Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Kiểm định sự dịch chuyển cùng chiều giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái tại một số quốc gia đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------

NGUYỄN THỊ DIỆP TÚ

KIỂM ĐỊNH SỰ DỊCH CHUYỂN CÙNG CHIỀU GIỮA GIÁ
DẦU VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------

NGUYỄN THỊ DIỆP TÚ

KIỂM ĐỊNH SỰ DỊCH CHUYỂN CÙNG CHIỀU GIỮA
GIÁ DẦU VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
ĐÔNG NAM Á

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA


TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa. Những số liệu phục
vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá trong bài nghiên cứu do tác giả thu thập
được ghi nguồn gốc chính thống và đáng tin cậy.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, được đúc kết
từ quá trình học tập và kết quả nghiên cứu trong thực tiễn của tác giả.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Diệp Tú


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
TÓM TẮT ..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................2
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................2
1.2 Mục tiêu đề tài nghiên cứu ................................................................................4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................5

1.6 Kết cấu của luận văn .........................................................................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ......................7
2.1 Gía dầu và tỷ giá không có mối tương quan .....................................................9
2.2 Gía dầu và tỷ giá có mối tương quan âm ..........................................................9
2.3 Chiều hướng tác động quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá ....................................11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................15
3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ...................................................................15
3.1.1 Phương pháp tiếp cận nhân quả Granger .................................................16
3.1.2 Phương pháp tiếp cận hệ số tương quan DCCA. .....................................17
3.2 Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................20


3.3 Cỡ mẫu và nguồn dữ liệu ................................................................................20
3.4 Quy trình thực hiện nghiên cứu ......................................................................21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU ............................................................22
4.1 Thống kê mô tả................................................................................................22
4.1.1 Diễn biến của tỷ giá và giá dầu ................................................................22
4.1.2 Thống kê mô tả dữ liệu ............................................................................27
4.2 Kết quả mô hình GRANGER ..........................................................................27
4.3 Kết quả mô hình DCCA ..................................................................................33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................37
5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu .......................................................................37
5.2 Khuyến nghị đề tài ..........................................................................................37
5.3 Những điểm hạn chế của luận văn ..................................................................38
5.4 Những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................39
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

AutoRegressive Conditional

Phương sai tự hồi quy có điều

Heteroskedasticity

kiện

Association of South East Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Nations

Á

DCC

Dynamic conditional correlation

Tương quan động có điều kiện

DCCA


Detrended cross-correlation

Xu hướng tương quan

DFA

Detrended fluctuation analysis

Phân tích hàm xu hướng

GARCH

Generalized ARCH model

Phương sai tự hồi quy có điều

ARCH

ASEAN

kiện tổng quát
GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

IEA

International Energy Agency


Cục năng lượng quốc tế

IRF

Impulse Response Function

Hàm phản ứng đẩy

OPEC

Organization of Petroleum

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu

Exporting Countries

mỏ

PPP

Purchasing Power Parity

Ngang giá sức mua

VAR

Vector Autoregressive Model

Mô hình vector tự hồi quy


VECM

Vector Error Correction Model

Mô hình vector hiệu chỉnh sai số

USD

United States Dollar

Đồng đô la Mỹ

WTI

West Texas Intermediate

Tên gọi dầu thô Trung Tây Hoa
Kỳ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mức tiêu thụ năng lượng thế giới từ năm 1992 đến 2017 ..................................... 2
Hình 1.2: Sự biến động của giá dầu thô WTI từ năm 2008 đến năm 2018 ........................... 3
Bảng 2.1: Tóm tắt các mối tương quan giữa tỷ giá và giá dầu từ các nghiên cứu trước ..... 14
Bảng 2.2: Tóm tắt chiều hướng tác động giữa giá dầu và tỷ giá từ các nghiên cứu trước .. 15
Biểu đồ 4.1: Sự biến động của tỷ giá hối đoái Indonesia từ năm 2009 đến năm 2018........ 23
Biểu đồ 4.2: Sự biến động của tỷ giá hối đoái Malaysia từ năm 2009 đến năm 2018 ........ 23
Biểu đồ 4.3: Sự biến động của tỷ giá hối đoái Philippines từ năm 2009 đến năm 2018 ..... 24
Biểu đồ 4.4: Sự biến động của tỷ giá hối đoái Thái Lan từ năm 2009 đến năm 2018......... 24

Biểu đồ 4.5: Sự biến động của tỷ giá hối đoái Singapore từ năm 2009 đến năm 2018 ....... 25
Biểu đồ 4.6: Sự biến động của tỷ giá hối đoái Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2018 ....... 25
Biểu đồ 4.7: Biến động của giá dầu từ năm 2009 đến 2018 ................................................ 26
Bảng 4.8: Thống kê mô tả của giá dầu và tỷ giá tại Việt Nam ............................................ 27
Bảng 4.9: Kiểm định Granger độ trễ 2 cho Indonesia ......................................................... 28
Bảng 4.10: Kiểm định Granger độ trễ 2 cho Malaysia ........................................................ 29
Bảng 4.11: Kiểm định Granger độ trễ 2 cho Philippines ..................................................... 29
Bảng 4.12: Kiểm định Granger độ trễ 2 cho Thái Lan ........................................................ 30
Bảng 4.13: Kiểm định Granger độ trễ 2 cho Singapore....................................................... 30
Bảng 4.14: Kiểm định Granger 2 độ trễ cho Việt Nam ....................................................... 31
Bảng 4.15: Kiểm định Granger 4 độ trễ cho Việt Nam ....................................................... 32
Biều đồ 4.16: Đồ thị hệ số tương quan giá dầu và tỷ giá các nước .................................... 34


1

TÓM TẮT
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đo lường mối quan hệ giữa giá
dầu và tỷ giá theo hai thang đo thời gian: ngắn hạn và dài hạn. Các cách đo này có
hai nhược điểm. Thứ nhất là không đo được xu hướng chuyển động của giá dầu và tỷ
giá trong từng khoảng thời gian quan sát khác nhau. Thứ hai là bị vấn đề kiểm định
tính dừng khi kiểm định hai chuỗi dữ liệu không dừng. Luận văn này sử dụng cách
tiếp cận xu hướng tương quan (detrended cross-correlation - DCCA) để đo lường sự
chuyển động cùng chiều của tỷ giá và giá dầu tại một số quốc giá Đông Nam Á từ
năm 2009 đến năm 2018 giải quyết được hai nhược điểm trên. Kết quả nghiên cứu
cho thấy sự tương quan âm yếu khi bắt đầu giai đoạn mẫu và tương quan âm trung
bình trong quy mô thời gian dài với Indonesia, Malaysia, Singapore. Với Philippines
và Thái Lan, kết quả cho thấy sự tương quan âm yếu trong suốt giai đoạn mẫu. Riêng
tại Việt Nam, tỷ giá và giá dầu chuyển động ngược chiều trong khoảng thời gian 20
ngày đầu và cùng chiều nhau trong dài hạn. Kết quả có ý nghĩa với chính sách tài

khóa, tiền tệ, thương mại đối với các quốc gia.
Từ khoá: sự chuyển động cùng chiều, DFA, DCCA, ρDCCA, granger causality,
tỷ giá, giá dầu.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Dầu thô là nguồn năng lượng cơ bản để sản xuất diezen, xăng nhiên liệu, dầu
hoả, phân bón, thuốc trừ sâu, dung môi,.. phục vụ vận chuyển và ngành hoá dầu. Theo
thống kê của hãng BP, dầu đang giữ vị trí cao nhất trong mức tiêu thụ năng lượng của
thế giới như Hình 1.1:

Hình 1.1: Mức tiêu thụ năng lượng thế giới từ năm 1992 đến 2017
(Nguồn: Thống kê của hãng BP năm 2017)

Dầu là nguồn năng lượng không thể tái tạo, chiếm vai trò quan trọng, nên sự
thay đổi giá dầu gây ảnh hưởng đến lớn đến nền kinh tế. Sự biến động giá dầu là
nguyên nhân gây ra những tác động đến các biến vĩ mô như GDP (Hamilton, 2003;
Kilian và Vigfussson, 2012), lạm phát (Kilian, 2008), thâm hụt tài khoản vãng lai
(Van Wijnbergen, 1985), lãi suất, tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán (Kilian và Park, 2009), tỷ giá thương mại và cán cân thương mại (Backus và
Crucini, 2000).


3

Mối liên hệ giữa giá dầu và tỷ giá là chìa khoá cho lợi nhuận của nhà đầu tư,
người kinh doanh chênh lệch giá, giao dịch tiền tệ, nhà đầu cơ, và quản trị rủi ro

(Beine, 2004; Sadeghi and Shavvalpour, 2006; Salmon and Schleicher, 2006;
Marimoutou et al, 2009).
Giá dầu thô có sự biến động mạnh mẽ những năm gần đây như Hình 1.2:

Hình 1.2: Sự biến động của giá dầu thô WTI từ năm 2008 đến năm 2018
(Nguồn: Investing.com)

Vì mối quan hệ mật thiết giữa giá dầu và tỷ giá, nên trước tình hình giá
dầu biến động mạnh, từ năm 2014 đến 2018, giá dầu ở mức cao đã rơi nhanh
xuống chạm đáy tính sau khủng hoảng và có dấu hiệu hồi phục, tác giả nhận
thấy cần nghiên cứu dự báo xu hướng biến động của tỷ giá tại Đông Nam Á như
thế nào? Ngoài ra, nhận thấy cách tiếp cận xu hướng tương quan (DCCA) để
ước tính ρDCCA nhằm đo lường xu hướng mối tương quan giữa giá dầu và tỷ giá
theo Hussain et al (2017). Oil price and exchange rate co-movements in Asian
countries: Detrended cross-correlation approach. Physica A: Statistical
Mechanics and its Applications, 465, 338-346 có hai ưu điểm sau: Thứ nhất,
cách tiếp cận DCCA đo được xu hướng chuyển động của giá dầu và tỷ giá trong


4

từng khoảng thời gian quan sát khác nhau. Thứ hai, cách tiếp cận khắc phục
được vấn đề unit root khi kiểm định hai chuỗi dữ liệu không dừng. Vì vậy, tác
giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Kiểm định sự dịch chuyển cùng chiều của giá
dầu và tỷ giá tại một quốc gia Đông Nam Á” từ năm 2009 đến 2018 thông
qua cách tiếp cận DCCA làm Luận văn Thạc sĩ Kinh tế.
1.2 Mục tiêu đề tài nghiên cứu
Bài nghiên cứu kiểm định sự dịch chuyển cùng chiều của giá dầu và tỷ giá tại
một số quốc gia Đông Nam Á từ năm 2009 đến năm 2018, dựa trên cách tiếp cận
DCCA để đo lường sự tương quan của giá dầu và tỷ giá. Từ đó xác định chiều hướng

mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá, độ mạnh, yếu trong mối tương quan giữa giá
dầu và tỷ giá.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu kiểm định sự dịch chuyển cùng chiều của giá dầu và tỷ giá tại một
số quốc gia Đông Nam Á nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Chiều hướng mối quan hệ giá dầu và tỷ giá như thế nào, một chiều, hai chiều
hay không có tác động?
2. Mối tương quan giữa giá dầu và tỷ giá là dương hay âm ?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, thực
hiện tại một số quốc gia của Đông Nam Á (Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái
Lan, Singapore, Việt Nam) từ nguồn dữ liệu công bố bởi Cục năng lượng quốc tế
(IEA) và dữ liệu thị trường ngoái hối giao ngay từ năm 2009 đến 2018 bằng phương
pháp DCCA, kỹ thuật kiểm định quan hệ nhân quả Granger.


5

Công cụ định lượng thực hiện cho bài nghiên cứu là phần mềm thống kê Eviews
(để kiểm định chứng minh cách kiểm định truyền thống không kiểm định được xu
hướng giá dầu và tỷ giá ở từng khoảng thời gian quan sát khác nhau) và các thư viện
ngôn ngữ lập trình Python và R (để viết code tính hệ số tương quan giữa giá dầu và
tỷ giá, xác định xu hướng và mối tương quan giữa giá dầu và tỷ giá). Lý do lựa chọn
các công cụ Python và R vì công cụ cho phép cung cấp đủ các thư viện phục vụ viết
code cho bài nghiên cứu.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Mặc dù chủ đề giá dầu, tỷ giá đã được nghiên cứu rất nhiều bởi các tác giả
trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kiểm định mối tương quan của giá dầu và tỷ giá tại
Việt Nam theo cách tiếp cận DCCA thì trước đó ít có tác giả nghiên cứu, đây là tính
mới của đề tài.

Ngoài ra, với cách tiếp cận bằng phương pháp DCCA nghiên cứu có thể kiểm
định mối tương quan giữa các chuỗi dữ liệu không dừng tốt hơn. Các phương pháp
truyền thống xác định tương quan chuỗi thời gian gần đây như Granger, VAR hay
VECM cần xác định đúng bậc dừng của dữ liệu, hoặc/và xác định đúng bậc đồng
liên kết tồn tại, Griffiths và cộng sự (2011, trang 494). Các kiểm định tính dừng và
đồng liên kết có kết quả thường không đồng nhất hoàn toàn, kết quả kiểm định
thường nhạy cảm với việc kiểm định nào được lựa chọn thực hiện. Ngoài ra, còn
nhạy cảm ở mức độ chọn mức ý nghĩa thống kê trong kết luận kiểm định. Trong
trường hợp dữ liệu dữ liệu khó khăn dẫn tới lựa chọn không phù hợp bậc tính dừng
hoặc bậc đồng liên kết, dẫn tới mô hình phân tích VAR, VECM, Granger…không
phù hợp dẫn tới sai lệch kết quả phân tích.
Theo thảo luận Zebende (2011), phương pháp DCCA tránh được các khiếm
khuyết của các phương pháp tuyến tính khi phân tích quan hệ chuỗi thời gian. Các
phương pháp thống kê thường đưa ra kết quả cho phân tích cả chuỗi thời gian, tuy
nhiên chuỗi thời gian tồn tại những hành vi phức tạp, như tính lặp đồng dạng (self-


6

affinity), tức sự tự tương quan với những tín hiệu của chính chuỗi dữ liệu đó. Kết
quả nghiên cứu Zebende (2011, trang 618) chứng minh rằng DCCA thành công
trong việc xác định các thành phần mùa vụ, tương quan, trong trường hợp chuỗi thời
gian cùng chiều và ngược chiều.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận DCCA cho phép
nghiên cứu quan hệ giữa các chuỗi giá dầu và tỷ giá trong từng khoảng thời gian
quan sát khác nhau trong khi các nghiên cứu mối tương quan giữa giá dầu và tỷ giá
dùng phương pháp khác chỉ nghiên cứu trong ngắn hạn hoặc dài dạn.
Bài nghiên cứu đóng góp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tương quan
giữa giá dầu và tỷ giá tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu và có thêm kết quả
đối chiếu với các nghiên cứu trước vể mối tương quan giữa giá dầu và tỷ giá tại một

số quốc gia Đông Nam Á. Từ đó khẳng định lại các trường phái lý thuyết và thực
nghiệm phù hợp với khu vực này, ngoài ra khẳng định khả năng sự phù hợp của mô
hình DCCA trong việc trả lời câu hỏi tương quan giữa giá dầu và tỷ giá tại Việt
Nam.
Với sự biến động mạnh của giá dầu, bài nghiên cứu hi vọng sẽ đóng góp thêm
cách ước lượng sự biến động tỷ giá cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư,
nhà kinh doanh, hiểu biết hơn về mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá, để họ đánh giá
chính xác hơn mức biến động tỷ giá, làm cơ sở để hoạch định chính sách, giảm thiểu
rủi ro cho nhà đầu tư, người kinh doanh.
1.6 Kết cấu của luận văn
Thứ tự của bài luận văn như sau: danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu,
danh mục hình, tóm tắt, nội dung luận văn, phục lục và cuối cùng là tài liệu tham
khảo. Nội dung bài luận văn nghiên cứu gồm 5 chương như sau:


7



Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu



Chương 2: Nền tảng nghiên cứu



Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu




Chương 4: Kết quả nghiên cứu



Chương 5: Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Các nghiên cứu trước đây, khi thảo luận về lý thuyết các yếu tố tác động tới tỷ
giá chỉ ra rằng lý thuyết mối quan hệ giữa cung và cầu giải thích được mối quan hệ
giữa giá dầu và tỷ giá. Khi giá dầu tăng, trước tiên nhu cầu về đô la sẽ tăng ở các
nước nhập khẩu dầu dẫn đến đô la tăng giá, nhưng sau đó để mua đô la, nhu cầu nội
tệ của các nước nhập khẩu dầu tăng dẫn đến đồng nội tệ tăng giá, đó là nguyên nhân
làm tỷ giá giảm giá.
Vì vậy, sau khi nhận thanh toán tiền mua dầu từ các nước nhập khẩu dầu, mức
cung đô la tại các nước xuất khẩu dầu sẽ tăng, dẫn đến đô la giảm giá, là nguyên nhân
gây giảm tỷ giá hối đoái. Nhưng có hai tình huống: nếu nước xuất khẩu dầu tăng nhập
khẩu hàng hóa vì sự mất giá của đồng đô la, nhu cầu về đồng đô la sẽ tăng lên trong
nước dẫn đến đồng đô la tăng giá, làm tỷ giá hối đoái tăng. Tuy nhiên, nếu nước xuất
khẩu dầu không thể hoặc không tăng nhập khẩu hàng hóa thì tỷ giá hối đoái sẽ trong
xu hướng giảm do sự mất giá của đồng đô la.
Theo Shahbaz và cộng sự (2015), giá dầu tác động đến tỷ giá thực hiệu lực đa
phương thông qua tác động phí cung và phía cầu. Đối với tác động phía cung, dầu
thô là nguổn năng lượng cho sản xuất. Khi dầu tăng giá, dẫn đến sự gia tăng chi phí
của hàng hóa khu vực phi thương mại, khiến giá hàng hóa khu vực này tăng, làm tỷ
giá thực hiệu lực đa phương tăng. Đối với tác động phía cầu, tỷ giá thực hiệu lực đa
phương sẽ bị tác động gián tiếp bởi mối quan hệ giữa thu nhập sau thuế và nó. Thu
nhập sau thuế gia tăng dẫn đến nhu cầu hàng hóa ở khu vực hàng hóa phi thương mại
gia tăng, dẫn đến giá của hàng hóa phi thương mại tăng, tỷ giá thực hiệu lực tăng.



8

Ngoài ra, mức chi tiêu của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá dầu. Dầu
tăng giá, làm giảm nhu cầu về hàng hóa phi thương mại, giá hàng hóa khu vực này
giảm, dẫn đến tỷ giá thực hiệu lực đa phương giảm. Do đó, tùy theo tác động phía
cung, cầu mà tỷ giá thực hiệu lực đa phương giảm hay tăng.
Bên cạnh việc giá dầu tác động đến tỷ giá, thì tỷ giá các cũng được kỳ vọng tác
động đến giá dầu thông qua sự biến động của đồng đô la Mỹ. Theo Coudert và cộng
sự (2007), tỷ giá đồng đô la Mỹ tác động đến giá dầu thông qua tác động cung và cầu
dầu. Tác động về phía cầu dầu, đồng đô la Mỹ được sử dụng để thanh toán các giao
dịch mua bán dầu. Nhưng nhu cầu về dầu phụ thuộc vào giá cả trong nước tại quốc
gia tiêu thụ, mức giá trong nước thì thường xuyên thay đổ theo sự biến động của đô
la Mỹ. Vì vậy, việc giảm giá đồng đô la Mỹ (tức là một đồng đô la Mỹ sẽ đổi được ít
nội tệ hơn) khiến giá dầu bằng đồng nội tệ giảm tại quốc gia tiêu thụ. Điều này dẫn
đến thu nhập thực và nhu cầu về dầu gia tăng, dẫn đến sự gia tăng giá dầu. Vì thế, sự
giảm giá đồng đô la Mỹ tác động tích cực đến nhu cầu về dầu và làm tăng giá dầu.
Tác động về phía cung, các công ty dầu khí dùng đồng nội tệ trả lương cho nhân viên
và nộp thuế, chi trả các chi phí khác. Vì thế, đồng đô la Mỹ giảm giá làm giảm thu
nhập tại quốc gia xuất khẩu dầu, làm giảm thu nhập sau thuế của công ty sản xuất
dầu, dẫn đến nguồn vốn cho hoạt động khai khoáng dầu tại các công ty giảm. Vì vậy,
đồng đô la Mỹ giảm, làm giảm nguồn cung dầu, dẫn đến dầu tăng giá hay sự biến
động đồng đô la Mỹ ảnh hưởng đến giá dầu thế giới.
Mặt khác, đồng đô la Mỹ là đồng tiền mạnh, có sự chi phối các nền kinh tế
khác, nên sự biến động giá trị của đồng đô la Mỹ có tác động lớn đến giá trị các đồng
tiền khác, làm tỷ giá của các đồng tiền khác thay đổi. Vì vậy, sự biến động giá trị
đồng tiền của một quốc gia được kỳ vọng có mối tương quan với biến động giá dầu
thông qua biến động của đồng đô la Mỹ.



9

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây chỉ ra rằng giá dầu và tỷ giá có hai mối
quan hệ. Thứ nhất, giá dầu và tỷ giá không có mối tương quan. Thứ hai, giá dầu và
tỷ giá có mối tương quan âm. Hiện chưa có nghiên cứu tìm thấy mối tương quan
dương giữa giá dầu và tỷ giá.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã tìm thấy sự đa dạng trong chiều hướng tác
động giữa giá dầu và tỷ giá: chiều tác động từ giá dầu đến tỷ giá, chiều tác động từ tỷ
giá đến giá dầu, quan hệ tác động hai chiều và không tồn tại quan hệ tác động giữa
giá dầu và tỷ giá.
2.1 Gía dầu và tỷ giá không có mối tương quan
Krichene (2006) kiểm định mối quan hệ giữa giá dầu, chính sách tiền tệ, tỷ giá
hối đoái và lãi suất, và áp dụng mô hình cung và cầu. Krichene cho rằng, tỷ giá hối
đoái và lãi suất ảnh hưởng đến sự cân bằng giá dầu thi trường, và xác nhận mối quan
hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất. Krichene lập luận rằng: mối quan hệ này là khác
nhau theo những cú sốc giá dầu khác nhau. Dưới tác động cú sốc cung, lãi suất tăng
khi giá dầu tăng, ngược lại trong cú sốc cầu, lãi suất giảm làm giá dầu tăng. Tác giả
kết luận rằng tăng trưởng kinh tế thế giới phụ thuộc vào một thị trường dầu ổn định.
Các nghiên cứu như (Huang và Feng 2007) kiểm tra mối quan hệ giữa tỷ giá hối
đoái và giá dầu ở Trung Quốc. Các tác giả sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy (VAR)
để xác định mối quan hệ giả thuyết. Nhóm tác giả chỉ ra rằng giá dầu có tác động nhẹ
lên tỷ giá trong dài hạn. Cú sốc thực sự ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá hối đoái ở
Trung Quốc.
2.2 Gía dầu và tỷ giá có mối tương quan âm
Mối quan hệ tương quan âm giữa giá dầu và tỷ giá, được rất nhiều nhà nghiên
cứu tìm hiểu như sau:


10


Akram (2004) đã khởi đầu với thử nghiệm sự biến động của mối quan hệ giữa
giá dầu và tỷ giá hối đoái ở Na Uy, và sử dụng các mô hình khác nhau như phân tích
hiệp phương sai và mô hình đa biến. Tác giả tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về mối
quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái Na Uy và giá dầu. Tác giả kết luận tồn tại mối
quan hệ ngược chiều giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái ở Na Uy.
Narayan cùng cộng sự (2008) tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá
dầu bằng mô hình ARCH cho Fiji. Họ sử dụng dữ liệu hàng ngày từ năm 2000 đến
năm 2006 và cho thấy đồng tiền Fiji được đánh giá cao vì giá dầu tăng. Lizardo và
Mollick (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá dầu ở Mỹ. Nhóm
tác giả tìm thấy mối quan hệ sự ngược chiều giữa đồng đô la Mỹ (so với các nước
xuất khẩu dầu) và giá dầu. Các nước xuất khẩu dầu trong mẫu của họ là Canada,
Mexico và Nga.
Ghosh (2011) kiểm định mối quan hệ động theo thời gian giữa tỷ giá hối đoái
danh nghĩa và giá dầu ở Ấn Độ. Tác giả sử dụng mô hình hàm số mũ GARCH để
nghiên cứu mối quan hệ được giả định. Tác giả tìm thấy mối quan hệ ngược chiều
giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái danh nghĩa ở Ấn Độ. Tác giả lập luận rằng tác động
của cú sốc giá dầu dương và âm (về mặt độ lớn) là tương tự, cú sốc giá dầu có ảnh
hưởng đến biến động tỷ giá hối đoái trong toàn bộ thời kỳ quan sát.
Turhan và cộng sự (2014) khám phá mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái
cho các nước G-20 bằng cách sử dụng mô hình tương quan động có điều kiện theo
thời gian và kết luận rằng một mối tương quan nghịch biến tồn tại giữa giá dầu và tỷ
giá hối đoái. Nhóm tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của hai sự kiện về tỷ giá hối đoái
và biến động giá dầu. Những sự kiện này bao gồm các cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu 2008 và Hoa Kỳ xâm lược Iraq. Kết quả cho thấy rằng sự kiện đầu tiên có
ảnh hưởng chi phối đến các quốc gia phát triển được bao gồm trong mẫu, trong khi
sự kiện thứ hai ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia.


11


Tương tự như vậy, Reboredo và cộng sự (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa
giá dầu và tỷ giá hối đoái của Hoa Kỳ bằng cách sử dụng mối tương quan ngược chiều
(detrended cross-correlation). Nhóm tác giả cũng khẳng định ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính toàn cầu và cuộc xâm lược của Mỹ vào Iraq, và kết luận rằng giá dầu
và tỷ giá đô la Mỹ có tương quan nghịch.
2.3 Chiều hướng tác động quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá
Các tài liệu liên quan đến chiều hướng tác động của tỷ giá hối đoái và giá dầu
thể hiện kết quả hỗn hợp. Các tài liệu liên quan đến mối quan hệ này được nhóm lại
thành bốn nhóm chính. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến
giá dầu, trong khi nhóm thứ hai kết luận rằng giá dầu ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá
hối đoái. Nhóm nghiên cứu thứ ba kết luận tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa tỷ giá
hối đoái và giá dầu. Nhóm nghiên cứu thứ tư, kết luận không có tác động giữa tỷ giá
và giá dầu.
Các nghiên cứu này sử dụng mô hình kinh tế khác nhau như mô hình hồi quy,
mô hình vector tự hồi quy (VAR), mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM), hàm
phản ứng đẩy (IRF), mô hình phương sai tự hồi quy có điều kiện (ARCH), mô hình
phương sai tự hồi quy có điều kiện tổng quát (GARCH),... Những mô hình này điều
phỏng đoán mối quan hệ giữa tỷ giá và giá dầu dựa trên thang đo ngắn hạn và dài
hạn. Tuy nhiên, các mô hình này thường không xác minh được mối quan hệ ở từng
khoảng thời gian quan sát khác nhau.
Nghiên cứu Hamilton (1983) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối
đoái và nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và tỷ giá hối đoái.
Hamilton chia mẫu của mình thành hai mẫu phụ, cụ thể là 1984-1972 và 1973–1980.
Tác giả sử dụng phân tích tương quan và hồi quy để kiểm tra mối quan hệ phỏng
đoán. Hamilton kết luận rằng suy thoái kinh tế Mỹ có thể do nhiều yếu tố, nhưng một
trong những yếu tố có thể đó là giá dầu trước năm 1972 tăng. Cùng kết quả nghiên
cứu giá dầu có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá hối đoái, giá dầu ngược chiều với tỷ giá


12


khi giá dầu tăng cho các nước nhập khẩu dầu và ngược lại (Golub 1983, Krugman
1983).
R.A Amano và S.van Norden (1998) nghiên cứu về giá dầu và sự tăng lên của
tỷ giá hối đoái của Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy, có mối liên hệ bền vững giữa những
cú sốc của giá dầu và tỷ giá hối đối thực của Hoa Kỳ. Biến động giá dầu có thể là
nguyên nhân gây ra những cú sốc tỷ giá hối đoái Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Camarero và Tamarit (2002) nghiên cứu chính sách tiền tệ thành
công kiểm soát lạm phát ở Tây Ban Nha. Sự gia tăng giá dầu khiến cho đồng tiền Tây
Ban Nha tăng giá thật, trong khi đó, cú sốc dầu tiêu cực sẽ làm giảm giá của đồng
tiền Tây Ban Nha. Nhóm tác giả xác định rằng giá dầu ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
ở Tây Ban Nha. Chen và Chen (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái
và giá dầu cho các nước G-7 trong giai đoạn 1972-2005. Nhóm tác giả chỉ ra rằng giá
dầu có khả năng tiên đoán để giải thích tỷ giá hối đoái. Bằng chứng mạnh mẽ về sự
hợp nhất giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái được tìm thấy cho các quốc gia có trong mẫu
quan sát. Giá dầu có mối quan hệ đáng kể với tỷ giá hối đoái cả về dài hạn và ngắn
hạn.
Blomberg và Harris (1995) cung cấp mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối
đoái, xem xét giả định cơ bản của luật một giá. Nhóm tác giả kết luận rằng sự giảm
giá (tăng giá) của đồng đô la Mỹ làm tăng (giảm) giá dầu. Yue-Jun Zhang và cộng sự
(2008) nghiên cứu sự tác động của tỷ giá hối đoái của Hoa Kỳ tới giá dầu. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ lên giá dầu thô thế giới
trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn tác động này không đáng kể.
Huang và Tseng (2010) phát hiện một mối quan hệ nhân quả hai chiều đáng kể
giữa sự biến động giá dầu và tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ bằng cách sử dụng
phương pháp hồi quy hai bước trong khoảng thời gian hai mươi năm. Turhan và cộng
sự (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái cho các nền kinh tế
mới nổi. Các tác giả sử dụng dữ liệu hàng ngày từ năm 2003 đến năm 2010, và sử



13

dụng phương pháp tiếp VAR và hàm phản ứng đẩy IRF. Toàn bộ thời gian nghiên
cứu được chia thành ba mẫu phụ. Nhóm tác giả tìm thấy mối quan hệ giữa giá dầu và
tỷ giá hối đoái thay đổi trong các giai đoạn này. Tuy nhiên, sự thay đổi này chiếm ưu
thế hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Tantatape Brahmasrene và cộng sự (2014) đã tìm thấy mối quan hệ qua lại giữa
tỷ giá hối đoái Hoa Kỳ. Kết quả thực nghiệm cho thấy, tỷ giá hối đoái tác động đến
giá dầu trong ngắn hạn, giá dầu tác động đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn.
Debi Prasad Bal và Badri Narayan Rath (2014) nghiên cứu mối quan hệ nhân
quả phi tuyến giữa giá dầu thô và tỷ giá hối đoái tại Trung Quốc và Ấn Độ. Nhóm tác
giả sử dụng phương pháp kiểm định phi tuyến Hiemstra và Jones để kiểm tra mối
quan hệ nhân quả Granger giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái. Sử dụng mô hình GARCH
để tính sự chênh lệch giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái. Kết quả tồn tại mối quan hệ
nhân quả phi tuyến tính quan trong giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc và
Ấn Độ.


14

Bảng 2.1: Tóm tắt các mối tương quan giữa tỷ giá và giá dầu từ các nghiên cứu trước
QUỐC GIA NGHIÊN CỨU

TÁC GIẢ

Na
Uy

Fiji


Ấn
Độ

G-20

Hoa Trung
Kỳ

Quốc

Các
quốc
G7

gia
mới

Nga

Canada,
Mexico

nổi
Akram (2004)

Narayan và cộng sự (2008)

-

Lizardo và Mollick (2010)

Ghosh (2011)
Turhan và cộng sự (2014)

-

Reboredo và cộng sự (2014)
Krichene(2006)
Huang và Feng (2007)

Trong đó:
EX: tỷ giá
OP: giá dầu

-

nok nok nok nok

nok

nok

nok

nok

nok
- : Tỷ giá và giá dầu tương quan ngược chiều tại quốc gia nghiên cứu
nok : Tỷ giá và giá dầu không có tác động nhau tại quốc gia nghiên cứu



15

Bảng 2.2: Tóm tắt chiều hướng tác động giữa giá dầu và tỷ giá từ các nghiên cứu trước
QUỐC GIA NGHIÊN CỨU
TÁC GIẢ
Hoa Kỳ

Trung

G7

Quốc

Các quốc

Canada,

gia mới

Mexico,

nổi

Nga

OP  EX

Hamilton (1983)
Golub, Krugman (1983)
R.A Amano và S.van Norden

(1998)

OP  EX
OP  EX

OP  EX

Camarero và Tamarit (2002)
Chen và Chen (2007)
Yue-Jun Zhang và cộng sự
(2008)

OP  EX

EX  OP

 EX
OP 


Huang và Tseng (2010

 EX
OP 


Turhan và cộng sự (2013)
Tantatap và cộng sự (2014)



 EX
OP 

l

s

Debi Prasad Bal và cộng sự

nok

(2014)
Trong đó:
EX: tỷ giá
OP: giá dầu
 : tác động
l : trong dài hạn
s : trong ngắn hạn

nok :Tỷ giá và giá dầu không có tác động nhau tại quốc gia
nghiên cứu
OP  EX : Gía dầu tác động lên tỷ giá
EX  OP : Tỷ giá tác động giá dầu

 EX : Gía dầu và tỷ giá tác động lẫn nhau
OP 

l

 EX : Gía dầu tác động tỷ giá trong dài hạn, tỷ giá tác

OP 

s

động giá dầu trong ngắn hạn

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm
Bài nghiên cứu kiểm định sự dịch chuyển cùng chiều giữa giá dầu và tỷ giá hối
đoái tại Việt Nam bằng cách hai phương pháp tiếp cận. Thứ nhất, phương pháp tiếp


16

cận nhân quả Granger để kiểm tra hướng quan hệ nhân quả của tỷ giá hoái đối và giá
dầu. Thứ hai, phương pháp tiếp cận DCCA để kiểm định sự tương quan và tương
quan giữa tỷ giá hối đoái và giá dầu.
3.1.1 Phương pháp tiếp cận nhân quả Granger

Phương pháp tiếp cận nhân quả để kiểm tra hướng quan hệ nhân quả được đề
xuất bởi Granger (1969). Phép kiểm định nhân quả Granger cho phép kiểm định hai
chuỗi giá dầu (OPt) và tỷ giá (ERt) thông qua cặp phương trình sau:
OPt =α1+∑𝑛𝑖=1 βtERt-i +∑𝑚
𝑗=1 βjOPt-j +µt (1)
ERt =α2+∑𝑛𝑖=1 βtOPt-i +∑𝑚
𝑗=1 βjERt-j +νt

(2)

trong đó giả định rằng các độ nhiễu µt và νt không tương quan với nhau. OPt-i , ERt-j

là OPt trễ i và ERt trễ j; n, m là các biến số trễ.
Phương trình (1) phát biểu rằng, OP có mối quan hệ với giá trị quá khứ của nó
cũng như của ER, tương tự phương trình (2) nhận định tương tự cho ER: ER có mối
quan hệ với quá khứ của nó cũng như của OP. Có bốn trường hợp sau:
1. Có tính nhân quả một chiều từ OP đến ER nếu tập hợp các hệ số ER trễ trong
phương trình dầu tiên khác không về mặt thống kê trên bình diện cả nhóm:

  t ≠ 0 và tập hợp các hệ số ước lượng của biến OP trễ trong phương trình
(2) không khác không về mặt thống kê.
2. Trái lại, ta có tính nhân quả một chiều từ ER đến OP nếu tập hợp các hệ số
OP trễ trong phương trình đầu tiên không khác không về mặt thống kê (nghĩa


  t = 0) và tập hợp các hệ số ER trễ trong phương trình (2) khác không

về mặt thống kê.


17

3. Có tính nhân quả song phương khi các tập hợp của các hệ số OP và ER đều
khác không một cách có ý nghĩa thống kê trong cả hai phép hồi quy.
4. Cuối cùng, xuất hiện tính độc lập khi các tập hợp của các hệ số OP và ER
không có ý nghĩa thống kê trong cả hai phép hồi quy.
Các giả thuyết để kiểm tra quan hệ nhân quả Granger như sau:
Đối với phương trình (1), giả thiết nghiên cứu là:
Giả thuyết H0: Không tồn tại tác động tỷ giá đến giá dầu.
Đối với phương trình (2), giả thiết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H0: Không tồn tại tác động giá dầu đến tỷ giá.
Kết quả có thể đó là tồn tại một trong hai tác động giữ giá dầu đến tỷ giá hoặc

ngược lại, có thể tồn tại quan hệ qua lại giữa giá dầu và tỷ giá, ngoài ra cũng có thể
không tìm thấy bằng chứng tồn tại quan hệ nào giữa giá dầu và tỷ giá.
Hạn chế của phương pháp tiếp cận này là dữ liệu được tiếp cận trong toàn bộ
thời kỳ quan sát, không phản ánh tương quan trong những giai đoạn khác nhau như
phương pháp DCCA.
3.1.2 Phương pháp tiếp cận hệ số tương quan DCCA.
Các nghiên cứu trước không thể nắm bắt được sự biến động của giá dầu và tỷ
giá hối đoái và theo tác giả tìm hiểu, có ít bằng chứng cho thấy việc sử dụng mô hình
tương quan được đề xuất bởi Zebende (2011) để phân tích sự biến động của giá dầu
và tỷ giá hối đoái. Mô hình của luận văn mạnh mẽ, bằng chứng này có thể được tìm
thấy trong một loạt các bài báo (Zebende 2011, Zebende, da Silva và cộng sự 2013,
Kristoufek 2014, Kristoufek 2014).


18

Tác giả sử dụng phương pháp hệ số tương quan DCCA để nghiên cứu mối tương
quan và tương quan giữa giá dầu và tỷ giá tại Việt Nam dựa trên nghiên cứu của
Hussian (2017). Phương pháp hệ số tương quan DCCA được phát triển từ phương
pháp DFA (Detrended fluctuation analysis) (Peng, 1994) bởi Zebende (2011). Hệ số
tương quan DCCA (ρDCCA) là tỷ số giữa hàm hiệp phương sai xu hướng F2DCCA(n),
bởi phương pháp DCCA (Podobnik et al, 2008), và hàm phương sai xu hướng
FDFA(n), bởi phương pháp DFA (Peng, 1994), ở đây s thể hiện thang đo thời gian. Hệ
số tương quan ρDCCA xem như là sự phát triển của phương pháp tiếp cận DCCA. Để
kiểm định sự tương quan giữa giá dầu và tỷ giá, tác giả tính hệ số tương quan DCCA
của 2 biến: giá dầu (OPt) và tỷ giá hối đoái (ERt), với t (tính theo ngày) từ năm 2009
đến 2017 theo công thức:

 DCCA  s  


F 2 DCCA (s)
FDFA, x  s  .FDFA, y  s 

Trong đó:
T  s 1

F 2 DFA, x ( s ) 


j 1

2
f DFA
,x ( s , j )

T s

T  s 1

F 2 DCCA ( s ) 


j 1

2
f DCCA
( s, j )

T s



×