Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Truyện cổ suy nguyên của các dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.8 KB, 113 trang )

Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Trong quá trình tạo lập, phát triển cuộc sống, các dân tộc đã cùng nhau
sáng tạo ra nền văn hóa, văn học truyền thống có giá trị to lớn. Văn học dân
gian các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp quan trọng đối với văn học
dân gian Việt Nam nói chung trong đó đặc biệt phải nói đến truyện cổ suy
nguyên – bộ phận sớm được sưu tầm và hiện còn lưu giữ một nguồn tác phẩm
dày dặn. Có thể khẳng định, với truyện cổ suy nguyên, các dân tộc thiểu số đã
sáng tạo nên những sản phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc, độc đáo phản ánh
quan niệm về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài, nguồn gốc của các dân tộc khá sâu
sắc.Truyện còn là sự phản chiếu chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu và
sáng tạo của quần chúng nhân dân thông qua những câu chuyện giàu sức
tưởng tượng, giàu yếu tố kì ảo. Mỗi một câu chuyện thấm đẫm trong đó biết
bao triết lí nhân sinh, cách cảm cách nghĩ của những cộng đồng dân cư có bản
sắc văn hóa riêng, tập tục riêng.Đọc truyện cổ, người ta thấy được bức tranh
đời sống tinh thần có nhiều nét độc đáo của người dân tộc.Đây cũng là bộ
phận văn học có khả năng phản ánh chân thực, đa dạng nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống hiện thực, qua đó phản ánh suy nghĩ, quan niệm và khát
vọng của đồng bào các dân tộc.Truyện còn là bộ phận văn học dân gian gắn
bó máu thịt với văn hóa dân gian, nơi tích tụ những tầng lớp lịch sử, văn hóa,
bản sắc các dân tộc thiểu số. Nghiên cứu truyện cổ suy nguyên là một công
việc khoa học hứa hẹn nhiều khám phá thú vị.
Hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu truyện cổ suy
nguyên một cách hoàn chỉnh.Việc tìm hiểu truyện cổ suy nguyên của các dân
tộc thiểu số là một việc cần thiết.Vì vậy, đề tài của luận văn tập trung xác định
tìm hiểu truyện cổ suy nguyên của các dân tộc thiểu số từ nội dung đến thi
pháp. Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này trong một bối cảnh thể loại
1


truyện cổ dân gian của các dân tộc thiểu số đang được quan tâm sưu tầm,


chuyển ngữ và in ấn. Do vậy mà nguồn tài liệu dùng làm đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi cũng rất dồi dào. Xét thấy chủ đề “suy nguyên” là một đề
tài nổi bật trong nội dung truyện kể dân gian của các dân tộc thiểu số đã sưu
tầm được nên chúng tôi chọn thực hiện luận văn này với mong muốn có thể
phần nào phác thảo đư ợc diện mạo văn học dân gian và những giá trị văn hóa
tộc người được các dân tộc thiểu số gửi gắm trong nhóm truyện kể về đề tài
suy nguyên này.
Với mong muốn trên, luận văn chọn đề tài nghiên cứu là “Khảo sát
truyện cổ suy nguyên về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài của các tộc
người thiểu số ở Việt Nam” làm mục tiêu khoa học cho luận văn.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các công trình, bài viết nghiên cứu
Vấn đề này đã được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau trong một số
công trình nghiên cứu văn học dân gian. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi
tổng hợp được các tài liệu cùng những nhận định sau:
Năm 1980 trong công trình Lịch sử văn học Việt Nam, các tác giả
Nông Quốc Chấn, Phan Đăng Nhật đã dành hai chương tìm hiểu và giới
thiệu về phần truyện kể là Thần thoại, trường ca các dân tộc và truyện cổ
dân gian các dân tộc thiểu số anh em. Trong công trình này, tuy các tác giả
có đặt hai thuật ngữ thần thoại và truyện cổ dân gian không liên hệ với nhau
nhưng trong từng thuật ngữ, các tác giả cũng đã chú ý tới nội dung suy
nguyên.Công trình nghiên cứu này có ý nghĩa khởi nguồn, gợi mở hướng
nghiên cứu và những suy nghĩ của riêng nhóm tácgiả.
Trong công trình nghiên cứu Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
(2000) tác giả Phan Đăng Nhật đã tiến hành khảo sát thần thoại của các dân
tộc thiểu số, trong đó có chỉ ra mảng thần thoại suy nguyên. Đây là mảng
2


quan trọng nhất của truyện cổ suy nguyên. Trong phần kết luận cuối sách,

tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm về mối quan hệ giữa văn học dân gian và
văn học thành văn, quan hệ giữa văn học dân gian các dân tộc thiểu số với
văn học dân gian người Kinh. Nhìn một cách tổng thể, công trình nghiên
cứu của Phan Đăng Nhật đã nghiên cứu rất công phu, tỉ mỉ về diện mạo, giá
trị nội dung và nghệ thuật một số loại, loại thể văn học dân gian các dân tộc
thiểu số, trong đó có thần thoại suy nguyên. Tác giả Võ Quang Nhơn trong
công trình Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam cũng đã dành
mối quan tâm nghiên cứu về bộ phận truyện cổ dân gian, đi sâu vào thần
thoại. Về thần thoại, tác giả đặt ra hai vấn đề phân loại. Theo ông, có thể
phân chia hệ thống thần thoại các dân tộc theo loại hình sau: “loại truyện kể
về việc sinh ra trời, đất, cỏ cây, núi sông; loại truyện kể về việc sinh ra con
người, sinh ra các dân tộc; loại truyện kể về những kì tích sáng tạo văn hóa
trong buổi đầu của con người; loại truyện kể về những cuộc đấu tranh xã
hội trong buổi đầu của xã hội có giai cấp” [26,tr549]. Ngoài ra, tác giả cho
rằng thần thoại các dân tộc thiểu số đã thống nhất và thể hiện ở chủ đề nổi
bật: “các anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam có cùng nguồn gốc
chung và nền văn hóa chung” [26,tr640].
Công trình nghiên cứu Văn học dân gian Việt Nam, (2000) tập 1, nhà
nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã chỉ ra một số nét đặc sắc của một số thể loại
trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung như: thần thoại,
truyện cổ tích, sử thi, truyện thơ, dân ca. Trong đó, phần nghiên cứu về thần
thoại tác giả đã đưa ra một số nhận xét, so sánh giữa thần thoại các dân tộc
thiểu số so với thần thoại dân tộc Việt: “Nhìn chung, thần thoại của các dân
tộc thiểu số có phần nguyên vẹn hơn và có hệ thống hơn so với thần thoại
của dân tộc Kinh (...) Sự khác biệt giữa thần thoại các dân tộc cũng chỉ là
tiểu dị....đặc sắc của thần thoại các dân tộc thiểu số nó thể hiện ở chỗ bảo
tồn được một số nét cổ hơn, tức là ít có dấu vết tái tạo của đời sau hơn so
3



với thần thoại của người Việt” [16,tr3]. Tuy nhiên, trong công trình này, tác
giả lại dùng thuật ngữ “truyện cổ dân gian” tương đương với thuật ngữ
“truyện cổ tích”. Theo chúng tôi, thuật ngữ “truyện cổ dân gian” bao hàm
nhiều thể loại truyện cổ khác nhau, trong đó có truyện cổ tích.
Trong bộ Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam
[36] (2000) , các nhà nghiên cứu đã có những tổng kết lại tình hình sưu tầm,
nghiên cứu bổ sung, nhận xét và phân tích khái quát về các thể loại trong đó
có thể loại truyện kể dân gian của các dân tộc. Về thần thoại, nhà nghiên
cứu Nguyễn Thị Huế cho rằng thần thoại Việt Nam nói chung và thần thoại
các dân tộc thiểu số nói riêng chia thành hai nhóm tương ứng với hai chủ đề
chính: Nhóm thứ nhất là nhóm về thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc
vũ trụ và nguồn gốc muôn loài; nhóm thứ hai là nhóm thần thoại kể về sự
chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa. Từ đó, tác giả lại tiếp tục chia
các nhóm chính đó ra thành nhiều nhóm nhỏ để tìm hiểu một cách cụ thể.
Nhóm về thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc muôn
loài bao gồm: thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ, thần thoại kể
về nguồn gốc muôn loài, thần thoại kể về nguồn gốc loài người. Về truyền
thuyết, tác giả Trần Thị An cũng đã có những nhận xét khái quát trên một số
điểm cơ bản như sau: “Truyền thuyết của các dân tộc thiểu số đã thể hiện
tín ngưỡng thờ thần tự nhiên của các dân tộc: thần nước, thần nai, thờ vực
nước sâu, thờ thần cây, thần đá... Truyền thuyết các dân tộc thiểu số biểu thị
sự liên quan chặt chẽ giữa thần với đời sống con người. Mỗi quan hệ thần –
người trong truyền thuyết các dân tộc thiểu số được thể hiện ở hai loại thái
độ: thần phục và chống đối... Về mặt nghệ thuật, truyền thuyết các dân tộc
thiểu số có kết cấu lỏng lẻo, các chi tiết nhiều khi được lắp ghép một cách
khá ngẫu nhiên, tính thống nhất của cốt truyện chưa thật rõ ràng... Bên cạnh
đó, một đặc điểm nổi trội của truyền thuyết các dân tộc thiểu số là có sự đan
xen nhiều thể loại. Có thể thấy rõ các dấu ấn của thần thoại, truyện cổ tích
4



và sử thi trong các truyền thuyết ở đây” [35,tr57].
Nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu trong công trình Bình giảng truyện
dân gian” (2000) khi viết về thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường
đã đưa ra một số nhận định về truyện cổ suy nguyên. Ông khẳng định Đẻ
đất đẻ nước là một sử thi thần thoại nổi bật, độc đáo, thể hiện được tư duy
gần gũi của người dân tộc miền núi. Ngoài ra, ông còn so sánh với các tác
phẩm truyện cổ suy nguyên khác để thấy quan điểm về cội nguồn của các
tộc người cũng như những biểu hiện niềm tự hào của họ về nguồn cội của
mình với các sắc thái khác nhau.
Với công trình Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam, tập 1 (1997),
Đặng Nghiêm Vạn khi đề cập đến “Huyền thoại về nạn hồng thủy và nguồn
gốc các tộc người” đã khẳng định: “Huyền thoại về nguồn gốc các tộc
người không chỉ có dạng kể trên mà còn nhiều dạng khác nhau giải thích địa
điểm nơi quê hương ban đầu của tộc người, thời gian và con đường chuyển
cư nửa hư, nửa thực với những chiến công và thất bại được khuếch đại theo
qui luật của văn học bình dân [...]. Hoặc còn có các loại huyền thoại giải
thích vì sao tộc người này ở núi cao? Tộc người kia ở ven biển, dọc sông”
[38,tr840]. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các dạng về nguồn
gốc các tộc người.
Tác giả Lê Hồng Phong khi soạn công trình Tìm hiểu truyện cổ Tây
Nguyên – Trường hợp của Mạ và K’ho (2006), ông cũng đi vào tìm hiểu
một nội dung quan trọng trong truyện cổ suy nguyên. Đó là “Về nguồn gốc
tộc người”. Ông cho rằng nạn lụt lớn hủy diệt loài người thứ nhất, loài
người thứ hai được sinh ra sau nạn lụt đã đặt ra một số câu hỏi đối với
trường hợp truyện cổ Mạ - Cơ Ho: Vì sao lụt? Ai báo tin? Nơi tránh lụt? Ai
sống sót sau lụt? Cuộc hôn phối đó như thế nào? Kết quả sinh ra những tộc
nào? Để lí giải, tác giả đưa ra một số bảng tóm tắt các truyện cổ có liên
quan và đưa ra một số kết luận [16,tr6].
5



Trong công trình Văn học dân gian Ê đê, Mơ nông, (1998) tác giả
Trương Bi đã khai thác những vấn đề cơ bản của văn học dân gian Ê đê.Tác
giả đi sâu vào sử thi, thần thoại với việc xác định nội dung quan trọng trong
hai thể loại này là mảng nói về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài.Trong mảng
này, truyện cổ của người Ê đê mang tính mẫu hệ rõ rệt.
Các kết quả nghiên cứu dù chưa tìm hiểu trực tiếp vào truyện cổ suy
nguyên của các dân tộc thiểu số nhưng có thể coi như tri thức tiền đề, cơ sở
giúp chúng tôi triển khai đề tài luận văn. Đặc điểm truyện cổ các dân tộc
thiểu số Việt Nam có ảnh hưởng và chi phối nhất định đến đặc điểm truyện
cổ suy nguyên của các dân tộc thiểu số.
2.2. Các công trình sưu tầm
Để giúp người đọc dễ hình dung về tình hình tư liệu, chúng tôi tiến
hành sắp xếp các công trình theo thứ tự ứng với năm công bố :
1. Truyện các dân tộc thiểu số miền Nam (1975)

Tác giả: Hà Văn Thư
Nhà xuất bản: Văn hóa, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 403 trang, gồm 52 truyện. Tác
giả dành 22 trang để giới thiệu về truyện cổ các dân tộc thiểu số miền
Nam.Sau mỗi truyện tác giả ghi rõ người và địa điểm kể.
2. Truyện cổ Khơ Me Nam Bộ(1983)

Tác giả: Huỳnh Ngọc Trảng
Nhà xuất bản: Văn hóa, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 220 trang, gồm 21 truyện. Tác
giả không tiến hành phân loại thể loại tác phẩm. Sau mỗi truyện, tác giả ghi
rõ người kể và nơi kể chuyện.Ở lời giới thiệu, tác giả khái quát văn hóa và
đặc trưng văn học dân gian của người Khơ Me.

6


3. Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam – Thần thoại, truyền thuyết,

Tập1 (1999)
Tác giả: Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An
Nhà xuất bản: Giáo dục, Hà Nội.
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 624 trang, gồm có 339 truyện là
thần thoại, truyền thuyết của các dân tộc Việt Nam. Các tác giả tiến hành
phân loại các truyện theo thể loại và từng tộc người. Trong đó có 81 truyện
thần thoại, 13 truyện truyền thuyết.Đây là tuyển tập các tác phẩm của 22 tộc
người thiểu số với một số lượng tác phẩm khá phong phú.Chúng tôi chọn
lọc được 5 truyện thần thoại, 9 truyện truyền thuyết có chứa motif li tán.
4. Kho tàng thần thoại Việt Nam(2006)

Tác giả: Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Thị Huế
Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 805 trang, gồm có 199 truyện.
Đây là tuyển tập gồm hai phần: thần thoại của dân tộc Kinh và 38 tộc người
thiểu số. Trong đó, chúng tôi nhận thấy các truyện sau: Bok Kơi Dơi - Bok
Sơgor, Truyện ông bà Trống (Ba Na); Nguồn gốc loài người (Cơ Tu);
Nguồn gốc các dân tộc (Gia Rai); Tháp lên trời, Vườn địa đàng (H’mông);
Bà Mẹ của trăm con (Hà Nhì); Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (Khơ Me);
Hồng thủy (Lô Lô); Nguồn gốc vũ trụ và các dân tộc (Mảng); Chuyện kể
theo mo “Đẻ đất đẻ nước” (Mường); Truyện “Ải Cắp Ý Kèo” (Thái);
Nguồn gốc loài người (Bru - Vân Kiều)có nội dung tương tự với các truyện
đã có mặt trong Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam - Thần thoại, truyền
thuyết, Tập 1.
5. Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam - Thần


thoại,Tập 3(2009)
7


Tác giả: Viện Khoa học Xã hội, Viện Nghiên cứu Văn hóa
Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 711 trang, gồm có 53 truyện.
Các tác giả đã tiến hành sưu tầm, tuyển chọn truyện song ngữ của 10 dân
tộc.Sau mỗi truyện các tác giả đều ghi rõ người, địa điểm kể.
6. Truyện cổ Raglai(2011)

Tác giả: Lê Khắc Cường, Phan Văn Dốp, Nguyễn Văn Huệ, Phan
Xuân Viện
Nhà xuất bản: Văn hóa Dân tộc, Hà Nội
Đặc điểm tư liệu: Tài liệu có độ dài 263 trang, gồm có 60 truyện.
Tác giả ghi rõ người và địa điểm kể nhưng không phân loại tác phẩm.Tài
liệu cũng giới thiệu những nét đặc trưng về truyện cổ của người Raglai.
Các công trình sưu tầm trên tuy chưa phân định đâu là rõ truyện cổ suy
nguyên nhưng đã đi đưa vào những truyện cổ mang đề tài này.Đây chính là
nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi khảo cứu, đánh giá nội dung, thi pháp của
truyện cổ suy nguyên. Đặc biệt, chúng tôi tìm hiểu sâu vào cuốn “Tổng tập
văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam” của Nxb. Đà Nẵng. Đây là
cuốn sách tập hợp đầy đủ nhất các truyện cổ suy nguyên. Trong tư liệu này,
để phục vụ đề tài nghiên cứu, chúng tôi ưu tiên chọn những nguồn tài liệu có
trích dẫn người kể, nơi kể.
3.Đối tượng và phạm vi nghiêncứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyện cổ có nội dung suy nguyên được khảo sát chủ yếu trong những
tổng tập, tuyển tậptruyện cổ của các dân tộc thiểu số, cập nhật những tập

truyện được sưu tầm và xuất bản gần đây.
Đặc trưng văn hóa vùng miền của các dân tộc được thể hiện trong các
8


tác phẩm văn học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát các tác phẩm thuộc truyện cổ suy nguyên của các dân tộc
thiểu số Việt Nam bao gồm các nhóm dân tộc sau: Môn – Khơme, Nam Đảo, Việt - Mường, Tày - Thái và Cơ lao, Hmông – Dao, Tạng - Miến.

4. Mục đích nghiêncứu
Tiến hành khảo sát toàn bộ truyện cổ suy nguyên dân gian của các dân
tộc thiểu số, xây dựng diện mạo truyện cổ suy nguyên dân gian một cách có
hệ thống từ nội dung đến thi pháp, đi vào mô típ để thấy được đặc trưng về
thể loại của truyện cổ suy nguyên.
5.Phương pháp nghiêncứu
- Phương pháp lịch sử - xã hội: đây là phương pháp này để tìm hiểu những cơ

sở lịch sử, xã hội liên quan đến thểloại.
- Phương pháp loại hình học: đây là phương pháp nhận thức các hiện tượng

và tác phẩm văn học dân gian thông qua việc khám phá các yếu tố cấu
thành cũng như quá trình, những mối liên hệ biện chứng giữa chúng trong
sự vận động của thời gian và không gian.
- Phương pháp thống kê: đây là phương pháp thông qua những con số để

khẳng định, chứng minh cho một kết luận một quan điểm mà chúng tôi
đưara.
- Phương pháp phân loại: đây là phương pháp nhóm những đối tượng có


chung những đặc điểm thành từng nhóm riêng. Chúng tôi sử dụng phương
pháp này để phân chia thành các nhóm dựa trên một số tiêu chí nhấtđịnh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Là phương pháp nhằm chỉ ra những tương

đồng và khác biệt giữa hai nhóm, hai đối tượng nào đó. Chúng tôi dùng
phương pháp so sánh để đưa ra một số nhận xét so sánh về những tương
đồng và dị biệt về biểu hiện giữa truyện cổ suy nguyên của các tộc người
9


thiểu số với truyện cổ suy nguyên dân gian của người Việt.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài nghiên cứu là “Khảo sát truyện cổ suy nguyên về nguồn gốc
vũ trụ và muôn loài của các tộc người thiểu số ở Việt Nam” có đóng góp
khoa học như sau:
- Tổng hợp, chính xác hóa khái niệm truyện cổ suy nguyên.
- Tìm hiểu kết cấu, motif truyện cổ suy nguyên, hệ thống nhân vật và
nghệ thuật xây dựng nhân vật của các dân tộc thiểu số.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận; phần Nội dung của luận văn được
triển khai thành ba chương với nhiệm vụ của từng chương như sau:
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ SUY NGUYÊN VÀ
CÁC NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ
Trong chương 1, chúng tôi đi vào tìm hiểu các vấn đề chung của luận
văn như khái niệm truyện cổ suy nguyên, đặc điểm văn hóa các dân tộc.
Chương 2. KẾT CẤU VÀ MOTIF TRONG TRUYỆN CỔ SUY NGUYÊN
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Trong chương 2, chúng tôi đi vào tìm hiểu kết cấu và motif truyện cổ
suy nguyên của các dân tộc thiểu số.
Chương 3. HỆ THỐNG NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG

NHÂN VẬT TRTRONG TRUYỆN CỔ SUY NGUYÊN CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ
Trong chương 3, chúng tôi đi vào tìm hiểu hệ thống nhân vật và nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ suy nguyên của các dân tộc thiểu số.
Ngoài ra luận văn còn có phần Phụ lục. Nội dung của phụ lụctrình bày
tóm tắt các truyện theo các nhóm ngôn ngữ cụ thể.
10


KHẢO SÁT TRUYỆN CỔ SUY NGUYÊN VỀ NGUỒN GỐC CỦA VŨ TRỤ VÀ
MUÔN LOÀI CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
Chương 1
Các vấn đề lí thuyết
1.1. Truyện cổ suy nguyên
1.1.1. Khái niệm
Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu khái niệm“truyện cổ”.“Cổ” có nghĩa là xưa, cũ.Ta có
khái niệm “truyện cổ” (hoặc “truyện cổ dân gian”, “truyện đời xưa”) dùng để chỉ nhiều
loại truyện dân gian khác nhau.Truyện cổ là một khái niệm có ý nghĩa khái quát, được
dùng để chỉ một bộ phận của văn học dân gianbao gồm hết thảy các loại truyện do quần
chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại.Bộ phận này gồm nhiều thể loại,
trong đó có truyện cổ suy nguyên.
Vậy truyện cổ suy nguyên là gì? Theo Đinh Gia Khánh [14,tr20-24] đó là tập hợp
các truyện cổ lí giải, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới, đời
sống con người, nguồn gốc con người và những hiện tượng của tự nhiên.Trong đó, nhân
vật thường là các vị thần được tưởng tượng ra với những nét chấm phá ban đầu. Hình
tượng các vị thần được tái hiện vừa cụ thể, vừa sống động, hồn nhiên, vừa vươn tới
dạng thái khái quát của tư duy triết học thuở ban đầu của loài người. Khi sáng tạo ra các
vị thần, tư duy người nguyên thủy đã lấy con người làm mẫu nên các thần đều mang
bóng dáng của con người. Đó cũng có thể là con người, sự vật bình thường nhưng được
kì ảo hóa. Từ đó, truyện cổ suy nguyên giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và

nguồn gốc loài người, các tộc người theo cách của người nguyên thủy. Nó cho thấy
được trình độ hiểu biết, sức tưởng tượng, cách cảm nghĩ, những ước mơ, khát vọng của
người Việt thời cổ. Những hiểu biết, kinh nghiệm này thể hiện qua những câu trả lời về
những hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.Những câu trả lời này có thể là sai lầm so với
tư duy ngày nay, nhưng những vấn đề được người cổ đại đặt ra đôi khi vẫn còn nguyên
ý nghĩa đối với chúng ta, như câu hỏi về nguồn gốc trái đất và nhân loại là câu hỏi lớn
11


của triết học, tôn giáo và khoa học.
Truyện cổ suy nguyên bao gồm tất cả thể loại truyện dân gian nhưng nội dung
suy nguyên tập trung ở hai thể loại thần thoại suy nguyên và truyện cổ tích về sự tich
muôn loài.
Thần thoại suy nguyên là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, những
nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời
cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người[14;tr356].Cách hiểu này đã
chỉ ra ba đặc điểm quan trọng nhất của thần thoại: thần thoại là tập hợp những truyện
kể (tức là có số lượng lớn tạo nên một thể loại độc lập); đối tượng phản ánh của thần
thoại là các vị thần, những nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa; nội dung
của thần thoại phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của
đời sống con người. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị
thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất kỳ bí, siêu nhiên do con
người thời nguyên thủy sáng tạo. Mục đích để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong
thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vận vật có linh hồn (hay thế giới quan thần
linh).
Truyện cổ tích về sự tich muôn loài là thể loại kể về sự hình thành thế giới, sự ra
đời của muôn loài, vạn vật, sự hình thành các dân tộc, con người, xã hội, văn hoá,
những hoạt động của con người và thần linh. Các nhân vật là con người hoặc sự vật
bình thường.
1.1.2. Cơ sở hình thành

Truyện cổ suy nguyên gắn liền với thời kỳ ấu thơ của nhân loại.Trong những
công trình nghiên cứu về nghệ thuật nguyên thuỷ, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng
trong giai đoạn phát triển đầu tiên của lịch sử loài người, cũng như những hoạt động
tinh thần khác, nghệ thuật không tồn tại dưới dạng độc lập, mà hầu như hoà làm một với
hoạt động thực tiễn của con người. Truyện cổ suy nguyên là một bộ phận của nền nghệ
thuật ấy, nó cũng phát sinh, nảy nở trên cơ sở đời sống lao động và những sinh hoạt của
người xưa. Nghĩa là không thể nào lý giải đúng truyện cổ suy nguyên nếu tách nó ra
12


ngoài xã hội nguyên thuỷ, thế giới quan thần linh và nhu cầu lý giải, tự nhiên, xã hội của
con người thời cổ đại.
Các nhà nhân chủng học cổ điển châu Âu thế kỷ XIX đã nhìn thấy trong các
truyện cổ phương thức hồn nhiên, tiền (hay phản) khoa học khi giải thích thế giới xung
quanh nhằm thoả mãn sự tò mò của người nguyên thuỷ vốn bị đè nặng bởi những sức
mạnh hung bạo của tự nhiên. E.M. Mêlêtinxki nói rằng: “Trong thần thoại có sự đan kết
những yếu tố phôi thai của tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật. Quan hệ hữu cơ
của thần thoại với lễ nghi vốn được thực hiện qua các phương tiện âm nhạc, vũ đạo, các
phương tiện “tiền sân khấu” và ngôn từ...” [20;tr32]. Ông cũng chỉ ra rằng người
nguyên thuỷ chưa tách mình ra khỏi môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh và tư duy
nguyên thuỷ còn giữ những đặc điểm của sự chưa phân tách, nó hầu như chưa tách khỏi
môi trường ấn tượng, tự phát. Hệ quả của điều này là sự nhân hoá hồn nhiên toàn bộ
thiên nhiên, sự đối chiếu “ẩn dụ” các đối tượng thiên nhiên, xã hội, văn hoá. Người
nguyên thuỷ hình dung các hiện tượng tự nhiên như với con người, gán cho chúng tâm
hồn, lí trí, tình cảm con người [20;tr32].
Trong quá trình lao động, sản xuất, con người nguyên thuỷ đã vận dụng lý trí non
nớt, sự nhận biết thô sơ của mình về thiên nhiên, vũ trụ để tìm câu trả lời cho những gì
xảy ra xung quanh. Việc tiếp xúc với thiên nhiên, tiếp xúc với các hiện tượng vũ trụ kỳ
bí, con người thời kỳ nguyên thuỷ cố gắng tìm hiểu, xuyên qua cái bề ngoài để nhận
thức thế giới, nhận thức tự nhiên. Thế giới đó luôn bí ẩn và to lớn, nó chế ngự con

người, luôn luôn đe doạ đời sống của họ. Tuy sự nhận thức thế giới của con người lúc
đó là hoang đường, ấu trĩ nhưng nó thể hiện khát vọng khám phá mạnh mẽcủa con
người. Không đủ hiểu biết để lí giải nên con người tưởng tượng ra, đặt niềm tin vào sự
tưởng tượng ấy, rằng thế giới là do các vị thần linh tạo ra. Họ đã làm ra thần thoại.
Cũng như các dân tộc khác, người Việt Nam đã có sẵn tâm hồn văn nghệ từ rất
xưa.Với trí tưởng tượng chất phác ngộ nghĩnh, với trình độ kiến thức còn thô sơ, họ đã
biết đặt câu ca lời hát cũng như đặt truyện.Truyện cổ suy nguyên Việt xuất hiện khá sớm
cùng với nghề nông đại đồ đá giữa hoặc đầu thời đại đồ đá mới. Nó phát triển rực rỡ vào
thời kỳ chuyển sang thời đại đồ đồng (từ xã hội thị tộc mẫu hệ, bộ tộc riêng lẻ tiến tới
13


thành lập quốc gia Văn Lang).
Truyện cổ suy nguyên Việt hình thành trước hết do nhu cầu nhận thức và lý giải
các hiện tượng tự nhiên (Thần Trụ Trời,...). Truyện cổ cũng hình thành do mong muốn
nhận thức và lý giải xã hội (Họ Hồng Bàng, Sơn Tinh Thủy Tinh). Truyện cổ suy
nguyên được thoát thai từ triết lý sống tự nhiên của con người, được sáng tạo ra trong
thời kỳ các thị tộc, bộ lạc đã sớm có ý thức về địa vực cư trú và ý thức giống nòi.
Những truyện cổ suy nguyên Việt Nam tuy đơn giản nhưng khá ý nhị, lý thú. Đây là
truyền thống văn học dân tộc, là tài liệu về trạng thái sinh hoạt thời kỳ xưa nhất của
người Việt. Dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới, người
nguyên thuỷ đã tạo ra truyện cổ suy nguyên và coi nó là một hình thái ý thức nguyên
hợp đa chức năng: khoa học, nghệ thuật vô ý thức, tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong quá trình lâu dài của lịch sử, truyện cổ suy nguyên Việt Nam đã phát triển,
từ những mẫu truyện phản ánh sự nhận thức từng mặt của con người về vũ trụ thiên
nhiên, loài vật,... các dân tộc trong cộng đồng Việt đã có những hệ thống truyện lớn như
hệ thống truyện “Họ Hồng Bàng” của người Việt, sử thi mo “Đẻ đất đẻ nước” của người
Mường, ...
Khi đất nước ta bị các lực lượng ngoại bang xâm chiếm. Dưới sự thống trị lâu dài
của phong kiến phương Bắc, truyện Việt đã bị phân hoá thành các hướng: hoặc bị Hán

hoá các thần thoại Việt Mường, hoặc bị phong kiến hoá, bị cắt rời thành những phiên
bản rời rạc...Có thể thấy rõ điều đó qua sự biến đổi của thần thoại suy nguyên. Sự tác
động này đã sớm đẩy nhiều thần thoại Việt Nam sang giai đoạn bị truyền thuyết, cổ tích
hoá, đặc biệt đã tạo ra truyền thuyết có tính lịch sử. Hệ thống thần thoại các dân tộc Việt
Nam đã đi từ nguyên sơ đến chỗ phát triển cao hơn với dung lượng rộng lớn hơn trong
các áng mo, sử thi với các hình thức diễn xướng dân gian, và qua quá trình giao lưu, tiếp
biến, thần thoại đã cùng với các thể loại khác của văn học dân gian. Điều đó đã làm nên
kho tàng văn hoá quý giá của cả dân tộc Việt Nam ta.
Mỗi dân tộc Việt thời cổ đều có một kho truyện cổ suy nguyên riêng.Những dân
tộc sớm có điều kiện phát triển, nền văn hoá của họ cũng được xây dựng sớm hơn
những dân tộc chậm phát triển.Họ sớm ghi lại được vì thế có hệ thống những truyện cổ
14


suy nguyên truyền tụng đương thời.Ngược lại, ở các dân tộc chậm tiến, truyện cổ suy
nguyên của họ trong một quá trình lâu dài được lưu truyền bằng miệng. Nhiều nguyên
nhân như chế độ xã hội thay đổi, thần thoại bị biến tướng, hoặc do văn hoá bên ngoài
xâm nhập, thần thoại bị pha trộn, hay do không có chữ viết, truyện cổ suy nguyên không
được ghi giữ lại nên chỉ còn từng mảnh rời rạc.
Đến nay, do hoàn cảnh lịch sử, truyện cổ suy nguyên Việt Nam đã bị mất mát khá
nhiều. Vì những lý do riêng, những thiên thần thoại đó đã không còn giữ lại hình thức
lúc đầu của chúng nữa, thậm chí cốt truyện cũng đã thay đổi đi nhiều.
Hình thức biểu hiện cơ bản của truyện cổ suy nguyên các dân tộc là những hoạt
động trình diễn mang tính tổng hợp, phong phú và phức hợp.Nó bao gồm các hình thức
nghi lễ cổ sơ, các phong tục và các hình thức diễn xướng, nhảy múa, ca hát,…Những lời
ca cổ cũng là những câu truyện cổ còn sót lại: Ông Đếm cát, ông Kể sao, ông Đào sông,
ông Xây rú...
Ở dân tộc Mường, khi tiến hành các nghi lễ tang ma cũng chính là lúc họ diễn kể
truyện cổ suy nguyên các dân tộc thiểu số người Việt Nam đã phản ánh một cách kỳ
diệu nhận thức của con người về vũ trụ, về công cuộc chinh phục thiên nhiên và về các

sinh hoạt xã hội của các dân tộc trong thời kỳ xưa. Toàn bộ hệ thống mo Đẻ đất đẻ nước
thần thoại, đã được hát kể trong mười mấy ngày đêm liền. Trong không khí tiễn đưa
người chết, người ta được ông mo hát kể cho nghe về việc sinh ra Trời, sinh ra Đất, về
việc đẻ Nước, đẻ Mường, về việc sinh ra Người và vạn vật cùng muông thú:
“Ông Thu Tha, bà Thu Thiên
Ra truyền: làm ra Đất ra Trời”.
Mo Đẻ đất đẻ nước đã phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan nguyên thuỷ và
phản ánh về quá trình hình thành dân tộc Mường. Nội dung của áng mo này là những
mẩu chuyện thần thoại được liên kết với nhau bởi các lời ca mang nội dung tự sự. Đẻ
đất đẻ nước quả là tác phẩm mang đậm tính chất sử thi - thần thoại của dân tộc Mường.
Một số dân tộc khác cũng có truyền thống hát kể thần thoại như dân tộc Mường.
Đó là dân tộc Thái, Tày và các dân tộc Tây Nguyên, ở đó thần thoại không những chỉ
được tồn tại, lưu truyền ở dạng những truyện kể đơn lẻ, sơ khai mà còn được gia nhập
15


vào hệ thống hát kể mo, then, sử thi-khan của các dân tộc.Sử thi - thần thoại Ẳm ẹt
luông ở dân tộc Thái gồm ba phần chính: Ẳm ẹt luông (Khai sinh ra cái Lớn), Ẳm ẹt nọi
(Khai sinh ra cái Nhỏ) và Khay phắc phạ (Mở họng Trời). Mở đầu tác phẩm có những
câu kể về nguồn gốc tự nhiên:
“Mo xin kể năm kể tháng mới có
Mo xin kể năm kể tháng trời mới làm ra
Ngày xưa thời trước, ngày xưa thời lâu
Họ hỏi: Cái gì có sau Trời? Cái gì có sau Đất?”
Bộ truyện này là những áng văn vần dài kể lại nguồn gốc sinh ra trời đất và muôn
loài, kể lại quá trình đấu tranh gian khổ của loài người nhằm để sinh tồn và phát triển và
thường được các thày mo đọc trong các buổi cúng lễ. Các bộ truyện này cũng giống như
tác phẩm Đẻ đất đẻ nước của người Mường.
Đối với các dân tộc Tây Nguyên, nhiều thần thoại và nhân vật thần thoại đã gia
nhập và tái hiện vào các sinh hoạt hát sử thi. Sinh hoạt hát kể sử thi là một nhu cầu sinh

hoạt không thể thiếu trong đời sống người dân Tây Nguyên hàng ngàn đời. Trong vốn từ
vựng của các dân tộc này, sử thi được người Bana gọi là Hmon, người Êđê gọi là Khan,
người Giarai gọi là Hri, người Mnông gọi Ot Ndrông. Sử thi được các nghệ nhân dân
gian diễn xướng theo phương thức kết hợp các yếu tố hát, kể, đối thoại, làm điệu bộ
diễn xướng. Theo ngôn ngữ của người Mnông: Ot có nghĩa là hát, kể. Còn Ndrông là
những câu chuyện xa xưa. Trong những tác phẩm sử thi - khan, những thiên thần thoại
cùng các nhân vật của nó đã là những phần chính yếu tạo nên cốt lõi của tác phẩm.
Những hình thức sinh hoạt này đã giúp cho thần thoại được bảo lưu một cách bền
vững và hệ thống. Gắn bó với các hoạt động nghi lễ, phong tục, tuân thủ theo những
bước, những quy định chặt chẽ của các nghi thức tang ma, cúng tế, hội lễ, thần thoại của
các dân tộc nói trên được diễn đi diễn lại, được thực hành thường xuyên từ năm này
sang năm khác, đời này sang đời khác, từ thế hệ này tới thế hệ khác. Cũng nhờ vậy mà
các tác phẩm thần thoại luôn được lưu truyền, bổ sung, thêm bớt và ngày càng hoàn
chỉnh, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người nghe. Trong đó cũng phải kể tới
vai trò của các thế hệ thầy mo, thầy cúng, các ông then, bà then, các nghệ nhân kể sử thi
16


ở các dân tộc ít người Việt Nam. Họ đã đóng vai trò là những người lưu giữ tích cực kho
tàng thần thoại các dân tộc.
Quả thực, truyện cổ suy nguyên các dân tộc đã là những chứng tích, những tài
liệu sống, giúp chúng ta hình dung lại được diện mạo sinh hoạt, cách thức tư duy và
sáng tạo văn hoá, sáng tạo nghệ thuật của các dân tộc ít người từ thời xa xưa cho tới
ngày nay.
1.1.3. Đặc trưng chung của truyện cổ suy nguyên
1.1.3.1. Nội dung, ý nghĩa
Truyện cổ suy nguyên là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội
nguyên thủy.Nó thể hiện quan niệm của các dân tộc thiểu số về nguồn gốc vũ trụ, con
người trên cơ sở quan niệm vạn vật hữu linh, bái vật giáo, quan niệm và thực hành ma
thuật.Vì thế, người nguyên thủy có khuynh hướng diễn đạt cái trừu tượng bằng cái cảm

tính, cụ thể, họ kém phát triển về mặt trừu tượng hóa.Người nguyên thủy tư duy chưa
phát triển năng lực phân biệt, người nguyên thuỷ chưa phân biệt được cái chủ quan và
khách quan, vật chất và tinh thần...Những đặc điểm tư duy trên tạo thành lối tư duy
trong truyện cổ suy nguyên với việc tin vào các sự kiện được kể lại trong thần thoại và
thường gắn liền việc diễn xướng thần thoại với các hình thức nghi lễ (các hình thức thực
hành tín ngưỡng).
Truyện cổ suy nguyên đã phản ánh một cách kỳ diệu nhận thức của con người về
vũ trụ, về công cuộc chinh phục thiên nhiên và về các sinh hoạt xã hội của các dân tộc
trong thời kỳ xa xưa. Dù đó là nhận thức thô sơ, hồn nhiên nhưng người nguyên thủy đã
cho thấy cuộc đấu tranh bền bỉ trong quá trình hiểu biết, khám phá và chinh phục tự
nhiên.Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nó là thời kỳ thành lập địa vực cư trú, địa vực
quốc gia. Nội dung phong phú nhất của nó là phản ánh một cách hoang đường kỳ vĩ về
những hiện tượng vũ trụ, thiên nhiên, con người. Nó có một vai trò tích cực trong đời
sống tinh thần của con người: đó là phương tiện nhận thức quan trọng của người nguyên
thuỷ, cũng là một trong những nguồn hình thành những giá trị tinh thần truyền thống
đầu tiên của dân tộc.
17


Truyện cổ suy nguyên là nguồn tư liệu quý giá cho tất cả các ngành khoa học xã
hội ngày nay.Truyện cổ suy nguyên tuy không phải là tài liệu sử học thực sự nhưng vì
nó đã phản ánh ít nhiều tình trạng sinh hoạt xã hội loài người trong lịch sử, vì vậy các sử
gia phong kiến Việt Nam xưa trong khi viết sử đã tham khảo nhiều ở truyện cổ suy
nguyên.Việc đặt truyện cổ suy nguyên lên đầu quyển sử, tuy là không chính xác nhưng
cũng nói lên một điều là thần thoại đã có cống hiến cho lịch sử.
Truyện cổ suy nguyên còn đặt nền móng cho tôn giáo. Đối với người nguyên thuỷ
thì chưa có tôn giáo, mà vạn vật đều hữu linh, thần thoại đã tạo nên tín ngưỡng bái vật
giáo nguyên thuỷ, là dây nối giữa vật tổ và thị tộc, thần thoại dần dần đã tô điểm, bổ
sung, làm nền móng cho thế giới thần của tôn giáo.
Truyện cổ suy nguyên còn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tác văn học

nghệ thuật, mỹ học, hội hoạ,...xưa và nay. Tất cả những điều đó đã khẳng định giá trị
mọi mặt của truyện cổ suy nguyên Việt Nam.
Các chủ đề chính trong nội dung truyện cổ suy nguyên là:
- Lí giải về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên:
Ví dụ: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt trăng, Mặt trời, Thần Mưa,...
Đây là nội dung lớn thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh
phục thế giới tự nhiên của con người. Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con
người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các
hiện tượng xung quanh mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú,
hình dung ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Bằng cách đó,
con người đã làm ra truyện cổ suy nguyên.
Lí giải về nguồn gốc muôn loài:
Ví dụ: Đẻ đất đẻ nước,…
Đây là các truyện kể về các việc sáng tạo ra muôn loài, ... Cũng như các vị thần
cai quản thế giới ở trên trời, các vị thần cai quản trên mặt đất và dưới mặt đất, đã cùng
với các loài vật và con người tạo nên cuộc sống trần gian. Truyện đã kể về hàng loạt các
giống vật, cây cối, núi sông, gò đống đều không phải tự nhiên mà có mà do các vị thần
hợp sức sáng tạo ra hoặc do một sự kỳ vĩ của vũ trụ mà xuất hiện, trong đó có sáng tạo
18


cả con người.
1.1.3.2. Thi pháp
Đầu tiên, ta chú ý tới cốt truyện.Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện,
biến cố, hành động trong tác phẩm.Nó thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách
trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cốt
truyện là một cái gì độc đáo, không lặp lại, gắn bó trực tiếp với những yếu tố khác làm
cho tác phẩm văn học trở thành một chỉnh thể nghệ thuật [22,tr59].Cốt truyện của
truyện cổ suy nguyên Việt, nhất là thần thoại suy nguyên nhìn chung còn đơn giản, ít
tình tiết. Truyện cổ tích có nội dung suy nguyênthường dài hơn, có nhiều tình tiết hơn.

Ví dụ: Chú cuội cung trăng. Có những truyện mang hình thức liên kết của nhiều cốt
truyện đơn, làm nên một hệ truyện, gồm tổng thể những câu chuyện lí giải về nguồn gốc
vũ trụ muôn loài, đồng thời là hệ thống những quan niệm hoang đường về thế giới.
Thứ hai, ta chú ý tới nhân vật. Nhân vật là con người hoặc sự vật được nhà văn
miêu tả trong tác phẩm có thể có tên hoặc không. Nhân vật chính trong truyện cổ suy
nguyên là thần, cá nhân hay cộng đồng người hoạc là con vật. Song phổ biến thường là
thần. Thần gắn với quan niệm vạn vật có linh hồn nên nó khác với thần của tôn giáo.
Thần được gọi bằng những tên khác nhau như: Ông, bà, thần, tinh, trời... các vị thần
khác nhau ở chức năng, việc làm. Đó là kết quả của sự tưởng tượng mộng mơ của con
người thời cổ đại. Do vậy nhân vật của truyện cổ suy nguyên hầu như đều được mô tả
với hình dạng khổng lồ, có sức mạnh to lớn, có tính cách đơn giản một chiều, thiên về
miêu tả hành động. Dấu ấn của mầm mống tôn giáo nguyên thủy in đậm ở các nhân
vật.Thủ pháp chủ yếu trong xây dựng nhân vật là phóng đại, nhân hóa, ẩn dụ.)
Tiếp đó, ta chú ý tới yếu tố motif. Motif trong tiếng Latinh nghĩa là chuyển
động; trong văn học Trung Quốc phiên âm là mẫu đề. Có thể tìm thấy một số motif
trong truyện cổ suy nguyên Việt: Motif cột chống trời (Thần Trụ Trời), motif bọc trăm
trứng (Lạc Long Quân-Âu Cơ).Ở motif nào ta cũng thấy cái nhìn đậm chất thần thánh
hóa với sự vật, gắn với cuộc sống khai phá tự nhiên ở miền rừng núi xa xưa.
1.2. Khái quát về các nhóm dân tộc thiểu số Việt Nam
19


Truyện cổ suy nguyên của các dân tộc thiểu số gắn bó chặt chẽ với đời sống cư trú,
làm ăn, sinh hoạt, văn hóa của họ.Truyện cổ của các dân tộc khu vực này đã phản ánh
sinh động, chân xác về không gian cư địa và lịch sử tộc người đặc trưng của đồng bào
miền núi. Trong các sáng tác truyện kể, chúng ta cũng bắt gặp một số hình ảnh đặc
trưng gắn với đời sống sản xuất, đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của các dân
tộc. Tất cả chúng hòa quyện với nhau tạo nên những ấn tượng riêng trong truyện kể các
dân tộc khu vực này.Vì vậy, muốn hiểu về truyện cổ suy nguyên của các dân tộc chúng
ta cần đi vào tìm hiểu về đặc trưng của các nhóm dân tộc này.

1.2.1. Nhóm các dân tộc Môn – Khơme [35;tr45]
Cư dân Môn – Khơmelà cư dân bản địa của lục địa Đông Nam châu Á, hiện nay
bao gồm một số lượng dân tộc nhiều nhất ở nước ta, có thể chia thành hai bộ phận.Một
bộ phận thì sinh tụ và phát triển dọc theo dãy núi Trường Sơn và Tây Nguyên từ miền
núi các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ đến miền Đông Nam Bộ và bốn tỉnh Tây Nguyên
bao gồm các dân tộc thuộc chỉ Katuic, Banaic như Bru – Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Co,
Hrê, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Ba Na, Rơ Măm, Brâu, Mnông, Mạ, Cơ Ho, Xtiêng, Chơro.
Còn một bộ phận ở Tây Bắc và miền núi hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An thuộc chi
Khmuic như Mảng, Khơ mú, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu.
Các dân tộc nhóm Môn – Khơme có quá trình giao lưu văn hoá lâu dài với các dân
tộc cộng cư trong từng vùng. Ở Tây Bắc và miền núi tỉnh Nghệ An, họ chịu ảnh hưởng
đậm nét của người Thái; còn ở Tây Nguyên, giữa họ và các dân tộc nhóm ngôn ngữ
Nam Đảo có nhiều yếu tố chung, tương đồng; trong khi đó ở Nam Bộ là sự giao tiếp văn
hoá giữa người Khơme và người Việt.Các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me là cư
dân bản địa, có lịch sử lâu đời ở Đông Dương. Ngoài đặc điểm chung về ngôn ngữ,
phần lớn các tộc người nhóm Môn-Khơ Me sinh sống dựa vào sản xuất nương kết hợp
với ruộng nước. Họ sử dụng hình thức chọc lỗ tra hạt, cào cỏ để canh tác trên nương
dốc, dùng gùi để vận chuyển, giỏi đan lát, họ ở nhà sàn, uống rượu cần trong sinh hoạt
văn hoá cộng đồng.Về tín ngưỡng, thần lớn nhất của cư dân Môn-Khơme là ông trời.
Tiếp đó là thần lúa, sau đó là thần núi, thần rừng…Ngoài ra, các vị thần đóng vai trò
20


quan trọng và có tác động trực tiếp đến con người là thần sấm sét, thần duy trì phong tục
phù hộ cho cộng đồng trong những cuộc xung đột, thần mưa, thần gió… Đồng bào còn
quan niệm có nhiều loại yêu quái mang lại tai họa cho con người và cho rằng số phận
con người phụ thuộc vào quan hệ giữa người đó với thế giới siêu linh. Người Tà Ôi
quan niệm vạn vật đều có linh hồn, tín ngưỡng đa thần: Thần nước, Thần chỗ ở gia đình,
Thần nhà dài, Thần hổ,…chi phối hầu hết các mặt trong cuộc sống của họ. Người
M'nông cũng theo tín ngưỡng đa thần, đặc biệt là các vị thần nông nghiệp và các vị chư

thần giống như các vị thần của người Cơ Ho, người Mạ.
Đồng bào còn có nền văn học dân gian rất phong phú với các trường ca, cổ tích,
truyện cười, ca dao, tục ngữ phản ánh rõ nét nhân cách con người và xã hội Tây
Nguyên. Đây là dân tộc dùng truyện cổ để viết lên lịch sử và các bài học sơ khai từ thuở
còn nguyên sơ của cộng đồng mình.Các truyện đã giải thích một cách ngây thơ song sâu
sắc về sự hình thành vũ trụ và muôn loài.Sự sâu sắc ấy nằm trong giá trị giáo dục của
truyện cổ. Ví dụ truyện Nguồn gốc dân tộc giáo dục về tinh thần đoàn kết các dân tộc
anh em. Hay truyện Sự tích cưa răng lại giáo dục việc con người cần có trách nhiệm với
cộng đồng. Truyện cũng thể hiện cái nhìn riêng của con người với vũ trụ. Từ khi xã hội
còn sơ khai, con người chưa phân biệt rõ với các siêu linh.Vạn vật ở đây đều có linh
hồn, biết nói năng, có thể hóa người, kết hôn với người. Người Môn – Khơme rất đề cao
tôn giáo nguyên thủy.Họ đưa yếu tố tôn giáo này vào cái nhìn vạn vật. Nó là tôn giáo
bản địa qua các tình tiết sinh nở thần kì, người hóa thần, vật hóa người,…chứ không
phải do ảnh hưởng của tôn giáo nước ngoài. Truyện cổ của dân tộc Môn – Khơme từ
giai đoạn này cũng đã xuất hiện truyện đề cao chính nghĩa với sự xuất hiện của thế lực
trợ giúp siêu nhiên.Rõ ràng, ta có thể thấy: dù gần với Ấn Độ song điểm thú vị của
truyện cổ nhóm dân tộc này là không bị ảnh hưởng, chi phối bởi văn hóa nước lớn xung
quanh. Truyện cổ của nhóm dân tộc này mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.Ngoài
ra, truyện cổ của họ cũng rất đa dạng về thể loại. Có cả thần thoại như Nguồn gốc dân
tộc,..; sử thi như Chàng Chương dũng cảm,..; truyện cổ tích như Chàng Ná, Cậu bé cứu

21


dân,…; truyền thuyết như Truyền thuyết về đảo Lý Sơn,…truyện ngụ ngôn như Cọp vật
thi với côi giã gạo,…
1.2.2. Nhóm các dân tộc Nam - Đảo [35;tr431]
Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo gồm có 5 tộc người: Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai, Chăm và
Chu Ru. Đồng bào cư trú rải rác ở vùng đất Tây Nguyên và ven biển miền Trung thuộc
các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận,


Các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo là những đại diện tiêu biểu cho
mối giao thoa với các nền văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa ở Việt Nam.Văn hoá của cư dân
nhóm Nam Đảo mang đậm dấu ấn mẫu hệ.Điều này được thể hiện rõ nét thông qua đời
sống và dấu ấn văn hoá tộc ngườì.
Người Chăm đã từng có nhà nước. Vương quốc Champa xưa kia để lại một nền
văn hóa hết sức phong phú với hàng loạt đền tháp rất nổi tiếng. Chữ viết Chăm thuộc hệ
chữ gốc Ấn Độ. Phụ nữ Chăm giỏi dệt lụa và làm gốm. Hiện tại, bộ phận người Chăm ở
duyên hải miền Trung theo đạo Bàlamôn hoặc Bàni. Kinh tế truyền thống chính của họ
là nông nghiệp lúa nước. Bộ phận ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ theo
Islam giáo. Họ chủ yếu sinh sống bằng đánh cá, buôn bán và có nghề đóng thuyền nổi
tiếng.
Người Chăm Hroi và 4 tộc người khác thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Giarai, Êđê,
Raglai, Churu) sinh sống ở Tây Nguyên và miền núi các tỉnh từ Phú Yên vào Bình
Thuận. Sự phân bố này nối liền với địa bàn cư trú của người Chăm, tạo thành một vùng
văn hoá Nam Đảo ở Đông Dương. Các cư dân Nam Đảo có mặt ở Tây Nguyên từ rất
sớm, nhưng sau các cư dân ngôn ngữ Môn – Khơme và trước khi hình thành vương
quốc Champa. Nguồn sống chính của họ là lúa rẫy, gieo trồng theo chế độ hưu canh, bỏ
hoá đất lâu năm rồi mới canh tác trở lại. Ruộng nước trước đây chỉ có ở một số nơi có
đất sình lầy.Tổ chức xã hội tự quản cổ truyền là làng, tập hợp các gia đình lớn mẫu
hệ.Tuy nhiên, các gia đình nhỏ (gồm một cặp vợ chồng và các con) nay đã phổ biến.
Đời sống vận hành theo phong tục. Tính cộng đồng làng rất cao, nhưng sự phân hoá
22


giàu nghèo trong dân làng cũng đã rõ.
Do đặc điểm vùng cư trú và ảnh hưởng văn hóa của các nước bên cạnh nên truyện
cổ của nhóm dân tộc này cũng có ít nhiều ảnh hưởng. Nhiều truyện giống với truyện của
Campuchia, Lào và cũng không ít truyện có hệ thống nhân vật giống với cả dân tộc Môn
– Khơme.Ở đó, ta cũng thấy cách giải thích về sự hình thành vũ trụ và muôn loài giống

các dân tộc khác. Ví dụ: truyện Tổ chim Tồ Rộc với motif giải thích tại sao chim làm tổ,
Sự tích con voi với việc lí giải việc thuần dưỡng voi,…Motif sụt đất xuất hiện trong
truyện cổ nhiều dân tộc khác cũng là một motif quen thuộc ở truyện cổ của dân tộc Nam
Đảo.Từ đó, ta cũng thấy hệ thống truyện lí giải về muôn loài trong kho truyện của dân
tộc này rất phong phú.Cũng do các cuộc chiến tranh bộ tộc diễn ra liên miên mà dân tộc
này có nhiều sử thi và truyện cổ thần kì. Đây là các thể loại vẽ lại cho ta thấy một vùng
đất tuy kinh tế còn thấp kém song văn hóa mang nét riêng. Những áng anh hùng ca của
dân tộc này mang nét giản dị hơn. Người anh hùng có thể có xuất thân bình thường như
chàng trai mồ côi Yrit.
1.2.3. Nhóm các dân tộc Việt - Mường [35;tr645]
Nhóm cư dân Việt-Mường gồm có 4 dân tộc: Việt, Mường, Chứt, Thổ. Người Lạc
Việt là tổ tiên của cư dân Việt-Mường. Cư dân Việt-Mường là cư dân bản địa, được hình
thành tại chỗ và đã đóng vai trò chủ thể trong tiến trình lịch sử Việt Nam kể từ thuở sơ
khai.
Có ý kiến cho rằng, ngay thời Hùng Vương dựng nước, người Lạc Việt đã từ nơi
cư trú thuở ban đầu ở miền núi trung du chuyển cư về miền xuôi, khai phá vùng châu
thổ sông Hồng, sông Chu, sông Mã. Nhưng có một bộ phận ở (lại) miền núi. Con cháu
sau này của những người đó, chính là người Mường ngày nay.Nhưng có nhiều ý kiến
cho rằng việc “tách” đó có thể bắt đầu vào những thế kỷ sau Công nguyên. Vào thời kỳ
Bắc thuộc, để tránh áp bức, bóc lột, đồng hóa, lao dịch, nhiều bộ phận người Việt cổ di
cư lên miền ngược, lùi sâu vào vùng núi phía tây. Và con cháu của họ sau này là người
Mường hiện nay, nhưng chỉ sau thế kỷ X thì người Việt và người Mường mới phân hóa
thành hai tộc người riêng biệt. Hay nói cách khác, từ thời đó người Mường bắt đầu được
23


coi là một dân tộc thiểu số.
Hiện nay, nếu xếp thứ tự theo dân số thì người Mường đứng hàng thứ sáu. Họ cư
trú trên một địa bàn khá rộng, kéo dài từ Yên Bái, Sơn La đến Hòa Bình (là nôi chính)
xuống tận miền tây Thanh Hóa, Nghệ An. Người Mường tự gọi mình là Mol - nghĩa là

người, nhưng Mường đã trở thành tộc danh chính thức của họ, dù ấy vốn là từ dùng để
chỉ một địa phương, một khu vực (như Mường Bi, Mường Vang v.v.).
Người Chứt: người ở lèn đá, núi đá, hiện cư trú ở miền tây tỉnh Quảng Bình
(huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa) và một số ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, cũng là
một dân tộc bản địa, có chung nguồn gốc với người Việt và người Mường. Trong buổi
đầu dựng nước, họ còn nằm trong khối người Lạc Việt, họ tách ra (khỏi khối tiền ViệtMường) cùng lúc với người Mường. Họ vốn cư trú khá lâu đời ở vùng Quảng Trạch, Bố
Trạch (tỉnh Quảng Bình) cách đây ít nhất nửa thế kỷ, họ đã lùi dần vào vùng núi sâu
miền tây Quảng Bình. Người Chứt có số dân không đông (đứng ở hàng 44 trong tổng số
54 dân tộc hiện nay), nhưng bao gồm nhiều nhóm như Sách, Mày, Rục, Mã Liềng,
Arem,…
Người Thổ: là một tộc người được hình thành gần đây từ sự cố kết của nhiều
nhóm khác nhau như Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Ðan Lai - Ly Hà, Tày Poọng. Trong đó nhóm
Ðan Lai - Ly Hà, Tày Poọng vốn tách ra từ cộng đồng tiền Việt-Mường mà thời Lý
Trần được gọi là Trại; còn nhóm Kẹo là con cháu của người Việt, nhóm Mọn là con
cháu người Mường từ Thanh Hóa chuyển vào. Ngoài ra còn có một số nhóm thuộc cộng
đồng người Thái nhưng sống gần gũi với các nhóm trên nên đã hợp nhất vào cộng đồng
người Thổ. Hiện nay người Thổ sống chủ yếu ở các huyện miền tây Nghệ An, như
Nghĩa Ðàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa sưu tầm được truyện cổ của các dân tộc thiểu
số đó nên thực tế chúng ta chủ yếu đi vào tìm hiểu truyện của dân tộc Mường. Truyện
của dân tộc Mường chịu ảnh hưởng của cả hai dân tộc Việt và Thái. Ví dụ: truyện kể về
nhân vật ông Đùng khai thiên phá thạch giống với thần Trụ Trời trong thần thoại dân tộc
Việt và Ải Lậc Cậc của dân tộc Thái. Hay người Mường cũng có nhân vật Cuội giống
truyện cổ Việt. Song dân tộc Mường vẫn để lại những tác phẩm đặc sắc vượt hơn cả hai
24


dân tộc bạn.Sử thi Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường là một ví dụ.Bộ sử thi đồ sộ cả về
số lượng và nội dung, nó đã lưu giữ lại cách nhìn thú vị của dân tộc Mường về nguồn
gốc vũ trụ, muôn loài cũng như quá trình đi lên xây dựng xã hội sơ khai. Do xã hội hình

thành sớm, người Mường có nhiều truyện nói về xã hội với tình tiết khá phức tạp, ví dụ
Nàng vỏ trứng, Người hóa khỉ,…Những truyện này có motif quen thuộc trong truyện cổ
tích xưa với việc bênh vực người nghèo, chống lại bất công xã hội.
1.2.4. Nhóm các dân tộc Tày - Thái [35;tr765]
Các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày-Thái có chung nguồn gốc lịch sử nằm trong
khối Bách Việt xưa. Cư dân Tày-Thái cổ đã góp phần sáng tạo nền văn hoá bản địa ở
vùng Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương, được gọi là văn hoá Nam Á hay văn minh
Sông Hồng.
Nhóm ngôn ngữ Tày-Thái có 8 tộc người: Tày, Thái, Nùng, Lào, Lự, Bố Y, Sán
Chay, Giáy. Đồng bào cư trú tập trung ở các tỉnh như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái,
Thanh Hóa, Nghệ An…Cư dân nhóm Tày – Thái thường tụ cư ở các vùng thung lũng và
có trình độ kỹ thuật cao trong canh tác lúa nước, với những biện pháp như dùng cày có
trâu kéo, thâm canh, làm thủy lợi... Một số nghề thủ công truyền thống rất phát triển,
đặc biệt là dệt vải.
Thiết chế gia đình theo truyền thống phụ hệ. Từ rất sớm đã xuất hiện hình thức tổ
chức xã hội theo kiểu phong kiến sơ kỳ, điển hình là chế độ quằng ở ngườiTày, phìa tạo
ở ngườiThái. Các cư dân nhóm Tày – Thái thờ cúng tổ tiên và chịu ảnh hưởng của
Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo ở các mức độ khác nhau.Nhiều giá trị văn hóa của họ
ảnh hưởng không ít đến các tộc người khác trong vùng. Ở nhiều nơi, tiếng Tày hoặc
tiếng Thái đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung của địa phương. Một số cư dân có chữ
viết riêng, theo mẫu tự Ấn Độ hoặc chữ tượng hình.
Đặc điểm xã hội của người Tày – Thái đã được thể hiện rõ trong các truyện cổ.Đó
là các truyện phản ánh về xã hội với phương thức sản xuất lúa nước từ muôn đời.Ta có
thể thấy qua truyện Nguồn gốc cây lúa, Lễ cúng đôi rắn, Sự tích cây báng, Mẹ lúa, Mẹ
25


×