Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Ma trận đề hướng dẫn chấm KTDG môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.42 KB, 11 trang )

THIẾT KẾ MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA VÀ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12
- Đây là đề thi cuối học kì I nhằm đánh giá năng lực môn Ngữ văn của học sinh lớp
12. Đề thi có thời gian làm bài là 120 phút, theo cấu trúc của Đề thi THPT Quốc gia. Đề
thi có mục tiêu đánh giá các năng lực sau:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận:
 Nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản.
 Xác định được nội dung của văn bản.
 Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng các thao tác nghị luận trong văn
bản để đạt được mục đích.
 Phân tích được các biện pháp tu từ, các từ ngữ trong văn bản nghị luận và đánh giá
hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp này.
 Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc.
+ Năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ về một vấn đề trong văn
bản đọc hiểu.
+ Năng lực viết bài nghị luận văn học để phân tích để phân tích và so sánh các tác
phẩm văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12.
- Xếp loại học lực và cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học Học kì I lớp
12 để có biện pháp điều chỉnh thích đáng
II. GIỚI HẠN NỘI DUNG KIỂM TRA
Toàn bộ chương trình: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn học kì I của lớp 12
III. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Tự luận 100%
- Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
- Không sử dụng tài liệu

IV. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: (Ma trận riêng)
1



Nhận biết

Thông hiểu

- Thao tác lập luận
Chủ đề Nhận biết phương và vai trò của việc
1:
thức biểu đạt của sử dụng thao tác đó.
Đọc
văn bản.
- Chỉ ra biện pháp
hiểu
tu từ và nêu tác
dụng.
Số câu
1
2
Số điểm
0.5
1.5
Tỉ lệ %
5%
15%
Chủ đề
2: Nghị
luận xã
hội
(đoạn
văn)


Vận dụng
Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Vận dụng trải
nghiệm cá nhân để
đánh giá, phê bình
và giải quyết vấn đề
liên quan đến văn
bản
1
4
1
3,0
10%
30%
Viết đoạn văn
nghị luận xã hội
để trình bày suy
nghĩ về một vấn
đề trong văn bản
đọc hiểu.

Số câu: 1

1
2,0
20%

Số điểm

Tỉ lệ
Viết bài NLVH để
phân tích và so
sánh các tác phẩm
văn học Việt Nam
hiện đại trong
chương trình Ngữ
văn 12.

Chủ đề
3: Nghị
luận
văn học
Số câu: 1
Số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số
điểm
Tỉ lệ %

0,5
5%

1
10%

1
5,0
50%
1.5

15%

V. ĐỀ THI
2

7
70%

10
100%


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT ………

NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: Ngữ văn 12

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau:
[…] Những thất bại như hôm nay sẽ còn tìm đến hàng chục lần nữa trong cuộc
đời bạn. Sẽ còn vô số chuyện không tiến triển theo kế hoạch mà bạn đã đặt ra. Và đã là
con người thì bất kì ai cũng đều trải qua những lần nản lòng như thế cho đến tận lúc
chết. Điều đó có nghĩa rằng thất bại hôm nay của bạn là điều hết sức bình thường. Hãy
nhớ điều quan trọng nhất: không phải vì bạn đã thất bại một lần mà cả cuộc đời bạn trở
thành kẻ thất bại. Bạn thất bại không phải vì bạn có nhiều khuyết điểm hay thua kém
người khác. Thất bại chỉ là bài học đáng quý để bạn nhận ra rằng mình đã chọn sai cách

tiếp cận để đạt được thứ mình muốn. Vì vậy sau khi thất bại hãy bình tĩnh tự hỏi “Thất
bại lần này đã đem lại bài học gì cho mình?” Phải tìm được câu trả lời rõ ràng về
nguyên nhân thất bại bạn mới có thể trưởng thành hơn. Nếu thiếu quá trình này khả
năng bạn lặp lại thất bại tương tự sẽ rất lớn. […]
(Văn bản được trích từ Yêu những điều không hoàn hảo – Hae Min, NXB Thế giới, 2018,
tr.143)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên. (0.5 điểm)
2. Hãy cho biết thao tác nghị luận chủ yếu được sử dụng. Từ đó xác định nội dung
của văn bản. (1 điểm)
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên. (0.5
điểm)
4. Anh/chị có suy nghĩ gì về quan điểm: Thất bại chỉ là bài học đáng quý để bạn
nhận ra rằng mình đã chọn sai cách tiếp cận để đạt được thứ mình muốn. Viết câu
trả lời từ 5 – 7 câu. (1 điểm)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
3


Từ nội dung của văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
với chủ đề: Không phải vì bạn đã thất bại một lần mà cả cuộc đời bạn trở thành kẻ thất
bại.
Câu 2 (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó đòi hỏi
người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện
trong các tác phẩm của mình”. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cảm nhận của anh/chị qua
hai đoạn văn sau:
[…] Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to
mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là

khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu
mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng
lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. […]
[…] Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi
Mèo đốt nương xuân…Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh
màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da
mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực
bội gì mỗi độ thu về. […]
(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân,
Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2016, tr. 187-188&191)
[…] Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già,
rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc
vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những
dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. […]
[…] Từ tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một
lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi
giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng
Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm
4


lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này
tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm
xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. […]
(Trích Ai đã dặt tên cho dòng sông? – Nguyễn Tuân,
Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2016, tr. 198-199)
-------------- HẾT----------------

5



VI. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
A. Hướng dẫn chung
- GV cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm điểm để đánh giá tổng quát bài làm của
học sinh, tránh đếm ý cho điểm
- Do đặc thù của môn Ngữ văn nên GV cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích
những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng phù hợp với lứa tuổi, chuẩn mực đạo đức và
pháp luật
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên: nghị luận
Điểm 0.5: Trả lời như trên.
Điểm 0,25: Học sinh có thể nêu được một hoặc một vài ý liên quan đến phương thức biểu
đạt chủ yếu nhưng không nêu được chính xác tên của phương thức biểu đạt chủ yếu.
Điểm 0: HS không trả lời đúng như đáp án hoặc không trả lời câu hỏi.
Câu 2:
- Thao tác nghị luận chủ yếu: bình luận
- Nội dung của văn bản: văn bản bình luận về vấn đề thất bại trong cuộc sống và những
lời khuyên sau khi gặp thất bại.
Điểm 1.0: Trả lời đầy đủ như trên, có thể diễn đạt theo cách khác miễn là đảm bảo nội
dung cơ bản.
Điểm 0.75: Trình bày chính xác thao tác nghị luận chủ yếu và diễn đạt sơ sài nội dung
của văn bản;
Điểm 0.5: Trình bày chính xác thao tác nghị luận chủ yếu nhưng không trình bày nội
dung văn bản; hoặc trình bày chính xác nội dung văn bản nhưng không trình bày thao tác
nghị luận chủ yếu.
Điểm 0: Không trả lời đúng đáp án hoặc bỏ trống.

6



Câu 3:
- Biện pháp tu từ: Điệp từ: “thất bại”
- Tác dụng: nhầm nhấn mạnh, tạo cho người đọc ấn tượng về sự thất bại và tạo cảm giác
như đó là một điều hết sức bình thường trong cuộc sống này.
Điểm 0.5: HS trả lời đúng biện pháp tu từ, diễn đạt tác dụng mạch lạc, ngắn gọn.
Điểm 0.25: HS trả lời đúng biện pháp tu từ nhưng không nêu được tác dụng.
Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời không đúng với câu hỏi.
Câu 4: Học sinh trả lời theo quan điểm của bản thân, chấp nhận những cách diễn đạt
khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục, viết ngắn gọn trong 5 – 7 câu, có thể
trình bày theo gợi ý như sau:
- Thất bại mang lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm vô cùng to lớn. Giúp chúng
ta có được những hành trang vô giá trên bước đường đời mà ta phải trải qua biết bao
nhiêu thử thách.
- Khi thất bại, bạn sẽ nhìn nhận khách quan những sai lầm của bản thân trong việc chinh
phục những điều bạn mong muốn.
- Từ những trải nghiệm đó, thất bại là một bài học vô cùng quý giá của bản thân mỗi con
người. Chúng ta cần trải qua thất bại để trưởng thành hơn trong lối tư duy và cách sống.
- Liên hệ bản thân.
Điểm 1.0: HS nêu được quan điểm của bản thân rõ ràng, hợp lí; liên hệ bản thân; diễn đạt
mạch lạc và ngắn gọn.
Điểm 0.75: HS nêu được quan điểm của bản thân rõ ràng, hợp lí; liên hệ bản thân; diễn
đạt ngắn gọn nhưng chưa mạch lạc.
Điểm 0.5: HS nêu được quan điểm của bản thân rõ ràng, hợp lí; diễn đạt dài dòng hoặc
lủng củng, thiếu mạch lạc.
Điểm 0.25: HS nêu được quan điểm của bản thân nhưng chưa rõ ràng, hợp lí; diễn đạt dài
dòng hoặc lủng củng, thiếu mạch lạc.
Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời không đúng với câu hỏi.


7


Phần 2. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
* Yêu cầu chung
- Học sinh phải huy động những hiểu biết về nội dung của văn bản đọc hiểu và đời sống
xã hội; có kĩ năng tư duy, kĩ năng lập luận và kĩ năng viết đoạn văn để bày tỏ quan điểm
của mình về vấn đề nghị luận.
- Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lý lẽ và
bằng chứng xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ
nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội và luật pháp Việt Nam.
* Yêu cầu cụ thể (2,0 điểm)
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
- Hình thức: Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm
xuống dòng.
- Cấu trúc: Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc
xích, song hành…
Điểm 0,25: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu ở trên
Điểm 0: Viết hơn một đoạn văn; không đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
Vấn đề cần nghị luận: Không phải vì bạn đã thất bại một lần mà cả cuộc đời bạn trở
thành kẻ thất bại.
Điểm 0,25: HS xác định đúng vấn đề nghị luận như trên
Điểm 0: HS xác định sai vấn đề nghị luận
3. Triển khai vấn đề cần nghị luận bằng các luận điểm phù hợp; lựa chọn các thao
tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ
thuyết phục và bằng chứng cụ thể (1,0 điểm)
Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu như trên, có thể trình bày theo gợi ý sau:
- Trình bày được sự thất bại trong cuốc sống của con người như một điều không thể

tránh khỏi.
8


- Thái độ khi đối mặt với sự thất bại: bình tĩnh, xem xét lại những sai lầm, đặt câu hỏi:
“thất bại lần này đã đem lại bài học gì cho mình?”…
- Học cách biến nghịch cảnh thành cơ hội. Đề ra biện pháp khắc phục những thất bại từ
những kinh nghiệm của bản thân hoặc đưa ra những bằng chứng thuyết phục khác.
Điểm 0,75: Cơ bản đảm bảo các yêu cầu như trên nhưng liên kết văn bản chưa mạch lạc.
Điểm 0,5: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên
Điểm 0,25: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên
Điểm 0: Không đáp ứng yêu cầu nào trong số các yêu cầu trên
4. Chính tả, ngữ pháp (0,25)
Điểm 0,25: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Điểm 0: Mắc trên 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
5. Sáng tạo (0,25 điểm)
- HS đề xuất biện pháp mới mẻ, độc đáo, có sức thuyết phục.
- HS có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố
biểu cảm…)
Điểm 0,25: Đáp ứng được yêu cầu trên
Điểm 0: Không đáp ứng yêu cầu trên
Câu 2 (5 điểm)
Nội dung
Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy, nó
đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất
riêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình”. Hãy làm sáng tỏ
điều đó bằng cảm nhận của anh/chị qua hai đoạn văn. (trích trong tùy
bút Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng
sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
9

Điểm
5.0 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm


Vẻ đẹp riêng của mỗi đọan văn từ đó thấy được phong cách sáng tác nổi
bật của tác giả.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Giới thiệu
- Khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái đò Sông Đà và tác
giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
- Yêu cầu của đề bài.
* Giải thích
- Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo: Nghệ thuật nói chung, văn
chương nói riêng là lĩnh vực của cái độc đáo, độc đáo trong việc đi tìm
cái đẹp của cuộc sống để tạo nên tác phẩm, trong việc sáng tạo nên cái
đẹp, cái riêng của tác giả ở tác phẩm.
- Nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó
rất riêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình: Tác phẩm nghệ

thuật nói chung, tác phẩm văn chương nói riêng đòi hỏi sự sáng tạo, mới
lạ, độc đáo, thể hiện tài năng, dấu ấn cá nhân của tác giả.
* Phân tích và chứng minh: Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật
của hai đoạn văn và làm rõ ý kiến:
- Những đoạn văn của Nguyễn Tuân:
+ Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà như một công trình
thẩm mĩ, một kì công nghệ thuật mà thiên nhiên ban tặng con người với
hai đặc điểm: hung bạo, dữ dội và thơ mộng, trữ tình.
+ Đoạn văn miêu tả tiếng thác nước sông Đà là tài quan sát, khám phá và
thể hiện hình tượng thiên nhiên của Nguyễn Tuân với ngôn ngữ giàu sức
tạo hình, vốn từ ngữ phong phú, biến hóa, được tác giả tung ra đúng lúc,
đúng chỗ đặc biệt là phép so sánh và nhân hóa lạ, độc đáo.
+ Đoạn miêu tả dáng vẻ, màu nước sông Đà là những phát hiện thú vị về
vẻ đẹp dịu dàng của dòng sông và phát hiện rất tinh tế về màu nước theo
mùa. Đoạn văn được viết bằng sự thăng hoa của tâm hồn, nhà văn như
“đề thơ vào sông nước”, thể hiện cách khám phá sự vật ở phương diện mĩ
thuật.
- Những đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+ Trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường huy động vốn tri thức, vốn
ngôn ngữ phong phú, kết hợp giữa trữ tình và chính luận, trí tuệ và cảm
xúc, cảm hứng lịch sử và chiều sâu văn hóa, khả năng liên tưởng và ngôn
10

0.5 điểm

2.5 điểm


từ trong sáng, đẹp đẽ.
+ Đoạn văn viết về sông Hương ở thượng nguồn là khám phá của tác giả

về vẻ đẹp vừa “phóng khoáng và man dại” vừa “dịu dàng và say đắm”
của dòng sông, là kết quả của trí tưởng tượng đầy tài hoa. Cảnh sông ở
đây được khắc họa với những hình ảnh đầy ấn tượng bằng năng lực quan
sát tinh tế và sự phong phú về ngôn ngữ.
+ Đoạn văn miêu tả sông Hương ở ngoại vi thành phố là lối hành văn
hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa của sông Hương qua phép nhân
hóa khi miêu tả dòng chảy và cách đặc tả màu nước phản quang hai bên
bờ và thay đổi trong ngày.
* So sánh để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn:
0.5 điểm
- Sự tương đồng
+ Điểm gặp nhau giữa Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đi tìm
cái đẹp và thể hiện cái đẹp bằng ngòi bút tài hoa, độc đáo tạo được nét
riêng, mới lạ qua hình ảnh dòng sông.
+ Qua hai đoạn văn, hai tác giả thể hiện nét tài hoa, độc đáo trong phong
cách nghệ thuật của mình.
- Sự khác biệt
+ Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác: luôn nhìn sự vật, hiện tượng ở nhiều
góc độ để khám phá, phát hiện; vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực,
tổng hợp cảm nhận của các giác quan để khám phá đối tượng. Tất cả làm
nên phong cách Nguyễn Tuân vừa độc đáo vừa phong phú.
+ Ẩn trong câu chữ biến hóa là vẻ đẹp lấp lánh ánh sáng trí tuệ, tri thức
và cả chất phong tình, tài hoa, lãng mạn từ tâm hồn Hoàng Phủ Ngọc
Tường. Tất cả làm nên một Hoàng Phủ Ngọc Tường độc đáo, sâu sắc mà
tràn đầy cảm xúc…
Lưu ý: Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức
thuyết phục.
d. Chính tả, ngữ pháp
0.25 điểm
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo
0.5 điểm
Thể thiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

11



×