Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Hình phạt tử hình trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.88 KB, 83 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hình phạt tử hình đã tồn tại trong Luật hình sự quốc tế nói chung và
pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng với cả ngàn năm lịch sử từ khi hình
thành các nhà nước, khi pháp luật chưa thành văn cho tới tận bây giờ. Với
hàng chục các tội danh mà người phạm tội có nguy cơ bị tuyên án tử hình nếu
phạm phải, cùng với đó những biện pháp thi hành án tử hình rất đa dạng,
phong phú trong đó có nhiều biện pháp mang tính chất tàn bạo như; chém
đầu, lăng trì, ném đá….. Được các nhà nước áp dụng với lý do bảo vệ địa vị
thống trị của mình cũng như thực hiện vai trò xã hội, giúp người bị hại trả thù,
đảm bảo an toàn cho cộng đồng dân cư….Nhưng hiệu quả của hình phạt này
với các mục đích của nó vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi chưa thống nhất.
Xu hướng trên thế giới trong những thập kỷ gần đây là hạn chế và tiến
tới xóa bỏ hình phạt tử hình, đối với những quốc gia còn duy trì hình phạt tử
hình thì có xu hướng giảm ở mức độ áp dụng và có sự thay đổi các phương
pháp thi hành án mang tính chất nhân đạo hơn.
Cùng với sự ra đời của LHQ, hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế về
quyền con người, trong đó có những văn bản và quy định liên quan đến việc
áp dụng hình phạt tử hình cũng được Tổ chức này ban hành và ngày càng
được áp dụng một cách phổ biến trong quan hệ quốc tế. Hiện nay theo pháp
luật quốc tế việc áp dụng hình phạt tử hình không bị cấm, tuy nhiên, nhiều
khía cạnh của việc áp dụng hình phạt này đã được luật quốc tế điều chỉnh và
trở thành nghĩa vụ quốc tế ràng buộc tất cả các quốc gia trên thế giới.
Thực tế trên cho thấy, nghiên cứu về quy định của luật quốc tế về hình
phạt tử hình và thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình trên thế giới là việc làm
cần thiết với tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia còn duy trì hình
phạt này, nhằm mục đích đầu tiên là làm hài hòa hệ thống các quy định pháp


luật trong nước với các tiêu chuẩn quốc tế qua đó tránh những xung đột với
pháp luật quốc tế, dư luận quốc tế không có lợi cho uy tín của quốc gia mình.


Ở Việt Nam, trong những lần sửa đổi BLHS gần đây, Nhà nước đã nhiều
lần giảm và bỏ nhiều tội danh có thể tuyên hình phạt tử hình, Hiến pháp năm
2013 cũng đã có những khẳng định, ghi nhận “quyền sống của con người là
thiêng liêng và cần bảo vệ” và chúng ta đã gia nhập các Điều ước quốc tế có
liên quan đến hình phạt tử hình như “ Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
1948”; “ Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966”. Đây là việc
làm phù hợp với xu thế của thế giới hiện nay, để có cơ sở khoa học và thực
tiễn trong việc giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình, có nhiều công trình
nghiên cứu của cá nhân và tập thể đã tiến hành như: “Các hình phạt chính
trong luật hình sự Việt Nam” (Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Hà
Nội, 2002); Dự án “ Khảo sát tác động ngăn ngừa của một số hình phạt tròn
BLHS Việt Nam năm 1999” của Trung tâm Tội phạm học thuộc Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011; “Một số suy nghĩ về hình phạt tử hình
trong luật hình sự Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Chí” đăng trên Tạp chí Khoa
học Đại học Quốc gia Hà Nội số 28 năm 2012; “Quyền sống trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam” - Hội thảo quốc tế do Liên hiệp các hội khoa
học Việt Nam, Viện chính sách công & pháp luật kết hợp với Trung tâm nhân
quyền của Đại học OSLO tổ chức năm 2014 tại Hà Nội…
Mặc dù vậy, xét tính chất phức tạp và rộng lớn của vấn đề cần có thêm
những nghiên cứu khác dưới góc độ so sánh và cái nhìn đầy đủ về lý luận
cũng như thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình trong luật quốc tế nói chung và
pháp luật Việt Nam nói riêng một cách đầy đủ. Đây chính là lý do tác giả lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Hình phạt tử hình trong pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam” qua đó cung cấp kiến thức tổng thể và hiểu biết có hệ thống


về những quy định và thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Với những mong muốn tìm hiểu cụ thể về hình phạt tử hình trong luật

quốc tế, hình phạt tử hình trong hệ thống pháp luật các quốc gia trong đó có
Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã có dịp nghiên cứu
nhiều công trình, bài viết khoa học do các nhà khoa học trên thế giới và Việt
Nam đã nghiên cứu và công bố.
Trên phạm vi quốc tế các tài liệu liên quan đến hình phạt tử hình có:
“Robert Adams (1998), The Abuses of punishment, Macmillan press Ltd,
Houndmills, Basingstoke, Hampshire RG21 6XS and London”; “Lu Jianping.
2009. Sixing shiyong yu minyi [The use of the death penalty and public
opinion], in Sixing zhidu zhi xianshi kaocha yu wanshan jianyan [Observing
the realities of the death penalty system and suggestions for its improvement],
edited by Zhao Bingzhi. Beijing, Zhongguo remnin gong’an daxue
chubanshe. [In English i n Chinese Sociology and Anthropology, Summer
2009”; N.S.Rodley, The Death Penalty: A Worldwide Perspective" 2002, 3
Edition, Oxford University Press; Amnesty International "International
Standards on the Death Penalty" December 1998, AI Index: ACT 50/10/98;
S.L.Karamanian, "The US Death Penalty Under Internationnal Scrutiny:
Lessons from Ottawa, Strasbourg, and The Hague" Luncheon Address,
Canadian Council on International Law (eds.), Globalism: People, Profits and
Progress,
Các tài liệu này khá đa dạng và hình phạt tử hình và chuyên sâu về một
khía cạnh nào đó liên quan đến hình phạt này; như sự tác động của hình phạt
tử hình và việc thi hành hình phạt này ảnh hưởng như thế nào tới tâm lý xã
hội; Các tiêu chuẩn quốc tế đặt ra cho các quốc gia trong việc áp dụng và thực


thi hình phạt tử hình hay đó là những bài học được rút ra từ những vụ áp dụng
và thi hành án tử hình.
Ở phạm vi trong nước, hình phạt tử hình là đề tài khá phổ biến nhưng
các tác giả chủ yếu chỉ đề cập tới hình phạt tử hình ở một góc độ, khía cạnh
nào đó như “ Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam” luận văn thạc sỹ

của Trần Hữu Nam năm 2003; “Một số suy nghĩ về hình phạt tử hình trong
Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Chí đăng trên Tạp chí khoa
học ĐHQGHN, Luật hoc 28 (2012); “ Hình phạt tử hình trong luật hình sự
Việt Nam - một số kiến nghị hoàn thiện” của TS. Trịnh Quốc Toản đăng trên
Tạp chí Dân chủ và pháp luật; “Hình phạt tử hình trong luật quốc tế” sách
chuyên khảo của Hội luật gia Việt Nam nxb Hồng Đức ấn hành năm 2008.
Các tác giải trên cũng mới chỉ đưa ra những khái niệm về hình phạt tử hình
dưới góc độ pháp luật hình sự trong nước và cũng chưa bao quát được các
quy trong luật quốc tế về hình phạt tử hình, về thực tiễn chưa đưa ra được
đánh giá chung đối với sự tác động, mối quan hệ và những bài học kinh
nghiệm của hình phạt tử hình trong luật quốc tế đối Việt Nam.
Do vậy, “Hình phạt tử hình trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam” là vấn đề vẫn còn chưa được giải quyết một cách toàn diện đặc biệt
dưới góc độ so sánh, theo đó chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công
tác cải cách tư pháp hiện nay, trong đó có nhiệm vụ giảm và xóa bỏ hình phạt
tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định trong pháp luật quốc tế về chế định
hình phạt tử hình (các văn kiện có phạm vi toàn cầu cũng như các văn kiện
khu vực); nghiên cứu và tìm hiểu về hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự
của một số quốc gia trên thế giới cụ thể; nghiên cứu như quy định hình phạt
tử hình trong hệ thống pháp luật Việt Nam trước đây cũng như hiện tại.


4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu các quy định về hình phạt tử hình và thực
tiễn thi hành hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự quốc tế và pháp luật
hình sự một số quốc gia trên thế giới qua các thời kỳ, đặc biệt trong những
năm gần đây từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về xu hướng thay đổi và áp dụng
hình phạt tử trên thế giới.

Từ việc nghiên cứu chế định hình phạt tử hình, thực tiễn thi hành hình
phạt tử hình trong pháp luật Việt Nam trước đây cũng như trong BLHS hiện
nay trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện chế định
hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam theo xu hướng hội nhập
quốc tế.
5. Các câu hỏi nghiên cứu
- Xu hướng quy định và áp dụng hình phạt tử hình trên thế giới thay đổi
như thế nào qua các thời kỳ?
- Chế định hình phạt tử hình trong pháp luật Việt Nam và những thay
đổi của nó qua các thời kỳ phản ánh xu thế gì đang diễn ra?
- Có mối quan hệ gì giữa chế định hình phạt tử hình và quyền con
người trong pháp luật hình sự Việt Nam?
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp nghiên
cứu khoa học khác như phương pháp tổng hợp, phân tích, logic, quy nạp, đối
chiếu…Các quy định của các điều ước quốc tế, khu vực và các quy định của
pháp luật hình sự trong nước về hình phạt tử hình. Phương pháp tổng hợp, so
sánh được sử dụng thường xuyên qua đó đối chiếu các quy định của chế định
hình phạt tử hình qua các giai đoạn phát triển trên phạm vi toàn cầu, khu vực
cũng như trong nước.


7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Làm sáng tỏ lịch sử hình thành, phát triển của chế định hình phạt tử hình
cùng những ý nghĩa và vai trò của loại hình phạt này trong luật hình sự quốc
tế và quốc gia trong các thời kỳ trước đây và hiện nay. Bên cạnh đó luận văn
cũng làm rõ sự cần thiết phải thay thế hình phạt tử hình bằng các loại hình
phạt khác, từng bước giảm và xóa bỏ hình phạt này khỏi hệ thống hình phạt
của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vì tính nhân

đạo cũng như những bất cập của loại hình phạt này.
8. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về hình phạt tử hình trong luật quốc
Chương 2. Hình phạt tử hình trong pháp luật quốc tế
Chương 3. Hình phạt tử hình trong pháp luật Việt Nam


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG
LUẬT QUỐC TẾ
1.1 . Khái quát về hình phạt tử hình
1.1.1. Khái niệm hình phạt tử hình
Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất do Nhà nước áp dụng đối với
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (tội tử) để loại trừ vĩnh viễn người đó
ra khỏi đời sống xã hội, quan niệm thế nào là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
và khi nào áp dụng hình phạt tử hình không giống nhau ở các nước và các
thời đại khác nhau. Trong tiếng Anh, hình phạt tử hình gọi là “death penalty”.
Ngoài ra, nó còn được gọi là “capital punishment”. “Capital punishment” có
nguồn gốc từ capitalis (tiếng Latin), là một hình phạt mà khi áp dụng, người
bị áp dụng sẽ bị mất đầu1. Vì thế, hình phạt tử hình lúc khởi thuỷ, ở phương
Tây người ta thường dùng để chỉ hình phạt chém đầu. Còn theo Từ điển Lịch
sử chế độ chính trị Trung Quốc, “tử” ở đây được hiểu là chết, “hình” là hình
phạt tội, bao gồm chữ “tỉnh” (giếng) và chữ “đao” (dao) ghép lại. Từ đó có
thể hiểu tử hình là hình phạt giết chết bằng cách thả xuống giếng hoặc chém
bằng đao2.
Trong luật hình sự của các nước theo hệ thống pháp luật Anglo - Saxon,
tử hình được định nghĩa là hình phạt tước đi mạng sống của người phạm tội,
được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng. Tội nghiêm trọng

ở đây nhằm chỉ các tội như: phản bội tổ quốc, khủng bố, giết người, cướp tài
sản, hiếp dâm… Đây là những tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội,
ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội mà các hình phạt
khác được áp dụng không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của nó.
1Bryan A. G (1999), Black’s Law Dictionary, 7th ed, West Group: St Paul Minn, p. 201.
2Chu Phát Tăng, Trần Long Đào, Tề Cát Tường, Từ điển Lịch sử chế độ chính trị Trung Quốc, Nguyễn Văn
Dương dịch, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2001, tr. 190.


Theo Điều 35 của BLHS Việt Nam năm 1999 thì, “tử hình là hình phạt đặc
biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”, tử hình là
hình phạt đặc biệt, tính chất đặc biệt của nó thể hiện ở tính nghiêm khắc mà
không hình phạt nào có thể sánh được - tước đi mạng sống của người bị thi
hành án. Khi hình phạt tử hình được thi hành, người bị kết án không còn cơ
hội cải tạo, ăn năn hối cải, hơn thế nữa, nếu có sai sót trong quá trình tố tụng,
việc sửa chữa là không thể khi hình phạt đã được thi hành.
Từ các khái niệm trên tác giải xin đưa ra khái niệm hình phạt tử hình như
sau: tử hình là hình phạt đặc biệt, tước bỏ quyền sống của người bị kết án, chỉ
có thể áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
1.1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của hình phạt tử hình trong hệ thống các hình
phạt
Hệ thống pháp luật là một chỉnh thể thống nhất được cấu thành bởi các
ngành luật khác nhau; gắn liền với các ngành luật đó là những biện pháp trách
nhiệm pháp lý với những chế tài cụ thể khác nhau. Gắn liền với luật hình sự là
các biện pháp pháp lý hình sự, trong đó có hình phạt. Hệ thống hình phạt bao
gồm tổng thể các hình phạt do Nhà nước quy định trong luật hình sự, có sự
liên kết chặt chẽ với nhau theo một trật tự nhất định được quy định bởi tính
chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt.
Các hình phạt trong hệ thống hình phạt rất đa dạng, bao gồm hình phạt
chính và hình phạt bổ sung, hình phạt tước tự do, hình phạt không tước tự do,

hình phạt tước quyền sống của người bị kết án. Việc nhà làm luật xây dựng
một hệ thống hình phạt với nội dung mang tính cưỡng chế, giáo dục khác
nhau là cần thiết, phù hợp với sự đa dạng về tính chất, mức độ của các loại tội
phạm trên thực tế và phù hợp với chính sách hình sự nhân đạo, tiến bộ của
mỗi quốc gia. Chính sự đa dạng các hình phạt trong hệ thống hình phạt là điều
kiện bảo đảm cho sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật và cá thể hóa


trách nhiệm hình sự và hình phạt trong thực tiễn xét xử.
Đặc điểm của hình phạt tử hình: Thứ nhất, tử hình là hình phạt nghiêm
khắc nhất trong hệ thống hình phạt, tước đi quyền sống của người bị kết án, hình
phạt tử hình có tính chất không thay đổi, nó tước đi khả năng khắc phục sai lầm
trong hoạt động tư pháp. Quyền sống là quyền tự nhiên quan trọng nhất của
con người. Hình phạt tử hình tước đi quyền sống của người bị kết án, do vậy,
tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt. Thứ hai, tử
hình là hình phạt không đặt ra mục đích giáo dục, cải tạo người bị kết án.
Theo quan điểm được thừa nhận rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta thì
hình phạt tử hình không đặt ra mục đích giáo dục, cải tạo người bị kết án, bởi
vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hành vi phạm tội và những đặc điểm
nhân thân của người phạm tội đã phủ nhận khả năng thực hiện mục đích đó.
Việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình nhằm “loại bỏ hoàn toàn khả năng
thực hiện tội phạm” ở người bị kết án, có tác dụng răn đe những người không
vững vàng dễ sa vào con đường phạm tội, đồng thời động viên nhân dân trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm3
Quy định định về hình phạt tử hình không trái với nguyên tắc nhân đạo
vì hình phạt này tuy tước đi quyền sống của người phạm tội nhưng để bảo vệ
lợi ích của cả cộng đồng, loại trừ nguy cơ đe dọa cộng đồng. Bên cạnh đó,
việc áp dụng hình phạt tử hình chỉ được áp dụng với một số loại tội danh, loại
trừ đối tượng bị tử hình là người chưa thành niên, phụ nữ có thai, nguời bị
mất năng lực hành vi.

Ý nghĩa của hình phạt tử hình, trong hệ thống hình phạt theo luật hình sự
quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, tử hình là hình phạt chính nghiêm
khắc nhất. Hình phạt tử hình đóng một vai trò quan trọng, nó đảm bảo cho
việc đấu tranh, phòng chống tội phạm có hiệu quả, nhất là đối với các loại tội
3 Kiều Đình Thụ (1996), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.


phạm nghiêm trọng xâm hại đến tính mạng của con người, các lợi ích đặc biệt
liên quan đến an ninh quốc gia của mỗi dân tộc
Khi những đối tượng cực kỳ nguy hiểm, không có khả năng cải tạo bị
loại bỏ vĩnh viễn khỏi môi trường sống từ đó, tạo ra tâm lý an toàn cho xã hội,
cộng đồng dân cư những người có nguy cơ bị đe dọa bởi những hành vi nguy
hiểm trong tương lai nếu những kẻ đó còn tồn tại.
Khi những kẻ phạm tội phải trả giá cho hành vi của mình - tử hình, điều
này cũng góp phần xoa dịu sự phẫn nộ của dư luận cũng như đảm bảo công lý
cho những người bị hại.
Với nhiều quốc gia áp dụng hình phạt tử hình sẽ góp phần tiết kiệm được
các chi phí so với tiến hành giam giữ người phạm tội cả đời hoặc nhiều năm.
Ngoài ra, việc quy định hình phạt tử hình còn có ý nghĩa là cơ sở pháp lý
cho một số ngành khoa học pháp lý có liên quan chặt chẽ với khoa học luật
hình sự như tội phạm học, tâm lý học tội phạm, thi hành án hình sự... Đối với
tội phạm học, việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự là cơ sở quan
trọng để phục vụ việc phân loại người phạm tội, nhân thân người phạm tội, từ
đó tìm ra quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm, trong đó có
những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc quy định hình phạt tử hình còn
có ý nghĩa làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện phát sinh, tồn tại của các tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng, từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Đối với tâm lý học tư pháp, việc quy định hình phạt tử hình có ý nghĩa trong
việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý người phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng. Kết
quả nghiên cứu tâm lý những loại người này sẽ phục vụ trở lại cho công tác điều

tra, truy tố, xét xử người thực hiện các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với xã hội học luật hình sự, việc quy định hình phạt tử hình có ý
nghĩa trong việc làm sáng tỏa tính quyết định xã hội đối với các quy phạm
pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt, cũng như các giải pháp


đưa các quy phạm này vào cuộc sống.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của hình phạt tử hình trong luật
hình sự quốc tế qua các thời kỳ
1.2.1. Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kỳ cổ đại
Thời kỳ cổ đại, ở Phương Đông đã sớm xuất hiện hình thức nhà nước
chiếm hữu nô lệ sơ khai đầu tiên. Do được hình thành trên cơ sở điều kiện tự
nhiên phong phú, đa dạng nhưng vô cùng khắc nghiệt và được xây dựng trên
nền tảng chế độ thủ lĩnh độc đoán, gia trưởng với tín ngưỡng truyền thống và
tôn giáo đa thần, coi người đứng đầu nhà nước là thánh nhân - con của các vị
thần - có quyền uy và phép lạ, nhà nước và pháp luật ở các nước Phương
Đông thời kỳ này thể hiện bản chất độc tài, chuyên chế, các quy phạm hình
luật khắc nghiệt và cứng nhắc. Điều đó thể hiện rõ qua hai bộ luật của Phương
Đông thời kỳ này là Bộ luật Hammurapi và Bộ luật Manu. Bộ luật
Hammurapi là Bộ luật cổ nhất của người Babilon, được ban hành thời vua
Hammurapi (1792-1750 tr. CN) và được tạc trên một phiến đá bazan cao 2.25
m và đường kính đáy gần 2m. Bộ luật có 282 điều, trong đó có nhắc tới 30
trường hợp bị xử tử hình đối với phạm nhân4. Các điều luật về hình sự thể
hiện rõ tính báo thù với quan niệm mức hình phạt phải luôn tương xứng với
mức độ tội ác. Điều 229 Bộ luật này quy định: “Nếu người thợ xây, xây nhà
cho một người khác mà người thợ xây không chắc chắn để nhà đổ và chủ nhà
bị chết, người thợ xây đó bị giết”. Hay Điều 1 và Điều 3 quy định: “kẻ nào
buộc tội vô cớ về tội giết người cho người khác thì chính kẻ đó bị giết”; “nếu
ai chứa chấp hay giúp đỡ nô lệ chạy trốn thì cũng bị tội chết”5.... Hình thức
thi hành hình phạt tử hình thời kỳ này rất khắc nghiệt như đốt, dìm dưới nước

hoặc đóng cọc...
4 Nguyễn Ngọc Đào chủ biên, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội,1997 tr.43.
5 Hoàng Thị Bích Thảo, Hình phạt tử hình trong BLHS 1999, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường
Đại học Luật Tp. HCM, 2005, tr. 29-30.


Vào khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ I tr. CN, ở Ấn Độ cổ đại, các
giáo sĩ Bàlamôn đã soạn ra các luật Manu. Tên gọi Manu được lấy từ tên của
vị thần sinh ra con người theo truyền thuyết Ấn Độ. Các luật Manu gồm 2.650
điều, chia làm 12 chương, được trình bày dưới dạng câu song vần. Về hình
luật, trong các luật trong các luật Manu thể hiện rõ tính giai cấp và sự khắc
nghiệt. Các đẳng cấp dưới như Vaisia và Sudra không được hưởng sự khoan
dung, mọi vi phạm do họ gây ra đều phải chịu hình phạt rất nặng như bị cắt
lưỡi, bị đổ dầu đun sôi vào miệng. Trong khi đó, đẳng cấp Bàlamôn và
Kxatơria nếu vi phạm như kẻ dưới thì chỉ bị phạt tiền. Luật Manu trừng phạt
rất nặng hành vi xâm phạm sở hữu: trộm cắp đến lần thứ 3 thì bị tử hình, nếu
trộm cắp vào ban đêm thì bị đóng cọc, trộm cắp tài sản của nhà vua hay nhà
chùa thì bị giết ngay lập tức. Tội cướp được coi như tội phạm đặc biệt. Nếu
cướp công khai và có sử dụng bạo lực đối với người bị hại thì “bị giết cùng
với bạn bè và người thân theo họ bố và họ mẹ”. Tội giết người ít được nói tới
trong các luật Manu, nhưng trong luật Arhasastra thì nêu rõ: “Nếu kẻ nào
dùng bạo lực giết đàn ông hoặc đàn bà... thì kẻ đó bị thiêu trên cọc”. Tội hiếp
dâm cũng bị trừng trị như vậy. Kẻ nào vô ý làm chết người thì bị xử tử bằng
cách thông thường.6
Trong pháp luật Phương Đông cổ đại không phân định rõ ranh giới giữa
hình luật, dân luật và luật tố tụng. Các quy phạm hình luật thời kỳ này mang
nặng tính trấn áp, báo thù, khắc nghiệt và tàn khốc.
Thời kỳ cổ đại ở Phương Tây, Bộ luật nổi tiếng và điển hình cho pháp
luật phương Tây thời cổ đại là luật La Mã. Trong thời kỳ cộng hòa sơ kỳ, do

phong trào đấu tranh của bình dân nên năm 450 tr.CN, một ủy ban biên soạn
pháp luật được thành lập gồm 5 quý tộc và 5 bình dân. Sau một năm làm việc,
ủy ban này đã soạn thảo xong bộ luật và được ghi trên 12 bảng đồng đặt tại
6 Nguyễn Ngọc Đào, sđd, tr. 47- 48


quảng trường thành phố (nên còn gọi là Luật 12 bảng). Bộ luật này phản ánh
sâu sắc quan hệ kinh tế và xã hội giai đoạn đầu của nhà nước cộng hòa La
Mã: vẫn thừa nhận hình thức trả thù ngang bằng (đây là tàn dư của chế độ thị
tộc), thừa nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản. Trong Luật 12 bảng, các chế
định liên quan đến hình sự chủ yếu bảo vệ quyền sở hữu của giai cấp quý tộc:
nếu đánh gãy tay người khác thì thủ phạm cũng bị đánh gãy tay... Kẻ nào xâm
phạm tài sản của người khác như đốt nhà, trộm cắp, phá hoại hoa màu thì sẽ
bị xử tử. Nếu kẻ nào đương đêm ăn trộm mà bị giết ngay tại chỗ thì hành vi
giết người ấy được coi là hợp pháp (Bảng 8 Điều 12). Điều kiện để đảm bảo
hợp đồng vay nợ là thịt, da và máu của con nợ. Nếu con nợ không trả nợ đúng
hạn thì Tòa án cho phép chủ nợ có quyền tạm giữ con nợ. Nếu quá 60 ngày
mà không trả được nợ thì chủ nợ có thể xẻo thịt thân thể con nợ, chủ nợ
không phải chịu trách nhiệm về việc con nợ bị xẻo thịt nhiều hay ít. Sau đó
nếu con nợ vẫn không trả được nợ thì bị kết án tử hình. Trường hợp con nợ
vay nợ của nhiều người, các chủ nợ băm con nợ ra thành nhiều mảnh (Bảng 3
Điều 6). Những quy định này bảo vệ tuyệt đối quyền sở hữu của giai cấp quý
tộc, đồng thời đó cũng là mối đe dọa khủng khiếp đối với người lao động
nghèo khổ ở La Mã.
Đến thời kỳ cộng hòa hậu kỳ, nền luật học La Mã đã bước sang giai đoạn
thịnh vượng nhất, Luật 12 bảng trở nên lạc hậu, nguyên tắc công bằng, bình
đẳng trước pháp luật đã dần dần được chấp nhận. Các chế định về luật dân sự
trong thời kỳ này rất phát triển. Về hình sự, phần lớn các quy phạm pháp luật
hình sự điều chỉnh các quan hệ chính trị. Ví dụ: trong thời kỳ độc tài Xila,
những người bị nghi vào danh sách “kẻ thù của nhân dân” thì bất kỳ người

dân La Mã nào cũng có thể giết. Hình phạt tử hình thời kỳ này vẫn mang tính
chất cực hình và ô nhục, tùy thuộc vào giai cấp mà hình phạt được áp dụng
theo cách thức khác nhau: nếu quý tộc và binh lính thì bị chém bằng gươm,


dân tự do bị chết thiêu hoặc cho ngựa xé, còn nô lệ thì bị giết chết dần rất
khủng khiếp như đóng cọc xuyên qua người, dìm xuống nước cho đến chết7

1.2.2. Hình phạt tử hình trong luật hình sự quốc tế thời kỳ trung đại
Trong thời kỳ này, ở Phương Đông, pháp luật của các triều đại phong
kiến Trung Quốc phát triển mạnh và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc
gia trong khu vực (Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản...), đó là sự xuất hiện các
học thuyết pháp lý như thuyết nhân trị của Khổng Tử, thuyết pháp trị của
Quản Trọng, Tử Sản và Hàn Phi Tử. Tùy thuộc vào từng triều đại bị ảnh
hưởng bởi thuyết nhân trị hay thuyết pháp trị mà tính nghiêm khắc của hình
phạt trong luật hình sự được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng nhìn
chung, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều quy định hệ thống hình phạt
“ngũ hình” bao gồm các hình phạt: xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Trong đó hình
phạt tử hình có ba bậc: chém hay thắt cổ; chém bêu đầu và lăng trì. Hình phạt
chém bêu đầu có nguồn gốc tại Trung Quốc và có lịch sử trên 3000 năm (năm
1154 tr.CN, Trụ Vương đã bị Võ Vương giết rồi bêu đầu trên một lá cờ trắng)
và nó còn tồn tại trong bộ “Đại Thanh luật lệ” được vua Càn Long ban hành
năm 1740. Hình phạt lăng trì (tùng xẻo) được thi hành bằng cách xẻo từng
miếng thịt phạm nhân theo nhịp trống rồi mổ bụng, moi ruột cho đến chết.
Sau đó, thi thể tử tội bị chặt chân, tay và bẻ gãy hết xương.8 Ngoài ra, nhà
nước phong kiến Trung Quốc còn áp dụng các hình phạt như tru di tam tộc,
tru di cửu tộc. Các hình phạt này chủ yếu áp dụng cho tội phản nghịch, mang
tính ác nghiệt, man rợ và tàn khốc.
Ở Phương Tây, thời kỳ này, luật hình sự vẫn cho phép duy trì tục “trả nợ
máu”. Theo Bộ luật Xalic: khi phạm tội giết người, nếu người phạm tội là kẻ

nghèo hèn đến mức không đủ tiền nộp phạt và không có họ hàng thì “phải lấy
7 Nguyễn Quang Quýnh, Hình luật tổng quát, Lửa Thiêng, in lần thứ 2, tr. 51
8 Nguyễn Quang Quýnh, Hình luật tổng quát, Lửa Thiêng, in lần 2, tr.51


đầu mình ra để thay thế”. Còn theo Bộ luật Xắc-xông thì đối tượng của việc trả
nợ máu là “kẻ giết người và các con trai của người ấy”. Pháp luật còn quy định
cụ thể thời gian chờ trả thù (khác nhau ở mỗi nước, nhưng nhìn chung nó kéo
dài trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích làm giảm bớt tính hung
hãn của người trả thù và tạo điều kiện cho kẻ giết người chuộc tội) và những
người được trả thù (cha, con trai, anh em trai ruột thịt mới được trả thù cho
người bị hại). Ngoài ra, pháp luật hình sự cũng quy định việc bảo vệ nghiêm
ngặt chế độ phong kiến: Nếu giết người thân thích của nhà vua thì kẻ giết
người bị tước đoạt toàn bộ tài sản và phải chịu hình phạt tử hình (trong khi đó
nếu giết thường dân có thể được nộp phạt bằng tiền); tội phản quốc hoặc trộm
cắp tài sản nhà nước là trọng tội. Bên cạnh đó, pháp luật cũng bảo vệ nghiêm
ngặt sự thống trị về mặt tư tưởng của Giáo hội hay luật lệ tôn giáo: coi hành vi
chống lại nhà thờ, luật lệ tôn giáo, trộm cắp tài sản của nhà thờ là trọng tội (như
trường hợp Galilei, Galilei đã bị tòa án giáo hội kết án tử hình bằng cách hỏa
thiêu do có quan điểm khoa học chống lại nhà thờ). Thường thì Tòa án áp dụng
hình phạt tử hình đối với những người phạm trọng tội bằng cách gây đau đớn
kéo dài, mà hình phạt này thì lại không được quy định trong luật9.
1.2.3. Hình phạt tử hình trong luật hình sự quốc tế thời kỳ cận đại
Năm 1789, sau cuộc cách mạng tư sản Pháp, luật hình sự Pháp bắt đầu
thay đổi cơ bản với mục đích đòi hỏi quyền bình đẳng trước luật hình sự,
giảm nhẹ hình phạt, không xử phạt người thân thích của người phạm tội,
không xử phạt các tội phạm tín ngưỡng và tội vi phạm đạo đức... Sau 2 năm
soạn thảo, Bộ luật hình sự 1791 của Pháp ra đời với những nội dung tiến bộ:
giảm thiểu sự khắc nghiệt của hình phạt, thiết lập sự bình đẳng của công dân
trước pháp luật, quy định nguyên tắc pháp căn (có luật có tội). Các quan điểm

này đã đi ngược lại lợi ích của chế độ phong kiến nên năm 1808, Napoleon đã
9 Nguyễn Ngọc Đào, sđd, tr.133-136


phê chuẩn ủy ban pháp điển luật hình sự và đến năm 1810, Bộ luật hình sự
Pháp được ban hành. Bộ luật này đã kế thừa nguyên tắc của luật hình sự, dấu
hiệu của hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự 1791, nhưng lại quy định án
tử hình đối với rất nhiều tội danh (36 trường hợp), trong đó có cả án chính trị,
bảo lưu các hình phạt làm nhục dưới dạng đóng dấu, bêu cột, chặt tay... Hiến
pháp năm 1848 đã xóa bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm về chính trị,
nhưng đến năm 1960 hình phạt tử hình lại được thiết lập lại đối với tất cả các
tội xâm phạm an ninh nhà nước10 (đến năm 1981, Pháp đã chnh thức xóa bỏ
hình phạt tử hnh cho tới ngày nay)11.
Ở Anh, vào đầu thế kỷ XIX, các đạo luật quy định hình phạt tử hình gần
như cho mọi tội danh (năm 1819 Hạ nghị viện Anh đã xác định hình phạt tử
hình được quy định đối với 220 loại tội phạm)12. Hình phạt tử hình không chỉ
quy định đối với tội giết người, cướp của mà cả đối với các tội xâm phạm súc
vật, đe dọa bằng văn bản, chặt gỗ rừng, thậm chí là ăn cắp vặt vài xu... Việc
thi hành án tử hình được thực hiện hết sức man rợ như cho xe cán, chặt tứ chi
và đầu, mổ bụng moi lục phủ ngũ tạng... Đến năm 1841, luật hình sự Anh bắt
đầu quy định giảm hình phạt tử hình.
Nhìn chung, ở các nước phương Tây, vào thế kỷ XVIII đã có những cố
gắng đầu tiên trong việc áp dụng hình phạt nhằm cải tạo tù nhân. Tuy chúng
không đem lại những kết quả mong muốn song đã dẫn tới ý tưởng quan trọng:
buộc tù nhân phải cải tạo lao động với một chế độ nhà tù nghiêm khắc có thể
đem lại thu nhập, thay vì áp dụng hình phạt tử hình. Sau đó, các cường quốc
châu Âu đã thay thế việc giam giữ bằng việc đày phạm nhân đến các nước
thuộc địa nhằm giảm bớt gánh nặng cho các nhà tù và giải quyết một phần
nhu cầu về sức lao động nặng nhọc ở các nước thuộc địa.
10 Thông tin Khoa học Pháp lý (2002), Chuyên đề những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự một số nước

trên thế giới, Số 8/2002, Bộ Tư pháp, tr. 94
11 />12 Thông tin Khoa học Pháp lý (2002), Sđd,tr.71


Bằng việc biến sự cầm tù thành hình phạt chủ yếu và đưa phạm nhân đi
đày ở các nước thuộc địa đã hạn chế hình phạt tử hình trong luật hình sự các
nước Tây Âu. Hơn nữa, dưới áp lực của xã hội, chính phủ một loạt các nước
chỉ còn quy định hình phạt tử hình cho một số lượng nhỏ tội danh - đó là vấn
đề mà các nhà dân chủ, các nhà khai sáng và tự do châu Âu từ lâu đòi hỏi13.
Từ đó, xu hướng giảm dần tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình ở các nước Tây
Âu ngày càng phát triển và mở rộng cho tới ngày nay14.
1.2.4 Hình phạt tử hình trong luật hình sự quốc tế thời kỳ hiện đại
Hiện nay, việc duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình vẫn còn là một vấn đề
được pháp luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và quan điểm của nhà làm
luật, ở mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về vấn đề này. Tính
đến đầu năm 2014 trên thế giới đã có 106/197 quốc gia đã tuyên bố và cam
kết xóa bỏ vĩnh viễn hinh phạt tử hình và số lượng quốc gia thi hành án tử
hình trong số các quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình chỉ là 39 quốc gia
trong thời gian từ 2003 - 201315.
Bên cạnh việc giảm và xóa bỏ hình phạt tử hình ở những quốc gia còn
duy trì loại hình phạt này thì cũng đã có sự thay đổi phương thức thi hành
hình phạt tử hình theo hướng loại bỏ đi những phương thức tàn bạo, dã man
như chém đầu, treo cổ, phòng hơi gạt, ghế điện, bắn…. bằng các phương thức
nhân đạo hơn ít gây đau đớn về thể xác cho người bị thi hành án như là tim
thuốc độc…

13 Nguyễn Ngọc Đào, sđd, tr. 317-321
14 Cuối thế kỷ XVIII, một số chính trị gia đã lên tiếng phản đối hình phạt tử hình, tiêu biểu như:
Montesquieu (Pháp), Beccaria (Ý), Voltair, Jeremy Bentham (Anh)... Hưởng ứng trào lưu này, một số quốc

gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong các bộ luật hình sự của họ như: Venezuela (1863), San Marino (1865),
Costa Rica (1877)... (Tham khảo: Phạm Văn Beo, Một số suy nghĩ về hình phạt tử hình, Tạp chí Tòa án nhân
dân, số 6/2002, tr. 25).
15 Tổ chức ân xá thế giới/2014


Hình phạt tử được quy định rất sớm trong hệ thống các hình phạt của các
nhà nước trên thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, hình phạt
này được ghi nhận trong các hệ thống các quy phạm pháp luật thành văn, tập
quán cũng như trong hệ thống các giáo lý tôn giáo cách đây hàng nghìn năm
từ khi xuất hiện các Nhà nước cổ đại, cho đên nay hình phạt này vẫn tiếp tục
được duy trì ở nhiều quốc gia trên thế giới tuy nhiên cùng với sự phát triển
kinh tế xã hội, sự thay đổi nhận thức của xã hội thì vai trò và ý nghĩa của hình
phạt tử hình trong hệ thống các hình phạt cũng dần thay đổi theo xu thế giảm
dần.


Chương 2
HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
2.1. Pháp luật quốc tế liên quan đến hình phạt tử hình
Hình phạt tử hình gắn với quyền sống - một trong các quyền cơ bản được
quy định trong luật quốc tế về quyền con người - ngành luật mà mới được
hình thành và phát triển kể từ sau thế chiến thứ II, với sự ra đời của Liên hợp
quốc. Như vậy, nói đến luật quốc tế liên quan đến hình phạt tử hình chính là
nói đến các quy định về vấn đề này trong luật quốc tế về quyền con người.
Luật quốc tế về hình phạt tử hình không chỉ bao gồm những quy định
trực tiếp về quyền sống, mà còn bao gồm những quy định liên quan đến
những bảo đảm về tố tụng trong quá trình áp dụng hình phạt tử hình (những
quy định này gọi chung là các tiêu chuẩn quốc tế về hình phạt tử hình)
không chỉ đề cấp trong các văn kiện quốc tế (công ước, nghị định thư…) có

hiệu lực giàng buộc về nghĩa vụ pháp lý với các quốc gia thành viên, mà còn
được đề cập trong nhiều dạng văn bản khác, trong đó bao gồm các tuyên bố,
nghị quyết của các cơ quan Liên hợp quốc mà chỉ có hiệu lực khuyến nghị
với các quốc gia.
2.1.1. Quy định về hình phạt tử hình trong các văn kiện quốc tế
Hiện nay trên thế giới chưa có văn bản mang tính toàn cầu cũng như khu
vực để điều chỉnh riêng về vấn đề hình phạt tử hình, mà vấn đề này được ghi
nhận một phần trong các văn kiện quốc tế cũng như khu vực cụ thể như sau:
 Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948
 Công ước về quyền trẻ em năm 1989
 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966
 Nghị định thư tùy chọn thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị, về xóa bỏ hình phạt tử hình 1989


 Nghị quyết 32/61 ngày 8/12/1977 của Đại hội đồng liên hợp quốc về
hình phạt tử hình
 Nghị quyết 1984/50 của Hội đồng kinh tế-xã hội về những bảo đảm
nhằm bảo vệ quyền của những người phải đối mặt với án tử hình
 Nghị quyết 2005/59 ngày 20/04/2005 của ủy ban quyền con người
LHQ vấn đề hình phạt tử hình
Trong các văn kiện này không có điều khoản nào cấm các quốc gia áp
dụng hình phạt tử hình trong hệ thống các hình phạt của quốc gia mình, điều
đó có nghĩa rằng việc các quốc gia áp dụng và thực thi hình phạt tử hình là
không trái với các nguyên tắc, các quy định luật quốc tế hiện nay. Tuy không
cấm các quốc gia áp dụng hình phạt tử hình nhưng các văn kiện này cũng đặt
ra những nguyên tắc, chuẩn mực những quy định mang tính bắt buộc với các
quốc gia thành viên trong quá trình áp dụng và thực thi hình phạt tử hình tại
quốc gia mình - trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc nhân đạo và quyền con người
và từng bước giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình khỏi hệ thống các hình

phạt của quốc gia mình.
2.1.2 Một số nguyên tắc trong việc áp dụng hình phạt tử hình
Hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với “các tội phạm nghiêm trọng
nhất” Các quốc gia vẫn còn duy trì hình phạt tử hình phải tuân thủ những
nguyên tắc và quy định mà luật quốc tế đặt ra đối với việc áp dụng và thực thi
hình phạt tử hình. Các văn bản quốc tế đã đưa ra thống kê các tội phạm mà
người phạm tội bị kết án tử hình. Điều 6 (2) của Công ước ICCPR quy định:
“Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xóa bỏ thì chỉ được phép áp
dụng hình phạt tử hình đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất, phù hợp
với luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và không trái
với những quy định của Công ước này…”. Việc diễn giải cụm từ “các tội
phạm nghiêm trọng nhất” dẫn đến việc hạn chế một số và các loại tội phạm


mà hình phạt tử hình có thể được áp dụng theo luật quốc tế. Ủy ban nhân
quyền của LHQ, cơ quan của LHQ được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực thi
và diễn giải ICCPR nêu rõ: “cụm từ “các tội phạm nghiêm trọng nhất” phải
được giải thích với ý nghĩa rằng hình phạt tử hình phải là một biện pháp
ngoại lệ”.


Theo quy định thì chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với “các tội

phạm nghiêm trọng nhất” nhưng bản thân các văn kiện này lại không chỉ rõ
đâu là “tội phạm nghiêm trọng nhất” và có sự giải thích không thống nhất
trong các điều ước quốc tế cũng như quy định của các quốc gia về hành vi tội phạm như thế nào là nguy hiểm nhất. Ví dụ như theo cách giải thích của
Ủy ban nhân quyền của LHQ thì các tội phạm về ma túy, kinh tế, chính trị,
tôn giáo không phải là nhóm “tội phạm nghiêm trọng nhất” nhưng trong luật
hình sự của của Trung Quốc thì những loại tội này vẫm có khung hình phạt
cao nhất là tử hình; Iran vẫn áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình đối với các

hành vi bang bổ Thánh Ala…. Chính vì thiếu tính thống nhất và cụ thể đã dẫn
tới sự không thống nhất giữa các quốc gia trong việc áp dụng và thực thi các
quy định của pháp luật quốc tế về hình phạt tử hình. Trong việc áp dụng và
thực thi hình phạt tử hình ở Việt Nam trước đây cũng vậy. Trước BLHS 2015
thì Việt Nam vẫn áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình đối với các tội danh
liên quan tới ma túy, kinh tế….
Không được tuyên hình phạt tử hình với người phạm tội chưa thành niên
và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai.
Những người bị áp dụng hình phạt tử hình phải được xét xử bằng một
phiên tòa công khai đảm bảo các quy trình và thủ tục tố tụng công bằng đúng
pháp luật không bị phân biệt đối xử. Đảm bảo quyền được xin ân giảm, Điều
6 (4) ICCPR quy định: “Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin
ân xá hoặc giảm hình phạt. Ân xá, tha tội hoặc giảm hình phạt có thể thực với


mọi trường hợp”. Bên cạnh đó những người bị áp dụng hình phạt tử hình phải
có khoảng thời gian phù hợp để xin ân giảm hoặc khiếu nạị và không thể bị
xử tử trong thời gian xin ân giảm hoặc khiếu nại
2.1.3 Áp dụng hình phạt tử hình đối với một số đối tượng đặc biệt
2.1.3.1 Đối với trẻ em
Nhiều văn kiện quốc tế đã quy định và kêu gọi không áp dụng hình phạt
tử hình với người chưa thành niên và về cơ bản, quy định này nhận được sự
đồng thuận của hầu hết các quốc gia trên thế giới (trừ Hoa Kỳ). Chính vì vậy
những quốc gia vẫn tuyên và thi hành hình phạt tử hình đối với người chưa
thành niên (chính thức hoặc không chính thức) thường phải gánh chịu những
chỉ trích và phản đối từ các quốc gia và cơ quan LHQ về quyền con người:
Phù hợp với Điều 37(a) của Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Điều 6(5)
của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, hình phạt tử hình không
được áp dụng đối với các tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện.
Theo Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và các tổ chức về nhân quyền, có

một số quốc gia bao gồm Cộng hòa Hồi giáo Iran, Iraq, Ả rập Xê út và
Yemen đã thi hành án tử hình đối với trẻ em trong năm qua. Theo Mạng lưới
quốc tế về quyền trẻ em (CRIN), 15 quốc gia vẫn còn duy trì hình phạt tử
hình đối với trẻ em trong hệ thống văn bản pháp luật của mình trong giai đoạn
thu thập thông tin.16

16 Ý kiến trình bày của Đại diện chuyên trách của Tổng thư ký về bạo lực đối với trẻ em dành cho báo cáo
này, tháng 4 2013.


Bảng thống kê các vụ thi hành án người chưa thành niên phạm tội trên
thế giới từ 1990 - 200717
Tổng số vụ thi hành án

Tổng số vụ

tử hình người chưa

thi hành án

thành niên phạm tội

tử hình

Năm
1990

2

2029


1991

0

2086

1992

6

1708

Quốc gia thi hành
I-ran1;Hoa Kỳ 1
I-ran 3; Pakistan 1; Hoa
Kỳ 1; A-rập-xê út 1

1993

5

1831

Hoa Kỳ 4; Yemen 1

1994

0


2331

*

1995

0

3276

*

1996

0

4272

*

1997

2

2607

Nigeria 1; Pakisan 1

1998


3

2258

Hoa Kỳ 3

1999

2

1813

I-ran1;Hoa Kỳ 1

2000

6

1457

CHDC Công gô 1; I-ran
1; Hoa Kỳ 4

2001

3

3048

1; I-ran 1; Hoa Kỳ 1;

Pakistan 1

2002

3

1526

Hoa Kỳ 3

2003

2

1146

Trung Quốc 1; Hoa Kỳ 1

2004

4

3797

Trung Quốc 1; I-ran 3

2005

10


2148

I-ran 8; Xu-đăng 2

2006

5

1591

I-ran 4; Pakistan 1

2007

2

1251

I-ran 2

17 AL,Thi hành án tử hình với tội phạm chưa thành niên từ 1990


2.1.3.2. Những người có nhược điểm về tâm thần và trí tuệ
Người có nhược điểm tâm thần và trí tuệ phù hợp với các quy định và
tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người, không được áp đặt (quy định) hình
phạt tử hình đối với “những người chậm phát triển về trí tuệ hoặc bị hạn chế
đặc biệt khả năng về trí tuệ, ở giai đoạn kết án cũng như thi hành án”, cũng
như đối với “những người chậm phát triển về trí tuệ hoặc bị hạn chế đặc biệt
khả năng về trí tuệ” 18

Ví dụ:
Tại khu vực Caribe, Ủy ban Tư pháp của Hội đồng Cơ mật và các tòa án
thuộc khu vực tiếp tục hạn chế việc thi hành hình phạt tử hình, đặc biệt đối
với những người có nhược điểm về trí tuệ. Ủy ban Tư pháp của Hội đồng Cơ
mật đã đưa ra các phán quyết kháng án trong hai vụ án có bản án tử hình khi
các phạm nhân bị kết án tử hình bắt buộc tại Trinidad và Tobago19. Trong
mỗi vụ án như vậy, các bằng chứng về y học gần nhất (tâm thần và phân tâm)
được thừa nhận và các vụ việc được chuyển cho Tòa phúc thẩm ở Trinidad và
Tobago để xét xử tiếp theo. Trong một vụ án khác Tòa kháng án Đông Caribe
cũng chấp nhận các chứng cứ mới về tình trạng tâm thần. Bản án kết tội giết
người được hủy bỏ và thay bằng tội ngộ sát, trên cơ sở trách nhiệm được
giảm và Tòa án đã tuyên án tù chung thân.20
Theo Trung tâm Thông tin về hình phạt tử hình, khoảng một phần tư
những người bị thi hành án hoặc sắp bị thi hành án trong năm 2012 tại Hoa
Kỳ có dấu hiệu bị bệnh tâm thần nghiêm trọng. Ngoài ra, người ta dự đoán
rằng khoảng 5 đến 10 % số phạm nhân đang bị giam chờ thi hành án cũng bị
bệnh tâm thần nghiêm trọng.21 Vào tháng 7 năm 2012, Báo cáo viên đặc biệt
18 Marcus Daniel V .TheState (Trinidad & Tobago) [2012] UKPC/5;Marlon Taittv. the State (Trinidad &
Tobago) [2012] UKPC
19 Shorn Samuel V. Nữ hoàng, Tòa kháng án Đông Caribe (Saint Vincent and the Grenadines)
20 Xem htpp://deathpenaltyinfo.org/documents/2012YearEnd.pdf
21Xem />

về việc thi hành án tùy tiện, ngay tức thì và không qua xét xử đã thúc giục
Chính phủ Hoa Kỳ và các cơ quan liên quan ngăn chặn việc tử hình hai người
có nhược điểm về tâm thần. Ông nhấn mạnh rằng “hành vi áp đặt án tử hình
đối với các cá nhân có nhược điểm về tâm thần là sự vi phạm các quy định
bảo vệ khỏi án tử hình”.22 Đến tháng 8 năm 2012, Bang Texas đã thi hành
án tử hình đối với một người bị khuyết tật nặng về tâm thần
2.1.3.3. Đối với các tội phạm về ma túy

Theo Ủy ban nhân quyền, các tội phạm về ma túy không đáp ứng
ngưỡng của “các tội phạm nghiêm trọng nhất”.23 Tuy vậy, vẫn còn 33 quốc
gia và vùng lãnh thổ tiếp tục duy trì hình phạt tử hình đối với các tội phạm về
ma túy trong văn bản pháp luật của mình, cho dù chỉ có một số trong số các
quốc gia này thực sự tuyên án và thi hành hình phạt này.24 Cơ quan của LHQ
về tội phạm và ma túy (UNODC) đã đưa ra yêu cầu trực tiếp đối với các quốc
gia còn áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm về ma túy thì cần phải
loại bỏ hình phạt này; lý do mà UNODC đưa ra là vì các tội phạm về ma túy
không thuộc danh mục các tội phạm nghiêm trọng nhất và việc thi hành hình
phạt tử hình đối với những người phạm tội trong lĩnh vực ma túy không góp
phần làm giảm tình hình tội phạm về ma túy ở mỗi quốc gia. UNODC khẳng
định sẽ rút hỗ trợ cả về kinh tế, nhân lực đối với các quốc gia tiếp thục duy trì
hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này trong tương lai.
2.1.4. Vấn đề giảm và hạn chế áp dụng hình phạt tử hình
Giảm áp dụng hình phạt tử hình liên quan đến một loạt khía cạnh như
giảm số lượng tội phạm có thể bị án tử hình, việc thay thế hình phạt tử hình

22 CAT/C/JPN/CO/2, para.15
23A/50/4Voi.ì, para.449;
A/55/40(Voi.ì),para.464.
24 Harm Reduction International, " Hình phạt tử hình đối với các tội phạm về ma túy - Tổng quan toàn cầu
năm 2012- các hướng dẫn về quy mô bãi bỏ ". đăng tải tại: l/27/HRI__2012_Death_Penalty_Report_-_FINAL.pdf


×