Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

RÈN LUYỆN NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ -VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.68 KB, 5 trang )

A.CHỦ ĐỀ:RÈN LUYỆN NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ- VĂN:
( Chủ đề nâng cao)
B. THỜI GIAN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
-6 tiết :
+Tiết1:Tác dụng của ngắt nhịp trong thơ văn
+Tiết 2:Giá trị của vần điệu trong thơ:
+Tiêt 3 : Từ ngữ - Hình ảnh trong thơ
+Tiết 4: Không gian -Thời gian Nghệ thuật trong thơ
+Tiết 5: Các biện pháp tu từ
C. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
Các hình thức nghệ thuật :(đối với các tác phẩm trữ tình và tự sự)
D. NỘI DUNG TỪNG TIẾT:
*Tiết1: Tác dụng của ngắt nhịp trong thơ văn:
I.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS thấy được vai trò của cách ngắt nhịp
-Cảm nhận tinh tế ,xác định đúng cách ngắt nhịp trong những trường hợp cụ thể
dựa vào đặc điểm chung về nhịp của từng thể thơ
II. Nội dung cụ thể:
Tác dụng của ngắt nhịp trong thơ văn:
-Cách ngắt nhịp có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp nâng cao khả
năng biểu cảm, làm bừng sáng hình ảnh biểu đạt.
-Có những cung bậc tình cảm nhiều khi không thể mô tả bằng lời mà bằng
nhịp điệu câu văn thể hiện, tạo nên "Ý tại ngôn ngoại", gợi ra nhiều điều liên
tưởng
-Ngắt nhịp có thể bằng dấu câu hoặc không có dấu câu, trường hợp không
dùng dấu câu cần hiểu đúng ý thì ngắt nhịp đúng
-Cần nắm chắc đặc điểm chung về nhịp của từng thể thơ
VD: -Thơ lục bát: 2/2/2--->uyển chuyển ,cân đối ,nhịp nhàng
-Thơ Thất ngôn :3/4--->chặt chẽ
*Bài tập 1:Những câu thơ sau có thể có những cách ngắt nhịp nào?Xác định cách
ngắt nhịp đúng nhất? Lí giải cách biểu hiện của cách ngắt nhịp ấy?


a)Càng nhìn ta lại càng say (Tố Hữu) =3/3
b)Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối (Xuân Diệu)=3/5
c)Non cao tuổi vẫn chưa già (Tản Đà)=2/2/2
d)Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy(Nguyễn Đình Thi)=4/3
e)Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng (Thế Lữ)=6/2
*Bài tập 2: Phân tích giá trị cách ngắt nhịp trong đoạn thơ của Hữu Loan?
Màu tím hoa sim
tím
chiều
hoang
biền
biệt
*Gợi ý: 1 câu thơ 9chữ xé thành 6 dòng =>một mối tình tan vỡ,một nỗi đau tan nát
cõi lòng, một tiếng khóc nghẹn tắc,một hạnh phúc vỡ vụn ,tan tành nhiều mảnh
không gì hàn gắn nổi.
*Bài tập 3:Phân tích giá trị ngắt nhịp trong đoạn văn của Nguyễn Công Hoan:
Nó mở mắt ra nhìn. Họ lại uỵch.Họ lại thụi. Họ lại tát. Họ lại đá. Không
tiếc tay.Rồi lại hô:
-Đánh chết nó đi!
(Trích :"Thằng ăn cắp")
*Gợi ý: Câu ngắn tạo nhịp dồn dập=>Diễn tả hành động đánh tới tấp,mạnh, liên tục
*Tiết 2: Giá trị của vần điệu trong thơ:
I.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS thấy được vai trò cách gieo vần trong thơ
-Biết được các loại vần sử dụng trong thơ
-Nắm đặc điểm chung của vần cụ thể.
II.Nội dung cụ thể:
Vai trò và giá trị của vần điệu trong thơ:
-Hệ thống vần kết hợp với thanh điệu tạo nên tính nhạc cho câu văn
-Là sự phối hợp âm thanh giữa các câu trong bài; là sự cộng hưởng các âm

có cùng một vần, cùng một thanh Bằng hoặc Trắc
-Căn cứ vào cấu trúc âm thanh , có vần chính và vần thông:
+Vần chính: là vần có âm giống nhau:
VD: Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
+Vần thông là vần có âm na ná như nhau:
VD: Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như
-Căn cứ vào vị trí các tiếng hiệp vần: có vần chân ,vần lưng ,vần liền ,vần
cách, vần hỗn hợp
- 6 thanh chia làm 2 nhóm :Bằng và Trắc:
+Huyền, ngang =>(Bằng)=>Nhẹ nhàng ,lâng lâng, chơi vơi...
+Sắc, Nặng, Hỏi ,Ngã=>(Trắc)=>Trục trặc ,nặng nề, khó khăn....
VD: Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương
*Câu 1: 5 tiếng Trắc=>Tâm trạng uất ức ,nghẹn tắc
*Câu 2: 7tiếng Bằng=>Sự buông thả ,phó mặc, như tiếng thở dài
-Vần mở như vần a tạo âm điệu vang xa
*Bài tập1: Phân tích cách ngắt nhịp và thanh trong bài ca dao sau:
Chập chùng thác Lửa ,thác Chông
Thác Dài ,thác Khó ,thác Ông ,thác Bà
Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thang là chiếc thuyền ta giữa đời
*Bài tập 2:Phân tích các câu thơ sau:
a)Ô ! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi !Vàng rơi !Thu mênh mông
(=>2câu toàn B=>nỗi buồn mùa thu nhẹ nhàng ,mênh mang)
b) Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
(=>Vần "an":vần mở ,B=> câu thơ như khúc nhạc ngân nga =>niềm vui

phơi phới khi nhà thơ đứng trước mùa xuân của đất nước Ba Lan)
c)Đoạn trường thay lúc phân kì
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh
(Dùng nhiều Trắc=>Sự trắc trở ,chia li)
*Tiết 3: Từ ngữ -hình ảnh trong thơ
I.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS hiểu từ ngữ là chất liệu của văn học
-HS biết xác định và khai thác giá trị biểu cảm tập trung ở một số từ ngữ
quan trọng
-Nắm giá trị của từ tượng hình ,từ tượng thanh
II.Nội dung cụ thể:
*Phân tích Từ ngữ- hình ảnh trong thơ
-"Văn học là nghệ thuật của ngôn từ".Chính vì vậy từ ngữ là yếu tố cơ bản
và quan trọng
-Trước hết phải nắm nghĩa từ, xác định từ ngữ quan trọng (nhãn tự)trong câu
thơ, trong bài thơ
-Phân tích hình ảnh thực ra là phân tích từ ngữ
- Lớp từ có khả năng gợi hình ,gợi cảm cao là từ tượng hình, tượng thanh
(chủ yếu là từ láy)
*Bài tập: Nếu phải phân tích những câu thơ sau thì em sẽ chú trọng phân tích
những từ ngữ, hình ảnh nào? Hãy phân tích giá trị biểu cảm của các từ ngữ ,hình
ảnh đó?
a) Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
b) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
c) Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
d)Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

*Tiết 4:Không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ:
I.Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS biết và cảm nhận được giá trị biểu đạt của không gian và thời gian nghệ
thuật trong thơ như một qui ước, tượng trưng
II.Nội dung cụ thể:
*.Không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ cũng góp phần biểu hiện nội dung ý
nghĩa:
a)Không gian:
-Không gian gắn với nơi chốn :bến đò, cây đa
-Không gian gắn với điểm nhìn ,điểm quan sát của tác giả
-Không gian tượng trưng :như Tiêu Dương ,Xích Bích ...
b)Thời gian:
-Lấy biểu hiện cụ thể để thể hiện thời gian nghệ thuật
-Mang tính tượng trưng:
+Ngày mai=>Tương lai
+Hoàng hôn, chiều tà =>Tàn lụi, kết thúc, buồn
+Bình minh =>Rạng rỡ ,tươi sáng ,đang lên
+Mùa xuân =>Sức trẻ ,sức sống
*Bài tập1: Phân tích không gian ,thời gian trong đoạn thơ sau:
Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ
*Bài tập2:Cảm nhận của em về thời gian trong hai câu thơ sau :
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen dá ,lá chen hoa
(Trích "Qua đèo Ngang"-Bà Huyện Thanh Quan)
*Tiết 5 :Các biện pháp tu từ:
I. Mục tiêu cần đạt:
-Giúp HS ôn lại và hệ thống hoá các phép tu từ đã học ; Trên cơ sở đó có sự so

sánh ,đối chiếu
-RL năng lực cảm thụ thơ văn khi phân tích cácphép tu từ
II. Nội dung cụ thể:
*.Các biện pháp tu từ đã học:
-Hướng dẫn HS lập bảng thống kê các biện pháp tu từ vào vở ;tự hoàn chỉnh bảng
*Mẫu thống kê:
TT PHÉP TU TỪ ĐẶC ĐIỂM VÍ DỤ
1 So sánh
2 Ẩn dụ
3 Hoán dụ
4 Điệp từ
5 Nhân hoá
6 Chơi chữ
7 Nói quá
8 Liệt kê
*Bài tập1:Câu ca dao sau dùng biện pháp tư từ gì? Thể hiện tâm trạng gì của nhân
vật trữ tình?
Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười
*Bài tập 2:Phân tích tác dụng nhệ thuật trong đoạn thơ sau?
Ở đâu đẹp núi ,đẹp sông
Đây đẹp ruộng đồng, đẹp những hàng cây
Đẹp hơn là những bàn tay
Vừa lo giữ nước ,vừa xây xóm làng
(Nguyễn Văn Chương)
*Bài tập 3:Phân tích vẻ đẹp của câu ca dao:
a)Ước gì sông rộng một gang
Bắt cầu dải yếm cho chàng sang chơi
b)Còn trời ,còn nước ,còn non
Còn cô bán rượu ,anh còn say sưa

*Bài tập 4:Phân tích giá trị nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

×