Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

CHUYÊN ĐỀ: “Dạy truyện cổ tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.22 KB, 42 trang )

CHUYÊN ĐỀ: “Dạy truyện cổ tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn

10- THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh”
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở thời nào cũng vậy, muốn đất nước phát triển thì phải quan tâm đầu tư phát triển
giáo dục bởi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục phải
không ngừng đổi mới, người thầy phải không ngừng sáng tạo trong việc truyền thụ tri
thức cho học sinh. Đổi mới trong dạy học là cách dạy hướng đến học sinh, phát huy được
năng lực của học sinh.
Rất nhiều năm trước đây, chúng ta quen dạy học theo phương pháp truyền thụ áp
đặt một chiều: thầy nói, trò ghi chép, kiến thức tiếp nhận thụ động, học trò không có đất
để thể hiện quan điểm, khám phá riêng, học trò tư duy theo định hướng, suy nghĩ của
người thầy. Vì vậy mà hiệu quả dạy học chưa cao.
Theo lộ trình đổi mới của ngành giáo dục, trong nhà trường trung học phổ thông
hiện nay giáo viên đã chú trọng việc dạy học phát huy năng lực của học sinh. Các tiết
học có sự đầu tư công phu về phương pháp, kỹ thuật dạy học. Điều này đã đem lại một
số hiệu quả nhất định, nhất là trong giờ “Đọc hiểu văn bản” học sinh được chủ động lĩnh
hội kiến thức, được sáng tạo theo năng lực và được rèn kỹ năng làm việc nhóm.
Văn học dân gian là một phần quan trọng của chương trình Ngữ văn 10, là nơi hình
thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc, là kho lưu giữ những
thành tựu ngôn từ nghệ thuật. Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất đạo
đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan,… góp phần quan
trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và
lành mạnh. Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật
của mọi thời đại mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.
Tuy nhiên, do thời gian quy định trên lớp có hạn, người dạy chưa chú trọng dạy kĩ
năng tự học, học trò còn thụ động, chưa dành thời gian cần thiết cho việc tự học nên hiệu
quả của việc học tập chưa cao. Xuất phát từ yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng
lực và thực trạng trên chúng tôi chọn đề tài “Dạy truyện cổ tích Tấm Cám trong
chương trình Ngữ văn 10- THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với


mong muốn cùng quý thầy cô và anh chị em đồng nghiệp chia sẻ phương pháp, hình
thức dạy học phù hợp nhằm phát triển được các năng lực của học sinh.
2. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
* Về kiến thức: Hướng dẫn Học sinh hiểu
- Những mâu thuẫn xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền
thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của
nhân dân.
- Kết cấu truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối
cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo yếu tố thần kì.
* Về kĩ năng
1


- Củng cố kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
- Biết cách lựa chọn và phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại.
* Về Tư duy- Thái độ
- Hình thành tư duy khoa học, lo-gic cho học sinh
- Có tình yêu thương đối với người lao động, có niềm tin vào chính nghĩa, vào chân
lí. Biết yêu lẽ phải, công bằng, biết đấu tranh bảo vệ cái thiện, biết lên án diệt trừ cái ác
* Định hướng năng lực hình thành
Năng lực hình thành cho học sinh:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, hợp tác,
công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng:
+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức
+ Năng lực đọc-hiểu, giải mã văn bản
+ Năng lực sáng tạo, tạo lập văn bản
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống
3. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Chuyên đề áp dụng cho các đối tượng học sinh lớp 10 và là nguồn tài liệu tham khảo
về truyện cổ tích Tấm Cám cho giáo viên và học sinh trong trường phổ thông.
4. THỜI LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ
- Số tiết dạy: 02
5. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
- Dự án, trải nghiệm
- Phát vấn- đàm thoại
- Thuyết trình, thảo luận nhóm
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
6. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của báo cáo gồm 3 vấn đề:
- Cơ sở lí luận
- Cơ sở thực tiễn
- Mô tả, phân tích ....
- Kết quả thực hiện

PHẦN II. NỘI DUNG
2


1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến
thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân... nhằm đáp ứng hiệu quả một
yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Dạy học hiện đại chú ý sự
phát triển năng lực của học sinh nhằm thích ứng với thực tế cuộc sống.
Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất người lao động,
kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực
hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao
động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung cót lõi. Yếu tố năng lực

chung cốt lõi xuyên suốt mọi hoạt động cơ bản của con người.
1.2. Các năng lực cần hướng tới của môn Ngữ văn
Từ tầm quan trọng của văn học đối với việc hình thành và phát triển nhân cách
cho học sinh, mỗi giáo viên dạy văn không chỉ xác định cho mình một nhiệm vụ đơn
giản là cung cấp tri thức cho học sinh mà quan trọng hơn là thông qua các bài giảng làm
cho học trò “tự cảm thấy môn văn thật sự cần thiết cho sự khôn lớn tinh thần”, làm cho
các em thấy được thấm vào từng trang văn là tâm hồn, là trí tuệ, là những nghĩ suy, trăn
trở, là tâm sự của nhà văn trước cuộc đời, là tấc lòng mà nhà văn muốn gửi gắm đến các
thế hệ độc giả của mình. Vì vậy mà dạy Ngữ văn ở THPT cần bồi đắp cho các em những
năng lực sau:
1.2.1. Năng lực giải quyết vấn đề
Đây là một năng lực chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận
thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà không
có định hướng trước về kết quả và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra
trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựa chọn và
quyết định giải pháp tối ưu.
1.2.2. Năng lực sáng tạo
Là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện
những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, từ đó đề xuất được các giải
pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ý tưởng. Trong việc đề xuất và thực
hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tò mò, niềm say mê tìm hiểu, khám phá.
1.2.3. Năng lực hợp tác
- Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân và
tập thể trong học tập và cuộc sống. Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm việc hậu quả
của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tương trợ lẫn nhau để cùng
hướng tới một mục đích chung. Đây là năng lực rất cần thiết trong xã hội hiện đại, khi
chúng ta đang sống trong một môi trường, một không gian rộng mở của quá trình hội
nhập.
1.2.4. Năng lực tự quản bản thân
- Là khả năng của con người trong việc kiểm soát cảm xúc, hành vi của cá nhân

trong các bối cảnh khác nhau. Khả năng này giúp mỗi người luôn chủ động và có trách
nhiệm với suy nghĩ, việc làm của mình, sống có kỷ luật, biết tôn trọng người khác và tôn
trọng chính bản thân mình.
3


1.2.5. Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Là khả năng sử dụng các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ để chuyển tải, trao đổi
thông tin về các phương diện của đời sống xã hội, trong từng bối cảnh, ngữ cảnh cụ thể
nhằm đạt đến mục đích nhất định trong việc thiết lập mối quan hệ giữa con người với
nhau trong xã hội.
1.2.6. Năng lực thưởng thức văn học
- Là sự thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận ra được các giá trị thẩm
mỹ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống thông qua những cảm nhận, rung
động trước cái đẹp và cái thiện.
1.3. Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích
1.3.1. Khái niệm
Thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể về số phận của các kiểu nhân vật:
người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng
ngốc…qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh
phúc và công lí xã hội.
1.3.2. Đặc trưng của thể loại truyện cổ tích
- Đặc trưng thứ nhất về thời đại nảy sinh và phát triển truyện cổ tích: Truyện cổ
tích ra đời khi chế độ nguyên thủy tan rã, quan hệ bình đẳng bị phá vỡ, cộng đồng bị chia
rẽ thành những cá nhân và gia đình riêng lẻ. Hôn nhân tạp hôn trở nên lạc hậu, phải
nhường chỗ cho hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng. Chế độ phụ quyền được xác lập,
nhanh chóng thay thế chế độ mẫu quyền. Trong cổ tích, mâu thuẫn gia đình chính là hình
ảnh của mâu thuẫn xã hội được thu nhỏ. Bằng việc giải quyết mâu thuẫn gia đình theo
cách này hay cách khác, nhân dân thể hiện nguyện vọng thay đổi xã hội của mình. Khi
hướng vào đời sống gia đình, sinh hoạt xã hội, cổ tích quan tâm nhiều hơn quan hệ giữa

con người với con người trong đời sống hàng ngày, nhất là số phận của những con người
bé nhỏ, tội nghiệp nhất, dễ bị tổn thương nhất trong gia đình và trong xã hội đang bị
phân hóa như những đứa con côi, những người em út…Sự biến đổi của xã hội phong
kiến gắn liền với sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc. Những câu chuyện cổ tích bớt
dần đi yếu tố kì ảo, thay vào đó là những vấn đề xã hội gần với hiện thực hơn. Nó tập
trung phơi bày hiện thực ngột ngạt đầy bất công, ngang trái đồng thời bày tỏ rõ thái độ
ngợi ca đối với những người bình thường có lòng hiếu thảo, thông minh, trong tình
nghĩa, dám đấu tranh cho công lí.
- Đặc trưng thứ hai trong thể loại cổ tích được thể hiện ở quá trình hoàn thiệnmột quá trình biến đổi không ngừng: Mỗi truyện cổ tích được lưu truyền đến nay đều
phải trải qua một thời kì lịch sử dài và sàng lọc nghiêm ngặt qua quá trình truyền miệng.
Chi tiết nào không còn phù hợp với thời đại mới, tập thể vẫn có thể sữa chữa theo nhu
cầu chung. Chính điều này đã tạo nên những dị bản truyện cổ tích, có dị bản truyện Tấm
Cám được kể gắn với kết thúc là sự trừng phạt khốc liệt của Tấm với Cám (sai người đào
hố, dội nước sôi giết chết Cám, làm mắm gửi về cho mẹ Cám ăn, con quạ đến báo tin
chết chóc, mẹ Cám lăn ra chết khi nhìn thấy đầu lâu con mình trong hũ mắm). Nhưng
truyện Tấm Cám cũng có dị bản khác trong đó truyện tước bỏ đi cái kết trên, để cô Tấm
mãi là một cô gái dịu dàng, hiền thục, đẹp người đẹp nết trong lòng nhân dân. Như vậy,
cùng với thời gian, mỗi truyện cổ tích đã biến đổi không ngừng để hoàn thiện hơn.
- Đặc trưng thứ ba của truyện cổ tích được thể hiện ở cách phản ánh thực tại
độc đáo: Lấy hiện thực làm đối tượng phản ánh. Quan tâm đến những quan hệ con người
4


trong sinh hoạt đời thường, những bon chen đố kị trong gia đình và xã hội. Luôn đan xen
với các yếu tố kì ảo, tạo ra một thế giới cổ tích hấp dẫn, rọi chiếu vào cuộc đời tăm tối
đầy đau khổ của con người niềm lạc quan và sức mạnh trỗi dậy. Cùng một đề tài và tư
tưởng nhưng mỗi một dân tộc lại có cách thể hiện độc đáo khác nhau qua những chi tiết
sinh động và đạm màu sắc riêng. Cô Tấm và lọ lem (trong cổ tích Pháp) cùng đánh rơi
giày và nhờ chiếc giày mà vua hay hoàng tử tìm được cô, nhưng Tấm đánh mất giày khi
đi hội làng còn Lọ Lem do đi khiêu vũ ở hoàng cung. Không gian khác nhau đó tạo nên

sự khác biệt của hai nhân vật và hai truyện kể ở hai dân tộc.
1.3.3. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện cổ tích
- Về nội dung:
+ Nội dung thứ nhất: Cổ tích dân gian thường lựa chọn nhân vật là người lao
động bình thường, nhỏ bé, chịu thiệt thòi như người mồ côi, người em, người xấu xí,
người lao động nghèo (cô Tấm, Thạch Sanh, Sọ Dừa, anh Khoai, người em trong Cây
Khế…). Mỗi nhân vật mang một số phận khác nhau song họ đều giống nhau ở sự hiền
lành, tốt bụng, tài năng và bị áp bức, bóc lột nặng nề. Các tác giả dân gian đã biểu lộ
niềm xót thương, cảm thông khi kể về những số phận hẩm hiu, tội nghiệp đó. Trong
truyện cổ tích, cuộc đấu tranh giữa thiện với ác chính là cuộc đấu tranh cho công bằng,
chính nghĩa của những người bất hạnh trong xã hội đã phân hóa giai cấp. Vì vậy các tác
giả dân gian luôn đứng về phía họ, miêu tả họ theo lí tưởng hóa.
+ Nội dung thứ hai: Truyện cổ tích thể hiện một ước mơ về sự công bằng, dân
chủ, hạnh phúc, trong đó người lương thiện, tốt bụng, tài năng sẽ được hưởng hạnh phúc
xứng đáng với những phẩm chất tốt đẹp của họ. Truyện đã rọi chiếu ánh sáng kì ảo, chói
ngời hạnh phúc vào cuộc đời tối tăm, bất hạnh của con người, khiến họ yêu đời và sống
mạnh mẽ hơn. Trong xã hội cổ tích, người hiền sẽ gặp lành, kẻ ác bị trừng trị, sự công
bằng được thực hiện, lao động được nhẹ nhàng, tuổi già và cái chết bị đẩy xa, người xấu
xí dị dạng sẽ trở nên đẹp đẽ, người mất vợ hay người yêu sẽ được đoàn tụ, người nghèo
sẽ giàu có, người bị áp bức cực khổ nhất sẽ có địa vị và quyền thế cao sang…(Tấm Cám,
Cây Khế, Sọ Dừa, Lọ nước thần…). Tất cả những ước mơ, lãng mạn đó không thể thực
hiện được ngoài đời thì đều được giải quyết nhanh chóng, hoàn hảo trong truyện cổ tích.
- Về nghệ thuật:
+ Cốt truyện: Truyện cổ tích thường lựa chọn cốt truyện ngắn gọn, gồm năm
phần khép kín: trình bày- thắt nút- phát triển- đỉnh điểm- mở nút. Ví dụ, trong Tấm Cám,
đoạn giới thiệu hoàn cảnh của Tấm là phần trình bày. Sự kiện Cám lừa lấy giỏ tép của
Tấm là thắt nút, các sự kiện nuôi cá bống, cá bị giết, chôn xương cá…đều là sự phát
triển. Tấm trở về với Vua là đỉnh điểm. Cám và mẹ Cám chết là mở nút.
+ Kết cấu: Truyện cổ tích thường được kết cấu theo hai kiểu cơ bản là kết cấu
một trục thẳng và kết cấu đồng quy. Kết cấu một trục thẳng là kiểu kết cấu cốt truyện có

hai tuyến nhân vật chính, nhân vật đó hành động liên tiếp, các nhân vật và sự kiện bị chi
phối bởi hành động của nhân vật đó (Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Lọ nước thần…). Kết
cấu đồng quy là kiểu kết cấu mà nhân vật chia hai tuyến, cả hai đều đứng trước những
thử thách như nhau, bản chất khác nhau của nhân vật được bộc lộ qua cách xử lí tình
huống khác nhau, dẫn đến những kết thúc trái ngược nhau (Cây Khế, Sọ Dừa…)
+ Nhân vật: Truyện cổ tích là các nhân vật bé nhỏ, tầm thường, họ đại diện cho
cái đẹp, cái thiện, cái cao cả, thánh thiện theo quan điểm của nhân dân. Ở các cốt truyện
có hai tuyến nhân vật thì nhân vật thiện là người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột, có tài, có
5


đức (Thạch Sanh, Tấm, người em trong Cây Khế, anh Khoai…). Còn nhân vật ác luôn
đại diện cho cái ác, cái xấu đến tột cùng (mẹ con Cám, mẹ con Lí Thông, người anh
trong Cây Khế…). Nhân vật trong truyện cổ tích là nhân vật chức năng, sự xuất hiện của
mỗi nhân vật hoặc đại diện cho cái thiện hoặc đại diện cho cái ác. Các nhân vật này
không có tính cách, nội tâm, chỉ hành động và hành động liên tiếp.
+ Lực lượng thần kì: Đó là kết quả của những hư cấu dưới ánh sáng của trí
tưởng tượng kì ảo và bay bổng của nhân dân. Lực lượng thần kì trong truyện cổ tích có
thể là những nhân vật thần kì, có thể là đồ vật hoặc vật thể thần kì hay con vật thần kì
.Sự xuất hiện của lực lượng thần kì khiến cho cốt truyện cổ tích có thể được rút ngắn hay
kéo dài theo mong muốn của người kể chyện. Trong Tấm Cám nếu không có yếu tố kì
ảo, cô Tấm chết là câu chuyện kết thúc. Nhưng nhờ yếu tố kì ảo, cô Tấm chết đi lại sống
lại. Câu chuyện vì thế mà càng trở nên li kì, hấp dẫn và thể hiện sinh động, tập trung ước
mơ của nhân dân lao động về sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác.
+ Không gian nghệ thuật: Cổ tích có hai loại không gian, không gian thực và
không gian ảo. Không gian hiện thực thường là làng quê thanh bình yên ả với những
hình ảnh quen thuộc, đậm phong vị nông thôn Việt Nam như cây đa, giếng nước, ngày
hội làng…Không gian hiện thực thường phiếm chỉ theo những cách nói “ở một làng nọ,
một vùng nọ…”. Trong không gian đó, con người gửi gắm những ước mơ khác nhau.
+ Thời gian nghệ thuật: Luôn là thời gian quá khứ với những “ngày xửa ngày

xưa, ngày xưa đã lâu lắm rồi…Thời gian hiện thực là thời gian nhân vật sống, hoạt động
trong cộng đồng còn thời gian kì ảo là thời gian biến đổi kì lạ lúc nhanh, lúc chậm, nhờ
sự tham gia của yếu tố kì ảo. Chính vì thế chàng Từ Thức sống ở làng tiên có ba năm
nhưng ở trần gian, ba trăm năm đã trôi qua, khi trở về cõi trần không còn ai biết đến
chàng nữa.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng việc dạy và học môn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay
Nói đến phương pháp dạy học ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay chúng ta
nhận thấy có các hiện tượng phổ biến trong các giờ học văn:
- Giáo viên soạn bài và giảng dạy tác phẩm chưa có nhiều sáng tạo, phần lớn
khai thác tác phẩm chủ yếu tập trung tìm hiểu nhân vật chính rồi đề cập đến phần nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên thuyết trình bài giảng còn nhiều, hoạt động
của học sinh không được phát huy.
- Việc phát huy năng lực học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức,
khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn chậm đổi mới, chưa phát huy
được tính tích cực của người học và năng lực của học sinh.
- Hiện tượng dạy học đọc chép trong môn văn. Thầy cô đọc trước, học sinh chép
sau, hay thầy cô vừa đọc vừa ghi bảng rồi học sinh chép theo. Trong cách dạy này học
sinh tiếp thu hoàn toàn thụ động, một chiều.
- Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo. Tính chất thụ động thể hiện ở việc học
thiếu hứng thú, học đối phó, về nhà chỉ còn biết học thuộc để trả bài và làm bài. Cách
học đó không có điều kiện tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo.
- Học sinh không biết tự học, không có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, không
biết cách chủ động tự đọc SGK để tìm hiểu kiến thức, không biết cách phân biệt cái
6


chính và cái phụ, không biết tìm kiến thức trọng tâm để học, không biết từ cái đã biết mà
suy ra cái chưa biết. Nói tóm lại là chưa biết cách tự học.
- Học tập thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữa trò với trò. Nếu biết cách hợp tác

trong học tập, giữa thầy giáo và học sinh, học sinh với học sinh có thể nhắc nhở nhau, bổ
sung cho nhau, làm cho kiến thức được toàn diện và sâu sắc.
- Học thiếu hứng thú, thiếu cảm hứng, thiếu lửa, thiếu niềm ham mê, mà thiếu
những động cơ nội tại ấy việc học tập thường ít có kết quả.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của giáo viên
(số lượng 15 người, là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các môn Ngữ văn trong
trường tôi và một số trường bạn), và học sinh (số lượng 300 em, là học sinh lớp 10) về
thực trạng dạy học môn Ngữ văn nói chung trong trường phổ thông, kết quả thu được
như sau:
Bảng 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
Kết quả

Câu hỏi và các phương án trả lời
HS

GV

SL

TL %

SL

TL %

Thường xuyên

125

41,7


7

35

Thỉnh thoảng

175

58,3

13

65

Chưa bao giờ

0

0

0

0

Giúp HS hiểu bài sâu hơn

128

42,7


6

30,0

Được hợp tác với người khác

169

56.3

9

30

HS được nghe nhiều ý kiến khác nhau

96

32,0

4

20,0

HS được trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình

120

40,0


8

40

Học sinh thấy thoải mái, hứng thú tham gia bài học

58

19,3

3

15,0

HS được phê phán ý kiến của người khác

46

15,3

5

25,0

Mất nhiều thời gian thảo luận cho 1 nội dung

44

11,0


6

20,0

Chỉ có nhóm trưởng/thư ký làm việc

68

17,0

6

20,0

HS không ghi chép được đầy đủ nội dung bài

58

14.5

4

13.3

Nhiều HS có cơ hội làm việc riêng (trong lúc thảo
luận)

156


39

4

13.3

Câu 1: Khi giảng dạy môn Ngữ văn có sử dụng
nhiều phương pháp, hình thức dạy học không?
Học sinh có được tham gia vào các hoạt động của
giáo viên đưa ra không?

Câu 2: Hiệu quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực học sinh

Câu 3: Mức độ hứng thú của HS khi tham gia trải
nghiệm sáng tạo?
7


Rất hứng thú

50

16,6

6

30

Hứng thú


140

46,6

10

50,0

Không hứng thú

129

43

4

20,0

Ngại

21

7

0

0

Rất ngại


14

4,7

0

0

Qua số liệu ở bảng 1, cho thấy:
- Thứ nhất: Việc vận dụng, tổ chức kết hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy học
chưa được giáo viên chú trọng trong giờ dạy. Giáo viên có tổ chức hình thức hoạt động
nhóm nhưng còn mang tính hình thức. Thực tế là giáo viên chủ yếu sử dụng phương
pháp phát vấn và thuyết trình. Do đó, việc kết hợp sử dụng đa dạng các hình thức,
phương pháp dạy học chỉ là thỉnh thoảng. Có 58,3% học sinh khi được hỏi ý kiến đã
khẳng định thỉnh thoảng mới được tham gia hoạt động nhóm, được phát biểu tự do... và
65% giáo viên thỉnh thoảng mới vận dụng đa dạng các hình thức và phương pháp dạy
học. Thực tế này cho thấy, nhận thức của giáo viên khi dạy tác phẩm về vai trò, hiệu quả
của việc kết hợp đa dạng các hình thức dạy học để hình thành, phát triển kĩ năng sống
cho học sinh (đặc biệt là kĩ năng hợp tác) chưa đầy đủ và chưa sâu sắc.
- Thứ hai: Giáo viên có chú ý tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình giảng dạy
nhưng chưa đổi mới, chưa sáng tạo. Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm thường cho học
sinh trả lời những câu hỏi có nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, đơn giản chỉ là
phát hiện vấn đề. Chỉ có khoảng 15% giáo viên được hỏi cho rằng đã giao nội dung thảo
luận cho học sinh là những vấn đề có sự tranh cãi, có liên hệ thực tế cần phát huy sáng
tạo, cần thể hiện quan điểm riêng của học sinh.
- Thứ ba: Giáo viên gần như ít tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học
sinh. Học sinh không được tham gia các hoạt động như: đóng vai các nhân vật trong tác
phẩm, phỏng vấn, vẽ tranh, làm thơ để hiểu thêm về các nhân vật trong tác phẩm. Vậy
nguyên nhân nằm ở đâu, khi mà những hình thức tổ chức dạy học này vẫn được đánh giá

là tích cực, tạo ra không khí học tập sôi nổi?
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế đã phân tích ở trên xuất phát từ nhiều phía.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Về phía phụ huynh và học sinh
Do tâm lí chung của một bộ phận học sinh và phụ huynh bị ảnh hưởng bởi xu thế
phát triển của nền kinh tế hiện đại nên chỉ hướng con cái của mình vào việc học một số
môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ , tin học... để có lợi cho công việc, cho việc chọn
nghề sau này mà ít hoặc không chú trọng đến môn Ngữ văn. Đa số phụ huynh thường
nghĩ rằng các con học văn hay thi vào khoa văn tương lai sẽ không rộng mở. Chính vì
tâm lý này nên các em ra sức học các môn tự nhiên còn ngữ văn chỉ cần trung bình là
được. Trong giờ học, các em còn thụ động, chưa mạnh dạn trao đổi, hỏi han do chưa hiểu
sâu, chưa nắm được kiến thức, thiếu tự tin, thiếu sự tư duy trước những câu hỏi, những
vấn đề mà giáo viên đặt ra mà chủ yếu trông chờ vào bài giảng của thầy cô.
+ Về phía giáo viên
Đôi khi giáo viên vẫn chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là
học sinh yếu. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ
8


động của học sinh. Nhiều thầy cô chỉ dạy theo lối dập khuôn máy móc theo hướng đọcchép khiến học sinh cảm thấy mệt mỏi và chán nản.
- Nguyên nhân khách quan
Các tác phẩm văn học trong chương trình ít gắn liền với thế hệ của các em.
Sự phát triển kinh tế kéo theo lối văn hóa nghe nhìn đã chiếm ưu thế, văn hóa đọc
bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến việc học sinh không còn yêu thích môn văn.
Thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay nói riêng đặt ra một yêu
cầu, đòi hỏi bức thiết phải đổi mới, sáng tạo cả về hình thức và nội dung tổ chức dạy học
mới đáp ứng được yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Khi nào hoạt
động dạy học thực sự lôi cuốn học sinh thì mới gặt hái được thành quả như mong muốn.
3. MÔ TẢ, PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP: DẠY TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
3.1. Giáo viên xác định mục tiêu bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài từ đó
hình thành động cơ, hứng thú học tập cho học sinh
Giáo viên là người định hướng trong quá trình học sinh học tập và lĩnh hội tri
thức. Vì vậy, giáo viên phải xác định rõ mục tiêu bài học để từ đó hướng dẫn học sinh
chuẩn bị bài, tạo điều kiện để học sinh có động cơ và hứng thú học tập mang lại hiệu quả
tích cực. Động cơ giúp học sinh luôn nỗ lực, vượt qua mọi trở ngại khó khăn, duy trì
hứng thú và ham muốn học hỏi. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng
hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc giúp học sinh đạt mục tiêu học tập
dễ dàng và đạt hiệu quả nhất.
Dạy học truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên định hướng cho học sinh xác định
yêu cầu cần đạt như sau:
Bước 1: Giáo viên xác định yêu cầu cần đạt
* Về kiến thức: Hướng dẫn Học sinh hiểu
- Những mâu thuẫn xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền
thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của
nhân dân.
- Kết cấu truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối
cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo yếu tố thần kì.
* Về kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
- Biết cách lựa chọn và phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể
loại.
* Về thái độ:
- Có tình yêu thương đối với người lao động, có niềm tin vào chính nghĩa.
- Có niềm tin vào chân lí: cái thiện sẽ chiến thắng cái ác để luôn hướng thiện. Biết
yêu lẽ phải, công bằng, biết đấu tranh để bảo vệ cái thiện, chính nghĩa, biết lên án diệt
trừ cái ác, cái xấu.
* Từ đó giúp HS hình thành các năng lực:
9



- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
thẩm mỹ, hợp tác, công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng:
+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,
+ Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản,
+ Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
Ý nghĩa của mục tiêu:
+ Bồi đắp thêm vốn sống, hình thành thế giới quan, cách đánh giá con người sâu
sắc, toàn diện và có sự liên hệ với thực tế đời sống một cách hợp lí.
+ Là cách mở đường để học sinh khám phá tác phẩm. Xác định đúng mục tiêu thì
việc tìm hiểu tác phẩm sẽ dễ dàng và tạo sức cuốn hút hơn. Học sinh biết chủ động trong
lĩnh hội kiến thức và liên hệ, sáng tạo với thực tiễn có hiệu quả.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
Giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà được tốt, giáo viên hướng dẫn học sinh thực
hiện các nhiệm vụ sau:
* Đọc văn bản trước khi đến lớp
Đọc văn bản là khâu quan trọng đầu tiên giúp học sinh tiếp thu tri thức và phát
triển phương pháp tự học hiệu quả. Đọc và hiểu ngôn từ, hiểu hình tượng nghệ thuật,
hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản và thưởng thức văn học. Để đạt được
hiệu quả, học sinh cần có một số phương pháp đọc sau:
- Đọc có suy nghĩ: Khi đọc văn bản học sinh cần phải tập trung tư tưởng, chỗ
chưa thông, chưa nắm vững cần phải ngưng để đọc kỹ, đọc lại. Qua đó các em tự suy
nghĩ, mở rộng đến những điều liên quan mà văn bản không đề cập đến.
- Đọc có hệ thống: Từ đọc hiểu văn bản học sinh sẽ có những rung động về nghệ
thuật, thưởng thức giá trị thẩm mĩ, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm, trưởng thành về nhân
cách, hình thành các kĩ năng văn học như đọc, viết, quan sát, tư duy, tưởng tượng sáng

tạo và cả sáng tác ngôn từ.
- Đọc có ghi nhớ: Đọc kết hợp với ghi chép các ý chính và diễn tiến nội dung,
gạch chân hoặc tô màu nhớ dòng vì đó là điểm mấu chốt cơ bản từ đó có thể suy luận ra
các ý khác liên quan.
Ngoài đọc văn bản học sinh cũng nên có kỹ năng chọn lọc, sử dụng kiến thức cũ
để học kiến thức mới. Tốt nhất là vừa đọc vừa ghi chép, lưu lại tri thức, những ý tưởng
hay và khi sử dụng giúp ta khái quát vấn đề nhanh và nhớ lâu.
* Học sinh phải soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK hoặc theo hướng
dẫn của giáo viên.
Tác dụng của biện pháp này là giúp học sinh chủ động tìm hiểu và chiếm lĩnh
kiến thức. Học sinh biết cách phát hiện và giải quyết vần đề, biết cách thu thập và xử lý
thông tin, biết cách hoàn thiện sản phẩm khoa học ban đầu.
Khi dạy học truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
10


- Đọc trước bài truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10, Tập một
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài
- Sưu tầm và đọc tham khảo sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi)
- Các sản phẩm chuẩn bị cho bài học: diễn kịch, tranh ảnh liên quan đến truyện cổ tích
Tấm Cám, thực hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án…
3.2. Đổi mới trong hình thức, phương pháp dạy học qua 5 hoạt động: Khởi động Hình thành kiến thức - Luyện tập - Vận dụng - Mở rộng/sáng tạo
Trong thiết kế, giáo viên phải cho thấy rõ các hoạt động của học sinh chiếm vị trí
chủ yếu trong tiến trình tổ chức dạy học. Để làm tốt các hoạt động trên, giáo viên cần
thực hiện các giải pháp sau:
3.2.1. Khởi động bài học bằng những tình huống có vấn đề để lôi cuốn, thu hút học
sinh hứng thú với bài học
- Thành công của người thầy khi đứng trên bục giảng là lôi cuốn được sự chú ý
của học trò vào hoạt động dạy học. Dạy văn là cả một nghệ thuật. Người giáo viên giống
như một nhà đạo diễn, một nghệ sĩ trên sân khấu. Việc tạo tâm thế tiếp nhận cho học

sinh, đặc biệt đối với tác phẩm văn chương là một yêu cầu rất quan trọng.
Hoạt động 1 “Khởi động” .Giáo viên nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS
đưa ra ý kiến nhận xét về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề. Giáo
viên cần hướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của HS thông qua hoạt động cá nhân
hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy động kiến thức, kĩ năng,
kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau.
Trong phần khởi động giáo viên cần dẫn dắt bài học bằng những tình huống có
vấn đề, kích thích nhu cầu ham hiểu biết, khám phá ở học sinh. Đồng thời giáo viên đưa
ra phần thưởng cho học sinh nào trả lời được và lí giải sâu sắc những vấn đề đặt ra trong
tác phẩm. Cách làm này sẽ khuyến khích, động viên tinh thần học sinh, tác động vào
động cơ thành tích, nhu cầu tự khẳng định của các em.
Khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới, phần
khởi động chúng tôi cho học sinh tham gia vào trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Nội dung: Kể tên 05 truyện cổ tích Việt Nam mà em biết ? Gạch chân những
truyện cổ tích thần kì
Cách chơi: Ai tìm được nhiều truyện cổ tích thần kì hơn là chiến thắng.
3.2.2. Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức bằng việc sử dụng linh hoạt nhiều
phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại
Hoạt động “hình thành kiến thức” giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của bài
học, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức
được đề cập đến trong tác phẩm. Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn học
sinh hoạt động theo nhóm.
Việc phối hợp, sử dụng linh hoạt đa dạng các phương pháp và kỹ thuật dạy học
trong toàn bộ quá trình dạy học là phương pháp quan trọng để phát huy tính tích cực và
nâng cao chất lượng dạy học. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của truyện cổ tích Tấm Cám
giáo viên áp dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học như sau:

11



3.2.2.1. Sử dụng kết hợp hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy học dạy học tích
cực
* Phương pháp thuyết trình: Dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh thì
giáo viên hạn chế tối đa việc sử dụng phương pháp này. Người thầy chỉ nên sử dụng
trong một vài đoạn bình cảm thụ ngắn với giọng truyền cảm và chọn dùng từ ngữ độc
đáo ... sẽ tạo không khí văn học thực sự giúp học sinh tăng thêm hứng thú tìm hiểu,
khám phá, sáng tạo.
Khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên có thể bình khắc sâu chi tiết Tấm Cám
thuộc truyện cổ tích thần kì. Kiểu truyện này phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo
thống kê của một nữ sĩ người Anh, trên thế giới có khoảng 564 kiểu truyện Tấm Cám.
Ở Việt Nam có khoảng 30 kiểu truyện Tấm Cám Ví dụ: Người Tày có truyện Tua
Gia-Tua Nhi, Người Thái có truyện Ý Ưởi- Ý Noong, Người Hơ-Rê có truyện Ú và Cao,
Người Xơ-Rê có truyện Gơ Liu- Gơ Lát, Người Mông có truyện Gầu Nà-Gầu Rềnh,
Người Chăm có truyện Đôi giày vàng...
Trên Thế giới, Người Trung Quốc có truyện Nàng Diệp Hạn, Người Đức có
truyện Cô Tro Bếp, Chiếc hài cườm pha lê. Người Mỹ có truyện Cô bé Lọ Lem, Người
Pháp có truyện Cô Lọ Lem, Người Campuchia có truyện Nê-ang Can- Tóc, Người Thái
Lan có truyện Con cá vàng, Người Mianma có Truyện con rùa.
Khi giáo viên nói đến mâu thuẫn giữa dì ghẻ-con chồng trong mâu thuẫn, xung
đột giữa Tấm và mẹ con Cám, giáo viên có thể bình mối quan hệ dì ghẻ-con chồng luôn
là chủ đề nóng không chỉ ở xã hội xưa mà nó còn kéo dài đến xã hội ngày nay. Biết bao
hoàn cảnh đáng thương là nạn nhân của mối quan hệ này. Bàn về vấn đề này, dân gian có
câu: “Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”; “Mồ côi cha
ăn cơm với cá/ Mồ côi mẹ liếm lá dọc đường”.
* Phương pháp thảo luận nhóm
Khi tổ chức hoạt động nhóm giáo viên sử dụng 2 hình thức tổ chức nhóm thảo
luận: một là do giáo viên quy định, sắp xếp thành nhóm (gọi là nhóm định sẵn); hai là
những nhóm được hình thành ngẫu nhiên do cùng có chung sở thích hay năng lực thực
hiện một yêu cầu, nhiệm vụ nào đó do giáo viên giao cho (gọi là nhóm linh hoạt).
Với nhóm định sẵn, giáo viên phân chia nhóm theo vị trí chỗ ngồi - hai bàn là một

nhóm - với số lượng 4 học sinh. Các nhóm đó có thể là các nhóm định sẵn với các thành
viên quen thuộc vốn ngồi chung một bàn (nếu học sinh học cố định ở phòng lớp học),
đồng thời các nhóm đó có thể thay đổi với các thành viên khác tùy từng giờ học (nếu học
ở các phòng học nghe nhìn hoặc phòng học khác, khi có sự thay đổi vị trí chỗ ngồi).
Cách tổ chức nhóm như thế này rất thông dụng trong nhiều bài dạy Ngữ văn nói chung,
bài học Truyện cổ tích Tấm Cám nói riêng, phục vụ cho mục tiêu hình thành kiến thức,
kĩ năng và thái độ.
Với nhóm linh hoạt, cách phân nhóm không do giáo viên quy định mà do học sinh
tự hình thành nhóm. Khi giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề thảo luận, học sinh dựa vào năng
lực hiểu biết, sở thích cá nhân hay sự hứng thú mà lựa chọn, đăng kí, và nhóm linh hoạt
được hình thành là tập hợp của các học sinh có cùng chung sự lựa chọn. Nhóm linh hoạt
không do giáo viên sắp xếp nên số lượng học sinh/nhóm bất thường (có nhóm đông quá
hoặc có nhóm ít quá), nên cần có sự điều tiết của giáo viên để đảm bảo hiệu quả thảo
luận.
12


- Khi tổ chức thảo luận nhóm ở tiết 1 truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên hướng
dẫn cho học sinh thảo luận các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Nêu ý nghĩa của sự việc, chi tiết xoay quanh việc Tấm “Đi bắt tép”
Nhóm 2: Nêu ý nghĩa của sự việc, chi tiết xoay quanh việc Tấm “Nuôi cá Bống”
Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của sự việc, chi tiết xoay quanh việc Tấm “Đi trẩy hội”
Giáo viên tổ chức cho các nhóm cùng tìm hiểu một câu hỏi. Học sinh có thể sẽ
đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Giáo viên cần phải biết trân trọng ý kiến, biết
động viên, khích lệ các em có thêm sự tự tin khi bày tỏ quan điểm của mình. Giáo viên
cũng không nên áp đặt cách hiểu với học sinh mà có những nhận xét, định hướng để học
sinh suy ngẫm và phát triển tư duy biết tự nhận thức đánh giá vấn đề.
* Dạy học theo dự án
Để thực hiện được phương pháp dạy học này, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
trước một tuần để thực hiện. Các em bầu nhóm trưởng, thư kí và giao nhiệm vụ cho từng

thành viên. Sau một tuần các em báo cáo kết quả học tập. Để thực hiện nhiệm vụ các em
cần phải có những bước chuẩn bị sau:
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước 2: Xử lí thông tin
Khi đã tìm được những thông tin cần thiết cho nhiệm vụ của mình, học sinh cần
biết cách xử lý thông tin để tạo ra sản phẩm ban đầu.
Khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên đưa ra yêu cầu cho học sinh thảo luận
ý kiến: Truyện cổ tích thường gắn liền với những bài học giáo dục. Nhưng cô Tấm chỉ
biết khóc, yếu đuối, thụ động trước sự đầy đọa của mẹ con Cám rồi vẫn được làm
hoàng hậu. Phải chăng tác giả dân gian khuyên chúng ta cứ yếu đuối thụ động trước
những trớ trêu của số phận rồi sẽ giành được hạnh phúc?
(Học sinh cần phải xử lí thông tin bằng việc xác định đối tượng của truyện cổ tích
thần kì là những con người nhỏ bé bất hạnh, yếu đuối thụ động. Từ đó học sinh gắn với
đặc trưng của thể loại truyện dân gian.Tấm là nhân vật cổ tích, nhân vật cổ tích là nhân
vật chức năng, nhân vật thể hiện tinh thần. Thái độ, cách đánh giá, mọi hành động của
nhân vật đều chịu sự chi phối của nội dung ấy. Nhân vật cổ tích không có tính cách,
không có suy nghĩ để đắn đo, lựa chọn. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện được đạo lý
của nhân dân ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Tấm chỉ là nhân vật thực hiện đạo lý của
nhân dân)
Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm cá nhân
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng cốt yếu phải là
ngôn ngữ của chính học sinh, diễn đạt theo cách hiểu của học sinh.
Khi dạy truyện cổ tích, chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các em chuẩn
bị ở nhà. Các nhóm được giao chung 1 nhiệm vụ: Theo em, cuộc đấu tranh giữa cái
thiện và cái ác trong xã hội ngày nay còn không? Hãy lấy các VD minh họa
Trong tiết học, giáo viên gọi các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả, tổ thư ký ghi
chép biên bản sau đó lên nhận xét kết quả làm việc của hai nhóm. Điều này giúp bộc lộ
được năng lực, sở trường của các em khi phám phá tác phẩm.

13



3.2.2.2. Giáo viên sử dụng đa dạng các câu hỏi nhằm tạo sự bất ngờ, hứng thú cho
học sinh tham gia tiết học
Thường xuyên đưa ra những câu hỏi sẽ tạo cho học sinh sự tương tác tích cực và
tất cả đều phải tham gia vào hoạt động học tập tức “tạo ra trạng thái động cơ học tập”.
Nhiều dạng câu hỏi cho nhiều đối tượng học sinh sẽ thỏa mãn nhu cầu đó:
* Câu hỏi phân tích, nhận xét, đánh giá
Loại câu hỏi này giúp học sinh biết phân tích, đánh giá và khái quát những vấn đề
quy tụ vào những đặc trưng về hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Dạy tiết 2 truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên có thể hỏi: Theo em, vì sao từ quả
thị, cô Tấm bước ra trở lại là người?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hành động cô Tấm bước ra trở lại làm
người. Đó là sức mạnh diệu kì của tình yêu thương
Giáo viên minh họa hành động của cô Tấm bằng những câu thơ:
-“ Không thể trông chờ sự cứu giúp xa xôi
Em đành phải đứng lên, phải gồng mình tranh đấu
Khi nước mắt dẫu trong, không đẩy lùi kẻ xấu
Thì sự căm hờn phải cất tiếng lên…”
-“Em nghe không trái thị đã rơi xuống tay người
Trái không chỉ rơi vì sức hút đất đai
Trái rơi vì tay người ao ước
Khi trái chạm tay người và người ấm ủ
Thì lừng hương và cô Tấm bước ra”
(Nguyễn Khoa Điềm)
* Câu hỏi yêu cầu có sự so sánh đối chiếu
Qua việc so sánh đối chiếu, học sinh có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý
nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Các loại câu hỏi đưa ra có thể là để so sánh các hình ảnh chi
tiết hoặc với các sự việc khác trong đời sống. Em hãy tìm và đọc những câu ca dao, tục
ngữ hay truyện cổ tích có hình ảnh miếng trầu. Em hãy trình bày ý nghĩa của hình ảnh

miếng trầu trong đời sống văn hoá của người Việt ? (Miếng trầu là đầu câu chuyện.
Miếng trầu nên dâu nhà người. Trầu này trầu tính trầu tình....)
* Câu hỏi ứng dụng và liên hệ
Loại câu hỏi này giúp học sinh chuyển từ nhận thức về tác phẩm ở bên ngoài vào
bên trong. Học sinh phải tự liên hệ với thực tế và bản thân để tìm ra hướng giải quyết
thích hợp theo sự cảm thụ của mình. Các loại câu hỏi này có thể là:
Bài học đạo đức hoặc cách sống mà em rút ra được từ sự chiến thắng của cái
thiện trong truyện Tấm Cám?
* Câu hỏi hình dung tưởng tượng, tái tạo
Câu hỏi này đòi hỏi học sinh tự xác định “bức tranh nghệ thuật” trong tâm hồn
mình khi đọc tác phẩm hoặc khơi gợi trí tưởng tượng trong và sau khi đọc tác phẩm.
14


Ví dụ: Sáng tạo một kết thúc mới cho truyện cổ tích Tấm Cám ?
* Câu hỏi hiểu biết về nội dung và hình thức tác phẩm
Có hai mức độ trong hệ thống câu hỏi này là:
- Kể lại được văn bản (đòi hỏi học sinh phải nhớ được cốt truyện)
Ví dụ: Em hãy tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám ?
Em hãy tóm tắt truyện Tấm Cám qua việc sắp xếp lại các bức tranh cho sẵn
theo đúng cốt truyện Tấm Cám
- Phân tích lí giải được những sự kiện, sự việc, biến cố trong cuộc đời nhân vật.
Ví dụ: Tại sao ở chặng đời khi Tấm còn ở nhà, mỗi lần gặp khó khăn, trắc trở
trước âm mưu, việc làm độc ác của mẹ con Cám, Bụt lại hiện ra giúp đỡ ?
Tại sao ở chặng đời khi Tấm đã vào cung, mỗi lần gặp khó khăn, trắc trở
trước âm mưu, việc làm độc ác của mẹ con Cám, không có sự xuất hiện của Bụt giúp
đỡ?
(Bụt là nhân vật chức năng, chuyên cứu trợ cho những người yếu đuối, khốn khổ
gặp hoạn nạn. Lần nào cũng thế, hễ Tấm bị mẹ con Cám hàng hạ là Bụt lại hiện lên an
ủi, động viên, tìm cách giúp nàng tháo gỡ vướng mắc. Bụt đã đưa Tấm đến hạnh phúc

cuối cùng, trao cho nàng phần thưởng cao quý nhất của cuộc đời, giúp người con gái yếu
đuối vượt qua mọi tai ác trong cuộc sống. Không có Bụt, có lẽ Tấm khó có thể được
sống cuộc sống yên ổn, sung sướng, khó có được niềm hạnh phúc được làm hoàng hậu,
được ở bên nhà vua. Đến đây, Bụt đã hoàn thành chức năng, sứ mệnh của mình đối với
Tấm. Vậy nên, ở phần sau câu chuyện, Từ chỗ Tấm bị mẹ con Cám giết hại, Bụt không
còn xuất hiện nữa mà nhường chỗ cho những biến hóa thần kì. Đó là khi ý thức phản
kháng trong Tấm trỗi dậy mãnh liệt).
* Câu hỏi đọc hiểu:
Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn
chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm .
Khi giảng dạy truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên đã đặt ra những câu hỏi sau:
Những lần gặp khó khăn Tấm có hành động gì?
Những yếu tố thần kì nào xuất hiện trong chặng này? Vai trò, ý nghĩa của yếu tố thần kì
* Câu hỏi khám phá
Câu hỏi khám phá là giáo viên tổ chức học sinh học theo nhóm/ cá nhân nhằm
phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh. Từ những vấn đề trọng tâm
của tác phẩm các em liên hệ mở rộng kiến thức cơ bản của tác phẩm. Câu hỏi vừa sức
với kiến thức đã có và sự cố gắng nhất định học sinh sẽ trả lời được.
Ví dụ 1: Khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
Em có nhận xét gì về cô Tấm và mẹ con Cám qua những sự việc, chi tiết ở chặng đời khi
Tấm còn ở nhà ?
3.2.2.3. Giáo viên tích cực sử dụng CNTT, phương tiện DH hiện đại vào dạy học
Việc sử dụng CNTT, phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học có tác dụng giúp
học sinh phát huy năng lực sở trường của bản thân để đáp ứng với thời đại. Học sinh
được trực tiếp tương tác với các công nghệ thông tin. Các hình ảnh video, sơ đồ tư duy
15


trực tiếp tác động vào giác quan của học sinh tạo cảm xúc từ đó hình thành hứng thú và
hỗ trợ tạo động cơ học tập. Phương tiện trực quan giúp học sinh nắm bài dễ hơn giờ học

sinh động hơn vì vậy tránh căng thẳng mệt mỏi.
Ví dụ: Khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, chúng tôi đã cho học sinh Hãy viết 1
đoạn văn với chủ đề: Thiện và ác .Yêu cầu: học sinh trình bày bằng kĩ thuật Sơ đồ tư duy
hoặc khăn trải bàn.
3.2.3. Hướng dẫn học sinh củng cố bài học thông qua hoạt động luyện tập
Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở
hoạt động hình thành kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó giáo viên
xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.
Học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm để học tập lẫn nhau, tự
sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. Trong quá trình dạy truyện
truyện cổ tích Tấm Cám, giáo viên áp dụng hình thức, phương pháp: Tạo không khí sôi
nổi qua câu hỏi với hai luồng ý kiến khác nhau về hành động của Tấm ở kết thúc truyện:
Đánh giá việc Tấm trả thù mẹ con Cám, có hai luồng ý kiến:
+ Đồng tình với cách trả thù của Tấm, cho như thế là hợp lí, đích đáng.
+ Không đồng tình, cho rằng cách trả thù như thế trái với bản chất hiền hậu của Tấm,
làm giảm vẻ đẹp của nhân vật khiến Tấm trở nên hẹp hòi, tàn nhẫn .
Nêu ý kiến của em?
Tạo ra tiết học thoải mái, tạo mối quan hệ thân thiện gần gũi với học sinh, sẵn
sàng chia sẻ, lắng nghe trao đổi về những vướng mắc của học sinh.
3.2.4. Phát huy năng lực tự học và sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động “Vận
dụng và mở rộng”
Qua hoạt động vận dụng và mở rộng, học sinh sẽ ôn lại bài đã học bằng việc trả
lời câu hỏi trong sách bài tập, phần luyện tập hay làm các dạng đề, các câu hỏi ứng dụng
để vừa củng cố kiến thức vừa rèn kĩ năng. Mặt khác, học sinh có thể mở rộng kiến thức
bằng việc tự đọc những tác phẩm cùng loại hoặc gần gũi, hoạt động tự học lại tiếp diễn
nhưng lúc này, kĩ năng tự học đã trở nên thành thạo hơn, từ đó, năng lực tự học của
người học ngày càng được trau dồi thêm. Giáo viên có thể rèn cho học sinh kỹ năng này
bằng cách giao cho học sinh các bài tập mang tính chất củng cố kiến thức, bài tập có sự liên
hệ và vận dụng vào chính bản thân và cuộc sống.
Ví dụ 1: Truyện cổ tích thường gắn liền với những bài học giáo dục. Nhưng cô

Tấm chỉ biết khóc, yếu đuối, thụ động trước sự đầy đọa của mẹ con Cám rồi vẫn được
làm hoàng hậu. Phải chăng tác giả dân gian khuyên chúng ta cứ yếu đuối thụ động
trước những trớ trêu của số phận rồi sẽ giành được hạnh phúc?
Ví dụ 2: Bài học đạo đức hoặc cách sống mà em rút ra được từ sự chiến thắng
của cái thiện trong truyện Tấm Cám?
Với cách thực hiện các hoạt động như trên, hiệu quả của tiết học đã nâng lên rõ
rệt. Giúp học sinh rèn kỹ năng tư duy, liên hệ thực tiễn từ bài học. Các em phát huy được
năng khiếu, sở trường ở nhiều lĩnh vực có liên hệ với văn chương, đưa văn học đến gần
với cuộc sống.
3.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
16


Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày xong, giáo viên đánh
giá ngay câu trả lời của các em, nhận xét, so sánh kết quả của các nhóm với nhau.
Khi học sinh trả lời những câu hỏi tình huống, chúng tôi cũng đưa ra nhận xét để
các em có tự đánh giá kiến thức, hiểu biết của mình.
Trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, giáo viên phải trân trọng
những ý kiến riêng, quan điểm riêng, sự sáng tạo của học sinh. Câu trả lời vận dụng thực
tế, thể hiện sự suy ngẫm sâu sắc về nhân vật và triết lí trong tác phẩm sẽ được đánh giá
cao, thúc đẩy các em đi theo hướng đó để phát triển tốt năng lực của mình. Đánh giá phải
công bằng, kịp thời, khách quan, chú trọng việc hiểu và vận dụng kiến thức, phát huy
năng lực của học sinh.
+ Có sự khen ngợi, khích lệ, động viên kịp thời bằng nhiều hình thức với các em
học sinh tích cực hoạt động, có những câu trả lời hay. Góp ý nhẹ nhàng và gợi ý cho các
em trước những câu hỏi khó và các em trả lời chưa chính xác.
4. Kết quả đạt được
Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực là điều tất yếu để đáp ứng nhu
cầu, đòi hỏi thực tế của xã hội phát triển. Chúng tôi đã áp dụng những giải pháp trên khi
dạy truyện cổ tích Tấm trong chương trình Ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng

lực học sinh
Để có sự đánh giá khách quan về hiệu quả việc vận dụng các phương pháp dạy
học truyện cổ tích Tấm Cám theo định hướng phát triển năng lực người học, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát ý kiến học sinh ở các lớp mà chúng tôi trực tiếp dạy. Cách thực hiện
như sau:
- Chọn 2 lớp10 làm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: lớp 10A8 là lớp thực
nghiệm (được vận dụng đầy đủ các giải pháp mới), lớp 10A7 là lớp đối chứng (không
được vận dụng các giải pháp mới mà chỉ áp dụng phương pháp truyền thống).
- Điều tra, khảo sát ý kiến học sinh của lớp thực nghiệm (10A8) trước khi tiến
hành áp dụng các giải pháp mới để nắm bắt thực trạng của lớp và có cơ sở so sánh sau
khi áp dụng (khảo sát bước 1)
- Khảo sát ý kiến học sinh của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng sau khi áp dụng,
để có sự so sánh kết quả (khảo sát bước 2)
Chúng tôi tiến hành các bước khảo sát cụ thể như sau:
* Khảo sát bước 1: khảo sát lớp thực nghiệm (10A8, 41 HS)
Câu hỏi và phương án trả lời

SL

TL %

Giúp HS hiểu bài sâu hơn

27

65.0

Được hợp tác với người khác

17


42.5

HS được nghe nhiều ý kiến khác nhau

28

69.0

HS được trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình

26

65.0

Học sinh thấy thoải mái, hứng thú tham gia bài học

11

27.5

Câu 1: Hiệu quả học tập dạy học truyện cổ tích Tấm Cám
theo định hướng phát triển năng lực người học

17


Học sinh được phê phán ý kiến của người khác

-


-

14

35.0

Rất hứng thú

5

10.0

Hứng thú

17

42.5

Không hứng thú

12

30.0

Ngại

7

17.5


Rất ngại

3

7.5

Chỉ có nhóm trưởng/thư ký làm việc
Câu 2 Mức độ hứng thú của HS

* Khảo sát bước 2: khảo sát lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Sử dụng 2 câu hỏi để điều tra, khảo sát ý kiến học sinh:
Theo em, hiệu quả học tập theo định hướng phát triển năng lực người học là gì?
Mức độ hứng thú của bản thân em khi tham gia các hoạt động học tập?
Trong đó, ở câu hỏi 1 có bổ sung thêm một số biểu hiện tích cực trong việc hình
thành kĩ năng.
* Phân tích, so sánh số liệu khảo sát
- Có sự thay đổi, tiến bộ rõ nét ở lớp thực nghiệm sau khi áp dụng các giải pháp mới.

Trước TN
SL

TL%

SL

TL%

Tăng,
giảm TL

%

Giúp HS hiểu bài sâu hơn

27

65,0

39

97.5

+32,5

Được hợp tác với người khác

17

42.5

38

95.00

+52.5

HS được nghe nhiều ý kiến khác nhau

28


69.0

40

100

+31,0

HS được trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình

26

65.0

35

87.5

+22.5

26

65.0

Câu hỏi và các phương án lựa chọn

Sau TN

Câu 1: Hiệu quả dạy học truyện cổ tích
Tấm Cám theo định hướng phát triển

năng lực người học

Học sinh thấy thoải mái, hứng thú tham gia
bài học

11

27.5

-

-

34

85.0

+85.0

10

25.0

2

5.0

-20.0

Rất hứng thú


5

10

17

42.5

+32.5

Hứng thú

17

42.5

19

47.5

+5.0

Không hứng thú

12

30.0

3


7.5

-22,5

Ngại

7

17.5

1

2.5

-15.0

Rất ngại

3

7.5

0

0.0

-7,5

HS được phê phán ý kiến của người khác

Chỉ có nhóm trưởng/thư ký làm việc

+37.5

Câu 2: Mức độ hứng thú của HS

18


- Có sự thay đổi rõ nét về hiệu quả hình thành, phát triển năng lực giữa lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng, cụ thể:
Câu hỏi và các phương án lựa chọn

Lớp thực
nghiệm

Lớp đối
chứng

10A8

10A7

(41 HS)

(41 HS)

So
sánh
TL%


SL

TL %

SL

TL %

Giúp HS hiểu bài sâu hơn

39

97.5

22

45.0

+52.5

Được hợp tác với người khác

38

95.0

20

50.0


+45.0

HS được nghe nhiều ý kiến khác nhau

40

100.0

15

37.5

+62.5

HS được trình bày suy nghĩ, ý kiến của
mình

35

87.5

15

37.5

Học sinh thấy thoải mái, hứng thú tham
gia bài học

26


Chỉ có nhóm trưởng/thư ký làm việc

3

5.0

19

47.5

-42.5

Rất hứng thú

17

42.5

6

15.0

+27.5

Hứng thú

19

47.5


11

27.5

+20.0

Không hứng thú

3

7.5

20

50.0

-42.5

Ngại

1

2.5

1

2.5

+0.0


Rất ngại

0

0

2

5

-5

Câu 1: Hiệu quả học tập dạy học truyện
cổ tích Tấm Cám theo định hướng phát
triển năng lực người học

+50.0
65.0

8

20.0
+45.0

Câu 2: Mức độ hứng thú của HS

Kết quả trên cho thấy:
- Có sự chênh lệch tương đối lớn về hiệu quả phát triển năng lực người học giữa
những đối tượng học sinh được học truyện cổ tích Tấm Cám theo định hướng phát triển

năng lực và những học sinh học theo phương pháp truyền thống. Câu trả lời của học sinh
ở lớp thực nghiệm đã khẳng định các em được nhiều kĩ năng hơn so với học sinh ở lớp
đối chứng. Cụ thể:
+ Được nghe nhiều ý kiến khác nhau (kĩ năng lắng nghe tích cực): 100% (lớp
thực nghiệm) và 37.5% (lớp đối chứng);
+ Được hợp tác với người khác: 95% (lớp thực nghiệm) và 47.5% (lớp đối chứng);
+ Được trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình: 87.5% (lớp thực nghiệm) và 37.5%
(lớp đối chứng)…

19


- Những hạn chế của phương pháp tổ chức dạy học truyền thống được khắc phục,
ở lớp thực nghiệm hầu như không còn tình trạng có học sinh không tham gia hoạt động,
không có học sinh làm việc riêng. Điều đó khẳng định việc dạy truyện cổ tích Tấm Cám
theo định hướng phát triển năng lực là phù hợp với đặc điểm tâm lý, đặc điểm nhận thức
của học sinh THPT, là hợp lí và có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động và sáng tạo của học sinh. Tỉ lệ học sinh không hứng thú, ngại hoạt động hợp
tác làm việc và tham gia các trò chơi giảm hẳn ở lớp thực nghiệm.
- Qua việc tìm tòi, đổi mới hình thức dạy học giúp giáo viên nâng cao được trình
độ chuyên môn và sự hợp tác tích cực của học sinh là động lực, cảm hứng để giáo viên
yêu nghề, say mê sáng tạo.
5. Điều kiện để chuyên đề được nhân rộng
- Về cơ sở vật chất: Trường THPT nơi tôi công tác đã trang bị đầy đủ cơ sở vật
chất, phương tiện dạy học hiện đại, giúp chúng tôi có điều kiện phát huy năng lực và áp
dụng tốt sáng kiến vào thực tế giảng dạy.
- Học sinh: Ở tất cả các khối lớp đều tham gia được vào quá trình dạy học và áp
dụng sáng kiến theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Đội ngũ giáo viên: Các thầy cô giảng dạy bộ môn Ngữ văn đều đạt chuẩn và trên
chuẩn về trình độ chuyên môn, có sức trẻ và lòng yêu nghề. Các thầy cô đã chủ động tổ

chức, hướng dẫn hoạt động học của học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những
tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động học
tập. Đồng thời rèn cho các em thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận
dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ.
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng sẽ có sức lan tỏa mạnh trong tổ chuyên môn
và các bộ môn khác trong nhà trường. Đây cũng là động lực để giáo viên say sưa, yêu
nghề hơn.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Truyện cổ tích Tấm Cám là một trong những truyện nổi tiếng, quen thuộc, gần gũi
của nền văn học Việt Nam, nếu chúng ta vẫn giữ cách dạy tác phẩm theo phương pháp
truyền thống sẽ khiến học sinh thụ động trong việc lĩnh hội tri thức còn giáo viên dạy
học theo cách nhồi nhét, áp đặt. Khi áp dụng những phương pháp, hình thức dạy học mới
vào giảng dạy tác phẩm, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển được năng lực cá nhân.
Học sinh có thể vận dụng từ bài học vào thực tế cuộc sống một cách dễ dàng, mở rộng tư
duy của các em để có cái nhìn đa chiều, thấu đáo từ tác phẩm văn học đến đời sống xã
hội.
Việc đổi mới cách dạy, cách học các tác phẩm văn học dân gian nói riêng, theo
định hướng phát triển năng lực học sinh là một tất yếu. Ở chuyên đề này, chúng tôi đã áp
dụng một số giải pháp cụ thể khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám. Những giải pháp ấy áp
20


dụng phù hợp với đối tượng học sinh THPT, với đặc trưng bài dạy truyện cổ tích Tấm
Cám hướng tới mục tiêu hình thành, phát triển và rèn luyện năng lực của học trò. Kết
quả đem lại từ việc áp dụng giải pháp:
Khắc phục được thói quen học tập thụ động, xây dựng nề nếp học tập chủ động.
Trong giờ học học sinh hào hứng, sôi nổi tham gia bài học, ý thức được nhiệm vụ cá
nhân, chủ động hợp tác thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung.

Phát huy được tính tích cực, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng sáng tạo,
các kĩ năng và năng lực vốn có của học sinh để có cách nhìn nhận, đánh giá tác phẩm
chính xác, sâu sắc.
Đã góp phần định hướng hình thành, rèn luyện và phát triển các kĩ năng sống và
các năng lực cơ bản của học sinh như: giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, trình bày
suy nghĩ ý tưởng, tư duy phê phán và học hỏi người khác...
Từ cách tiếp cận truyện cổ tích Tấm Cám học sinh có thêm kinh nghiệm học tập
đối với các tác phẩm văn học khác, đồng thời làm phong phú vốn sống của các em, giúp
các em phát huy được năng lực, sở trường và bồi đắp thêm vốn sống thực tế.
2. Khuyến nghị
+ Với các cấp quản lí giáo dục:Bộ giáo dục, Sở giáo dục
Tạo điều kiện động viên, khích lệ giáo viên môn Ngữ văn tích cực đổi mới
phương pháp, hình thức dạy học. Quan tâm đầu tư hơn nữa về trang bị cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học
Tổ chức các cuộc hội thảo về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người
học cho giáo viên. Hằng năm, Sở giáo dục và đào tạo nên tập hợp tất cả các chuyên đề in
thành tập để các trường THPT phổ biến, áp dụng và nhân rộng cho toàn thể đội ngũ cán
bộ giáo viên.
+ Với nhà trường và tổ chuyên môn
Quán triệt trong toàn thể cán bộ giáo viên việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới kiểm tra, đánh giá học sinh là việc làm thường xuyên phải được thực hiện xuyên
suốt trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông.
+ Với giáo viên:
Giáo viên tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp
vụ. Luôn phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình.
Thông qua việc tổ chức dạy học, giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh những
kĩ năng sống, bản lĩnh sống từ những thói quen dù là nhỏ nhất và qua các hoạt động trải
nghiệm trong học tập.
+ Với học sinh:
Phải có thái độ học tập nghiêm túc, đúng đắn, tự giác. Phải chịu khó tư duy độc

lập, mạnh dạn bày tỏ quan điểm trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm từ đó liên hệ
với thực tiễn đời sống. Từ đó tạo tiền đề để phát triển con người toàn diện trong bối cảnh
phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại
và hội nhập quốc tế.

21


22


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Giáo án minh họa dạy truyện cổ tích Tấm Cám trong
chương trình Ngữ văn 10- THPT theo định hướng phát triển năng lực người học
Ngày giảng: ……………
Lớp 10A8. Sĩ số: 41
Tiết theo PPCT : 21

TẤM CÁM
(Truyện cổ tích)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hướng dẫn Học sinh hiểu
- Những mâu thuẫn xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền
thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của
nhân dân.
- Kết cấu truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối
cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo yếu tố thần kì.
2. Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự

- Biết cách lựa chọn và phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
- Có tình yêu thương đối với người lao động, có niềm tin vào chính nghĩa.
- Có niềm tin vào chân lí: cái thiện sẽ chiến thắng cái ác để luôn hướng thiện. Biết yêu lẽ
phải, công bằng, biết đấu tranh để bảo vệ cái thiện, chính nghĩa, biết lên án diệt trừ cái
ác, cái xấu.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
thẩm mỹ, hợp tác, công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực riêng:
+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,
+ Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản,
+ Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
23


+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các
phiếu học tập, bao gồm: các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc
hiểu.
+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài Tấm
Cámtrong SGK Ngữ văn 10, Tập một. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm
hiểu cuối bài. Các sản phẩm chuẩn bị được giao (diễn kịch, thực hiện hoạt động nhóm
trong dạy học dự án…)
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Dự án, trải nghiệm, Phát vấn - đàm thoại, thuyết
trình, thảo luận nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
TIẾT 1
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Những câu truyện cổ tích từ lâu đã thấm nhuần và trở thành tâm hồn người Việt.
Chúng ta sinh ra và trưởng thành từ những câu chuyện rất đỗi thân quen nhưng cũng rất
thiêng liêng đó của dân tộc. Chắc hẳn trong các em, mỗi bạn đều có riêng trong trí tưởng
tượng của mình một chị Tấm, một chàng Thạch Sanh với những yếu tố thần kỳ rất hấp
dẫn. Nhưng những cảm quan ban đầu của các em về truyện cổ tích chưa hẳn đầy đủ bởi
truyện dân gian dù được lưu truyền trong quần chúng nhưng cũng ẩn chứa những đặc
trưng nghệ thuật rất đặc thù. Hôm nay, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu một văn bản truyện
cổ tích rất quen thuộc – truyện cổ tích " Tấm cám" , để các em có thể khám phá được
những đặc điểm tiêu biểu nhất trong nội dung và nghệ thuật của thể loại tác phẩm này
Hoạt động 1: Khởi động
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: gợi nhớ những truyện cổ tích thần kì đã em biết
- Nội dung hoạt động: Học sinh kể tên 05 truyện cổ tích thần kì Việt Nam
- Phương pháp tổ chức dạy học: Giáo viên nêu câu hỏi và nhận xét đánh giá
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu projecter, viết lên bảng
- Sản phẩm: Đáp án đúng
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Khởi động
- Hình thức: Trò chơi
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV:
+Trình chiếu powerpoint câu hỏi
+ Chuẩn bị câu hỏi
* HS: Kể tên 05 truyện cổ tích Việt Nam - Kể được 05 truyện cổ tích thần kì Việt Nam

mà em biết ? Gạch chân những truyện cổ
tích thần kì
24


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4:Nhận xét, đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Nội dung 1: Tìm hiểu chung
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Nắm được khái niệm, các loại truyện cổ tích và đặc điểm
truyện cổ tích thần kì. Kiểm tra năng lực cảm thụ, tiếp nhận văn học của học sinh. Tạo tâm
thế hứng thú cho học sinh vào bài học
- Nội dung hoạt động: Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và chọn một sự việc trong
truyện để nhập vai diễn minh họa
- Phương pháp tổ chức dạy học: sử dụng phương pháp học sinh làm việc cá nhân, giáo
viên nhận xét đánh giá kết quả thực hiện
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu projecter, học sinh tự chuẩn bị theo ý tưởng của mình
- Sản phẩm: Đáp án đúng, diễn vở kịch
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung

Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học 1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích
sinh tìm hiểu chung về tác phẩm
- Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà

- Phương pháp tổ chức dạy học: học sinh cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ
làm việc độc lập với câu hỏi trắc nghiệm
định, kể về số phận con người bình thường
trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc
- Các bước thực hiện:
quan của nhân dân lao động.
1. Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Dòng nào nói đúng thể loại của
truyện cổ tích?
A. Thể loại tự sự dân gian kể về các vị
thần nhằm giải thích tự nhiên.
B. Thể loại tự sự dân gian kể về các sự
kiện quan trọng có ý nghĩa đối với toàn
thể cộng đồng.
C. Thể loại tự sự dân gian kể về các sự
kiện và nhân vật lịch sử.
D. Thể loại tự sự dân gian mà cốt truyện
và hình tượng được hư cấu có chủ định,
kể về số phận con người bình thường, thể
hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của
người lao động.
GV: Có các loại truyện cổ tích nào?
A. Truyện cổ tích về loài vật
25


×