Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

rau tien dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.21 KB, 3 trang )

Rau tiền đạo là một trong những nguyên nhân đẻ khó do
phần phụ của thai và cũng là một trong những cấp cứu chảy
máu trong 3 tháng cuối của thai kì.
Hiện tượng này xảy ra khi rau không bám không đúng vị trí,
bám một phần hay toàn bộ rau vào phần dưới tử cung, do đó
thường gây chảy máu trong 3 tháng cuối của thời kì thai
nghén, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ và thai
nhi, làm cho ngôi thai bình chỉnh không tốt gây ra đẻ khó.

Phân loại:
Rau bám thấp: phần lớn bánh rau bám vào thân tử cung,
chỉ có 1 phần nhỏ bám vào đoạn dưới tử cung. Loại này ít có
biểu hiện ra ngoài, ít gây chảy máu và thường gây vỡ ối sớm.
Từ mép bánh rau đến chỗ rách màng ối để thai ra nhỏ hơn
10cm.
Rau bám bên: phần lớn bánh rau bám vào đoạn dưới
nhưng bờ của bánh rau chưa tới lỗ trong cổ tử cung, loại này
chảy máu nhẹ lai rai trong quá trình có thai. Từ mép bánh rau
đến chỗ rách màng ối để thai ra nhỏ hơn 10cm.
Rau bám mép: Còn gọi là rau bám bờ, bờ của bánh rau đã
tới cổ tử cung, loại này chảy máu nhiều. Khi chuyển dạ cổ tử
cung mở có thể sờ thấy mép bánh rau.
Rau tiền đạo bán trung tâm: khi cổ tử cung mở hết, một
phần rau che lỗ cổ tử cung, còn sờ thấy màng ối và sờ thấy
múi rau chảy máu rất nhiều cản trở đường thai ra.
Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: bánh rau che kín
toàn bộ lỗ tử cung, loại này chảy máu dữ dội, cần phẫu thuật
kể cả phải bỏ con để cứu tính mạng của mẹ.
Nguyên nhân:
- Do nạo phá thai nhiều lần
- Do sinh nhiều lần.


- Do viêm niêm mạc tử cung, nhất là vùng rau bám
làm cho rau phải bám xuống đoạn dưới hoặc trải rộng
để lấy máu nuôi thai.
- Hay gặp ở những người thai sinh đôi, sinh ba do
bánh rau to nên phải bám xuống đoạn dưới.
- Tử cung có vết sẹo mổ cũ .
Biểu hiện:
Ra máu đỏ ở âm đạo trong 3 tháng cuối của thời kì thai
nghén với 5 tính chất bất thường:
- Ra máu đột ngột, không rõ nguyên nhân, không có
cơn đau tử cung.
- Ra máu đỏ, loãng có thể có máu cục, thường ra ban
đêm và lượng máu có thể nhiều hay ít.
- Lượng máu ra lúc đầu rất nhiều sau đó giảm dần.
Sau một lần chảy máu:
- Máu lại cầm tự nhiên mặc dù không được điều trị.
- Sau khoảng 10-15 ngày lại tiếp tục chảy máu, chảy
máu tái phát tăng dần, nhịp độ chảy máu càng mau khi
càng gần đến ngày chuyển dạ. Đây là triệu chứng quan
trọng bởi vì đoạn dưới tử cung được thành lập từ tháng
thứ 8, thứ 9, đoạn dưới phát triển mà rau không có khả
năng giãn theo nên làm cho một phần bánh rau bong ra
gây chảy máu.
Như đã nhấn mạnh từ các bài viết trước, để phòng tránh các
tai biến trong sản khoa tốt nhất bạn nên đăng kí theo dõi
khám thai tại một cơ sở y tế trong suốt thai kì của mình. Hay
ít nhất cũng phải đi khám thai ít nhất 3 tháng 1 lần để phát
hiện và xử trí kịp thời các tai biến rất nguy hiểm trong quá
trình mang thai.
Nguồn : BS. Phan Hồng Anh


0
• 1
• 2
• 3
• 4
• 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×