LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm miệt mài học tập, nghiên cứu dưới mái trường Lâm Nghiệp.
Để hoàn thành khóa học 2008 – 2012, được sự phân công của Khoa Lâm Học
và Bộ môn Điều tra quy hoạch, tôi tiến hành thực hiện Khóa luận tốt nghiệp
với đề tài:
“ Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg)
trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ”.
Trong quá trình học tập và thực hiện Khóa luận, tôi đã nhận được sự
quan tâm và giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Lâm Học, Bộ môn Điều tra
quy hoạch và các thầy cô giáo trong Trường Đại học Lâm Nghiệp.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành
đến Ban giám hiệu, Khoa Lâm Học, các thầy cô giáo trường Đại học Lâm
Nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là thầy giáo TS. Cao Danh Thịnh và cô giáo
ThS.Lương Thị Phương - người trực tiếp hướng dẫn khoa học - đã tận tình
truyền đạt kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu cùng với
những tình cảm tốt đẹp nhất giành cho tôi trong quá trình hoàn thành Khóa
luận này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè và người thân
trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành Khóa luận.
Trong quá trình thực hiện Khóa luận, mặc dù bản thân đã có nhiều cố
gắng nhưng chắc chắn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu và chân tình của các thầy cô giáo, các
nhà khoa học, cùng các bạn để Khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán trong Khóa luận là
trung thực và được trích dẫn rõ ràng.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 16 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Thủy
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên gọi Đơn vị
D
1.3
Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m cm
D
dc
Đường kính dưới cành cm
D
0i
Đường kính tại vị trí thứ i trên thân cây cm
f
01
Hình số tự nhiên
f
1.3
Hình số thường
Hình số tự nhiên trung bình
H
vn
Chiều cao thân cây vút ngọn m
H
dc
Chiều cao thân cây dưới cành m
K
oi
Hệ số thon tại vị trí thứ i của thân cây
N
Dung lượng mẫu
R
Hệ số tương quan
R
2
Hệ số xác định
S
Sai tiêu chuẩn
S
2
Phương sai mẫu
Sai tiêu chuẩn trung bình
SPSS
Phần mềm Statistical Products for social Services
V
Thể tích thân cây m
3
CV
Có vỏ
KV
Không vỏ
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố đất đai các tỉnh Đông Nam Bộ 34
Bảng 2.2. Phân bố dân số các tỉnh Đông Nam Bộ 34
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về hình dạng của loài Cao su 37
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra phân bố chuẩn của f01 38
Bảng 3.3. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Hvn/D1.3 41
Bảng 3.4. Giới hạn chiều cao 42
tương ứng với cỡ đường kính 42
Bảng 3.5. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Dkv/Dcv 42
Bảng 3.6.Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Hdc/D1.3 44
Bảng 3.7. Giới hạn chiều cao dưới cành theo cỡ kính 47
Bảng 3.8. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Vcv/D1.3(cv) 48
Bảng 3.9. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Vkv/D1.3(kv) 49
Bảng 3.10.Biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố cho loài Cao su 51
Bảng 3.11. Sai số biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố 51
Bảng 3.12. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Vdc(cv)/D1.3(cv) 52
Bảng 3.13. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Vdc(kv)/D1.3(kv) 53
Bảng 3.14. Biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố cho loài Cao su 55
Bảng 3.15.Các sai số cho biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố 55
Bảng 3.16. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V = f(D,H) 57
Bảng 3.17. Biểu thể tích thân cây có vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 59
Bảng 3.18. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Vkv = f(Dkv,H) 61
Bảng 3.19. Biểu thể tích thân cây không vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 63
Bảng 3.20.Các sai số cho biểu thể tích thân cây vút ngọn hai nhân tố 65
Bảng 3.21. Kết quả xác định dạng phương trình Vdc = f(D1.3,Hdc) 65
Bảng 3.22. Biểu thể tích thân cây dưới cành có vỏ hai nhân tố cho loài Cao su 68
Bảng 3.23. Kết quả xác định dạng phương trình Vdc(kv) = f(D1.3(kv),Hdc) 70
Bảng 3.24. Biểu thể tích thân cây dưới cành không vỏ hai nhân tố cho loài Cao su 72
Bảng 3.25.Các sai số cho biểu thể tích thân cây dưới cành hai nhân tố 74
Bảng 3.26 . Kết quả định bậc phương trình đường sinh thân cây 74
Bảng 3.27. Biểu thể tích thân cây có vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 79
Bảng 3.28. Biểu thể tích thân cây không vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 79
Bảng 3.29. Sai số biểu thể tích thân cây hai nhân tố theo PT đường sinh 81
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.Giới hạn chiều cao và đường thẳng biểu diễn mối quan hệ Hvn/D1.3 42
Hình 3.2.Biểu đồ thể hiện quan hệ giữa Dkv và Dcv 43
Hình 3.3. Giới hạn chiều cao dưới cành và đường 46
thẳng biểu diễn mối quan hệ Hdc/D1.3 46
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện Koilt và Koitt của phương trình đường sinh có vỏ 77
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện Koilt và Koitt của phương trình đường sinh không vỏ 77
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt ……………………………………… i
Danh mục các bảng …………………………………………………… … ii
Danh mục các hình………………………………………………………… iii
Mục lục ……………………………………………………………… … iv
Chương 1 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.1.1. Những nghiên cứu về biểu thể tích 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao su 7
1.2. Ở Việt Nam 9
1.2.1. Về việc xây dựng biểu thể tích 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao su 11
1.3. Một số nhận xét chung nghiên cứu về lập biểu thể tích và loài cây Cao su 15
1.3.1. Nhận xét về lập biểu thể tích 15
1.3.2. Nhận xét chung về nghiên cứu loài cây Cao su 16
Chương 2 18
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ 18
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Mục tiêu của đề tài 18
2.2. Giới hạn của đề tài 18
2.3. Nội dung 18
2.3.1. Nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan đến quy trình lập
biểu thể tích 18
2.3.2. Xây dựng biểu thể tích một nhân tố thân cây vút ngọn và dưới cành cho loài Cao su
tại khu vực nghiên cứu 19
2.3.4. Lựa chọn biểu thể tích và hướng dẫn sử dụng biểu thể tích 19
2.3.5. Tính tỷ lệ phần trăm thể tích gỗ cành với thể tích thân cây 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu 19
2.4.1. Cơ sở lý luận 19
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 21
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 22
2.5. Đối tượng nghiên cứu 29
2.5.1. Đặc điểm cây Cao su 29
2.5.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 33
2.5.3. Đặc điểm rừng Cao su tại khu vực nghiên cứu 35
Chương 3 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan đến quy trình lập biểu
thể tích 36
3.1.1. Kiểm tra sự thuần nhất về hình dạng của loài cây Cao su 36
3.1.2. Nghiên cứu về quy luật phân bố của hình số tự nhiên f01 38
3.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa các yếu tố cấu thành biểu thể tích 39
3.2. Xây dựng biểu thể tích một nhân tố thân cây vút ngọn và dưới cành cho loài Cao su tại
khu vực nghiên cứu 47
3.2.1. Lập biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố 48
iii
3.2.2. Lập biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố 52
3.3. Lập biểu thể tích hai nhân tố thân cây vút ngọn và dưới cành 56
3.3.1. Lập biểu thể tích hai nhân tố theo phương pháp tương quan 56
3.3.2. Lập biểu thể tích hai nhân tố theo phương pháp đường sinh 74
3.4. Lựa chọn biểu thể tích và hướng dẫn sử dụng biểu thể tích 81
3.4.1. Lựa chọn biểu thể tích 81
3.4.2. Hướng dẫn sử dụng biểu thể tích 82
3.5. Tỷ lệ phần trăm gỗ cành so với thể tích thân cây 84
Chương 4 84
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 84
4.1. Kết luận 85
4.2. Tồn tại 86
4.3. Kiến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
iv
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao su là cây nông lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Tổng kim ngạch
xuất khẩu từ mủ cây Cao su năm 2006 của Việt Nam là 1,30 tỉ USD, năm
2007 là 1,41 tỉ USD chiếm trên 3% tổng thu nhập xuất khẩu của cả nước.
Năng suất Cao su cả nước hiện nay đã đạt bình quân 1500 kg/ha/năm. Theo
số liệu thống kê, rừng Cao su bắt đầu cho khai thác vào năm tuổi 6 – 7 với sản
lượng khoảng 800 kg đến 1 tấn nhựa/ha/năm. Sản lượng nhựa tăng nhanh
theo tuổi và đạt khoảng 2 tấn/ha/năm vào tuổi thứ 10, có khi 3 tấn vào tuổi
thứ 20. Như vậy, hàng năm rừng Cao su cho doanh thu khoảng từ vài chục
đến hàng trăm triệu đồng trên ha. Ngoài cho thu hoạch nhựa, Cao su còn cho
thu hoạch hạt. Mỗi ha Cao su trưởng thành có thể cho từ 250 đến 500 kg hạt.
Hạt Cao su có thể ép để lấy dầu, khô dầu còn lại có thể làm thức ăn cho gia
súc hoặc làm phân bón cây. Dầu Cao su là một loại dầu có giá trị, do mau khô
nên người ta dùng dầu Cao su để pha chế các loại sơn rất tốt. Dầu Cao su có
thể dùng làm xà phòng vì chứa nhiều axit béo. Dầu Cao su còn dùng để pha
chế ra nhựa an-kit để dán gỗ, làm ván ép. Khi cây Cao su đã già (vào khoảng
25 – 30 tuổi) người ta đốn để lấy gỗ, trước kia chỉ dùng làm chất đốt nhưng
nếu biết cách ngâm tẩm để chống nấm mốc, sâu, mối, mọt thì có thể dùng làm
đồ mộc trong nhà hoặc trong kỹ nghệ hoặc làm ván ép, làm bìa, làm giấy. Với
sự thiếu gỗ quý, gỗ tốt càng ngày càng gay gắt trên thế giới do việc cấm đốn,
phá rừng và để bảo vệ môi trường, gỗ Cao su ngày càng được sử dụng nhiều
và có giá trị cao vì người ta nhận thấy gỗ Cao su có nhiều ưu điểm : cứng vừa,
dễ cưa, dễ bào, đóng đinh không nứt nẻ, màu trắng, có vân, đánh véc ni rất
đẹp. Người ta ước lượng là 1 ha Cao su có thể cho khoảng 130 – 150 m
3
gỗ
tròn. Như vậy sau khi sản lượng nhựa giảm, lúc khai thác gỗ rừng Cao su còn
cho thu nhập 150 triệu đồng/ha. Cây Cao su là một cây bảo vệ môi trường rất
tốt: nó chống xói mòn và giữ màu mỡ của đất rất tốt nên nhiều chuyên gia
khuyến khích chẳng những trồng nhiều cao su ở vườn mà còn trồng Cao su để
1
tạo rừng phủ đất trống, đồi trọc. Chính vì giá trị về kinh tế và môi trường như
vậy mà hiện nay cây Cao su đang được coi là một loài cây trồng nhằm phát
triển kinh tế tại nhiều địa phương trong cả nước. Theo thống kê của Tập đoàn
công nghiệp Cao su Việt Nam đến năm 2010 diện tích cao su cả nước đạt
700.000 ha, trong đó diện tích Cao su của Đông Nam Bộ là 360.000 ha. Các
giống Cao su được trồng nhiều ở Việt Nam là GT1, PR 225, PR 235, PR
261…
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về sản lượng gỗ của cây Cao su
còn ít được chú ý và quan tâm, chỉ mới đề cập đến việc trồng, chăm sóc, khai
thác, chế biến gỗ và tính chất cơ lý gỗ. Chưa có công trình nghiên cứu toàn
diện và đầy đủ về sinh trưởng, cấu trúc, thể tích cây cao su. Xuất phát từ thực
tế, để kinh doanh rừng có hiệu quả thì việc đánh giá trữ lượng và sản lượng
của rừng là không thể thiếu được. Người ta cần biết trữ lượng của rừng khi
còn nguyên cây đứng để lập kế hoạch khai thác, chăm sóc và nuôi dưỡng…
đối với cây ngả có thể đo đếm chiều dài, đường kính ở bất kỳ vị trí nào của
cây để xác định chính xác thể tích và hạng gỗ có thể lấy ra.
Xác định thể tích cây cá thể và của cả lâm phần là một trong những
nhiệm vụ trung tâm của khoa học điều tra rừng. Trong thực tiễn sản xuất lâm
nghiệp, vì nhiều mục đích khác nhau mà các nhà kinh doanh rừng, các nhà
nghiên cứu đòi hỏi phải có các phương tiện để xác định nhanh thể tích thân
cây. Biểu thể tích là một trong những công cụ quan trọng để xác định thể tích
thân cây. Từ đó xác định được trữ lượng gỗ rừng Cao su.
Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài “ Lập biểu thể tích thân cây Cao su
(Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông
Nam Bộ” được thực hiện.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu về biểu thể tích
Trong việc xây dựng biểu thể tích, các nguyên tắc được đưa ra bởi
Cotta từ những năm đầu của thế kỷ 19 vẫn còn nguyên giá trị (Husch et al.,
2003)[27], đó là: “ Thể tích cây phụ thuộc vào đường kính, chiều cao, hình
dạng. Khi thể tích của cây được xác định đúng thì giá trị thể tích đó được sử
dụng cho mọi cây khác có cùng đường kính, chiều cao và hình dạng”. Kể từ
thời của Cotta, hàng trăm biểu thể tích đã được xây dựng bằng nhiều phương
pháp khác nhau và được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên kể từ giữa thế kỷ 20,
xuất hiện xu hướng giảm thiểu số biểu thể tích bằng việc gộp lại và xây dựng
các biểu có khả năng áp dụng cho nhiều loài, ở những nơi có cùng điều kiện
áp dụng biểu.(Husch et al., 2003)[27] .
Tuy đã có nhiều biểu thể tích được xây dựng nhưng các nhà lâm nghiệp
vẫn đang tìm kiếm những phương pháp đơn giản, khách quan và chính xác
nhất. Trong khi cây rừng là thể hình học có tính biến đổi cao nên không một
biểu thể tích đơn giản, hoặc một tập hợp các biểu nào có thể đáp ứng được tất
cả các điều kiện đó, hoặc không một phương pháp lập biểu thể tích nào có thể
đáp ứng được một cách tuyệt đối các yêu cầu đó. Bởi vậy, ngày nay một số
phương pháp xây dựng biểu cổ điển đã không được sử dụng nữa. Ví dụ như
phương pháp đường cong hợp lý (harmonized-curve method) (Chapman and
Meyer, 1949) [19] không còn được sử dụng vì nó cần số lượng số liệu đầu
vào rất lớn để xây dựng mối quan hệ giữa các biến và đường cong hợp lý.
Hoặc phương pháp biểu đồ liên kết (Alignment-chat method) và các phương
pháp chủ quan khác nhìn chung đã bị loại bỏ. Ngày nay, các mối quan tâm
thường tập trung vào việc sử dụng các hàm toán học để xây dựng các biểu thể
tích (Husch et al., 2003)[27].
3
Các mô hình toán học về thể tích thân cây được xem xét như là một
hàm của các biến độc lập: đường kính, chiều cao và hình số (Đồng Sỹ Hiền,
1974[6]; Husch et al., 2003[10]; Akindele và LeMay, 2006[26] ).
Nó được viết dưới dạng: V = f (D, H, F)
Trong đó:
V – Thể tích
D – Đường kính ngang ngực
H – Chiều cao vút ngọn, chiều cao gỗ thương phẩm hoặc chiều cao đến
một vị trí bất kỳ trên thân cây.
F – Chỉ số hình dạng
Người ta chia các hàm thể tích thành các nhóm:
+ Nhóm các hàm thể tích địa phương: sử dụng một biến độc lập, nhìn
chung là đường kính ngang ngực hoặc đôi khi sử dụng dưới dạng đổi biến để
xây dựng biểu thể tích. Dạng hàm đơn giản nhất của một biểu thể tích địa
phương là:
1
b
o
DbV
=
(1.1)
Trong đó V và D là thể tích và đường kính ngang ngực ; còn bi là các
hằng số.
Các hàm thể tích địa phương khác đã được sử dụng chủ yếu ở Châu
Âu, theo báo cáo của Prodan (1965) và Prodan et al. (1997) bao gồm:
2
1
.DbbV
o
+=
(1.2)
2
21
DbDbbV
o
++=
(1.3)
gbbV
o 1
+=
(1.4)
Trong mô hình cuối cùng thì g là tiết diện ngang.
+ Nhóm các hàm thể tích chung: những hàm thể tích này ước lượng cả
đường kính và chiều cao, trong một số trường hợp, thêm cả nhân tố hình
dạng. Behre (1935) và Smith et al. (1961)[19] đã kết luận rằng việc xác định
yếu tố hình dạng không phải là một vấn đề đơn giản so với đường kính và
4
chiều cao. Clutter et al. (1983)[19] đã đưa ra một số lý do của việc chỉ nên sử
dụng đường kính ngang ngực và chiều cao để xây dựng biểu thể tích, như sau:
(1)- Việc đo các loại đường kính trên thân cây đứng là tốn thời gian và
kinh phí.
(2)- Biến động về hình dạng thân cây tác động đến thể tích cây là nhỏ
hơn nhiều so với biến động về chiều cao và đường kính.
(3)- Với một số loài hình dạng là tương đối ổn định.
(4)- Với một số loài khác, hình dạng thường có mối tương quan với
kích thước cây, do đó các biến đường kính và chiều cao thường giải thích
nhiều về sự biến động của thể tích.
Dưới đây đưa ra một số hàm thể tích chung phổ biến được áp dụng:
Kiểu nhân tố hình dạng không đổi:
HDbV
2
1
=
(1.5)
Kiểu kết hợp biến:
HDbbV
o
2
1
+=
(1.6)
32
1
bb
HDbV =
(1.7)
Dạng đổi biến logarit:
HbDbbV logloglog
321
++=
(1.8)
Đổi biến của Honer:
1
1
2
−
+
=
Hbb
D
V
o
(1.9)
Các mô hình trong đó nhân tố hình dạng cũng là một biến như:
HFDbbV
o
2
1
+=
(1.10)
321
b
bb
o
FHDbV
=
(1.11)
Các hệ số b
i
ở trên thu được bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy.
Ngoài việc tính toán thể tích bằng phương pháp tương quan, thông qua
việc sử dụng các hàm quan hệ giữa biến phụ thuộc là thể tích với các biến độc
lập như đường kính, chiều cao, hình số thì thể tích cây có thể tính được thông
qua phương pháp đường sinh.
Theo Đồng Sĩ Hiền (1974)[6], Mendeleev D.I. (1989), Belanovxki I.G.
(1917)[21] và Wimmenauer K. (1918)[19] đã biểu thị phương trình đường
5
sinh thân cây bằng phương trình parabol bậc 2, bậc 3 (Mendeleev và
Belanovski) [19] và bậc 4 (Wimmenauer):
y = a + b.x + c.x
2
(1.12)
y = a + b.x + c.x
2
+ d.x
3
(1.13)
y = a + b.x + c.x
2
+ d. x
3
+ c.x
4
(1.14)
Muller G. ở CHLB Đức đề nghị biểu thị mối liên hệ giữa đường kính
và chiều cao bằng hàm số mũ (Đồng Sĩ Hiền – 1974)[6] :
D = a.b
h
= a.e
lnbh
= F(h), và thể tích thân cây bình quân cho những cây
có cùng điều kiện lập địa và có chiều cao chính là tích phân của phương trình
mũ trên :
( )
dhhFV
h
2
0
4
∫
=
π
(1.15)
Wauthoz L. (1964) [19] đã xây dựng phương pháp xác định thể tích
thân cây và lập biểu thể tích trên cơ sở phương trình y
2
= A.x
m
. Thân cây gồm
nhiều thể khác nhau, thông số hình dạng m biến động từ gốc đến ngọn. Ở mỗi
đoạn thông số m nằm trong một phạm vi nào đó. Wauthoz xác định thông số
m của một thể hình học trừu tượng giản đơn có thể tích bằng thể tích phức tạp
là thân cây. Nếu trị số m của thể đơn giản ấy xác định được thì thể tích của
thân cây được tính bằng tích phân của phương trình trên (Đồng Sĩ Hiền,
1974) [6] .
h
m
g
dxxAV
h
m
.
1
.
4
0
0
+
==
∫
π
(1.16)
Trong đó g
0
là tiết diện ngang ở cổ rễ. Trong thực tiễn thì g
0
được thay
thế bằng g
1.3
– tiết diện ngang ở vị trí 1.3m như sau :
( )
h
h
h
m
g
V
m
m
.
3.1
.
1
3.1
−
+
=
(1.17)
Cũng theo Đồng Sĩ Hiền (1974) [6], Ozumi (Prodan, 1965) [19] ở Nhật
đã dùng phương trình parabol bậc 3, bậc 4 để biểu thị quan hệ giữa hệ số thon
tự nhiên với chiều cao tương đối theo từng cấp hệ số thon ở giữa thân :
K
0i
= a + b
1
x + b
2
x
2
+ b
3
x
3
(1.18)
6
Tác giả Đồng Sĩ Hiền đã nhận xét về các phương pháp trên như sau :
+ Ý kiến của Muller G. có điểm độc đáo là đã vạch ra được sự thống
nhất giữa phương trình đường sinh với đường cong chiều cao. Tuy nhiên
những phương pháp này dựa trên một giả thuyết không phù hợp với thực tế.
+ Phương pháp của Wauthoz đơn giản nhưng trong đó còn tồn tại nhiều
vấn đề thực tiễn và lý luận chưa được giải quyết thỏa đáng.
+ Phương pháp của Ozumi trong sách của Prodan thì Ozumi không nói
nõ đã lấy những số liệu nào trên thân cây để lập phương trình.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao su
Cao su ( Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ một vùng rất nhỏ bé thuộc
lưu vực sông Amazon ( Nam Mỹ), sau này được đưa đi trồng ở các nước
Châu Á, Châu Phi. Cây cao su có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu
cao, là cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn. Vì vậy những công trình nghiên
cứu về cây Cao su và gỗ Cao su đã được nhiều tác giả đề cập.
Năm 1873, những cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây
Cao su ra ngoài phạm vi Brazin đã được tiến hành. Sau một thời gian, 12 hạt
giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã
được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng nhưng chúng đều đã chết. Đến năm 1975,
sau những nghiên cứu tiếp theo đã có khoảng 70.000 hạt giống được gửi tới
Kew trong đó có khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm. Năm 1976, những cây
giống đã được gửi tới Ceylon và các Vườn thực vật tại Singapo. Sau đó, cây
Cao su đã được nhân rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã
có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia. Đến nay phần lớn các
khu vực trồng Cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực Châu Phi
nhiệt đới.
Bên cạnh những mục tiêu tạo tuyển giống cây Cao su có năng suất mủ
cao, khả năng chống chịu bệnh tốt và thích nghi với môi trường, năng suất gỗ
cũng trở thành tiêu chí quan trọng trong chọn tạo giống Cao su vì nhu cầu gỗ
Cao su ngày càng cao. Để đáp ứng được mục tiêu đó, Malaysia đã đặt mục
7
tiêu tạo tuyển giống Cao su đạt năng suất bình quân 3.5 tấn mủ/ha/năm và
năng suất gỗ toàn cây đạt 1.5m
3
/cây vào cuối chu kỳ kinh doanh.
Hiện nay, Indonesia là nước trồng Cao su lớn nhất thế giới. Indonesia
thành lập các tổ chức hỗ trợ cho việc phát triển Cao su như : NES (Nuclear
Estate Schemes – Kế hoạch đại điền hạt nhân) nhằm hỗ trợ sự phát triển diện
tích canh tác mới của cây Cao su cho thành phần nông dân nghèo không có
đất, tổ chức này ký hợp đồng với nhà nước và sử dụng đại điện làm hạt nhân
để hỗ trợ sự phát triển tiểu điền xung quanh như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ
trợ trồng và chăm sóc vườn cây cho tới khi khai thác.
Thái Lan là nước du nhập Cao su từ Java- Indonesia vào trồng tại tỉnh
Trang vùng Tây Nam vào năm 1899, sau đó cây Cao su đã lan sang phía Nam
và phía Đông của nước này. Ngày nay, Thái Lan đã phát triển Cao su ra phía
Bắc và Đông Bắc. Thái Lan cũng có các tổ chức hỗ trợ cho việc phát triển
Cao su tiểu điền như ORRAF (Office of the Rubber Aid Fund – Văn phòng
vốn tái canh Cao su), CRAM (Central Rubber Auction Market – Chợ đấu giá
trung tâm)…(Nuchanat Na – Ranong), 2006[29].
Trước năm 1990, Malaysia là nước trồng và sản xuất Cao su thiên
nhiên hàng đầu thế giới, sản lượng Cao su đạt cao nhất là 1.661.000 tấn vào
năm 1988. Malaysia là một điển hình trong nghiên cứu chọn lọc và khuyến
cáo giống Cao su thích nghi theo điều kiện sinh thái của môi trường để tối ưu
hóa tiềm năng của giống. Việc phân vùng chủ yếu dựa trên mức độ gây hại
Cao su như bệnh nấm hồng, bệnh rụng lá phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá và
bệnh rụng lá Corynespora.
Ấn Độ cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp
để phát triển cây Cao su ở ngoài vùng truyền thống (từ vĩ độ 15 – 20
0
B), kết
quả đạt được rất khả quan và năng suất cây Cao su có thể đạt được trên 1.5
tấn/ha/năm (S.K.Dey và T.K.Pal, 2006) [29].
Trung Quốc là nước trồng Cao su rất đặc thù so với các nước khác. Các
yếu tố bất lợi cơ bản đối với cây Cao su ở Trung Quốc là khí hậu mùa đông
8
lạnh, đối với một số vùng như đảo Hải Nam thì thường xuyên đối diện với sự
gây hại của gió bão, để hạn chế tác hại của các yếu tố không thuận lợi, Trung
Quốc đã nghiên cứu và áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác và tạo
hình thích hợp đối với từng vùng trồng Cao su cụ thể. Kết quả là năng suất
của một số vùng như XishuaBana thuộc tỉnh Vân Nam năng suất mủ bình
quân đạt trên 2 tấn/ha/năm với các giống PR 107, RRIM 600 và GT 1. Hai
giống mới có khả năng chống chịu lạnh và khô hạn tốt là Vân Nghiên 77 – 2,
Vân Nghiên 77 – 4 (Xiong Daiqun và Jiang Jusheng, 2006) [30].
Ngày nay trên thế giới đã có xu hướng phát triển Cao su mới đó là
trồng Cao su theo mô hình nông lâm kết hợp để thay thế dần cho mô hình
trồng Cao su độc canh (Laxman Joshi, Eric Penot, 2006) [30].
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Về việc xây dựng biểu thể tích
Công trình nghiên cứu về lập biểu thể tích công phu nhất phải được kể
đến đầu tiên là của tác giả Đồng Sĩ Hiền (1974) [6]. Trong công trình này, tác
giả đã đề cập một cách hệ thống và chi tiết về vấn đề lập biểu thể tích. Từ việc
thu thập tài liệu quan sát đến việc tính toán và xây dựng biểu thể tích.
Nghiên cứu dạng phương trình thể tích theo phương pháp tương quan
trong điều kiện của rừng miền Bắc nước ta, Đồng Sĩ Hiền (1974) [6] đã thử
nghiệm hai dạng parabol và 3 dạng lũy thừa dưới đây cho một số loài cây
rừng tự nhiên ở nước ta:
V = a + b.d
2
(1.19)
V = a + b
1
d + b
2
d
2
(1.20)
LogV = a + b.logd (1.21)
LogV = a + b
1
.logd + b
2
.logh (1.22)
LogV = a + b
1
.logd + b
2
.logh + b
3
.logq
2
(1.23)
Kết quả cho thấy hai dạng parabol thường thích hợp nhưng đối với hai
loài Sâng và Táu và dạng đầu với Bứa thì có sai dị rõ rệt giữa r
2
và ƞ
2
.
9
Về các dạng lũy thừa thì biến số q
2
nhiều khi không cần thiết mà có thể
xác định thể tích qua đường kính và chiều cao. Có thể dùng ba phương trình
dạng lũy thừa để lập biểu với 1 hoặc 2 hoặc 3 nhân tố, nhưng ở nước ta biểu 3
nhân tố không có tác dụng thực tế. Trong điều kiện của nước ta có thể áp
dụng tốt hai dạng phương trình (1.19) và (1.20).
Về lập biểu thể tích bằng phương pháp đường sinh, Đồng Sĩ Hiền
(1974) [6] đã sử dụng biến số phụ thuộc (hàm số) là hệ số thon tự nhiên.
Về phương pháp tiếp cận đường sinh, tác giả đã sử dụng phương trình
đa thức:
k
k
xbxbxbby
++++=
∧
2
210
(1.24)
Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999) [13] đã tổng kết rằng,
để lập biểu thể tích đo tính trữ lượng gỗ cây đứng ở nước ta thường dùng 3
phương pháp sau:
(1)- Nghiên cứu các nhân tố cấu thành thể tích theo công thức V =
G.H.f, trong đó G và H thường đo trực tiếp tại rừng, còn f
1.3
hay f
01
cần lập
thành biểu trong tương quan với các nhân tố dễ xác định như H, D, ƞi, q
2
(2)- Sử dụng tương quan trực tiếp giữa thể tích thân cây với các nhân tố
đo được như D, G, H, q
2
và tổ hợp giữa chúng như các tương quan kép:
V = f( D, D
2
, H, DH, D
2
H, G, q
2
) trong đó dạng V = a+ b
1
D+ b
2
H+
b
3
D
2
H được sử dụng ở nhiều nơi và được giới thiệu trong biểu đối với rừng
Thông ba lá Việt Nam.
(3)- Phương pháp đường sinh thân cây, dựa trên cơ sở các độ thon
tương đối ổn định cho từng loài cây gỗ, nên có thể tạo ra 1 hàm số hoặc 1
tương quan đường sinh biểu thị độ thon bình quân, đường sinh quay quanh
trục H sẽ tạo thành thể tích thân cây, đây là phương pháp mới đề xuất trong
thời gian giữa thế kỷ 20 bởi Djurjue ở Rumani (1963) và Đồng Sĩ Hiền ở Việt
Nam (1967)[4].
Cũng trong nghiên cứu này, Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh
(1999) [13] đã thử nghiệm các dạng phương trình thể tích như sau:
10
V = a + bD
2
H (1.25)
V = a + b
1
H + b
2
G (1.26)
V = a + b
1
D + b
2
H + b
3
D
2
H (1.27)
LogV = a + b.logD (1.28)
LogV = a + b
1
logD + b
2
logH (1.29)
LogV = a + b
1
logD + b
2
logH + b
3
logq
2
(1.30)
Kết quả thử nghiệm cho thấy, hệ số tương quan R của dạng phương
trình đơn giản nhất V = a + bD
2
H và V = a + b
1
H + b
2
G đạt tới lớn hơn 0.99,
dạng LogV = a + b.logD cũng có R = 0.9734. Kiểm tra sự tồn tại của mọi
tham số phương trình b
i
bằng tiêu chuẩn
b
b
S
b
t
=
đều đạt yêu cầu.
Lập biểu thể tích cho loài cây Keo tai tượng Đào Công Khanh (2001)
[11] đã thử nghiệm các dạng hàm:
V = K.d
a
.h
b
(1.31)
V = K(d
2
h)
a
(1.32)
V = a
0
+ a
1
d
2
+ a
2
h + a
3
d
2
h (1.33)
để lập biểu thể tích cho một số loài cây trong đề tài, trong đó dạng
phương trình V = K.d
a
.h
b
là phù hợp nhất và nhân tố hình dạng đã được phản
ánh qua đường kính và chiều cao trong công thức này.
Phan Nguyên Hy (2003) [4] đã sử dụng SPSS để thử nghiệm một số
dạng phương trình sau:
V = a + b.d
2
.h (1.34)
V = a + b.h + c.d
2
.h (1.35)
V = a.d
b
.h
c
(1.36)
để lập biểu thể tích rừng Thông nhựa. Kết quả cho thấy cả 3 dạng
phương trình đều thích hợp cao.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao su
Năm 1897, bác sĩ Yersin đã du nhập thành công cây Cao su vào Việt
Nam và vườn Cao su đầu tiên được ông trồng tại Suối Dầu – Nha Trang. Đầu
11
thế kỷ 20, cây Cao su được trồng tại Đông Nam Bộ và đến đầu thập kỷ 50
được trồng tại một số vùng Tây Nguyên, miền Trung và một số vùng phía
Bắc (Đặng Văn Vinh, 2000) [18].
Vào năm 1976, diện tích Cao su nước ta còn khoảng 76.600 ha cho sản
lượng chỉ 40.200 tấn (năng suất bình quân 0.52 tấn/ha). Hơn 30 năm phát
triển với chính sách và đầu tư đúng đắn của Nhà nước, kết hợp với sự đóng
góp của các thành phần kinh tế khác nhau và các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
đến năm 2003 diện tích Cao su thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam là
215.610 ha, đưa vào khai thác 173.143 ha với năng suất bình quân 1,51
tấn/ha/năm (Lê Hồng Tiễn, 2006). Đến cuối năm 2007, tổng diện tích Cao su
cả nước đã đạt 549.000 ha cho tổng sản lượng 601.700 tấn (năng suất bình
quân 1,612 tấn/ha). Năng suất trên diện tích do Tập đoàn công nghiệp Cao su
Việt Nam quản lý đạt 1,716 tấn/ha, cao hơn năng suất các nước sản xuất cao
hàng đầu như Thái Lan, Indonesia, Malaysia vốn có điều kiện tự nhiên thuận
lợi hơn Việt Nam. Trong khi năng suất của Cao su tiểu điền tại Việt Nam hiện
vẫn còn thấp, bình quân đạt 1,44 tấn/ha. Giá trị xuất khẩu của Cao su Việt
Nam không những tăng về số lượng mà còn tăng đáng kể về mặt chất lượng.
Trong năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 741.000 tấn Cao su với 15 chủng
loại khác nhau mang về nguồn ngoại tệ gần 1,4 tỷ USD (Trần Thị Thúy Hoa,
2008) [28].
Sau 110 năm cây Cao su được di nhập, hiện nay nước ta đang đứng thứ
6 trên thế giới về sản lượng Cao su thiên nhiên và thứ 4 về xuất khẩu Cao su
thiên nhiên. Trong các vùng trồng Cao su chính ở Việt Nam, Đông Nam Bộ
chiếm 67,4% về diện tích nhưng đóng góp đến 78,55% về sản lượng, đồng
thời cũng là vùng đạt mức năng suất cao nhất nước. Trong khi tại Tây Nguyên
và miền Trung là vùng có điều kiện khí hậu ít thuận lợi thì cây Cao su vẫn
phát triển và đạt sản lượng bình quân tương ứng là 1,360 – 1,172 tấn/ha.
Tuy nhiên, có thể thấy rõ có sự chênh lệch khá lớn giữa năng suất vườn
Cao su của các đơn vị sản xuất thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt
12
Nam (VRG), là đơn vị có năng lực và tích cực áp dụng kịp thời các tiến bộ
kỹ thuật trong canh tác cây Cao su với năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha
vào năm 2007. VRG đã thành lập câu lạc bộ 2 tấn để khuyến khích các đơn
vị thành viên có biện pháp nâng cao sản lượng, tính đến cuối năm 2007 với
6 công ty gồm 61 nông trường đã đạt năng suất bình quân trên 2 tấn/ha
(VRG,2007) [22].
Tác giả Tống Viết Thịnh đã có công trình nghiên cứu về đánh giá phân
hạng sử dụng đất trồng Cao su. Theo tác giả căn cứ vào mức độ hạn chế của 9
chỉ tiêu khí hậu ( chế độ mưa, cân bằng nước, chế độ nhiệt, sương mù và tốc
độ gió) và 10 chỉ tiêu đất ( tầng dày, thành phần cơ giới, độ phì, sỏi đá và độ
dốc). Áp dụng nguyên tắc của FAO để phân hạng sử dụng đất trồng Cao su
bao gồm 3 hạng đất phù hợp và 2 hạng đất không phù hợp. Từ năm 1990 đến
nay, tại các công ty Cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã ứng dụng thành
công trên diện tích rộng. Trên các diện tích áp dụng phân hạng đất trồng Cao
su theo FAO, các cơ sở áp dụng để định suất đấu và khoán vườn cây hợp lý
và hiệu quả hơn, không còn xảy ra hiện tượng vườn Cao su bị thanh lý do
trồng trên đất kém. Tiến độ này đã được Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt
Nam (VRG) chính thức đưa vào áp dụng trong toàn ngành (Tống Viết Thịnh,
2008) [17].
Cũng tác giả này đã nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây Cao su
theo phương pháp chuẩn đoán dinh dưỡng. Căn cứ vào mức độ thiếu hụt,
thặng dư và tỷ lệ cân đối của từng nguyên tố dinh dưỡng qua phân tích và
đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong đất và lá trên vườn cây Cao su theo các
thang chuẩn và căn cứ vào hiện trạng vườn cây (giống, năng suất, sinh trưởng
và lịch sử chăm sóc, bón phân của vườn cây) để đề xuất liều lượng và tỷ lệ
các nguyên tố dinh dưỡng hợp lý, tạo ra sinh trưởng và năng suất mủ vườn
cây đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật tối ưu. Từ năm 2002 đến nay, đã ứng dụng
thành công trên diện rộng tại các công ty Cao su Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên. Trên các diện tích áp dụng bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng đã
13
mang lại các hiệu quả: tiết kiệm phân bón, gia tăng, ổn định sinh trưởng và
sản lượng mủ trong nhiều năm. Với các kết quả trên, từ năm 2004 VRG đã
chính thức đưa kỹ thuật bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng vào quy trình
của ngành (Tống Viết Thịnh, 2008) [18].
Về kỹ thuật khai thác, chăm sóc cây Cao su cũng đã có nhiều tác giả
nghiên cứu. Năm 2004, Tổng công ty Cao su Việt Nam đã xuất bản Quy trình
kỹ thuật cây Cao su. Trong quy trình này đã quy định rõ các biện pháp kỹ
thuật trong quy trình sản xuất, quy trình khai thác mủ và chăm sóc cây Cao
su, quy trình bảo vệ thực vật, phân hạng đất trồng Cao su. Những năm tiếp
theo các nhà nghiên cứu đã không ngừng đưa ra các cải tiến kỹ thuật nhằm
nâng cao năng suất và sản lượng Cao su. Tác giả Hà Văn Khương – 2006
[10], đã nghiên cứu để áp dụng các tiến bộ KHKT vào vườn Cao su của Tập
đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam.
Ở Việt Nam cây Cao su được phát triển trên nhiều vùng khác nhau,
ngoài vùng truyền thống tại Đông Nam Bộ còn có Tây Nguyên, duyên hải
miền Trung và Tây Bắc. Theo Nguyễn Thị Huệ - 1997, Cao su là loài cây dài
ngày, được độc canh trên diện tích lớn trong vùng có khí hậu nóng ẩm nên đã
có nhiều bệnh xuất hiện và gây hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng
và sản lượng của cây Cao su. Tác giả Phan Thành Dũng đã theo dõi trong thời
gian từ 1996 – 2005, có 7 loại bệnh hại chính ảnh hưởng đến sinh trưởng và
sản lượng cây Cao su, trong đó có 3 loại mới xuất hiện là nứt vỏ do nấm
Botrydiplodia theobromae Pat (1998), bệnh rụng lá Corynespora (1999) và rễ
nâu do nấm Phellinus (Corner) G.H.Cunn (2002). Các loại bệnh gây hại cho
cây Cao su tại nước ta chủ yếu do nấm và một số tác nhân không truyền
nhiễm khác, không có mycoplasma, virut, vi khuẩn, tuyến trùng (Phan Thành
Dũng, 2006) [3].
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của phong trào trồng Cao su nên
diện tích đất thuộc vùng truyền thống đã không còn đáp ứng được, đã có
nhiều nghiên cứu để đưa Cao su ra ngoài vùng truyền thống. Năm 1994, Viện
14
nghiên cứu Cao su phối hợp với Trung tâm cây ăn quả Phú Hộ nay thuộc
Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã đưa vào khảo nghiệm
hàng chục giống Cao su tại Phú Hộ (Phú Thọ, vĩ độ 21,27
o
B). Qua kết quả
theo dõi cho thấy tại Phú Hộ với điều kiện khí hậu môi trường đặc trưng cho
vùng trung du miền núi phía Bắc (khí hậu lạnh, mùa đông kéo dài, gió lốc…
ảnh hưởng xấu đến Cao su). Nhưng tập đoàn Cao su hiện có tại đây vẫn sinh
trưởng và phát triển tương đối tốt và hiện tại đang cho khai thác mủ với năng
suất tương đối ổn định đạt 60 – 70% năng suất bình quân Cao su của Đông
Nam Bộ.
Năm 1996, Nguyễn Hải Đường có công trình “ Phòng trừ sâu bệnh và
cỏ dại cho cây Cao su ”.
Năm 1997, Nguyễn Khoa Chi có công trình “ Kỹ thuật trồng, chăm sóc
và chế biến Cao su ”.
Năm 2001, Phạm Ngọc Nam có công trình “ Nghiên cứu cơ sở khoa
học và công nghệ chế biến gỗ Cao su ”.
Năm 2001, Trần Ngọc Kham có công trình “Đánh giá hiệu quả kinh tế
của mô hình trồng Cao su phủ xanh đất trống sau nương rẫy ở Đăk Lắc”. Kết
quả cho thấy về lâu dài cây Cao su mang lại lợi ích tư nhân và lợi ích xã hội
lớn hơn hệ thống nương rẫy truyền thống. Bên cạnh đó còn cho thấy được
triển vọng kết hợp các nông hộ vào các chương trình phủ xanh đất trống sau
nương rẫy bằng cây Cao su.
Sau này các tác giả như Trần Hợp, Ngô Văn Hoàng, Đặng Đình Bôi,…
cũng đưa ra một số công trình nghiên cứu về cây Cao su.
1.3. Một số nhận xét chung nghiên cứu về lập biểu thể tích và loài
cây Cao su
1.3.1. Nhận xét về lập biểu thể tích
Kết quả nghiên cứu về lập biểu thể tích cho thấy vấn đề lập biểu thể
tích cho các loài cây trồng rừng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm.
Trong đó 2 phương pháp đường sinh và tương quan đã được nhiều tác giả sử
15
dụng để lập biểu cho nhiều loài cây thuộc cả hai đối tượng rừng trồng và rừng
tự nhiên. Các kết quả thu được về lập biểu đã được ứng dụng nhiều trong thực
tiễn sản xuất kinh doanh để xác định trữ lượng lâm phần. Nhìn chung, các kết
quả nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện bảng biểu và xác định được phương
pháp hợp lý cho lập thể tích thân cây cho từng đối tượng rừng. Với loài cây
Cao su khi gỗ đang được các nhà kinh doanh quan tâm để ứng dụng trong
thực tiễn sản xuất thì việc xác định nhanh được trữ lượng gỗ của một lâm
phần là một việc cấp thiết. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lập biểu để xác định
nhanh trữ lượng chưa được nhiều tác giả quan tâm. Với những lý do trên,
Khóa luận nghiên cứu các phương pháp lập biểu thể tích và lựa chọn được
phương pháp hợp lý nhất cho việc lập biểu sẽ góp phần quan trọng trong thực
tiễn sản xuất, kinh doanh rừng Cao su.
1.3.2. Nhận xét chung về nghiên cứu loài cây Cao su
Qua các nghiên cứu về cây Cao su trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy
các kết quả thu được mới chỉ tập trung nghiên cứu về khả năng thích ứng với
môi trường, chống chịu với bệnh tật, kỹ thuật canh tác, khả năng nảy mầm
của hạt giống, năng suất mủ, hiệu quả kinh tế, năng suất gỗ…mà chưa có
được nghiên cứu cụ thể về xác định các mối quan hệ giữa thể tích thân cây
với các nhân tố điều tra như đường kính, chiều cao…nhằm mục đích lập biểu
thể tích cho cây Cao su hay xác định trữ lượng của lâm phần. Với yêu cầu về
sử dụng gỗ Cao su ngày càng cao thì việc xác định được trữ lượng gỗ là một
việc làm cần thiết. Do vậy việc lập được biểu thể tích cho loài Cao su hiện
nay là một việc mang ý nghĩa khoa học và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất,
kinh doanh.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài tiếp tục đi sâu tìm hiểu một số quan hệ
giữa thể tích với các nhân tố điều tra, lập biểu thể tích cho cây Cao su bằng
nhiều phương pháp trên cơ sở thử nghiệm để tìm ra phương pháp tốt nhất cho
lập biểu nhằm mục đích góp phần hoàn thiện bảng biểu trong điều tra trữ
lượng gỗ phục vụ trong quá trình sản xuất và kinh doanh rừng.
16
Hướng xây dựng các loại biểu thể tích cho Cao su được tập trung trên
cơ sở : xây dựng biểu thể tích được sử dụng cả hai phương pháp : phương
pháp tương quan và phương pháp đường sinh. Trong đó phương pháp tương
quan dựa trên các nhóm nhân tố độc lập ( chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới
cành và đường kính ngang ngực) để từ đó xác định biểu thể tích một nhân tố
và hai nhân tố, việc sử dụng các phương trình tương quan để xác định các mối
quan hệ giữa thể tích với các nhân tố còn lại được dựa trên những phương
trình đã được nghiên cứu và đề xuất trước đó. Phương pháp đường sinh dựa
trên phương pháp xác định bậc phương trình đường sinh thân cây, sau đó xác
định hình số tự nhiên f
01
và áp dụng vào xác định thể tích thân cây.
17
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát :
Góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống bảng biểu phục vụ công tác
điều tra và kinh doanh gỗ rừng cao su trồng thuần loài tại một số tỉnh miền
Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
* Mục tiêu cụ thể :
Lập được biểu thể tích thân cây cao su trồng thuần loài tại một số tỉnh
miền Đông Nam Bộ theo một số phương trình khác nhau, theo biểu 1 nhân tố
và biểu 2 nhân tố.
2.2. Giới hạn của đề tài
- Địa điểm: Đề tài tập trung nghiên cứu cây Cao su tại 2 tỉnh là tỉnh
Bình Phước ( Nông lâm trường Tiến Thành, Nông lâm trường Công ty cao su
Bình Long), tỉnh Đồng Nai ( Nông lâm trường Bình Lộc, Trảng Bom).
- Đối tượng: Chỉ nghiên cứu cây Cao su tuổi 25 – 30 lúc mà lượng mủ
trong cây còn ít; sinh trưởng đường kính, chiều cao chậm. Đây chính là thời
điểm để khai thác lấy gỗ.
2.3. Nội dung
2.3.1. Nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan
đến quy trình lập biểu thể tích
2.3.1.1. Kiểm tra sự thuần nhất về hình dạng của loài cao su
2.3.1.2. Nghiên cứu về quy luật phân bố của hình số tự nhiên f
01
2.3.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa các yếu tố cấu thành
biểu thể tích
- Loại bỏ số liệu ngoại lai
18
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều cao vút ngọn và đường kính
ngang ngực
- Nghiên cứu tương quan giữa đường kính ngang ngực có vỏ và đường
kính ngang ngực không vỏ
- Nghiên cứu tương quan giữa chiều cao dưới cành và đường kính
ngang ngực
2.3.2. Xây dựng biểu thể tích một nhân tố thân cây vút ngọn và dưới
cành cho loài Cao su tại khu vực nghiên cứu
2.3.2.1. Lập biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố
- Lập biểu thể tích thân cây với đường kính ngang ngực
- Kiểm tra biểu thể tích một nhân tố
2.3.2.2. Lập biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố
- Lập biểu thể tích thân cây dưới cành với đường kính ngang ngực
- Kiểm tra biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố
2.3.3. Lập biểu thể tích thân cây hai nhân tố vút ngọn và dưới cành
2.3.3.1. Lập biểu thể tích hai nhân tố theo phương pháp tương quan
- Lập biểu thể tích thân cây vút ngọn hai nhân tố
- Lập biểu thể tích thân cây dưới cành hai nhân tố và kiểm tra biểu thể tích
2.3.3.2. Lập biểu thể tích theo hình số tự nhiên và đường kính, chiều cao
- Lập phương trình đường sinh thân cây
- Lập biểu thể tích và kiểm tra biểu thể tích
2.3.4. Lựa chọn biểu thể tích và hướng dẫn sử dụng biểu thể tích
2.3.4.1. Lựa chọn biểu thể tích
2.3.4.2. Hướng dẫn sử dụng biểu thể tích
2.3.5. Tính tỷ lệ phần trăm thể tích gỗ cành với thể tích thân cây
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Cơ sở lý luận
Trên quan điểm nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất kinh doanh rừng thì
trong quá trình nghiên cứu, đề tài cũng kế thừa những thành quả nghiên cứu
19
của các tác giả đi trước làm cơ sở lựa chọn những mô hình toán học phù hợp,
đảm bảo độ chính xác cho phép và đơn giản khi sử dụng.
Trong quá trình nghiên cứu cần áp dụng phương pháp toán học thống
kê hiện đại, trên cơ sở tôn trọng các quy luật sinh vật học của cây rừng và lâm
phần. Với nguyên tắc chung là các phương pháp được sử dụng bao gồm cả
những phương pháp kế thừa phải thống nhất từ bước thu thập số liệu đến xây
dựng và đánh giá mô hình lý thuyết.
2.4.1.1.Sự cần thiết về nghiên cứu tương quan trong lập biểu thể tích
Trong công tác điều tra rừng, việc nghiên cứu các quy luật tương quan
giữa các đại lượng của cây trong lâm phần, cũng như tìm hiểu và nắm vững
quy luật này là hết sức cần thiết. Trong đó, quy luật tương quan giữa chiều
cao và đường kính là một trong những quy luật cấu trúc cơ bản nhất. Thông
qua quy luật này, kết hợp với một số quy luật tương quan f
1.3
/d, h; V/d…có
thể xác định được các đại lượng khó đo đạc như chiều cao, hình số, thể tích
thân cây đứng từ các đại lượng dễ đo đạc hoặc tính toán đơn giản hơn. Hơn
nữa, chiều cao là một trong những nhân tố cấu thành thể tích thân cây và trữ
lượng lâm phần và nó cũng là một nhân tố cấu thành các bảng biểu chuyên
dụng phục vụ cho công tác điều tra, kinh doanh lợi dụng rừng. Mặt khác, việc
đo chiều cao rất phức tạp và khó khăn vì thế khi xác định được dạng tương
quan và đưa ra được các phương trình tương quan cụ thể có thể tiết kiệm được
thời gian trong việc đo và đảm bảo được độ chính xác của mục tiêu đề ra.
Chính vì vậy, quy luật này đã được nhiều nhà Lâm Học, Điều tra rừng quan
tâm nghiên cứu cho các đối tượng khác nhau như: Đồng Sỹ Hiền (1971), Vũ
Văn Nhâm (1988), Phạm Ngọc Giao (1996), Nguyễn Trọng Bình (1998)…Về
cơ bản các tác giả đều đưa ra nhận định: giữa chiều cao vút ngọn và đường
kính của những cây trong lâm phần đều tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ. Các
dạng phương trình biểu diễn cho tương quan này cũng rất đa dạng và vấn đề
đặt ra là làm sao để tìm và xác định được một phương trình phù hợp nhất.
20