Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề cương luận văn: Tổ chức dạy KNS cho học sinh THCS dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.07 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NÔI

BÙI ANH TUẤN

TỔ CHỨC DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG,
TỈNH HẢI DƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: 0908000809

Người hướng dẫn: PGD, TS Dương Thị Hoàng Yến

Hà Nội, 2018


MỤC LỤC

Danh mục viết tắt
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
5.2. Đánh giá thực trạng việc tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh
THCS và sử phát triển của các trung tâm học tập cộng đồng phường, xã tại
thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương


5.3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy kỹ năng sống cho
học sinh THCS dựa vào cộng đồng tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp bổ trợ
8. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh
THCS dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh
Hải Dương
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Dạy kỹ năng sống cho học sinh THCS
1.2.2. Hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng
1.2.3. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
1.3. Một số vấn đề cơ bản về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng
đồng
1.3.1. Mục tiêu của phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
1.3.2. Nội dung của phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
1.3.3. Hình thức của phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
1.3.4. Ý nghĩa của phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
1.4. Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng ở trường THCS
1.4.1. Lập kế hoạch phối hợp
1.4.2. Tổ chức thực hiện
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong
dạy kỹ năng sống cho học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hải Dương,
tỉnh Hải Dương
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp giữa nhà trường với

cộng đồng trong dạy kỹ năng sống cho học sinh THCS

1
2


1.5.1. Yếu tố chủ quan
1.5.2. Yếu tố khách quan
Chương 2. Tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh THCS dựa vào
cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh hải Dương
2.1. Giới thiệu khái quát chung về Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương
2.1.1. Hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng phường, xã trên địa
bàn thành phố Hải Dương
2.1.2. Khái quát về các trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Dương,
tỉnh Hải Dương
2.2. Thực trạng việc tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh THCS của
thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
2.3. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh
THCS dựa vào cộng đồng của thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chương 3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức dạy kỹ năng sống
cho học sinh THCS dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2. Dự kiến một số biện pháp
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người từ khi được sinh ra đã phải biết tự biến đổi bản thân để thích
ứng với sự thay đổi của môi trường tự nhiên và phải học cách ứng xử sao cho
phù hợp với điều kiện sống. Nói cách khác để tồn tại và phát triển được trong xã
hội loài người, con người cần phải hình thành các KNS. Các KNS sẽ giúp cho
con người tiết kiệm được thời gian, sức lực đồng thời góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống, giúp con người tránh được những rủi ro, những rắc rối không
đáng có. Khi trình độ sản xuất xã hội còn thấp thì những tác động của môi
trường sống đến con người rất đơn giản do vậy yêu cầu về KNS của con người
cũng hết sức đơn giản.
Ngày nay trong thời kì giao lưu và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với
sự thay đổi hàng ngày, hàng giờ về kinh tế, văn hoá, xã hội cùng với lối sống và
quá trình làm việc với tốc độ nhanh, đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây
con người chưa từng gặp, chưa từng trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu
trong cuộc sống. Có cả những vấn đề đã từng xuất hiện trước đây, nhưng nó
chưa chứa đựng sự phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện
đại. Nó khiến con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro.
Chính vì vậy mà trong kế hoạch hành động về giáo dục cho mọi người đã
đưa ra mục tiêu mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương
trình giáo dục kỹ năng sống (KNS) phù hợp và coi KNS của người học là một
tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục. giáo dục KNS là một trong những vấn
đề mà thế giới hiện nay đang hết sức quan tâm và được nhấn mạnh trong nhiều
khuyến nghị mang tính quốc tế như trong Diễn đàn giáo dục cho mọi người (thể
hiện trong chương trình hành động Dakar), trong việc thực hiện Công ước
Quyền trẻ em, trong Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển GD cho mọi người.
Gần đây nhất là trong Tuyên bố về cam kết của Tiểu ban đặc biệt của Liên hiệp

quốc về HIV/ AIDS (tháng 6 năm 2001), các nước đã đồng ý rằng: "Đến năm
2005 đảm bảo ít nhất có 90% và vào năm 2010 ít nhất có 95% thanh niên và phụ
nữ tuổi từ 15 đến 24 có thể tiếp cận thông tin, GD và dịch vụ cần thiết để phát
triển KNS để giảm những tổn thương do sự lây nhiễm HIV. Tháng 5/2000, tại
Diễn đàn GD Thế giới Dakar mô hình trường học thân thiện với người học được
nêu trong khuôn khổ hành động Dakar được đánh giá là một giải pháp nâng cao
chất lượng và đảm bảo công bằng GD. Trong mô hình "Trường học thân thiện"
tiêu chí GD KNS vừa là một biểu hiện của chất lượng GD vừa giúp HS sống an
toàn hơn.
Ngày nay với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế, GD Việt Nam
cũng như GD ở các nước trên thế giới đều hướng tới 4 trụ cột GD mà UNESCO
thế kỷ XXI đã đưa ra đó là: “Học để biết - Học để làm - Học để chung sống và
học để làm người”. Với mục tiêu hướng tới đào tạo Công dân toàn cầu đặt ra cho
GD Việt Nam nhiệm vụ không chỉ cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng các môn
học mà còn phải hình thành và rèn luyện KNS và năng lực xã hội cho người học


theo hướng hoà nhập, thân thiện.
Hiện nay trên thế giới có ít nhất là 70 quốc gia đã và đang đưa KNS vào
chương trình học chính khoá dưới hình thức một môn học riêng, hoặc tích hợp
vào tất cả các môn học hoặc tích hợp vào một số môn nhất định.
Tại Việt Nam, hoạt động của cộng đồng có nhiều đóng góp cho việc hình
thành, rèn luyện KNS cho học sinh Trung học cơ sở (THCS). Tuy nhiên trong
thực tế, việc tổ chức dạy KNS dựa vào cộng đồng ở các trường THCS hiện nay
còn chưa thực sự được quan tâm, thể hiện ở sự đầu tư chưa đúng mức cho việc
xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động; đầu tư nguồn nhân lực, kinh phí; hình
thức tổ chức còn đơn điệu, chưa mang tính thiết thực. Trong khi lứa tuổi học
sinh THCS, sự phát triển thể chất đi vào giai đoạn phát triển hoàn chỉnh các tố
chất, thể lực, là thời kỳ trưởng thành về giới tính, đang trên con đường định
hướng nghề, cho nên tổ chức dạy KNS cho học sinh THCS thông qua cộng đồng

là việc làm hết sức cần thiết.
Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa VIII, Nghị
quyết số 51/2017/QH13 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày
18/6/2018 của Thủ Tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và các phẩm chất của
người học, đức, trí thể, mỹ; dạy người – dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới mội dung
theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và
ngành nghề phù hợp với con người Việt Nam trong thời kỳ cách mạng hóa, công
nghiệp hóa và hội nhập toàn cầu; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri
thức pháp luật và ý thức của người công dân toàn cầu. Tập trung vào các giá trị
cơ bản của văn hóa, của truyền thống và đạo lý của dân tộc, tinh hoa văn hóa
của nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư
tưởng, phong cách Hồ chí Minh, tăng cường giáo dục thể chất, kỹ năng sống,
kiến thức quốc phòng, an ninh và định hướng nghề nghiệp, có kỹ năng tư duy
độc lập, biết hợp tác và cùng chung sống.
Các trường THCS của thành phố Hải Dương cũng không ngoài thực trạng
nói trên. Các nhà trường mới quan tâm chỉ đạo, đầu tư, tổ chức thực hiện chỉ tập
trung vào công tác dạy và học. Các hoạt động GD hướng nghiệp, dạy nghề...,
đặc biệt là hoạt động dạy KNS chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế việc ứng
phó với các rủi ro, thách thức trong cuộc sống của các em hoạc sinh THCS
thành phố Hải Dương gặp những sai lầm về khả năng đặt mục tiêu, định hướng
nghề nghiệp, ra quyết định… là khó tránh khỏi.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức dạy KNS
cho học sinh THCS dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Dương,
tỉnh Hải Dương ”.



2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức dạy KNS và khảo
xác thực trạng KNS dựa vào cộng đồng cho học sinh THCS thành phố Hải
Dương, luận văn nhằm đề xuất các biện pháp tổ chức dạy KNS cho HS học sinh
THCS dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh THCS dựa vào cộng
đồng.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp dạy kỹ năng sống cho học sinh THCS dựa vào cộng đồng.
4. Giả thuyết khoa học
Việc tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh THCS dựa vào cộng đồng.
được tiến hành nhưng chưa thường xuyên, vì thế quả còn nhiều hạn chế.
Nếu xây dựng được các biện pháp dạy KNS khoa học phù hợp thì sẽ
giúp các em nâng cao được các KNS cần thiết, góp phần nâng cao chất
lượng GD toàn diện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về KNS, dạy KNS cho HS THCS
dựa vào cộng đồng.
5.2. Khảo sát thực trạng dạy KNS cho HS THCS dựa vào cộng đồng và nguyên
nhân của thực trạng.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp chức dạy kỹ năng sống cho học
sinh THCS dựa vào cộng đồng
6. Giới hạn nghiên cứu
Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp Tổ chức dạy kỹ năng
sống cho học sinh THCS dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Dương,
tỉnh Hải Dương.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu liên
quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài..


7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra
Xây dựng các phiếu điều tra (xem mục lục) để điều tra học sinh và giáo
viên một số trường THCS của thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương nhằm thu
thập thông tin về thực trạng KNS, tổ chức dạy KNS và nguyên nhân của thực
trạng.
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn 1 số HS, GVCN, GV bộ môn, CBQL, CBĐoàn… để
tìm kiếm và thu thập thông tin về nội dung, hình thức thức tổ chức và các biện
pháp Tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh THCS dựa vào cộng đồng trên địa
bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương..
7.2.3 Phương pháp quan sát
Được sử dụng trong đề tài để quan sát các hình thức tổ chức, các nội dung
của hoạt động cộng đồng do HS và GV bộ môn, CB Đoàn tiến hành. … nhằm
thu thập thêm các thông tin cần thiết, bổ xung cho kết quả điều tra bằng bảng
hỏi, làm tăng thêm tính khách quan và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của 1 số chuyên gia để được định hướng cho thực
nghiệm tác động cũng như nội dung cách thức tổ chức thực nghiệm.
7.2.5 Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm 2 chủ đề về dạy KNS, đó là thanh niên với nhiệm vụ
phòng chống các tệ nạn xã hội và thi xử lý tình huống trong giao thông.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Được sử dụng để xử lý số liệu đảm bảo tính chính xác khoa học nhằm
nâng cao tính khách quan của đề tài nghiên cứu.
8. Đóng góp của đề tài

Phát hiện thực trạng dạy kỹ năng sống cho học sinh THCS đồng thời đề
xuất và thực nghiệm một số biện pháp tổ chức dạy KNS cho các em.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được chia thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh
THCS dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương


Chương 2: Tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh THCS dựa vào
cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh hải Dương.
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức dạy kỹ năng
sống cho học sinh THCS dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương.



×