Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Quản lý nhà nước về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.04 KB, 69 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
TÓM LƯỢC
Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật của Việt Nam đã từng bước
được củng cố và tăng cường nhằm tạo lập một khung pháp lý cơ bản phục vụ cho sự
phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, pháp luật ngành nghề kinh doanh có điều
kiện nói chung và về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng nói riêng được coi là những
lĩnh vực khá mới mẻ và còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung và các
lĩnh vực được nói riêng, Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề
bức xúc mà thực tiễn đặt ra, đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật điều chỉnh hoạt
động kinh doanh khí hóa lỏng giúp phần hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh
doanh có điều kiện.
Phần đầu giới thiệu các khái niệm cơ bản, quy định của pháp luật hiện hành về
ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kinh doanh khí hóa lỏng để có một cái nhìn
tổng quát về vấn đề nghiên cứu, đồng thời tiến hành đánh giá khái quát về các quy
định điều chỉnh lĩnh vực chuyên môn.
Phần còn lại của đề tài tiếp tục đi sâu phân tích các quy định của pháp luật điều
chỉnh hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng gắn với việc tìm hiểu thực trạng thực thi
pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng để tìm ra các hạn chế của
pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp, sau đó tổng kết lại quá
trình nghiên cứu đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu
quả của việc thực thi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kinh doanh
khí hóa lỏng.
Cuối cùng là một số kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu và hướng phát triển
cho đề tài.

SVTH: Lâm Văn Đạo

i



Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại, và sự
đồng ý của Cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Thu Phương tôi đã thực hiện đề tài “Pháp
luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh
nghiệp khí hóa lỏng”.
Để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận
tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở
Trường Đại học Thương Mại.
Xin gửi tới Sở Công Thương và Phòng Thanh tra Sở tỉnh Lang Sơn lời cảm tạ
sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu thực tiễn cũng như
những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Thu Phương đã tận tình,
chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu
mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế quá trình thực thi
pháp luật cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý
của quý Thầy, Cô giáo,nhà trường, các nhà khoa học và quý bạn đọc để khóa luận
được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các đơn vị và cá
nhân đã giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Lâm Văn Đạo

ii


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:............................................................2
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu....................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...........................................................................4
5. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:......................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
7. Kết cấu của luận văn................................................................................................6
Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NGÀNH
NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ
HÓA LỎNG...................................................................................................................7
1.1. Khái quát chung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện...................................7
1.1.1. Khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện...............................................7
1.1.2. Các điều kiện.......................................................................................................8
1.1.2.1. Giấy phép kinh doanh......................................................................................8
1.1.2.2. Chứng chỉ hành nghề....................................................................................11
1.1.2.3. Yêu cầu về vốn pháp định..............................................................................12
1.1.2.4. Các yêu cầu mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền
kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình
thức nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.......................................................13
1.2 Khái quát về lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng......................................14
1.2.1. Khái niệm:.........................................................................................................14
1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh hoạt động kinh doanh LPG........................................15

1.2.3. Các điều kiện và căn cứ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh khí đốt hóa
lỏng (LPG)..................................................................................................................15

SVTH: Lâm Văn Đạo

iii


Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ THỰC
TIỄN VIỆC THỰC HIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÍ HÓA
LỎNG.......................................................................................................................... 20
2.1. Tổng quan tình hình thực thi pháp luật về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.........................................................................................20
2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển mạng lưới khí dầu mỏ hoá lỏng trên
địa bàn tỉnh.................................................................................................................20
2.1.2. Tổng quan tình hình kinh doanh khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn............22
2.1.3. Các vấn đề đặt ra...............................................................................................23
2.2. Phân tích thực trạng các quy phạm điều chỉnh hoạt động kinh doanh khí hóa
lỏng.............................................................................................................................. 24
2.2.1. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng........24
2.2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh khí hóa lỏng............27
2.3 Thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh
khí hóa lỏng................................................................................................................30
2.3.1. Hệ thống cung ứng, số lượng cơ sở tham gia kinh doanh:.............................30
2.3.2. Thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động kinh
doanh khí hóa lỏng.....................................................................................................31
2.4. Kết luận và phát hiện qua phân tích...................................................................35
2.4.1. Những tồn tại của các quy định pháp luật về kinh doanh khí hóa lỏng.........35
2.4.2. Những tồn tại cơ bản của các cơ sở kinh doanh:............................................35

2.4.3. Nguyên nhân.....................................................................................................36
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG......................................................38
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước...........................38
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
..................................................................................................................................... 39
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kinh
doanh LPG................................................................................................................... 39
3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh LPG............................39

SVTH: Lâm Văn Đạo

iv


Khóa luận tốt nghiệp
3.3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh LPG.................40
3.3.3. Các giải pháp khắc phục thực trạng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng..........42
3.4. Các vấn đề đặt ra cần nghiên cứu.......................................................................43
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

SVTH: Lâm Văn Đạo

v


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU

-Bảng 1: Số lượng các cửa hàng kinh doanh Gas của Thương nhân trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn.
- Phụ lục III: DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KINH DOANH CÓ ĐIỀU
KIỆN (Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính
phủ)
-Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng (LGP) Yêu cầu chung về an toàn

SVTH: Lâm Văn Đạo

vi


Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Từ viết tắt
ANTT
ĐKKD

HTX
LPG
UBND
PCCC
QLTT
TTTM

SVTH: Lâm Văn Đạo

Giải nghĩa
An ninh trật tự
Đăng ký kinh doanh
Hợp tác xã
Khí dầu mỏ hóa lỏng
Ủy ban nhân dân
Phòng cháy chữa cháy
Quản lí thị trường
Trung tâm thương mại

vii


Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam của chúng ta đang trên con đường đổi mới nền kinh tế, phát triển và
hội nhập. Nền kinh tế thị trường đang vận động theo những qui luật vốn có của nó. Sự
đa dạng của nền kinh tế tạo điều kiện cạnh tranh, thúc đẩy ngày một phát triển.
Tuy nhiên chính sự đa dạng đó cũng tạo nên khó khăn, bất cập trong quản lý .
Muốn phát triển nền kinh tế thị trường ổn định, thuận lợi trong các thủ tục hành chính

phải tổ chức điều chỉnh các quan hệ kinh tế bằng pháp luật, tiếp tục hoàn thiện môi
trường pháp lý kinh doanh, tạo ra sự thông thoáng trong các thủ tục hành chính, bảo
đảm quyền tự do kinh doanh, tránh sự rườm rà, phức tạp, tốn kém trong đăng ký kinh
doanh, mở rộng qui mô đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Pháp luật, dù hoàn thiện
như thế nào đi nữa mà không được thực hiện có hiệu quả thì không thể đem lại những
gì tốt đẹp mà chủ thể ban hành mong muốn, không đem lại lợi ích cho xã hội, thậm chí
là ngược lại. Thực hiện pháp luật là sự tiếp nối xây dựng pháp luật, Vì vậy, bên cạnh
việc hoàn thiện pháp luật, Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề thực hiện pháp luật
trong đó có thực hiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Thực tiễn những năm qua cho thấy, việc thực hiện pháp luật về ngành nhề kinh
doanh có điều kiện đã có những bước phát triển đáng kể xong chưa được triệt để và có
một phần nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết từ phía chủ thể thi hành pháp luật. Yêu
cầu đặt ra là việc phổ biến các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đến
các chủ thể thuộc lĩnh vực chuyên môn, nâng cao hiểu biết của chủ thể kinh doanh từ
đó nâng cao hiệu quả pháp luật quy định đối với lĩnh vực chuyên môn, tạo sự phối hợp
đồng đều từ phía cơ quan chức năng đối với chủ thể thi hành.Trong danh mục các hàng
hóa thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khí dầu mỏ hóa lỏng là loại hàng
hóa đặc biệt, với những tiêu chuẩn về kỹ thuật khắt khe và có nhiều vấn đề phát sinh
trong quá trình thực thi pháp luật, việc tiến hành nghiên cứu và đưa ra các giải pháp
khắc phục là thực sự cần thiết. Để được kinh doanh mặt hàng này theo qui định,
thương nhân phải đạt các điều kiện: về chủ thể kinh doanh; về cơ sở vật chất kỹ thuật
và trang thiết bị; về trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên; về sức khoẻ; về bảo
vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) là mặt hàng thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc
bảo đảm an ninh năng lượng. Đây là hàng hoá thuộc diện kinh doanh có điều kiện, ảnh
hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nên hoạt động kinh doanh và sử
dụng LPG phải được đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.
Về mặt thể chế, thị trường LPG thiếu một hành lang pháp lý thống nhất, minh bạch,
các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động kinh doanh LPG ở Việt Nam trong thời


SVTH: Lâm Văn Đạo

1


Khóa luận tốt nghiệp
gian qua thường thiếu và không kịp thời, làm cho công tác kiểm tra, xử phạt đối với
những vụ vi phạm trong kinh doanh LPG của các cơ quan chức năng của nhà nước rất
khó xử lý, mặt khác các gian lận thương mại trên thị trường LPG ngày càng gia tăng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Pháp luật và thực thi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện là một vấn
đề khá mới mẻ vẫn còn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm để hoàn chỉnh dần. Kinh
nghiệm lập pháp cũng như thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế nên
đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, đã có những công
trình nghiên cứu đề cấp đến vấn đề pháp luật và thực thi pháp luật có liên quan đến
ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể như:
Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh,
Báo Lao Động điện tử (), số 50/2014 của Tiến sỹ. Nguyễn
Đình Cung - quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
Theo T.S Nguyễn Đình Cung việc sửa đổi Luật doanh nghiệp hướng tới giảm
điều kiện, thủ tục đối với doanh nghiệp khi gia nhập thị trường. Theo đó, hồ sơ và nội
dung được giảm và đơn giản hóa hơn trước đây, bởi lẽ việc đăng ký ngành nghề kinh
doanh đem lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Rủi ro thứ nhất là doanh nghiệp kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ không có trong giấy ĐKKD sẽ là vi phạm và xử lý hành
chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù doanh nghiệp được phép
kinh doanh những gì pháp luật không cấm.Rủi ro tiếp thuộc về phía đối tác, nếu hợp
đồng hợp tác được ký mà doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh thì rất dễ bị tuyên
vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.
Ngoài ra, trong thực tế triển khai nhiều ngành nghề kinh doanh không có trong
danh mục của cơ quan quản lý nhà nước dẫn tới việc doanh nghiệp phải xin ý kiến bộ

ngành liên quan mất rất nhiều thời gian, tiền bạc để có thể đăng ký. Thậm chí có doanh
nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh không đúng với thực tế hoạt động.
Việc sửa đổi Luật doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa, thông thoáng hơn cũng
nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Một số đánh giá lo ngại sự thông thoáng trong
ĐKKD tạo thuận lợi cho một số đối tượng lợi dụng, thành lập doanh nghiệp nhằm mục
đích lừa đảo, trốn thuế, mua bán khống hóa đơn.
Cuộc đối đầu giữa "Luật không cấm" và "Luật cho phép" của Luật sư Lê
Minh Toàn.
Trong bài viết của mình luật sư Lê Minh Toàn có đề cập đến câu chuyện về “Luật
không cấm” và “Luật cho phép” , tác giả đi sâu về việc tìm hiểu các câu hỏi về những
vấn đề còn gặp bất cập và đưa ra câu trả lời phù hợp để giải quyết vấn đề, theo đó:

SVTH: Lâm Văn Đạo

2


Khóa luận tốt nghiệp
Thực tiễn thành lập và ĐKKD đã xảy ra sự “đối đầu” của hai nguyên tắc là: “Có
thể làm tất cả những gì mà luật không cấm” một trong những nguyên tắc cơ bản của
nhà nước pháp quyền mà theo đó, mọi công dân và doanh nghiệp có thể làm tất cả
những gì một khi điều đó không bị pháp luật cấm. Như vậy, pháp luật chỉ quy định
những điều cấm mà không quy định danh mục những hành vi cho phép. Nguyên tắc
này giúp phát huy mọi sáng tạo của các chủ thể phục vụ lợi ích của xã hội, của Nhà
nước và của công dân. Tuy nhiên, đối với các cơ quan nhà nước, các cán bộ - công
chức (CBCC) lại phải áp dụng nguyên tắc “Chỉ được làm những gì mà luật cho phép”,
nhằm tránh những hành vi tuỳ tiện, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của công
dân.
. Chẳng hạn, sau khi Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, có nhà đầu tư muốn
thành lập doanh nghiệp để kinh doanh ngành nghề “vận tải đa phương thức”, nhưng do

pháp luật chưa quy định vấn đề này nên Phòng ĐKKD từ chối cấp giấy phép (do
không có theo danh mục ngành nghề kinh doanh nên không biết thuộc trường hợp cấm
hay bị hạn chế kinh doanh với điều kiện kèm theo).
Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng
khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam của Tiến sỹ. Lý Ngọc Minh.
Luận án đã khảo sát thực trạng sử dụng LPG ở Việt Nam (với giới hạn khu vực
nghiên cứu là Tp.Hồ Chí Minh), nêu và phân tích đặc điểm, đề xuất một số kịch bản sự
cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam; đề xuất quy trình đánh giá sự cố môi trường trong
sử dụng LPG ở Việt Nam trên cơ sở xây dựng, hoàn thiện các cơ sở lý thuyết phù hợp
với đặc điểm trong sử dụng LPG ở Việt Nam.
Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã tiếp cận vấn đề liên quan đến
việc thực hiện pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở những phạm vi và
mức độ khác nhau, cho đến nay chưa một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một
cách có hệ thống, đồng bộ, gắn với việc khảo sát thực tiễn.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Trước tình hình còn nhiều hạn chế trong việc tìm hiểu pháp luật của chủ thể thực
thi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và những tồn tại còn gặp phải của
các chủ thể kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Quản lý nhà nước về kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các
doanh nghiệp khí hóa lỏng” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp để kiến
nghị và hoàn thiện giúp cho các quy định của pháp luật phù hợp hơn với thực tiễn hoạt
động kinh doanh của các chủ thể.

SVTH: Lâm Văn Đạo

3


Khóa luận tốt nghiệp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài hướng đến là các quy định của pháp luật về
ngành nghề kinh doanh có điều kiện, về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và
thực trạng việc thực thi pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng
(LPG), từ đó đề xuất vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, đưa ra các giải pháp, kiến nghị đối
với các chủ thể thực thi pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về kinh doanh khí hóa
lỏng (LPG) của các cơ sở, chủ thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Về thời gian: Khi đánh giá thực trạng chỉ khảo sát ở tỉnh Lạng Sơn với tư cách là
điển hình để làm cơ sở luận giải cho những vấn đề chung trong khoảng thời gian từ
năm 2005 đến nay.
Về nội dung: Nghiên cứu nội dung các quy định pháp luật về ngành nghề kinh
doanh có điều kiện, về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng, từ đó phân tích các quy
định của pháp luật về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng gắn với việc khảo sát thực
tiễn việc thực thi pháp luật của các chủ thể trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đưa ra các kiến
nghị và giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các quy định pháp luật.
5. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung và các
lĩnh vực được nói riêng, Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề
bức xúc mà thực tiễn đặt ra, đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật điều chỉnh hoạt
động kinh doanh khí hóa lỏng giúp phần hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh
doanh có điều kiện
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ sau:
-Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về ngành nghề kinh doanh có
điều kiện và đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực khí hóa lỏng (LPG) thuộc danh mục hàng hóa
kinh doanh có điều kiện.
- Nghiên cứu được thực trạng thực thi pháp luật của một hoặc nhiều lĩnh vực cụ

thể thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tiến hành phân tích, đánh giá
khách quan, khoa học về thực hiện pháp luật đối với các chủ thể thuộc ngành nghề
kinh doanh có điều kiện, từ đó tìm ra các khó khăn, vướng mắc cần khắc phục
- Nêu được những quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về ngành nghề
kinh doanh có điều kiện; đồng thời tìm hiểu về hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực

SVTH: Lâm Văn Đạo

4


Khóa luận tốt nghiệp
khí hóa lỏng (LPG); qua đó đề xuất những giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm thực
thi một cách có hiệu quả pháp luật điều chỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
- Đề xuất được những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ngành nghề kinh
doanh có điều kiện và hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng (LPG)
6. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp
luật của Nhà nước về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, áp dụng các phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam.
Ngoài ra còn áp dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng
hợp, nghiên cứu thực tiễn(thu thập số liệu)… để giải quyết những vấn đề mà đề tài
nghiên cứu.
- Thu thập các tài liệu, số liệu về hoạt động kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn trong thời gian qua (từ năm 2005 đến nay)
- Tổng hợp, thống kê và phân tích kết quả số liệu để đánh giá thực trạng tình hình
kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp:

Dựa trên nền tảng các số liệu và tài liệu thực tiễn thu thập được, tiến hành tổng
hợp các kết quả đánh giá từ các nguồn tài liệu, tổng hợp thực trạng thực thi pháp luật
của các doanh nghiệp, qua đó phân tích rút kinh nghiệm, nêu xu hướng hoàn thiện
pháp luật.
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành
những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát
hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu
được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ
những yếu tố bộ phận ấy.
Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được
nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy
muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia
nó theo cấp bậc.
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông
qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:
+ Xác định tiêu thức để phân chia.
+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.

SVTH: Lâm Văn Đạo

5


Khóa luận tốt nghiệp
+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.
Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá
trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái
quát.
Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ,

đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên
cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung
cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật
của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân
loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất
quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết
các kết quả cụ thể( có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát
nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh ngành nghề kinh doanh
có điều kiện và hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng.
Chương 2: Phân tích thực trạng thực thi pháp luật và thực tiễn việc thực hiện tại
các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng.
Chương 3: Phương hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về
ngành nghề kinh doanh có điều kiện và hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng.

SVTH: Lâm Văn Đạo

6


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH KHÍ HÓA LỎNG
1.1. Khái quát chung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

1.1.1. Khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà pháp luật về đầu tư và
pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh
doanh các ngành nghề đó khi có đủ điều kiện.
Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 (quy định chi
tiết Luật Thương Mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và
kinh doanh có điều kiện) quy định về Điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh
doanh có điều kiện như sau:
a) Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;
b) Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;
c) Cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy
trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ
sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
d) Cán bộ quản lý, cán bộ ký thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa,
nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ,
chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật;
đ) Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh.
Như vậy khi đăng ký kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật quy định điều kiện
kinh doanh thì các thương nhân phải có đầy đủ các điều kiện đã được quy định trên
đây
Hiện nay, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại phụ lục III
ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006.
Như chúng ta đều biết, mọi thương nhân đều có quyền đăng ký hoạt động kinh
doanh ngành, nghề mà mình lựa chọn nhưng phải là các ngành, nghề mà pháp luật
không cấm (khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp, khoản 1 Điều 6 Luật HTX). Tuy nhiên
tại Điều 2 Luật doanh nghiệp có quy định: “Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu
tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh

doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định”. Như vậy, chỉ có HTX là
được phép lựa chọn ngành, nghề để tiến hành hoạt động kinh doanh, miễn là ngành,

SVTH: Lâm Văn Đạo

7


Khóa luận tốt nghiệp
nghề đó không bị pháp luật cấm. Còn các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các
tổ chức, cá nhân khác muốn hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện thì
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
“Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện
khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể” (Khoản 2 Điều 7 Luật doanh nghiệp).
“Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
a) Giấy phép kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
c) Chứng chỉ hành nghề;
d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
đ) Xác nhận vốn pháp định;
e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được
quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ
hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” (Khoản 2 Điều 8 Nghị định
102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp).
Các quy định này giúp thực hiện các yêu cầu quản lý nhà nước: quản lý hoạt
động kinh tế một cách tốt hơn và hiệu quả hơn, nhà nước đã phân chia ra các nhóm
ngành nghề kinh doanh, tạo lập nên một khung pháp lý để các chủ thể kinh doanh có
quyền tự do kinh doanh trong đó. Hơn nữa thông qua pháp luật về ngành nghề kinh
doanh nhà nước điều tiết được hoạt động sản xuất giữ được sự phát triển ổn định và

bền vững cho nền kinh tế bằng cách nhà nước đề ra các chính sách có thể tạo điều kiện
ưư đãi để ngành nghề đó phát triển hoặc hạn chế sự phát triển của ngành nghề đó.
1.1.2. Các điều kiện
Đối với một số ngành nghề Nhà nước cần hạn chế hoặc đặc biệt hạn chế kinh
doanh do có liên quan đến vấn đề môi trường, vấn đề trật tự an toàn xã hội hoặc phải
tuân theo những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ pháp luật không cấm kinh doanh nhưng
kiểm soát chủ thể kinh doanh bằng việc buộc họ phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh
doanh cần thiết. Quá trình này được thực hiện thông qua thủ tục xin cấp giấy phép
kinh doanh/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thủ tục cam kết thực hiện
đầy đủ các điều kiện kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.1.2.1. Giấy phép kinh doanh
a.Khái niệm: Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cấp, cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh
doanh nhất định.

SVTH: Lâm Văn Đạo

8


Khóa luận tốt nghiệp
+ Giấy phép kinh doanh tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau như: giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy xác nhận, giấy phê duyệt,
quyết định phê duyệt, thông báo chấp nhận về bản chất, tất cả những loại giấy tờ trên
đều được coi là giấy phép kinh doanh vì ngoài thủ tục chung là đăng ký kinh doanh,
doanh nghiệp sẽ không được tiến hành những hoạt động kinh doanh nếu không có
những loại giấy phép này.
+ Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định: Doanh nghiệp có quyền hoạt
động kinh doanh kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những
ngành nghề kinh doanh điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành

nghề đó kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
+ Giấy phép kinh doanh được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
không phải là loại giấy phép phải có trong tất cả các trường hợp. Bởi vì giấy phép kinh
doanh (hay còn gọi là giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh) là văn bản cho phép
thực hiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người kinh doanh khi họ đáp ứng đủ các điều
kiện kinh doanh cần thiết.
b. Đặc điểm giấy phép kinh doanh
+ Phạm vi áp dụng: Giấy phép kinh doanh không được áp dụng phổ biến đối với
tất cả ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
+ Đối tượng áp dụng: giấy phép kinh doanh được cấp cho các chủ thể kinh
doanh, bao gồm cả các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có thể có đăng
ký kinh doanh. Trường hợp chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp (công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh…), đối tượng được cấp giấy phép kinh
doanh là doanh nghiệp chứ không phải là cá nhân, tổ chức đã đầu tư để thành lập
doanh nghiệp đó.
+ Ý nghĩa pháp lý của giấy phép kinh doanh thể hiện sự xác nhận của Nhà nước
về việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định.
+ Thời điểm cấp: giấy phép kinh doanh được cấp khi chủ thể kinh doanh đã được
thành lập hợp pháp…. tức là tổ chức cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh có điều kiện.
+ Thẩm quyền cấp: mục đích của các quy định về giấy phép kinh doanh là nhằm
bảo đảm quản lý Nhà nước phù hợp với từng ngành lĩnh vực. Chính vì vậy giấy phép
kinh doanh không do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp mà do các cơ quan quản lý Nhà
nước trong từng ngành, lĩnh vực cấp.
c. Các loại giấy phép kinh doanh, thẩm quyền cấp và thủ tục cấp

SVTH: Lâm Văn Đạo

9



Khóa luận tốt nghiệp
* Giấy phép kinh doanh luôn gắn với ngành nghề kinh doanh, do các bộ ngành
cấp sau khi đã thẩm định kiểm tra các điều kiện kinh doanh mà người kinh doanh bắt
buộc phải đáp ứng. Xuất phát từ đặc điểm này, có thể xác định giấy phép kinh doanh
được cấp theo từng ngành, lĩnh vực.
+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành thương mại, ví dụ: Giấy phép kinh doanh
thuốc lá, giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng
dầu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng, giấy chứng nhận kinh
doanh cửa hàng miễn thuế…
+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành văn hóa thông tin, ví dụ giấy phép thực
hiện quảng cáo, giấy phép hoạt động karaoke vũ trường, giấy phép hoạt động ngành
in, giấy phép cung cấp thông tin lên mạng internet…
+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành tài chính, ngân hàng ví dụ giấy phép thành
lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy
phép hoạt động kinh doanh chứng khoán; giấy phép thành lập và hoạt động của công
ty tài chính cổ phần, giấy phép thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính,
giấy phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế, giấy phép sản xuất vàng miếng, giấy
phép hoạt động ngoại hồi…
+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành công nghiệp ví dụ như giấy phép khảo sát,
khai thác, chế biến khoáng sản; giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, quyết
định cho phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp…
+ Giấy phép kinh doanh thuộc ngành công an: giấy xác nhận đủ điều kiện về an
ninh trật tự. Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ.
+ Và nhiều giấy phép kinh doanh thuộc các ngành kinh tế khác.
* Thẩm quyền cấp:
Xuất phát từ phân ngành để quản lý và căn cứ vào tính phức tạp của hoạt động
kinh doanh, giấy phép kinh doanh có thể do cơ quan cấp bộ, cấp sở, cấp huyện hoặc
một số cơ quan khác…. cấp cho người kinh doanh. Một số quy định cụ thể như:

+ Bộ công an (cục quản lý hành chính về trật tự xã hội) có thẩm quyền cấp giấy
xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.
+ Bộ công thương (hoặc sở thương mại được Bộ công thương ủy quyền) có thẩm
quyền cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân mua thuốc lá từ các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh thuốc lá để tổ chức lưu thông thuốc lá trên địa bàn.
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép sản xuất vàng miếng xuất nhập
khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng từ 3kg trở lên, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu,
vàng miếng.

SVTH: Lâm Văn Đạo

10


Khóa luận tốt nghiệp
+ Sở thương mại có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu giấy phép buôn
bán, bán lẻ thuốc lá trong phạm vi tỉnh/thành phố giấy phép kinh doanh xăng dầu, khí
đốt chất lỏng…
* Về thủ tục cấp
Thủ tục giấy phép kinh doanh, do được quy định trong nhiều văn bản khác nhau,
thủ tục cơ bản mà các chủ thể kinh doanh phải tiến hành bao gồm 2 bước: xin phép và
cho phép.
Xin phép: người kinh doanh phải chuẩn bị hồ sơ hợp lệ gửi đến cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh
+ Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Và các giấy tờ khác như điều kiện về địa điểm kinh doanh điều kiện về người
quản lý kinh doanh…
Cho phép: sau khi làm song thủ tục xin phép, thương nhân phải đợi sự cho phép

từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.1.2.2. Chứng chỉ hành nghề
a. Khái niệm: Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm nghề nghiệp về một ngành nghề nhất định.
b. Đặc điểm của chứng chỉ hành nghề
+ Phạm vi áp dụng: chứng chỉ hành nghề không áp dụng phổ biến đối với tất cả
các ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
+ Đối tượng áp dụng: chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp cho các cá nhân có đủ
trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành nghề nhất định.
+ Thẩm quyền cấp: chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp ví dụ như các bộ, ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy
quyền.
+ Ý nghĩa pháp lý: chứng chỉ hành nghề là một loại giấy tờ cần phải có trong hồ
sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mà pháp
luật đòi hỏi có chứng chỉ hành nghề. Vì vậy chứng chỉ hành nghề có tính chất là điều
kiện thành lập doanh nghiệp (điều kiện đăng ký kinh doanh) hơn là một điều kiện để
hoạt động kinh doanh trên thực tế bởi vì ở thời điểm được cấp chứng chỉ hành nghề,
chủ thể kinh doanh chưa ra đời và người được cấp văn bản này mới chỉ được Nhà
nước cho phép hành nghề mà chưa thể hoạt động kinh doanh trên cơ sở chứng chỉ
hành nghề đó.

SVTH: Lâm Văn Đạo

11


Khóa luận tốt nghiệp
c. Các ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
Theo quy định hiện hành thì những ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ

hành nghề bao gồm:
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh dịch vụ pháp lý
- Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm
- Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y
- Mua bán di vật, cổ vật quốc gia
- Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình
- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán
- Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải.
- Kinh doanh dịch vụ kế toán
- Sản xuất, gia công, sang chai đang gói, mau bàn thuốc bảo vệ thực vật
- Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng
Doanh nghiệp không phải là đối tượng xin cấp chứng chỉ hành nghề nhưng nếu
lựa chọn kinh doanh những dịch vụ nói trên, doanh nghiệp chỉ được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh nếu giám đốc (hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp tư nhân,
giám đốc) hoặc tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tất cả
thành viên hợp danh và các cá nhân khác theo quy định của pháp luật… phải có chứng
chỉ hành nghề.
1.1.2.3. Yêu cầu về vốn pháp định
a. Khái niệm và đặc điểm
* Khái niệm: Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để có thể thành lập một doanh
nghiệp do pháp luật quy định.
* Đặc điểm:
- Về phạm vi áp dụng: vốn pháp định không áp dụng phổ biến đối với tất cả các
ngành nghề kinh doanh trong danh mục ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân mà chỉ
quy định cho một số ngành nghề liên quan đến hoạt động tài chính như chứng khoán,
bảo hiểm, kinh doanh vàng, kinh doanh tiền tệ, dịch vụ kinh doanh đòi nợ…
- Về đối tượng áp dụng: vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh, bao
gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể… trường hợp

chủ thể kinh doanh đó là doanh nghiệp đối tượng xác nhận vốn pháp định là doanh
nghiệp chứ không phải là các cá nhân, tổ chức đã đầu tư vốn để thành lập ra doanh
nghiệp.

SVTH: Lâm Văn Đạo

12


Khóa luận tốt nghiệp
- Ý nghĩa pháp lý: xác nhận vốn pháp định, thể hiện sự xác nhận của Nhà nước
về đáp ứng đủ số vốn mà pháp luật quy định nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tố
hoạt động kinh doanh sau khi thành lập và tránh được, đề phòng những rủi ro.
- Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp
cấp giấy phép thành lập và hoạt động giấy xác nhận vốn là điều kiện, là một nội dung
của hồ sơ xin phép được thành lập và hoạt động của quá trình đăng ký kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn
góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.
b. Các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cần có vốn pháp định
Theo pháp luật hiện hành, chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến
tài chính mới có quy định về vốn pháp định.
- Kinh doanh chứng khoán
- Kinh doanh bảo hiểm
- Kinh doanh vàng
- Kinh doanh tiền tệ
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Kinh doanh nữ hành
- Kinh doanh dịch vụ giới thiệu việc làm
1.1.2.4. Các yêu cầu mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền

kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình
thức nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
* Điều kiện kinh doanh không cần giấy phép là các điều kiện mà thương nhân
phải đáp ứng khi kinh doanh một hoặc một số ngành nghề nhất định do pháp luật quy
định và không thông qua cơ chế cấp giấy phép kinh doanh.
* Ý nghĩa việc áp dụng "điều kiện kinh doanh không cần giấy phép" có ý nghĩa
làm tăng tính chịu trách nhiệm của thương nhân trong hoạt động kinh doanh, bởi vì với
phương thức quản lý kinh doanh này, Nhà nước chỉ ghi nhận chứ không chịu trách
nhiệm về các điều kiện kinh doanh do đó thương nhân kê khai. Thương nhân phải có
trách nhiệm cao và thường xuyên về những cam kết kinh doanh đã đăng ký. Cơ quan
Nhà nước có vai trò giám sát thực hiện và tạo ra cơ chế giám sát thực hiện hoạt động
kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả.
* Cơ quan có thẩm quyền ban hành
Điều kiện kinh doanh có điều kiện không cần giấy phép thường do các bộ ngành
quy định cụ thể. Trong ngành thương mại, quyết định số 1363/2000/QĐ-BTM quy
định 4 ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện không cần giấy phép. Ngoài

SVTH: Lâm Văn Đạo

13


Khóa luận tốt nghiệp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thương nhân phải cam kết thực hiện một số điều
kiện nhất định.
a. Kinh doanh đá quý: cần phải có cửa hàng, trung tâm kinh doanh đá quý, có các
phương tiện đo lường đã qua kiểm tra xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, phải có
cán bộ, thợ chuyên môn đá quý.
b. Kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến
Phải có địa điểm kinh doanh ổn định, phù hợp, xa khu vệ sinh công cộng bãi

chứa rác thải, xa nơi sản xuất có nhiều bụi, bệnh viện ít nhất 50m có hệ thống thoát
nước thải hợp vệ sinh, có thùng, sọt có nắp đạy để đựng rác, chất thải, người chế biến,
người bán hàng không mắc bệnh truyền nhiễm, phương tiện vận chuyển đảm bảo vệ
sinh an toàn chất lượng.
c. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Phải có cửa hàng ổn định, địa chỉ rõ ràng, có kho cất giữ, bảo quản hàng hóa
d. Kinh doanh nhà hàng ăn uống
Phải có địa điểm kinh doanh ổn định, phù hợp, xa khu vệ sinh công cộng bãi
chứa rác thải, xa nơi sản xuất có nhiều bụi, bệnh viện ít nhất 100m, cơ sở vật chất,
trang thiết bị hợp vệ sinh, an toàn…
* Trong giai đoạn hiện nay, việc ban hành điều kiện kinh doanh không cần giấy
phép thể hiện bước chuyển đổi trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.
Nếu như cơ chế cấp giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
có thể xuất hiện tình trạng không minh bạch thì việc áp dụng điều kiện kinh doanh
không cần giấy phép có ưu điểm vượt trội về tính công khai, minh bạch giảm được
nhiều chi phí quản lý Nhà nước, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.
1.2 Khái quát về lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
1.2.1. Khái niệm:
- Khí dầu mỏ hóa lỏng là hỗn hợp chủ yếu của Propane (công thức hóa học:
C3H8) và Butane (công thức hóa học: C4H10) có nguồn gốc từ dầu mỏ, tên tiếng Anh:
Liquefied Petroleum gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể
khí và khi được nén đến một áp suất, nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng,
được tồn chứa tại các bồn bể cố định, xe bồn, hoặc tầu thủy chuyên dụng hoặc đường
ống, còn gọi là LPG rời (sau đây gọi chung là LPG), dùng làm chất đốt, nhiên liệu
động cơ, nguyên liệu phục vụ sản xuất, dân sinh.
Là sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, LPG có đặc tính ưu việt là một loại nhiên
liệu sạch, tồn chứa dưới dạng lỏng, sử dụng dưới dạng hơi, vận chuyển dễ dàng, nhiệt
trị cao. Ứng dụng của LPG là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (hoá chất,

SVTH: Lâm Văn Đạo


14


Khóa luận tốt nghiệp
mỹ phẩm, thực phẩm) và nông nghiệp; sử dụng cho quá trình đốt sinh nhiệt và làm nhiên
liệu.
- Kinh doanh LPG là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các hoạt
động trong chuỗi kinh doanh LPG: sản xuất, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn chứa,
nạp, phân phối, tạm nhập tái xuất, cho thuê kho, cảng, giao nhận và vận chuyển nhằm
mục đích sinh lời.
- Thương nhân phân phối LPG cấp I là thương nhân mua LPG của thương nhân
xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến LPG để phân phối cho tổng
đại lý, đại lý kinh doanh LPG.
- Thương nhân kinh doanh LPG đầu mối bao gồm: thương nhân xuất khẩu, nhập
khẩu, thương nhân sản xuất, chế biến và thương nhân phân phối LPG cấp I.
1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh hoạt động kinh doanh LPG
Việc tiến hành kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) của các chủ thể kinh doanh chịu
sự quản lý của Nhà nước theo tinh thần Thông tư số 15/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999
hướng dẫn kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG); Nghị định số 107/2009/NĐ-CP
ngày 26/11/2009 của Chính phủ và thông tư 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 ban
hành quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG). Nghị định 105/2011/NĐCP ngày 16/11/2011 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh LPG.
Căn cứ vào các quy định hiện hành cơ quan chức năng triển khai việc thẩm định
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các cơ sở kinh doanh LPG theo phân cấp. Nhiều
cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng đã được thẩm định và cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh theo đúng trình tự quy định của pháp luật
Thông qua kiểm tra, kiểm soát đã giúp cho thương nhân thực hiện ngày càng tốt
hơn các quy đinh của nhà nước, đưa hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG)
đi vào nề nếp, trật tự.
1.2.3. Các điều kiện và căn cứ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh khí đốt hóa

lỏng (LPG)
a, Căn cứ pháp lý
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
kinh doanh trong các lĩnh vực, đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đảy
mạnh hoạt động kinh doanh, góp phân thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của
nền kinh tế - xã hội các văn bản pháp luật lần lượt được ban hành và đi vào áp dụng
thực tế, đối với lĩnh vực kinh doanh khí hóa lỏng chịu sự điều chỉnh của các văn bản
pháp luật sau:

- Luật Thương mại Số: 36/2005/QH11, Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm
2005.

SVTH: Lâm Văn Đạo

15


Khóa luận tốt nghiệp
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11
năm 2005
- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết
Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh
doanh có điều kiện;
- Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Nghị định số 105/2011/NĐ-CP ngày 16/11/2011 của Chính phủ Quy định xử
phạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 Quy định điều kiện về
an ninh, trật tự đối với một số ngành,nghề kinh doanh có điều kiện;
- Quyết định số 28/2006/QĐ-BCN ngày 16/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Công

nghiệp về Ban hành quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về giao nhận, vận chuyển khí
dầu mỏ hóa lỏng bằng bồn chứa;
- Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp về Ban hành quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào
chai;
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6223-2011: Yêu cầu chung về an toàn cửa hàng
kinh doanh khí hóa lỏng.
- Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương về việc
ban hành quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng
- Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 của Bộ Công Thương về việc
ban hành Quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng và một số văn bản khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng
như quản lý kinh doanh mặt hàng khác đã được ban hành nhằm tuyên truyền, hướng
dẫn các cơ sở kinh doanh hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.
b, Điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng
Dựa trên các căn cứ pháp lý quy định về hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng ta có
các điều kiện đối với chủ thể kinh doanh khí hóa lỏng như sau:
- Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG
Thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau đây được xuất khẩu LPG, nhập khẩu
LPG:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký xuất khẩu, nhập
khẩu LPG.

SVTH: Lâm Văn Đạo

16



Khóa luận tốt nghiệp
2. Có cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sở
hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn, được xây dựng theo quy hoạch bảo
đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu một năm
để tiếp nhận tầu chở LPG; có kho tiếp nhận LPG nhập khẩu với tổng dung tích các bồn
chứa tối thiểu 3.000 m3 (ba nghìn mét khối) để tiếp nhận LPG nhập khẩu từ tầu hoặc
phương tiện vận chuyển khác.
3. Có tối thiểu 300.000 (ba trăm nghìn) chai LPG các loại (trừ chai LPG mini)
thuộc sở hữu của thương nhân; các chai LPG này phải phù hợp với nhãn hàng hóa và
thương hiệu đã được đăng ký theo quy định của pháp luật tại cơ quan chức năng có
thẩm quyền.
4. Có trạm nạp LPG vào chai đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp
LPG vào chai theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
5. Có hệ thống phân phối LPG, bao gồm: doanh nghiệp thành viên, chi nhánh
doanh nghiệp, cửa hàng hoặc trạm nạp LPG vào ô tô hoặc trạm cấp LPG và có tối
thiểu 40 (bốn mươi) đại lý kinh doanh LPG (tổng đại lý và đại lý hoặc các đại lý) đáp
ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
- Điều kiện sản xuất, chế biến LPG
Thương nhân đáp ứng đủ điều kiện sau đây được sản xuất, chế biến LPG:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký sản xuất, chế
biến LPG.
2. Có cơ sở sản xuất, chế biến LPG (sau đây gọi tắt là nhà máy sản xuất LPG)
theo đúng quy hoạch, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây
dựng,
3. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG.
4. Có phòng thử nghiệm chất lượng LPG đủ năng lực để kiểm tra chất lượng
LPG theo quy định hiện hành.
5. Có kho LPG (ngoài sức chứa kho đã được phê duyệt trong dự án đầu tư) với
tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 5.000 m 3 (năm nghìn mét khối) được xây dựng
theo quy hoạch, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để tiếp nhận LPG nhập khẩu từ

tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác.
- Điều kiện đại lý kinh doanh LPG
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký đại lý kinh
doanh LPG.
2. Có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp LPG vào ô tô được cơ quan Công an
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, Giấy xác
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.

SVTH: Lâm Văn Đạo

17


Khóa luận tốt nghiệp
3. Có hợp đồng đại lý với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý
đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; thời hạn hợp đồng đại lý tối thiểu: 01
(một) năm, còn hiệu lực thi hành.
- Điều kiện cửa hàng bán LPG chai
Cửa hàng bán LPG chai đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây được cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG:
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký bán LPG chai.
2. Có hợp đồng mua LPG chai với đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh
doanh LPG đầu mối đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; thời hạn hợp
đồng tối thiểu là 01 (một) năm, còn hiệu lực thi hành.
3. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy xác nhận đủ
điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của
pháp luật.
- Điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự
1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại
diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải

có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại
Điều 3 Nghị định này.
2. Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến
hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
3. Chỉ các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở trong nước mới được sản xuất con dấu.
Chỉ các cơ sở của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân mới được sản xuất, kinh
doanh sửa chữa công cụ hỗ trợ và sửa chữa súng săn.
4. Địa điểm kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu phòng cháy chữa cháy
1. Nhân viên cửa hàng phải được huấn luyện về PCCC và được cấp giấy chứng
chỉ về PCCC.
2. Cửa hàng phải có biển “CẤM LỬA”, “CẤM HÚT THUỐC”, tiêu lệnh, nội
quy PCCC dễ thấy, dễ đọc.3. Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng phải được trang bị các
thiết bị chữa cháy sau:
- 01 bình chữa cháy CO2, loại 5 kg;
- 02 bình chữa cháy bằng bột loại 8 kg;
- 02 bao tải gai hoặc chăn chiên;
- 01 thùng nước 20 L;

SVTH: Lâm Văn Đạo

18


×