Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

sang kien kinh nghiem Tích hợp giáo dục Kĩ năng sống cho HS khối 9 qua môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.29 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Nội dung
Danh mục chữ cái viết tắt
Phần I: Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


6. Phương pháp nghiên cứu
7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Phần II: Giải quyết vấn đề
1. Cơ Sở lý luận của vấn đề
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của sáng kiến
Phần III: Kết luận
1. Ý nghĩa của đề tài với việc giảng dạy
2. Nhận định về việc áp dụng và phát triển sáng kiến
3. Bài học kinh nghiệm
4. Kiến nghị, đề nghị
Tài liệu tham khảo

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Chữ viết đầy đủ

GV
HS
PTDTBT

Giáo viên
Học sinh
Phổ thông dân tộc bán trú
1

Trang
2

3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
5
7
16
16
16
17
17
17
19


THCS
SGK
BGH

Trung học cơ sở
Sách giáo khoa
Ban giám hiệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
CHO HỌC SINH BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn dề tài:
Ông cha ta có câu “Văn học là nhân học”. Thật vậy văn học có ý nghĩa
quan trọng thiết thực trong đời sống, góp phần phát triển khả năng cảm thụ và
phát triển hệ tư duy phong phú của con người. Với vai trò là một môn khoa học
xã hội, môn văn trong nhà trường có tác dụng quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho
học sinh. Nó đồng thời kết hợp với các bộ môn khoa học khác để tác động trực
tiếp lên trí não của các em giúp các em HS cảm nhận và tái hiện thế giới quan
khoa học một cách phong phú và ấn tượng nhất. Điều đó có nghĩa là cần phải
2


tăng cường rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành viết bài văn, giảm lý thuyết,
gắn học với hành, gắn kết thực tiễn vô cùng sinh động, phong phú với cuộc
sống. Biến những kiến thức sách vở thành kĩ năng sống thực tế.
Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học,
Tiếng Việt và tập làm văn. Trong đó Tập làm văn là phân môn khó nhất, nặng
kiến thức nhất đòi hỏi người học phải thật sự chú ý, mày mò, sáng tạo.... Cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng từng phát biểu: “Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học
sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ
chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói”, điều đó chính xác nhất với thể loại
văn thuyết minh.
Trong thực tế, trong 3 năm học gần đây tôi được nhà trường phân công
giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn có kiến thức
đa dạng về các kiểu bài: Tự sự, Miêu tả, Thuyết minh, Nghị luận....xong việc
rèn luyện kĩ năng làm văn nói chung và rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh
nói riêng là một vấn đề tạo ra nhiều khó khăn cho cả GV và HS. Trong chương
trình Ngữ văn THCS, văn thuyết minh là kiểu văn bản học sinh được học chủ

yếu ở lớp 8 và mở rộng hơn ở lớp 9. Với một hệ thống kiến thức nối tiếp như
vây, việc rèn luyện kĩ năng làm văn nói chung và làm văn thuyết minh phải được
thực hiện một cách căn bản, có hệ thống, có sự đầu tư của người dạy và có tính
tích cực, chủ động của người học.
Mặc dù kiến thức để làm một bài văn thuyết minh không khó vì nó rất thực
tế, gắn liền với các sự vật, sự việc và nó hiện hữu ngay trong môi trường xung
quanh chúng ta, nhưng do khả năng và phương pháp nắm bắt, tích lũy nguồn tri
thức cũng như việc trau dồi vốn từ để trình bày tái hiện đối tượng cần thuyết
minh còn nhiều hạn chế nên kết quả các bài làm văn thuyết minh của HS chưa
cao. Vì vậy cần phải có những hình thức phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và
học văn thuyết minh cho HS THCS, đó là vấn đề khiến tôi trăn trở, day dứt
muốn được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này.
2. Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ mục tiêu và thực tiễn trên, tôi đưa ra phương pháp làm thế nào
để rèn luyện kĩ năng làm bài văn thuyết minh đạt hiệu quả tốt nhất. Hình thành
cho các em những kĩ năng cơ bản, hệ thống và dễ dàng hơn khi tiếp cận làm văn
thuyết minh với những mục đích quan trọng sau:
- Nghiên cứu lựa chọn ra một phương pháp giảng dạy khoa học, có hiệu quả
nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, đảm bảo
học sinh làm trung tâm trong tất cả các giờ học.
- Góp phần phát triển năng lực văn học của học sinh, qua đó giúp các em có
tâm hồn cảm thụ thế giới quan, hình thành và phát triển nhân cách.
- Làm rõ nội dung quan điểm: Rèn luyện kĩ năng dạy - học văn thuyết minh
trong chương trình Ngữ văn THCS với yêu cầu phát triển về kiến thức từ lớp 8
lên lớp 9.
- Đưa ra những định hướng cụ thể cho việc xây dựng bài giảng phục vụ cho
việc rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh nói chung và việc dạy học môn Ngữ
văn nói chung ở trường THCS hiện nay.
3



3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp tích cực trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài văn thuyết
minh cho HS THCS (Học sinh lớp 8A trường THCS Tụ Nhân, Hoàng Su Phì,
Hà Giang và học sinh khối 8 trường PTDTBT THCS Bát Đại Sơn, Quản Bạ)
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu rèn luyện tốt cho học sinh một số kĩ năng làm bài văn thuyết minh thì
việc dạy và học văn thuyết minh sẽ thuận lợi hơn, đồng thời kết quả làm bài văn
thuyết minh của học sinh sẽ tốt hơn rất nhiều.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng việc dạy và học văn thuyết minh
ở trường THCS Tụ Nhân, Hoàng Su phì, Hà Giang và trường PTDTBT THCS
Bát Đại Sơn, Quản Bạ, Hà Giang.
- Đề xuất một số biện pháp tích cực, khả thi trong việc rèn luyện một số kĩ
năng làm bài văn thuyết minh cho HS bậc THCS.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Qua sách vở, qua tư liệu mạng,
tham khảo ý kiến đồng nghiệp... để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các kiến
thức, tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Quan sát, thực nghiệm các hoạt động
dạy - học văn thuyết minh trong đơn vị công tác, tổng kết đánh giá đối chiếu
việc dạy và học văn thuyết minh trên thực tế giảng dạy của bản thân và việc học
và làm bài của HS.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành phân loại và dạy thử nghiệm có áp
dụng các biện pháp của sáng kiến trên một số HS của một lớp nhất định để có sự
so sánh đối chiếu, rút kinh nghiệm, đánh giá chính xác tầm ảnh hưởng của sáng
kiến so với những đối tượng không được áp dụng sáng kiến.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và so sánh, đối chiếu các
kết quả học tập của HS trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:

- Do điều kiện tôi mới luân chuyển công tác về trường PTDTBT THCS
Bát Đại Sơn từ đầu năm học 2016 - 2017, cũng như thời lượng của nội dung đề
tài nên tôi đã nghiên cứu, áp dụng sáng kiến trên đối tượng HS lớp 8 của hai
trường: THCS Tụ Nhân, Hoàng Su Phì, Hà Giang và PTDTBT THCS Bát Đại
Sơn, Quản Bạ, Hà Giang.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện từ năm học 2014 2015, trong quá trình áp dụng đã chỉnh sửa, bổ sung và đang tiếp tục thực hiện.
Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lí luận:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời
sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của sự vật,
4


hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu giải
thích. Do điều kiến thức trong văn thuyết minh đòi hỏi tính khách quan, xác
thực, hữu ích cho con người và phải được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ
và hấp dẫn.
Văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học, đòi hỏi chính xác, rạch
ròi. Muốn làm được bài thuyết minh, phải tiến hành đìều tra, nghiên cứu, học
hỏi, tích lũy tri thức.
Văn bản thuyết minh không xa lạ đối với học sinh, bởi bài giảng của các
thầy cô trong tất cả các môn học chính là bài thị phạm tốt cho văn bản thuyết
minh. Chỉ cần GV có phương pháp phù hợp để hướng dẫn là HS có thể làm
được bài thuyết minh. Hơn nữa trong phân môn Văn học cũng có những văn bản
thuyết minh rất hay như: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá,
.. là nguồn tư liệu cho việc cảm thụ và học tập cách viết bài văn thuyết minh
hiệu quả hơn.
Để dạy và học tốt văn thuyết minh ở bậc THCS, người dạy và người học
trước tiên cần nắm vững hệ thống 9 bài học và luyện tập về văn thuyết minh ở
lớp 8 gồm:

- Tìm hiểu chung về văn thuyết minh
- Phương pháp thuyết minh
- Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng
- Thuyết minh về một thể loại văn học
- Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- Thuyết minh về một phương pháp cách làm
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Ôn tập về văn thuyết minh
2. Thực trạng của vấn đề:
a. Thuận lợi, khó khăn:
Thuận lợi: Được sự quan tâm sát xao và tạo điều kiện của BGH, chính
quyền địa phương về các điều kiện day - học. Sự quan tâm, động viên, chia sẻ
kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp, tổ chuyên môn, cùng với sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, nhiệt tình, năng nổ trong công việc, sự sáng tạo tìm tòi, tự học
hỏi qua nhiều năm giảng dạy cũng rút ra được nhiều kinh kiệm quý báu.
Khó khăn: Trường PTDT BT THCS Bát Đại Sơn thuộc địa bàn một xã
biên giới, điều kiện kinh tế, văn hóa còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã được các cấp
chính quyền và thầy cô vận động, định hướng và tạo mọi điều kiện có thể để cho
các em học tập, nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm đúng
mực đến việc học của con em, chưa có những kiến thức cần thiết để kèm cặp
con em mình.
HS 100% là con em các dân tộc thiểu số vùng cao, nhận thức còn hạn chế,
điều kiện vật chất khó khăn chủ yếu dựa vào nội dung bài học sách giáo khoa,
thiếu nguồn tư liệu để tham khảo, học tập, khả năng diễn đạt và vốn từ còn yếu.
Nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng và sự cần thiết nắm bắt và thực hành văn
5


bản thuyết minh, mối quan hệ giữa học và hành văn bản thuyết minh, còn tỏ ra

hờ hững, xem nhẹ loại văn bản này hoặc học qua loa, trình bày vấn đề sơ sài.
Học sinh chưa có thói quen quan sát tìm hiểu sự vật chung quanh (dù gần
gũi nhất), còn mải chơi, chưa chú trọng vấn đề học tập, thiếu kiến thức thực tế.
Những nhược điểm trên dần trở thành thói quen thụ động, đối phó, “xa lạ”
với những gì diễn ra xung quanh, trong đời sống hằng ngày mặc dù nó rất gần
gũi, quen thuộc.
Về phía giáo viên việc định hướng các hoạt động dạy học chưa đạt hiệu
quả như mong muốn, xem nhẹ vai trò của văn bản thuyết minh so với các kiểu
văn bản khác. Vì thế chưa thật sự chú ý tìm ra các biện pháp dạy học tốt nhất,
còn thiếu cụ thể, chủ yếu theo SGK và hướng dẫn trong sách giáo viên. Nên kết
quả viết bài văn thuyết minh của HS còn thấp, đôi khi lạc đề, xa đề, thiếu thuyết
phục…
b. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Qua khảo sát, thống kê, phân tích kết quả việc học và viết bài về văn
thuyết minh trước khi tôi áp dụng đề tài cho thấy, điểm trung bình và điểm yếu
còn nhiều, tỉ lệ các em nắm vững kiến thức, đạt điểm khá, giỏi về kiểu văn bản
này rất thấp:
Năm học
2013 - 2014
2014 - 2015
2015 - 2016
Giữa kì I
2016 - 2017

Trường
THCS Tụ Nhân,
Hoàng Su Phì,
Hà Giang
THCS Tụ Nhân,
Hoàng Su Phì,

THCS Tụ Nhân,
Hoàng Su Phì
PTDT BT THCS
Bát Đại Sơn,
Quản Bạ, Hà Giang

Tỉ lệ (%)
Nắm vững kiểu
Nắm vững kĩ năng làm
văn bản
bài văn thuyết minh
12/43 HS =27,9%

9/43 HS = 20,9%

8/27 HS = 29,6%

6/27 HS = 22,2 %

11/44 HS = 25%

9/44 HS = 20,5%

15/60 HS = 25%

12/60 HS = 20%

Hơn nữa, tôi nhận thấy kết quả trên phản ánh kĩ năng quan sát, tích lũy tri
thức về đối tượng cần thuyết minh cũng như việc vận dụng các biện pháp thuyết
minh của HS vào bài viết còn yếu, vốn từ để trình bày còn hạn chế, nội dung

thuyết minh còn lộn xộn chưa đảm bảo tính khách quan, chân thực… đòi hỏi
người dạy phải suy nghĩ, tìm cách cải tiến phương pháp hơn nữa. Giúp các em
có thêm kiến thức thực tế từ nhiều đối tượng khác nhau để bài học được nhẹ
nhàng, linh hoạt hơn.
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài, tôi đã đầu tư từ những năm học
trước và lần lược tiến hành các bước sau:
6


- Nghiên cứu, nắm đặc trưng kiểu văn bản thuyết minh, tìm hiểu nội dung
chương trình giảng dạy và sách giáo khoa, sách tham khảo lớp 8, tùy thời lượng
được phân bố và nội dung kiến thức bài dạy, phát huy thế mạnh của các phương
pháp được áp dụng.
- Tìm hiểu, nắm kĩ lại các phương pháp để tìm cách kết hợp vận dụng
theo từng bài, từng lớp khác nhau. Đặc biệt nhấn mạnh ở các phương pháp thông
dụng nhất như: nêu định nghĩa, nêu ví dụ, số liệu, so sánh….
- Ghi chép, lựa chọn nhiều cách làm, so sánh đối chiếu các kết quả thu
được, sau đó kịp thời khắc phục và bổ sung.
- Chọn lọc các đối tượng cần thể nghiệm, đối chứng.
b. Các giải pháp tổ chức dạy học trên lớp:
Trên cơ sở xây dựng và nắm vững lý thuyết sau đó mới thực hành
phương pháp mới nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu bài học, bước đầu HS phải tìm
hiểu đặc trưng của kiểu văn bản thuyết minh so với các loại văn bản khác, nhận
diện văn bản thuyết minh, tích luỹ tri thức khách quan, nắm vững các phương
pháp thuyết minh, cách viết “văn” trong văn bản thuyết minh.
* Một số giải pháp đã thực hiện:
- Giải pháp giúp HS hiểu rõ đặc điểm của văn bản thuyết minh so với
loại văn bản khác:

+ Như đã biết, văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhằm
cung cấp tri thức (kiến thức) một cách khách quan, chính xác, về mọi hiện tượng
sự vật trong đời sống xã hội. Có tính chất phổ biến thông dụng ấy nên văn bản
thuyết minh rất gần gũi với đời sống con người, xã hội như: một đồ dùng sinh
hoạt, một danh lam thắng cảnh, môt món ăn, một thể loại văn học…
+ Hiểu được đặc điểm ấy để HS có thể rút ra được những nhiệm vụ cần
thực hiện để làm tốt bài văn thuyết minh. Điểm khác biệt của văn thuyết minh là
ở chỗ“Văn bản thuyết minh trong đời sống con người” rất quen thuộc và gần
gũi.
+ Để hình thành khái niệm, kết luận, đầu tiên chúng ta khai thác ý nghĩa
thực tế và thông dụng từ các văn bản mẫu mà SGK đưa ra, đồng thời lấy thêm ví
dụ từ các bài giảng của giáo viên khi lên lớp giúp học sinh nắm được đặc điểm
của văn bản thuyết minh. Tiếp đó giúp HS hiểu được nội dung lợi ích, ý nghĩa
của những sự vật, hiện tượng, một nét sinh hoạt văn hóa nào đó nhờ có văn
thuyết minh tái hiện lại mà trở nên gần gũi. Thậm chí các em có thể liên hệ thêm
nhiều đề tài, vật dụng để tập thuyết minh. Qua đó, HS có kĩ năng nhận biết và
thực hành văn thuyết minh như một nhu cầu trong đời sống.
- Giải pháp giúp HS nhận diện văn bản thuyết minh:
+ Một trong những việc làm quan trọng là HS phải nhận diện văn bản
thuyết minh với đặc điểm cơ bản của nó và phân biệt với các kiểu văn bản khác
bởi văn bản thuyết minh làm cho người ta “hiểu” bản chất của sự vật, hiện tượng
chứ không nặng về diễn biến sự việc như văn tự sự hay thiên về lí lẽ, suy luận,
hoặc dùng luận điểm, dẫn chứng như văn nghị luận. Nó là kiểu bài giải thích
bằng lí tính, bằng tri thức khoa học khách quan và chính xác, bằng sự quan sát
7


và nhận xét khách quan của người viết để tái hiện những đặc điểm tiêu biểu, bản
chất của sự vật. Nó cung cấp một tri thức khách quan cho người đọc.
+ Một GV tinh tế sẽ khéo léo dẫn dắt HS nhận diện văn bản thuyết minh

bằng những câu hỏi đơn giản nhưng cực kì hiệu quả để HS nắm bắt các đặc
điểm của của văn thuyết minh một cách đễ dàng như: Văn bản trên đã cung cấp
cho em những tri thức về đối tượng nào? Muốn có những tri thức đó, em phải
làm gì? Theo em, tác dụng của văn bản thuyết minh đối với đời sống hằng ngày
như thế nào? Em hãy tìm thêm những đề tài, đối tượng thuyết minh khác trong
đời sống?
- Giải pháp giúp HS tích luỹ tri thức khách quan:
Mọi đối tượng cụ thể trong cuộc sống đều có thể được quan sát, tái hiện,
thuyết minh nhưng phải có “tri thức” về đối tượng. Tức là:
Đầu tiên GV cần phải giúp học sinh nắm rõ các đặc điểm, nội dung của các văn
bản thuyết minh đã học, bước đầu hình thành kiến thức về kiểu bài thuyết minh.
Sau đó mới tổ chức, gợi ý cho HS quan sát, nhận xét về các sự vật, hiện tượng
phổ biến xung quanh đời sống, từ những sự vật, đồ vật đơn giản, quen thuộc:
cây cối, hoa lá, phích nước, bút bi, nồi cơm… đến các đối tượng khó hơn: di
tích, thắng cảnh, nét sinh hoạt văn hoá, lễ hội…. Sau đó ghi chép những đặc
điểm cơ bản rồi tập trình bày. Hoặc quan sát và ghi chép từ những đối tượng từ
gần đến xa, từ thân thuộc đến bắt đầu làm quen, tìm hiểu. Từ đó làm tăng tính
thực hành một cách sinh động và phong phú hơn, tránh áp đặt nặng nề trong khi
học văn thuyết minh, hướng đến tư duy tích cực nhạy bén hơn ở HS.
- Giải pháp viết văn bản thuyết minh:
Học sinh cần nắm chắc và phân biệt được cách viết bài văn thuyết minh
so với các kiểu bài miêu tả, tự sự, nghị luận đã học ở các lớp dưới, cụ thể:
Biết dùng những từ ngữ thuộc kiểu bài và đối tượng thuyết minh như: cấu
tạo, nguyên tắc hoạt động, cách sử dụng, bảo quản đối với thuyết minh một thứ
đồ dùng, nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm với bài thuyết minh về một
món ăn, đặc sản… Cách hiểu của văn thuyết minh phải xuất phát từ tri thức về
sự vật, hiện tượng được thuyết minh, cách diễn đạt và từ ngữ của văn thuyết
minh cần chính xác, ngắn gọn, súc tích, không bịa đặt, tưởng tượng. Thậm chí
những đối tượng có tính khoa học thì khó tránh được sự khô khan. Song tri thức
nó cung cấp nếu gọn gàng, dễ hiểu, trong sáng và khách quan thì vẫn có sức hấp

dẫn riêng.
Để HS có thể nắm chắc và thực hiện tốt nhất các giải pháp trên việc tôi
tiến hành củng cố kiến thức cụ thể, chi tiết cho học sinh trên 2 nội dung lý
thuyết và thực hành như sau:
Về lý thuyết GV cần khắc sâu cho HS về đặc điểm, yêu cầu chính của
văn thuyết minh gồm:
Tính tri thức: Nhiệm vụ chính của văn thuyết minh là cung cấp tri thức về
đối tượng được thuyết minh. Tri thức trong văn bản thuyết minh được truyền thụ
một cách trực tiếp và có hệ thống. Chẳng hạn trong bài thuyết minh về “Huế”
(trang 115 SGK Ngữ văn 8 tập 1) người viết đã cung cấp một cách có hệ thống
8


những tri thức về địa danh này như: Đặc điểm địa lý tự nhiên, văn hóa, lịch sử
… Trong khi cùng một đối tượng là “Huế”, nhưng trong bài thơ “Thăm Huế
mộng mơ” của Trần Đình Nhâm lại khêu gợi toàn bộ những cảm xúc vui sướng,
hồi hộp, trữ tình lãng mạn đằm thắm của kiểu văn bản biểu cảm trong ngày trở
lại thăm Huế:
“ Lại về với Huế mộng mơ
Xích lô một “cuốc” đôi bờ sông Hương
Giọng em nói răng mà thương
Áo em tím cả đoạn đường anh qua
Bao năm lãng tử xa nhà
Trở về xứ Huế đậm đã tình quê
Nhớ Em,thương mái tóc thề
Nhớ đêm trăng sáng, vai kề bến sông...”
Tính khoa học: Văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo tính khoa học tức
là tính chân thực của thông tin. Có thể kết hợp với các phương thức miêu tả, tự
sự nhưng tuyệt đối không được tưởng tượng, hư cấu hay sử dụng đa dạng các
biện pháp nghệ thuật tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, nói quá... như trong văn bản

nghệ thuật mà phải phản sử dụng chủ yếu ngôn ngữ khoa học phản ánh đúng
bản chất và quy luật của sự vật một cách chân thực vốn có.
Ví dụ mục b, SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1, trang 115 có văn bản thuyết minh:
“Tại sao lá cây có màu xanh lục?” tác giả sử dụng ngôn ngữ khoa học để giải
thích, cung cấp ngắn gọn chân thực cho người đọc tri thức khoa học về màu sắc
xanh của lá cây. Nhưng cũng viết về chiếc lá nhà văn Khái Hưng lại diễn đạt
bằng một kiểu bài biểu cảm có sử dụng phong phú các biện pháp tu từ nhân hóa,
ẩn dụ: “Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm
giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như
cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc,
không do dự vẩn vơ....Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may
với làn gió thoảng....”
Tính khách quan: Đó chính là tính khách quan trong thái độ của người
viết, cần trung thực không bị chi phối bởi tình cảm riêng tư. Đồng thời tri thức
bài văn thuyết minh phải phù hợp với thực tế khách quan.
Chính vì bảo đảm tính khách quan mà Hoàng Văn Huyền trong bài thuyết
minh về cây dừa Bình Định (trang 114, SGK ngữ văn 8 tâp 1) đã rất trung thực
trong việc giới thiệu những đặc điểm và công dụng của cây dừa. Ngay cả khi
dẫn câu ca dao thì vẫn không hề bị chi phối bởi khả năng lay động tình cảm
trong câu ca đó.
Tính thực dụng: Văn thuyết minh có tính thực dụng cao nhất vì nó trực
tiếp giới thiệu, cung cấp tri thức tiễn, gần gũi có tính ứng dụng cao trong mọi
lĩnh vực của đời sống. Ví dụ sau khi đọc bài thuyết minh một món ăn thì một
người dù chưa biết về món ăn đó cũng có thể đễ dàng thực hành chế biến món
ăn đó. Hoặc sau khi đọc bài thuyết minh về một thứ đồ dùng, người ta có thể
9


dựa vào bản để hiểu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động để tháo lắp, sửa chữa,
sử dụng đồ dùng đó...

Về yêu cầu HS phải nắm bắt được đặc trưng sự vật: Sự vật trong thế giới
xung quanh ta là “muôn hình vạn trạng”. Vì vậy cần phân biệt giữa sự vật này
và sự vật khác. Nắm bắt được đặc trưng của sự vật thì trọng tâm của bài văn mới
được biểu đạt một cách rõ ràng, chính xác, cụ thể đối tượng mình thuyết minh.
Tức là nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng được thuyết minh, phải hiểu biết đối
tượng, người thuyết minh phải nắm được những đặc điểm tiêu biểu, cấu tạo,
nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh với đời sống con người.
Tri thức này cần phải trực tiếp quan sát tỉ mỉ, thể nghiệm. Hoặc cũng có thể gián
tiếp tìm hiểu qua tài liệu, sách vở...
Yêu cầu nữa là phải làm rõ mạch thuyết minh: Có nghĩa là phải trình bày
mạch lạc, linh hoạt phù hợp theo trình tự không gian, thời gian, phương diện,
cấu trúc…sao cho hợp lý, lôgic, rõ ràng, dễ hiểu.
Hơn nữa HS phải biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị
luận để tăng tính thuyết phục, truyền cảm như việc đưa yếu tố miêu tả làm cho
đặc điểm của đối tượng có hình ảnh cụ thể, đưa yếu tố tự sự làm cho đối tượng
được trình bày cụ thể hơn, đưa yếu tố biểu cảm làm cho bài văn có cảm xúc
tránh khô khan, đưa yếu tố nghị luận làm cho ta thấy được lời bình, lời nhận xét
về đối tượng của người viết, từ đó giúp ta hiểu rõ đối tượng cần thuyết minh hơn
Điểm đáng lưu ý nữa là ngôn ngữ trong văn thuyết minh phải chuẩn xác,
trong sáng, dễ hiểu: đúng quy tắc ngữ pháp trong dùng từ, đặt câu, phù hợp với
thực tế khách quan, không được khoa trương, đa nghĩa, thiếu minh bạch, rõ
ràng. Ngôn từ cần trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu.
Về phương pháp: Thứ nhất GV cần dạy cho HS nắm chắc sáu phương
pháp đặc trưng trong văn thuyết minh.
Phương pháp nêu định nghĩa: Nhằm chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết
minh, bằng lời lẽ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, thường kết hợp với từ “là”, ví dụ:
“Quản Bạ là một huyện vùng cao phía bắc của tỉnh Hà Giang, có nhiều tiềm
năng về phát triển du lịch nhờ có nhiều thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ”.
Phương pháp nêu ví dụ: Tức là nêu lên một hay nhiều dẫn chứng thực tế.
Để thuyết minh, giải thích được rõ ràng hơn, tạo ấn tượng và sức thuyết phục. Ví

dụ: Trong văn bản Ôn dịch thuốc lá (SGK văn 8 tập 1) tác giả nêu: “Người ta
cấm hút thuốc ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ
năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la...”
Phương pháp so sánh: Là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng cùng
loại để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần được thuyết minh, ví dụ: “Tỉ lệ
thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành
phố ở Âu - Mĩ ” (Ôn dịch thuốc lá - Nguyễn Khắc Viện, SGK Ngữ văn 8 Tập 1).
Phương pháp liệt kê: Lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng
theo một trật tự nào đó. Ví dụ thuyết minh về chiếc xe đạp (SGK văn 8 tập 1,
trang 138) lần thống kê các bô phận nhỏ lẻ của chiếc xe đạp: “Hệ thống truyền
10


động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục,
ổ bi và hai bánh trước sau...”
Phương pháp dùng số liệu: Là phương pháp dẫn con số cụ thể làm tăng
tính khoa học về đối tượng thuyết minh. Ví dụ: Để nói về mức độ ác liệt và nguy
hiểm tại giao điểm ngã ba Đồng Lộc tác giả viết “Trên một đoạn đường khoảng
20 km mà có những 44 trọng điểm đánh phá của giặc Mĩ và đã phải chịu đựng
hơn 2057 trận bom...” (Trích văn bản Ngã ba Đồng Lộc, SGK văn 8 tập 1, trang
129).
Phương pháp phân loại, phân tích: Là cách chia nhỏ ra từng bộ phận, từng
phần đối với những loại sự vật đa dạng, có nội dung, cấu tạo phức tạp. Ví dụ
thuyết minh về chiếc xe đạp (SGK Ngữ văn 8 tập một, trang 138) người viết đã
phân thành từng bộ phân: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống
chuyên chở.
Giáo viên cần đặc biệt lưu ý cho HS tùy từng đối tượng cụ thể mà lựa chọn
phương pháp phù hợp, đồng thời phải biết kết hợp nhiều phương pháp trong một
bài văn thì mới sinh động và thuyết phục được người đọc, người nghe.
Phương pháp thứ hai là rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh:

Trước tiên, cần xác định chính xác và rõ ràng đối tượng cần thuyết minh là
đối tượng nào? Cần thuyết minh điều gì ?
Sau đó hướng dẫn HS sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu tiêu biểu,
phù hợp cho bài viết bằng cách quan sát hay nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn bè,
thầy cô, những người có hiểu biết sâu rộng về đối tượng cần thuyết minh...
Tiếp đó Hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài viết và nhấn mạnh sự cần thiết
của vấn đề này trước khi viết bài. Vì thường thường HS làm văn không bao giờ
lập dàn bài mặc dù khâu này chỉ cần một chút thời gian, nên bài làm thường lộn
xộn, các ý trùng nhau, không có trật tự, thậm chí thiếu nhiều thiếu nội dung. Đó
là những bài làm lệch yêu cầu, xa trọng tâm đề, dễ lạc đề. Gớt - tơ, nhà văn nổi
tiếng của Đức quả quyết: Tất cả đều lệ thuộc vào bố cục”. Vì vậy để tránh
mắc phải những lỗi trên GV cần nghiêm khắc yêu cầu HS phải xây dựng dàn ý
trước khi viết bài. GV có thể đưa ra mẫu dàn bài cho HS tham khảo như sau:
A. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
B. Thân bài: Trình bày cụ thể, chi tiết về các đặc điểm: nguồn gốc, cấu
tạo, tác dụng, cách sử dụng....tùy vào đối tượng thuyết minh để chia làm các ý,
đoạn lớn nhỏ khác nhau một cách khoa học.
C. Kết bài: Bày tỏ thái độ với đối tượng.
Sau khi lập dàn ý GV hướng dẫn HS viết bài theo từng phần:
Phần mở bài:

Một nhà văn có nói: Thơ, văn khéo nhất là mở bài, cái hay ở đó cả, tinh
thần ở đó cả”. Mở bài hay dở sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự biểu đạt của chủ đề,
nó có thể gây ấn tượng và thu hút gười đọc, người nghe ngay từ những chữ đầu
tiên của bài viết. Mở bài hấp dẫn tạo được hứng thú ở người đọc và thường báo
hiệu một nội dung tốt. Mở bài không hay biểu hiện trình độ nhận thức và tư duy
11


không tốt, do đó nội dung bài làm cũng không chất lượng. HS có thể mở bài trực

tiếp hoặc gián tiếp bằng cách dẫn giải vào đối tượng cần nói tới. Đồng thời cũng
cần xác định phương hướng, phương pháp, phạm vi, mức độ, giới hạn của vấn
đề một cách cụ thể, ngắn gọn thể hiện sự liên kết chặt chẽ với nội dung toàn bài.
Ví dụ 1: Khi giới thiệu về Hà Giang có thể mở bài gián tiếp như sau:
Đối với mỗi con người quê hương luôn là niềm tự hào sâu sắc bởi vốn
truyền thống văn hóa và lịch sử hào hùng. Còn đối với tôi, quê hương “Hà
Giang” luôn hiện hữu trong lòng bởi những hình ảnh giản dị,mà tiêu biểu gần
gũi của cột cờ Lũng Cú,của những thửa ruộng bậc thang kì vĩ, hay Cao nguyên
đá Đồng Văn sừng sững, kiên cường..
Ví dụ 2 (mở bài gián tiếp): Đến với Hà Giang, mảnh đất địa đầu không
chỉ làm say đắm lòng người bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn hút hồn
thực khách bởi những món đặc sản vô cùng đặc biệt, trong đó phải kể đến đặc
sản “Lợn cắp nách”.
Ví dụ 3 (mở bài trực tiếp): Chó là một loài động vật rất có ích cho con
người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà
người ta gọi nó là “linh cẩu”.
Tóm lại, đoạn mở bài chính là “cửa ngõ” dẫn vào bài làm, hơn nữa ông
cha ta có câu “Đầu xuôi, đuôi mới lọt”, vì vậy không thể xem nhẹ phần mở bài.
Phần thân bài.
Cũng giống như các thể loại khác, phần thân bài là phần giải quyết vấn
đề, gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống giả quyết
lần lượt các yêu cầu của đề bài dựa vào dàn bài đã xây dựng, chú ý đến tính liên
kết giữa các phần, các đoạn sao cho lôgic, tự nhiên, chuyển ý linh hoạt bằng từ
nối, hay nội dung gắn kết.... Đặc biệt lưu ý với các đề mục trong bài để định rõ
độ dài ngắn của các đoạn. Các ý lớn, các đề mục trọng tâm cần được viết thành
các đoạn chiếm tỉ lệ cao hơn so với toàn bài. Các ý phụ chỉ nên viết thành các
đoạn ngắn, tránh mất cân đối, lệch hoặc xa đề. Tuân thủ theo thứ tự đặc điểm
của sự vật một cách mạch lạc, sáng sủa, phù hợp với đối tượng thuyết minh:
Đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội
dung thuyết minh thường là:

. Về vị trí địa lí:
. Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng;
. Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng;
. Cách thưởng ngoạn đối tượng.
Ví dụ:
Giới thiệu về Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam. phía đông giáp
tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên
Quang. Về phía bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn
Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng tây của nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa.
12


Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, có nhiều ngọn núi đá cao và
sông suối. Địa hình khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía
bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia
cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên
khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc
khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng
suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành
phố Hà Giang.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và
ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều
khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật
có hổ, công, trĩ, tê tê, và nhiều loại chim thú phong phú khác.
Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm2009 là
724.537 người. Trong đó, dân số thành thị là 84.338 người. Các dân
tộc: Mông (chiếm 32,0% tổng dân số toàn Tỉnh), Hà Giang bao gồm 1 thành
phố và 10 huyện và 195 đơn vị cấp xã bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 177 xã.

Giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:
. Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản
. Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị
. Cách thức chế biến,thưởng thức
Ví dụ: Giới thiệu đặc sản “Lợn Cắp nách” của Hà Giang.
Lợn cắp nách có tên gọi rất đặc biệt mà ai cũng tò mò không biết
cái tên đó sinh ra như thế nào. Sở dĩ chúng được gọi như vậy vì thân hình
của con lợn này khá bé mà người dân khi bắt lọ hay để ôm thọt vào
người hay treo dưới nách. Hơn nữa, lợn cắp nách được ra đời từ thói
quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao của Lào Cai
như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền
thống được lai giữa lợn rừng và lợn Mường và việc nuôi giữ khá đơn giản.
Thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho
mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc. Những con lợn
phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng… thỉnh
thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn.
Không giống như loại lợn khác ở miền xuôi được chăn nuôi cẩn
thận và ăn nhiều cám nên có thân hình béo mỡ hơn, còn lợn cắp nách
nhỏ, do thói nuôi thả dông mà khiến chúng bé nhỏ và thịt của chúng nạc.
Vì vậy, lợn cắp nách có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau
rất được ưa chuộng.
Lợn cắp nách làm sạch rồi có thể chế biến tùy theo sở thích của mỗi
người. Với thịt lợn này có thể dùng nướng, hấp, kho tùy sở thích, có thể dùng
xương để ninh thành món canh ngon. Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và
13


thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt
xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh
gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.

(Tư liệu mạng)
Thuyết minh về một loài vật thường là:
. Nguồn gốc
. Hình dáng
. Lợi ích
Ví dụ:

Thuyết minh về con chó

Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một
trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có
trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam. Chó là loài động vật có bốn
chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ
não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và
tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có
bộ phận tiêu hóa rất tốt. Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc
độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa,
chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại,
nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.
Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm
đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm.
Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường
rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng
được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn.
Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,… nơi xảy
ra sự cố. Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không
hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian
đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn,
lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần
phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.

( Bài làm của HS)
Đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung
thuyết minh thường là:
. Thân thế và sự nghiệp
. Đánh giá xã hội về đối tượng đó.
( Cần lưu ý, trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò
chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết).
Thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thường là:
. Cấu tạo của đối tượng
. Các đặc điểm của đối tượng
. Tính năng hoạt động
14


. Cách sử dụng, cách bảo quản
. Lợi ích của đối tượng
Thuyết minh về tác phẩm văn học, nội dung thường là:
. Tác giả.
. Hoàn cảnh sáng tác.
. Nội dung tác phẩm.
. Nghệ thuật tác phẩm.
. Giá trị tác phẩm trong lòng độc giả.
Thuyết minh thể loại văn học, nội dung thường là:
. Thời gian ra đời.
. Nội dung.
. Nghệ thuật
...
Phần kết bài:
Kết bài Giúp làm nổi bật và nhấn mạnh đối tượng, tổng kết, tóm lược,
củng cố những đặc điểm cơ bản đã trình bày trong phần thân bài. Trong phần kết

bài nếu có những ý sắc sảo, độc đáo sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ về sự hoàn tất,
trọn vẹn, gợi những ý nghĩ, cảm xúc sâu sắc, tạo được dư âm cuối cùng ở người
đọc. Tóm lại, viết phần kết bài tốt sẽ làm tăng thêm giá trị cho bài văn. Có quan
hệ mật thiết với phần mở bài và phần thân bài.
Về mặt nội dung: Phần kết không nên viết dài, dễ lan man, trùng lặp với
phần trên. Nên viết cô đúc, súc tích.
Về hình thức: Cũng như ở phần mở bài, lời lẽ trong phần kết bài nên ngắn
gọn, hết sức cô đọng, hàm súc, lời văn sáng sủa, tự nhiên. Tránh lối viết bay
bổng, cầu kì, lan man, nhàm chán...
Phần kết bài có thể nhấn mạnh đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết
minh, nêu một lời mời, kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ về đối tượng.
Ví dụ 1: Hà Giang, nơi hội tụ những vẻ đẹp của thiên nhiên, mảnh đất có
bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, và truyền thống đấu tranh
dựng nước và giữ nước ngoan cường, mãi mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của
nhân dân cả nước và là điểm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.
Ví dụ 2: Lợn cắp nách sẽ mãi là 1 đặc sản mang hương vị riêng của núi
rừng cực Bắc mà ít nơi nào có được. Hãy đến với Hà Giang để thưởng thức
món ăn dân giã mà đậm đà này các bạn nhé!
Ví dụ 3: Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là
bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng
của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho
con người.
Sau khi HS hoàn thành bài viết GV cần nhắc nhở HS kiểm tra sửa
chữa lại bài viết:
Đa số học sinh khi làm bài không biết cách phân phối thời gian hợp lí nên
viết xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong bài. Do
đó, khâu tự sửa bài sau khi viết không được coi trọng. GV cần nhắc nhở các em
15



chú trọng hơn đến việc sửa bài trước khi nộp. Tức là cần kiểm tra lại việc dùng
từ, viết câu, lỗi diễn đạt sao cho vừa chính xác, lại vừa có sức hấp dẫn. Giúp cho
học sinh tạo thói quen tốt khi đánh giá lại kết quả lao động của chính mình mà
còn rèn luyện để tạo cho mình một kĩ năng rất cần thiết trong những kĩ năng làm
văn thuyết minh. Sự sai sót, thiếu hụt luôn được nhìn nhận một cách đầy đủ,
chính xác thông qua khâu này để có thể kịp thời sửa chữa bổ sung cho bài viết
được hoàn thiện nhất.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Qua hai năm rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu
trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn thuyết minh, môn văn khối 8 năm
nâng lên rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi
thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn; tự tin say mê hơn với sự nghiệp
trồng người. Ai đó đã từng nói “Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi lại thấy
mình sung sướng hạnh phúc vì được cống hiến, góp sức mình làm cho kết quả
học tập của HS được cải thiện không ngừng. Đối với các em học sinh, các em
bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng của môn văn, biết tái hiện rõ những sự
vật xung quanh một cách khách quan, qua học.
Học sinh nắm rõ, nắm sâu về kiểu văn bản thuyết minh mà các em đang
học. Tăng cường, nâng cao được kĩ năng làm bài văn thuyết minh. Biết tìm,
phân tích, đánh giá một bài văn thuyết minh hay. HS chủ động nhiệt tình, tích
cực hơn khi học văn thuyết minh, nghiêm túc trong hoạt động chuẩn bị bài học,
giờ học có hứng thú, có kĩ năng thực hành, thực tế để có tri thức khách quan về
một đối tượng thuyết minh nào đó.
Kết quả: Các lớp thực hiện đề tài tỉ lệ HS nắm vững khái niệm, kiểu văn
bản thuyết minh, có kĩ năng làm một bài văn thuyết minh tăng lên rõ rệt:
Năm học

Trường

2014 - 2015


THCS Tụ Nhân,
Hoàng Su Phì
THCS Tụ Nhân,
Hoàng Su Phì
PTDT BT THCS
Bát Đại Sơn,
Quản Bạ

2015 - 2016
kì I
2016 - 2017

Tỉ lệ (%)
Nắm vững kiểu
Nắm vững kĩ năng làm
văn bản
bài văn thuyết minh
16/27 HS = 59,3%

13/27 HS = 48,1%

31/44 HS = 70,4%

25/44 HS = 56,8%

25/60 HS = 41,7%

20/60 HS = 33,3%


Phần 3: KẾT LUẬN.
1. Ý nghĩa với việc giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ:
Có thể nói rằng chất lượng dạy và học môn văn nói chung và văn thuyết
minh nói riêng đã có những kết quả khá tốt: số lượng học sinh học khá, giỏi văn
thuyết minh tăng, số học sinh yếu kém giảm đáng kể. Đó là điều kiện và động
lực khẳng định sự đúng đắn và sự cần thiết khi tôi tiếp tục đưa sáng kiến “Rèn
luyện một số kĩ năng làm bài văn thuyết minh cho HS bậc THCS” vào áp dụng
16


trong thực tiễn dạy và học. Tôi cũng tin tưởng vào sự cố gắng và mạnh dạn áp
dụng sáng kiến này của bản thân sẽ đem lại hiệu quả tốt cho việc dạy và học văn
thuyết minh của học sinh để giúp các em không chỉ biết qua sát, tái hiện các sự
vật mà hơn nữa còn biết tái hiện một cách sinh động thế giới quan khoa học
bằng kiểu bài thuyết minh. HS có thói quen quan sát và cảm nhận cuộc sống
xung quanh một cách nhạy bén, tích cực hơn. Qua đó tự làm cho kiến thức của
mình thêm phong phú, da dạng, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay và vấn
đề bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc. khơi gợi được sự động não, tìm tòi của học
sinh. Tôi nhận thấy giờ học sôi nổi, sinh động và hứng thú, tránh được sự khô
khan, tránh cảm giác e sợ giờ học Tập làm văn của HS.
2. Nhận định chung của bản thân về việc áp dụng và phát triển sáng
kiến kinh nghiệm:
Qua việc giảng dạy và kiểm tra, tôi đã khẳng định được tính khoa học và
tính khả thi của nội dung sáng kiến này. Và tôi nghĩ rằng các biện pháp thực hiện
của sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi với đối tượng học sinh trong và ngoài
tỉnh, nhất là đối với các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
để giúp các em định hướng cũng như có những kĩ năng căn bản nhất để làm bài
văn thuyết minh đạt được hiệu quả cao hơn.
3. Bài học kinh nghiệm:
Đạt được những kết quả trên là cả một quá trình nghiên cứu đúc rút kinh

nghiệm, tôi xin được trình bày với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm sau:
Ngoài việc nghiên cứu thật kĩ kiểu văn bản thuyết minh trong chương
trình Ngữ văn 8, giáo viên cần phải định hướng rõ ràng và cụ thể cho từng tiết
dạy. Trên cơ sở định hướng, xác định yêu cầu khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ
năng, bồi dưỡng tình cảm, giáo dục thái độ cho HS một cách phù hợp.
Giáo viên cần tránh thuyết trình nhiều và học sinh cần phải phát huy
được tính độc lập, rèn được trí thông minh, óc sáng tạo và kĩ năng thực hành
thuần thục như: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, kiểm tra ...
Thiết kế giáo án hợp lí, khoa học, cụ thể, có định hướng nội dung, phương
pháp, biện pháp, hình thức hoạt động tương ứng với từng loại đối tượng. Tổ
chức các hoạt động dạy học trên lớp sát với giáo án, xử lí linh hoạt các tình
huống sư phạm nảy sinh trong giờ học. Đề ra các yêu cầu kiểm tra, khảo sát kết
quả cụ thể, phù hợp với từng loại đối tượng để đánh giá chính xác mức độ đáp
ứng các yêu cầu đã xác định. Đồng thời có sự điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp
thời để hoàn thiện đề tài, mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng.
4. Kiến nghị, đề nghị:
Để đề tài đạt hiệu quả hơn, tôi xin có một số đề nghị với các đồng nghiệp
và Phòng giáo dục, Ban giám hiệu một số vấn đề sau:
Đối với Phòng giáo dục và Ban giám hiệu tổ chức các hội thảo chuyên đề
thường xuyên hơn để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện
pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn văn nói chung và dạyhọc văn thuyết minh nói riêng. Đầu tư trang thiết bị, tài liệu và sách tham khảo
đặc biệt là đầu tư công nghệ thông tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy văn.
17


Đối với giáo viên cần nhiều thời gian hơn để cung cấp, gợi mở cho
các em chuẩn bị những yêu cầu cần thiết trước khi tiến hành tiết dạy. Chú ý tính
hệ thống của chương trình, khả năng tích hợp kiến thức của các bài học cùng
thuộc kiểu văn bản thuyết minh. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa để giúp
HS rèn luyện kĩ năng thực hành, thực tế khắc sâu thêm hiểu biết của các em.

Quá trình thực hiện đề tài dù đã được rút kinh nghiệm nhiều lần, nhưng
chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì thế tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý
của quý đồng nghiệp để việc thực hiện đế tài đạt hiệu quả cao hơn.
Xin trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của quý đồng nghiệp./.
Bát Đại Sơn, ngày 24 tháng 03 năm 2017
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Ánh Dương

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 1, 2
2. Sách giáo viên ngữ văn 8 tập 1, 2
3. Sách bài tập Ngữ văn 8 tập 1, 2
4. Tham khảo tài liệu qua mạng In-tơ-nét.

19



×