hợp các biến kiểm soát đưa vào mô hình, bao gồm:
 𝐿𝐸𝑉𝑖,𝑗 là biến đại diện cho tỷ lệ sử dụng nợ của công ty i trong năm j (đòn bẩy tài chính);
 𝐿𝐼𝑄𝑖,𝑗 là khả năng thanh toán;
 𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖,𝑗 quy mô công ty.
- α, β, λ, δ1, δ2, 𝜃1, 𝜃2, 𝜃3 là các tham số trong mô hình
- 𝑢𝑖,𝑗 là sai số mô hình.


9

2.8. Biến đổi khí hậu và kết quả kinh doanh
2.8.1 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi
Biến đổi khí hậu được đại diện bằng:
(1)
Lượng mưa trung bình hàng năm so với mức trung bình 50 năm trước đây. Khi đó giá trị trung bình
hàng năm cách xa giá trị trung bình 50 năm trước đây phản ánh khi hậu đã thay đổi khắc nghiệt hơn.

Nếu giá trị trung bình hàng năm lớn hơn giá trị trung bình 50 năm phản ánh lượng mưa tăng lên quá
mức, ngược lại nó phản ánh hạn hán gia tăng nghiêm trọng.
(2)
Nhiệt độ trung bình hàng năm so với mức trung bình của 50 năm trước đó. Tương tự như lượng mưa,
khi nhiệt độ trung bình tăng quá cao so với giá trị trung bình phản ánh tình hình khí hậu cực đoan hay
khắc nghiệt hơn.
Nếu BĐKH gia tăng với biểu hiện lượng mưa trung bình hàng năm giảm đi. Điều này có thể xảy ra hiệu ứng:
Đối với thủy điện, nguồn nước tự nhiên được xem như yếu tố đầu vào quan trọng để tạo ra điện năng.
Vì vậy, lượng nước từ các hồ thủy điện có vai trò quan trọng để đảm bảo công ty có đủ nguồn điện cung ứng
ra thị trường. Nếu không đủ lượng nước cần thiết các công ty phát điện có thể phát sinh gánh nặng về chi phí
khấu hao, chi phí quản lý, chi phí bảo trì, bảo dưỡng,… Như vậy, BĐKH có thể làm tăng chi phí cho công ty
phát điện. Điều này trực tiếp làm giảm HQKD của công ty.
Trường hợp BĐKH biểu hiện qua lượng mưa hàng năm tăng so với giá trị trung bình:
Lượng nước từ các hồ thủy điện dư thừa để vận hành các tổ máy phát điện, khi đó công suất nhà máy
sẽ toàn dụng và nếu chi phí bảo dưỡng hồ đập không quá lớn, doanh thu các công ty phát điện có thể tăng.
Như vậy, BĐKH có thể làm tăng HQKD.
Nhiệt độ trung bình hàng năm: Nếu nhiệt độ hàng năm tăng lên so với giá trị trung bình có thể làm
hạn hán xuất hiện, nên có thể khiến cho các nhà máy thủy điện phải ngừng hoặc giảm công suất hoạt động.
Điều này chắc chắn sẽ làm giảm HQKD của công ty phát điện. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình tăng lên cũng
làm tăng nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và sinh hoạt nên cũng có thể làm tăng sản lượng điện tiêu thụ
của các công ty phát điện nếu công ty có đủ lượng nước dự trữ.
Giả thuyết:
 H1a: Giả thuyết về mối quan hệ cùng chiều giữa BĐKH và HQKD của công ty phát điện nếu BĐKH
được đại diện bằng mức thay đổi lượng mưa hàng năm so với giá trị trung bình 50 năm trước đó.
 H1b: Giả thuyết về mối quan hệ ngược chiều giữa BĐKH và HQKD của công ty phát điện nếu BĐKH
được đại diện bằng mức thay đổi lượng mưa hàng năm so với giá trị trung bình 50 năm trước đó.
 H1c: Giả thuyết về mối quan hệ cùng chiều giữa BĐKH và HQKD của công ty phát điện nếu BĐKH
được đại diện bằng mức thay đổi nhiệt độ hàng năm so với giá trị trung bình 50 năm trước đó.
 H1d: Giả thuyết về mối quan hệ ngược chiều giữa BĐKH và HQKD của công ty phát điện nếu BĐKH
được đại diện bằng mức thay đổi nhiệt độ hàng năm so với giá trị trung bình 50 năm trước đó.

2.8.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến giá trị thị trường công ty phát điện
Luận án sử dụng tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và hệ số Tobin’Q như biến phụ thuộc để phân tích tác
động của BĐKH đến giá cổ phiếu công ty phát điện, với:
𝑇𝑞 = ([(tổng giá trị thị trường của cổ phiếu phổ thông + giá trị sổ sách của cổ phiếu ưu đãi
+ giá trị sổ sách của khoản nợ dài hạn + giá trị sổ sách của hàng tồn kho
+ giá trị sổ sách của các khoản nợ phải trả)
− (giá trị sổ sách của tài sản lưu động)])/(giá trị sổ sách của toàn bộ tài sản)
Bai và các tác giả (2004) sử dụng tỷ lệ chiết khấu ở mức 70% và 80% giá cổ phiếu để điều chỉnh giá
trị thị trường của cổ phiếu các công ty có SHNN. Luận án cũng tạo ra hai biến có tên là Tq70 và Tq80, bằng
cách áp dụng tỷ lệ chiết khấu giá 70% và 80% tương ứng với cổ phiếu thuộc sở hữu của nhà nước.
𝑇𝑞70/80 = ([(100% giá trị thị trường của các cổ phần có thể giao dịch
+ 70%/80% giá trị thị trường cổ phần không thể giao dịch
+ giá trị sổ sách của cổ phiếu ưu đãi + giá trị sổ sách của khoản nợ dài hạn
+ giá trị sổ sách của hàng tồn kho + giá trị sổ sách của các khoản nợ phải trả)
− (giá trị sổ sách của tài sản lưu động)])/(giá trị sổ sách của toàn bộ tài sản)
Bảng 2.1 tóm tắt mối quan hệ giữa BĐKH và KQKD (ROA, ROE và Tobin’Q) của các công ty phát điện.


10

Bảng 2.1: Tổng hợp ảnh hưởng của BĐKH đến KQKD công ty phát điện

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.8.3 Ảnh hưởng của BĐKH đến chi phí công ty phát điện
Các tác động của BĐKH nếu làm giảm HQKD có thể hàm ý chi phí kinh doanh tăng lên do BĐKH.
Vì vậy, Luận án sử dụng thêm biến chi phí kinh doanh để kiểm chứng tác động của BĐKH và tỷ lệ sở hữu của
nhà nước đến HQKD trong các mô hình trước. Theo đó, chỉ tiêu giá vốn hàng bán so với doanh thu (ký hiệu
COR) làm đại diện cho chi phí trung gian của các công ty phát điện, được tính như sau:
Giá vốn hàng bán/doanh thu thuần = (doanh thu thuần – lợi nhuận gộp)/doanh thu thuần
Giả thuyết về mối quan hệ của BĐKH và COR được thể hiện qua bảng kỳ vọng 2.2.

Bảng 2.2: Kỳ vọng mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và BĐKH

Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.9. Tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các công ty phát điện
Mô hình (2) nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến của SHNN và HQKD được thể hiện lại như mô hình
(3):
3

𝐹𝑃𝐹𝑖,𝑗 = 𝛼 + 𝛽1 𝐴𝑅𝑗 + 𝜆1 𝑂𝑊𝑁𝑖,𝑗 +

2
𝜆2 𝑂𝑊𝑁𝑖,𝑗

+ 𝛿1 𝐴𝐶1𝑖,𝑗 + 𝛿2 𝐴𝐶2𝑖,𝑗 + ∑ 𝜃𝑘 𝑋𝑖,𝑗 + 𝑢𝑖,𝑗 (3)
𝑘=1

Trong đó: OWN là biến sở hữu nhà nước bình phương, các biến còn lại tương tự mô hình (2).
Giả thuyết:
H2a: Tỷ lệ sở hữu nhà nước có quan hệ ngược chiều (𝜆 < 0) với HQKD (ROA, ROE, Tobin’Q) và tỷ lệ sở hữu
nhà nước bình phương có quan hệ cùng chiều (𝜆1 > 0) với HQKD công ty phát điện.
H2b: Tỷ lệ sở hữu nhà nước có quan hệ cùng chiều (𝜆 > 0) với HQKD (COR) và tỷ lệ sở hữu nhà nước bình
phương có quan hệ ngược chiều (𝜆1 < 0) với HQKD (COR) công ty phát điện.
2.10. Vai trò điều tiết của cấu trúc sở hữu trong kiểm soát biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh
Tác giả cho rằng Chính phủ Việt Nam có thể thực hiện kiểm soát DNNN để có thể giải quyết các vấn
đề giảm nhẹ BĐKH. Nếu vai trò SHNN phát huy như lý thuyết các công ty phát điện có SHNN lớn có thể chịu
chi phối nhiều hơn, tỷ suất sinh lợi của các công ty này có thể thấp hơn. Để kiểm chứng điều này, tác giả bổ
sung biến tương tác giữa biến đo lường BĐKH và biến SHNN vào mô hình thực nghiệm (𝐴𝑅xOWN).
2



11

Mô hình (2) khi có biến tương tác ARxOWN trở thành mô hình (4), mô hình (3) khi có biến tương
tác trở thành mô hình (5).
3

𝐹𝑃𝐹𝑖,𝑗 = 𝛼 + 𝛽1 𝐴𝑅𝑖,𝑗 +𝛽2 𝐴𝑅𝑗 𝑥 𝑂𝑊𝑁𝑖,𝑗 + 𝜆1 𝑂𝑊𝑁𝑖,𝑗 + 𝛿1 𝐴𝐶1𝑖,𝑗 + 𝛿2 𝐴𝐶2𝑖,𝑗 + ∑ 𝜃𝑘 𝑋𝑖,𝑗 + 𝑢𝑖,𝑗 (4)
𝑘=1

𝐹𝑃𝐹𝑖,𝑗 = 𝛼 + 𝛽1 𝐴𝑅𝑖,𝑗 +𝛽2 𝐴𝑅𝑗 𝑥 𝑂𝑊𝑁𝑖,𝑗 + 𝜆1 𝑂𝑊𝑁𝑖,𝑗 +

2
𝜆2 𝑂𝑊𝑁𝑖,𝑗

+ 𝛿1 𝐴𝐶1𝑖,𝑗 + 𝛿2 𝐴𝐶2𝑖,𝑗

3

+ ∑ 𝜃𝑘 𝑋𝑖,𝑗 + 𝑢𝑖,𝑗 (5)
𝑘=1

Giả thuyết:
H3a: Biến tương tác (𝐴𝑅xOWN) có quan hệ ngược chiều (𝛽2 < 0) với HQKD công ty phát điện (ROA, ROE
và Tobin’Q).
H3b: Biến tương tác (𝐴𝑅xOWN) có quan hệ cùng chiều (𝛽2 > 0) với HQKD công ty phát điện (COR).
2.11. Mối quan hệ của các biến kiểm soát với hiệu quả kinh doanh công ty phát điện
2.11.1 Chi phí đại diện của sở hữu nhà nước
Như đã nêu trong phần 2.3.1, phần vốn SHNN tại các công ty có hình thành chi phí đại diện. Do đó,
một số nhà nghiên cứu sử dụng chi phí đại diện như biến trung gian để đánh giá tác động của SHNN đến

HQKD của công ty. Luận án bổ sung các biến chi phí đại diện vào các mô hình nghiên cứu, tương tự như
Singh và Davidson (2003) các biến chi phí đại diện gồm AC1 và AC2 được xác định như sau:
 AC1: Biến này được đo lường bằng tỷ trọng chi phí quản lý và chi phí bán hàng so với tổng doanh thu
thuần. AC1 cho biết mức chi trả ngoài giá vốn của công ty để có được doanh thu. AC1 có thể phản
ánh tình trạng chi tiêu quá mức hay tiêu dùng tối ưu của các nhà quản lý đại diện phần vốn nhà nước.
 AC2: Tỷ trọng doanh thu thuần trên tổng tài sản. Đây là thước đo mức độ sử dụng tài sản hiệu quả của
nhà quản lý đại diện phần vốn nhà nước. Tỷ lệ doanh thu trên tài sản cao cho thấy tỷ lệ lớn số lượng
doanh thu cao hơn được tạo ra trên đơn vị tài sản.
Tóm lại, nếu chi phí đại diện được đo lường bằng biến AC1 thì nó có mối quan hệ ngược chiều với HQKD
(ROA, ROE, Tobin’Q) công ty phát điện (δ1 < 0). Trong trường hợp chi phí đại diện đo lường bằng biến AC2
thì nó có quan hệ cùng chiều với HQKD (ROA, ROE, Tobin’Q) của công ty phát điện (δ2 > 0).
Tuy nhiên nếu kết quả kinh doanh được đo lường gián tiếp qua chi phí hoạt động thì AC1 cùng chiều (δ1 > 0)
và AC2 có mối quan hệ ngược chiều (δ2 < 0), vì nếu sử dụng hiệu quả các tài sản, chi phí đại diện sẽ giảm.
2.11.2 Đòn bẩy tài chính (LEV)
Theo định đề 2 của MM, các công ty có sử dụng nợ có thể có tỷ suất sinh lợi cao hơn so với công ty
không sử dụng nợ. Điều này hàm ý đòn bẩy tài chính có mối tương quan cùng chiều với HQKD của công ty.
Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và HQKD
như Li và các tác giả (2009). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng, đòn bẩy có mối quan hệ ngược chiều
với HQKD công ty. Trong tình huống này gia tăng nợ không đem lại hiệu quả như mong đợi (Prasentyatoko
và Rachmadi 2008).
2.11.3 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (LIQ)
Mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh toán hiện hành với HQKD được phản ánh thông qua giả thuyết đánh đổi.
Khi khả năng thanh toán hiện hành ở mức cao, hàm ý công ty đang có tài sản bằng tiền mặt nhiều hơn. Thông
thường các tài sản bằng tiền mặt có suất sinh lợi thấp hơn. Vì vậy các công ty có tỷ lệ thanh toán hiện hành
cao có thể có HQKD thấp.
2.11.4 Quy mô công ty (SIZE)
Quy mô công ty có thể được đo bằng tổng tài sản. Quy mô công ty có thể có mối quan hệ cùng chiều
với HQKD của công ty. Một mặt, các công ty có quy mô lớn hơn có thể có lợi thế trong tăng trưởng doanh thu
nên có thể có tỷ suất sinh lợi cao hơn. Mặt khác, với quy mô lớn hơn, rủi ro trong kinh doanh cũng lớn hơn
nên các cổ đông cũng mong muốn mức sinh lời cao hơn. Vì vậy, các nhà quản trị công ty phải nỗ lực để đạt

HQKD cao, có như vậy giữ được cổ đông và nhà đầu tư. Mối quan hệ của các biến kiểm soát với HQKD được
tóm tắt trong bảng 2.3.


12

Bảng 2.3: Mối quan hệ của các biến kiểm soát với hiệu quả kinh doanh
STT
Biến
Tham số
Mối quan hệ
1
Đòn bẩy tài chính
ϴ1
+ hoặc 2
Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Ө2
3
Quy mô công ty
Ө3
+
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Luận án kết hợp nghiên cứu bằng mô hình định lượng và phân tích định tính.
 Bước 1: Thiết lập mục tiêu nghiên cứu.
 Bước 2: Thiết lập mô hình nghiên cứu định lượng. Bước này được chia thành nhiều bước nhỏ hơn
như hình 3.1.
 Bước 3: Thực hiện nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính thực hiện sau mô hình định lượng
để có thể kết hợp phỏng vấn các chuyên gia về các điểm mà mô hình định lượng cho kết quả chưa

thống nhất hoặc trái với các cơ sở lý thuyết có liên quan.
 Bước 4: Kết luận và nêu các đề xuất từ kết quả nghiên cứu định lượng và định tính.

Hình 3.1: Tóm lược quy trình nghiên cứu định lượng
Bảng 3.1: Chỉ tiêu đo lường các biến từ dữ liệu báo cáo tài chính

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


13

3.2. Nghiên cứu định lượng
3.2.1. Dữ liệu và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu định lượng
Các biến trong mô hình định lượng được đo lường qua dạng tỷ lệ, so với cách đo lường số tuyệt đối,
các đo lường này giúp giảm khác biệt yếu tố quy mô. Ngoài biến đo lường BĐKH, các biến còn lại sử dụng
dữ liệu từ báo cáo tài chính để đo lường. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính của 32 công ty phát
điện ở Việt Nam (danh sách 32 công ty phát điện được trình bày trong phụ lục 2). Số liệu báo cáo tài chính sẽ
giúp phản ảnh khách quan tình hình kết quả kinh doanh của công ty. Việc theo dõi số liệu báo cáo tài chính
qua nhiều năm cũng giúp phát hiện các trường hợp tăng trưởng bất thường. Các chỉ tiêu đo lường biến thể hiện
qua bảng 3.1.
Dữ liệu về lượng mưa và nhiệt độ trung bình hàng năm được thu thập từ chuyên trang đặc biệt về kiến
thức biến đổi khí hậu CCKP của WB ( Dữ liệu thay đổi nhiệt độ
và lượng mưa hàng năm giai đoạn 2006-2016 sẽ được so sánh với trung bình giai đoạn 10 năm 1950-1960 và
so sánh với trung bình giai đoạn 1970-1980. Các giá trị được tính như (3) và (4):
𝑇𝑖 − 𝐴𝑉𝑇𝑛−𝑘
(3)
𝐴𝑉𝑇𝑛−𝑘
𝑅𝑖 − 𝐴𝑉𝑅𝑛−𝑘
(4)
∆𝑅𝑖 =

{
𝐴𝑉𝑅𝑛−𝑘
∆𝑇𝑖 =

Trong đó:
 ∆𝑇𝑖 và ∆𝑅𝑖 là biến đổi nhiệt độ và lượng mưa năm thứ i.
 Ti và Ri là nhiệt độ và lượng mưa năm thứ i.
 𝐴𝑉𝑇𝑛−𝑘 và 𝐴𝑉𝑅𝑛−𝑘 là giá trị nhiệt độ, lượng mưa trung bình giai đoạn so sánh.
 i là năm quan sát, các năm 2005 -2016.
 n-k : giai đoạn 1950-1960 hoặc 1970-1980.
Với các nguồn dữ liệu, khi quan sát bằng đồ thị thay đổi nhiệt độ, thay đổi lượng mưa hàng năm so
với trung bình giai đoạn 1950-1960 và trung bình giai đoạn 1970-1980 ở hình 3.2 và 3.3 cho thấy các xu hướng
khá đồng nhất. Hệ số tương quan cặp (bảng 3.2) của các chuỗi dữ liệu thay đổi lượng mưa trung bình ở mức
hơn 76% và thay đổi nhiệt độ trung bình ở mức hơn 93%. Chính vì hệ số tương quan ở mức cao nên tác giả sử
dụng dữ liệu từ thống kê của GSO để phân tích trong mô hình thực nghiệm.

Hình 3.2: Thay đổi nhiệt độ trung bình hàng năm giai đoạn 2006-2016
Nguồn: Tính toán của tác giả. DTWB1960 và DTWB1980 lần lượt là thay đổi nhiệt độ trung bình năm so với
trung bình giai đoạn 1950-1960 và 1970-1980 theo dữ liệu CCKP. DTVN1960 và DTVN1980 lần lượt là thay
đổi nhiệt độ trung bình năm (dữ liệu GSO) so với trung bình giai đoạn 1950-1960 và 1970-1980 theo dữ liệu
CCKP. Các giá trị tính toán theo công thức (3).


14

Hình 3.3: Thay đổi lượng mưa hàng năm giai đoạn 2006-2016
Nguồn: Tính toán của tác giả. DRWB1960 và DRWB1980 lần lượt là thay đổi lượng mưa trung bình năm so
với trung bình giai đoạn 1960 và 1980 theo dữ liệu CCKP. DRVN1960 và DRVN1980 lần lượt là thay đổi
lượng mưa trung bình năm (dữ liệu GSO) so với trung bình giai đoạn 1960 và 1980 theo dữ liệu CCKP. Các
giá trị tính toán theo công thức (4).


3.2.2.3 Phương pháp ước lượng
Các tham số mô hình 2-5 được ước lượng dựa trên dữ liệu báo cáo tài chính của công ty phát điện và
dữ liệu thu thập về BĐKH qua các năm tương ứng. Gujarati (2002), Hill và các tác giả (2015) nêu các phương
pháp dựa trên phương trình đơn lẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp các biến số có vấn đề mối quan hệ nội sinh
hay tự tương quan thì ước lượng của Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998) rất phù hợp. Các tác
giả này đã bổ sung phương trình sai phân vào mô hình để tạo ra hệ phương trình khi ước lượng các tham số
mô hình. Vì vậy các ước lượng dạng hệ phương trình thường cho kết quả chính xác hơn.
3.2.2. Các phương pháp ước lượng phương trình
Thứ nhất, mô hình hồi quy gộp (Pooled model): Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
với giả định không có đơn vị chéo đặc biệt nào hoặc thời kỳ đặc biệt nào ảnh hưởng đến các hệ số trong mô
hình. Mô hình Pooled bỏ qua những mối quan hệ không đồng nhất giữa các công ty theo thời gian (ví dụ như
vị trí đặt trụ sở, phong cách lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp…), các khác biệt (nếu có) được giải thích trong
phần sai số của mô hình. Tuy nhiên giả định này ràng buộc quá chặt về các đơn vị chéo, khó xảy ra trong thực
tế. Do vậy, mô hình Pooled không phù hợp với thực tế các công ty phát điện nên không được áp dụng trong
nghiên cứu này.
Thứ hai, mô hình tác động cố định - FEM (Fixed effects model): Phương pháp này khắc phục được
hạn chế của Pooled. Với mô hình (2), FEM bổ sung vào mô hình thành phần 𝜇𝑖 trong phần dư của mô hình.
Thành phần này chứa đựng những tác động của các biến giải thích đến biến phụ thuộc và giả định yếu tố này
tác động đến các công ty giống nhau (cố định tác động). Như vậy tính không đồng nhất của dữ liệu bảng đã
được kiểm soát và 𝜇𝑖 đóng vai trò như hệ số chặn khác nhau cho các đơn vị chéo nhưng không thay đổi theo
thời gian hoặc đơn vị chéo. FEM có thể được ước lượng với kỹ thuật biến giả (least squares dummy variable
- LSDV) hoặc bằng các phương pháp như chuyển đổi nội tại (the within transformation), ước lượng “ở giữa”
(the between) và ước lượng với sai phân bậc 1.
Thứ ba, mô hình tác động ngẫu nhiên - REM (Random effects model): Giống như mô hình FEM, REM
đưa vào mô hình thành phần 𝜀𝑖 (thành phần sai số ngẫu nhiên) để phân tích các tác động của biến giải thích
(các yếu tố không đồng nhất) đến biến phụ thuộc và giả định các yếu tố tác động khác nhau lên biến phụ thuộc
thay đổi theo thời gian (ngẫu nhiên) nhưng không thay đổi theo đơn vị chéo. Vì vậy, 𝜀𝑖 khác nhau cho từng
đơn vị chéo nhưng không khác nhau theo thời gian. Tuy nhiên khác với FEM, REM bổ sung 𝜀𝑖 vào mô hình
nên hệ số chặn của mô hình sẽ là (𝛼 + 𝜀𝑖 ).



15

Do bản chất kinh tế của các biến trong mô hình có thể tồn tại vấn đề nội sinh, nên trong nghiên cứu
này, mô hình Fixed effect (FEM) được sử dụng để ước lượng mô hình (2) - (5). Mối quan hệ nội sinh có thể
xảy ra do quan hệ đảo ngược giữa biến phụ thuộc và biến độc lập hoặc biến độc lập có thể được giải thích qua
các biến khác chưa có trong mô hình. Các biến như tỷ lệ SHNN, chi phí đại diện hay tỷ lệ vay nợ rất có thể là
biến nội sinh. Theo lý thuyết giả thiết của mô hình FEM không bị vi phạm trong trường hợp biến giải thích có
vấn đề nội sinh.
Phương pháp ước lượng hệ phương trình
Hoạt động kinh doanh của công ty có tính liên tục, kết quả kinh doanh kỳ này có thể chịu ảnh hưởng
của kỳ trước, ví dụ các nhà quản trị có thể dựa vào kết quả kinh doanh kỳ trước để đặt ra kế hoạch kinh doanh
kỳ này. Đặc điểm này có thể tạo ra hiện tượng biến HQKD hiện tại có thể chịu tác động của giá trị kỳ trước,
ví dụ như ROA và ROAt-1. Theo đó, Luận án ước lượng mô hình (2) - (5) với dạng mô hình động theo phương
pháp GMM. Hơn nữa, vấn đề nội sinh như mối quan hệ hai chiều giữa biến giải thích và biến phụ thuộc có thể
tồn tại. Chẳng hạn như HQKD tốt hơn nên các công ty có thể tăng chi tiêu vốn hoặc đòn bẩy tài chính tăng lên
do HQKD tốt hơn. Vấn đề SHNN có thể thay đổi do HQKD của công ty. FEM vẫn cho kết quả đúng trong
trường hợp này nhưng chưa thể khắc phục vấn đề để có kết quả chuẩn xác hơn. Để giải quyết vấn đề nội sinh,
Luận án sử dụng ước lượng hệ phương trình theo phương pháp GMM hệ thống (GMMs).
Phương pháp ước lượng GMM sử dụng biến công cụ được hình thành dựa trên việc kết hợp các biến
sai phân bậc nhất phù hợp với biến trễ của dữ liệu chuỗi gốc và thiết lập thêm các phương trình biến chuỗi gốc
phù hợp với biến trễ sai phân. Vấn đề phương sai thay đổi cũng được khắc phục trong ước lượng GMM hai
bước bằng cách sử dụng tiệm cận sai số chuẩn. Ngoài ra, GMMs cũng là phương pháp ước lượng phù hợp với
dữ liệu dạng bảng có đặc điểm số năm quan sát nhỏ trong khi số đơn vị chéo lớn.
Luận án này thiết lập biến công cụ bằng cách sử dụng biến trễ sai phân bậc nhất của biến nội sinh,
đồng thời tùy chọn giới hạn biến công cụ (tùy chọn collapse) cũng được áp dụng. Điều này nhằm đảm bảo cho
ràng buộc số biến công cụ (number of instruments) nhỏ hơn số nhóm (number of groups) trong dữ liệu bảng
được thỏa mãn. Cuối cùng, luận án sử dụng kiểm định J test và C test để kiểm tra biến công cụ được sử dụng.
3.3 Nghiên cứu định tính

Krueger (1994), Morgan (1997), Silverman (2001) cho rằng phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm
là cách tốt nhất để điều tra một chủ đề trong bối cảnh xã hội. Cách này khuyến khích mọi người chia sẻ các
kinh nghiệm mà mình hiểu biết. Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm
để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và kiểm chứng lại các cơ sở lý thuyết trong mô hình có phù hợp với những
suy nghĩ của những nhà quản lý công ty phát điện ở Việt Nam hay không.
 Cỡ mẫu: Số lượng mẫu sử dụng trong phương pháp phỏng vấn chuyên sâu nói chung dưới 50 nhưng
cũng có trường hợp sử dụng nhiều hơn (Witkin và Altschuld 1995). Ludwig (1997) cho biết đa số các
nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu sử dụng số lượng chuyên gia từ 10-15 người.
Do vậy, tác giả sử dụng số lượng chuyên gia khảo sát 15 người trong đó số chuyên gia là giảng viên
của các trường đại học, học viện từ 6 người. Nhà quản trị công ty phát điện 9 người (phụ lục 3).
 Mục tiêu điều tra: Thu thập các ý kiến nhận định ảnh hưởng của BĐKH và cấu trúc sở hữu cùng các
yếu tố khác đến HQKD các công ty phát điện ở Việt Nam, tìm kiếm các đề xuất nâng cao HQKD các
công ty phát điện ở Việt Nam. Bộ câu hỏi gồm 12 câu hỏi khảo sát chuyên gia được thiết kế, xây dựng
dựa trên cơ sở khung lý thuyết đã được hệ thống hóa, được trình bày trong chương 2. Nội dung cụ thể
các câu hỏi khảo sát được trình bày trong bảng 3.3.
 Quá trình khảo sát: Quá trình phỏng vấn 15 chuyên gia được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày
15/3/2018 đến ngày 20/4/2018. Theo đó, bộ câu hỏi được gửi đến 15 chuyên gia bằng thư điện tử
(email). Tác giả đã chủ động liên lạc bằng điện thoại với từng chuyên gia, và trao đổi làm rõ nội dung
câu hỏi với chuyên gia nhằm thu thập được các ý kiến xác đáng nhất của các chuyên gia đối với từng
vấn đề trọng tâm liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó, sau khi hoàn tất mô phỏng các mô
hình định lượng, tác giả đã tổng hợp các ý kiến chuyên gia đối chiếu với các kết quả mô phỏng và các
hàm ý chính sách đối với các nhà quản lý ngành điện, để các chuyên gia xem xét lần nữa và có ý kiến
phản hồi. Kết quả thu được là các chuyên gia đều nhất trí với các hàm ý đối với nhà quản trị đặt trong
bối cảnh BĐKH có tác động đến HQKD của các nhà máy phát điện.


16

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả

Các chỉ tiêu thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.1. Dữ liệu nghiên cứu
trong mô hình (2) có 268 quan sát được thu thập trong giai đoạn 2005-2016. Các giá trị trung bình của biến
ROA và ROE lần lượt là 7,9% và 13,5%. Giá trị trung bình của các biến đại diện cho yếu tố BĐKH bao gồm
DRVN1960 và DTVN1960 lần lượt là 6,3% và 1,4%. Các giá trị này cho thấy lượng mưa và nhiệt độ trung
bình hàng năm ở Việt Nam đang gia tăng so với thời kỳ những năm 60. Giá trị trung bình của biến đại diện
cho chi phí đại diện gồm AC1 và AC2 lần lượt là 6,4% và 48,4%. Giá trị trung bình của biến SHNN ở mức
48,8%. Mức độ biến động của SHNN từ 0% đến 100% và phần nhiều ở mức trên 51%. Điều này cho thấy mặc
dù đã nỗ lực giảm tỷ lệ SHNN ở các công ty phát điện nhưng tỷ lệ sở hữu nhà nước vẫn ở mức cao.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu


17

Bảng 4.2 mô tả tương quan cặp các biến trong mô hình nghiên cứu. Hầu hết các trường hợp tương
quan giữa các biến độc lập đều có hệ số nhỏ hơn 65%. Hệ số tương quan thấp cho thấy ít có khả năng xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình thực nghiệm. Bảng 4.2 cũng cho thấy chỉ có ROE và DRVN1960 có
tương quan ngược chiều, còn lại ROA và ROE đều có tương quan cùng chiều với biến đo thay đổi lượng mưa
và nhiệt độ trung bình hàng năm so với những năm 60. Ngoài ra, HQKD có tương quan cùng chiều với chi phí
đại diện (AC1 và AC2) và có tương quan ngược chiều với SHNN (OWN). Tuy nhiên đây chỉ là các dấu hiệu
ban đầu, chưa phải là cơ sở vững chắc để cho các kết luận về các giả thuyết nghiên cứu ban đầu.
Bảng 4.2: Tương quan cặp các biến trong mô hình

4.2.
Kết quả ước lượng
4.2.1 Kết quả ước lượng đơn phương trình
4.2.1.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiệu quả kinh doanh
Không như kỳ vọng, kết quả ước lượng chưa tìm thấy bằng chứng thống kê đáng tin cậy về mối quan
hệ giữa BĐKH và HQKD các công ty phát điện ở Việt Nam. Tất cả các hệ số của các mô hình (2)-(5) được
trình bày trong bảng 4.3 đến 4.61 đều chưa có ý nghĩa thống kê, dấu tương quan cũng chưa nhất quán giữa các
mô hình. Do vậy, các kết quả ước lượng từ đơn phương trình chưa đủ căn cứ để chấp nhận hay bác bỏ các giả

thuyết đã đặt ra ban đầu. Các kết quả này cần được kiểm chứng lại trong ước lượng bằng hệ phương trình.
4.2.1.2 Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh doanh
Khi ước lượng các mô hình thể hiện mối quan hệ tuyến tính (không có biến OWN2) giữa SHNN với
HQKD của công ty phát điện, các kết quả ở bảng 4.3 và 4.5 cho thấy SHNN có tương quan ngược chiều với
HQKD nhưng các hệ số đều chưa có ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ ngược chiều hàm ý tăng tỷ lệ SHNN dẫn
đến HQKD các công ty phát điện giảm. Vì hệ số tương quan âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê nên kết quả
này chưa đủ bằng chứng kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết về tác động của tỷ lệ SHNN đến HQKD
công ty phát điện.
Khi áp dụng mô hình thể hiện mối quan hệ phi tuyến (có biến OWN2), các kết quả ở bảng 4.4 và 4.6
(tương ứng mô hình 3 và 5) cho thấy SHNN có tác động đáng kể đến HQKD trong mức ý nghĩa thống kê 5%.
Theo kết quả tính toán, nếu vốn nhà nước cao hơn ngưỡng 137-164% thì mối quan hệ giữa tỷ lệ SHNN và
HQKD ngược chiều. Tuy nhiên, ngưỡng này không thể tồn tại trong thực tế vì vượt qua mức 100% vốn của
công ty. Do vậy chỉ có mối quan hệ dạng chữ U ngược giữa SHNN và HQKD của công ty phát điện chỉ tồn
tại về mặt lý thuyết. Từ kết quả này, tác giả cho rằng việc sử dụng mô hình phi tuyến chưa phù hợp với thực
tế tại các công ty phát điện ở Việt Nam.
4.2.1.3 Vai trò của cấu trúc sở hữu trong kiểm soát biến đổi khí hậu và hiệu quả kinh doanh
Ở bảng 4.5 và 4.6 chỉ có một trường hợp tương tác giữa SHNN và BĐKH có ảnh hưởng ngược chiều
đến HQKD như giả thuyết H3a, các trường hợp còn lại đều có quan hệ cùng chiều. Tuy nhiên tất cả các mô
hình, hệ số ước lượng đều chưa có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận chấp nhận
hay bác bỏ giả thuyết.

Các bảng kết quả từ phần này trở đi của báo cáo (bao gồm từ bảng 4.3 đến bảng 4.10 và bảng 4.13 đến bảng 4.17) được tính toán từ
phần mềm thống kê. *, **,*** lần lượt biểu thị mức ý nghĩa thống kê 1%, 5%, 10%. Giá trị trong ngoặc đơn biểu thị sai số thống kê.
1


18

4.2.1.4 Tác động của biến kiểm soát chi phí đại diện
AC1 và AC2 là các biến đo lường chi phí đại diện, phản ánh xung đột lợi ích giữ nhà quản lý đại diện

phần vốn nhà nước và lợi ích công ty (HQKD). Các kết quả ước lượng từ mô hình (2) đến mô hình (5) ở bảng
4.3 đến 4.6 đều cho kết quả nhất quán trong mức ý nghĩa thống kê về mối quan hệ giữ chi phí đại diện và
HQKD của công ty phát điện ở Việt Nam.
4.2.1.5 Tác động của các biến kiểm soát khác trong mô hình
Kết quả cho thấy tăng vay nợ làm tăng chi phí tài chính dẫn đến giảm tỷ suất sinh lợi của các công ty
phát điện, hệ số chưa có ý nghĩa thống kê.
Kết quả tác động của tỷ lệ thanh toán hiện hành (LIQ) có tương quan cùng chiều với ROA và ROE,
hệ số ước lượng đều có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trái với kỳ vọng ban đầu về mối tương quan ngược
chiều. Có thể khi tỷ lệ thanh toán hiện hành tăng, tỷ trọng tài sản là tiền mặt và tương đương tiền tăng nhưng
các tài sản này có suất sinh lợi tốt ví dụ như công ty nắm giữ các chứng chỉ tiền gửi. Hơn nữa, trong giai đoạn
2008-2011 lãi suất huy động tại các ngân hàng tăng lên rất cao, có những trường hợp huy động vượt mức trần
14%. Do vậy, có thể các công ty đã tận dụng các cơ hội này để kiếm lời từ nguồn tiền mặt nhàn rỗi.


19

Kết quả cũng cho thấy quy mô công ty (Size) có tương quan ngược chiều với HQKD. Theo kỳ vọng,
với quy mô lớn các công ty có thể có lợi thế trong tăng trưởng doanh thu nên có thể có tỷ suất sinh lợi cao hơn.
Tuy nhiên, kết quả trái ngược, công ty có quy mô lớn HQKD giảm. Kết quả này cho thấy các công ty lớn sử
dụng tài sản kém hiệu quả hơn. Có thể vì đặc thù ngành điện, các công ty phát điện lớn thuộc SHNN trước
đây. Vì vậy, sử dụng tài sản ở các công ty này có mức sinh lợi thấp. Kết quả này phù hợp với kết quả phân
tích tác động của chi phí đại diện đến HQKD.
4.2.2 Kết quả ước lượng hệ phương trình
Các bảng 4.7 đến 4.10 trình bày các kết quả ước lượng mô hình (2) đến mô hình (5) theo phương pháp
GMM hệ thống 2 bước. Các kiểm định Hansen (J test và C test) đều có mức xác suất lớn hơn 10%, điều này
cho biết các biến công cụ sử dụng trong mô hình phù hợp và các kết quả đáng tin cậy. Trong tất cả các mô
hình số biến công cụ đều nhỏ hơn số đơn vị chéo (số công ty trong mẫu quan sát). Các kiểm định về tự tương
quan cho thấy hầu hết các mô hình không có tự tương quan bậc 2.
Các kết quả ước lượng cho thấy ROA và ROE kỳ này có tương quan cùng chiều với ROA và ROE kỳ
trước trong mức ý nghĩa thống kê.

4.2.2.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hiệu quả kinh doanh
Trong các kết quả, cột 3 bảng 4.8 cho thấy thay đổi lượng mưa trung bình hàng năm so với những năm
1960 (DRVN1960) có mối quan hệ ngược chiều với ROA, hệ số có ý nghĩa thống kê 5%. Tuy nhiên, kết quả
bảng 4.8 thuộc về mô hình có mối quan hệ phi tuyến giữa SHNN và HQKD, mô hình này đã được nhận định
chưa phù hợp với các công ty phát điện ở Việt Nam. Tất cả các kết quả ở các mô hình còn lại, hệ số biến
DRVN1960 đều không có ý nghĩa thống kê. Như vậy nếu sử dụng biến DRVN1960 để đo lường BĐKH, cả
ước lượng đơn phương trình và hệ phương trình đều chưa đủ bằng chứng để chấp nhận giả thuyết đã đặt ra
trong phần 3.1.1.1
Kết quả mô hình (4), mô hình tuyến tính, bảng 4.9 cột 5 và 6, các kết quả tìm thấy thay đổi nhiệt độ
trung bình hàng năm so với những năm 1960 (DTVN1960) có quan hệ ngược chiều với HQKD, các hệ số có
ý nghĩa thống kê 5%. Mối quan hệ ngược chiều trong mức ý nghĩa thống kê cũng tìm thấy trong bảng 4.10 tại
cột 6. Theo đó, nếu nhiệt độ hàng năm tăng lên so với giá trị trung bình có thể biểu hiện bằng hiện tượng hạn
hán xuất hiện, nên có thể khiến cho các nhà máy thủy điện phải ngừng hoặc giảm công suất hoạt động. Điều
này chắc chắn sẽ làm giảm HQKD của công ty phát điện. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế ở Việt Nam
vào những tháng mùa khô người tiêu dùng thường nhận được nhiều lời kêu gọi hưởng ứng tiết kiệm điện từ
ngành điện và có thể xảy ra trường hợp bị cúp điện luân phiên ở một số khu vực. Thiếu hụt nguồn nước để sản
xuất điện cho thị trường trong khi các chi phí khấu hao, bảo dưỡng máy móc, thiết bị truyền tải điện, chi phí
quản lý vẫn duy trì. Cho nên việc giảm HQKD là điều khó tránh.
Các kết quả này là bằng chứng chấp nhận giả thuyết H1c đã nêu trong phần 2.8.1: Giả thuyết về mối
quan hệ cùng chiều giữa biến đổi khí hậu và HQKD của công ty phát điện nếu BĐKH được đại diện bằng mức
thay đổi nhiệt độ hàng năm tăng lên so với giá trị trung bình 50 năm trước đây.


20

4.2.2.2 Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh doanh
Tương tự như phương pháp FE, các ước lượng bằng phương pháp GMM hệ thống hai bước cho thấy
trong mô hình tuyến tính (bảng 4.7 và 4.9) tỷ lệ SHNN (OWN) có quan hệ ngược chiều với HQKD, tất cả các
hệ số đều có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên kết quả trong mô hình phi tuyến (bảng 4.8 và 4.10) cho thấy mối
quan hệ theo dạng chữ U ngược, các hệ số trong trường hợp này cũng có ý nghĩa thống kê. Các ngưỡng giá trị

cũng lớn hơn 100% như trong mô hình FE. Như vậy, một lần nữa kết quả ước lượng củng cố quan điểm sử
dụng mô hình tuyến tính và mối quan hệ giữa SHNN và HQKD là ngược chiều. Điều này tương đồng với việc
chấp nhận giả thuyết tỷ lệ SHNN có quan hệ ngược chiều (λ<0) với ROA và ROE.

4.2.2.3 Vai trò của sở hữu nhà nước trong ứng phó biến đổi khí hậu
Trong mô hình (4) bảng 4.9 hệ số biến tương tác giữa SHNN và BĐKH có tương quan cùng chiều với
HQKD, hệ số có ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả này là bằng chứng thống kê đáng tin cậy để bác bỏ giả thuyết
H3a: Biến tương tác (𝐴𝑅xOWN) có quan hệ ngược chiều (𝛽2 < 0) với ROA, ROE.
Lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm trước đây cho rằng mối quan hệ này là ngược chiều để phản
ánh các công ty có SHNN chấp nhận lợi nhuận thấp để xử lý các vấn đề liên quan đến BĐKH. Tại Việt Nam,
mối quan hệ của biến tương tác là cùng chiều. Phải chăng các công ty phát điện nhà nước đã được khuyến
khích thực hiện các giải pháp ứng phó BĐKH và nhận được các nguồn hỗ trợ tốt như vốn vay ưu đãi, hay miễn
giảm các khoản đóng góp như phí thuế, hoặc được chính phủ bảo lãnh để vay các nguồn vốn từ các tổ chức tài
chính quốc tế. Điều này làm cho vai trò của nhà nước trong các công ty phát điện ở Việt Nam mang lại lợi ích
lớn hơn. Các kết quả này sẽ được thảo luận với các chuyên gia để có các kết luận cuối cùng.
4.2.2.4 Tác động của biến kiểm soát chi phí đại diện
Tất cả các kết quả từ bảng 4.7 đến 4.10 đều cho thấy tăng chi phí đại diện làm giảm HQKD các công
ty phát điện ở Việt Nam. Như vậy, tương tự như ước lượng đơn phương trình, các kết quả ước lượng hệ phương
trình bằng phương pháp GMM tìm thấy bằng chứng thống kê cho thấy biến AC1 có quan hệ ngược chiều với
ROA, ROE và biến AC2 có quan hệ cùng chiều với ROA, ROE của công ty phát điện.
4.2.2.5 Ảnh hưởng của các biến kiểm soát khác
Tất cả các kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM hệ thống 2 bước trong bảng 4.7 đến bảng 4.10
đều cho kết quả tương tự như ước lượng bằng phương pháp FE. Các kết quả tác động của các biến kiểm soát
được tổng hợp trong bảng 4.11.
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả mối quan hệ của biến kiểm soát


21

Kết quả các mô hình phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến giá trị thị trường và chi phí

công ty phát điện
4.2.3.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến giá trị thị trường công ty phát điện
Bảng 4.12 trình bày tóm tắt các kết quả ước lượng mô hình (2)2 với biến phụ thuộc là giá trị thị trường
xác định theo chỉ số Tobin’Q (TQ)3. Kết quả cho thấy biến DRVN1960 có tương quan ngược chiều với TQ,
trong khi biến DTVN1960 có tương quan cùng chiều với TQ. Tất cả các hệ số đều có ý nghĩa thống kê. Kết
quả này khác với kết quả tìm được khi HQKD đại diện bằng ROA và ROE.
4.2.3

Kết quả này cho biết khi lượng mưa hàng năm lớn hơn so với trung bình của những 1960 thì giá trị thị
trường của công ty phát điện giảm. Ngược lại, khi nhiệt độ trung bình hàng năm tăng lên so với những năm
1960 thì giá trị thị trường của công ty phát điện tăng lên. Kết quả này không tương đồng với kết quả tìm thấy
ở phần 4.2.2.1 (mô hình ước lượng với GMM). Sự khác biệt này cho thấy quan điểm của nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán khác với những gì đang diễn ra tại công ty phát điện. Có thể nhà đầu tư hiểu rằng khi
truyền thông đưa tin về diễn biến của BĐKH với hiện tượng mưa nhiều, nhà đâu tư cho rằng vấn đề an toàn
hồ đập trở thành rủi ro lớn và nhu cầu sử dụng điện cho tưới tiêu, làm mát của người tiêu dùng cũng giảm. Vì
vậy, nhà đầu tư không định giá cao các cổ phiếu công ty phát điện. Trái lại, khi truyền thông đưa tin về biến
đổi khí hậu với hiện tượng nhiệt độ trung bình cao hơn, nhà đầu tư nghĩ rằng nhu cầu điện để làm mát và phục
vụ sản xuất nông nghiệp tăng lên, nhà đầu tư kỳ vọng thu nhập của công ty phát điện tăng lên nên sẵn lòng trả
giá cao hơn để sở hữu cổ phiếu.
Bảng 4.13 và 4.14 cũng cho thấy SHNN tăng sẽ làm giảm giá trị thị trường của công ty. Tuy chỉ có hệ
số ở cột 3 bảng 4.13 có ý nghĩa thống kê, các trường hợp còn lại chưa có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương
đồng với kết quả tìm được ở phần trên. Nghĩa là nhà đầu tư cũng đánh giá thấp những công ty có tỷ lệ SHNN
cao.
Tương tự, chi phí đại diện tăng cũng làm giảm giá trị thị trường của công ty phát điện. Hệ số của biến
AC1 có quan hệ cùng chiều với TQ, TQ80 và TQ70 trong mức ý nghĩa thống kê. Hệ số biến AC2 cũng có
tương quan cùng chiều với TQ, TQ80 và TQ70 trong mức ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ giữa DRVN1960 và
DTVN1960 với TQ80 và TQ70 ở bảng 4.14 cũng tương đồng với TQ.
Ngoài ra, bảng 4.13 và 4.14 cũng cho thấy sử dụng nợ nhiều làm tăng giá trị thị trường của công ty
phát điện. Các hệ số phần nhiều có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trái với kết luận sử dụng nợ làm giảm HQKD
của công ty phát điện ở phần 2. Tuy nhiên, trường hợp này các hệ số chưa có ý nghĩa thống kê. Cuối cùng, các

kết quả chỉ ra giá trị thị trường của các công ty giảm xuống khi quy mô công ty lớn hơn. Các hệ số đều có ý
nghĩa thống kê. Kết quả này lại tương đồng với kết quả tìm thấy trong phần 2.
Các mô hình thể hệ mối quan hệ phi tuyến đã được nhận định không phù hợp nên các ước lượng trong phần này không được thực hiện. Kết quả chi
tiết trình bày trong phụ lục 6.
3
Mô hình chưa loại trừ xu hướng giảm giá cổ phiếu công ty phát điện do tình trạng suy thoái của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn sau năm
2007. Giá cổ phiếu sau khi đạt đỉnh năm 2007 đã suy giảm mạnh liền tục nhiều năm sau đó. Điều này có động lớn đến giá trị thị trường của công ty
phát điện.
2


22

Bảng 4.15 và 4.16 tóm tắt các kết quả phân tích của biến tương tác giữa tỷ lệ SHNN và biến đo lường
BĐKH (biến OWN_DTVN1960 hoặc OWN_DRVN1960) ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các công ty
phát điện (biến TQ, TQ80 và TQ70). Kết quả cho thấy trong tất cả các trường hợp hệ số của biến tương tác có
giá trị âm nhưng đều không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này có thể cho biết nhà đầu tư có thể không đặt kỳ
vọng vào vai trò SHNN giúp công ty tốt hơn khi có BĐKH, hoặc cũng có thể vì giá trị thị trường của công ty
không thuộc phạm vi chi phối của của nhà nước nên biến tương tác không có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa kinh
tế trong trường hợp này.

4.2.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến chi phí của công ty phát điện
Bảng 4.17 trình bày kết quả các mô hình ước lượng tác động của BĐKH và SHNN đến chi phí (giá
vốn hàng bán) của các công ty phát điện. Các kết quả trong bảng 4.17 hồi quy theo mô hình (2) và (3) với biến
phụ thuộc là giá vốn hàng bán trên doanh thu (COR). Phần này chỉ ước lượng mô hình (2) và (3) vì đây là hai


23

mô hình tuyến tính để phân tích tác động của SHNN. Các mô hình phi tuyến không phù hợp nên không được

thực hiện trong phần này. Các ước lượng được thực hiện với phương pháp GMM hệ thống hai bước.

Trái với giả thuyết bảng 2.2, kết quả ước lượng tại cột 3 và cột 6 cho thấy biến DRVN1960 có tác
động cùng chiều với chi phí hoạt động, hệ số có ý nghĩa thống kê 5%; biến DTVN1960 có tác động ngược
chiều với chi phí hoạt động, hệ số có ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả này cho thấy nếu mưa nhiều hơn chi phí
giá vốn tăng trong khi nhiệt độ cao hơn chi phí giá vốn giảm
Cột 3 bảng 4.17 cũng cho thấy SHNN có tương quan cùng chiều với giá vốn, hệ số có ý nghĩa thống
kê 10%. Tương quan cùng chiều cho biết tỷ lệ SHNN cao, chi phí giá vốn cũng cao hơn. Tất cả các kết quả
bảng 4.17 cho thấy AC1 và AC2 có tác động cùng chiều đến giá vốn và có ý nghĩa thống kê 1%.
Biến tương tác giữa tỷ lệ sở hữu và BĐKH tại cột (4) và (6) có tương quan cùng chiều với giá vốn, hệ
số có ý nghĩa thống kê 1% và 10%. Kết quả này cho biết các công ty có SHNN cao, khi BĐKH tăng lên, giá
vốn cũng tăng lơn hơn. Cuối cùng, bảng 4.17 cho thấy vay nợ nhiều và quy mô công ty lớn hơn sẽ làm cho chi
phí tăng lên. Các hệ số trong các trường hợp này đều có ý nghĩa thống kê. Mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh toán
hiện hành và giá vốn là cùng chiều nhưng hệ số chưa có ý nghĩa thống kê. Các kết quả chính của mô hình định
lượng được tóm tắt bảng 4.18.


×