Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu, trường hợp các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------

HỒ THỊ KIM YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN
DỤNG ĐẾN NỢ XẤU, TRƯỜNG HỢP CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------

HỒ THỊ KIM YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN
DỤNG ĐẾN NỢ XẤU, TRƯỜNG HỢP CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH



Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính tôi nghiên
cứu dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Định. Các số liệu sử dụng phân
tích trong luận văn có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Hồ Thị Kim Yến


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................................. 1

1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ........................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4

1.6. Bố cục luận văn ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY ................................................................................. 5

2.1. Tổng quan lý thuyết về nợ xấu và tăng trưởng TDNH .......................................... 5
2.1.2 Nợ xấu........................................................................................................... 5
2.1.2 Tín dụng ngân hàng và tăng trưởng TDNH ................................................. 8
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ................................................................ 10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................. 18

3.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 18
3.1.1 Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) ............................................ 18
3.1.2 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng động GMM ................................................... 20

3.2. Mô tả biến ............................................................................................................. 22
3.2.1 Biến phụ thuộc ..................................................................................................... 22
3.2.2. Biến kiểm tra tính vững....................................................................................... 23
3.2.3 Biến giải thích ...................................................................................................... 23


3.3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ............................... 28

4.1 Thống kê mô tả và hệ số tương quan ...................................................................... 28
4.2 Kết quả thực nghiệm............................................................................................... 31
4.2.1 Tác động của tăng trưởng tín dụng đối với nợ xấu: Hồi quy với OLS ...... 31
4.2.2 Tác động của tăng trưởng tín dụng đối với nợ xấu: Hồi quy với GMM .... 35
4.2.3 Kiểm tra tính vững bổ sung cho hiệu quả của tăng trưởng tín dụng đối
với nợ xấu của ngân hàng ........................................................................................... 39
4.3. Ảnh hưởng của nợ xấu đến ROA ........................................................................... 41

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .......................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
OLS
GMM
NHTM

Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
Phương pháp hồi quy ước lượng dữ liệu bảng động
Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

WB

Ngân hàng thế giới

VAMC

Công ty quản lý tài sản Việt Nam

SBV

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam


ECB

Ngân hàng Trung ương Châu Âu

TDNH

Tín dụng ngân hàng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Cung cấp số liệu thống kê tóm tắt cho các biến chính.
Bảng 4.2: Trình bày hệ số tương quan
Bảng 4.3: Trình bày kết quả hồi quy OLS của tỷ lệ nợ xấu trên tài sản NPLTA
Bảng 4.4: Báo cáo kết quả của các hồi quy OLS sử dụng NPLTL làm biến phụ
thuộc
Bảng 4.5: Trình bày kết quả GMM sử dụng NPLTA làm biến phụ thuộc
Bảng 4.6: Trình bày kết quả GMM sử dụng NPLTL làm biến phụ thuộc
Bảng 4.7: Báo cáo kết quả của hồi quy OLS sử dụng LLRTA làm biến phụ thuộc
Bảng 4.8: Trình bày tác động của Tỷ lệ nợ xấu lên lợi nhuận ngân hàng


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển, đang phát triển, thậm chí chưa

phát triển thì hoạt động ngân hàng cũng có tác dụng to lớn đến hiệu quả của nền

kinh tế, chính vì vậy ngân hàng được xem giống như huyết mạch của nền kinh tế.
Còn nợ xấu lại là cục máu đông của dòng huyết mạch đó.
Nợ xấu là một vấn đề tồn đọng khá lâu ở Việt Nam và là một trở ngại cho sự phát
triển của các ngân hàng ở Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng nợ
xấu là một vấn đề cần phải quan tâm trong tương lai của các ngân hàng. Nghiên cứu
của Demirguc – Kunt (1989) , Bar và cộng sự (1994) đã cho ra một kết luận rằng
trước khi dẫn tới sự phá sản của một ngân hàng thường có một mức độ nợ xấu rất
cao. Đặc biệt khi kinh tế khủng hoảng xảy ra đã thúc đẩy tỷ lệ nợ xấu ở các nước
trên thế giới có tỷ lệ nợ xấu lên rất cao nằm vào khoảng 15%-20%. Theo công bố
trên trang mạng chính thức của World Bank, tỷ lệ nợ xấu trung bình của các quốc
gia trên thế giới sau khủng hoảng có tỷ lệ nợ xấu giao dộng từ 3%-4%. Riêng ở Việt
Nam do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thế giới và khu vực, tình hình kinh tế
trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm lại, lạm phát cao, đến cuối
năm 2011 thì nợ xấu bất đầu lộ diện và có chiều hướng tăng nhanh, và lên đến
4.08% vào năm 20121 . Trước tình hình đó NHNN đã xây dựng và trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn năm
2011-2015, trong đó việc xác định xử lý nợ xấu là một trong những nội dung quan
trọng của đề án này. Trước sự miễn nhiễm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đã rất nổ lực trong công cuộc cải cách
ngân hàng. Một phần của những nổ lực đó chính là sự ra đời của VAMC2 – Công ty

Nguồn: />2
Để tìm hiểu thêm về VAMC đọc tại: />1


2

quản lý tài sản ra đời nhằm mục đích mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng ở Việt
Nam. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là nợ xấu của các NHTM đã được VAMC mua lại sẽ
được xử lý ra sao với số nợ đã mua lại đó. Qua những phân tích nêu trên chúng ta

có thể nhận thấy được vai trò cũng như những khó khăn đối với vấn đề xử lý nợ xấu
của hệ thống ngân hàng, qua đó ta còn thấy được nợ xấu tác động thế nào tới sức
khỏe nền kinh tế, tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Dẫu nợ xấu nào cũng là nợ xấu và không có ngân hàng nào không có nợ xấu,
nhưng vấn đề cần quan tâm ở đây chính là mức độ và tốc độ gia tăng nợ xấu, cũng
như nguồn gốc nợ xấu cần được nhận diện rõ ràng và có biện pháp can thiệp kịp
thời. Xử lý nợ xấu không phải chỉ ở việc đối phó với số nợ xấu tích lũy cho tới thời
điểm hiện tại mà quan trọng hơn là hình thành chính sách quản trị xử lý nợ xấu hiệu
quả trong tương lai.
Bên cạnh việc thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế đó chính là thực hiện tăng trưởng
tín dụng, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng thì để phục hồi lại nền kinh tế
bắc buộc phải tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên theo ông Sebastian EcKardt –
chuyên gia kinh tế trưởng, quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng thế giới (WB)
tại Việt Nam cho rằng tín dụng tăng nhanh có thể làm tăng quan ngại về chất lượng
tài sản khi những rủi ro liên quan đến nợ xấu được tích lũy những năm qua chưa
được giải quyết để Việt Nam cần tăng trưởng thận trọng hơn, đạt ở mức 15% là hợp
lý3. Nghiên cứu của Bar và các cộng sự (1994), Berger và Udell (1994), Shrieves và
Pahl (2003) đã có cuộc điều tra về mối quan hệ của tăng trưởng tín dụng và nợ xấu
của ngân hàng, và liệu đó có phải là nguyên do chính trong những nguyên nhân làm
gia tăng nợ xấu. Một số nghiên cứu ở Việt Nam về những nhân tố tác động đến nợ
xấu tại các NHTM như Lê Minh Nhật (2015) đi phân tích thực nghiệm về những

Nguồn: />3


3

tác động đến nợ xấu, Nguyễn Thành Nam (2017) đi tìm ra ngưỡng của nợ xấu và
khả năng chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng
(2013) nhận thấy yếu tố vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đều là những nguyên do tác

động đến nợ xấu.
Thời gian qua nợ xấu ngân hàng là vấn đề nhức nhối đối với nền kinh tế nói chung
và các NHTM nói riêng, tỷ lệ nợ xấu cao cho phép các ngân hàng tăng trưởng tín
dụng nợ, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
đã được chính phủ đặt ra. Nhiệm vụ xử lý nợ luôn là yêu cầu quan trọng trong quá
trình tái cơ cấu ngành ngân hàng, tạo tiền đề cho sự lớn mạnh của các NHTM tại
Việt Nam, từ đó mà nền kinh tế mới tham gia hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế
giới. Chính vì vậy mà tác giả đã đi nghiên cứu về sự tác động của tăng trưởng tín
dụng đối với nợ xấu qua thời gian liệu có thay đổi ngay khi khủng hoảng kinh tế
xảy ra để từ đó có thể xử lý về việc quan ngại gia tăng và tác động bất lợi của tăng
trưởng tín dụng cao dẫn đến chất lượng cho vay để từ đó NHNN có được các ban
hành, các quy định chặc chẽ hơn về an toàn trong các hoạt động cho vay.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa tăng

trưởng tín dụng và nợ xấu có thay đổi theo thời gian và trong thời kỳ khủng hoảng
kinh tế xảy ra đối với các NHTM ở Việt Nam. Đồng thời xem xét rằng tăng trưởng
tín dụng và nợ xấu có ảnh hưởng đến lợi nhuận.
1.3

Câu hỏi nghiên cứu
Để tìm câu trả lời cho mục tiêu trên, luận văn đi kiểm tra thực nghiệm và phân

tích để trả lời các câu hỏi sau:
-

Tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu theo chiều hướng nào?


-

Chiều hướng đó có thay đổi theo thời gian?
-

Lợi nhuận có bị tác động bởi tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của NHTM ở Việt


4

Nam?
1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của
NHTM.
 Phạm vi nghiên cứu:
Để kiểm tra xem tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu theo thời gian

khác nhau, tác giả xây dựng mẫu bằng cách lấy một danh sách 30 NHTM ở Việt
Nam trong giai đoạn mẫu 2007-2017. Để ước tính hiệu quả bất đối xứng của tăng
trưởng tín dụng khi không thực hiện các khoản vay trước và sau khủng hoảng tài
chính tác giả loại trừ các ngân hàng không được liệt kê vào cuối năm 2010. Cuối
cùng tác giả chọn mẫu là 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn mẫu 2007-2017.
1.5

Phương pháp nghiên cứu.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS để xem ảnh hưởng của tăng trưởng

tín dụng đến nợ vay và phương pháp phân tích GMM để phân tích dữ liệu bảng để

giải quyết các mối quan tâm về tính đồng nhất và khả năng có sự thiên vị.
1.6

Bố cục
Cấu trúc của luận văn được trình bày bao gồm 3 chương:

Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan mặt lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Phân tích thực nghiệm và kết quả
Chương 5: Kết quả


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ CÁC
NGHIÊN CỨUTHỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY
Tổng quan về lý thuyết nợ xấu và tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

2.1

2.1.1 Nợ xấu
Nợ xấu chính là yếu tố gây ra rủi ro tài chính cho ngân hàng, vì thế ngân hàng
cần xác định đâu là những khoản nợ xấu, những khoản nợ khó đòi. Theo nghiên cứu
của Makri và cộng sự năm 2014 cho rằng tỷ lệ nợ xấu là một chỉ số quan trọng đại
diện cho rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Vậy nợ xấu là gì?
Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc: “Về cơ bản một
khoản nợ được xem là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, hoặc các
khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả
theo thỏa thuận, hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có

lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.
Đây được xem là định nghĩa được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thì nợ xấu là (i)
những khoản cho vay không thể thu hồi được hay được hiểu là những khoản nợ
không có căn cứ đòi bồi thường từ người đi vay hoặc những khoản nợ đã hết hiệu
lực, và (ii) những khoản nợ cho vay không thu hồi đầy đủ cho ngân hàng.
(i)

Những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ người đi vay hay được

hiểu là những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ người đi vay hoặc những
khoản nợ đã hết hiệu lực bao gồm: Người mắc nợ bỏ trốn hoặc mất tích và không
còn tài sản để thực hiện thanh toán nợ, khách hàng bị phá sản hoặc chấm dứt hoạt
động kinh doanh và thanh lý hết tài sản dẫn tới không còn nhiều tài sản để thực hiện
trả nợ cho ngân hàng.
Những khoản nợ cho vay không thu hồi đầy đủ cho ngân hàng hay được hiểu là
những khoản nợ không có tài sản thế chấp, hoặc tài sản đưa ra thế chấp không đủ để
trả nợ đồng nghĩa với việc món nợ không thu hồi đủ do người đi vay gặp khó khăn


6

trong việc kinh doanh dẫn tới không có lợi nhuận để trả nợ hoặc người đi vay không
liên lạc với ngân hàng để thực hiện trả nợ, bao gồm: Những khoản nợ được bồi
hoàn từ tuyên bố của Tòa án thấp hơn dư nợ đã cho vay, những khoản nợ có tài sản
thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp bị vướn phải vấn đề pháp lý dẫn
tới người đi vay không trả đủ nợ cho ngân hàng, những khoản nợ có tài sản thế chấp
khi chuyển thành giá trị thanh toán không đủ để thanh toán cho dư nợ đã vay.
Như vậy quan điểm nợ xấu của ECB được tiếp cận dựa trên kết quả thu hồi nợ
của ngân hàng.

Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV):
Căn cứ vào thông tư số 02/2013/TT – NHNN thay thế cho quyết định số
493/2005/QĐ của Thống đốc NHNN ngày 22/4/2005 về việc phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
tín dụng, theo Điều 10 và Điều 11 thì “ Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại
vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn: từ 90 ngày đến 180 ngày), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ:
từ 181 ngày đến 360 ngày), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn: từ 361 ngày trở
lên)”. Tỷ lệ nợ xấu là là chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức
tín dụng, và được tính bằng nợ xấu trên tổng dư nợ.
Có thể hiểu nợ xấu là một khoản tiền cho vay không thể thu hồi lại được và bị
xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ.
Như vậy nợ xấu theo quan điểm của NHNN Việt Nam cũng được xác định dựa
trên hai yếu tố giống với Phòng Thống kê – Liên hiệp quốc đó là : (i) đã quá hạn
trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại.
Mục đích của việc phân loại nợ là việc các ngân hàng thương mại căn cứ vào các
tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và
các cam kết ngoại bảng trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích
hợp.


7

 Trích lập và xử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam
Theo khoản 2 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN Ban hành Quy định
về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng, theo đó trích lập dự phòng được định nghĩa là: “Dự phòng rủi ro là
khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách
hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro
được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng chung và Dự phòng cụ thể”.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 12 của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN tỷ lệ dự phòng
cụ thể đối với các nhóm nợ được quy định như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%;
Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 13 của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN tỷ lệ dự phòng
chung được quy định như sau: Đối với các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 cần
phải trích lập dự phòng chung một số tiền bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ đó.
Tình hình nợ xấu và trích lập dự phòng hiện nay của các NHTM ở Việt Nam
Theo các chuyên gia của Moody’s trong năm 2017 khả năng sinh lời của ngân
hàng cũng tăng lên so với năm 2016 nhờ vào hoạt động bán lẻ vốn có lợi nhuận cao,
từ đó tạo thêm nguồn lực để các ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro
nhằm xóa nợ tại công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
(VAMC) trước thời hạn. Cụ thể tỷ lệ nợ xấu năm 2017 giảm còn 1,99% so với năm
2016 (xem Hình 2). ACB là một trong những ngân hàng được đánh giá có tỷ lệ nợ
xấu thấp nhất trong nhóm khảo sát, chỉ có 0,7% so với mức hồi đầu năm là 0,8%;
nợ có khả năng mất vốn cũng giảm từ 0,64% xuống 0,4%.
Đáng chú ý nhất đó là ngân hàng Sacombank dù tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức khá cao
nhưng đã có nhiều bước tiến đáng kể trong quá trình xử lý nợ. Kết quả đạt được
cuối năm 2017 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã đẩy lùi về mức 4,16% so với mức đầu


8

năm là 6,91%. Bên cạnh đó cũng có một số ngân hàng đã xóa nợ thành công tại
VAMC như Vietcombank, Techcombank và MBBank.
Sở dĩ nợ xấu của nhiều ngân hàng giảm mạnh trong năm 2017 là do quá trình xử
lý nợ xấu của các ngân hàng được đẩy nhanh hơn từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.
Đặc biệt là nói về vấn đề xử lý nợ từ việc sử dụng dự phòng rủi ro. Chính vì lý do
đó mà dự phòng rủi ro trở thành áp lực đối với các NHTM. ACB là ngân hàng mạnh
tay trích lập dự phòng nhất năm qua khi dành tới 2.565 tỷ đồng cho việc này, chiếm

49,1% lợi nhuận thuần cả năm. Tại BIDV, con số này lên tới 14.915 tỷ đồng, chiếm
62,9% lợi nhuận thuần.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cũng được tăng lên, mặc dù vẫn ở mức thấp so với các
tiêu chuẩn quốc tế. Trong năm 2018, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tiếp tục được
cải thiện, các ngân hàng hiện đã có khả năng tăng cường các khoảng trích lập dự
phòng và xây dựng các khoản “đệm vốn” cho những tài sản có vấn đề.
2.1.2

Tín dụng ngân hàng và tăng trưởng tín dụng NHTM

Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong sự lưu thông tiền tệ của nền kinh tế. Cho
đến nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng, song về bản chất
thì hoàn toàn giống nhau. Tín dụng có thể được hiểu là quan hệ chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời hạn nhất
định dựa trên nguyên tắc hoàn trả có kèm theo một khoản chi phí.
Tín dụng có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Dựa vào chủ thể
tham gia quan hệ tín dụng, tín dụng được chia thành: Tín dụng thương mại, tín dụng
ngân hàng, tín dụng nhà nước. Trong đó, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng
chủ yếu chiếm vai trò quan trong nhất trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng là
quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân)
được thể hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra thực hiện cấp tín dụng dụng cho
các đối tượng nói trên.
Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ
thống ngân hàng. Ngày nay, tín dụng ngân hàng đã trở thành một hoạt động tín


9

dụng chuyên nghiệp với nhiều hình thức hết sức đa dạng và phong phú như cho vay,
bảo lãnh, cho thuê tài chính và bao thanh toán.

Tăng trưởng tín dụng ngân hàng: được hiểu là sự tăng lên của các khoản tín
dụng do hệ thống ngân hàng cấp cho cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác
trong nền kinh tế. Đây là điều rất cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn ngày
càng tăng trong quá trình phát triển của toàn xã hội. Tăng trưởng tín dụng ngân
hàng được xác định theo cách cơ bản nhất và được sử dụng rộng rãi hiện nay đó là
cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng:
Quy mô tăng trưởng: Được xác định thông qua con số tuyệt đối
bằng cách tính chênh lệch giữa tổng giá trị của các khoản tín dụng do hệ thống ngân
hàng cấp trong kỳ tính toán so với kỳ trước, nó phản ánh mức độ tăng trưởng tín
dụng là nhiều hay ít và được tính theo công thức:
Quy mô tăng trưởng t = TDt – TDt-1
Trong đó, TDt và TDt-1 lần lượt là tổng giá trị các khoản tín dụng do hệ thống
ngân hàng cấp trong kỳ t và t-1.
Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng của kỳ
tính toán so với kỳ trước được xác định thông qua con số tương đối nhằm phản ánh
mức độ tăng trưởng là nhanh hay chậm và được tính theo công thức:
[(TDt – TDt-1)x100%]/ TDt-1
Tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay của các NHTM ở Việt Nam:
Theo thông tin từ NHNN, tính đến ngày 31/12/2017 thì tín dụng tăng 18,17% so
với đầu năm. Phần lớn tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh
(chiếm khoảng 80% tổng dư nợ), trong đó tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên
theo chỉ đạo của Chính phủ diễn biến tích cực. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi
ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán được kiểm soát đã tăng với tốc độ
chậm lại. Cụ thể, đến cuối tháng 11/2017, tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu tăng
14.03% so với cuối năm 2016; với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng


10

20%; với lĩnh vực công nghiệp ưu tiên tăng 22.13%; với doanh nghiệp nhỏ và vừa

tăng 11.53%; với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 22%....
Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

2.2

Trong vài năm qua, các tài liệu nghiên cứu trước đây đi kiểm tra xoay quanh
việc mở rộng tăng trưởng tín dụng có làm gia tăng nợ xấu từ đó có tạo ra lỗ hỏng tài
chính. Tình trạng này được hiểu là số lượng các khoản nợ xấu thường liên quan đến
thất bại ngân hàng và khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển và phát
triển. Trong phần này, tôi xem xét các tài liệu hiện có để xây dựng một khung lý
thuyết để điều tra các yếu tố quyết định của các khoản nợ xấu ở Việt Nam, đặc biệt
là tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu và sự xuất hiện của khủng hoảng tài
chính.
Thứ nhất, tác giả xin tóm lược một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã
phân tích về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu như sau:
Đối với các doanh nghiệp thì vốn vay ngân hàng chính là một nguồn tài chính
lớn để giúp các doanh nghiệp phát triển, doanh nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy nền
kinh tế phát triển đối với cả nước đang phát triển và phát triển. Vì vậy, ngành ngân
hàng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích đầu tư mở rộng và phát triển kinh
tế và điều đó nổi bậc hơn đối với các nước có nền kinh tế dựa trên hệ thống ngân
hàng (ví dụ Kaufmann và Valderrama, 2008). Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng
tài chính năm 2007-2008 do sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng của cho vay thế
chấp dưới chuẩn đã dấy lên lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách thế giới, vì
sự tăng trưởng tín dụng vượt mức có thể làm trầm trọng thêm bất ổn tài chính. Một
số lớn các nghiên cứu đã ghi nhận rằng tăng trưởng tín dụng thực sự gây bất lợi cho
sự ổn định của ngân hàng, có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính ( ví dụ Demyanyk
và Van Hermet, 2011; Dell’Ariccia et al, 2008; Gorton, 2009; Foos et al, 2010;
Festic và cộng sự, 2011), các nghiên cứu đã chỉ ra được tác động cùng chiều giữa
tăng trưởng tín dụng và nợ xấu. Những bằng chứng như vậy cũng làm sáng tỏ thực
tế rằng việc cho vay ngân hàng và quản lý rủi ro tín dụng là theo chu kỳ và thông



11

qua chu kỳ kinh doanh. Các ngân hàng có xu hướng đánh giá thấp rủi ro tín dụng
bằng cách nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng trong thời kỳ kinh tế phát triển mạnh,
nhưng đánh giá quá cao rủi ro tín dụng trong khi kinh tế khủng hoảng4, điều này có
thể dẫn đến kết tủa suy thoái. Từ mẫu của các ngân hàng thương mại tại một số
nước OECD trong giai đoạn 1991-2001, Bikker và Metzemakers (2005) ghi nhận
hiệu quả của các khoản dự phòng tổn thất theo chu kỳ do mối liên hệ tiêu cực giữa
tăng trưởng kinh tế và các khoản cho vay. Nói cách khác, các ngân hàng có xu
hướng giảm các khoản dự phòng rủi ro cho vay để đối mặt với triển vọng kinh tế tốt
hơn, nhưng xây dựng dự phòng cho các khoản vay xấu trong thời kỳ suy thoái.
Nghiên cứu chỉ ra tác động cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu. Bài
nghiên cứu của Keeton (1999) tìm thấy bằng chứng của tốc độ tăng trưởng tín dụng
đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại ở Mỹ giai đoạn 1882-1996 và kết quả
cho thấy mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu.
Bouvatier và Lepetit (2008) lại tiến hành nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng của 186
ngân hàng châu Âu giai đoạn 1992-2004 để xác chính sự hạn chế về vốn và hệ
thống cung cấp gây ảnh hưởng đến định xem hành vi tín dụng ngân hàng. Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra tác động cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu
ngân hàng và suy thoái kinh tế làm suy yếu đi mối quan hệ đó. Cùng quan điểm đó
Coffinet và J., Coudert, V., Pop, A., Pouvelle, C., (2012) cũng đánh giá rằng chính
các nguồn vốn ngân hàng làm trầm trọng thêm hành vi chu kỳ tín dụng.
Bởi vì cho vay ngân hàng và quản lý rủi ro tín dụng có tinh xu hướng theo chu
kỳ kinh doanh, điều đó có thể ngụ ý rằng tăng trưởng cho vay ngân hàng quá mức
làm trầm trọng thêm sự tích lũy của rủi ro ngân hàng. Salas và Saurina (2002) sử
dụng một lượng lớn các NHTM Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985-1997 để điều

4


Xem nghiên cứu Borio và cộng sự (2001) nói về tính chu kỳ của tài chính, với nhận định rằng những thay đổi
có liên quan đến chu kỳ kinh tế có xu hướng bị đánh giá sai. Berger và Udell (2004) tính chu kỳ về hành vi
cho vay của ngân hàng


12

tra về các yếu tố quyết định khoản vay có vấn đề, và thấy rằng sự tăng trưởng cho
vay của các ngân hàng đã ảnh hưởng đến sự ổn định của ngân hàng. Kết quả của họ
nhấn mạnh rằng tăng trưởng cho vay cao hơn có liên quan đến nợ xấu cao hơn ba
(hoặc bốn) năm tới, một tác động cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu
ngân hàng. Laeven và Majnoni (2003) cũng chỉ ra rằng các ngân hàng có xu hướng
trì hoàn cung cấp cho các nợ xấu cho đến khi quá muộn khi suy thoái đã được thiết
lập.
Từ một mẫu của các ngân hàng Úc trong giai đoạn 1980-2005, Hess et al.
(2009) xem xét các yếu tố quyết định các khoản nợ xấu và cho thấy rằng tăng
trưởng tín dụng cho vay cao hơn có liên quan đến nợ xấu cao hơn từ hai đến bốn
năm tới. Song song, Foos et al. (2010) xem xét mối liên hệ giữa tăng trưởng cho
vay bất thường và rủi ro từ một mẫu của các NHTM tại 16 nước OECD trong giai
đoạn 1997-2007. Trong nghiên cứu của họ, tăng trưởng cho vay bất thường cao hơn
có liên quan đến các khoản trích lập dự phòng rủi ro cao hơn trong ba năm tiếp theo,
thu nhập lãi thấp hơn, thu nhập lãi được điều chỉnh thấp hơn và tỷ lệ vốn thấp hơn.
Cuối cùng, Festic et al. (2011) đánh giá tác động của tăng trưởng tín dụng nhanh
đến hiệu suất ngân hàng và các khoản nợ xấu ở Trung và Đông Âu. Kết quả của họ
hỗ trọ khái niệm rằng tăng trưởng tín dụng nhanh chóng làm giảm hiệu suất ngân
hàng và làm trầm trọng thêm các khoản nợ xấu. Các nghiên cứu đều chỉ ra tác động
cùng chiều giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của ngân hàng.
Mặc dù tầm quan trọng của việc vượt qua tăng trưởng cho vay ngân hàng quá
mức, một chuỗi văn học khác nhấn mạnh rằng hành vi mạo hiểm ngân hàng cũng có

thể được giải thích bằng chất lượng chia sẽ thông tin tín dụng. Các tài liệu “Chia sẽ
thông tin” ổn định cho thấy chia sẻ thông tin tín dụng tốt hơn cho phép các ngân
hàng giảm thiểu nguy cơ đạo đức cho vay, và ngăn chặn sự lựa chọn bất lợi do
thông tin bất đối xứng trên thị trường tín dụng5. Song song, một số nghiên cứu cũng
nhấn mạnh rằng hệ thống báo cáo tín dụng tốt hơn góp phần thúc đẩy hoạt động cho
vay ngân hàng và tăng trưởng kinh tế cũng như mở rộng ngân hàng quốc tế (ví dụ


13

Pagano và Jappelli, 1993; Jappelli và Pagano, 2002; Houston et al.; 2010; Tsai et
al., 2011; Love and Mylenko, 2003; Brown và cộng sự, 2009; Beck và cộng sự,
2013). Do chia sẻ thông tin tín dụng ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng và trung
gian tài chính, sự tương tác của tăng trưởng cho vay ngân hàng và nợ xấu dẫn đến
rủi ro hệ thống có thể có điều kiện về chất lượng chia sẻ thông tin tín dụng.
Thứ hai, khi đề cập đến lợi nhuận của ngân hàng có phải là một nhân tố làm gia
tăng mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu. Thì theo mô hình của Rajan
(2003) nhằm mục đích để giải thích mối tương quan giữa những thay đổi trong
chính sách tín dụng và điều kiện từ phía nhu cầu. Trong mô hình này, chính sách tín
dụng được xác định không chỉ bằng tối đa hóa thu nhập của ngân hàng mà còn liên
quan đến vấn đề uy tín/ tiếng tăm trong ngắn hạn của nhà quản lý ngân hàng. Do đó,
nhà quản lý có thể cố gắng tăng thu nhập hiện tại bằng việc dùng đến một chính
sách tín dụng mở rộng. Theo cách này, ngân hàng có thể cố gắng thuyết phục thị
trường tăng lợi nhuận cho mình bằng cách thổi phồng thu nhập hiện tại với mức chi
phí chính là khoản nợ xấu trong tương lai. Kết quả là, thu nhập trong quá khứ có thể
tác động cùng chiều đến nợ xấu trong tương lai. Về phía Bouvatier và Lepetit
(2012) tiếp tục ghi nhận rằng việc làm tăng thu nhập bằng cách sử dụng các khoản
cho vay có thể làm tăng tính chu kỳ của các khoản cho vay không theo ý muốn. Võ
Thị Phúc Diễm (2017) cũng nhận thấy các NHTM ở Việt Nam muốn tăng lợi nhuận
thì cần tăng trưởng tín dụng, bên cạnh sự gia tăng tín dụng cũng có thể kéo theo một

tỷ lệ nợ xấu tăng lên nếu không có chính sách dự phòng tín dụng hợp lý.
Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các môi trường kinh tế vi mô
và vĩ mô cũng là những tác nhân ảnh hưởng đến hành vi của các ngân hàng. Nghiên
cứu của Maddaloni và Peydro (2011) với mẫu nghiên cứu gồm 12 quốc gia thuộc
khu vực Châu Âu và các tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng Hoa Kỳ, đã cho thấy
rằng trong thời gian thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc giảm lãi suất
Xem thêm về nghiên cứu chia sẽ thông tin của Padilla và Pagano (1993), Beck và cộng sự (2013). Theo
Nguyễn Trọng Hoài (2006) thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác
thì không biết được mức độ chính xác của thông tin ở mức nào.
5


14

cho vay ngắn hạn từ đó làm giảm tiêu chuẩn cho vay hơn, và lãi suất dài hạn thấp
không làm giảm tiêu chuẩn cho vay. Cuối cùng, các quốc gia có tiêu chuẩn cho vay
mềm hơn trước khi có khủng hoảng. Đoàn Thanh Hà và Hoàng Thị Thanh Hằng
(2016) với nghiên cứu các yếu tố quyết định đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở
Việt Nam, với mẫu dữ liệu bảng, hiệu ứng cố định và ước tính hiệu quả ngẫu nhiên
cho 29 ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014, kết quả chỉ ra rằng các yếu
tố vi mô và vĩ mỗ ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro của ngân hàng thông qua nợ xấu.
Sinkey và Greenwalt đã nghiên cứu kinh nghiệm thua lỗ của các ngân hàng thương
mại lớn ở Mỹ. Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản và dữ
liệu của các ngân hàng thương mại lớn ở Hoa Kỳ từ năm 1984 đến 1987. Các tác
giả tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy cả hai yếu tố kinh tế vĩ mô và kinh tế
vĩ mô giải thích tỷ lệ lỗ của các ngân hàng này. Cụ thể hơn, họ tìm thấy một mối
quan hệtích cực đáng kể giữa tỷ lệ lãi suất cho vay và các yếu tố kinh tế vi mô như
lãi suất cao, cho vay quá mức dễ làm giảm đi các quỹ của ngân hàng. Một số yếu tố
như tỷ lệ sở hữu, tỷ lệ P/E, kích thước ngân hàng đã được tìm thấy có ảnh hưởng
đến các khoản nợ xấu của ngân hàng, ví dụ như nghiên cứu về quyền kiểm soát

giám sát và quyền bảo vệ cổ đông, quyền sở hữu tập trung có liên quan tiêu cực đến
nợ xấu của Shehzad et al. (2010) với mẫu ngân hàng trong giai đoạn 2005-2007.
Louzis et al. (2012) thấy rằng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, nợ công, và sự thiếu
hiệu quả của ngân hàng có liên quan đến nợ xấu trong một ngân hàng ở Hy Lạp.
Bên cạnh đó Ahmed điều tra mối quan hệ giữa các khoản nợ xấu, các yếu tố kinh tế
vĩ mô và các yếu tố tài chính trong bối cảnh các ngân hàng thương mại tư nhân ở
Bangladesh. Cụ thể hơn, bài nghiên cứu xem xét cách các khoản nợ xấu của ngân
hàng bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính, tức là các điều khoản tín dụng, kích thước
ngân hàng gây ra các tùy chọn rủi ro và các cú sốc kinh tế vĩ mô. Kết quả cho thấy
rằng quy mô ngân hàng và thời gian đáo hạn của khoản vay có ảnh hưởng tiêu cực
đến các khoản nợ xấu.
Nói đến sự xuất hiện của khủng hoảng tài chính thì một số học giả (Barseghyan,


15

2010; Cukierman, 2013) lập luận rằng sự cung cấp vốn vay chậm trễ cho nền kinh
tế trong một cuộc khủng hoảng tài chính thường dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế
lâu dài. Bằng chứng đó là khoản mục nợ xấu cao trên bảng cân đối của ngân hàng từ
đó gây ra sự suy giảm lâu dài trong nền kinh tế thực. Riêng Nhật Bản phải đối diện
với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sau khi giá bong bóng tài sản vào cuối
những năm 1980 và những cú sốc đối với ngành ngân hàng tại Nhật Bản, điều này
đã tác dộng sâu sắc đến nền kinh tế thực của Nhật Bản. Billio et al. (2012) khẳng
định rằng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, sự đổi mới tài chính xuất hiện và sự phụ
thuộc rủi ro của các ngân hàng cũng tăng lên. Trong khi đó các khoản nợ xấu của
ngân hàng có thể chưa được thực hiện trong giai đoạn này. Gần đây nhất, Agca et
al. (2013) và Lee và Hsieh (2014) cho rằng cải cách tài chính sau khủng hoảng tài
chính dẫn đến các tiêu chuẩn cho vay khắc khe hơn nhiều, tăng cường trong quản lý
rủi ro nên các khoản nợ xấu cũng giảm đi. Tuy nhiên, Beltratti và Stulz (2012) cho
thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 những thay đổi trong

hoạt động của ngân hàng không có sự tương quan với sự khác biệt trong quy định
ngân hàng giữa các quốc gia.
Một nghiên cứu khác đối với mẫu là các ngân hàng ở Hy Lạp trong khoảng thời
gian 2001-2015 của nhóm tác giả Konstantinos N. Konstantakis và cộng sự (2015)
khi tiến hành nghiên cứu về những nguyên nhân tác động đáng kể đến nợ xấu của
hệ thống ngân hàng ở Hy Lạp ngay khi nền kinh tế Hy Lạp phải đối mặt với cuộc
khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy
cả yếu tố vĩ mô lẫn tài chính đều có tác động đáng kể đến nợ xấu, bên cạnh đó cũng
chỉ ra rằng chất lượng tín dụng xấu đi với tính chu kỳ sẽ trở thành một vòng lặp mới
gây khó khăn cho nền kinh tế khi phải tăng cường thực hiện chính sách tự củng cố.
Nhìn chung các nghiên cứu trước đây vẫn chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa
tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có thay đổi theo thời gian hay không, đặc biệt là khi
có khủng hoảng tài chính xảy ra có thật sự làm cho tăng trưởng tín dụng và nợ xấu
trở nên ngược chiều với nhau. Với lập luận rằng khi các ngân hàng thắc chặt các
tiêu chuẩn cho vay để có được một chỉ tiêu tốt trên bảng cân đối kế toán về các


16

khoản cho vay, chính điều này dẫn đến tác động tích cực của tăng trưởng tín dụng
và nợ xấu trở nên suy yếu đi sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bài nghiên
cứu này tập trung phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng và nợ xấu, và xem xét
tác động đó theo thời gian có bị thay đổi đối với các ngân hàng ở Việt Nam giai
đoạn 2007-2017. Mục tiêu nghiên cứu trả lời cho ba câu hỏi:
 Thứ nhất, tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu theo chiều hướng nào?
 Thứ hai, chiều hướng đó có thay đổi theo thời gian?
 Thứ ba, tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có tác động đến lợi nhuận ngân hàng?
Về phía Nhật Bản thì tác giả Chaiporn Vithessonthi (2015) đã chỉ ra được các
NHTM ở Nhật Bản trong giai đoạn mẫu 1990-2013, tăng trưởng tín dụng có tương
quan thuận với các khoản nợ xấu trước khi xảy ra khủng hoảng toàn cầu năm 2007

và tương quan nghịch với các khoản nợ xấu sau khi cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu bắt đầu trong điều kiện giảm phát. Do các ngân hàng ở Nhật Bản trải qua
những cú sốc kinh tế và tài chính vào cuối những năm 1990 cũng như trong cuộc
khủng hoảng tài chính 2007-2009 và có sự thay đổi đáng kể trong tăng trưởng tín
dụng trong hai thập kỷ qua, Nhật Bản là một môi trường tự nhiên. Khác với những
nước khác Nhật Bản đã phải trải qua một thời gian dài giảm phát thấp, chính vì vậy
để kích thích đầu tư, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản buộc phải mở rộng chính sách
tiền tệ trong một thời gian dài, lúc này các tiêu chuẩn cho vay bắt đầu dễ dàng hơn
trong các giai đoạn lạm phát thấp (Maddaloni Peydro, 2011), tỷ lệ lạm phát thấp
cùng với chính sách tiền tệ mở rộng nên tăng trưởng tín dụng và nợ xấu lúc này có
tương quan thuận với nhau. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng lo ngại về các khoản nợ
xấu trong tương lai do việc giảm các tiêu chuẩn cho vay thì tăng trưởng tín dụng
nên có tương quan nghịch với nợ xâu. Vì vậy để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu
trên , bài nghiên cứu kiểm định ba giả thuyết:
Giả thuyết 1: tăng trưởng tín dụng đồng biến với nợ xấu
Giả thuyết 2: tăng trưởng tín dụng tương quan thuận với nợ xấu khi chưa có


17

khủng hoảng và tương quan nghịch khi khủng hoảng xảy ra.
Giả thuyết 3: lợi nhuận không bị tác động bởi tăng trưởng tín dụng và nợ xấu.


18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1

Mô hình nghiên cứu:


Bài nghiên cứu này truy vấn liệu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng có làm
tăng các khoản nợ xấu hay không và liệu hiệu ứng này có thay đổi theo thời gian
hay không. Để kiểm tra dự đoán đó tôi chủ yếu sử dụng hai kỹ thuật ước lượng: (i)
hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS và (ii) gồi quy GMM động. Tôi xin được mô tả
cụ thể từng phương pháp dưới đây:

3.1.1

Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS): Ảnh hưởng của

tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu
Đầu tiên, để đánh giá tác động của tăng trưởng tín dụng đối với các khoản nợ
xấu, tôi ước tính bốn hồi qui bảng OLS. Để kiểm soát các đặc điểm ngân hàng bất
biến theo thời gian tôi chọn hiệu hứng cố định của ngân hàng, các hiệu ứng cố định
thời gian để kiểm soát tác động của yếu tố quốc gia không quan sát được theo thời
gian, ảnh hưởng đến tất cả các ngân hàng trong mẫu hoặc cả hai. Các hiệu ứng cố
định của ngân hàng được bao gồm để kiểm soát bất kỳ hiệu ứng ngân hàng bất biến
thời gian nào không được quan sát, trong khi các hiệu ứng cố định theo thời gian
được bao gồm để kiểm soát bất kỳ hiệu ứng biến thể thời gian nào không được quan
sát. Tôi dựa vào các bài kiểm tra của Hausman để chỉ ra liệu các ước tính hiệu ứng
cố định có được ưu tiên cho các ước tính hiệu ứng ngẫu nhiên hay không.
Tôi cố gắng giải quyết vấn đề nội sinh tiềm tàng bằng cách trễ tất cả các biến bên
phải phương trình với độ trễ một năm, phù hợp với nghiên cứu của Chang và cộng
sự (2008). Theo đó, tôi xây dựng được phương trình như sau:
NPLTAi,t = α + ß1BCGi,t-1 γBCONi,t-1 + ηi + υt + εi,t

(1)

Trong đó NPLTAi,t là tỷ số nợ xấu trên tổng tài sản cho ngân hàng i tại thời điểm

t; BCGi,t-1 biểu thị chỉ số tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng i tại thời điểm t-1;

BCONi,t-1 là một véc tơ các biến kiểm soát ngân hàng cho ngân hàng i tại thời điểm


×