BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CẦN THƠ CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CẦN THƠ CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
Mã số: 8340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH MINH
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông” là thành quả của
chính tôi. Tôi đảm bảo kết quả nghiên cứu và số liệu thu thập được trong luận văn là
trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TP.HCM, ngày 19 tháng 09 năm 2018
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hoàng Yến
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1
1.1. Lý do thực hiện đề tài ...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
1.6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 4
1.6.1. Ý nghĩa về mặt học thuật .......................................................................... 4
1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn .......................................................................... 4
1.7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 6
2.1. Các khái niệm nghiên cứu ............................................................................... 6
2.2. Các lý thuyết có liên quan ............................................................................... 7
2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) .......................... 7
2.2.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) ........................... 8
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan ................................................................ 10
2.3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................... 10
2.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................... 11
2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất ................................. 14
2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 14
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 23
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 23
3.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 26
3.2.1. Điều chỉnh mô hình đề xuất và xây dựng thang đo dự kiến ................... 26
3.2.2. Mô hình điều chỉnh và thang đo ............................................................. 27
3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................ 32
3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................ 32
3.4.1. Kích thước mẫu ...................................................................................... 32
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu ........................................... 33
3.4.3. Làm sạch và mã hoá dữ liệu ................................................................... 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 40
4.1. Thống kê mô tả mẫu ...................................................................................... 40
4.1.1. Giới tính.................................................................................................. 40
4.1.2. Học lực ................................................................................................... 41
4.1.3. Lĩnh vực yêu thích .................................................................................. 42
4.1.4. Khu vực mà gia đình đang sinh sống ..................................................... 43
4.2. Thống kê mô tả biến ...................................................................................... 45
4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo ......................................................................... 49
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 53
4.4.1. Phân tích EFA cho các biến độc lập ....................................................... 53
4.4.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc ......................................................... 57
4.5. Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo............................................. 58
4.6. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ......................................... 58
4.6.1. Phân tích tương quan Pearson ................................................................ 58
4.6.2. Phân tích hồi quy .................................................................................... 61
4.7. Kiểm định các giả thuyết ............................................................................... 66
4.8. Kiểm định sự khác biệt .................................................................................. 67
4.8.1. Sự khác biệt theo giới tính ...................................................................... 67
4.8.2. Sự khác biệt theo Học lực ...................................................................... 68
4.8.3. Sự khác biệt theo Lĩnh vực yêu thích ..................................................... 68
4.8.4. Sự khác biệt theo khu vực mà gia đình đang sinh sống ......................... 68
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 71
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 71
5.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................... 72
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
THPT: Trung học phổ thông
Tiếng Anh
TRA: Theory of Reasoned Actions
TPB: Theory of Planned Behavior
SPSS: Statistical Package for the Social
Sciences
EFA: Exploratory Factor Analysis VIF:
Variance Inflation Factor
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông.............................. 29
Bảng 4.1: Bảng phân bố mẫu theo Giới tính .......................................................... 40
Bảng 4.2: Bảng phân bố mẫu theo Học lực ............................................................ 41
Bảng 4.3: Phân bố mẫu theo Lĩnh vực yêu thích ................................................... 42
Bảng 4.4: Phân bố mẫu theo Khu vực mà gia đình đang sinh sống ....................... 44
Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả biến .................................................................. 46
Bảng 4.6: Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ............................................ 50
Bảng 4.7: Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập ....................................... 55
Bảng 4.8: Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ......................................... 57
Bảng 4.9: Kết quả phân tích tương quan Pearson .................................................. 59
Bảng 4.10: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình.................................. 62
Bảng 4.11: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ............................................ 62
Bảng 4.12: Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy ............ 63
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình Thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein ........................ 8
Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định của Ajzen ................................................ 9
Hình 2.3: Mô hình quyết định dự thi vào đại học .................................................... 12
Hình 2.4: Mô hình quyết định dự thi vào trường đại học ......................................... 13
Hình 2.5: Mô hình quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT ................. 14
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 21
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 24
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................ 28
Hình 4.1: Phân bố mẫu theo Giới tính ...................................................................... 41
Hình 4.2: Phân bố mẫu theo Học lực ....................................................................... 42
Hình 4.3: Phân bố mẫu theo Lĩnh vực yêu thích ...................................................... 43
Hình 4.4: Phân bố mẫu theo Khu vực mà gia đình đang sinh sống ......................... 44
Hình 4.5: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ...................................................................... 65
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Cùng với tăng trưởng kinh tế, hệ thống giáo dục Việt Nam cũng trải qua những
thay đổi lớn lao. Sự hình thành khu vực tư trong Giáo dục đại học đã tạo ra một xu
hướng mới, đó là sự cạnh tranh giữa các trường. Áp lực cạnh tranh buộc các trường
công và tư phải tìm kiếm những chiến lược nhằm thu hút sinh viên trong phân khúc
của mình.
Việt Nam có nhiều cơ sở giáo dục cho các em học sinh sau khi kết thúc trung
học. Đây là một thuận lợi cho các em học sinh đưa ra lựa chọn những trường, ngành
nghề mà mình yêu thích để theo học. Ngoài sự lựa chọn bậc Đại học thì các học sinh
có thể chọn bậc Cao đẳng hay trung cấp. Các bậc Cao đẳng đã chuyển sang hướng
giáo dục nghề nghiệp, đào tạo các ngành nghề đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh
nghiệp và chương trình đào tạo bắt buộc phải gắn với doanh nghiệp. Hướng đi này
giúp cho các trường Cao đẳng có sự khác biệt so với các trường Đại học, đây là điểm
thu hút học sinh có mong muốn được thực hành các lý thuyết đã học trong lớp.
Tại Cần Thơ có 89 cơ sở giáo dục nghề trong đó có 10 trường Cao đẳng (Số
liệu thống kê Bộ lao động – Thương binh và xã hội, 2018) đào tạo các ngành nghề có
sự trùng lặp nhau vì thế tính cạnh tranh của môi trường giáo dục Cao đẳng ngày càng
thể hiện rõ nét về các mặt như chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng của đội
ngũ giảng viên,... Sự cạnh tranh giữa các trường Cao đẳng trong việc thu hút sinh
viên đòi hỏi các trường cần hiểu được những gì ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường của sinh viên là yếu tố quyết định sự thành công trong cạnh tranh nhằm thu
hút người học.
Ngày nay, người học thường gặp khó khăn khi đưa ra quyết định chọn trường
như: trường nào phù hợp với khả năng, sở thích của mình; không biết chính xác mình
muốn gì nên có nhiều bậc cha mẹ làm thay cho con cái. Bên cạnh đó lại có thêm ý
kiến của những người khác mang tính chất tham khảo hoặc xu hướng chung của bạn
bè tìm đến các trường có danh tiếng. Hoặc người học chỉ chọn trường dựa vào cảm
2
tính, không có sự tìm hiểu và nắm bắt những thông tin cần thiết về trường thi tuyển
để rồi đưa đến tình trạng thái độ không tốt trong việc học, bỏ học giữa chừng, tốt
nghiệp không có việc làm, không tâm huyết với nghề nghiệp khiến cho người học
càng ngày càng lúng túng khi chọn trường. Cụ thể năm 2017 có khoảng 237.000
người có trình độ đại học cao đẳng thất nghiệp, tăng gần 54.000 người so với cùng
kỳ năm 2016. (Số liệu thống kê Bộ lao động – Thương binh và xã hội, 2018)
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đã chuyển sang hướng đào tạo
nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Dưới áp lực cạnh tranh tuyển sinh
gay gắt, tình hình tuyển sinh khá khó khăn, số lượng tuyển sinh ngày càng giảm (Báo
cáo tổng kết kết quả đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ qua 3
năm 2015-2017). Hiện tại có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề chọn trường của học
sinh nhưng đa số đều là nghiên cứu cho trường đại học, chưa có nghiên cứu cho các
trường cao đẳng, đặc biệt là cao đẳng theo hướng nghề. Thêm vào đó các nghiên cứu
này được thực hiện tại Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang,
An Giang. Tại Cần Thơ – trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi tập
trung nhiều cơ sở giáo dục lớn, có tên tuổi và bề dày kinh nghiệm giảng dạy, vẫn
chưa có nghiên cứu được thực hiện, đặc biệt là tại trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ
thuật Cần Thơ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút đủ số lượng thí sinh
đăng ký vào trường Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, tìm ra các phương
án giải quyết cho tình trạng tuyển sinh ngày càng suy giảm ở thời điểm hiện tại là
một yêu cầu rất cần thiết. Chính vì những lý do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu: “Các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ
của học sinh trung học phổ thông”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định chọn Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông.
3
- Kiểm định sự khác biệt trong ý định chọn Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị cho việc thu hút học
sinh trung học phổ thông của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh trung
học phổ thông?
- Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết định chọn trường của học sinh
trung học phổ thông?
- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ làm gì trong việc thu hút học
sinh trung học phổ thông?
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học phổ thông.
- Đối tượng khảo sát là những học sinh lớp 12 đang theo học các trường trung
học phổ thông.
- Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn Thành phố Cần Thơ.
- Thời gian nghiên cứu: được thực hiện từ tháng 03/2018 – tháng 09/2018.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp - kết hợp giữa nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu được thực hiện theo bốn giai đoạn: (1): nghiên
cứu định tính với cán bộ tuyển sinh, (2): nghiên cứu định tính với học sinh THPT, (3)
nghiên cứu định lượng sơ bộ và (4): nghiên cứu định lượng chính thức.
4
- Nghiên cứu định tính với cán bộ tuyển sinh: được thực hiện thông qua thảo
luận tay đôi nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo cho các khái
niệm nghiên cứu.
- Nghiên cứu định tính với học sinh THPT: được thực hiện thông qua thảo
luận nhóm nhằm tìm hiểu nhận thức của họ về vấn đề nghiên cứu, điều chỉnh thang
đo, từ đó hoàn thành thang đo dự kiến.
- Nghiên cứu định lượng sơ bộ: phỏng vấn các đối tượng khảo sát thông qua
bảng câu hỏi chi tiết để cấu trúc lại mô hình nghiên cứu và hoàn chỉnh thang đo dự
kiến. Từ đó; xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng chính thức: phỏng vấn các đối tượng khảo sát thông
qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
1.6.1. Ý nghĩa về mặt học thuật
Kết quả nghiên cứu góp phần chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến việc
quyết định chọn trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh trung học
phổ thông, bên cạnh đó, nghiên cứu có thể được sử dụng như nguồn tham khảo cho
những cơ sở giáo dục quan tâm đến vấn đề này, hay mở ra hướng mới cho những
nghiên cứu tiếp theo.
1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là một trong những căn cứ để Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Cần Thơ nhận ra nhân tố nào ảnh hưởng đến học sinh khi ý định chọn
trường để theo học, để từ đó thực hiện các giải pháp để thu hút học sinh đăng ký hơn,
Các kết quả của nghiên cứu là nguồn tham khảo cho các trường cao đẳng đưa ra biện
pháp cải thiện vấn đề tuyển sinh.
1.7. Kết cấu của luận văn
Cấu trúc của luận văn được chia thành 05 chương, bao gồm:
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5
Nội dung chương 1 trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, gồm có cơ sở đặt
ra vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này đưa
ra khung lý thuyết liên quan đến ý định chọn trường. Sau đó, một số mô hình nghiên
cứu trước đây được dẫn chứng và giải thích để làm cơ sở biện luận các giả thuyết và
đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày quá trình thiết kế phương pháp nghiên cứu bao gồm quy
trình nghiên cứu, cách thức nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và
nghiên cứu định lượng chính thức.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 4 trình bày và phân tích các kết quả nghiên cứu bao gồm
kiểm định thang đo cho các biến, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính và kiểm
định sự khác biệt, các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Chương 5 trình bày kết luận và hàm ý quản trị để trường tuyển sinh hiệu quả.
Chương này cũng nêu ra hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu
tiếp theo.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm nghiên cứu
Ý định là một động từ, chỉ việc có ý kiến dứt khoát về việc làm cụ thể nào đó,
là kết quả lựa chọn một trong các khả năng, sau khi đã có sự cân nhắc. (Hoàng Phê,
2018)
Trường cao đẳng là một loại hình cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Đây
là trường đào tạo trình độ sau trung học nhưng thấp hơn bậc đại học, gọi là bậc cao
đẳng, hệ cao đẳng, hay giáo dục cao đẳng. Các trường cao đẳng tuyển những người
có bằng trung học phổ thông hoặc tương đương, và có chương trình đào tạo dài
khoảng ba năm. Sinh viên học xong cao đẳng có thể tham gia thi tuyển để được chọn
vào học “liên thông” lên bậc đại học ở một số trường đại học. (Luật Giáo dục, 2005)
Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến
thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh
giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông
giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác. (Luật Giáo dục, 2005)
Chọn trường: là một quá trình phức tạp, đa giai đoạn trong đó một cá nhân
phát triển những nguyện vọng để tiếp tục giáo dục chính quy sau khi học trung học,
tiếp theo sau đó bởi một ý định theo học một trường đại học cụ thể, cao đẳng hoặc
quá trình đào tạo của một tố chức hướng nghiệp tiên tiến. (Hossler và các cộng sự,
1987)
Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý
học, y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề phù hợp với nhu
cầu xã hội. Đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với những năng lực,
sở trường và tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu
quả lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước. (Hossler và các cộng sự, 1989)
Tư vấn hướng nghiệp là sự giúp đỡ về nghề nghiệp, định hướng học cao hơn
sau khi học xong THPT giúp học sinh hiểu rõ nghề nghiệp và chọn được ngành học
7
phù hợp với bản thân, ngoài sự chủ động của học sinh còn là sự cố gắng của trường
và gia đình. (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006)
Như vậy, một cách tổng quát có thể hiểu ý định chọn trường của học sinh là
kết quả của việc chọn lựa các cơ sở giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu của người học
thông qua tìm hiểu các nguồn thông tin khác nhau kể cả hoạt động tư vấn hướng
nghiệp của nhà trường.
2.2. Các lý thuyết có liên quan
2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)
Ajzen và Fishbein (1975) đã đề ra thuyết hành động hợp lý, thuyết này chỉ ra
những nhân tố ý định những hành vi dự định có ý thức của một người. Nó được xây
dựng dựa trên các giả định cho rằng con người thích thực hiện hành động rất hợp lý
theo cách mà họ tiếp nhận xử lý các thông tin có sẵn bên cạnh họ và chấp nhận kết
quả từ hành động của mình.
Theo TRA, ý định thực hiện hành vi sẽ ý định đến hành vi. Ý định hành vi
(Behavior Intention - BI) là nhân tố được xem là quan trọng nhất dùng để dự đoán
các hành vi. Có hai nhân tố là thái độ đối với hành vi (Attitude Toward Behavior AB) và chuẩn chủ quan (Subjective Norm – SN) được xem là có vai trò thúc đẩy con
người thực hiện một hành vi nào đó.
Ý định hành vi (Behavior Intention) có thể hiểu là một công thức thể hiện mối
liên hệ của thái độ dành cho hành vi và với chuẩn chủ quan.
Thái độ đối với hành vi (Attitude Toward Behavior) là biểu hiện của một người
khi họ yêu thích hay chán ghét, đánh giá tích cực hoặc tiêu cực đối với hành vi và kết
quả của nó.
Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhận thức về người thân trong gia đình
như cha mẹ, anh chị em, hay bạn bè, đồng nghiệp về việc ảnh hưởng của họ đến việc
có nên thực hiện hành vi hay không. (Ajzen, 1975).
8
Hình 2.1: Mô hình Thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein
Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975
Hạn chế mô hình TRA: Chỉ có ý nghĩa khi một người trước khi thực hiện hành
vi họ đã có ý thức, ý định trước đó. Mô hình không giải thích được các trường hợp
khác như: cá nhân thực hiện hành vi không hợp lý, họ làm theo quán tính của họ hay
không có ý thức khi thực hiện một hành vi (Ajzen, 1985).
2.2.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)
Ajzen (1991) đã phát triển Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planed
Behavior – TPB) được dựa trên thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein
(1975), khắc phục những nhược điểm của mô hình TRA. Thuyết hành vi hoạch định
đặt hành vi cá nhân vào bối cảnh hay hoàn cảnh cụ thể để hiểu rõ hơn về hành vi của
họ. Điều này sẽ giúp chúng ta dự đoán được tại sao họ thực hiện hành vi này. TPB lý
giải ý định cho hành vi có thể dự đoán được và nó được dự đoán bởi các nhân tố thái
độ, chuẩn chủ quan và cuối cùng là nhận thức của con người kiểm soát hành vi của
họ. (Xem hình 2.2).
9
Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định của Ajzen
Nguồn: Ajzen, 1991
Thái độ (Attitude Toward Behavior - AB) có thể hiểu là khi con người bị ảnh
hưởng bởi các ngoại cảnh, tâm lý hay các vấn đề thì họ sẽ có các cảm xúc được thể
hiện khác nhau. Ví dụ như nếu cha mẹ của một người làm nghề kinh doanh thì người
đó sẽ có những cảm xúc yêu hoặc ghét việc kinh doanh (Krueger và cộng sự, 2000).
Chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN) được xem như là nhận thức của con
người khi bị tác động từ phía những người thân, tiếp xúc nhiều dẫn đến việc thực hiện
hành vi hay không (Ajzen, 1991).
Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavirol Control - PBC) được hiểu
là có các nhân tố nào kiểm soát việc thực hiện hành vi không, và kiểm soát hành vi
có tác động rất lớn đến các ý định thực hiện hành vi của con người, bên cạnh đó còn
giúp dự báo hành vi (Ajzen, 1991).
Hạn chế của mô hình TPB: mô hình tuy có khắc phục hạn chế của TRA nhưng
vẫn chưa khắc phục hết như: vẫn chưa làm sáng tỏ nếu hành vi của con người không
hợp lý thì sẽ như thế nào, họ thực hiện hành vi mà không dựa trên những thông tin có
sẵn, mô hình chưa xem xét đến động cơ vô thức của con người (Krueger và cộng sự,
2000).
Hai mô hình TRA và TPB mặc dù có điểm hạn chế nhưng dựa vào đó có thể
hiểu được hành vi lựa chọn của cá nhân do ý thức ý định bên cạnh đó còn bị tác động,
kiểm soát bởi các nhân tố khác. Đây là cơ sở để tiến hành đề tài nghiên cứu việc ra ý
10
định chọn trường của học sinh là do bởi những nhân tố nào.
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan
2.3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Cabrera và La Nasa (2000) đã dựa trên mô hình của Chapman (1981) đã nghiên
cứu được mô hình 3 giai đoạn về vấn đề chọn trường đại học. Từ đó, tác giả cho rằng
ngoài mong đợi về học tập thì những trông chờ về công việc sau này của học sinh
cũng là một nhân tố được xem là ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học
sinh.
M.J. Burns và các cộng sự (2006), trong bài nghiên cứu của mình về sự lựa
chọn của sinh viên Mỹ gốc Phi được nhận vào trường Cao đẳng Nông nghiệp, Thực
phẩm và Tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Missouri – Columbia. Mẫu của nghiên
cứu này là 22 sinh viên người Mỹ gốc Phi được nhận vào trường cho học kỳ mùa thu
2005. Nghiên cứu đã đóng góp thêm các nhân tố về học bổng, sự an toàn khi ở ký túc
xá, chất lượng học tập của sinh viên tại trường, thương hiệu, tỷ lệ đầu vào, điểm chuẩn
của trường và sự đa dạng của ngành học đó là những nhân tố ảnh hưởng đến việc
chọn trường của học sinh. Tuy nhiên nghiên cứu này thực hiện tại Mỹ, sẽ có nhiều
yếu tố chưa được kiểm định với trường Cao đẳng tại Việt Nam.
Karl Wagner và Yousefi Fard (2009) trong nghiên cứu đã đưa ra các mô hình,
cụ thể là 3, gồm: Mô hình kinh tế, mô hình xã hội và mô hình kết hợp, đã xác định
các nhân tố có tác động quan trọng đối với ý định của học sinh Malaysia khi theo
đuổi việc học đại học, cao đẳng: Chi phí việc học, môn học của ngành và giá trị bằng
cấp. Các nhân tố khác như sự ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, các khía cạnh vật chất
và trang thiết bị của nhà trường. Và đặc điểm trường cũng có một số tác động đến ý
định của học sinh, nhưng mức độ không cao. Hạn chế của nghiên cứu: Cỡ mẫu (N =
162) không đủ để đại diện cho toàn bộ tổng thể, có thể không đưa ra một bức tranh
toàn cảnh về phản ánh toàn bộ dân số Malaysia; khả năng tiếp cận và đánh giá các
câu hỏi trong bảng câu hỏi của người trả lời có thể không chính xác do sự hiểu lầm
giữa suy nghĩ của người trả lời và mục tiêu của câu hỏi tương ứng.
11
Joseph Sia Kee Ming (2010) thực hiện nghiên cứu của mình ở Malaysia, kết
quả đã đưa ra mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại
học của sinh viên. Ý định chọn trường đại học của sinh viên bị ảnh hưởng của Nhóm
nhân tố các đặc điểm cố định của trường đại học: vị trí địa lý của trường; chương
trình các ngành đào tạo; sự sẵn có của danh tiếng; cơ sở vật chất trang thiết bị; chi
phí chi trả cho học tập; sự hỗ trợ về mặt tài chính; các cơ hội có việc làm và Nhóm
nhân tố các nỗ lực giao tiếp với sinh viên: tiếp thị; đại diện tư vấn tuyển sinh, những
buổi giao lưu tư vấn với các trường phổ thông; cho học sinh tham quan trường đại
học. Hạn chế của nghiên cứu: Đây chỉ là mô hình khung vẫn chưa có được nghiên
cứu định lượng để kiểm định và đo lường các nhân tố.
Emanuela Maria (2013) với nghiên cứu của mình dựa trên mô hình của
Ming Joseph Sia Kee (2010) và mô hình của Kusumawati (2010), cho rằng ý định
chọn trường đại học của học sinh THPT ở Mỹ bị tác động bởi mối quan hệ của các
nhân tố: Danh tiếng của trường, phụ huynh, học bổng, khuyến nghị từ người thân,
các dịch vụ của trường, địa điểm vị trí của trường, học phí, cơ hội có việc làm, các
chương trình học.
2.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) trong nghiên cứu về ý định chọn trường
của học sinh sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố nào. Kết quả cho thấy 5 nhân tố ảnh
hưởng đến ý định dự thi vào trường đại học. Nghiên cứu được thực hiện tại Quảng
Ngãi và mô hình chỉ mới giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức độ 21,5% do đó
có nhiều nhân tố chưa được khám phá trong nghiên cứu. Mô hình có thêm biến cơ
hội học tập cao hơn trong tương lai nhưng khi kiểm định thì không có ý nghĩa trong
mô hình. Có thêm biến Đặc trưng giới tính của học sinh là quan hệ gián tiếp và nghiên
cứu không sử dụng phuong pháp định tính.
12
Nhân tố cơ hội việc làm trong tương lai
Nhân tố nỗ lực giao tiếp với học sinh của
các trường đại học
Quyết định
Nhân tố bản thân của học sinh
lựa chọn
Nhân tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết
trường đại học
định của học sinh tương lai
Nhân tố đặc điểm cố định của trường đại
học
Hình 2.3: Mô hình quyết định dự thi vào đại học
Nguồn: Quí và Thi, 2009
Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu về Các nhân tố ảnh
hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh khám
phá ra có 7 nhân tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường, tất cả 7 nhân tố đều
có mối quan hệ với nhau. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu khảo sát là những sinh
viên năm nhất. Nghiên cứu này được thực hiện ở trường Đại học Mở và là sản phẩm
đặc trưng của riêng trường.
Nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định dự thi vào trường đại học của học sinh trên địa bàn Tiền Giang cho thấy có 5
nhân tố ảnh hưởng. Hạn chế của nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu lấy ở 8 trường THPT
được chọn theo phương pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập được có thể bị ảnh hưởng
một phần bởi mẫu chưa mang ý nghĩa tổng quát cao khi chỉ thực hiện tại 8/34 trường
THPT tại tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu chỉ lấy mẫu ở khu vực tỉnh Tiền Giang và
nhiều yếu tố chưa được đưa vào khảo sát trong nghiên cứu.(R2 là 26%)
13
Nhân tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn
ngành đào tạo
Nhân tố về đặc điểm của trường đại
học
Nhân tố về khả năng đáp ứng mong đợi
sau khi ra trường
Quyết định lựa
chọn trường đại
học
Nhân tố nỗ lực giao tiếp với học sinh
của các trường đại học
Nhân tố danh tiếng của trường đại học
Hình 2.4: Mô hình quyết định dự thi vào trường đại học
Nguồn: Nguyễn Phương Toàn, 2011
Đoàn Cao Thành Long (2015) đã nghiên cứu tìm hiểu, xác định các yếu tố tác
động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí
Minh; xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn trường đại học
của học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả có 6 yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường của học sinh: chất lượng đào tạo, người thân có ảnh hưởng,
nỗ lực của nhà trường, cơ hội trúng tuyển, suy nghĩ của học sinh, hỗ trợ từ trường đại
học. Nghiên cứu chỉ được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh nên chưa phản ánh
đầy đủ và chính xác cho toàn bộ tổng thể. Đề tài chưa nghiên cứu được sự khác biệt
mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học
sinh THPT tại TP. HCM theo các đặc điểm như giới tính, học lực, nơi ở của học sinh,
các khu vực ưu tiên khác nhau. Công việc tương lai không đề cập đến tỷ lệ sinh viên
tốt nghiệp có việc làm sau khi tốt nghiệp.
14
Hình 2.5: Mô hình quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT
Nguồn: Đoàn Cao Thành Long, 2015
2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu
2.4.1.1 Nhân tố về đặc điểm cố định trường
Những yếu tố thuộc về đặc điểm cố định trường (Fixed college characteristic)
như: chi phí cho việc học, quy mô đại học, môi trường trong khuôn viên trường,
chương trình giảng dạy, trang thiét bị, cơ sở vật chất.
Các nghiên cứu của D.W. Chapman (1981), Quí & Thi (2009); Nguyễn
Phương Toàn (2011) đều kiểm định được đặc điểm cố định của một trường có tác
động tích cực đến việc lựa chọn trường của học sinh. Sự sẵn có của các khóa học là
một đặc điểm trường đại học quan trọng (Padlee và các cộng sự, 2010). Theo Hossler
và cộng sự (1989), đặc điểm cố định có nhiều khả năng trở thành thuộc tính quan
trọng trong giai đoạn tìm kiếm trường đại học của sinh viên.
Wagner và Fard (2009) xác định các nhân tố thuộc về là điểm cố định của
trường như cơ sở vật chất và trang thiết bị, chi phí việc học và nó có ảnh hưởng lớn
đến ý định chọn trường của học sinh. Emanuela Maria (2013) cũng cho rằng ý định
15
chọn trường của học sinh bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ của các nhân tố: Học bổng,
các dịch vụ của trường, địa điểm của trường, học phí, các chương trình học.
M.J.Burns và các cộng sự (2006), đưa đóng góp thêm các nhân tố về đặc điểm
cố định của trường như: chính sách học bổng, sự an toàn khi ở ký túc xá, chất lượng
học tập của sinh viên đang học và sự đa dạng các của ngành học sẽ là những nhân tố
có ảnh hưởng đến ý định chọn trường của học sinh THPT.
Trong nghiên cứu của Agrey và Lampadan (2014) đã tìm thấy rằng các loại
nhân tố sau đây có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình ra ý định của sinh viên lúc chọn
một trường đại học để học tại: i) các hệ thống hỗ trợ bao gồm cả vật lý (nhà sách và
văn phòng tư vấn) và phi vật lý (sẵn có học bổng, chuyển giao tín dụng, vv), ii) môi
trường học tập liên quan đến sự hiện diện của cơ sở học tập hiện đại, uy tín thể chế,
thư viện, máy tính phòng thí nghiệm, học phí, vv .. iii) triển vọng nghề nghiệp của
sinh viên tốt nghiệp rời trường đại học, iv) các chương trình sinh viên mạnh mẽ như
chăm sóc sức khỏe, nhà ở và các hoạt động ngoại khóa, v) môi trường an toàn và thân
thiện liên quan đến an toàn khuôn viên và nhân viên hỗ trợ.
Có thể thấy nhân tố này đã được rất nhiều tác giả kiểm định và kết quả là có
ảnh hưởng đến việc chọn trường nhưng chưa có nghiên cứu ở trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Cần Thơ, do đó tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H1: Đặc điểm cố định của trường có ảnh hưởng tích cực đến ý định
chọn trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh THPT.
2.4.1.2 Nhân tố về cơ hội việc làm
Paulsen (1990) cho là sinh viên có sự lựa chọn trường đại học dựa trên việc
cung cấp các thông tin tuyển dụng cho sinh viên sau tốt nghiệp. Học sinh quan tâm
đến kết quả tìm việc làm khi tốt nghiệp. Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng
cơ hội có được việc làm là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định lựa chọn
trường đại học.
Cabrera và La Nasa (2000) và Wagner và Fard (2009) cho rằng học sinh đều
16
có suy nghĩ đến cơ hội việc làm trong tương lai cùng với bằng cấp khi lựa chọn trường
đại học.
Emanuela Maria (2013) trong nghiên cứu của mình cũng chỉ ra cơ hội việc
làm lúc hoàn thành chương trình học cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc ý định
chọn trường đại học của học sinh THPT.
Cơ hội việc làm được chứng minh là có tác động tích cực đến đến ý định chọn
trường của học sinh (Nguyễn Phương Toàn, 2011). Theo Quí và Thi (2009), Lưu Thị
Thái Tâm và cộng sự (2017) thì kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng nhân tố Cơ hội
tìm được việc làm là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định chọn trường đại học
của học sinh THPT, dù hai nghiên cứu được thực hiện ở Quảng Ngãi và An Giang.
Có thể thấy nhân tố này đã được rất nhiều tác giả kiểm định và kết quả là có
ảnh hưởng đến việc chọn trường nhưng chưa có nghiên cứu ở trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Cần Thơ, do đó tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H2: Cơ hội việc làm có ảnh hưởng tích cực đến ý định chọn trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ của học sinh THPT.
2.4.1.3 Nhân tố về nỗ lực giao tiếp của trường đến học sinh
D.W. Chapman (1981) khẳng định nỗ lực tiếp thị của các trường đại học để
giao tiếp, tác động đến ý định khi chọn trường của học sinh.
Hossler và các cộng sự (1987) chỉ ra học sinh nhận thấy rằng cuộc viếng thăm
các trường và người đại diện tư vấn tuyển sinh có tác động đến họ hơn, trong đó
chuyến viếng thăm trường là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định ghi danh
của học sinh. Kember và các cộng sự (2010) nói rằng học sinh trung học tìm kiếm
thông tin về đại học từ sinh viên đại học hiện tại, người tư vấn hướng nghiệp và giảng
viên.
Kết quả nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming (2010) chỉ ra hoạt động quảng
cáo; người đi tuyển sinh, cuộc giao lưu với các trường cấp 3; tham quan trường là
những nhân tố thúc đẩy ý định chọn trường của người học.