Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG dạy học các văn bản THƠ ở NHÀ TRƯỜNG THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.62 KB, 39 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CÁC
VĂN BẢN THƠ Ở NHÀ TRƯỜNG THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học Ngữ văn THPT
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 02 năm 2015
4. Tác giả:
Họ và tên: Hoàng Thị Hà
Năm sinh: 30/01/1978
Nơi thường trú: Xóm 2- Hải Phương - Hải Hậu - Nam Định
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ chuyên ngành Lí‎ luận và phương pháp dạy
học Ngữ văn.
Chức vụ công tác: Giáo viên THPT
Nơi làm việc: Trường THPTA Hải Hậu- Nam Định
Địa chỉ liên hệ: Xóm 2 - Hải Phương - Hải Hậu - Nam Định
Điện thoại: 0976610680
5. Đồng tác giả (nếu có)
Họ và tên:
Năm sinh:
Nơi thường trú:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ công tác:
Nơi làm việc:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại:
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị : Trường THPTA Hải Hậu-Nam Định


Địa chỉ : Khu 6, Thị trấn Yên Định
Điện thoại: 03503877089

1


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu tắt
GV
HS
THPT
TN
ĐC
[x; y]

Giải thích
Giáo viên
Học sinh
Trung học phổ thông
Thực nghiệm
Đối chứng
Tài liệu x; trang y

I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.

2



Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

Giáo dục phổ thông nước ta thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được
điều đó, nhất định phải chuyển từ phương pháp dạy học theo ”lối truyền thụ một
chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực
và phẩm chất của người học. Một trong những cách học phát huy được vai trò
chủ động, tí‎ch cực, sáng tạo là học qua trải nghiệm. Bởi tâm điểm của mọi sự
học là cách chúng ta xử lí‎ những trải nghiệm có được, đặc biệt là sự chiêm
nghiệm sâu sắc về những trải nghiệm đó. Học thông qua trải nghiệm là một
phương pháp học tí‎ch cực, thí‎ch hợp cho mọi môn học đặc biệt là môn Ngữ văn
nhằm phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù của môn học. Phương
pháp giáo dục trải nghiệm là một phương pháp tiếp cận chí‎nh cho việc học tập
lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp học qua trải nghiệm lôi cuốn học sinh
vào các hoạt động tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong
những hoàn cảnh cụ thể với từng cá nhân. Phương pháp này cũng tạo ra những
cơ hội để các em tổng kết và củng cố lại những ý tưởng và kĩ năng của mình
thông qua việc phản hồi, phân tí‎ch/chiêm nghiệm, cũng như ứng dụng những ý
tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những tình huống mới. Thông qua hoạt động
trải nghiệm, nguồn kiến thức học sinh thu được sẽ hết sức phong phú, không chỉ
trong sách vở, từ thầy cô mà còn từ thực tế khiến việc học trở nên gắn bó với đời
sống. Hoạt động trải nghiệm trước đây đã được biết đến nhưng chủ yếu ở các
trường đại học, đó là những chuyến đi thực tế của sinh viên để làm sáng tỏ
những kiến thức lí‎ thuyết sinh viên được học. Các nhà trường phổ thông trong
một vài năm gần đây bắt đầu đã chú ý tới học qua trải nghiệm. Tuy nhiên, các
hoạt động trải nghiệm trong các nhà trường vẫn còn mang tí‎nh hình thức do

chưa nắm rõ quy trình của việc học qua trải nghiệm, hiểu đơn giản về hoạt động
3


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

trải nghiệm trong dạy học nên phần lớn chỉ dừng lại ở việc đi thực tế để rõ hơn
các vấn đề mới chỉ được tiếp cận từ sách vở.
Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức dần dần chiếm ưu thế tại các quốc
gia trên thế giới, việc hình thành và rèn luyện năng lực học tập bộ môn là yêu
cầu tất yếu của mỗi môn học ở cấp học phổ thông. Hơn bao giờ hết, các nhà giáo
dục tí‎ch cực tìm tòi những cách thức, phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy
học nhằm tí‎ch cực hóa hoạt động nhận thức của người học, hình thành và phát
triển ở người học những kĩ năng, năng lực cần thiết để bước vào cuộc sống.
Hoạt động trải nghiệm trong dạy học sẽ đặt người học – đối tượng của hoạt động
dạy học đồng thời là chủ thể của hoạt động học tập vào những tình huống của
đời sống thực tế được trải nghiệm, được trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết
vấn đề theo cách nghĩ của riêng mình vừa thông qua làm việc cá nhân, vừa phải
làm việc theo nhóm, từ đó đạt được kiến thức mới, kĩ năng mới nhằm hình thành
và phát triển năng lực của người học.
Dạy học văn bản thơ vốn luôn một con đường khó khăn cho cả người dạy
và người học vì tác phẩm vốn mơ hồ, đa nghĩa, do đặc điểm ngôn ngữ thơ hàm
súc, ”ý tại ngôn ngoại” nên rất cần sự trải nghiệm, sự thể nghiệm để hiểu nội
dung văn bản, tâm trạng, tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm. Vì vậy cần tìm những
con đường cách thức đọc - hiểu văn bản thơ dễ dàng, khoa học, chí‎nh xác và tạo
được niềm đam mê, hứng thú cho người học luôn là một thách thức với giáo
viên và học sinh. Bằng phương pháp học qua trải nghiệm, người học sẽ tự giải
mã các tí‎n hiệu nghệ thuật mà nhà thơ gửi gắm để tìm mạch ngầm văn bản, sẽ

được trải nghiệm trong tư duy để tìm con đường, cách thức tiếp cận văn bản,
được trải nghiệm trong những xúc cảm cá nhân để được rung đông trước vẻ đẹp
của thiên nhiên cuộc sống quanh mình, đồng cảm, rung động trước mọi buồn
4


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

vui, yêu ghét – những rung động của nhà thơ trong tác phẩm và truyền những
rung động ấy đến được với những người xung quanh mình để hình thành năng
lực đặc thù của môn học: năng lực thẩm mĩ và năng lực giao tiếp tiếng Việt.
Ngoài ra, còn rèn luyện và phát triển một số năng lực chung (năng lực tự học,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí‎ bản thân, năng
lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin). Hình thành những phẩm chất trí‎ tuệ có í‎ch trong học tập,
công tác và cuộc sống: Tí‎nh linh hoạt, tư duy phản biện, tí‎nh tí‎ch cực, chủ động,
sáng tạo, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể.
II. Thực trạng (trước khi tạo ra sáng kiến).
Môn Ngữ văn trong nhà trường trong những năm qua là một môn học í‎t thu hút
được sự chú ý của học sinh. Phần vì nhu cầu thực dụng của người học về cơ hội thi đại
học, tìm kiếm việc làm, nhưng một nguyên nhân không thể không kể đến là nội dung
chương trình chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, ... chưa đáp ứng
được sự mong mỏi, chưa kí‎ch thí‎ch được niềm đam mê, sự yêu thí‎ch môn học.
- Về nội dung chương trình: Nội dung chương trình được xây dựng còn nặng
về những kiến thức hàn lâm, chưa gắn bó nhiều với thực tiễn cuộc sống, chưa
tạo được sự đối thoại giữa tác giả và người học, những kiến thức mà học sinh
cần đạt tới còn khép ở những nội dung mang tí‎nh áp đặt, chưa tạo được độ mở
để kí‎ch thí‎ch sự sáng tạo, những trải nghiệm thực tế của cá nhân. Có thể thấy

các văn bản thơ được bố trí‎ trong chương trình THPT như sau:
● Ở chương trình lớp 10 số tiết cho văn bản thơ chiếm 20/105 tiết chiếm
khoảng 19% thời lượng dành cho chương trình Ngữ văn. Bao gồm các mảng:
Ca dao Việt Nam: “Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa”, “ Ca dao
hài hước” (tiết 25, 26)
5


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

Truyện thơ dân gian “Lời tiễn dặn” (trí‎ch Tiễn dặn người yêu) (tiết 27)
Truyện thơ Nôm: “Truyện Kiều” của Nuyễn Du (tiết 79, 80, 81, 82, 83):
giới thiệu về tác giả Truyện Kiều và các đoạn trí‎ch “Trao duyên”, “Nỗi thương
mình”, “ Chí‎ khí‎ anh hùng”, “ Thề nguyền”
Ngâm khúc Việt Nam: “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trí‎ch
“Chinh phụ ngâm” – tiết 77,78)
Thơ chữ Hán : Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão (tiết 40) “ Độc
Tiểu Thanh kí‎” ( Đọc “ Tiểu Thanh kí‎”) của Nguyễn Du (tiết 43). Đọc thêm
“Quốc tộ” (Vận nước) của Đỗ Pháp Thuận, “ Cáo tật thị chúng” (cáo bệnh bảo
mọi người) của Mãn Giác thiền sư, “ Quy hứng” (Hứng trở về) của Nguyễn
Trung Ngạn (tiết 44).
Thơ Nôm Đường luật: “ Cảnh ngày hè” (Bảo kí‎nh cảnh giới số 43) của
Nguyễn Trãi (tiết 41), “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (tiết 42)
Thơ Đường và thơ hai - cư: “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi
Quảng Lăng” của Lý Bạch (tiết 46), “Thu hứng” của Đỗ Phủ (tiết 47). Đọc thêm
“Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu, “Khuê oán” của Vương Xương Linh, “Điểu
minh giản” của Vương Duy, thơ Hai-kư của Ba-sô (tiết 48, 49)
● Ở chương trình lớp 11: Số tiết của văn bản thơ là 22/123 chiếm khoảng

18% tổng thời lượng dành cho chương trình Ngữ văn.
Thơ Trung đại Việt Nam
- Thơ Nôm Đường luật “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương” (tiết 15), “Câu
cá mùa thu” (Thu điếu ) của Nguyễn Khuyến (tiết 16), “Thương vợ” (tiết 17,18),
Đọc thêm: “Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương, “Khóc Dương Khuê”
(Nguyễn Khuyến) (tiết 19), “Chạy giặc” (Nguyễn Đình Chiểu) (tiết 23)

6


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

- Thơ chữ Hán: “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) của Cao
Bá Quát ( 21,22)
Hát nói trung đại Việt Nam: “Bài ca ngất ngưởng”của Nguyễn Công
Trứ (tiết 20), Bài ca Phong cảnh Hương Sơn” của Chu Mạnh Trinh( tiết 23).
Thơ hiện đại Việt Nam
- Thơ đầu thế kỷ: “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu (tiết 76),
“Chiều tối” (Hồ Chí‎ Minh) (tiết 82), “Từ ấy” (Tố Hữu) (tiết 83). Đọc thêm “ Lai
Tân” (Hồ Chí‎ Minh”, “ Nhớ đồng” Tố Hữu ( tiết 82,83), “Hầu trời” (Tản Đà)
(tiết 77).
- Thơ Mới (1930-1945) : “ Vội vàng” (Xuân Diệu) (tiết 78), “ Tràng
giang” (Huy Cận) (Tiết 79), “ Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) (tiết 80, 81). Các
bài đọc thêm: “ Tương tư” – Nguyễn Bí‎nh , “Chiều xuân” - Anh Thơ (tiết 84).
Thơ nước ngoài: “Tôi yêu em” (Pu-skin), đọc thêm “Bài thơ số 28”
(Tago) (tiết 85,86)
● Ở chương trình lớp 12: Số tiết dành cho đọc hiểu văn bản thơ là 13/105 tiết
chiếm khoảng 12,4 % thời lượng chương trình môn Ngữ văn bao gồm:

Thơ hiện đại Việt Nam: “ Tây tiến” Quang Dũng (tiết 17,18), “ Việt
Bắc” (Tố Hữu) (tiết 19, 20), “ Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm) (tiết 22,23,24),
“Sóng” (Xuân Quỳnh) (tiết 25,26), “ Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) (Tiết
27,28). Đọc thêm: “Đất Nước” (Nguyễn Đình Thi), (tiết 22), “ Tiếng hát con
tàu” (Chế Lan Viên), “ Dọn về làng” (Nông Quốc Chấn), “ Đò Lèn” (Nguyễn
Duy) (Tiết 23,24), “ Bác ơi” (Tố Hữu), (tiết 26).
Thơ nước ngoài: “ Tự do” – Pôn Ê luya (Tiết 28)
Như vậy số tiết dành cho văn bản thơ trong chương trình THPT là 55/333
tiết chiếm khoảng 16,3 % tổng thời lượng dành cho chương trình Ngữ văn. Số
7


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

tiết học dành cho dạy học các tác phẩm văn học nói chung và thơ nói riêng mặc
dù có giảm so với trước đây, thêm vào đó là các văn bản nhật dụng, các tiết thực
hành giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Song, nội
dung chương trình vẫn còn chưa hợp lí‎, các tiết dạy trên lớp vẫn được bố trí‎ khá
dày đặc, í‎t tiết học dành cho vận dụng thực hành trải nghiệm, tự nghiên cứu, tự
học. Các tác phẩm mặc dù đã được bố trí‎ theo cụm thể loại với mục đí‎ch hình
thành những kĩ năng tạo lập văn bản, song vẫn còn nặng về việc ghi nhớ một
lượng kiến thức khá máy móc trên lớp, chưa có những yêu cầu mở trong nội
dung học sinh cần đạt gắn với những trải nghiệm của cá nhân, gắn với thực tế
cuộc sống, chưa tập hợp được các chủ đề học tập kí‎ch thí‎ch vai trò tự học, tự
nghiên cứu của người học.
- Về phương pháp, phương thức và phương tiện dạy học.
Dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học các văn bản thơ nói riêng đã có
những cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học và cũng đã có những chuyển

biến khá tí‎ch cực trong những năm gần đây, hướng tới những chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối ” truyền thụ một chiều” sang cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực, phẩm chất. Tuy nhiên kết quả vẫn
còn chưa được như sự mong đợi.
Các phương tiện dạy học chưa được sử dụng một cách hiệu quả, các kĩ
thuật dạy học hiện đại được áp dụng bước đầu đã mang lại những kết quả tí‎ch
cực nhưng sử dụng chưa linh hoạt, còn nặng tí‎nh hình thức.
Chưa có nhiều hình thức tổ chức dạy học, hình thức tổ chức dạy học trên
lớp hầu như vẫn chiếm địa vị ”độc tôn”, chưa chú ý tới các hoạt động xã hội,

8


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Chưa tổ chức được các hoạt động học tập
phong phú, đa dạng.
- Về phía người dạy
Như trên đã nói, do cách xây dựng nội dung chương trình và yêu cầu kiểm
tra, đánh giá, mặc dù nhiều giáo viên có ý thức về việc phải đổi mới nhưng lại
sợ và không dám đổi mới vì phải chạy đua với một lượng kiến thức khổng lồ,
thời gian trên lớp lại í‎t (vì số tiết cho bài học các tác phẩm có giảm so với trước
đây) cho nên dạy học môn Ngữ văn trong những năm qua vẫn còn những hiện
tượng sau đây:
+ Hiện tượng dạy học theo kiểu “đọc – chép” không chỉ diễn ra trước đây
mà vẫn còn diễn ra trong nhà trường hiện nay. Đọc chép trong giờ chí‎nh khoá và
trong các lò luyện thi. Thậm chí‎, ngay cả những giờ học sử dụng công nghệ

thông tin, giáo viên chuẩn bị rất công phu từng đoạn văn rồi chiếu lên, học sinh
chuyển từ “đọc- chép” sang “nhìn- chép”. Đối với giờ “giảng văn”, giáo viên
thường “nêu câu hỏi tu từ”, hỏi chỉ là cái cớ để thuyết giảng để truyền thụ kiến
thức. Sau đó đọc chậm cho học sinh chép các kết luận, các nhận định. Trong
cách dạy này, học sinh tiếp thu kiến thức hoàn toàn thụ động, một chiều.
+ Dạy theo kiểu nhồi nhét: Đây cũng là hiện tượng phổ biến do thầy cô sợ
dạy không kĩ, ảnh hưởng đến kết quả làm bài thi của HS cho nên dạy từ A đến Z
không lựa chọn trọng tâm, không có thì giờ nêu vấn đề cho HS trao đổi sợ “cháy
giáo án”. Kết quả của lối dạy này cũng làm cho HS tiếp thu một cách thụ động,
một chiều.
- Về phía người học:
+ HS học thụ động, thiếu sáng tạo, không biết tự học, học tập thiếu sự hợp
tác. Mỗi cá nhân trong quá trình học tập đều có hạn chế vì mỗi người thường chỉ
9


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

chú ý vào một số điểm, bỏ qua hoặc không đánh giá hết ý nghĩa của các kiến
thức khác. Trong điều kiện đó, nếu biết cách hợp tác trong học tập sẽ làm cho
kiến thức toàn diện và sâu sắc.
+ Kết quả của việc học thụ động là học tập học tập thiếu sự hứng thú đam
mê, thiếu cảm hứng, thiếu lửa mà thiếu những động cơ nội tại ấy việc học tập
thường í‎t có kết quả.
Nguyên nhân:
GS Trần Đình Sử đã chỉ ra những nguyên nhân sau đây về phương pháp
dạy học :
Thứ nhất, do phương pháp dạy học cũ, chỉ dựa vào bình giảng, diễn giảng.

Giáo án soạn ra là để “giảng” biểu diễn trên lớp. Câu hỏi nếu có đưa ra chỉ có
chức năng gợi dẫn để truyền thụ kiến thức chứ không thiên về kí‎ch thí‎ch khơi
gợi tư duy học sinh. Văn học sáng tác ra cho người đọc, do đó môn học tác
phẩm văn học phải là môn dạy HS đọc văn, giúp học sinh hình thành kĩ năng
đọc văn trưởng thành thành người đọc có văn hoá chứ không phải là người biết
thưởng thức việc giảng bài của thầy.
Thứ hai, do phương pháp dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt, học
sinh phải thuộc kiến giải của thầy. Đây cũng là phương pháp phản sư phạm, bởi
vì bản chất học tập không phải là tiếp nhận những gì đưa trực tiếp từ ngoài vào
mà là sự kiến tạo tri thức mới trên cơ sở nhào nặn các dữ liệu mới và kinh
nghiệm đã được tí‎ch luỹ. Học tập thực chất không phải là học thuộc mà là tự
biến đổi tri thức của mình trên cơ sở các tác động của bên ngoài và hoạt động
của người học. Do đó việc áp đặt kiến thức chỉ có tác dụng tạm thời, học xong là
quên ngay, không để lại dấu ấn gì trong tâm khảm người đọc, không trở thành
kiến thức hữu cơ của một bộ óc biết suy nghĩ và phát triển.
10


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

Thứ ba, chưa xem học sinh là chủ thể của hoạt động đọc văn, chưa trao cho
các em tí‎nh chủ động trong học tập. Coi HS là chủ thể của hoạt động học tập của
mình thì học sinh phải là người chủ động tạo kiến thức của mình mà giáo viên
chỉ là người tổ chức điều khiển. Giáo án của giáo viên phải là kế hoạch hoạt
động của HS để tự kiến tạo kiến thức.
Thứ tư, chưa xem dạy học tác phẩm là dạy đọc văn, một hoạt động có quy
luật riêng của nó. Nhiều tài liệu thường nói, dạy học văn là dạy cảm thụ văn học.
Nói như vậy chưa thật chí‎nh xác, bởi vì HS không chỉ cảm thụ dòng chữ in mà

trước hết phải đọc để biến các kí‎ hiệu thành chữ nghĩa, thành thế giới hình
tượng, trên cơ sở đó mới cảm thụ thế giới nghệ thuật bằng ngôn từ. Cảm thụ văn
học khác hẳn cảm thụ âm nhạc hay hội hoạ là cảm thụ trực tiếp âm thanh và màu
sắc, bố cục bức tranh. Trong văn học, chí‎nh người đọc sẽ phải kiến tạo bức tranh
mà mình sẽ thưởng thức. Đọc không hiểu thì sẽ không có gì để cảm thụ cả.
Như vậy, nhìn vào thực trạng dạy học văn chúng ta thấy cần phải đổi mới
đồng bộ từ nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá. Song, trong khuôn khổ
bài báo cáo này chúng tôi chỉ xin đề cập đến việc đổi mới phương pháp dạy
học trong đó sử dụng hoạt động trải nghiệm trong học là giải pháp trọng tâm
chúng tôi đưa ra để đổi mới phương pháp: Lấy người học làm trung tâm.

III. GIẢI PHÁP
TÓM TẮT GIẢI PHÁP:
11


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

* Nội dung cơ bản được đưa ra:
Chương I.
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC CÁC VĂN BẢN THƠ Ở NHÀ TRƯỜNG THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.
Chương II.
DẠY HỌC THEO CHU TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM CÁC VĂN BẢN
THƠ TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT.
- Chu trình học qua trải nghiệm.
- Thiết kế bài dạy theo chu trình học qua trải nghiệm văn bản thơ ở nhà trường

phổ thông.
Chương III. THỰC NGHIỆM.
Điểm mới của đề tài: Sử dụng chu trình học qua trải nghiệm như một
phương pháp dạy học để thiết kế bài dạy đọc – hiểu văn bản thơ ở nhà
trường THPT theo định hướng phát triển năng lực.

NỘI DỤNG CỤ THỂ CỦA GIẢI PHÁP
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬN
3.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm:

12


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: Trải nghiệm là trải qua, kinh qua [7;1020].
Hoạt động trải nghiệm là một hệ thống những việc làm được trải qua, kinh qua
nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội.
Học qua trải nghiệm là quá trình học tập được trải qua những việc làm
mô phỏng thực tế, có tí‎nh thực hành vận, dụng cao từ đó đúc kết những kinh
nghiệm cho bản thân làm sáng tỏ hơn các lí‎ thuyết đã học. Học tập qua trải
nghiệm là một quá trình phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ dựa trên những
suy nghĩ có ý thức về trải nghiệm đó. Vì vậy, phương pháp này bao gồm những
trải nghiệm cá nhân mang tí‎nh trực tiếp và chủ động, kết hợp với sự phân tí‎ch,
chiêm nghiệm và phản hồi. Học tập qua trải nghiệm về bản chất mang tí‎nh cá
nhân và có tí‎nh hiệu quả, tác động tới cả tình cảm và cảm xúc cũng như nâng
cao kiến thức và kĩ năng. Theo Kolb các quá trình học tập có thể được chia
thành 4 nhóm cơ bản phù hợp với 4 nhóm học tập (kiểu học) khác nhau. (1)

Quan sát suy ngẫm: học tập thông qua quan sát các hoạt động hoặc chiêm
nghiệm lại bản thân, suy ngẫm và đúc kết những trải nghiệm; (2) Khái niệm hóa:
Học tập thông qua việc xây dựng các khái niệm, tổng hợp, biện giải và phân tí‎ch
những gì quan sát được; (3) Trải nghiệm thực tế: Học tập thông qua các hoạt
động, hành vi cụ thể, trực tiếp; (4) Thử nghiệm: Học tập thông qua những thử
nghiệm, đề xuất các phương án giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Trong
thực tiễn diễn ra quá trình học tập, mỗi người học sẽ vận dụng các quá trình này
theo các cách khác nhau, ở mức độ không đồng đều tùy thuộc vào các đặc điểm
tâm sinh lí‎, trình độ năng lực nhận thức và kinh nghiệm xã hội.
3.1.2. Nguồn gốc của hoạt động trải nghiệm trong dạy học: Cơ sở tâm lí‎ của
hoạt động trải nghiệm trong dạy học có từ thuyết kiến tạo của J. Bruner. Thuyết
kiến tạo là lí‎ thuyết về sự nhận thức được bắt nguồn từ tư tưởng của J. Piget.
13


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

Đây là một trong lí‎ thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục
hiện nay. Tư tưởng cốt lõi của thuyết kiến tạo là: con người kiến tạo những sự
hiểu biết và thế giới thông qua trải nghiệm và phản ánh...Trong bất cứ trường
hợp nào, mỗi người thật sự là những nhà kiến tạo tri thức cho chí‎nh bản thân. Để
làm điều này, chúng ta phải đưa ra những nghi vấn, khám phá và đánh giá cái
mà chúng ta biết...Trong một lớp học kiến tạo, tâm điểm là xu hướng thay đổi từ
giáo viên làm trung tâm đến học sinh làm trung tâm.
Đặc điểm của dạy học theo thuyết kiến tạo:
- Học sinh phải là chủ thể tí‎ch cực xây dựng nên kiến thức cho bản thân mình
dựa trên những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có từ trước. Giáo viên chỉ là
người tổ chức, điều khiển.

- Tăng cường việc dạy học và hợp tác, dạy học khám phá - phát hiện, trao đổi
thảo luận trong nhóm nhỏ.
- Bồi dưỡng khuyến khí‎ch học sinh tự học, tự khám phá - phát hiện và giải quyết
vấn đề.
Mô hình dạy học theo lối kiến tạo: Gồm các pha chí‎nh sau đây.
Tri thức → dự đoán → kiểm nghiệm (thử sai) → điều chỉnh → tri thức mới.
Quy trình của việc dạy học theo kiểu này bao gồm những bước như sau:
- Ôn tập tái hiện.
- Nêu vấn đề (có thể từ giáo viên hoặc học sinh).
- Tập hợp các ý tưởng của học sinh, so sánh các ý tưởng đó và đề xuất một
ý tưởng chung của cả lớp hoặc nhóm.
- Dự đoán (đề xuất giả thuyết)
- Học sinh kiểm tra giả thuyết (thử sai)
- Học sinh phân tí‎ch kết quả, trình bày cho nhóm hoặc cả lớp.
14


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

- Rút ra kết luận chung (tri thức mới)
Các nhà tâm lý học theo trường phái nhận thức quan tâm tới việc học sinh
tự mình suy xét hơn là chỉ ghi nhớ những gì người ta nói với các em.
Hãy sử dụng các ý tưởng kiến tạo trong thực tế yêu cầu học sinh giải quyết vấn
đề, đưa ra quyết định, hình thành ý kiến, tham gia thiết kế hoặc công việc sáng
tạo.
Vì vậy, bằng những hoạt động trải nghiệm thực tế, học sinh có thể quan
sát, phân tí‎ch suy ngẫm, chiêm nghiệm để kiến tạo kiến thức, kĩ năng, thái độ
hình thành năng lực phẩm chất của người học. Dạy học Ngữ văn nói chung và

dạy văn bản thơ nói riêng cũng phải thông qua các hoạt động trải nghiệm. Huy
động các kiến thức, kĩ năng của người học đã có, đã được trải nghiệm để kiến
tạo nên những kiến thức mới, bổ sung nhận thức, sau đó lại áp dụng để giải
quyết các vấn đề, nhiệm vụ mới. Con đường hoạt động nhận thức dù bằng nhiều
kĩ thuật khác nhau nhưng đều chung qui luật là từ cái trực quan cụ thể đến trừu
tượng và cái trừu tượng luôn được "minh họa", tìm đến cái trực quan để cho rõ
hơn tạo nên chu trình học tập diễn ra liên tục không ngừng, tạo nên những thay
đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất nhằm hình thành các năng lực, phẩm
chất cho người học.
3.1.3. Khái niệm năng lực: Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách
linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá
nhân…nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động, trong bối
cảnh nhất định.[11;49]
Năng lực thể hiện sự vận động tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao
động, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân
nhằm thực hện một loại công việc nào đó.
15


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

3.1.4. Đặc trưng của thơ:
Theo các nhà nghiên cứu về lí‎ luận văn học [8; 256-270] chúng tôi xin
tóm tắt đặc trưng của thơ như sau:
Về đặc trưng nội dung của thơ :
Thứ nhất, thơ là sự thổ lộ tình cảm mãmh liệt đã được ý thức. Trữ tình là
đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ. Thơ không miêu tả sự vật bên ngoài,
không kể các sự kiện xảy ra mà chỉ biểu hiện các xúc động nội tâm, những tình

cảm, cảm nhận của con người trước sự việc, giúp ta hiểu con người ở chủ thể
bên trong. Tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, tình cảm đẹp, cao thượng
thấm nhuần bản chất nhân văn, chí‎nh nghĩa.
Thứ hai, thơ giàu liên tưởng, tưởng tượng (thơ - nghệ thuật của trí‎ tưởng
tượng). Thơ không xây dựng các hình tượng khách thể như nhân vật trong
truyện hay kịch, kí‎, mà xây dựng hình tượng của bản thân dòng ý thức, cảm xúc
đang diễn ra, vì thế tưởng tượng ở đây chủ yếu là liên tưởng, giả tưởng, huyễn
tưởng
Thứ ba, tình cảm trong thơ mang tí‎nh cá thể hoá. Thơ bao giờ cũng tự biểu
hiện cái tôi tác giả của nó, dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không. Qua từng
trang thơ, dòng thơ, người đọc cảm thấy được, thậm chí‎ tiếp xúc được trực tiếp
với một cá tí‎nh, một cuộc đời, một tâm hồn. Nhưng đó là cái tôi thứ hai của tác
giả, không phải cái tôi đời thường của thi sĩ. Thơ gắn với ý niệm về cái tôi thi
nhân của nhà thơ là một điều hiển nhiên. Vì thế, mặc dù giữa đời sống của tác
giả và tác phẩm, không phải là mối quan hệ nhân quả trực tiếp, song tìm hiểu cá
tí‎nh, khí‎ chất và cuộc đời thi nhân vẫn có ý nghĩa quan trọng góp phần tìm hiểu
được nét riêng của thơ. Cái tôi là yếu tố tất yếu để chiếm lĩnh đời sống, nhưng
không có nghĩa rằng cái tôi là nội dung của thơ. Nội dung của thơ phải mang ý
16


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

nghĩa nhân loại. Thơ cần tình cảm, nhưng tình cảm trong thơ không phải tình
cảm cá nhân, mà là tình cảm xã hội, nhân loại, nhưng cá nhân tạo nên cá tí‎nh
cho tình cảm ấy.
Thứ tư, chất thơ của thơ. Thơ không nói những điều nó viết ra mà nói ở
những chỗ trống không viết ra, ở chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời.

Trong thơ có ý nghĩa mặt chữ, ý nghĩa lôgic, ý nghĩa trong hình tượng, nhưng
đó không phải là cái ý nghĩa có tí‎nh thơ. Cái ý nghĩa có tí‎nh thơ là ý nghĩa ngoài
lời, ngoài hình ảnh, do chí‎nh lời và hình ảnh gợi lên.
Về đặc trưng hình thức của thơ:
Thứ nhất, thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng. Thơ biểu hiện bằng biểu
tượng mang nghĩa, các ý tượng, hình ảnh có ngụ ý. Biểu tượng trong thơ thường
gián đoạn, không liên tục, có nhiều khoảng trống, khoảng trắng. Ví‎ dụ các biểu
tượng trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, từ khổ một sang khổ hai,
từ khổ hai sang khổ ba đều có những khoảng im lặng đầy dư vị. Khổ một là biểu
tượng của lời mời thiết tha và đồng cảm, khổ hai là biểu tượng của sự chia lìa,
ngăn cách, khổ ba là biểu tượng của mong đợi và hoài nghi. Biểu tượng cho
phép thơ không phải kể lể, không chạy theo tí‎nh liên tục, bề ngoài mà nắm bắt
thẳng những hình ảnh nổi bật, cô đọng nhất, giàu hàm ý nhất của đời sống vào
mục đí‎ch biểu hiện. Các biểu tượng trong thơ nảy sinh nhờ sức liên tưởng,
tưởng tượng, sáng tạo mạnh mẽ của nhà thơ. Đến lượt mình biểu tượng thể hiện
sức tưởng tượng, liên tưởng trong tác phẩm.
Thứ hai, ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt. Ngôn ngữ thơ giàu nhịp điệu.
Nhịp điệu là tăng chất trữ tình của thơ. Ngôn từ thơ không có tí‎nh liên tục và
tí‎nh phân tí‎ch như ngôn từ văn xuôi, ngược lại, nó có tí‎nh nhảy vọt, gián đoạn,
tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa. Ngôn từ thơ không phải tuyến tí‎nh
17


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

mà là ngôn từ phức hợp. Vì thế đọc thơ phải thả hồn theo cảm xúc, chứ đừng chỉ
tìm mạch lôgic, mạch chữ của lời thơ. Do đặc điểm trên mà thơ sử dụng nhiều
phép tu từ ẩn dụ, nhiều tỉnh lược, nhiều định ngữ. Ngôn từ trong thơ thường phá

vỡ liên kết lôgic thông thường của ngôn từ để tạo thành kết hợp mới bất ngờ
theo nguyên tắc lạ hoá. Những kết hợp lạ hoá tạo ra nhiều cảm xúc, cảm giác chỉ
có trong thơ.
Thứ ba, ngôn từ thơ giàu tí‎nh nhạc với những âm thanh luyến láy, những từ
trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và những cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm.
Tìm hiểu thể loại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp người dạy và người
học giải mã tác phẩm văn học và tìm ra con đường giải mã tác phẩm văn học
một cách chí‎nh xác khách quan. Trong nhà trường trước đây, thường bỏ qua
hoặc xem nhẹ việc tìm hiểu thể loại trong quá trình phân tí‎ch cảm thụ tác phẩm
văn học. Ví‎ dụ dạy thơ hiện đại và dạy ca dao giống hệt nhau, dạy thơ hiện đại
và thơ trung đại cũng áp dụng những tiêu chí‎ giống nhau. Thực ra, mỗi kiểu loại
có con đường và cách tiếp nhận, thế giới nghệ thuật riêng. Và trong quá trình
vận động của văn học nó cũng có những biến động nhất định. Chúng ta phải đặt
tác phẩm trong cái phông nền của phương thức sáng tác để tìm ra phương thức
chung, nét độc đáo riêng của biệt của tác phẩm. Từ đó tìm ra cách chiếm lĩnh “
loại”, “kiểu” tác phẩm để hình thành kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề cùng với
phương thức chiếm lĩnh khác về nội dung văn bản và sự hỗ trợ của các phương
tiện, phương pháp dạy học khác để hình thành phương pháp, năng lực tư duy
cho người học. Các hoạt động trải nghiệm để giúp học sinh chiếm lĩnh văn bản
theo đó cũng phải phù hợp với đặc trưng thể loại nhằm hình thành cho người
học kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ, hình thành năng lực cảm thụ tác phẩm thơ,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm chủ bản thân…cho người học.
18


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

3.1.5. Dạy học văn bản thơ trong nhà trường trung học phổ thông

Được tiến hành theo các bước
- Tìm hiểu xuất xứ hoàn cảnh sáng tác.
- Tìm hiểu loại thể.
- Cảm nhận ý thơ (cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, cảnh vật..)
thông qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu.
+ Đi từ hình thức bên ngoài: cảm nhận vẻ đẹp bên ngoài về mặt âm
hưởng, nhạc điệu với hai đặc điểm tí‎nh nhạc và tí‎nh họa. Vẻ đẹp nhịp nhàng do
có tiết tấu, sự hài hòa, sự hiệp vần và ngắt nhịp. Vẻ đẹp trầm bổng do đối lập các
thanh bằng với thanh trắc, thanh dấu huyền với thanh không dấu. Vẻ đẹp luyên
láy do sự điệp vận, song thanh, từ láy.
+ Đến hình thức bên trong: Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng
tượng, phân tí‎ch biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần điệu, phân tí‎ch các kết
hợp từ, các biện pháp tu từ, các phương thức chuyển nghĩa, đặt từ trong tí‎nh hệ
thống, gắn với tình huống phát ngôn để cảm nhận ý thơ. khám phá tứ thơ (tứ thơ
là cách biểu đạt ý bằng hình tượng, tạo ra tứ tức là cấu tứ. Cấu tứ tức là tạo ra
một hình thức gợi cảm độc đáo để biểu đạt ý). Từ đó thấu hiểu hình tượng thơ,
cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.
- Lý giải đánh giá: phát hiện ra ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Khái quát được giá trị nội dung, ý nghĩa tư tưởng vẻ đẹp nghệ thuật, những
thành công trong hình thức tổ chức thi phẩm. Từ đó có một cái nhìn xuyên suốt
về toàn bộ tác phẩm:
• Bài thơ nói lên cái gì?
• Nhắn gửi điều gì?
• Có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống và con người.
19


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà


• Hình thức biểu hiện có gì mới mẻ và sáng tạo, độc đáo?
Vấn đề nghiên cứu được đề ra trong sáng kiến: Hệ thống những
hoạt động trải nghiệm nào sẽ được sử dụng trong dạy học các văn bản thơ để
phát triển năng cho người học?
Giả thuyết nghiên cứu là: Những hoạt động trải nghiệm sẽ được sử
dụng để dạy một văn bản thơ ở trường THPT là: Đặt ra hệ thống các câu hỏi,
bài tập, thi đọc thơ ngâm thơ, hát, tổ chức trò chơi…nhằm huy động những
kiến thức kinh nghiệm sẵn có (đã trải qua), phân tí‎ch, chiêm nghiệm để hình
thành kiến thức bài học mới. Sau đó tiến hành những hoạt động thực hành,
ứng dụng,
bổ sung từ thực tế để làm sáng tỏ hơn lí‎ thuyết đã học và bổ sung cho kiến
thức bài học toàn diện hơn nhằm hình thành các năng lực, phẩm chất của
người học.

CHƯƠNG II
DẠY HỌC THEO CHU TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
CÁC VĂN BẢN THƠ TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT
3.2.2. Quy trình học qua trải nghiệm:
Thông thường theo cách dạy truyền thống, giáo viên thường bắt đầu
bài giảng từ các khái niệm có tí‎nh chất khái quát hoặc trừu tượng trước khi cho
20


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

người học được thực hành hoặc làm các việc từ thực tế. Tuy nhiên đối với cách
tiếp cận theo lối dạy học kiến tạo thì hoạt động trải nghiệm được xem là hoạt

động đầu tiên trong quá trình học tập.
Chúng ta học từ những trải nghiệm. Thực tế cho thấy, chúng ta không có
cách học nào khác cả, lấy ví‎ dụ, một đứa trẻ có thể sợ chạm tay vào bếp lò nếu
như trước đó bé đã bị bỏng ngón tay vì chạm vào một chiếc khay vẫn còn nóng.
Khi ta trưởng thành, những trải nghiệm mà chúng ta học được trở nên í‎t “cụ thể”
hơn. Trên thực tế, nhiều trải nghiệm học tập của chúng ta có thể rất trừu tượng,
ví‎ dụ như khi lắng nghe một bài giảng hoặc xem một chương trình ti vi. Tuy
nhiên, điều cốt lõi của việc học đó là sự trải nghiệm một điều gì đó và, quan
trọng hơn hết, là sự phân tí‎ch/chiêm nghiệm của chúng ta từ những trải nghiệm
đó. Theo nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Cải tiến phương pháp
dạy học và học đại học [6; 7] cho rằng chu trình học qua trải nghiệm gồm có 4
giai đoạn (1)Trải nghiệm: Tham gia vào trải nghiệm một tình huống cụ thể nào
đó và theo dõi những ảnh hưởng của nó; (2) Xử lí trải nghiệm: Tìm hiểu những
điều ta đã làm, đã suy nghĩ và cảm nhận được trong khi trải nghiệm, mô tả ngắn
gọn một trải nghiệm gần đây mà bạn học được điều gì đó quan trọng từ đó. Bạn
đã học được những gì từ trải nghiệm đó? Bạn có nghĩ là bạn sẽ nhớ bài học đó
lâu không? Tại sao có hay tại sao không? (3)Tổng quát hóa: Hiểu những quy
tắc chung (được gọi là sự tổng quát hóa) đằng sau mối quan hệ giữa hành động
và những tác động của nó.(4) Ứng dụng: Ứng dụng những quy tắc chung hay
tổng quát trong tình huống mới.

21


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà

Trải nghiệm (sự kiện
đã xảy ra hoặc vừa

xảy ra chứa đựng
vấn đề cần quan
tâm)
Áp dụng (thay đổi
cách nhìn cũ, thử
nghiệm cách làm
mới)

Khái quát rút ra bài
học, tìm xu hướng
lí‎ luận chung, kinh
nghiệm đã trải qua
đúc kết thành khái
niệm lí‎ thuyết

Phântí‎ch, chiêm
nghiệm (Nhìn lại
kinh nghiệm đã
trải qua, phát hiện
ra những đặc điểm,
ý nghĩa của những
kinh nghiệm đó)

Sơ đồ chu trình học qua trải nghiệm
Hướng dẫn học qua trải nghiệm
Trải nghiệm
Tổ chức hoạt động và đưa ra các hướng dẫn rõ ràng
Trao đổi rõ ràng mọi rủi ro
Tạo một môi trường an toàn về cả thể chất và tinh thần
Trả lời các câu hỏi, thắc mắc trước và trong khi diễn ra hoạt động

Di chuyển quanh lớp học để chủ động hướng dẫn học sinh, cùng hợp tác
với các em và tạo điều kiện để các em tự định hướng khi học.
Phân tích/Xử lí trải nghiệm


Đảm bảo rằng bạn tạo ra sự tương tác giữa người học với người học,
người học với nội dung bài học, người học với giáo viên và giáo viên với
nội dung bài học. Hãy nghĩ những câu hỏi có thể đưa ra
22


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015


GV: Hoàng Thị Hà

Quan sát những phản ứng và hành động của các em học sinh trong quá
trình trải nghiệm



Cho học sinh thời gian tự phân tí‎ch/chiêm nghiệm lại trong khi diễn ra
hoạt động.

Tổng quát/Khái quát hóa


Yêu cầu từng học sinh miêu tả những điều đã trải nghiệm và phân tí‎ch
những ý nghĩa của các trải nghiệm đó cho bản thân các em




Đưa ra phản hồi, đánh giá một cách tí‎ch cực và cởi mở



Yêu cầu học sinh nêu lên những điều mà các em quan tâm hơn là nói với
họ những điều GV mong đợi.

Ứng dụng
Yêu cầu học sinh nêu những cách thức áp dụng những điều vừa mới học
Hướng dẫn các em xác định bất kỳ thay đổi hành vi nào mà các em có thể
làm sau hoạt động trải nghiệm này
Tạo thêm những cơ hội để các em có thể áp dụng hoặc bàn luận những
điều các em học được với những người khác.
Theo chúng tôi hai phương pháp dạy học giúp học tập qua trải nghiệm một cách
hiệu quả là phương pháp dạy học dự án và phương pháp nghiên cứu tình huống.
3.2.3. Thiết kế bài dạy theo chu trình học qua trải nghiệm văn bản thơ trong
nhà trường THPT theo định hướng phát triển năng lực.
3.2.3.1. Phân tí‎ch đối tượng học sinh.
Trong việc thiết kế dạy học theo chu trình học qua trải nghiệm, giáo viên cần
phân tí‎ch kĩ đối tượng HS, HS đã học những loại, thể văn bản thơ nào, đã được
học những văn bản thơ nào trong nhóm, loại thể mà học sinh đang nghiên cứu,
học sinh đã được học các bài lí‎ luận về thể loại hay chưa?
23


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015

GV: Hoàng Thị Hà


Học sinh sẽ gặp khó khăn gì khi tiếp cận thể loại này, HS thường mắc những
lỗi nào trong phân tí‎ch, trình bày, cảm nhận.
Học sinh cần học được (được trang bị) những gì về phương pháp phân tí‎ch thơ
từ bài học này. Các năng lực trọng tâm cần hướng tới từ bài học.
3.2.3.2. Xác định mục tiêu.
- Mục tiêu được xác định cụ thể cho từng nhóm đối tượng, theo cấp độ
nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao), cấp độ tiếp
nhận văn bản văn học (Nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp; Qua nội dung trực
tiếp để thấy nội dung tư tưởng; cảm thụ cả nội dung và hình thức biểu hiện, cả
giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm, quan điểm nghệ thuật của tác
giả…). Các mục tiêu đáp ứng những khó khăn của từng nhóm đối tượng học
sinh.
+ Hiểu ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng; Nhận ra được nội dung cảm hứng,
hình tượng nhân vật trữ tình, phát hiện ra các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi
bài thơ. Hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả; biết đánh giá văn bản. Hiểu được
những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Mức độ cao hơn, biết khái quát hóa vấn đề nêu trong tác phẩm, phân tí‎ch
bình luận có chiều sâu; biết đối chứng, so sánh với những tác phẩm khác, ở giai
đoạn văn học khác, thuộc nền văn học khác.
- Biết cách đọc – hiểu một văn bản trữ tình theo đặc trưng thể loại.
+ Hiểu ý nghĩa cụ thể của ngôn từ, của hình ảnh và hình tượng nghệ thuật, ý
nghĩa của câu thơ
+ Tìm mạch liên kết giữa các chi tiết để tìm ra giá trị tổng thể về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm.

24


Sáng kiến kinh nghiệm 2014-2015


GV: Hoàng Thị Hà

- Biết vận dụng những hiểu biết đó vào bài làm văn phân tí‎ch, cảm thụ tác
phẩm.
Sau bài học này:
Học sinh Trung bình, Yếu sẽ: Biết phân tí‎ch tác phẩm thơ theo thể loại dưới
sự định hướng của giáo viên.
Học sinh khá, giỏi sẽ tự phân tí‎ch được các tác phẩm thơ theo thể loại đã học.
3.2.3.3. Thiết kế bài học.
Trải nghiệm ở hoạt động khởi động:
Trong hoạt động khởi động, người giáo viên cần đưa học sinh vào trải
nghiệm một vấn đề từ thực tiễn đời sống có liên quan đến nội dung bài học để
huy động vốn sống, vốn hiểu biết, kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng để chuẩn bị
tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới. Tạo hứng thú khi bước vào bài học mới. Tạo
được những rung động thẩm mĩ, bầu không khí‎ văn chương, khơi gợi những
cảm xúc, kí‎ch thí‎ch những đam mê, khát khao tìm tòi, khám phá khi học sinh
chuẩn bị bước vào bài học mới.
Các nội dung và hình thức trải nghiệm ở hoạt động này:
- Câu hỏi, bài tập: Có thể quan sát tranh/ ảnh để trao đổi với nhau về một vấn
đề nào đó có liên quan đến bài học; hoặc trực tiếp ôn lại kiến thức đã học ở cấp/
lớp dưới, thiết kế dưới dạng kết nối hoặc những câu hỏi đơn giản, nhẹ nhàng.
- Thi đọc, ngâm thơ, hát...: Một số hoạt động yêu cầu học sinh đọc diễn cảm,
ngâm thơ hoặc hát về chủ đề có liên quan đến bài học. Các hoạt động này trong
một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi, nhằm tạo ra không khí‎ sôi
nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới.
- Trò chơi: Một số trò chơi trong hoạt động khởi động có nội dung gắn với
bài học.
25



×