Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cảm thụ thơ, văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.58 KB, 2 trang )


CÁCH CẢM THỤ VĂN – THƠ
Bước1:
+Đọc kỹ đề bài,nắm được đề bài yêu cầu gì .
+Đọc kỹ đoạn thơ,đoạn văn hoặc bài thơ ,bài văn…mà đề bài cho.hiểu khái quát ND và NT chính của
đoạn, bài.
Bước2:
Đoạn văn,thơ ấy có cần phân ý không? Nếu có phân làm mấy ý? Đặt tiêu đề từng ý.
+Tìm dấu hiệu nhgệ thuâït của từng ý? Gọi tên các biện pháp nghệ thuật qua các dấu hiệu
Bước3:
+Lập dàn ý đoạn văn , thơ
+Ở mỗi dấu hiệu nghệ thuật cần nêu tác dụng của từng biện pháp nghệthuật . Dự kiến nêu cảm nghó,
đánh giá liên tưởng theo hiểu biết của em.
Bước4:
Viết thành đoạn văn[bài văn cảm thụ],dựa vào tìm hiểu ở 3 bước trên.
[các bước trên có thể thêm,bớt,thay đổi tuỳ theo các dạng bài cụ thể]
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”,Thanh Hải viết:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bong hoa tím biết
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng…
Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ đoạn thơ trên?
CÁCH LÀM:
Bước1: Tìm nội dung và nghệ thuật chính của khổ thơ
-ND:Cảnh thiên vào xuân và tình cảm của tác giả.
-NT:Hình ảnh chọn lọc,từ gợi tả,sự chuyển đổi cảm giác
Bước 2 : Khổ thơ có 2 ý nhỏ :
*ý 1: Cảnh thiên nhiên vào xuân[4 câu đầu]


+ NT cần khai thác: +Hình ảnh chọn lọc:dòng sông,bông hoa,chim chiền chiện
+Từ gợi tảmàu sắc: xanh, tím biếc
+Từ gợi tả âm thanh:
*Ý 2: Tình cảm của nhà thơ khi trời đất vào xuân
+NT cần khai thác:Sự chuyển đổi cảm giác[tiếng chim hót > giọt long lanh rơi.


Bước3: Dàn ý đoạn thơ.
*Ý 1: Cảnh thiên nhiên vào xuân[phân tích 4 câu thơ đầu]
-Hính ảnh dòng sông xanh,nhà thơ gợi lên dòng sông nước trong vắt mây xanh rải sắc cho dòng sông.
-Bông hoa tím biếc mọc trên nền xanh của dòng sông. Màu tím là màu đặc trưng của Huế .
+Chim chiền chiện hót trên trời cao,không gian khoáng đãng ,báo hiệu xuân về và báo tin vui mùa gặt.
 Bức tranh xuân đẹp và vui nhộn.
*Ý 2:Tính cảm nhà thơ khi trời đất vào xuân[phân tích 2 câu cuối]
+Tôi[tác giả]đưa tay hứng giọt tiếng chim rơi.Lúc đầu nghe,sau cảm thấy và nhận thấy “long lanh
rơi”,tiếp xúc được”hứng”
+Sự chuyển đổi cảm giác làm nổi bật tâm trạng say mê,ngây ngất của con người trướùc cảnh xuân trời
đất .Tâm hồn con người chan hoà,rung động vẻ đẹp của tạo vật.
Bước 4:Viết thành những đoạn văn cảm thụ hoàn chỉnh
Trong khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”,nhà thơ Thanh Hải đã vẽ được cảnh thiên nhiên
vào xuân trên đất Huế :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Cảnh có dòng sông xanh làm nền ,điểm tô cho màu tím biếc của bông hoa .Bông hoa lại mới mọc ,mới nở
còn non tơ ,óng ả tinh khôi.Tất cả đặt trong không gian rộng,thoáng ,màu sắc tươi sáng “xanh”
“tím”.Cảnh xuân mở ra thoáng đãng,thơ mộng ,hữu tình được tác giả điểm thêm tiếng chim hót vang trời
càng làm cho bức tranh thêm vui nhộn.
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Chim chiền chiện thường xuất hiện vào mùa xuânvà cũng là sự báo tin vui mùa gặt đã đến .Bầu trời xuân

lại có âm thanh quen thuộc mà chứa chan sức sống .con người không thể làm ngơ trước cảnh vật vui nhộn
như vậy .Thế là,nhà thơ cảm nhận được tiếng chim:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Nhà thơ đưa tay hứng lấy ,đón lấy giọt tiếng chim.Đây là sự chuyển đổi cảm giác kỳ diệu ,nét riêng trong
phong cách thơ của Thanh Hải .Sự chuyển đổi cảm giác ấy nêu bật tâm trạng say mê,ngây ngất của con
người trước mùa xuân đất nước .Tâm hồn nhà thơ chan hoà ,run g động cùng vẻ đẹp tạo vật của mùa
xuân.Có thể nói đoạn thơ như một bức tranh tràn đầy sức sống.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×