Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

trường tiểu học số 1 thượng trạch – bố trạch – quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.94 KB, 56 trang )

Bài tiểu luận
MỤC LUC

Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang1Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Mai Thị
Liên Giang, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
làm tiểu luận. Cô đã mở ra cho em những vấn đề khoa học rất lý thú, hướng em
vào nghiên cứu các vấn đề hết sức thiết thực và vô cùng bổ ích, đồng thời cô cũng
tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu. Em đã học hỏi được rất nhiều ở cô
trong phong cách làm việc cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học. Em luôn
được cô cung cấp các tài liệu, các chỉ dẫn hết sức cần thiết khi thưc hiện khóaluận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tiểu học - Mầm non những
người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời
gian học tập tại trường. Xin cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 4
Trường Tiểu học số 1 Thượng Trạch đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
tìm hiểu thực tiễn dạy học tập đọc cho học sinh Tiểu học. Xin gửi lời cảm ơn
tới tập thể lớp Đại học giáo dục Tiểu học K57 những người luôn quan tâm, động
viên và nhiệt tình giúp đỡ em để hoàn thành tiểu luận.
Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô và tập thể lớp 4A trường
Tiểu học số 1 Thượng Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình đã tạo điều kiện và giúp đỡ
em hoàn hành tốt phần thực nghiệm sư phạm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Quỳnh Trang


Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang2Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của giảng viên TS.Mai Thị Liên Giang. Các tài liệu, những nhận định ghi trong
tiểu luận là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học
của công trìnhnày.
Đồng Hới, tháng 4 năm 2018
Sinh viên

Lê Thị Quỳnh Trang

Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang3Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
Các Danh Từ viết tắt
HS
KTBC
GBT
GV

Học Sinh
Kiểm tra bài cũ
Giao bài tập
Giáo Viên


Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang4Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ mở đầu một thiên niên kỷ mới đất nước chúng
ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như
bắt đầu đặt ra nhiều vấn đề mới như nền kinh tế tri thức, giữ gìn bản sắc dân tộc…
Những thay đổi quan trọng trong kinh tế, xã hội, giáo dục đã dẫn tới những yêu
cầu mới trong dạy tiếng nói chung, dạy tiếng mẹ đẻ nói riêng. Để Tiếng Việt trở
thành công cụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, cho sự phát triển giáo dục,
cho sự hội nhập quốc tế, việc dạy Tiếng Việt phải nhằm vào cả hai chức năng của
ngôn ngữ và phải chú trọng vào cả bốn kỹnăng.
Tiếng Việt là một môn học ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng
lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện
trong bốn hoạt động tương ứng với chúng là bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết.Trong đó việc dạy học phân môn luyện từ và câu rất quan trọng, nó giúp các
em hiểu, diễn dạt tư tưởng, tình cảm, hoạt động của mình bằng tiếng mẹ đẻ ngày
càng chính xác, phong phú và sinh động hơn. Qua các bài từ ngữ, vốn từ của học
sinh được mở rộng, tăng cường kĩ năng giải nghĩa từ, kĩ năng dùng từ trong hoạt
động giao tiếp được hình thành và phát triển. Học sinh có ý thức hơn về vấn đề từ
ngữ, vấn đề hiểu từ và dùng từ trong thực tiễn nói, viết, trong học tập và giao tiếp.
Chủ trương giảng dạy từ ngữ ở tiểu học đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình
trong việc giúp học sinh làm giàu vốn từ, hình thành và phát triển ý thức, kĩ năng
sử dụng từ. Chính vì vậy tôi luôn trăn trở làm thế nào dạy tốt phân môn này để đáp
ứng với vị trí vai trò của nó.Với tư cách là một phân môn thực hành của môn Tiếng
Việt ở trường Tiểu học, luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành, phát triển cho học
sinh năng lực sử dụng từ trong giao tiếp và học tập, đây là nhiệm vụ chính yếu
cuối cùng của dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Dạy luyện từ chính là dạy thực hành từ

ngữ trên quan điểm giao tiếp, dạy từ trên bình diện phát triển lời nói. Đó chính là
công việc làm giàu vốn từ cho học sinh, giúp hoc sinh mở rộng, phát triển vốn từ
(phong phú hóa vốn từ), nắm nghĩa của từ (chính xác hóa vốn từ), luyện tập sử
dụng từ (tích cực hóa vốn từ). Bên cạnh đó,nhiệm
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang5Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
vụ của việc rèn luyện về câu ở Tiểu học nói chung là thông qua các hoạt động
thực hành giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức sơ giản về ngữ pháp mà các
em đã được tích lũy trong vốn sống của mình, dần dần hình thành các quy tắc dùng
từ, đặt câu và tạo lập văn bản trong giao tiếp. Từ đó giúp học sinh nói năng đúng
chuẩn, phù hợp với mục đích và môi trường giao tiếp đồng thời góp phần rèn luyện
tư duy và giáo dục thẩm mỹ cho họcsinh.
Vai trò của Từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy
Từ ngữ ở tiểu học. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như
một phương tiện giao tiếp. Việc học Từ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực từ
ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập và phát triển toàn
diện. Vốn từcủa học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn,
càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, sâu sắc bấy nhiêu. Vì
vậy số lượng từ, tính đa dạng, tính năng động của từ được xem là điều kiện quan
trọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ. Cũng chính vì vậy, ở tiểu học, từ ngữ
không chỉ được dạy trong tất cả các phân môn Tiếng Việt mà nó còn được dạy
trong tất cả các tiết học của các môn khác như Toán, Tự nhiên xã hội,…. Ở đâu có
dạy nghĩa từ, dạy sử dụng từ, thì ở đó dạy Từngữ.
Việc đổi mới phương pháp dạy học, thay sách giáo khoa của môn học Tiếng
Việt hiện nay là một bước tiến quan trọng của nền giáo dục nước nhà nhằm thực
hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
(nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của
lứa tuổi. Thông qua dạy và học Tiếng Việt còn góp phần rèn luyện cho các em các

thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt,
về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
Qua đó còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt cho các em và hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủnghĩa.
Như vậy nhiệm vụ của môn Tiếng Việt rất nặng nề và nhất là việc sử dụng từ
ở học sinh rất quan trọng, tuy nhiên, thực tế dạy học hiện nay còn nhiều bất cập,
học sinh chưa có những kiến thức kỹ năng đáp ứng yêu cầu đặt ra, kỹ năng
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang6Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
tạo câu còn kém,diễn đạt còn sai ý. Ngoài ra việc nắm bắt, thông hiểu các vấn
đề liên quan đến đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
của một số giáo viên cũng chưa thật vững chắc. Tất cả các vấn đề nêu trên đã dẫn
đến thực trạng là học sinh vẫn chưa thể dùng từ và đặt câu tốt, dẫn đến việc học tập
môn Tiếng Việt và các môn học khác chưa thực sựtốt.
Là một giáo viên tương lai, yêu nghề, được sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô, sự giúp đỡ tận tình của bạn bè, bản thân em mong muốn được nghiên cứu,
học hỏi thêm để ngày càng hoàn thiện năng lực sư phạm.
Xuất phát từ những lí do vừa được trình bày trên đây em chọn đề tài “Biện
pháp phát triển kỹ năng dùng từ và đặt câu cho học sinh lớp 4 trường Tiểu
học số 1 Thượng Trạch – Bố Trạch - Quảng Bình qua phân môn luyện từ và
câu” để làm khóa luận, với mong muốn qua đề tài này sẽ nâng cao cho học sinh
Tiểu học các kiến thức và kỹ năng về cách dùng từ và đặtcâu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấnđề
Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được đưa vào dạy học thống nhất trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa
là một môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ
tiếng Việt (vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập,

giao tiếp) có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn
học của học sinh.
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề phát triển kỹ năng dùng
từ đặt câu cho học sinh Tiểu học thông qua môn “Tiếng Việt” với nhiều công trình.
Trong phạm vi khóa luận này em đã tiếp cận những tài liệu và các tác giả có
liênquan:
• “Vui học tiếng Việt” (Trần Mạnh Hưởng, NXB Giáo dục 2000). Tài liệu này đề cập
đến những kiến thức tiếng Việt cơ bản giúp HS luyện tập thành thạo các kỹ năng
“đọc, nghe, nói, viết”, các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng, có khả
năng làm chủ được tiếng nói và ngôn ngữ của dântộc.
• Bước sang những năm 90, lĩnh vực nghiên cứu cú pháp tiếng Việt sôi
độnghẳnvớiviệccôngbốcuốn“TiếngViệt-Sơthảongữphápchứcnăng,
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang7Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
Quyển 1” của Cao Xuân Hạo. Sau khi cuốn sách ra đời, đã có nhiều cuộc thảo
luận được tổ chức xoay quanh chủ đề Ngữ pháp Chức năng và tiếng Việt. Phải thừa
nhận rằng, cuốn sách của Cao Xuân Hạo đã mang lại một luồng gió mới cho cả
nền ngôn ngữ học nước nhà và hiện nay, những vấn đề mà cuốn sách đặt ra vẫn
đang còn là thờisự.
• Lê A, Thành Thị Yến Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí trong “phương pháp dạy
học Tiếng Việt” (NXB giáo dục, 2000) đã đưa ra phương pháp dạy học Tiếng Việt
cụ thể cho từng phân môn theo chương trình giáo dụccũ.
• Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh với công trình “Tiếng Việt và
phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” (NXB giáo dục, 2006) đã đưa ra
phương pháp dạy học Tiếng Việt và cụ thể cho từng phân môn Tiếng Việt. Trong
đó, có phương pháp dạy học luyện từ và câu và điểm qua về dạy học theo hướng
đổi mới, tích cực, tạo hứng thú học tập cho họcsinh.
• Chu Thị Thủy An trong “dạy học luyện từ và câu ở Tiểu học” (Dự án phát triển

giáo viên Tiểu học, 2007) đã đề cập đến khái niệm từ, nội dung và phương pháp
dạy học từ loại ở Tiểu học. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số dạng bài tập về
từ loại và một số gợi ý tương ứng với các dạng bài tậpđó.
• Nguyễn Trí trong “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới”
(NXB Giáo dục, 2009) đã đề cập đến việc dùng phương pháp thực hành, cụ thể là
sử dụng các bài tập thực hành ở các dạng khác nhau nhằm củng cố kiến thức về từ
cũng như vận dụng một cách sáng tạo các khái niệm về từ vừa học.
• Dương Thị Thùy Phương trong “Dạy từ loại Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 theo
quan điểm giao tiếp” đã đi sâu vào các biện pháp dạy học về từ loại theo quan
điểm giao tiếp, bao gồm nhóm biện pháp dạy học lý thuyết về từ loại và nhóm biện
pháp dạy học thực hành về từ loại theo quan điểm giaotiếp.
Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu gợi ý quý báu cho em trong quá
trình thực hiện đề tài. Phát triển kỹ năng dùng từ đặt câu cho học sinh Tiểu học là
một vấn đề đang được nhiều nhà giáo dục quan tâm, đề cập trên nhiều phương
diện, tuy nhiên nó vẫn chỉ đứng lại ở mức độ khái quát chung. Vớikhóa
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang8Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
luận này, em tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn về việc phát triển kỹ năng dùng từ
đặt câu cho học sinh Tiểu học trong môn Tiếng Việt nhằm rèn luyện và phát triển
kỹ năng dùng từ của học sinh Tiểuhọc.
3. Mục đích nghiên cứu của đềtài.
Tiếng Việt là một môn quan trọng trong chương trình học của bậc Tiểu học,
qua việc học luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn, tập đọc, kể chuyện các em
nắm, biết được cách dùng từ và đặt câu đúng, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá
trình học tập, giúp các em tiếp thu tốt các tri thức khoahọc.
Nhưng trên thực tế thì việc dùng từ để đặt câu, việc hiểu nghĩa của các từ khó
và việc phát triển từ ngữ của các em vẫn chưa tốt.
Vì vậy thực hiện khóa luận, em mong đề xuất được các biện pháp có hiệu quả

trong việc phát triển kỹ năng dùng từ và đặt câu cho HS Tiểu học. Nâng cao hiệu
quả dạy bộ môn Tiếng Việt cho HS lớp 4 trường Tiểu học số 1 Thượng Trạch nói
riêng và hiệu quả dạy phát triển từ ngữ của các trường tiểu học nói chung.
Đề tài cung cấp một số biện pháp phát triển kỹ năng dùng từ để đặt câu cho
HS lớp 4 qua môn Tiếng Việt. Nhằm giúp HS tiếp cận kịp thời với câu và từ khó.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đềtài.
4.1. Khách thể nghiêncứu.
Kỹ năng dùng từ và đặt câu của HS lớp 4 trường Tiểu học số 1 Thượng Trạch
– Bố Trạch– Quảng Bình.
4.2. Đối tượng nghiêncứu.
- Những biện pháp phát triển kỹ năng dùng từ cho học sinh lớp 4 trường Tiểu
học số 1 Thượng Trạch qua phân môn Luyện từ và câu.
- Thực trạng dạy từ và đặt câu trong phân môn Luyện từ và câu ở đối tượng là học
sinh lớp 4 trường Tiểu học số 1 ThượngTrạch.
- Nội dung, phương pháp, quy trình dạy học môn Tiếng Việt4.
5. Giả thuyết khoa học.
Phát triển kỹ năng dùng từ cho học sinh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
Đây là vấn đề còn gặp nhiều băn khoăn, trăn trở của không ít giáo viên Tiểu học.
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang9Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
Nếu các phương án đề xuất trong kết luận chứng minh được tính khả thi sẽ góp
thêm tiếng nói và giải quyết những khó khăn đó, góp phần nâng cao chất lượng
dùng từ và đặt câu cho học sinh Tiểu học.
Khóa luận là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khoa Tiểu học.
6. Nhiệm vụ nghiêncứu.
Tìm hiểu cơ sở lí luận của các biện pháp phát triển kỹ năng dùng từ cho học
sinh và thực trạng của việc dùng từ, đặt câu của học sinh trường Tiểu học số 1
ThượngTrạch.

Nghiên cứu lý thuyết về từ ngữ, cách dùng từ và một số vấn đề liên quan đến
vốn từ.
Khảo sát thực trạng kỹ năng dùng từ và đặt câu của học sinh trường Tiểu học
số 1 Thượng Trạch qua phân môn Luyện từ và câu. Tìm hiểu thực trạng về việc
học sinh sử dụng từ và vốn từ có sẵn của các em trong quá trình học tập.
Tìm hiểu và tiến hành xây dựng các biện pháp giúp học sinh tích cực hóa vốn
từ. Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng dùng từ cho học sinh trường Tiểu
học số 1 Thượng Trạch qua phân môn Luyện từ và câu.
7. Giới hạn nghiên cứu của đềtài.
Do thời gian và khả năng có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển
kỹ năng dùng từ cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học số 1 Thượng Trạch, qua phân
môn Luyện từ và câu.
8. Phương pháp nghiêncứu.
Với các vấn đề của bài khóa luận em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lýluận
Sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài
liệu có liên quan nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn
+ Phương pháp quan sát, điều tra nhằm khảo sát thực trạng, xác lập cơ sở thực
tiễn cho đề tài.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm chứng minh tính khả thi của các
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang10Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
phương pháp đã đềxuất.
- Phương pháp thống kê toánhọc
Nhằm xử lý các số liệu thu thập được, từ đó có cơ sở rút ra những kết luận
phù hợp.

9. Đóng góp mới của đềtài.
Khóa luận đưa ra một số biện pháp phát triển kỹ năng dùng từ cho học sinh
lớp 4 trường Tiểu học số 1 Thượng Trạch qua phân môn Luyện từ và câu. Khóa
luận sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên Tiểu học, sinh viên và giảng viên, trong
quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
10. Thời gian thựchiện.
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 4 năm 2018.
11. Cấu trúc đềtài.
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo phần nội dung
cơ bản của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài.
Chương II: Biện pháp phát triển kỹ năng dùng từ và đặt câu cho học sinh lớp
4 qua môn Tiếng Việt.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.

Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang11Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝLUẬN
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đềtài
• Phát triển kỹnăng:

Như chúng ta đã biết “phát triển” là khái niệm dùng để khái quát những vận
động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời
thay thế cái lạchậu.
Gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về thuật ngữ "kỹ năng" như là kỹ năng

sống, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn, trung tâm huấn luyện kỹ năng… Các
doanh nghiệp khi tuyển dụng cũng đòi hỏi ứng viên phải hội đủ các kỹ năng cần
thiết. Điều này khiến cho các bạn trẻ không khỏi bối rối và lúng túng khi nộp hồ
sơ, tham dự phỏng vấn. Hiện nay, ngay cả các doanh nghiệp, trung tâm đào tạo và
giới chuyên môn cũng chưa có một cái nhìn đầy đủ và thống nhất về kỹ năng. Còn
nhiều người chưa hiểu rõ kỹ năng là gì? Bằng cách nào để tạo ra kỹ năng? và cần
phải học kỹ năng ở đâu?
Những định nghĩa về kỹ năng thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và
quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng
kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng
học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào
đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.
Vậy, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một
hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm
tạo ra kết quả mong đợi. (Theo Từ điển TiếngViệt)
Nói tóm lại phát triển kỹ năng là: năng lực hay khả năng của chủ thể vận động
theo chiều hướng tiến lên, không chỉ thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành
động trên cơ sở hiểu biết mà còn làm hoàn thiện hơn để có một kết quả tốt nhất.

Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang12Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
• Kỹ năng dùngtừ:

Kỹ năng dùng từ là khả năng sử dụng ngôn ngữ (tiếp thu) và bày tỏ (ý) thông
tin.
Kỹ năng dùng từ là tập hợp các kiến thức cho phép một người để truyền đạt
thông tin để nó nhận được và hiểu rõ. Kỹ năng dùng từ tham khảo các tiết mục của
các hành vi phục vụ để truyền đạt thông tin cho cá nhân.

Kỹ năng dùng từ là khả năng hiển thị cá nhân một cách nhất quán thể hiện
khả năng giao tiếp hiệu quả với mọi người trong lời nói, viết. Kỹ năng dùng từ
thường được hiểu là nghệ thuật, kỹ thuật thuyết phục thông qua việc sử dụng ngôn
ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Nói tóm lại thì kỹ năng dùng từ là kỹ năng sử dụng từ để nói, viết, truyền đạt
thông tin sao cho đạt được hiệu quả và muc đích giao tiếp.
1.1.2. Cơ sở tâm sinh lý của học sinh Tiểu học (lớp4)
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu
học. Ở đây em chỉ nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí có thể ảnh hưởng đến quá trình
dùng từ của học sinh Tiểu học:
Học sinh Tiểu học, vốn từ ngữ của các em còn hạn chế, cần phải được bổ
sung, phát triển để đáp ứng các nhu cầu học tập, giao tiếp...việc dạy từ cho học
sinh càng được coi là quan trọng không được bỏ qua.Việc dạy từ ngữ ở Tiểu học là
giúp học sinh mở rộng vốn từ, hiểu nghĩa của từ một cách chính xác, giúp học sinh
luyện tập sử dụng từ ngữ trong nói, viết ... nhất là để học sinh sử dụng từ ngữ trong
đặt câu để học tập và giao tiếp. Những từ ngữ được dạy ở Tiểu học gắn với việc
giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao
động ... làm giàu nhận thức, mở rộng tầm mắt của học sinh, giúp các em nhận thấy
vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người, dạy các em biết yêu và ghét. Đáp ứng
với mục tiêu đào tạo của bậc Tiểu học: giáo dục con người phát triển toàndiện.
- Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học:
Ngôn ngữ các em phát triển mạnh về cả ngữ âm, ngữ pháp và từ ngữ. Nhờ có
ngôn ngữ phát triển mà học sinh có khả năng tự học, tự nhận thức thế giới
xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang13Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
Thông qua khả năng ngôn ngữ của học sinh ta có thể đánh giá được sự phát triển
trí tuệ của học sinh.

Về ngôn ngữ viết: các em nắm được một số quy tắc cơ bản khi viết. Tuy nhiên
các em còn viết sai ngữ pháp.
Vốn từ của các em ngày càng phong phú chính xác và giàu hình ảnh, nhờ
tham gia nhiều hoạt động, tiếp xúc rộng rãi với những người xung quanh và được
tiếp thu tri thức qua các môn học.
Vì vậy trong dạy học ở bậc Tiểu học giáo viên cần chú ý việc rèn luyện ngôn
ngữ cho học sinh bằng cách cung cấp cho các em quy tắc ngữ pháp cơ bản và rèn
luyện cách phát âm đúng, cách sử dụng từ giúp cho ngôn ngữ của các em phát triển
mạnh, đồng thời phát triển khả năng nhận thức và giao tiếp của học sinh.
- Ghi nhớ: Ở học sinh Tiểu hoc trí nhớ trực quan – hình tượng và trí nhớ máy móc
phát triển hơn trí nhớ từ ngữ lô-gic. Các em dễ dàng ghi nhớ và giữ gìn chính xác
những sự vật, hiện tượng cụ thể hơn là những lời giải thích dài dòng.
Với đặc điểm trí nhớ của học sinh, nhiệm vụ của giáo viên là xây dựng tâm
thế học tập cho học sinh để ghi nhớ, hướng dẫn các em đâu là điểm chính, điểm
quan trọng của bài học để tránh các em ghi nhớ máy móc, học vẹt.đồng thời giáo
viên cần kết hợp với sử dụng các phương tiện trực quan để giúp các em ghi nhớ
được lâu hơn, bền vững hơn.
- Tưởng tượng: tưởng tượng của học sinh Tiểu học được hình thành và phát triển
trong quá trình học tập và hoạt động của các em. Ở học sinh Tiểu học thì tưởng
tượng đã phát triển hơn so với trẻ chưa đến trường. Đây là độ tuổi mà tưởng tượng
phát triển khá tốt. Tuy nhiên tưởng tượng các em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình
ảnh của tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững. Càng về cuối bậc
học tưởng tượng của các em càng hoàn thiệnhơn.
Trong dạy học ở Tiểu học giáo viên cần chú ý hình thành tưởng tượng cho
học sinh qua sự mô tả bằng lời. Ở đây điệu bộ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu, chính
xác, biểu cảm của giáo viên là phương tiện quan trọng. Cũng cần sử dụng đồ
dùng dạy học và tài liệu dạy học sinh động để giúp các em có được trí tưởng tượng
tốt hơn.
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang14Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57



Bài tiểu luận
- Tư duy của học sinh Tiểu học là tư duy cụ thể mang tính hình thức. Do đặc điểm
này các em rất dễ mắc sai lầm trong tưduy.
Khi khái quát, học sinh Tiểu học lớp 1, 2, 3 thường quan tâm đến dấu hiệu
trực quan bên ngoài đến chức năng của đối tượng. Còn ở học sinh lớp 4, 5 nhờ hoạt
động nhận thức phát triển hơn, các em đã biết xếp bậc các khái niệm. Phân biệt
khái niệm rộng hơn, hẹp hơn khi phân loại và khái quát đối tượng.
Hoạt động phân tích tổng hợp còn ở mức độ sơ đẳng, các học sinh lớp đầu của
bậc Tiểu học chủ yếu tiến hành phân tích trực quan, hành động khi tri giác trực tiếp
đối tượng.
Dựa vào đặc điểm tư duy như trên khi dạy học giáo viên cần phân loại các
dạng bài tập khác nhau, các dạng bài tập có tính gợi mở.
1.1.3. Cơ sở ngôn ngữhọc.
• Từ

Trong ngôn ngữ thì từ là cái quan trọng nhất. Nói cách khác, trong ngôn ngữ,
từ là chất liệu cơ bản, được sử dụng để tạo ra những đơn vị, kết cấu ở bậc cao hơn.
Vì thế, không có từ, con người không thể tiến hành giao tiếp được, và như vậy, bản
thân ngôn ngữ cũng không tồn tại.
Có thể xem xét vai trò của từ từ hai góc độ:
+ Về phía người tạo lập văn bản (người nói, người viết).
+ Về phía người tiếp nhận văn bản (người nghe, người đọc).
Từ có vai trò vô cùng quan trọng, nên năng lực ngôn ngữ của một cá nhân thể
hiện rõ nhất, dễ nhận thấy nhất qua việc dùng từ, xét ở cả hai mặt: đúng và sai, hay
và dở.
Vai trò của Từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy
Từ ngữ ở tiểu học. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như
một phương tiện giao tiếp. Việc học Từ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng
lực từ ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập những cấp

học tiếp theo và phát triển toàn diện.
Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn,
càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, sâu sắc bấy nhiêu. Vì
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang15Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
vậy số lượng từ, tính đa dạng, tính năng động của từ được xem là điều kiện quan
trọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ. Cũng chính vì vậy, ở tiểu học, từ ngữ
không chỉ được dạy trong tất cả các phân môn Tiếng Việt mà nó còn được dạy
trong tất cả các tiết học của các môn khác như Toán, Tự nhiên xã hội,…. Ở đâu có
dạy nghĩa từ, dạy sử dụng từ, thì ở đó dạy Từ ngữ.
Thông qua dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho các em các thao tác
của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về xã
hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Qua
đó còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt cho các em và hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ những mục đích giáo dục trên, việc dạy học phân môn “Luyện từ và câu”
trong môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ
• Yêu cầu cơ bản của việc dùngtừ

Yêu cầu cơ bản của việc dùng từ là phải đảm bảo tính chính xác.
Nhiều người làm công tác văn hoá, văn nghệ đã nhấn mạnh yêu cầu cơbản
này:
Bấtcứngườilàmvănnàocũngthấyviệchiểutừvàdùngtừđúngchỗlà

điều

quan


trọng và cũng là điều khó khăn bậc nhất.
Thế nào là dùng từ chính xác?
Dùng từ chính xác là dùng từ đảm bảo được sự trùng khít, tương hợp sát sao
giữa ý nghĩa của từ với nội dung muốn biểu đạt, tức khái niệm, sự vật, hành động,
tính chất, trạng tháiv.v...
Căn cứ vào các thành phần ý nghĩa của từ, có thể cụ thể hoá sự tương hợp,
trùng khít vừa nêu:
Thứ nhất, nghĩa biểu niệm hay biểu vật của từ phải phản ánh đúng khái niệm,
sự vật, hành động, tính chất... mà người nói/người viết muốn đề cập đến. Ðây là sự
tương hợp cơ bản nhất. Không bảo đảm được sự tương hợp này thì sẽ dẫn đến chỗ
lỗi chọn sai từ.
Thứ hai, nghĩa biểu thái của từ phải phù hợp với tình cảm, thái độ của người
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang16Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
nói, người viết, đối với đối tượng được đề cập đến; đồng thời nghĩa biểu thái của
các từ phải tương hợp với nhau và tương hợp với sắc thái ý nghĩa chung của cả
câuvăn.
Thứ ba, giá trị phong cách của từ phải phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn
bản.
1.1.4. Vai trò của rèn kỹ năng dùng từ cho học sinh lớp4
Có thể xem xét vai trò của từ từ hai góc độ.
Về phía người tạo lập văn bản (người nói, người viết), để truyền đạt một nội
dung thông báo nào đó, tất nhiên phải tạp ra lời cụ thể, tồn tại dưới một loại hình
ngôn bản cụ thể. Trong quá trình tạo câu, tạo đoạn... trong ngôn bản, công việc cơ
bản của người nói/viết là lựa chọn và kết hợp từ để tạo thành câu, đoạn v.v...
Về phía người tiếp nhận văn bản (người nghe, người đọc), khi nghe, đọc,
trước hết là tiếp xúc với từ (dưới dạng âm thanh hay kí hiệu chữ viết) và hiểu được

từ, trên cơ sở đó mới hiểu được câu, đoạn... và cuối cùng là hiểu được nội dung
toàn ngôn bản.
Từ có vai trò vô cùng quan trọng như vậy, nên năng lực ngôn ngữ của một cá
nhân thể hiện rõ nhất, dễ nhận thấy nhất qua việc dùng từ, xét ở cả hai mặt: đúng
và sai, hay và dở.
Tóm lại, thông qua cách dùng từ, học sinh được mở mang về trí tuệ và tri
thức. Cụ thể, về trí tuệ: làm nảy nở các ý tưởng và cách lập luận. Về tri thức: giúp
nhận thức sâu sắc hơn về con người, xã hội và thế giới. Nó còn giúp học sinh hoàn
thiện hơn ngôn ngữ mục tiêu về cách hành văn, cấu trúc câu và sử dụng từ ngữ.
Ngoài ra, khi chúng ta rèn kỹ năng dùng từ cho học sinh thì trong học tập sẽ
khuyến khích việc tham gia vào giao tiếp nói và góp phần tạo ra một bầu không khí
học hứng thú.
1.2. CƠ SỞ THỰCTIỄN
1.2.1. Khảo sát về SGK và SGV Tiếng Việt lớp 4 qua phân môn Luyện từ và câu
1.2.1.1. Nội dung chương trình
Gồm 32 tiết ở học kỳ I và 32 tiết ở học kỳ II bao gồm các từ thuần Việt Hán
Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vịhọc.
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang17Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
Học kỳ I: 5 chủ điểm
Chủ điểm 1: Thường người như thể thương thân thì "Nhân hậu - Đoàn kết''
Chủ điểm 2: Trung thực - Tự trọng
Chủ điểm 3: Trên đôi cánh ước mơ thực hiện ước mơ. Chủ điểm 4: Có chí thì
nên - nghị lực - ý chí
Chủ điểm 5: Tiếng sáo diều - đồ chơi - Trò chơi. Học kỳ II: 5 chủ điểm
Chủ điểm 1: Người ta là hoa là đất - tài năng - sức khoẻ Chủ điểm 2: Vẻ đẹp
muôn màu - Cái đẹp
Chủ điểm 3: Những người quả cảm - Dũng cảm

Chủ điểm 4: Khám phá thế giới - Du lịch - Thám hiểm Chủ điểm 5: Tình yêu
cuộc sống - Lạc quan yêu đời
1.2.1.2. Yêu cầu kiếnthức
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:
Phân môn Luyện từ và câu có 10 đơn vị đọc mục đích là mở rộng và hệ thống
hoá 10 chủ điểm đó.
a. Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ vàcâu
* Từ - Cấu tạo tiếng
- Cấu tạotừ:
+ Từ đơn và từphức
+ Từ ghép và từláy
- Từloại
+ Danh từ
- Danh từ làgì?
- Danh từ chung và danh từriêng
- Cách viết hoa danh từriêng
+ Động từ
- Động từ làgì
- Cách thể hiện ý nghĩa, mức độ của đặc điểm, tínhchất.
* Các kiểu câu
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang18Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
+ Câu hỏi
- Câu hỏi làgì?
- Dùng câu hỏi vào mục đíchkhác
- Cách phép lịch sự khi đặt các câuhỏi
+ Câu kể
- Câu kể làgì?

-Cách dùng câu kể
- Câu kể ai làgì?
+ Câu cầu khiến
- Câu cầu khiến làgì?
- Cách đặt câu cầukhiến
- Giải pháp khi bày tỏ yêu cầu, đềnghị?
+ Câu cảm
- Thêm trạng ngữ trongcâu.
- Trạng ngữ làgì?
- Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn chocâu
- Thêm trạng ngữ chỉ thời gian chocâu
- Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích, phượng tiện trongcâu
* Cách dấu câu: Chấm hỏi, dấu chấm than, dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép, dấu
ngoặc đơn.
b. Yêu cầu kỹ năng về từ vàcâu:
• Từ

- Nhận biết được cấu tạo củatiếng
- Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo củatiếng
- Nhận biết từloại
- Đặt câu với
- những từ đãcho
- Xác định tình huống sử dụng thành ngữ - Tụcngữ
• Câu

Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang19Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
- Nhận biết các kiểucâu

- Đặt câu theomẫu
- Nhận biết các kiểu trạngngữ.
- Thêm trạng ngữ chocâu
- Tác dụng của dấucâu
- Điền dấu câu thíchhợp
- Viết đoạn văn với dấu câu thíchhợp.
c. Dạy Tiếng việt văn hoá trong giaotiếp
Thông qua nội dung dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4, bồi dưỡng cho học
sinh ý thức và thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng Tiếng
Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hoá.
- Chữa lỗi dấucâu
- Lựa chọn kiểu câu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt đuợc và cũng như là
nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân mônnày.
d. Quy trình dạy Luyện từ vàcâu
Dạy bài lí thuyết
1. KTBC: (3-5')

Dạy bài thực hành
1. KTBC(3-5')

2. Bài mới

2. Bài mới

a. GBT: 1 - 2'

a. GTB (1-2')

b. Hình thành KN: 10-12'


b. Hướng dẫn thực hành (32-34')

- Giáo viên sẽ phân tích ngữ liệu

- Đọc và xác định yêu cầu của BT

c. Hướng dẫn luyện tập: 20 - 22'

- Hướng dẫn 1 phần BT mẫu

- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập

- Học sinh là BT

- Hướng dẫn giải 1 phần bài tập mẫu

- Chấm chữa - nhận xét -> Chốt KT

- Học sinh làm bài tập
- Chữa, chấm nhận xét -> chốt KT
3. Củng cố -dặn dò (2-3')

3. Củng cố - dặn dò (2-3')

1.2.2. Khảo sát thực trạng dùng từ và đặt câu của học sinh ở trường Tiểu học số 1
Thượng Trạch – Bố Trạch – QuảngBình
1.2.2.1. Qua dự giờ
Tôi đã tham gia dự giờ các tiết dạy Luyện từ và câu gồm các bài: luyện từ và
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang20Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57



Bài tiểu luận
câu “Từ đơn và từ phức”, luyện từ và câu “Từ ghép và từ láy”.
Những vấn đề mà tôi tập trung theo dõi trong các tiết dự giờ là: quy trình dạy
học Luyện từ và câu, kỹ năng dùng từ để đặt câu của học sinh lớp 4 trường Tiểu
học số 1 Thượng Trạch.
Nhìn chung giáo viên đã đi đúng trình tự của một bài Luyện từ và câu, tuy
nhiên giáo viên chưa nắm rõ mục tiêu của từng bài học. Giáo viên dạy một cách
tản mạn, không chú ý tới mức độ kiến thức về từ mà học sinh đạt dược trong một
bài học, nhiều giáo viên chỉ giúp học sinh hoàn thành nội dung bài tập trong sách
giáo khoa chứ không tìm hiểu thêm các bài tập ngoài để giúp học sinh phát triển
vốn từ. Bên cạnh đó, giáo viên chưa phân chia thời lượng lên lớp phù hợp, cụ thể
là ở các tiết dạy Luyện từ và câu thời lượng lên lớp còn dàn trải, hoạt động giữa cô
và trò còn thiếu nhịpnhàng.
1.2.2.2. Qua phiếuhỏi.
Tôi cũng tiến hành khảo sát 21 học sinh và 2 cô giáo ở trường Tiểu học số 1
Thượng Trạch trong năm học 2015 – 2016 theo phiếu hỏi. Nội dung phiếu hỏi dành
cho học sinh gồm 5 câu hỏi tập trung khảo sát xem HS có nhận định và thái độ
như thế nào khi học phân môn Luyện từ và câu, các em gặp khó khăn ở phần nào
khi học phân môn đó. Kết quả là qua các câu trả lời của học sinh đã cho thấy các
em chỉ xem phân môn luyện từ và câu như một môn học bắt buộc chứ không hứng
thú khi học môn học này, các em dành ít thời gian khi học về từ ngữ và chưa hiểu
được vai trò của việc học từ ngữ trong phân môn Luyện từ và câu.
Đối với người dạy, tôi khảo sát mối quan tâm của họ khi dạy phân môn Luyện
từ và câu, nhận định của giáo viên về thái độ và kỹ năng dùng từ của học sinh, các
cách thức để giáo viên chữa lỗi dùng từ của học sinh. Qua các câu trả lời từ giáo
viên cho thấy ngay cả người dạy cũng không chú ý lắm đến việc dạy từ ngữ cho
học sinh mà chỉ quan tâm đến kết quả thu được, chứ không quan tâm đến nguyên
nhân mắc lỗi và cách sửa lỗi dùng từ cho học sinh.
1.2.2.3. Thực trạng mắc lỗi dùng từ của họcsinh

Thực trạng điều tra cho thấy 21 HS ở lớp 4A, thuộc lớp 4 của trường Tiểu học
số 1 Thượng Trạch- Bố Trạch – Quảng Bình hầu hết đều mắc lỗi khi dùng từ và đặt
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang21Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
câu, và kỹ năng dùng từ và đặt câu cònyếu.
Thông thường, sự chính xác của từ, ngữ được xét dựa trên hai cơ sở, đó là
trục lựa chọn, tức trục đối vị và trục kết hợp, tức trục ngữ đoạn. Ngược lại, sự vi
phạm tính chuẩn mực của từ ngữ cũng bộc lộ qua hai trục này. Một từ có ý nghĩa
là nhờ vào những thế đối lập trên hai trục lựa chọn và kết hợp. Cũng từ đó, giáo
viên mới đưa ra được những phương pháp sửa chữa lỗi dùng từ của học sinh, với
mục đích giúp họ hiểu đúng, viết đúng và nói đúng . Do đó có thể phân loại lỗi
dùng từ của học sinh, với mục đích giúp họ hiểu đúng, viết đúng và nói đúng. Do
đó, có thể phân loại lỗi dùng từ, ngữ dựa trên cơ sở hai trục vừa nêu. Dựa vào hai
trục này, lỗi dùng từ, ngữ chia thành hai loại lớn: lỗi lựa chọn và lỗi kết hợp. Mỗi
loại lỗi được chia thành nhiều kiểu lỗi sai nhỏ hơn, căn cứ vào tính chất, đặc điểm
của hiện tượngsai.
Qua quá trình khảo sát em đã thu được kết quả như sau:
Bảng: thống kê lỗi và kỹ năng dùng từ và đặt câu đúng của HS lớp 4A trường
Tiểu học số 1 Thượng Trạch.

Lớp

Mắc lỗi khi dùng từ và

Kỹ năng dùng từ và đặt câu chưa

đặt câu


tốt

Số lượng HS
khảo sát

Tỉ lệ HS
Số HS mắc lỗi

mắc lỗi

Số HS có kỹ

năng dùng từ để năng dùng từ và

(%)
4A

21

18

Tỉ lệ HS có kỹ

85

đặt câuchưa

đặt câuchưa

tốt


tốt (%)

17

81

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy HS của trường Tiểu học số 1 Thượng Trạch
đều mắc lỗi và kỹ năng dùng từ và đặt câu vẫn chưa tốt. Cụ thể là:
Thứ nhất mắc lỗi khi dùng từ và đặt câu:
Số lượng HS mắc lỗi khi dùng từ và đặt câu còn chiếm tỉ lệ lớn cụ thể là 18/
21 HS chiếm 85% số HS cả lớp. Lỗi chủ yếu là học sinh dùng sai từ, hoặc dùng từ
chưa hay nên dẫn đến việc đặt câu chưađúng.
Thứ hai là kỹ năng dùng từ và đặt câu chưa tốt:
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang22Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
Số lượng HS có kỹ năng dùng từ và đặt câu chưa tốt chiếm tỉ lệ là 19/ 21 HS
chiếm số lượng rất lớn đến 81% số học sinh cả lớp. Do các em dùng từ chưa chính
xác nên việc đặt câu chưa hay hoặc không có ý nghĩa.
Phần lớn các em thường mắc các lỗi dưới đây:
*Lỗi lựa chọn :
Nói đến lỗi lựa chọn từ, chủ yếu là xét qua hai mối quan hệ:
- Giữa nội dung muốn biểu đạt với nghĩa của từ đượcdùng;
- Giữagiátrịphongcáchcủatừđượcdùngvớiphongcáchngônngữvănbản. Trên cơ sở đó, lỗi
lựa chọn từ được chia thành ba kiểu lỗi sainhỏ:
- Chọn sai từ :
Chọn sai từ là chọn từ mà nghĩa của nó không phù hợp với nội dung muốn
biểu đạt, tức khái niệm, hành động, tính chất, trạng thái ... mà người viết muốn nói

đến. Nói cách khác, chọn sai từ là hiện tượng nghĩa của từ được dùng và nội dung
muốn biểu đạt có sự chênh lệch ở mức độ này hay mức độ khác.
Nguyên nhân chủ yếu của lỗi chọn sai từ là do học sinh hiểu nghĩa của từ một
cách chung chung, thiếu chính xác, hay do nhầm lẫn nghĩa của từ này với nghĩa
của từ khác. Thực tế bài viết của học sinh cho thấy, xét về mặt số lượng âm tiết và
về nguồn gốc của từ, đa số các trường hợp chọn sai là rơi vào từ đa âm tiết, trong
đó từ Hán - Việt chiếm tỉ lệ rất cao. Và ở đây, sự lẫn lộn về nghĩa dẫn đến chọn sai
thường xảy ra giữa các từ hai âm tiết, trong đó có một âm tiết giống nhau hay gần
gũi nhau về vần. Chẳng hạn như giữa “đào thải với sa thải”, “xa xỉ với xa hoa”,
“trấn áp với đàn áp”, “khêu gợi với khơi dậy”, “thác loạn với thác oan” v.v...Còn
hiện tượng chọn sai từ đơn âm lại thường rơi vào từ thuần Việt. Và đa số các
trường hợp chọn sai là do học sinh tự phát muốn dùngnhững
các từ đơn tiết với nghĩa bóng, nghĩa trừu tượng nào đó, nhưng văn cảnh
không cho phép.
Xét về mặt từ loại, trong câu nói của học sinh, hiện tượng chọn sai từ thường
tập trung vào lớp từ thực (danh từ, động từ, tính từ). Hiện tượng chọn sai đối với
lớp từ hư xuất hiện ít hơn.
Chọn sai từ tất nhiên sẽ làm cho nội dung biểu đạt của câu lệch lạc, ngô nghê.
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang23Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
Thậm chí, có trường hợp chọn sai dẫn đến nghĩa của câu mâu thuẫn với ý đồ biểu
đạt của người viết.
- Chọn từ, ngữ sáorỗng:
Tữ, ngữ sáo rỗng là những từ, ngữ đọc lên nghe rất kêu (sáo), nhưng nghĩa
của chúng vượt quá tính chất, mức độ cần thiết so với nội dung muốn biểu đạt, trở
nên cường điệu, huênh hoang, rỗng tuếch.
Trong bài viết của học sinh, loại lỗi này xuất hiện không nhiều và chỉ tập
trung ở một số bài.

Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai này là, một mặt do học sinh không xác định một
cách rõ ràng, cụ thể nội dung muốn biểu đạt; mặt khác, lại muốn trau chuốt, gọt
giũa từ ngữ cho ra văn vẻ. Vì thế, học sinh thường lắp ghép từ, ngữ vốn được dùng
trong tác phẩm nào đó vào câu văn của mình một cách máy móc, tùy tiện, nhưng
lại không hiểu rõ nghĩa của những từ, ngữấy.
Sửa chữa lỗi chọn từ ngữ sáo rỗng, trước hết, chúng ta dựa vào văn cảnh của
câu để xác định một cách cụ thể nội dung mà học sinh muốn biểu đạt. Trên cơ sở
đó, chọn từ ngữ thích hợp thay thế những từ ngữ sáo rỗng. Nếu thấy cần thiết, có
thể thay đổi cách diễn đạt. Ðối với trường hợp câu văn có quá nhiều từ, ngữ sáo
rỗng, làm cho nghĩa của câu quá mơ hồ, không thể hiểu rõ được, có thể không cần
sửachữa.
*Lỗi kết hợp:
Lỗi kết hợp là loại lỗi dùng từ, ngữ được xét qua mối quan hệ về nghĩa từ
vựng giữa các từ, ngữ trong cấu tạo cụm từ. Dựa vào đặc điểm, tính chất của các
hiện tượng vi phạm, có thể chia lỗi kết hợp thành các kiểu lỗi nhỏ như: kết hợp sai
nghĩa từ vựng, kết hợp trùng lặp, thừa từ và so sánh khập khễnh.
- Kết hợp sai nghĩa từ vựng:
Kết hợp sai nghĩa từ vựng là kiểu lỗi sai thể hiện qua hiện tượng kết hợp từ
tạo thành cụm từ mà nội dung nghĩa giữa các thành tố không tương hợp với nhau,
làm cho nghĩa của cả cụm trở nên luẩn quẩn, mơ hồ hay lệch lạc so với ý đồ
biểuđạt.
Trong bài viết của học sinh, lỗi kết hợp sai nghĩa từ vựng xuất hiện khá phổ
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang24Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57


Bài tiểu luận
biến. Hơn 40% bài viết của học sinh mà em đã khảo sát vi phạm loại lỗi này. Bài
sai ít là một, hai lỗi. Bài sai nhiều lên đến năm, sáu lỗi.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi kết hợp sai nghĩa từ vựng là do tư duy của
học sinh thiếu mạch lạc, học sinh không xác định được một cách rõ ràng, cụ thể

nội dung cần biểu đạt, không hiểu chính xác nghĩa của từ và khả năng kết hợp của
chúng, xét về mặt nghĩa từvựng.
Sửa chữa loại lỗi này, phải tiến hành từng bước. Trước hết, dựa vào văn cảnh
của câu, chúng ta xác định rõ ràng, cụ thể nội dung mà học sinh muốn biểu đạt.
Tiếp theo, trên cơ sở nội dung biểu đạt đã xác định được, loại bỏ các yếu tố không
có liên quan, không tương hợp về nghĩa với yếu tố khác, và chọn từ, ngữ khác để
thay thế. Nếu cụm từ có yếu tố dư thừa thì loại bỏ. Ðối với trường hợp cả cụm từ
không phản ánh đúng nội dung muốn biểu đạt, chúng ta tạo ra cụm từ khác để
thaythế.
- Kết hợp trùng lặp, thừa từ ngữ:
Loại lỗi này gồm hai kiểu lỗi nhỏ, có liên quan với nhau: kết hợp trùng lặp và
kết hợp thừa.
Kết hợp trùng lặp là hiện tượng lặp đi lặp lại một cách tự phát và không cần
thiết những từ, ngữ nào đó trong câu. Có thể làm cho câu văn rối cấu trúc ngữ
pháp, lủng củng về ý nghĩa.
Kết hợp thừa từ ngữ là hiện tượng sử dụng từ, ngữ có nội dung biểu đạt đồng
nhất hay bao hàm lẫn nhau trong văn cảnh, và sự đồng nhất hay bao hàm này là
không cần thiết. Hiện tượng từ, ngữ có nội dung biểu đạt đồng nhất hay bao hàm
lẫn nhau trong văn cảnh xuất hiện khá nhiều trong bài viết của học sinh. Hiện
tượng này tạo nên sự thừa thãi, luộm thuộm, và có thể làm chocâu
văn lủng củng về cấu trúc cũng như ý nghĩa. Nhìn chung, nguyên nhân dẫn
đến lỗi kết hợp trùng lặp, thừa từ, ngữ là do học sinh nghèo nàn về vốn từ, hiểu
nghĩa của từ, ngữ không chính xác. Lỗi này còn do học sinh không bao quát được
thông báo của cả câu, suy nghĩ thiếu chặt chẽ trong quá trình viết. Sửa lỗi kết hợp
trùng lặp, trước hết, dựa vào chức năng cấu tạo câu, chúng ta xét xem từ, ngữ
trùng lặp có thừa không. Nếu thừa thì loại bỏ. Ðối với từ, ngữ trùng lặp nhưng
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Trang25Lớp: ĐHGD Tiểu học B – K57



×