Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.31 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

BÙI THÀNH DŨNG

PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC
THEO MÔ HÌ NH DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

BÙI THÀNH DŨNG

PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ
THỤC THEO MÔ HÌ NH DOANH NGHIỆP
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Bùi Thành Dũng - học viên lớp Cao học Khóa 26 chuyên ngành
Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của
Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về thành lập và hoạt động của
trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là
kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Người hướng
dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa
học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính
xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là
hoàn toàn khách quan và trung thực.

Học viên thực hiện

BÙI THÀNH DŨNG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………...… 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO MÔ
HÌ NH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM…………. 7
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TỰ THỤC………………………………………………………………………….. 7

1.1.1. Giai đoạn trước năm 1975………………………………………………….. 7
1.1.2. Giai đoạn sau năm 1975……………………………………………………. 8
1.2. CÁC KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CỦA TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TƯ THỤC…………………………………………………………………… 9
1.2.1. Khái niệm của trường đại học tư thục…………………………………….. 9
1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp …………………………………………………… 9
1.2.3. Khái niệm công ty cổ phần ………………………………………………… 9
1.2.4. Đặc điểm của trường đại học tư thục……………………………………10
1.2.5. Phân loại trường đại học tư thục…………………………………………. 11
1.2.5.1. Trường đại học tư thục hoạt động vì mục đích lợi nhuận………... 11
1.2.5.2. Trường đại học tư thục hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận……. 11
1.2.6. So sánh trường đại học công lập và tư thục……………………………... 13
1.3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TỰ THỤC………………………………………………………………….... 15

1.3.1. Sự cần thiết cho việc thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục


theo mô hình doanh nghiệp ……………………………………………………... 15
1.3.2. Quy đinh
̣ pháp luật về thành lập của trường đại học tự thục…………… 16
1.3.3. Quy đinh
̣ pháp luật về tổ chức, quản lý và hoạt động của trường đại học
tư thục……………………………………………………………………………. 20
1.3.3.1. Quy định pháp luật về tổ chức và quản lý của trường đại học tư thục
tại Việt Nam………………………………………………………………………. 20
1.3.3.2. Quy định pháp luật về hoạt động của trường đại học tư thục tại Việt
Nam……………………………………………………………………………….. 22
1.3.4. So sánh mô hình hoạt động của trường đại học tư thục với mô hình hoạt
động của công ty cổ phần………………………………………………………... 23

1.4. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TƯ THỤC THEO MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI………………………………………………………………... 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………………. 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC
THEO MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN……………………………… 29
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ
THỤC ĐANG HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP TRONG
NƯỚC……………………………………………………………………………. 29
2.1.1. Thực trạng của các trường đại học tư thục đang hoạt động theo mô hình
doanh nghiệp……………………………………………………………………... 29
2.1.2. Đánh giá chung……………………………………………………………. 30
2.1.2.1. Những thành công……………………………………………….. 30
2.1.2.2. Những tồ n ta ̣i, ha ̣n chế …………………………………………... 34
2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế……………………………………….... 38
2.1.3.1. Nguyên nhân khách quan ……………………………………….. 38


2.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan…………………………………………... 38
2.2. NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH DOANH
NGHIỆP……………………………………………………………………….…. 39
2.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TƯ THỤC THEO MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP………………………. 46
2.3.1. Hoàn thiện pháp luật về trường đại học tư thục theo mô hình doanh
nghiệp……………………………………………………………………………... 46
2.3.2. Các giải pháp khác………………………………………………………... 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………………... 51
KẾT LUẬN………………………………………………………………………. 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LGDĐH

Luật Giáo dục đại học

GD&ĐT

Giáo
Giáo
dục
dục
vàvà
đào
đào
tạotạo

BCH

Ban chấp hành

NQ

Nghị quyết


LGD

Luật Giáo dục

NSNN

Ngân sách nhà nước

DN

Doanh nghiệp

ĐH

Đại học



Cao đẳng

GV

Giảng viên

CSVC

Cơ sở vật chất

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

SHTT

Sở hữu trí tuệ

ĐHTT

Đại học tư thục

ĐHCL

Đại học công lập

ĐT

Đào tạo

SV

Sinh viên

Giáo


DANH MỤC CÁC BẢNG


BẢNG

TRANG

Bảng 1: Thống kê tốc độ tăng trưởng của các trường đại học tư thục và

30

công lập qua các năm
Bảng 2: Thống kê số sinh viên của trường đại học tư thục và công lập

31

qua các năm
Bảng 3: Thống kê số lượng giảng viên của trường đại học tư thục qua
các năm

32


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập, giáo dục là một trong những nhân tố quyết định cho
sự phát triể n của nền kinh tế. Ở Việt Nam, Khoản 1 điều 61 Hiến pháp 2013 đã xác
đinh
̣ phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Bên ca ̣nh đó, Ban Chấp hành Trung ương

Đảng đã ban hành Nghi ̣ quyế t số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 nói về việc đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, xã hội
hóa, dân chủ hóa hội nhập quốc tế, trong đó khâu then chốt là đổi mới phát triển đội
ngũ giảng viên, cán bộ quản lý nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục
trong thời đại mới1 và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về việc tiếp tục
đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp giáo dục.
Thực tiễn, hầ u như các trường đại học tư thục tổ chức và hoạt động trên danh
nghĩa là doanh nghiệp nhưng chưa thật sự giống như là mô ̣t doanh nghiệp. Bởi vì hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định chưa rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ. Đặc
biệt là nhà nước chưa có chính sách quy định cụ thể cho mô hình giáo dục của các
trường đại học tư thục hoạt động như là mô ̣t doanh nghiệp. Từ đó làm phát sinh,
làm ảnh hưởng rất nhiều đến các khâu tổ chức, tài chính, đội ngũ giảng viên cũng
như mọi hoạt động của các trường đại học tư thục không biết phải theo mô hình
nào.
Chính vì vậy, viê ̣c nghiên cứu đề tài “Pháp luật về thành lập và hoạt động của
trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp” của Luận văn nhằm đánh giá lại
thực trạng pháp luâ ̣t về thành lâ ̣p và hoạt động của các trường đại học tư thục theo
mô hình doanh nghiê ̣p và đinh
̣ hướng phát triển cho các trường đại học tư thục
trong thời gian tới ta ̣i Viê ̣t Nam.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
(Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
1


2

Trên những cơ sở nghiên cứu các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t và tình hình thực

thi ta ̣i Việt Nam cũng như ta ̣i một số nước trên thế giới, nô ̣i dung nghiên cứu của
Luâ ̣n văn hướng đế n trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, pháp luật hiện nay tại Việt Nam có quy định nào về việc thành lập và
hoạt động của các trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiê ̣p?
Thứ hai, thực trạng các trường đại học tư thục hiện nay tổ chức và hoạt động
theo mô hình doanh nghiê ̣p đang gă ̣p những rào cản pháp lý gi?̀
Thứ ba, để khắc phục những vướng mắc, bấ t câ ̣p trong thành lập và hoạt động
của trường đại học tư thục theo mô hình doanh nghiệp thì cần có những giải pháp,
pháp lý gì?
3. Tình hình nghiên cứu
Ta ̣i Viê ̣t Nam, trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa
học
của các tác giả trong và ngoài nước công bố về giáo dục đại học nói chung và các
trường đại học công lập, tư thục nói riêng theo quy đinh
̣ ta ̣i Luật Giáo dục 2005,
Luật Giáo dục đại học 2012, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, Quyết định số
70/2014/QĐ-TTg… có thể khái quát lại thành các nhóm như sau:
Nhóm 1: Đổi mới giáo dục đại học
Bài viết “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam – Từ quan điểm đến giải pháp”
trên tạp chí Lý luận chính trị số 7 – 2016 của tác giả thạc sĩ Nguyễn Thị Lan2 đã
khái quát và nêu lên các quan điểm của Đảng cũng như các quy định về định hướng
phát triển lâu dài của giáo dục, mà cụ thể là thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc
tế… tác giả đã đưa ra cách giải quyết cụ thể, chi tiết về việc thay đổi giáo dục đại
học Việt Nam trong thời gian tới, là phải thay đổi tư duy trong giáo dục; đào tạo
phải gắn liền với nhu cầu của xã hội; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, các

Nguyễn Thị Lan (2017), “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam - Từ quan điểm đến giải pháp”
[Truy cặp ngày 17/6/2018]
2



3

cán bộ, công chức quản lý giáo dục; đánh giá và kiểm tra chất lượng; tăng quyền tự
chủ cho các trường đại học; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học với nhiều mô
hình… hay bài viết “Những trăn trở cho đổi mới giáo dục đại học Việt Nam”, Kỷ
yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Nxb ĐHQGHN, 2008 của tác giả
PGS.TS. Phạm Văn Quyết. Trong bài viết tác giả đã nêu lên chi tiết về tầm quan
trọng trong việc giáo dục và đào tạo, định hướng chiến lược lâu dài, giáo dục như
thế nào trong thời đại mới, thời kỳ xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự cần
thiết cho việc phải đổi mới giáo dục đại học. Tác giả đã đưa lên các giải pháp góp
phần cho việc đổi mới một cách căn bản, toàn diện từ khâu tổ chức, từ những đội
ngũ giảng viên, từ chính sách của Nhà nước quy định cho quá trình giáo dục và định
hướng cho những năm tiếp theo.
Nhóm 2: Đổi mới về chính sách phát triển ở các trường đại học tư thục
Đề tài Luận án “Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam”
của tác giả Đặng Thị Minh – Học viện hành chính quốc gia Hà Nội năm 2014. Tác
giả đã liệt kê và phân tích về các loại hình giáo dục đại học tư thục hiện tại đang tồn
tại trên nước Việt Nam. Hay những chính sách và pháp luật quy định và định hướng
phát triển. Đề tài tác giả chủ yếu phân tích và làm rõ về chính sách phát triển của
các trường đại học tư thục tại Việt Nam. Bài viết nói lên tầm quan trọng mô hình
các trường đại học tư thục là một trong những chiến lược phát triển của nền giáo
giục tại Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả đã khái quát về những quy định hiện
nay, cũng như tinh thần chỉ đạo trong các nghị quyết của Đảng và đưa ra các giải
pháp hoàn chỉnh, làm nổi bật vai trò và tầm quan trọng của các trường đại học tư
thục tại Việt Nam. Tác giả cũng cho rằng nhà nước cần phải ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật để điều chỉnh mô ̣t cách cụ thể, rõ ràng, đồng thời có chính sách
định hướng phát triển cho các trường đại học tư thục nói riêng và nền giáo dục nói
chung. Một số giải pháp mà tác giả đưa ra làm nổi bật trong đề tài nghiên cứu như:

cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; điều chỉnh chính sách hỗ trợ


4

tài chính đối với trường đại học tư thục; phát triển trường đại học phi lợi nhuận
song song cũng tồn tại trường đại học tư thục lợi nhuận; điều chỉnh các quy định về
quyền sở hữu tài sản khi chuyển trường đại học công lập sang tư thục; xây dựng
khung học phí đối với trường đại học tự thục…
Nhóm 3: Đa dạng hóa loại hình đại học hay thành lập công ty nhằm quản lý
và khai thác công nghệ của các trường đại học.
Với bài viết “Đa dạng hóa loại hình đại học - một số góp ý xây dựng Luật
Giáo dục đại học” của PGS.TS. Phạm Duy nghĩa. Tác giả nói về mô ̣t số góp ý xây
dựng Luật Giáo dục đại học cho quốc hội năm 2012. Trong bài viết này, tác giả nói
và đề cập đến loại hình giáo dục đại học công lập và tư thục tại Việt Nam hay các
trường đại học công lập, tư thục, các trường đại học do các tôn giáo thành lập và
quản lý trên thế giới. Tác giả cũng nói lên tầm quan trọng của các trường đại học tư
thục trên thế giới, sự tác động đến nền kinh tế của các quốc gia họ. Cụ thể như ở các
nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… tác giả
đã phân tích và nêu ra cụ thể về các trường đại học tư thục của các nước Châu Âu
được tổ chức, điều hành, hoạt động dưới hai dạng đó là vì lợi nhuận, phi lợi nhuận
và cũng chỉ ra cách thức cho quá trình hoạt động của hai loại hình này. Tác giả cũng
nói đến các trường đại học tư thục tại Việt Nam được tổ chức và hoạt động giống
như là một công ty cổ phần kinh doanh trong giáo dục, trong khung pháp lý chưa rõ
ràng, còn nhiều bất cập trong quá trình tổ chức và thực hiện... đặc biệt là tác giả đã
có bảng so sánh mô ̣t cách chi tiết và cụ thể giữa đại học tư thục vì lợi nhuận và đại
học tư thục không vì lợi nhuận. Tác giả cũng nói lên quá trình phát triển và tồn tại
các trường đại học tư thục vì lợi nhuận và phi lợi nhuận của các nước trên thế giới
hiện tại cũng như trong tương lai.
Nhìn chung, các đề tài Luận án, Luận văn, hay các công trình nghiên cứu khoa

học cũng như các bài viết của các tác giả từ trước cho đến nay đã góp phần đem lại
rất nhiều, nêu lên được những ưu, khuyết điểm, những lý luận dưới nhiều quan
điểm và góc độ khác nhau về những quy định của pháp luật trong việc thành lập và
hoạt động của các trường đại học tư thục, công lập trong hệ thống giáo dục quốc


5

dân. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học

chuyên

sâu nào về việc thành lập và hoạt động của các trường đại học tư thục theo mô hình
doanh nghiệp.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luật văn là tìm hiểu mô hình hoạt động giáo dục
và đào tạo ở các trường đại học tư thục diễn ra tại Việt Nam. Phân tích, đánh giá
thực trạng của các trường đại học tư thục hoạt động theo mô hình doanh nghiệp
được điều chỉnh bởi pháp luật hiện nay. Từ đó đưa ra những vướng mắc, giải pháp
để hoàn thiện pháp luật đối với các trường đại học tư thục hoạt động theo mô hình
doanh nghiệp, nhằm đạt được đa dạng hóa các loại hình giáo dục, phát triển và mở
rộng hệ thống giáo dục phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung, những vấn đề về lý luận và
thực tiễn của quy định pháp luật về thành lập và hoạt động của trường đại học tư
thục theo mô hình doanh nghiệp. Mà cụ thể ở các văn bản quy phạm pháp luật như:
Hiến pháp 2013; Luật Giáo dục 2005; Luật Giáo dục đại học 2012; Luật Doanh
nghiệp 2014; các chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013; Nghị
quyết số 19-NQ/TW năm 2017; Nghị định số 46/2017/NĐ-CP năm 2017; Quyết

định số 70/2014/QĐ-TTg năm 2014…
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên, phạm vi nghiên cứu của tác giả bao gồm những phần
như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về quá trình hình thành và thực trạng của các trường đại
học tư thục diễn ra tại Việt Nam, đồng thời nêu lên những quan điểm của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước quy định đối với các trường đại học tư thục vì
lợi nhuận hay phi lợi nhuận đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Thứ hai, nghiên cứu phân tích, so sánh với một số kinh nghiệm ở các nước khác
trên thế giới có các trường đại học tư thục hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cụ


6

thể như Hoa Kỳ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… để từ đó làm nổi bật lên những
ưu, khuyết điểm của các trường đại học tư thục tại Việt Nam.
Thứ ba, nêu lên những vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức và hoạt động
của các trường đại học tư thục hay quy định của pháp luật, điều chỉnh đối với các
trường đại học tư thục và đồng thời đưa lên những giải pháp kiến nghị, hoàn thiện
hệ thống pháp luật đối với các trường đại học tư thục hoạt động theo mô hình doanh
nghiệp.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Với đề tài Luận văn trên, tác giả chủ yếu dùng phương pháp nghiên cứu định tính
nhằm làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp so sánh, thu thập thông tin và dữ liệu trong nước cũng như
ngoài nước, từ đó tìm ra những ưu, khuyết điểm để giải quyết những vấn đề trong
các câu hỏi nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu
của đề tài để làm cơ sở pháp lý khoa học, nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện
pháp luật đối với các trường đại học tư thục hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

6. Kết cấu của Luận văn.
Ngoài phầ n mở đầ u, kế t luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo, nô ̣i dung của
Luâ ̣n văn được chia thành 2 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thành lập và hoạt động của các trường đại học tư
thục theo mô hình doanh nghiệp ta ̣i Viê ̣t Nam.
Chương 2: Thực tra ̣ng pháp luật về thành lập và hoạt động của các trường đại
học tư thục theo mô hình doanh nghiệp và các giải pháp hoàn thiện.


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH LẬP VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO
MÔ HÌ NH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TỰ THỤC
1.1.1. Giai đoa ̣n trước năm 1975
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia ghi nhận trước năm 1975, nền
giáo dục Việt Nam Cộng hòa phân chia hệ thống giáo dục gồm ba bậc học: Tiểu
học, trung học và đại học. Nền giáo dục Việt Nam bấy giờ bị ảnh hưởng của Pháp
và Mỹ, trong đó tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ.
Mô hình các cơ sở giáo dục trong giai đoạn này được tổ chức theo mô hình
viện đại học. Mô hình theo kiểu University của Hoa Kỳ và Tây Âu cùng với các hệ
thống đào tạo theo tín chỉ. Mỗi viện đại học có nhiều phân khoa đại học (VD: phân
khoa Y, phân khoa sư phạm, phân khoa khoa học…) hoặc trường đại học (VD:
Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, Y…) mỗi ngành tương
ứng có một ban tương đương với đơn vị khoa hiện nay.
Các viện đại học tư thục: Viện Đại học Đà Lạt được thành lập ngày 8 tháng
8 năm 1957, một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là mô ̣t chủng viện
của Giáo hội Công giáo. Viện này bao gồm 4 phân khoa: Chính trị kinh doanh, khoa

học sư phạm, thần học và văn khoa; Viện Đại học Vạn Hạnh thuộc khối Ấn Quang
của Giáo hội, Phật giáo Việt Nam thống nhất thành lập ngày 17/10/1964 số 222
đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), quận 3; Trường Đại
học Sài Gòn Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục phật học, khoa học xã hội,
khoa học ứng dụng và văn học, văn học và khoa học nhân văn; Viện Đại học
Phương Nam được cấp giấy phép hoạt động năm 1967, tọa lạc số 16 đường Trần
Quốc Toản (hiê ̣n là Đường 3/2, Quận 10), Viện Đại học này thuộc khối Việt Nam
Quốc Tự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Viện Đại học Minh Đức


8

được thành lập năm 1972 trụ sở ở Sài Gòn với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật canh
nông, khoa học kỹ thuật, kinh tế thương mại, nhân văn nghệ thuật và Y khoa…
Nhìn chung, các loại hình đại học tư thục tại Việt Nam đã có và tồn tại từ thời
Pháp thuộc dưới dạng là viện đại học, đào tạo trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề nhằm
cung ứng và phục vụ cho xã hội. Các viện đại học tư thục trong giai đoạn này phần
lớn là do các hội tôn giáo thành lập lên cùng với sự hỗ trợ kinh phí từ những nhà
hảo tâm viện trợ và giúp đỡ cho các viện đại học tư thục này tồn tại và phát triển.
1.1.2. Giai đoa ̣n sau năm 1975
Từ năm 1975 – 1986, Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế nên giai đoạn này mô
hình đại học tư thục đã bị thu hẹp và kém phát triển, chỉ tồn tại Trường Đại học tư
thục Thăng Long vào năm 1988 dưới hin
̀ h thức thí điểm. Đế n Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI thì chủ trương của Đảng và Nhà nước là đổi mới toàn diện đất
nước, trong đó đề cặp đến đổi mới về kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, mở rộng
xã hội hóa giáo dục…
Nghị quyết số 04-HNTW năm 1993 tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và
đào tạo đã mở rộng các mô hình giáo dục đại học. Trong đó, có ghi nhận và phát
triển các trường đại học tư thục, trường tư nhân thành lập và trường đại học công

lập, cùng với đó là sự ra đời của Quyết định số 240-TTg ngày 24/5/1993 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đại học tư thục, Luật Giáo dục 2005,
Luật Giáo dục đại học 2012, Quyết định số 64/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ cho phép thành lập các trường đại học, trong đó có trường đại học tư thục. Trên
nề n tảng pháp lý đó, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 20162017, hệ thống giáo dục hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường
công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài)3 đặc biệt
Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đa ̣i ho ̣c Nguyễn Tất Thành ở TP. Hồ Chí
Minh… đươ ̣c tổ chức, hoạt động như là một mô hình công ty cổ phần.

Lê Văn (2017), “Những con số biết nói về giáo dục đại học Việt Nam”
[Truy cặp ngày 6/5/2018]
3


9

1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TƯ THỤC
1.2.1. Khái niệm của trường đại học tư thục
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia thì trường đại học tư thục là mô ̣t
cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, về tuyển sinh và đào tạo
thì tuân thủ theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, văn bằng có giá trị tương
đương như văn bằng công lập, do cá nhân hoặc tổ chức trong nước xin phép thành
lập và đầu tư, không được sự hỗ trợ về vốn của nhà nước, nguồn tài chính hoạt động
của họ chủ yếu là từ học phí người học, sự hỗ trợ, tài trợ của các nhà hảo tâm hay
các khoản hiến tặng… theo Khoản 3 điều 18 Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày
02/08/2006 quy định: “cơ sở giáo dục tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí
hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước”.
1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp là 1 tổ chức kinh tế do chủ thể phát triển thành lập theo 1 kế
hoạch sẵn nhằm mục đích hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận hoặc phi lợi
nhuận và phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như: Tổ chức có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích kinh doanh theo quy định tại Khoản 7 điều 4 Luật Doanh nghiệp (2014); hay
theo Khoản 1 điều 74 Bộ luật Dân sự (2015). 1 doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
thì phải có cơ cấu tổ chức; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật 1
cách độc lập.
1.2.3. Khái niệm công ty cổ phần
Là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng
nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhằm huy động vốn tham gia
đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông; cổ
đông có thể là tổ chức; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng


10

tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; các cổ đông có quyền
tự do chuyển nhượng cổ phần của mình; công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và
có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
1.2.4. Đặc điểm của trường đại học tư thục
Về tư cách pháp lý: Trường đa ̣i ho ̣c tư thu ̣c có tư cách pháp nhân được nhà
nước thừa nhận, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức và hoạt động tuân theo Luật
Giáo dục đại học 2012, Luật Giáo dục 2005, Luật Danh nghiệp 2014, Quyết định số
70/2014/QĐ-TTg, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, hoạt động theo điều lệ công ty,
được đầu tư, mở rộng mô hình hoạt động, ngành nghề đào tạo theo các văn bản quy
phạm pháp luật quy định.
Về tổ chức: Trường đa ̣i ho ̣c tư thu ̣c đươ ̣c tổ chức theo mô hình doanh nghiệp,

đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất đối với trường đại học tư thục
vì lợi nhuận, hội đồng quản trị là cơ quan có quyền cao nhất đối với trường đại học
tư thục không vì lợi nhuận. Đây là những cơ quan có quyền quyết định mọi tổ chức
và hoạt động của nhà trường.
Về cơ sở vật chất, nguồn tài chính: Trường đa ̣i ho ̣c tư thu ̣c có nguồ n tài chính
do những cổ đông góp vốn thành lập, từ nguồ n lợi nhuận thu được trong quá trình
hoạt động. Ngoài ra, nguồ n tài chin
́ h của trường đa ̣i ho ̣c tư thu ̣c còn có thể bao gồm
sự đóng góp tài chính từ các nhà hảo tâm quyên góp, từ nhà nước hỗ trợ, thu được
từ học phí, từ nghiên cứu khoa ho ̣c, sản xuất sản phẩm và chuyể n giao công nghệ....
Về đội ngũ giảng viên: Viê ̣c tuyể n du ̣ng giảng viên do hội đồng quản trị quyết
định theo cơ chế đặc thù riêng của từng trường dựa trên cơ sở luật định.
Về mục đích hoạt động: Trường đa ̣i ho ̣c tư thu ̣c hoạt động theo mô hình lợi
nhuận hoặc phi lợi nhuận. Nếu hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận thì phần lợi
nhuận trong quá trình hoạt động của trường đại học tư thục không được chia đều
cho các cổ đông mà để lại tái đầu tư lại cho nhà trường hoạt động và phát triển. Còn
hoạt động theo mô hình lợi nhuận thì phần lợi nhuận trong quá trình hoạt động có
thể chia đều cho các cổ đông hay trích chia mô ̣t phần không quá 20%, phần còn lại


11

để tái đầu tư lại cho nhà trường hoạt động và phát triển.
1.2.5. Phân loại trường đại học tư thục
1.2.5.1. Trường đại học tư thục hoạt động vì mục đích lợi nhuận
Lợi nhuận được hiểu là khoản chênh lệch sau khi trừ ra toàn bộ các khoản
mà doanh nghiệp chi ra cho các hoạt động tạo ra các sản phẩm của doanh nghiệp
sau khi loa ̣i trừ các khoản chi của doanh nghiệp, phần dư ra chia lại cho các cổ đông
giống như cổ tức. Để tồn tại các trường đại học tư thục hoạt động như loại hình
doanh nghiệp, thì họ cần phải có vốn đầu tư để duy trì và phát triển cho trường học,

các vốn này phần lớn chủ yếu được các cổ phần, cổ đông góp vốn vào thành lập. Họ
không nhâ ̣n được sự ưu đãi từ phía nhà nước hay sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức
bên ngoài quyên góp và tài trợ. Do vậy quá trình hoạt động họ đặt tiêu chí lợi nhuận
và chia lợi nhuận là hàng đầu. Vì đó là một trong những nguyên nhân để các trường
đại học tư thục này tồn tại và phát triển.
1.2.5.2. Trường đại học tư thục hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận
Phi lợi nhuận trong Tiếng Anh được go ̣i là “Non-profit”, ta ̣i các trường đa ̣i
ho ̣c tư thu ̣c được hiểu là “Không phân chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu, cổ đông”
mà lợi nhuận của nó được tái sử dụng lại cho mục tiêu của tổ chức, cho sự phát triển
của nhà trường, từ các khâu tổ chức, kinh tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc,
mặt bằng, trụ sở. Đối với các trường đại học tư thục hoạt động với mục đích phi lợi
nhuận thì được nhà nước ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiê ̣p hay mô ̣t số chính
sách khác của nhà nước… Vì vậy, để tồn tại thì nhà trường phải có nguồn kinh phí
hoạt động, từ học phí của sinh viên, từ các nhà hảo tâm, các doanh nhân hay các tổ
chức trong và ngoài nước hiến tặng.
Bảng tóm tắt khác biệt giữa trường đại học tư thục vì lợi nhuận và trường
đại học tư thục vì phi lợi nhuận:
Đại học tư thục hoạt động vì

Đại học tư thục hoạt động vì

lợi nhuận

phi lợi nhuận
Giống nhau


12

Đều là những tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản

riêng, tự chủ về tài chính, không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, đều chịu trách
nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Khác nhau
Tổ chức: Mọi hoạt động và tổ chức đặt Tổ chức:Cơ quan có quyền cao nhất là
dưới sự điều hành và quản lý của đại hội hội đồng quản trị, các thành viên hội
đồng cổ đông, hoạt động như là một đồng quản trị có thể bên ngoài tham gia
công ty cổ phần bị điều chỉnh bởi luật vào hoạt động.
doanh nghiệp là chính.
- Đại hội đồng cổ đông hoạt động theo

- Hội đồng quản trị hoạt động theo

nguyên tắc đối vốn, những phiếu của các nguyên tắc dân chủ, dựa trên cơ sở
cổ đông lệ thuộc vào vốn góp, người có không có chủ sở hữu, mỗi thành viên
cổ đông nhiều là người có quyền quyết tham dự hội đồng đều có biểu quyết như
cao nhất. Nhà trường có nguy cơ trở nhau. Nhà trường khó trở thành sở hữu
thành sử hữu tư nhân.

tư nhân.

- Chủ tịch hội đồng quản trị là người
đứng đầu thường là người có số vốn
góp vào hay cổ phần cao nhất.
- Đại diện quản lý nhà trường (hiệu
trưởng và các hiệu phó) có thể thuê từ
bên ngoài và do hội đồng quản trị quyết
định

- Đại diện nhà trường có thể do tập thể
CB – VC người lao động bầu ra hay do

chỉ định từ các cơ quan cấp trên.
- Hội đồng trường có số thành viên bao
gồm hiệu trưởng hay một số thành viên
trong trường và thành viên ở cơ quan
cấp trên.

Tài chính: Do các thành viên góp vốn Tài chính: Ngoài các khoản của các
thành lập lên là chủ yếu, học phí là thành viên góp vốn vào còn được còn
nguồn thu chính của nhà trường.

được tài trợ khác để góp phần thành lập
nên trường, học phí không phải là vấn đề
chính để quyết định cho sự tồn tại của


13

nhà trường.
- Chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp.

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Lợi nhuận được chia đều cho các cổ - Lợi nhuận không được chia mà dùng
đông giống như cổ tức ở công ty cổ để tái đầu tư lại hoạt động của nhà
trường.

phần.

- Các cổ đông tự lo, gánh chịu mọi chi - Được các các nhân, tổ chức, các nhà
phí hoạt động.


hảo tâm, doanh nhân, nhà nước hỗ trợ,
quyên góp, hiến tặng cho hoạt động của
nhà trường.

Tóm lại, mục tiêu hướng đến của trường đại học tư thục vì lợi nhuận và phi
lợi nhuận có khác nhau. Phần lớn các trường đại học tư thục phi lợi nhuận có mục
tiêu hướng đến là chất lượng giáo dục, đào tạo cho sinh viên, lấy mục đích giáo dục
và đào tạo làm mục tiêu chính… vì vậy, các trường đại học tư thục phi lợi nhuận
thường có những quy định riêng, hoạt động độc lập với cấu trúc sở hữu. Còn các
trường đại học tư thục vì lợi nhuận, họ thường hướng tới mục đích cho kết quả kinh
doanh của nhà trường, cho các cổ đông của họ, cuối cùng là chia lợi nhuận cho các
cổ đông. Đó là mục đích chính của các trường đại học tư thục vì lợi nhuận.
1.2.6. So sánh trường đại học công lập và tư thục
Đại học công lập

Đại học tư thục
Giống nhau

Đều là cơ sở giáo dục và đào tạo đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân, tổ
chức và hoạt động điều chỉnh bởi pháp luật, có tư cách pháp nhân được nhà nước
thừa nhận, chịu trách nhiệm trước nhà nước trong quá trình giáo dục và đào tạo, có
chung hệ thống kiến thức giảng dạy với các ngành nghề với mục tiêu chung là vì sự
nghiệp giáo dục của xã hội, các văn bằng nhìn chung đều có giá trị pháp lý như
nhau.
Khác nhau


14


Khung pháp lý
- Tuyệt đối tuân theo và bị điều chỉnh - Tuân theo các quy định của Nhà nước
bởi Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại bên cạnh đó có những chính sách đặc thù
học, các nghị định, thông tư của các cơ riêng, ngoài những văn bản điều chỉnh
quan nhà nước.

giống như bên trường đại học công lập,
trường ĐHTT còn có thể bị điều chỉnh
bởi luật doanh nghiệp, điều lệ của hội
đồng quản trị.

Về tổ chức và mô hình hoạt động
- Đứng đầu là hội đồng trường

- Đứng đầu là đại hội đồng cổ đông, hội
đồng quản trị.

- Lãnh đạo nhà trường là công chức do - Lãnh đạo nhà trường do hội đồng quản
nhà nước bổ nhiệm và quyết định trị quyết định có thể là thuê từ bên ngoài
thường là làm việc theo nhiệm kỳ tối đa vào căn cứ vào chiến lược cũng như tầm
là 2 nhiệm kỳ 10 năm

quy mô hoạt động của nhà trường, ít bị
ràng buộc và rào cản từ phía các cơ quan
nhà nước

- Luôn luôn có tổ chức Đảng lãnh đạo - Không cần thiết.
trong nhà trường.
Về cơ sở vật chất, tài chính
- Phần lớn nhà nước hỗ trợ trên mọi - Tự trang trải từ vốn góp của các cổ

phương diện từ cơ sở vật chất, học phí, phần, cổ đông hay các cá nhân, tổ chức,
đất đai, nhà cửa… từ ngân sách nhà các nhà hảo tâm, doanh nhân quyên góp,
nước.

hiến tặng và hỗ trợ.

- Việc đầu tư xây dựng nhà trường hoàn - Việc đầu tư xây dựng nhà trường bằng
toàn lệ thuộc vào ngân sách nhà nước, nguồn vốn của các nhà đầu tư, do đó
nên đôi lúc còn nghèo nàn, lạc hậu, trường ĐHTT thường được đầu tư khang
chậm chạp.
Về học phí

trang, hiện đại và kịp thời hơn.


15

- Tương đối rẻ vì có sự hỗ trợ từ ngân - Cao hơn trường đại học công lập vì học
sách nhà nước.

phí là nguồn thu chính để nhà trường tồn
tại và phát triển.

Về chương trình môn học
- Tuyệt đối tuân thủ theo chương trình - Tuân thủ theo quy định của pháp luật
khung của Bộ GD&ĐT quy định và cho mang tính đặc thù riêng nên đôi lúc khác
phép.

về hình thức giảng dạy và cách dạy.


Về đội ngũ giảng viên
- Tuyển chọn theo quy định Nhà nước

- Tuyển chọn mang tính đặc thù riêng,
tùy thuộc vào điều lệ của hội đồng quản
trị, nhìn chung quy trình tuyển chọn đội
ngũ giảng viên có khác so với ĐHCL.

- Cách thức giảng dạy phải tuân theo hệ - Cách thức giảng dạy linh hoạt hơn,
thống, theo đề án đã được phê duyệt, uyển chuyển, phù hợp với thực tiễn hơn,
theo quy trình luật định.

bắt kịp so với sự đổi mới một cách
nhanh chóng hơn.

1.3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TỰ THỤC

1.3.1. Sự cần thiết cho việc thành lập và hoạt động của trường đại học tư thục
theo mô hình doanh nghiệp
Sự phát triển kinh tế – xã hô ̣i của mô ̣t quố c gia luôn gắ n với nhân tố quan
trọng nhất là mô hình giáo dục và đào tạo. Do vậy, nhằm đáp ứng cho nhu cầu
người học, sự phát triển kinh tế, lợi ích chung của cộng đồng thì việc trường đại học
tư thục tồn tại, phát triển theo mô hình doanh nghiê ̣p là hết sức cầ n thiế t, vì những
lý do cơ bản như sau:
Thứ nhất, phù hợp với quan hê ̣ cung - cầu và phục vụ trong nền kinh tế thị
trường, tạo sân chơi, cạnh tranh giữa các trường đại học mô ̣t bên là công, mô ̣t bên là
tư nhằm thúc đẩy cho việc giáo dục và đào tạo đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn.



16

Thứ hai, các trường đại học tư thục hoạt động theo mô hin
̀ h doanh nghiê ̣p có
nhiều ưu điểm nổi trội hơn trong quá trình phát triển giáo dục của quốc gia như tính
nhạy bén, linh hoạt nắm bắt nhu cầu của xã hội kịp thời và nhanh chóng, từ cải thiện
cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đa dạng hóa các ngành học cho đến đội ngũ
giảng viên trong và ngoài nước, họ thường chủ động nhanh hơn so với các trường
đại học công lập, nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu xã hội.
Thứ ba, góp phần làm giảm bớt gánh nặng ngân sách cho nhà nước, quản lý và
điều hành công việc dành cho các trường đại học, tăng cường phát triển kinh tế xã
hội. Vì là mô hình tự chủ, tự quyết nên việc đầu tư phát triển từ cơ sở vật chất cho
đến đội ngũ giảng viên rất hiện đại, tiện nghi để từ đó thu hút người học, nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo, bắt kịp trình độ các trường đại học trong khu vực và
trên thế giới.
Thứ tư, mô hình trường đại học tư thục là mô ̣t doanh nghiệp được phát triển hầu
hết ở các nước trên thế giới. Phần lớn các trường đại học tư thục có trang thiết bị rất
hiện đại, khang trang, chất lượng, đa dạng… đây là mô ̣t trong những nguyên nhân
thu hút người học, đáp ứng nhu cầu xã hội, phát triển kinh tế quốc gia, mà cụ thể ở
các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
1.3.2. Quy đinh
̣ pháp luật về thành lập của trường đại học tự thục
Hiện nay, ta ̣i Viê ̣t Nam, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định
riêng cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các trường đại học tư thục tổ
chức và hoạt động một cách cụ thể, mà chỉ có khung pháp lý điều chỉnh chung với
hệ thống giáo dục đại học. Vì vâ ̣y, viê ̣c thành lâ ̣p, tổ chức và hoạt động của các
trường đại học tư thục chủ yế u dựa trên hai văn bản quy phạm pháp luật chính, đó là
Nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg. Đây là hai văn
bản pháp quy cụ thể hóa Luật Giáo dục đại học 2012, theo đó, các điều kiện thành
lập trường đại học tư thục bao gồ m:4

Thứ nhất, có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý
4

Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP


17

nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ:
- Tên gọi, ngành, nghề, quy mô đào tạo
- Mục tiêu, nội dung, chương trình
- Nguồn lực tài chính, đất đai, cơ sở vật chất
- Giảng viên và cán bộ quản lý
- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý
- Kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn, thời hạn và
tiến độ thực hiện dự án đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội.
Đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do chính phủ quy định. Đối với trường đại
học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.
Thứ hai, có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính
(trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Thứ ba, có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt
bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn
định sau 10 năm phát triển; có cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giảng viên cơ hữu
đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường đại học phải
bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý
và nhân viên của trường.
Thứ tư, đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ

quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối
với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao
gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản
đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến
thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải
thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
Thứ năm, có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng
viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện


×