Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Các nhân tố tác động đến sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của người kế toán trường hợp tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

HỒ ĐẮC THỊ QUỲNH CHI

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG HỆ THỐNG
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) CỦA
NGƯỜI KẾ TOÁN: TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

HỒ ĐẮC THỊ QUỲNH CHI

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG HỆ THỐNG
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) CỦA
NGƯỜI KẾ TOÁN: TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÍCH LIÊN



TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Bích Liên.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong công trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 09 năm 2018
Người thực hiện luận văn

Hồ Đắc Thị Quỳnh Chi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu/Câu hỏi nghiên cứu ........................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 4
5. Đóng góp của nghiên cứu. ................................................................................. 5
6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 6
1.1.

Một số nghiên cứu có liên quan trên thế giới .................................................. 6

1.1.1.

Nhân tố “Hiệu quả mong đợi” .................................................................. 6

1.1.2.

Nhân tố “ Nỗ lực mong đợi” .................................................................... 8

1.1.3.

Nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” .................................................................. 10

1.1.4.

Nhân tố “Thái độ đối với việc sử dụng” ................................................. 11

1.1.5.

Nhân tố “Những điều kiện thuận lợi” ..................................................... 12

1.1.6.

Nhân tố “Nội lực của bản thân”.............................................................. 13

1.1.7.


Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định sử dụng và sử dụng công nghệ...... 13

1.1.8.

Các nhân tố khác .................................................................................... 14

1.2.

Một số nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam ............................................... 14

1.3.

Xác định khe hổng nghiên cứu...................................................................... 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................................. 17
2.1. Tổng quan về hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ................. 17
2.1.1 ERP và sự phát triển của ERP..................................................................... 17
2.1.2. Lợi ích của kế toán khi sử dụng ERP ......................................................... 18


2.1.3. Tác động của ERP đến quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán ............. 18
2.2.1. Khái niệm “Ý định sử dụng ERP” ............................................................. 19
2.2.2. Khái niệm “Sử dụng ERP” ........................................................................ 19
2.2.3. Khái niệm “Hiệu quả mong đợi” ............................................................... 19
2.2.4. Khái niệm “Nỗ lực mong đợi” ................................................................... 19
2.2.5. Khái niệm “Ảnh hưởng xã hội” ................................................................. 20
2.2.6. Khái niệm “Thái độ đối với việc sử dụng ERP” ......................................... 20
2.2.7. Khái niệm “Những điều kiện thuận lợi” ..................................................... 20

2.3. Lý thuyết nền và các mô hình chấp nhận công nghệ sử dụng trong nghiên cứu.
............................................................................................................................... 20
2.3.1. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM ......................................................... 20
2.3.1.1. Nội dung ............................................................................................. 20
2.3.1.2. Vận dụng trong nghiên cứu của tác giả ................................................ 21
2.3.2. Lý thuyết hành vi dự định TPB .................................................................. 21
2.3.2.1. Nội dung ............................................................................................. 21
2.3.2.2. Vận dụng trong nghiên cứu của tác giả ................................................ 22
2.3.3. Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ mở rộng UTAUT2
............................................................................................................................ 22
2.3.3.1. Nội dung ............................................................................................. 22
2.3.3.2. Vận dụng trong nghiên cứu của tác giả ................................................ 23
2.4. Phát triển giả thuyết nghiên cứu....................................................................... 24
2.4.1. Giảthuyết: “Hiệu quả mong đợi” có mối tương quan dương đến “Ý định sử
dụng ERP” của người kế toán.............................................................................. 24
2.4.2. Giả thuyết: “Nỗ lực mong đợi” có mối tương quan dương đến “Ý định sử
dụng ERP”của người kế toán. ............................................................................. 25
2.4.3. Giả thuyết: “Ảnh hưởng xã hội” có mối tương quan dương đến “Ý định sử
dụng ERP” của người kế toán.............................................................................. 26
2.4.4. Giả thuyết : “Thái đội đối với việc sử dụng ERP” có mối tương quan dương
đến “Ý định sử dụng ERP” của người kế toán. .................................................... 27
2.4.5. Giả thuyết:“Những điều kiện thuận lợi” có mối tương quan dương đến “Ý
định sử dụng ERP” của người kế toán. ................................................................ 27
2.4.6. Giả thuyết:“Ý định sử dụng ERP” có mối tương quan dương đến “Sử dụng
ERP” của người kế toán. ..................................................................................... 28


2.5. Đề xuất các biến nghiên cứu ............................................................................ 29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 31
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 31

3.2. Thang đo nháp ................................................................................................. 32
3.2.1. Thang đo cho các biến nghiên cứu ............................................................. 32
3.2.2. Thang đo nháp “Hiệu quả mong đợi” ........................................................ 32
3.2.3. Thang đo nháp “Nỗ lực mong đợi” ............................................................ 33
3.2.4. Thang đo nháp “Ảnh hưởng xã hội” .......................................................... 34
3.2.5. Thang đo nháp “Thái độ đối với việc sử dụng ERP” .................................. 34
3.2.6. Thang đo nháp “Những điều kiện thuận lợi” .............................................. 35
3.2.7.Thang đo nháp “Ý định sử dụng ERP” ....................................................... 36
3.2.8. Thang đo nháp “Sử dụng ERP” ................................................................. 36
3.3. Nghiên cứu sơ bộ định tính .............................................................................. 37
3.3.1. Mục tiêu: ................................................................................................... 37
3.3.2. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ định tính .......................................................... 37
3.3.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính ........................................................... 38
3.3.4. Thang đo chính thức sau nghiên cứu định tính ........................................... 38
3.3.4.1. Thang đo của biến độc lập ................................................................... 38
3.3.4.2. Thang đo của biến trung gian .............................................................. 40
3.3.4.3. Thang đo của biến phụ thuộc ............................................................... 41
3.4. Nghiên cứu chính thức định lượng ................................................................... 41
3.4.1. Mục tiêu .................................................................................................... 41
3.4.2. Đối tượng và thời gian thu thập dữ liệu ..................................................... 41
3.4.3. Công cụ thu thập dữ liệu ............................................................................ 41
3.4.4. Thu thập và chuẩn bị dữ liệu...................................................................... 43
3.4.5. Chọn mẫu và xác định kích thước mẫu ...................................................... 43
3.4.6. Phân tích dữ liệu:....................................................................................... 44
3.4.7. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................. 44
3.4.7.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach alpha ...................................... 44
3.4.7.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................ 45
3.4.7.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ...................................................... 46



3.4.7.4. Kiểm định mô hình lý thuyết SEM ...................................................... 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................... 48
4.1.Phân tích thống kê mô tả ............................................................................... 48
4.1.1. Thống kê mô tả mẫu. .............................................................................. 48
4.1.2. Thống kê mô tả thang đo ........................................................................ 49
4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha .............................................. 51
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................. 54
4.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................................... 58
4.4.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình .......................................................... 58
4.4.2.Đánh giá giá trị của thang đo thông qua (1) giá trị hội tụ và (2) giá trị phân
biệt................................................................................................................... 60
4.4.3.Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua (1) hệ số tin cậy tổng hợp và
(2) tổng phương sai trích .................................................................................. 63
4.5. Kiểm định mô hình lý thuyết SEM ............................................................... 64
4.6. Kiểm định sự khác biệt đối với sử dụng ERP theo giới tính, nhóm tuổi, trình
độ học vấn. .......................................................................................................... 67
4.6.1. Kiểm định sự khác biệt đối với sử dụng ERP theo giới tính .................... 67
4.6.2. Kiểm định sự khác biệt đối với sử dụng ERP theo nhóm tuổi ................. 67
4.6.3. Kiểm định sự khác biệt đối với sử dụng ERP theo trình độ học vấn........ 68
4.7. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ....................................................................... 70
CHƯƠNG 5: HÀM Ý NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN ........................................ 73
5.1. Hàm ý nghiên cứu............................................................................................ 73
5.1.1. Hàm ý lý thuyết ......................................................................................... 73
5.1.2. Hàm ý thực tiễn ......................................................................................... 73
5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 74
5.3. Kết luận ........................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
ERP
TAM
TPB
UTAUT

UTAUT2

Nội dung
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise
Resourse Planning)
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance
Model)
Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior)
Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ
UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of
Technology)
Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ mở
rộng UTAUT 2 (Unified Theory of Acceptance and Use of
Technology)


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM ......................................................... 21
Hình 2. 2: Mô hình thuyết hành vi dự định TPB ........................................................ 22
Hình 2. 3: Mô hình UTAUT2 .................................................................................... 23
Hình 2. 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 30

Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................. 31
Hình 4. 1: Kết quả CFA (Chuẩn hóa) ......................................................................... 59
Hình 4. 2: Giá trị hội tụ thang đo ............................................................................... 60
Hình 4. 3: Hệ số tương quan các biến ........................................................................ 62
Hình 4. 4: Kết quả SEM (chuẩn hóa) ......................................................................... 65


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu có liên quan .......................................... 15
Bảng 3. 1: Thang đo nháp “Hiệu quả mong đợi” ........................................................ 33
Bảng 3. 2: Thang đo nháp “Nỗ lực mong đợi” ........................................................... 33
Bảng 3. 3: Thang đo nháp “Ảnh hưởng xã hội” ......................................................... 34
Bảng 3. 4: Thang đo nháp “Thái độ đối với việc sử dụng ERP” ................................. 35
Bảng 3. 5: Thang đo nháp “Những điều kiện thuận lợi” ............................................. 35
Bảng 3. 6: Thang đo nháp “Ý định sử dụng ERP”...................................................... 36
Bảng 3. 7: Thang đo nháp “Sử dụng ERP”................................................................. 36
Bảng 3. 8: Sự điều chỉnh thang đo ............................................................................. 38
Bảng 3. 9: Thang đo chính thức cho biến độc lập ....................................................... 39
Bảng 3. 10: Thang đo chính thức cho biến trung gian ................................................ 40
Bảng 3. 11: Thang đo chính thức cho biến phụ thuộc ................................................. 41
Bảng 4. 1: Thống kế mô tả cho mẫu ........................................................................... 48
Bảng 4. 2: Thống kê mô tả thang đo .......................................................................... 50
Bảng 4. 3: Độ tin cậy của các thang đo ...................................................................... 53
Bảng 4. 4: Phân tích KMO & Bartlett's Test .............................................................. 54
Bảng 4. 5: Phân tích phương sai trích......................................................................... 55
Bảng 4. 6: Pattern Matrix ........................................................................................... 57
Bảng 4. 7: Hệ số tương quan giữa các khái niệm trong mô hình................................. 61
Bảng 4. 8: Kết quả tính độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ................................ 63
Bảng 4. 9: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ................................. 66
Bảng 4. 10: Kết quả thống kê về giới tính của người kế toán ..................................... 67

Bảng 4. 11: Kết quả thống kê về nhóm tuổi của người kế toán ................................... 68
Bảng 4. 12: Kết quả ANOVA về nhóm tuổi ............................................................... 68
Bảng 4. 13: Kết quả thống kê về trình độ học vấn của người kế toán ......................... 69
Bảng 4. 14: Tổng hợp kết quả nghiên cứu .................................................................. 69


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Trong nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay thì đây vừa là cơ hội vừa là
thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Cơ hội thể hiện ở việc các doanh nghiệp
có thể vươn xa ra thế giới. Thách thức lớn vì trong bối cảnh này, điều tất yếu để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển là phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh
tranh bằng cách đầu tư vào công nghệ, cải thiện năng lực quản trị và gia tăng năng
suất. Trong bối cảnh này, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là công cụ cực
kỳ quan trọng góp phần vào việc giúp doanh nghiệp đạt được vị thế của mình
(Keong et al., 2012).
Thời gian qua, các công ty trên khắp thế giới đã triển khai các hệ thống hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để có một hệ thống thông tin chuẩn hóa trong
tổ chức của mình. Trong khi hàng triệu Đô la đã được chi cho việc triển khai các hệ
thống ERP, các nghiên cứu trước đó đã nhận thấy rằng người dùng tiềm năng vẫn
có thể không sử dụng chúng (Gumussoy et al., 2007). Đầu tư vào ERP tiêu tốn
lượng tài chính lớn vì vậy đòi hỏi việc sử dụng hiệu quả hệ thống này phải đạt được
để đáp ứng những mong đợi của doanh nghiệp về lợi ích khi sử dụng công nghệ
(Amoako-Gyampah, 2007).
Hệ thống ERP có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các tập
đoàn đa quốc gia lớn cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi thực hiện một hệ
thống ERP đòi hỏi nguồn lực tài chính, thời gian và cam kết của một tổ chức và
điều quan trọng cần quan tâm là người dùng trong tổ chức sẽ chấp nhận ERP như

thế nào và thái độ của họ đối với ERP ra sao (Garača, 2011).
Để khai thác triệt để tiềm năng của các công nghệ phức tạp, các doanh nghiệp
phải cố gắng thúc đẩy sự chấp nhận công nghệ của người dùng. Hoạt động có chủ ý
này phải nhận ra sự phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức , ý định và sử
dụng công nghệ thông tin của cá nhân (Youngberg et al., 2009).
Việc thực hiện ERP thường thất bại nguyên nhân một phần là do người dùng
tiềm năng chống lại sự thay đổi. Sự sẵn sàng đóng một vai trò tích cực trong việc


2

giảm lại sự chống đối đó (Kwahk and Lee, 2008). Mặc dù lợi ích mong đợi từ việc
sử dụng ERP là rất cao nhưng việc triển khai các hệ thống doanh nghiệp (ESEnterprise systems) thường có một tỷ lệ thất bại lớn. Một lý do thường được tìm
thấy đó là trong việc triển khai ES với bối cảnh sử dụng bắt buộc là sự không sẵn
lòng của người dùng cuối để sử dụng các hệ thống mới hoặc phá hoại chúng
(Kwahk et al.,2018).
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một trong những chọn
lựa được chấp nhận rộng rãi nhất để có được lợi thế cạnh tranh cho các công ty sản
xuất (Zhang et al., 2005). Tuy nhiên các tổ chức hiếm khi sử dụng các hệ thống này
ở mức tối đa và đạt được lợi tức đầu tư dự kiến (Po-An Hsieh and Wang, 2007).
Mặc dù việc sử dụng ERP là bắt buộc trong một tổ chức, nhưng việc triển khai ERP
liên quan đến quá trình tổ chức lại, cho dù nhân viên thực sự chấp nhận hệ thống
vẫn có ảnh hưởng từ sức đề kháng của họ vào sự thành công trong việc thực hiện
ERP (Hou et al, 2016).
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp nếu được thực hiện thành công
có thể mang lại những lợi ích mang tính chiến lược, mang lại những lợi ích trong
việc cung cấp thông tin và hoạt động cho những doanh nghiệp đang sử dụng ERP.
Việc thực hiện không thành công hoặc không tận dụng hết tiềm năng của hệ thống
sẽ gây tổn thất tài chính nặng nề. (Muscatello et al.,2003).
Các nhà quản trị luôn hướng sự chú ý đến việc sử dụng hiệu quả nhất hệ thống,

đặc biệt là kể từ khi nguồn lực đáng kể đã được đầu tư vào việc thực hiện ERP
(Moon, 2007). Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm để hiểu tại sao việc sử dụng
ERP giữa các thành viên của tổ chức thường ở mức độ chiếu lệ (Lim et al., 2005).
Nghiên cứu Jean-Baptiste (2009) xem xét những đóng góp của người kế toán
trong cả giai đoạn triển khai và cả giai đoạn sử dụng ERP, kết quả nghiên cứu nhận
thấy có mối tương quan dương đáng kể giữa sự đóng góp của người kế toán vào
việc thực hiện ERP thành công. Nghiên cứu cũng xác nhận rằng người kế toán có
nhiều khả năng tham gia vào các nhóm hỗ trợ thực hiện ERP khi họ có kỹ năng kỹ
thuật.


3

Tác giả nhận thấy nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sử dụng ERP của
người kế toán là đề tài cần thiết để thực hiện. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện chưa có
nghiên cứu nào về vấn đề này (trong khả năng tìm kiếm tài liệu của tác giả). Qua
việc tổng quan các nghiên cứu trên thế giới, tác giả nhận thấy kết quả nghiên về chủ
đề này còn thiếu nhất quán. Cụ thể, Alleyne and Lavine (2013); Chauhan and
Jaiswal (2016) phát hiện rằng nhân tố “Ảnh hưởng xã hội’ không có mối tương
quan đáng kể đến ý định sử dụng ERP, nhưng nghiên cứu của Im et al. (2011);
Venkatesh et al.(2012) lại kết luận “Ảnh hưởng xã hội” có mối tương quan dương
đáng kể đến ý định sử dụng ERP. Hoặc như mối tương quan dương giữa “Thái độ
đối với việc sử dụng ERP” và “Ý định sử dụng ERP” thì được ủng hộ trong nghiên
cứu của Alleyne and Lavine (2013) nhưng lại không được ủng hộ trong nghiên cứu
của Venkatesh et al. (2003). Trong các nghiên cứu trước, còn có nhiều nhân tố khác
ảnh hưởng đến việc chấp nhận công nghệ của người dùng có sự xung đột về kết
quả.
Kế toán đóng vai trò không thể thiếu trong tất cả các doanh nghiệp, kế toán với
vai trò cung cấp thông tin kịp thời sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và
việc sử dụng ERP sẽ đảm bảo vai trò này. Do đó xem xét nhân tố tác động đến sử

dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trên phương diện của
người kế toán tại Việt Nam và TP Hồ Chí Minh nói riêng là điều cần thiết.
Thực trạng sử dụng ERP tại Việt Nam, cụ thể là TP. HCM cho thấy còn gặp
nhiều khó khăn trong việc người dùng, đặc biệt là người làm kế toán chưa sẵn sàng
và chưa tích cực trong việc sử dụng hệ thống.
Vì những lý do trên, đề tài “Các nhân tố tác động đến sử dụng hệ thống
hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của người kế toán: Trường hợp tại
thành phố Hồ Chí Minh” được tác giả thực hiện nghiên cứu cho luận văn của
mình. Tác giả lựa chọn bối cảnh nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh vì đây là thành phố
phát triển, đa dạng ngành nghề và thị trường cạnh tranh khốc liệt buộc các doanh
nghiệp phải đầu tư vào công nghệ (ERP) để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.


4

2. Mục tiêu nghiên cứu/Câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của luận văn là xác định các nhân tố tác động (trực tiếp và
gián tiếp) đến sử dụng ERP của người kế toán tại TP Hồ Chí Minh.
 Mục tiêu cụ thể (Câu hỏi nghiên cứu)
Tác giả phát biểu mục tiêu cụ thể ở dạng câu hỏi và đó là câu hỏi nghiên cứu
(Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Các nhân tố nào tác động đến ý định sử dụng ERP và từ đó tác động đến sử
dụng ERP của người kế toán tại TP. Hồ Chí Minh?.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến sử dụng ERP của người kế
toán.
 Đối tượng khảo sát: Người làm kế toán (Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp,
kế toán viên) của các doanh nghiệp đang sử dụng ERP tại TP.HCM.
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh trong

khoảng thời gian từ tháng 03->09/2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra và trả lời được ccâu hỏi nghiên cứu, tác giả sử
dụng phương pháp định lượng là chủ yếu và có sử dụng phương pháp định tính để
bổ trợ. Luận văn được thực hiện theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính sử dụng công cụ thảo luận tay đôi với ba
đối tượng sau: Chuyên gia kinh tế, người triển khai ERP, kế toán đang sử dụng ERP
để điều chỉnh thang đo, thang đo sau khi điều chỉnh sẽ phục vụ cho nghiên cứu định
lượng.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Tác giả thu thập dữ liệu dựa vào bảng câu hỏi khảo sát chi tiết dưới dạng câu
hỏi đóng 5 cấp độ (Likert) – Đây là loại câu hỏi phù hợp với nghiên cứu định lượng,


5

với công cụ sử dụng là khảo sát trực tiếp bằng giấy và khảo sát bằng Google Docs
đến người làm kế toán tại TP Hồ Chí Minh. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu
thuận tiện và phi xác suất. Bảng câu hỏi sau khi thu thập sẽ được chọn lọc để loai bỏ
những bảng trả lời bất ổn, sau đó sẽ được mã hóa bằng Excel và đưa vào phần mềm
SPSS 20 để xử lý thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định ANOVA về sự khác biệt trong sử dụng
ERP giữa giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn. Tiếp theo, tác giả sử dụng phần
mềm AMOS 20 để phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu
trúc tuyến tính SEM.
5. Đóng góp của nghiên cứu.
Trong phạm vi tìm hiểu của tác giả thì đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về
các nhân tố tác động đến sử dụng hệ thống ERP của người kế toán tại Việt Nam.
Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này. Từ đó bổ
sung một hướng nghiên cứu mới để các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể tiến

hành.
Nghiên cứu này có giá trị thực tiễn đối với nhà quản trị công ty, nhà cung cấp
ERP và các nhà tư vấn độc lập cho dự án ERP, giúp phát hiện nhân tố nào tác động
đến việc sử dụng ERP của người kế toán để từ đó có chiến lược cho phù hợp.
6. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Hàm ý nghiên cứu và kết luận


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Một số nghiên cứu có liên quan trên thế giới
Qua việc tổng quan những nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy rằng trên thế

giới đã có những nhà khoa học từng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng và từ đó tác động đến việc sử dụng: Venkatesh et al., Im et al, Alleyne
and Lavine, …
Những nhà nghiên cứu này chủ yếu theo trường phái định lượng. Trong đó
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng và từ đó tác động đến sử dụng gồm có:
Hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, thái độ đối với việc sử
dụng, những điều kiện thuận lợi, nội lực của bản thân, động lực hưởng thụ,…Sau
đây, tác giả sẽ phân tích theo từng nhân tố đã được khám phá:
1.1.1. Nhân tố “Hiệu quả mong đợi”

Nhân tố “Hiệu quả mong đợi” được các nghiên cứu trước nhận định là có mối
tương quan dương với ý định sử dụng hệ thống ERP (Venkatesh et al., 2003;
Alleyne and Lavine, 2013; Chauhan and Jaiswal, 2016; Costa et al., 2016;
Venkatesh et al.,2012; Keong et al., 2012; Im et al., 2011..) cụ thể như sau:
Brown et al đã nghiên cứu về sự chấp nhận công nghệ của người dùng trong
môi trường sử dụng bắt buộc thì đã đưa ra kết luận là cảm nhận tính hữu ích là một
chỉ báo không quan trọng đến ý định sử dụng, tuy nhiên nhận thức tính hữu ích lại
là một nhân tố quan trọng về thái độ, giải thích 55% sự khác biệt về thái độ của
người dùng đối với công nghệ (Brown et al., 2002).
Venkatesh et al đã tổng hợp được có năm khái niệm từ các mô hình khác
nhau liên quan đến hiệu quả mong đợi, đó là cảm nhận tính hữu ích, động lực bên
ngoài, công việc phù hợp, các lợi ích liên quan và kỳ vọng kết quả. Kết quả nghiên
cứu ông đã phát hiện ra rằng “hiệu quả mong đợi” tác động thuận chiều đến ý định
sử dụng, nam giới và nhóm người trẻ tuổi thì có tác động mạnh mẽ hơn nữ giới và
nhóm người lớn tuổi (Venkatesh et al., 2003).


7

Nghiên cứu của Amoako- Gyampah and Salam đưa ra kết luận đó là không
có mối quan hệ giữa cảm nhận tính hữu ích của công nghệ đến ý định sử dụng công
nghệ (Amoako-Gyampah and Salam, 2004). Tuy nhiên trong nghiên cứu khác của
Amoako-Gyampah lại có kết quả ngược lại, nhà nghiên cứu đã nêu lên giả thuyết:
Trong môi trường triển khai ERP, cảm nhận tính hữu ích của công nghệ sẽ có tác
động trực tiếp thuận chiều lên ý định sử dụng công nghệ. Và phát hiện của
Amoako-Gyampah qua bài nghiên cứu đã ủng hộ giả thuyết đưa ra (AmoakoGyampah, 2007).
Nghiên cứu của Hwang có kết luận rằng: Cảm nhận tính hữu ích có ý nghĩa
quan trọng trong việc ảnh hưởng đến ý định sử dụng (Hwang, 2005). Nghiên cứu
của Shih đã thu được kết quả là: Sự hữu ích có mối tương quan dương đến thái độ
và sử dụng (Shih, 2006).

Nghiên cứu Gumussoy, Calisir and Bayram đã kết luận rằng: Cảm nhận
tính hữu ích là yếu tố quyết định đến ý định hành vi để sử dụng hệ thống, ngoài ra
cảm nhận sự hữu ích ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sử dụng hệ thống
(Gumussoy, Calisir and Bayram, 2007).
Nghiên cứu của Kwahk and Lee đã tìm thấy mối tương quan như sau: Sự sẵn
sàng thay đổi ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng ERP thông qua nhân tố cảm
nhận tính hữu ích. Điều này cũng có nghĩa là nhân tố cảm nhận tính hữu ích tác
động trực tiếp đến ý định sử dụng ERP (Kwahk and Lee, 2008).
Garača đã chỉ ra rằng cảm nhận tính hữu ích của hệ thống ERP có đóng góp
đáng kể đến sự hài lòng đối với hệ thống ERP và gián tiếp ảnh hưởng đến ý định sử
dụng ERP (Garača, 2011).
Hai tác giả Alleyne and Lavine trong nghiên cứu của mình đã đưa ra giả
thuyết rằng hiệu quả mong đợi càng cao thì sẽ càng tác động đến ý định sử dụng hệ
thống ERP (Alleyne and Lavine, 2013). Nhà nghiên cứu đã lập luận như sau: Theo
Venkatesh et al đã định nghĩa “hiệu quả mong đợi” là mức độ mà một cá nhân tin


8

rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ đạt được lợi ích về công việc (Venkatesh et
al., 2003) và dựa vào các nghiên cứu trước hai tác giả đã đúc kết được việc nhận
thức về tính hiệu quả càng cao thì làm tăng ý định sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng hiệu quả mong đợi là nhân tố dự báo quan trọng về ý định hành vi sử
dụng hệ thống ERP (Alleyne and Lavine, 2013).
Cảm nhận tính hữu ích tương quan dương đến việc triển khai ERP thành
công, điều này được đề cập trong nghiên cứu của Hou, Chen and Shang (Hou,
Chen and Shang, 2016).
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy kết quả tương tự là hiệu qủa mong đợi tác
động cùng chiều đến ý định sử dụng ERP (Chauhan and Jaiswal, 2016; Costa et al.,
2016; Venkatesh, Thong and Xu, 2012; Keong et al., 2012; Im, Hong and Kang,

2011; Kwahk and Ahn, 2010).
1.1.2. Nhân tố “ Nỗ lực mong đợi”
Tác giả Venkatesh đã tổng hợp được ba khái niệm tương đồng với nỗ lực
mong đợi, đó là: Cảm nhận dễ sử dụng, mức độ phức tạp và dễ sử dụng. Tác giả dự
đoán ảnh hưởng của nỗ lực mong đợi đến ý định sử dụng sẽ mạnh mẽ hơn đối với
phụ nữ trẻ tuổi và ít kinh nghiệm. Kết quả có sự khác biệt so với dự đoán ban đầu,
đó là “nỗ lực mong đợi” tác động đến ý định sử dụng bị ảnh hưởng mạnh hơn đối
với nữ giới, ít kinh nghiệm nhưng là người lớn tuổi (Venkatesh et al., 2003).
Nghiên cứu của Hwang có kết luận rằng: Cảm nhận dễ sử dụng không có ảnh
hưởng đáng kể đến cảm nhận sự hữu ích nhưng lại có mối tương quan dương đến ý
định sử dụng (Hwang, 2005). Trong khi đó, tác giả Shih đã nghiên cứu và đưa ra
kết quả: Dễ sử dụng tác động trực tiếp và thuận chiều đến sự hữu ích và đến thái độ
(Shih, 2006).
Amoako-Gyampah đã nêu lên giả thuyết: Cảm nhận về tính dễ sử dụng của
công nghệ sẽ có tác động trực tiếp thuận chiều lên ý định sử dụng công nghệ. Và giả
thuyết đã được kiểm nghiệm là đúng (Amoako-Gyampah, 2007). Nghiên cứu của


9

Gumussoy et al. đã đưa ra kết quả là cảm nhận dễ sử dụng đã ảnh hưởng đến cảm
nhận tính hữu ích (Gumussoy et al., 2007). Nghiên cứu của Kwahk and Lee đã
cung cấp rằng sự sẵn sàng thay đổi ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng ERP
thông qua nhân tố cảm nhận dễ sử dụng, điều này cũng có nghĩa là nhân tố cảm
nhận dễ sử dụng tác động trực tiếp đến ý định sử dụng ERP (Kwahk and Lee,
2008). Kết quả nghiên cứu của Garača đã chỉ ra rằng cảm nhận dễ sử dụng hệ
thống ERP có đóng góp đáng kể đến sự hài lòng đối với hệ thống ERP và gián tiếp
ảnh hưởng đến ý định sử dụng ERP (Garača, 2011).
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Venkatesh et al. (2012); Keong et al.
(2012); Im, Hong and Kang (2011) cũng cung cấp bằng chứng cho thấy nỗ lực

mong đợi có mối tương quan dương với ý định sử dụng ERP.
Hai nhà nghiên cứu Alleyne and Lavine nêu ra rằng Venkatesh et al đã xác
định “nỗ lực mong đợi” là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ
thể sẽ không còn quá nỗ lực (Venkatesh et al., 2003) và dựa theo các nghiên cứu
trước đây đã thấy nhân tố nỗ lực mong đợi ảnh hưởng đáng kể đến hành vi sử dụng
công nghệ của người dùng trong môi trường kế toán, từ đó Alleyne and Lavine dự
đoán nỗ lực mong đợi càng cao thì sẽ càng tác động đến ý định sử dụng hệ thống
ERP và kết quả nghiên cứu đã giống như dự đoán (Alleyne and Lavine, 2013).
Tác giả Chauhan and Jaiswal đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nỗ lực mong
đợi và ý định sử dụng ERP thì thấy nỗ lực mong đợi có mối tương quan dương đến
ý định sử dụng ERP (Chauhan and Jaiswal, 2016). Costa et al đã đưa ra kết luận
trong bài nghiên cứu của họ, đó là cảm nhận dễ sử dụng sẽ tác động đến ý định sử
dụng (Costa et al., 2016).Kết quả nghiên cứu của Hou, Chen and Shang đã phát
hiện ra rằng: Cảm nhận dễ sử dụng có mối tương quan dương đến cả cảm nhận tính
hữu ích và việc triển khai ERP thành công (Hou, Chen and Shang, 2016).


10

1.1.3. Nhân tố “Ảnh hưởng xã hội”
Nhân tố ảnh hưởng xã hội đã được các nghiên cứu trước tìm thấy là có mối
tương quan dương với ý định sử dụng ERP (Venkatesh et al., 2003; Alleyne and
Lavine, 2013; Chang et al., 2008; Venkatesh, Thong and Xu, 2012; Keong et al.,
2012; Im, Hong and Kang, 2011). Ngược lại với các tác giả này thì nghiên cứu của
Chauhan and Jaiswal (2016) đã xác nhận rằng không có ảnh hưởng đáng kể của ảnh
hưởng xã hội đến ý định sử dụng ERP.
Các nhà nghiên cứu Brown et al đã đưa ra kết luận chuẩn chủ quan ảnh
hưởng đáng kể đến ý định sử dụng ERP (Brown et al., 2002). Venkatesh đã tổng
hợp được ba khái niệm tương đồng với ảnh hưởng xã hội: Chuẩn chủ quan, các yếu
tố xã hội và hình ảnh. Ông dự đoán tác động của ảnh hưởng xã hội lên ý định sử

dụng sẽ được điều tiết theo giới tính, tuổi tác, sự tự nguyện và kinh nghiệm, và ảnh
hưởng sẽ mạnh hơn đối với phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là trong môi trường bắt buộc
và giai đoạn đầu của trải nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tác động này
mạnh mẽ hơn cho nữ giới lớn tuổi, trong môi trường sử dụng công nghệ bắt buộc và
những người ít kinh nghiệm (Venkatesh et al., 2003)
Nghiên cứu Gumussoy et al đã kết luận rằng chuẩn chủ quan là yếu tố quyết
định đến ý định sử dụng hệ thống (Gumussoy et al., 2007). Nhóm tác giả Chang et
al đưa ra giả thuyết rằng các yếu tố xã hội có mối tương quan dương đến sử dụng hệ
thống ERP, và nhà nghiên cứu đã lập luận cho giả thuyết như sau: Khái niệm về các
yếu tố xã hội không chỉ bao gồm cam kết của nhà quản lý cấp cao mà còn cả sự
mong đợi và áp lực từ các bên và đồng nghiệp mà người dùng ERP tương tác. Việc
triển khai và sử dụng thành công hệ thống ERP đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các bên và các phòng ban khác nhau trong công ty. Do đó, ảnh hưởng xã hội
dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sử dụng ERP của người dùng và
kết quả nghiên cứu thể hiện đúng như dự đoán (Chang et al., 2008).
Tác giả Alleyne and Lavine đã nghiên cứu liệu rằng ảnh hưởng xã hội có
mối tương quan dương đến ý định sử dụng ERP hay không? Và kết quả nghiên cứu


11

cho thấy ảnh hưởng xã hội được tìm thấy là có ảnh hưởng không đáng kể đến ý định
sử dụng ERP (Alleyne and Lavine, 2013). “Ảnh hưởng xã hội” trong môi trường
công nghệ thông tin được hiểu theo Venkatesh et al là mức độ mà một cá nhân nhận
thức được rằng những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới
(Venkatesh et al., 2003).
1.1.4. Nhân tố “Thái độ đối với việc sử dụng”
Trong nghiên cứu của Brown et al đã đưa ra kết quả đúng như dự đoán ban
đầu đó chính là mối quan hệ giữa thái độ đối với việc sử dụng và ý định hành vi thì
không quan trọng (Brown et al., 2002). Venkatesh et al. đã định nghĩa thái độ đối

với việc sử dụng công nghệ là phản ứng chung của một cá nhân khi sử dụng một hệ
thống. Bốn khái niệm từ các mô hình kháctương đồng với định nghĩa này: “Thái độ
đối với hành vi”, “động lực nội tại”, “ảnh hưởng đến việc sử dụng” và “ảnh hưởng”.
Trong việc kiểm tra bốn khái niệm này thì đều tập trung vào sở thích, hưởng thụ,
niềm vui, và sự hài lòng liên quan đến việc sử dụng công nghệ (Venkatesh et al.,
2003). Ông cho rằng thái độ đối với việc sử dụng công nghệ sẽ không có ảnh hưởng
đáng kể đến hành vi ý định, và kết quả nghiên cứu đã ủng hộ dự đoán đó của ông
(Venkatesh et al., 2003).
Amoako-Gyampah and Salam dự đoán rằng thái độ đối với việc sử dụng
ERP sẽ có tác động trực tiếp thuận chiều lên ý định sử dụng ERP. Và dự đoán đã
đúng với phát hiện của nghiên cứu (Amoako-Gyampah and Salam, 2004).
Nghiên cứu của Shih đã đưa ra kết quả rằng thái độ đối với việc sử dụng có
tác động trực tiếp và cùng chiều đến sử dụng (Shih, 2006). Nghiên cứu của Kwahk
and Ahn xác định thái độ đối với việc thay đổi có ảnh hưởng đáng kể đến cảm nhận
tính hữu ích (Kwahk and Ahn, 2010).
Nghiên cứu của Alleyne and Lavine đã đưa ra giả thuyết là Thái độ tích cực
đối với việc sử dụng hệ thống ERP sẽ tăng cao ý định sử dụng ERP. Để đưa ra giả
thuyết, nhà nghiên cứu đã dựa trên những phát hiện từ các nghiên cứu trước. TAM


12

đã xác định rằng ý định sử dụng công nghệ thông tin của một người bị ảnh hưởng
bởi thái độ của họ đối với việc sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giả thuyết
nêu ra đã được ủng hộ (Alleyne and Lavine, 2013).
1.1.5. Nhân tố “Những điều kiện thuận lợi”
Venkatesh đã tổng hợp khái niệm những điều kiện thuận lợi được thể hiện
bằng ba cấu trúc: Kiểm soát hành vi nhận thức, tạo điều kiện và tính tương thích.
Venkatesh lập luận rằng, khi có sự xuất hiện của nhân tố “ Hiệu quả mong đợi” và
“nỗ lực mong đợi” thì điều kiện thuận lợi trở nên không quan trọng trong việc dự

đoán ý định hành vi, vì vậy ông đã đưa ra giả thuyết rằng điều kiện thuận lợi sẽ
không có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi, và dự đoán này đã được kiểm
chứng đúng với kết quả nghiên cứu (Venkatesh et al., 2003).
Nhóm tác giả Chang et al dự đoán những điều kiện thuận lợi có mối tương
quan dương đến sử dụng hệ thống ERP, tuy nhiên kết quả lại đưa ra rằng giữa
chúng không có mối tương quan đáng kể (Chang et al., 2008).
Nhóm tác giả Im, Hong and Kang đã góp phần ủng hộ mối quan hệ tác động
thuận chiều giữa điều kiện thuận lợi đến đến việc sử dụng của người dùng (Im,
Hong and Kang, 2011).
Venkatesh et al đưa ra hai giả thuyết đó là; Những điều kiện thuận lợi sẽ ảnh
hưởng trực tiếp thuận chiều đến ý định sử dụng và cả đến việc sử dụng. Kết quả
nghiên cứu đã ủng hộ hai giả thuyết này (Venkatesh, Thong and Xu, 2012). Các tác
giả Keong et al đã đưa ra giả thuyết nghiên cứu đó là điều kiện thuận lợi có mối
tương quan dương đến ý định sử dụng ERP và giả thuyết này đã được ủng hộ
(Keong et al., 2012).
Đồng tác giả Alleyne and Lavine diễn giải rằng “điều kiện thuận lợi” là mức
độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thật và tổ chức sẽ hỗ trợ việc sử dụng
hệ thống (Venkatesh et al., 2003) và hai tác giả đã đưa ra giả thuyết điều kiện thuận
lợi mà càng tăng thì làm cho việc sử dụng ERP tăng. Như vậy, trong bài nghiên cứu
của mình, điều kiện thuận lợi tác giả dự đoán sẽ có mối tương quan dương đến sử
dụng ERP. Kết quả bài nghiên cứu đã ủng hộ cho giả thuyết đặt ra (Alleyne and


13

Lavine, 2013). Điều kiện thuận lợi tác động thuận chiều đến sử dụng ERP cũng đã
được hai tác giả Chauhan and Jaiswal xác nhận (Chauhan and Jaiswal, 2016).
1.1.6. Nhân tố “Nội lực của bản thân”
Venkatesh đã cho rằng nội lực của bản thân sẽ không có ảnh hưởng đáng kể
đến ý định hành vi, ông lập luận rằng nội lực của bản thân đã gián tiếp ảnh hưởng

đến kỳ vọng nỗ lực nên không ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng, và kết quả
nghiên cứu đã ủng hộ giả thuyết ông đưa ra (Venkatesh et al., 2003).
Nghiên cứu của Shih đã thu được kết quả là: Nội lực của bản thân có mối
tương quan dương đến sự hữu ích và dễ sử dụng (Shih, 2006). Nghiên cứu của
Kwahk and Ahn có kết quả rằng nội lực của bản thân có ảnh hưởng đáng kể đến
cảm nhận tính hữu ích (Kwahk and Ahn, 2010).
Nội lực của bản thân chính là nhận thức của một người hoặc niềm tin vào khả
năng của người đó khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Niềm tin về mức độ khó
khăn hoặc dễ dàng sẽ tác động đến cách cá nhân xử lý một tình huống cu thể. Tác
giả đưa ra giả thuyết sau: Nội lực của bản thân cao thì sẽ tăng cao ý định sử dụng hệ
thống ERP và kết quả nghiên cứu đã cho thấy “ nội lực của bản thân” là nhân tố
quan trọng quyết định đến hành vi ý định sử dụng ERP (Alleyne and Lavine, 2013)
1.1.7. Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định sử dụng và sử dụng công nghệ
Venkatesh đự đoán ý định sử dụng có mối tương quan dương đến sử dụng.
Trong đó thang đo “ý định sử dụng hệ thống” mà Venkatesh đưa ra đó là: Tôi dự
định, tôi dự đoán và tôi có kế hoạch sẽ sử dụng hệ thống trong bao nhiêu tháng sắp
tới. Kết quả là ý định sử dụng đã tác động trực tiếp đến sử dụng hệ thống
(Venkatesh et al., 2003).
Nhóm tác giả Im, Hong and Kang đã đặt ra giả thuyết và kiểm chứng thành
công mối tương quan dương giữa ý định sử dụng công nghệ đến việc sử dụng công
nghệ của người dùng (Im, Hong and Kang, 2011). Venkatesh et al đự đoán ý định
sử dụng có mối tương quan dương đến sử dụng (Venkatesh, Thong and Xu, 2012).


14

Hai nhà nghiên cứu Alleyne và Lavie đã sử dụng khái niệm “ý định sử dụng”
của Davis et al: Ý định sử dụng là mức độ của một cá nhân có ý định thực hiện một
hành vi hoặc hành động cụ thể (Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, 1989).
Hai nhà nghiên cứu đã lập luận rằng ý định hành vi là một yếu tố dự báo mạnh mẽ

về hành vi thực tế, và kết luận chứng minh lập luận của 2 tác giả là đúng: Ý định sử
dụng ERP ảnh hưởng thuận chiều đến sử dụng ERP (Alleyne and Lavine, 2013).
Đồng tác giả Chauhan and Jaiswal đã đưa ra giả thuyết là ý định sử dụng
ERP có mối tương quan dương đến sử dụng ERP, và kết quả nghiên cứu đả ủng hộ
cho giả thuyết này (Chauhan and Jaiswal, 2016). Costa et al đã dự đoán ý định sử
dụng ERP sẽ tương quan dương đến sử dụng ERP và kết quả đã xác thực dự đoán
đó là đúng (Costa et al., 2016).
1.1.8. Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố đã nhóm như trên, còn có các nhân tố khác đã được
Venkatesh nghiên cứu: Động lực hưởng thụ, giá cả, thói quen. Theo ông, các nhân
tố này sẽ có mối tương quan dương đến ý định sử dụng công nghệ (Venkatesh et al.,
2012).
Ngoài ra còn có nhân tố trình độ học vấn quyết định đến ý định sử dụng hệ
thống thông qua kết quả nghiên cứu của Gumussoy et al (Gumussoy et al., 2007).
1.2.

Một số nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam
Trong phạm vi tìm hiểu của mình, tác giả thấy hiện nay bị hạn chế các nghiên

cứu về sử dụng ERP của người kế toán, đa số chỉ nghiên cứu đến ý định ứng dụng
thương mại điện tử, ý định sử dụng phần mềm kế toán.


15

Bảng 1. 1: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu có liên quan

STT

Tác giả


1

Chauhan
and
Jaiswal

2

Costa et
al

3

Hou et al

Năm

Biến
độc
lập
X1
(Nhó
m các
khái
niệm
tương
đổng)

Biến

độc
lập X2
(Nhó
m các
khái
niệm
tương
đổng)

Biến
độc
lập X3
(Nhó
m các
khái
niệm
tương
đổng)

2016

Hiệu
quả
mong
đợi

Nỗ lực
mong
đợi


Ảnh
hưởng
xã hội

2016

Cảm
nhận
tính
hữu
ích

Cảm
nhận
về tính
dễ sử
dụng

2016

Cảm
nhận
tính
hữu
ích

Cảm
nhận
dễ sử
dụng


2013

Hiệu
quả
mong
đợi

Nỗ lực
mong
đợi

Ảnh
hưởng
xã hội

2012

Hiệu
quả
mong
đợi

Nỗ lực
mong
đợi

Ảnh
hưởng
xã hội


Nỗ lực
mong
đợi

Ảnh
hưởng
xã hội

Ảnh
hưởng
xã hội

4

Alleyne
and
Lavine

5

Venkates
h et al.

6

Keong et
al

2012


Hiệu
quả
mong
đợi

7

Im et al.

2011

Hiệu
quả
mong
đợi

Nỗ lực
mong
đợi

2011

Cảm
nhận
tính
hữu
ích

Cảm

nhận
dễ sử
dụng

8

Garača

9

Kwahk
and Ahn

10

Chang et
al

2010

2008

Biến
độc
lập
X4

Biến
độc lập
X5


Ảnh
hưởng
xã hội

Các biến
độc lập
khác
không
đưa vào
mô hình
X7

Những
điều
kiện
thuận
lợi

Thái
độ đối
với
việc
sử
dụng

Những
điều
kiện
thuận

lợi
Những
điều
kiện
thuận
lợi
Những
điều
kiện
thuận
lợi
Những
điều
kiện
thuận
lợi

Thái
độ đối
với
việc
sử
dụng

Cảm
nhận
dễ sử
dụng

Biến

độc
lập
X6

Những
điều
kiện
thuận
lợi

Nội
lực
của
bản
thân
Động lực
hưởng
thụ,giá
cả,thói
quen

Biến
trung
gian
(Z)

Biến
phụ
thuộc
(Y)


Kết quả
(=>: Tác động
trực tiếp
(+): Thuân
chiều)

Ý định
sử
dụng

Sử
dụng

X1,X2 =>Z(+)
X3 KO =>Z
X5 =>Y(+)

Ý định
sử
dụng

Sử
dụng

X1,X2 =>Z(+)
Z =>Y(+)

Triển
khai

ERP
thành
công

X1,X2 =>Y(+)

Ý định
sử
dụng

Sử
dụng

X1,X2,X4,X6=
>Z(+)
X3 KO=>Z
Z =>Y(+)

Ý định
sử
dụng

Sử
dụng

X1,X2,X3,X7
=>Z(+)
X5 =>Z,Y(+)
Z =>Y(+)


Ý định
sử
dụng

X1,X2,X3,X5
=>Y(+)

Ý định
sử
dụng

Sử
dụng

X1,X2,X3
=>Z(+)
Z =>Y(+)

Sự hài
lòng

Ý định
sử
dụng

X1 =>Z(+)
Z =>Y(+)

Cảm
nhận

tính
hữu
ích

Ý định
sử
dụng

X2=>Z(+)
X4 =>Y(+)
Z =>Y(+)

Sử
dụng

X3 =>Y(+)
X5 KO=>Y


×