Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

ĐỀ TÀI MÔ HÌNH BỆNH TẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 50 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Để tồn tại con người luôn phải đấu tranh, thích ứng với môi trường tự nhiên và
xã hội. Con người luôn phải nổ lực phòng chống các loại bệnh tật để sinh tồn và phát
triển. Lịch sử loài người đã trải qua nhiều trận đại dịch, các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm như bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt, bệnh phong, bệnh than... trước đây gây nhiều
tác hại nghiêm trọng cho con người thì nay có giảm, nhưng lại xuất hiện của một số
bệnh lây mới như bệnh HIV/AIDS, H5N1, H1N1, SARS... Nhóm bệnh không lây
nhiễm chiếm tỷ lệ ngày càng cao trên phạm vi toàn cầu cũng như ở nước ta như bệnh
tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư… Nhóm tai nạn – ngộ độc – chấn thương
trước đây có tỷ lệ mắc rất thấp, những năm gần đây chiếm tỷ lệ mắc tăng lên đáng
ngại, trong đó tai nạn là một gánh nặng bệnh tật hàng đầu ở nước ta [31]. Như vậy mô
hình bệnh tật trên thế giới luôn luôn thay đổi, tương ứng với sự biến đổi của điều kiện
sống, nền kinh tế, sự phát triển khoa học kỹ thuật.
Ở Việt Nam, nhờ những đổi mới về kinh tế xã hội, các chính sách của Đảng và
nhà nước về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, sự quan tâm của toàn xã hội, tình
hình sức khỏe của người dân đang thay đổi rõ rệt. Theo đó, mô hình bệnh tật cũng có
sự thay đổi. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam đã và đang trải qua thời kì “quá độ dịch tễ
học”, tức là các bệnh lây nhiễm có xu hướng giảm, trong khi đó, các bệnh không lây
nhiễm, tai nạn, thương tích và ngộ độc có xu hướng tăng nhanh. Theo niên giám thông
kê y tế năm 2009, tỷ lệ mắc bệnh không lây tăng nhanh, từ 42,65% năm 1976 lên
66,32% năm 2009. Tương tự, tỷ lệ số ca tai nạn, ngộ độc, chấn thương tăng từ 1,84 %
năm 1976 lên 10,78 % năm 2009. Còn các bệnh lây nhiễm giảm rõ rệt từ 55,50 %
năm 1976 xuống 22,90 % năm 2009 [43]. Bên cạnh đó, những bệnh lây nhiễm mới
xuất hiện và có tính nguy hiểm cao như HIV/AIDS, cúm H5N1, cúm H1N1, SARS…
[43].
Nước ta tuy kinh tế còn nhiều khó khăn, đầu tư cho y tế ngày càng được quan
tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng của
nhân dân. Việc nghiên cứu mô hình bệnh tật là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự
phát triển của xã hội.


Xác định mô hình bệnh tật dựa vào thống kê những trường hợp bệnh nhân nằm
điều trị nội trú tại TTYT là phương pháp tiếp cận gián tiếp. Sử dụng sổ sách và hồi cứu
bệnh án nội trú của TTYT là “phân tích phần nổi của tảng băng”. Do mỗi khi bị ốm


2

người dân có thể không chữa gì, hoặc đến trạm y tế xã, phòng khám hay bệnh nhẹ tự
mua thuốc điều trị 52.9% [24]. Tỷ lệ đến khám bệnh tại trạm y tế, Phòng khám khu
vực khoản 47,1% số trường hợp ốm [24]. Và một phần trong số này là các trường hợp
ốm phải nhập viện. Như vậy số liệu về bệnh tật qua các báo cáo thống kê theo ICD-10
cũng rất chọn lọc [6], đây chính là MHBT cần nghiên cứu để tổ chức dịch vụ đáp ứng
phù hợp.
Trong hệ thống khám chữa bệnh của tỉnh Kiên Giang, BVĐK các huyện - thị là
nơi đầu tiên tiếp nhận điều trị nội ngoại trú với các kỹ thuật cơ bản, giải quyết các
bệnh tật thông thường mà chưa cần chuyên khoa sâu. Trong khi đó, Y tế tuyến huyện
là tuyến y tế cơ sở trực tiếp thực hiện CSSKBĐ, hỗ trợ và chỉ đạo việc thực hiện
CSSKBĐ và cũng là nơi quản lý, thực hiện công tác cấp cứu người bệnh từ các cơ sở y
tế tuyến dưới và cộng đồng, nên TTYT huyện giữ vai trò rất quan trọng trong việc
chăm lo sức khỏe người dân. Với mạng lưới y tế rộng khắp cả nước, TTYT huyện đã
góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân. Do vậy tuyến huyện
phải cần được quan tâm đầu tư các nguồn lực phục vụ cho công tác khám chữa bệnh
ban đầu cho nhân dân.
Câu hỏi được đặt ra là: MHBT của bệnh nhân nội trú tại TTYT huyện Kiên Hải
hiện nay như thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng lên MHBT? Tại huyện Kiên
Hải, cũng như trong tỉnh Kiên Giang cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về
vấn đề này. Một số nghiên cứu ở các địa phương khác đã đề cập tới MHBT, nguồn lực
cũng như hoạt động của TTYT huyện cho thấy một số điểm bất cập giữa nhu cầu với
nguồn lực, giữa nguồn lực với hoạt động và kết quả đầu ra.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Mô hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú và hoạt

động khám chữa bệnh của TTYT huyện Kiên Hải năm 2016” là cần thiết, nhằm
đưa ra cơ sở khoa học để người quản lý đề ra các giải pháp tổ chức TTYT phù hợp,
góp phần quan trọng vào xây dựng định hướng chung của công tác chăm sóc bảo vệ
sức khỏe nhân dân huyện Kiên Hải trong tương lai. Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết
các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng mô hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú tại Trung Tâm
Y tế huyện Kiên Hải theo ICD-10 năm 2016.
2. Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh của Trung Tâm Y tế huyện
Kiên Hải năm 2016.


3

Trên cơ sở đó đề ra giải pháp tổ chức TTYT huyện cho phù hợp, góp phần định
hướng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại địa phương ngày càng tốt
hơn.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm mô hình bệnh tật.
- Mô hình: là vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ, mô phỏng cấu tạo và hoạt
động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu; là hình thức diễn đạt hết sức gọn theo một
ngôn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy
[53].
- Bệnh ở con người: là trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể hoạt động không bình
thường. [53].
- Tật ở con người: là trạng thái bất thường, nói chung là không chữa được của một

cơ quan trong cơ thể do bẩm sinh mà có hoặc do tai nạn gây nên. [53].
- Cộng đồng: là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó
thành một khối trong sinh hoạt xã hội, có những đặc trưng về tên gọi, ngôn ngữ, văn
hoá… giống nhau[53].
- Mô hình bệnh tật: (Nghiên cứu ở đây là ở con người và cộng đồng) là dạng thu
nhỏ các đặc trưng chủ yếu về tỷ lệ các loại hình bệnh và tật của con người trong một cộng
đồng.
1.2 Một số phương pháp nghiên cứu mô hình bệnh tật
1.2.1 Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại cộng đồng
Để đánh giá được tình hình bệnh tật của một cộng đồng một cách chính xác là rất
khó. Hiện nay đang phổ biến hai cách phân tích mô hình bệnh tật tại cộng đồng: Cách thứ
nhất là dựa trên số liệu thông tin thu được từ điều tra hộ gia đình thông qua phỏng vấn
theo bộ câu hỏi hoặc theo dõi theo định kỳ (có kết hợp phỏng vấn theo bộ câu hỏi, khám
lâm sàng và cận lâm sàng); cách thứ hai là phân tích, xác định mô hình bệnh tật dựa vào
số liệu sẵn có từ các sổ thu thập thông tin ban đầu hay từ các biểu báo cáo thống kê định
kỳ theo quy định của các cơ sở khám chữa bệnh. Với các phương pháp này mới xác định
được tình trạng bệnh tật, chứ chưa xác định được bệnh vì có nhiều trường hợp mới thu
thập được “dấu hiệu” bệnh vẫn coi đó là bệnh. [29]
1.2.2 Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại TTYT


5

Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại TTYT chủ yếu dựa vào hồ sơ lưu trữ tại các bệnh
viện theo mẫu bệnh án được thống nhất trong Trung Tâm Y tế. Bệnh đã được ghi trong
mỗi bệnh án sẽ được mã hóa theo phân loại quốc tế bệnh tật. Chẩn đoán bệnh do các bác
sĩ điều trị trong TTYT thực hiện, do vậy mức độ chính xác về bệnh phụ thuộc vào trình độ
bác sĩ của từng bệnh viện cụ thể và tùy thuộc vào các tuyến, hạng bệnh viện khác nhau.
Nếu nghiên cứu mô hình bệnh tật tại các bệnh viện huyện/quận chắc chắn mức độ chẩn
đoán chính xác sẽ thấp hơn khi nghiên cứu tại các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương.

Mô hình bệnh tật được nghiên cứu trong các bệnh viện không phản ánh được thực
chất tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân một địa phương cụ thể do bệnh viện hạn
hẹp về cơ sở vật chất, trình độ năng lực của cán bộ, nhiều bệnh nhân chỉ điều trị ngoại trú,
không được nhập viện. Bên cạnh đó, do có nhiều cơ sở y tế tư nhân phát triển, trong đó có
cả cơ sở của các cán bộ đang làm tại bệnh viện, không ít các bác sĩ của các cơ sở này lôi
kéo bệnh nhân từ bệnh viện công ra các phòng khám, bệnh viện, quầy thuốc tư nhân khiến
cho việc xác định mô hình bệnh tật bị khiếm khuyết.
1.2.3 Nghiên cứu mô hình bệnh tật theo gánh nặng bệnh tật của cộng đồng
Theo WHO, gánh nặng bệnh tật được đo lường bởi các chỉ số:
DALY: Số năm sống bị mất đi được điều chỉnh theo mức độ bệnh và tật. DALY là
đơn vị đo lường gánh nặng bệnh tật thể hiện được sự mất đi những năm sống do cả tàn tật
và bệnh tật (mất những năm sống khỏe) và do chết sớm. Một DALY là mất đi một năm
sống khỏe mạnh. Như vậy DALY là tổng số những năm sống bị mất đi do chết sớm
(YLL-Year Life Lost) và số năm bị mất đi vì tàn tật hoặc thương tích (YLD - Year Lived
with Disability)
DALY = YLL + YLD
Đánh giá vai trò của bệnh tật với chất lượng cuộc sống, các nhà nghiên cứu còn
đưa ra các chỉ số: Số năm sống bị ốm nặng, ốm vừa, ốm nhẹ và sống khỏe mạnh
(QUALY) [29], [30].
1.3 Tình hình nghiên cứu mô hình bệnh tật.
1.3.1 Tình hình nghiên cứu mô hình bệnh tật ở nước ngoài.


6

Trong nhiều năm đã chứng minh sức khoẻ và mô hình bệnh tật của người dân
thường phản ánh trung thành điều kiện sinh sống về kinh tế, xã hội, văn hoá, tập quán và
yếu tố môi trường gần gũi với nơi mà họ sinh sống.
Ở Brunei, một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế
giới và đầu tư cho y tế lớn nhất thế giới, trong 10 bệnh hàng đầu hay gặp, chỉ có một bệnh

nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn đường hô hấp, còn lại chủ yếu là bệnh tim mạch, đái đường,
hen... (những bệnh không lây). Ngược lại, ở Campuchia, một đất nước nghèo, các bệnh
thường gặp lại là sốt rét, lao, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn hô hấp cấp… là
các bệnh còn phổ biến ở các nước đang phát triển [66].
Cùng là vùng lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng MHBT ở Hong Kong và Ma Cao có
sự khác biệt rõ rệt. Hong Kong trước năm 1997 là thuộc địa của Anh, có mức sống cao,
do đó cơ cấu bệnh tật của Hong Kong gần giống mô hình bệnh tật của các nước phát
triển. ở Hong Kong trong 5 bệnh hàng đầu chỉ có hai bệnh nhiễm trùng là viêm đường hô
hấp và bệnh da. Ngược lại, ở Ma Cao cả 5 bệnh hàng đầu đều là các bệnh lây: lao, viêm
gan B, C, nhiễm HIV...[66].
Từ năm 1974, Văn phòng của tổ chức y tế thế giới vùng Tây Thái Bình Dương đưa
ra thống kê định kỳ về cơ cấu bệnh tật và tử vong cùng với tổng thu nhập quốc dân, thu
nhập bình quân đầu người, ngân sách đầu tư cho y tế, chiến lược phát triển y tế của từng
quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, 35 quốc gia và vùng lãnh thổ được đề cập đến.
Điều này giúp cho việc nghiên cứu cơ cấu bệnh tật có hệ thống, dễ dàng so sánh giữa các
quốc gia có thu nhập cũng như đầu tư cho y tế khác nhau [66].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng MHBT ở các nước phát triển có sự khác biệt rõ rệt với
các nước đang nước phát triển. Ở các nước đang phát triển, bệnh nhiễm khuẩn và suy
dinh dưỡng vẫn còn phổ biến, tuy nhiên các bệnh này có xu hướng ngày càng giảm. Các
bệnh không lây như tim mạch, ung thư, dị tật bẩm sinh, di truyền, chuyển hoá, béo phì...
đang ngày càng gia tăng và đặc biệt cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các tai nạn,
ngộ độc, chấn thương có xu hướng tăng nhanh và rõ rệt. [43].
Nhiều nước đã tiến hành nghiên cứu mô hình bệnh tật dựa trên gánh nặng bệnh tật.
(Mỹ, Australia, Canada .....)


7

Tại Canada thống kê gánh nặng bệnh tật tại bang Ontario từ 1990-1995 cho thấy
tai nạn - thương tích đứng hàng đầu, tiếp theo là ung thư. Kết quả này cũng tương tự như

nghiên cứu ở Australia của Harrison J. và báo cáo của viện nghiên cứu sức khoẻ, tai nạn thương tích vẫn đứng hàng đầu, tiếp theo là ung thư, tim mạch. Kết quả điều tra của WHO
công bố năm 1991 cho thấy sau 10 năm gánh nặng bệnh tật do tai nạn - thương tích gây ra
tăng nhanh ở các nước phát triển ở hầu hết các nước tai nạn - thương tích đều chiếm tỷ lệ
cao trong gánh nặng bệnh tật do chết non. [66]
Trong nhiều năm, các nghiên cứu đã chứng minh sức khỏe và mô hình bệnh tật của
người dân phản ánh điều kiện sinh sống về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường mà họ
đang sống. Theo thống kê của WHO năm 2006, dựa trên đánh giá gánh nặng bệnh tật tại
cộng đồng đã thu được kết quả như sau: các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và bệnh lý
thai sản chiếm 39%, chấn thương chiếm 13%, còn các bệnh không lây chiếm 48%, trong
đó các bệnh tim mạch chiếm tới 10% [66]. Năm 2008, bệnh mạn tính mà chủ yếu là bệnh
tim mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh hô hấp mạn tính là nguyên nhân của 60% số
ca tử vong trên thế giới. Trong số đó, 80% số trường hợp là ở các nước thu nhập thấp và
trung bình [66]. Theo thống kê của WHO gần đây, các bệnh NK đường hô hấp cấp là
nguyên nhân hàng đầu của mắc bệnh và tử vong, sau đó là các bệnh NK đường tiêu hóa,
sốt dengue. Thêm vào đó, nước này vẫn nằm trong 22 nước có tỷ lệ lao phổi cao nhất thế
giới. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc đái tháo đường và THA cao ở thành thị và
nông thôn, đây cũng là hai yếu tố nguy cơ của bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ.
Trong các nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, Mỹ là nước đứng đầu. Vì
thế, mô hình bệnh tật và tử vong của Mỹ cũng mang những đặc trưng cơ bản ở các nước
phát triển, đó là bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh lý người già. Trong số các nguyên
nhân tử vong hàng đầu, bệnh tim, ung thư và đột quị là 3 bệnh có tỷ lệ chết cao nhất [26].
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước.
Bảng 1.1 Xu hướng bệnh tật tử vong ở Việt Nam giai đoạn 1976-2001 [39]
ĐVT: %
Bệnh
1. Dịch lây
Mắc:
Chết:

1976


1986

1996

2001

55,50
53,06

59,20
52,10

37,63
33,13

25,02
15,06


8

2. Bệnh không lây
Mắc:
Chết:
3. Tai nạn, ngộ độc, chấn thương
Mắc:
Chết:

42,65

44,71

39,00
41,80

50,02
43,68

64,38
66,35

1,84
2,20

1,80
36,10

12,35
23,30

10,61
18,05

Theo số liệu thống kê y tế, tỷ lệ mắc, tử vong các bệnh không truyền nhiễm có xu
hướng tăng. Năm 1976, tỷ lệ mắc là 42,6% và tỷ lệ tử vong là 44,7%. Đến năm 2001 tăng
lên 64,4% và 66,3%. Gần đây, tai nạn thương tích và ngộ độc cũng có xu hướng tăng
đáng kể. Năm 1976 chỉ có 1,8% trường hợp và tỷ lệ tử vong là 2,2%. Tỷ lệ này đã tăng
lên 10,6% trường hợp và 18,0% tử vong năm 2001.
Đến giai đoạn 2004 - 2008, xu hướng bệnh tật tử vong ở Việt Nam cũng không
thay đổi. Tỷ lệ bệnh và tử vong các bệnh không lây cũng có xu hướng tăng (Bảng 1.2).

Bảng 1.2 Xu hướng bệnh tật tử vong ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008 [41].
ĐVT: %
Bệnh
1. Dịch lây
Mắc:
Chết:
2. Bệnh không lây
Mắc:
Chết:
3. Tai nạn, ngộ độc,
chấn thương
Mắc:
Chết:

2004

2005

2006

2007

2008

26,13
17,00

25,18
16,53


24,94
13,23

25,73
15,41

25,15
17,23

60,18
57,91

62,16
61,14

62,40
61,62

60,65
60,13

63,14
60,02

13,06
25,09

12,65
22,33


12,66
25,15

13,62
24,47

11,72
22,75

Cũng theo niên giám thống kê y tế – Bộ Y tế, thì mắc cao nhất ở Việt Nam trong 2
năm 2007- 2008 là các bệnh viêm phổi, viêm họng và viêm amidan cấp, viêm phế quản
và viêm tiểu phế quản cấp, ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn,
tăng huyết áp nguyên phát, số virut khác do tiết túc truyền và sốt virut xuất huyết, viêm dạ
dày tá tràng, tai nạn giao thông, viêm cấp đường hô hấp trên khác, gãy các phần khác của
chi: do lao động và giao thông.


9

Bảng 1.3 Các bệnh mắc cao nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam [40],[41].
ĐVT: trên 100.000 dân

BC
169
165
170

Tên bệnh

2007


2008

Các bệnh viêm phổi
Viêm họng và viêm amidan cấp
Viêm PQ và viêm tiểu PQ cấp

412,24
367,61
267,92

409,12
383,58
306,21

005
145
032

Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn
Tăng huyết áp nguyên phát
Sốt virut khác do tiết túc truyền và sốt virut xuất huyết

262,76
244,69
214,95

265,81
243,26
182,71


184
290

Viêm dạ dày và tá tràng
Tai nạn giao thông (TNGT)

165,66
163,96

175,61
133,61

167
274

Viêm cấp đường hô hấp trên khác
Gãy các phần khác của chi: do lao động và giao thông

142,02
136,09

160,41
128,50

So với 2007 thì tai nạn giao thông (TNGT) 2008 có giảm hơn (2007: đứng thứ 8,
năm 2008 TNGT đứng hàng thứ 9), còn các bệnh khác tỷ lệ mắc bệnh trong hai năm vẫn
theo thứ tự như sau:

Bảng 1.4 Các bệnh chết cao nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam [40], [41].

ĐVT: trên 100.000 dân
TT

Tên bệnh

1

Thương tổn do chấn thương

2
3
4
5
6
7

trong sọ
Nhiễm HIV
Các bệnh viêm phổi
Chảy máu não
Suy tim
Tai nạn giao thông
Nhồi máu cơ tim

Chết
Tên bệnh
2007
3,37 Thương tổn do chấn thương
1,86
1,79

1,45
0,99
0,96
0,93

trong sọ
Nhiễm HIV
Chảy máu não
Chảy máu não
Suy tim
Tai nạn giao thông
Nhồi máu cơ tim

Chết
2008
2,53
2,43
1,27
1,27
1,10
0,85
080


10

8
9

Nhiễm khuẩn huyết

Tai biến mạch máu não, không

0,71
0,71

Nhiễm khuẩn huyết
Lao bộ máy hô hấp

0,55
0,50

0,69

Tai biến mạch máu não, không

0,48

xác định rõ chảy máu hoặc do
10

nhồi máu
Lao bộ máy hô hấp

xác định rõ chảy máu hoặc do
nhồi máu

Bảng 1.5 Các bệnh mắc cao nhất vùng đồng bằng sông Hồng [40], [41].
ĐVT: trên 100.000 dân

1


Các bệnh viêm phổi

Chết
2007
379,9

2

Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non

0
217,6

Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột

9

non có nguồn gốc nhiễm

199,9

khuẩn
Viêm PQ và viêm tiểu PQ

TT

Tên bệnh

có nguồn gốc nhiễm khuẩn

3

Viêm PQ và viêm tiểu PQ cấp

7
4

Tăng huyết áp nguyên phát

175,9
9

Các bệnh viêm phổi

Chết
2008
469,41
277,25

Tên bệnh

269,05

cấp
Tăng huyết áp nguyên phát

200,71


11


5

Viêm họng và viêm amidan cấp

142,7
0

6

Viêm khớp dạng thấp và viêm

7
8
9

khớp khác
Viêm dạ dày và tá tràng
Lao bộ máy hô hấp
Viêm phế quản tràn khí và các

bệnh tắc nghẽn mạn tính
10 Tổn thương thần kinh, rễ và
đám rối thần kinh

Viêm họng và viêm amidan

147,15

cấp


91,97

Viêm khớp dạng thấp và

108,65

75,64
64,34
60,09

viêm khớp khác
Viêm dạ dày và tá tràng
Lao bộ máy hô hấp
Viêm phế quản tràn khí và

98,09
94,95
94,70

57,67

các bệnh tắc nghẽn mạn tính
Tổn thương thần kinh, rễ và

84,46

đám rối thần kinh

Bảng 1.6 Các bệnh mắc cao nhất vùng Đông Bắc Việt Nam [40], [41].

ĐVT: trên 100.000 dân

1

Viêm họng và viêm amidan

Chết
Tên bệnh
2007
768,36 Viêm họng và viêm amidan

2
3
4

cấp
Các bệnh viêm phổi
Viêm PQ và viêm tiểu PQ cấp
Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non

cấp
482,91 Các bệnh viêm phổi
410,08 Viêm PQ và viêm tiểu PQ cấp
206,41 Các tổn thương khác do chấn

432,53
462,91
337,86

5


có nguồn gốc nhiễm khuẩn
Viêm dạ dày và tá tràng

thương xác định ở nhiều nơi
188,50 Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non

264,96

Tăng huyết áp nguyên phát
Tai nạn giao thông

có nguồn gốc nhiễm khuẩn
172,32 Bệnh khác của cột sống
145,61 Viêm dạ dày và tá tràng

242,78
221,71

TT

6
7

Tên bệnh

Chết
2008
734,77



12

8 Bệnh của ruột thừa
9 Cúm
10 Tổn thương thần kinh, rễ và

109,79 Tăng huyết áp nguyên phát
109,68 Tai nạn giao thông
109,61 Viêm cấp đường hô hấp trên

đám rối thần kinh

196,32
174,30
165,71

khác

Bảng 1.7 Các bệnh mắc cao nhất vùng Tây Bắc Việt Nam [40], [41].
ĐVT: trên 100.000 dân

1

Viêm họng và viêm amidan

Chết
2007
589,1


2

cấp
Các bệnh viêm phổi

0
470,4

cấp
Các bệnh viêm phổi

679,47

3

Viêm phế quản và viêm tiểu

2
255,8

Viêm phế quản và viêm tiểu

350,27

TT

Tên bệnh

phế quản cấp
4


Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non
có nguồn gốc nhiễm khuẩn

5

Viêm dạ dày và tá tràng

8

Viêm họng và viêm amidan

Chết
2008
722,93

Tên bệnh

phế quản cấp

222,9

Các tổn thương khác do chấn

8

thương xác định ở nhiều nơi

222,4
3


Viêm dạ dày và tá tràng

305,41

271,16


13

6

Bệnh khác của bộ máy hô hấp

209,9

Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non

251,57

7

Cúm

2
177,2

có nguồn gốc nhiễm khuẩn
Cúm


235,32

8

Tăng huyết áp nguyên phát

0
135,0

Viêm cấp đường hô hấp trên

178,81

Tổn thương thần kinh, rễ và

4
124,2

khác
Tăng huyết áp nguyên phát

170,24

đám rối thần kinh Bệnh của

7

9

ruột thừa

10 Tai nạn giao thông

119,19 Gãy các phần khác của chi: Do 157,20
lao động và giao thông

Bảng 1.8 Các bệnh mắc cao nhất vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam [40], [41].
ĐVT: trên 100.000 dân
TT
1
2

Các bệnh viêm phổi

Chết
2007
147,9

Các bệnh viêm phổi

Chết
2008
306,53

Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non

7
98,79

Các tổn thương khác do chấn


263,70

Tên bệnh

Tên bệnh

có nguồn gốc nhiễm khuẩn

thương chưa rõ xác định ở

3

Viêm họng và viêm amidan

92,32

nhiều nơi
Viêm họng và viêm amidan

193,25

4

cấp
Tăng huyết áp nguyên phát

86,40

cấp
Viêm phế quản và viêm tiểu


160,27

86,36

phế quản cấp
Tổn thương thần kinh, rể và

145,65

5

Tổn thương thần kinh, rể và


14

6
7

đám rối thần kinh
Viêm PQ và viêm tiểu PQ cấp
Viêm khớp dạng thấp và viêm

85,62
77,61

đám rối thần kinh
Viêm PQ và viêm tiểu PQ cấp 139,23
Viêm dạ dày và tá tràng

107,36

8
9

khớp khác
Viêm dạ dày và tá tràng
Thương tổn do chấn thương

73,20
73,17

Bệnh khác của cột sống
Tăng huyết áp nguyên phát

99,25
96,45

73,08

Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non

94,69

trong sọ
10 Bệnh của ruột thừa

có nguồn gốc nhiễm khuẩn

Bảng 1.9 Các bệnh mắc cao nhất vùng Tây Nguyên Viêt Nam [40], [41].

ĐVT: trên 100.000 dân
TT
1
2

Mắc
Tên bệnh
2007
Viêm họng và viêm amidan cấp 661,80 Cúm
Cúm
631,83 Các tổn thương khác do
Tên bệnh

Mắc
2008
848,33
591,36

chấn thương xác định ở
3
4

Tai nạn giao thông
Các bệnh viêm phổi

nhiều nơi
520,47 Các bệnh viêm phổi
518,74 Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột

576,26

560,38

non có nguồn gốc nhiễm
5

Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non

khuẩn
456,33 Viêm họng và viêm amidan

6
7

có nguồn gốc nhiễm khuẩn
Viêm PQ và viêm tiểu PQ cấp
Viêm cấp đường hô hấp trên

cấp
391,07 Tai nạn giao thông
222,73 Viêm phế quản và viêm

khác

tiểu phế quản cấp

522,82
495,08
488,11



15

8
9

Ỉa chảy do Shigella

206,76 Gãy các phần khác của chi:

252,82

Viêm dạ dày và tá tràng

Do lao động và giao thông
189,37 Đục thủy tinh thể, tổn

249,44

thương khác của thủy tinh
10

Tổn thương do chấn thương

thể
151,40 Viêm dạ dày và tá tràng

209,89

trong sọ


Bảng 1.10 Các bệnh mắc cao nhất vùng đông nam bộ Việt Nam [40], [41].
ĐVT: trên 100.000 dân

1

Viêm họng và viêm amidan

Chết
2007
1020,5

2

cấp
Viêm phế quản và viêm tiểu

7
805,95

truyền và sốt virut xuất huyết
Viêm họng và viêm amidan
660,01

3

phế quản cấp
Sốt virut khác do tiết túc

794,72


cấp
Tăng huyết áp nguyên phát

485,01

4

truyền và sốt virut xuất huyết
Các bệnh viêm phổi

789,45

Viêm phế quản và viêm tiểu

441,53
389,58

TT

Tên bệnh

Tên bệnh
Sốt virut khác do tiết túc

Chết
2008
667,77

5


Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non

742,56

phế quản cấp
Bệnh virut khác

6
7

có nguồn gốc nhiễm khuẩn
Tăng huyết áp nguyên phát
Tai nạn giao thông

692,47
508,15

Các bệnh viêm phổi
383,23
Các tổn thương khác do chấn 349,47

429,45

thương xác định ở nhiều nơi
Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột

8

Viêm dạ dày và tá tràng


339,33

non có nguồn gốc nhiễm
9

Thương tổn do chấn thương

393,52

khuẩn
Đục thủy tinh thể, tổn thương 310,48


16

trong sọ
10 Viêm cấp đường hô hấp trên

374,29

khác

khác của thủy tinh thể
Viêm cấp đường hô hấp trên

270,69

khác

Bảng 1.11 Các bệnh mắc cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam [40], [41].

ĐVT: trên 100.000 dân

1

Sốt virut khác do tiết túc

Mắc
2007
719,3

2

truyền và sốt virut xuất huyết
Các bệnh viêm phổi

3
700,9

Các bệnh viêm phồi

338,66

3

Tăng huyết áp nguyên phát

2
594,6

Các tổn thương khác do chấn


263,24

4

Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non

4
450,3

thương xác định ở nhiều nơi
Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non

244,41

5

có nguồn gốc nhiễm khuẩn
Viêm họng và viêm amidan

2
316,4

có nguồn gốc nhiễm khuẩn
Viêm họng và viêm amidan

196,99

6


cấp
Viêm dạ dày và tá tràng

6
278,0

cấp
Bệnh virut khác

188,13

7

Viêm cấp đường hô hấp trên

2
257,5

Viêm phế quản và viêm tiểu

176,11

8

khác
Viêm phế quản và viêm tiểu

5
240,7


phế quản cấp
Viêm dạ dày và tá tràng

166,34

9

phế quản cấp
Tai nạn giao thông

3
234,5

Sốt virut khác do tiết túc

163,00

10

Bệnh của ruột thừa

1
217,4

truyền và sốt virut xuất huyết
Viêm cấp đường hô hấp trên

162,16

TT


Tên bệnh

6

Tăng huyết áp nguyên phát

Mắc
2008
375,19

Tên bệnh

khác


17

Hiện nay mô hình bệnh tật của Việt Nam đã thay đổi. Xu hướng mắc các bệnh
không lây nhiễm và tại nạn, chấn thương, ngộ độc ngày càng tăng. Tỷ lệ giữa các bệnh lây
- không lây - tai nạn, chấn thương, ngộ độc năm 1976 là 55,50% - 42,65% - 1,84%. Tuy
nhiên, đến năm 2010 tỷ lệ này là 19,82% - 71,56% - 8,63% [42]. Nguyên nhân là do sự
phát triển đô thị hóa làm gia tăng các tai nạn, đặc biệt là tai nạn giao thông. Ô nhiễm môi
trường làm tăng các bệnh ung thư, ngộ độc do hóa chất, ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó,
do đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tuổi thọ ngày càng cao. Dân số càng già
hóa thì tỷ lệ những người bị bệnh tim mạch, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường tăng lên
đáng kể [1], [18]. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2010 , tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng
và tai nạn, ngộ độc, chấn thương giảm nhẹ so với năm 2006. Trong khi đó, các bệnh
không lây tăng lên đáng kể (62,40% năm 2006 so với 71,56 % năm 2010 [43]. Từ đó cho
thấy hiệu quả của công tác phòng chống các bệnh nhiễm trùng, phòng chống tai nạn

thương tích đã dần phát huy trong việc làm giảm số ca mắc bệnh và tử vong.
Nghiên cứu của Trần Văn Bảo [2] cho thấy CCBT của Nghệ An có biểu hiện của
thời kỳ giao thời: Bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng giảm rõ (2,07%), các bệnh trong
chương trình tiêm chủng mở rộng giảm hẳn, bệnh chấn thương, ngộ độc, dị tật bẩm sinh
có chiều hướng gia tăng. Bệnh lý thường gặp ở cộng đồng là bệnh về răng miệng và viêm
đường hô hấp. Nhóm bệnh có liên quan đến yếu tố môi trường, điều kiện sinh hoạt, môi
trường sinh thái còn gặp tương đối nhiều. Bệnh tăng huyết áp là bệnh có tỷ lệ mắc cao
nhất trong nhóm bệnh hệ tuần hoàn. Nhóm bệnh này là một trong 10 bệnh phổ biến nhất
hiện nay [2].
Lương Thị Bình & và CS nghiên cứu MHBT tại BVĐK Xuân Lộc - Đồng Nai 5
năm 2001-2005 cho thấy: Các nhóm bệnh đứng hàng đầu là chấn thương, ngộ độc; tiếp
theo là chương bệnh hô hấp; thai nghén, sinh đẻ và hậu sản; nhiễm trùng và kí sinh trùng
[3].
Theo Nguyễn Đình Hối, Đỗ Văn Dũng, Trương Đình Kiệt nghiên cứu phân tích
tình hình sức khỏe Việt Nam trong thời kỳ đổi mới thì gánh nặng bệnh tật hàng đầu ở
vùng nam trung bộ là tai nạn, bệnh nhiễm trùng, bệnh chu sinh. Trong các loại hình tai
nạn, ngã sông là quan trọng nhất, các khu vực khác tai nạn giao thông đứng hàng đầu
[31].


18

Qua các nghiên cứu đã chỉ ra rằng về cơ bản mô hình bệnh tật của nước ta đang
trải qua quá trình chuyển tiếp dịch tễ học, nghĩa là vừa phải đương đầu với các bệnh lây
nhiễm, vừa phải đương đầu với các bệnh không lây nhiễm.
1.4 Nghiên cứu về hoạt động khám chữa bệnh.
1.4.1 Hoạt động khám bệnh.
Do mức sống được nâng cao, người dân ngày càng quan tâm đến sức khoẻ của
mình hơn nên nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên. Hiện nay, sự đầu tư dành cho y tế
ổn định, trang thiết bị từng bước hiện đại hơn nên chất lượng khám chữa bệnh cũng tốt

hơn đòi hỏi tay nghề sử dụng cao của người thầy thuốc.
Một số chỉ số khám chữa bệnh đạt khá cao. Tổng số lần khám bệnh năm 2000 là
137.540.292 với số lần khám bệnh trung bình là 1,77. Năm 2001 là 146.944.901 với số
lần khám bệnh khám bệnh trung bình/người là 1,87 và năm 2002 là 155.586.076 với tỷ lệ
khám bệnh/người là 1,95. Năm 2010 Tổng số lần khám bệnh là 205.073.018 với số lần
khám bệnh trung bình là 2,36 [42].
Số lượt khám trung bình/đầu người tăng, các loại hình khám chữa bệnh cũng được
mở rộng như: KCB bằng bảo hiểm y tế, KCB theo yêu cầu, KCB định kỳ… Đặc biệt, tại
các huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long thì việc thống kê tình hình KCB để biết được
nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân là rất cần thiết.
1.4.2 Hoạt động điều trị.
Theo thống kê y tế năm 2000 tổng số người điều trị nội trú là 4.774.686 với ngày
điều trị trung bình của một bệnh nhân nội trú là 8,5 ngày trong đó tuyến trung ương là
14,12 ngày, y tế các ngành là 12,5 ngày và tuyến y tế địa phương 7,8 ngày. Năm 2001 số
ngày điều trị nội trú trung bình của một bệnh nhân nội trú là 6,38 ngày trong đó tuyến
trung ương là 11,37 ngày, y tế các ngành là 11,8 ngày và tuyến y tế địa phương là 6,18
ngày. Năm 2010 số ngày điều trị nội trú trung bình của một bệnh nhân nội trú là 7,35
ngày trong đó tuyến trung ương là 10,30 ngày, y tế các ngành là 11 ngày và tuyến y tế địa
phương là 7,11 ngày [42].
Số giường bệnh trên phạm vi toàn quốc qua các năm 2001 là 185.759 giường, năm
2007 là 202.941 giường, năm 2008 là 221.695 giường, năm 2009 là 237.914 giường, năm


19

2010 là 252.747 giường. Bình quân giường bệnh/10.000 dân qua các năm 2001 là 23,63;
năm 2007 là 23,83 và năm 2008 là 25,72, năm 2009 là 27,66, năm 2010 là 29,08 [42].
Đánh giá hoạt động chuyên môn tại TTYT huyện:
Dựa trên tiêu chuẩn của Bộ y tế đánh giá chất lượng quản lý chuyên môn phải dựa
vào các tiêu chuẩn sau:

- Tỷ lệ sử dụng giường bệnh (tại TTYT huyện là > 70%) [16].
- Ngày điều trị trung bình (tại TTYT huyện là < 5 ngày) [16].
- Đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn.
- Có đội ngũ chuyên môn kỹ thuật có tay nghề giỏi.
1.5 Về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, y học thế giới đã ghi nhận như sau: Với những
đặc điểm của địa lý tự nhiên như khí hậu, sông ngòi ... xuất hiện những bệnh đặc thù theo
vùng địa lý, như dịch bệnh sốt vàng, dịch bệnh Ebola châu Phi, dịch tả vùng châu thổ
sông Hằng (Ấn Độ và Băngladét), dịch HIV/AIDS ở những người có hành vi tiêm chích,
sinh hoạt tình dục không an toàn với người bệnh... hay như các bệnh không truyền nhiễm
như các bệnh tim mạch, huyết ấp cao ở những nước có trình độ phát triển... các bệnh
nhiễm trùng, nhiễm KST ở các nước và các cộng đồng kém phát triển…
Tuy nhiên, điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đến sự phát
sinh, tăng hay giảm một số bệnh mới như bệnh HIV/AIDS, H5N1, H1N1, SARS; nhiều
bệnh có xu hướng phát triển, chiếm tỷ lệ ngày càng cao trên phạm vi toàn cầu như bệnh
tim mạch, huyết áp… sự suy giảm và bị tiêu diệt của một số bệnh như đậu mùa, bệnh bại
liệt, bệnh phong, bệnh than…
Các nhà nghiên cứu sức khoẻ toàn cầu phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến MHBT
thành bảy nhóm là: 1. Kinh tế xã hội; 2. Thực phẩm; 3. Nước; 4. Hệ thống vệ sinh; 5. Các
yếu tố môi trường ; 6. Hành vi; 7. Dịch vụ y tế [26].
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Văn Bảo về yếu tố ảnh hưởng đến mô hình
bệnh tật ở Nghệ An, nguồn nước hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt thấp (Núi thấp
69,61%, đồng bằng 39,53%), hố xí không hợp vệ sinh, vấn đề sử dụng xử lý phân rác
chưa đảm bảo, kết hợp với nguồn nước không hợp vệ sinh là nguyên nhân chính của bệnh
đường ruột, bệnh giun, viêm phần phụ [2].


20

Với việc triển khai các hoạt động can thiệp y tế trong chương trình mục tiêu quốc

gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS theo quyết định
số 190/2001/QĐ-TTg ngày 13/12/2001 của thủ tướng chính phủ đó mang lại những hiệu
quả tốt. Theo báo cáo kết quả hoạt động chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một
số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, một số bệnh dịch trên địa bàn tỉnh đó
từng bước khống chế, đẩy lùi và tiến tới thanh toán loại trừ một số bệnh dịch nguy hiểm
trong tỉnh như: thanh toán bại liệt, tiến tới loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh phong
theo tiêu chuẩn qui định của tổ chức y tế thế giới. Giảm đáng kể một số bệnh trong
chương trình như: sởi giảm 19 lần, ho gà giảm 10 lần, bạch hầu không còn xảy ra, các
bệnh lao ở trẻ em giảm thấp, giảm nguy cơ thiếu hụt iode và bướu cổ ở trẻ em, suy dinh
dưỡng trẻ dưới 5 tuổi (cân nặng / tuổi) giảm từ 36,7% năm 1999 xuống còn 18,9% năm
2009.
[ - lieu - thong - ke - ve - tinh - trang- dinh duong - tre - em - qua - cac - nam. Aspx].
Những kết quả đó là hệ quả của các chính sách, các chương trình y tế tác động tới
mô hình bệnh tật trong giai đoạn đó. Sự ra đời của nhiều loại vaccin đã làm thay đổi
MHBT.
Trong 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến MHBT, việc nghiên cứu yếu tố cung cấp dịch
vụ y tế của các BV có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong việc nghiên cứu ảnh hưởng đến
MHBT của người bệnh nội trú trong BV. Một lý do chính là sự tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ khám chữa bệnh cũng biến đổi cùng với các yếu tố ảnh hưởng khác ở hầu hết các
nước trên thế giới. Tỷ lệ dân có khả năng tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh đó làm thay
đổi tỷ lệ tử vong đối với các bệnh phổ biến và tai nạn thương tích. Ở các nước có thu nhập
cao và thu nhập trung bình như Ba Lan, Costa Rica, tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế đạt gần như
100%. Ở Thái Lan là khoảng 60% [66]. Nước ta hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người
nghèo qua nghiên cứu của Viện chiến lược và chính sách y tế đã tiến hành điều tra về tình
hình sức khỏe và khám chữa bệnh cho người nghèo tại 5 tỉnh của dự án HEMA nhằm thu
thập các thông tin cơ bản để xây dựng và đánh giá dự án nhận thấy:


21


+ Người nghèo khi ốm đau chủ yếu đến cơ sở y tế nhà nước khám chữa bệnh.
Khoảng 30-40% người nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc và 20% ở Tây nguyên tự điều
trị khi ốm đau.
+ Hầu hết người dân mắc bệnh nhẹ đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, khoảng
97%. Đối với các bệnh nặng, người dân có xu hướng sử dụng dịch vụ ở các cơ sở y tế
tuyến trên như bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh.
+ Khoảng 40% đối tượng đã từng sử dụng thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh cho
biết sử dụng dịch vụ CSSK nhiều hơn kể từ khi có thẻ bảo hiểm.
+ Tỷ lệ không đi khám chữa bệnh và tự điều trị rất cao ở nhóm đối tượng không có
thẻ BHYT/thẻ KCB.
+ Trạm y tế xã là cơ sở y tế chủ yếu cung cấp các dịch vụ KCB ngoại trú cho người
nghèo. Bệnh viện huyện là cơ sở y tế chủ yếu cung cấp các dịch vụ KCB nội trú [24].
1.6 Tình hình nghiên cứu tại tỉnh Kiên Giang.
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh chưa triển khai nghiên cứu về MHBT chung
của tỉnh và cũng chưa có nghiên cứu nào về MHBT trong giai đoạn 2007-2011 ở BVĐK
huyện Châu Thành, để giúp cho định hướng quy hoạch, đầu tư BV huyện nói riêng cũng
như công tác CSSK nhân dân nói chung.
Việc nghiên cứu MHBT của người bệnh nội trú và một số yếu tố có liên quan đến
MHBT tại bệnh viện huyện là rất quan trọng. Vì MHBT thay đổi tương ứng với sự biến
đổi của điều kiện sống, nền kinh tế, sự phát triển khoa học kỹ thuật. Đây là một vấn đề
lớn, có rất nhiều nội dung và phức tạp, trong đó việc đề xuất ý kiến góp phần cho xây
dựng qui hoạch, định hướng công tác CSBVSKND trong thời gian tới là một nội dung
thiết thực.
Do thời gian, kinh phí và trình độ có hạn, nên luận văn này chỉ giới hạn nội dung
nghiên cứu ở phạm vi: “Mô hình bệnh tật, hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện
huyện Châu Thành và một số yếu tố ảnh hưởng giai đoạn 2007- 2009- 2011”, giúp cho
chính quyền, ngành y tế và nhân dân thấy được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
MHBT tại các BVĐK huyện và các yếu tố ảnh hưởng tác động, góp phần hoàn thiện nâng
cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.



22

Như đã trích dẫn ở trên, các nghiên cứu trước đây về MHBT, kể cả trong và ngoài
nước đó cho thấy:
- Mỗi cộng đồng có những đặc trưng về MHBT khác nhau.
- MHBT trên thế giới và ở từng cộng đồng luôn luôn thay đổi, tương ứng với sự
biến đổi của điều kiện môi trường sống, nền kinh tế, các chính sách xã hội, sự phát triển
khoa học kỹ thuật, hoạt động cung cấp các dịch vụ y tế...
- Con người có thể có những tác động và làm thay đổi MHBT ở từng thời gian và
địa điểm nào đó bằng cách can thiệp vào các yếu tố ảnh hưởng tác động MHBT.
1.7 Thông tin chung về địa điểm nghiên cứu.
Huyện Kiên Hải là cửa ngõ phía tây nam đi vào TP. Rạch Gía, cách trung tâm TP.
Rạch Gía từ 30 – 90km đường biển.
Về vị trí địa lý, huyện Kiên Hải nằm phía tây nam TP. Rạch Gía- thuộc vùng biển
đảo, có toạ độ địa lý 104.25độ - 104.40 độ kinh độ Đông và 9.37 độ đến 9.58 vĩ độ Bắc.
- Phía bắc giáp huyện Hòn Đất và Kiên Lương.
- Phía nam giáp huyện An Minh và huyện An Biên.
- Phía đông giấp TP. Rạch Gía .
- Phía tây giáp huyện Phú Quốc và Hà Tiên.
Huyện Kiên Hải có địa hình là biển đảo, toàn bộ đảo là núi đảo, trong đó có trên
70% là đá gốc, đá lộ, đá nổi có xuất xứ từ phún xuất Macma, chỉ một phần nhỏ là đá trầm
tích, đá vôi, không có phù sa, lớp thổ bì rất mỏng. Đây là hệ quả của một quá trình biển
tiến vào lục địa sau đó lùi đột ngột, tạo lập vùng nông và những núi đảo. Trầm tích phù sa
cận sinh trên những đảo đã bị rửa trôi, bào mòn nên tầng đất mặt hầu như không đáng kể.
Núi đảo Kiên Hải có địa hình cao nhất là 405m (ở Lại Sơn), còn lại có địa hình cao
trung bình so với mặt biển từ 100m – 300m.
Những đảo độc lập như Hòn Tre, Hòn Sơn Rái là nhóm đảo đá granit, đá lộ, đá nổi
trên 70 – 80%, dốc hiểm trở, bị bào mòn và rửa trôi mạnh, xuất hiện một số bậc thềm hẹp
đang ở tình trạnh xói mòn, tầng đất laterit vàng nhạt, cát pha khá mỏng.



23

Đảo Hòn Tre (xã Hòn Tre), được hình thành từ đá có nguồn gốc do núi lửa phun
trào, trầm tích bị biến chất. Thành phần đá gốc là loại macma granit xâm nhập, hạt thô
dăm kết thô tiếp tục bị phong hoá. Đặc trưng của đất là đất cát và cát pha chiếm 70%
Hòn Sơn Rái (xã Lại Sơn), thành phần đá gốc là loại macmagranit xâm nhập, hạt
nhỏ, mịn bị bào mòn mạnh và rửa trôi, đặc trưng của đất là cát và cát pha vàng nhạt đến
vàng nâu; đá nổi chiếm 70% diện tích.
Quần đảo Nam Du (xã An Sơn và Nam Du), thành phần đá gốc là loại macma phún
xuất đá gressgabro silic. Đặc trưng của đá là lớp đá kiến tạo nếp nứt vỡ sắc cạnh, bị bào
mòn mạnh, đá nổi chiếm tới 80% bề mặt.

Bản đồ hành chính


24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


25

2.1 Địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại TTYT huyện Kiên Kiên với nguồn số liệu của năm
2016.
Năm 2013, TTYT huyện Kiên Hải là bệnh viện hạng III; giường bệnh kế hoạch 55;
giường bệnh thực kê 55, trong đó bao gồm 05 phòng chức năng, 08 khoa, 01 phòng khám

ĐKKV, 02 trạm y tế và 01 tổ y tế quản lý y tế xã Hòn Tre. Bệnh viện có 55 giường bệnh.
Tổng số CBCNVC là 106, trong đó có 01 thạc sỹ QLBV; 02 BSCKI; 08 bác sỹ; 04
DSĐH; 06 Đại học khác; 39 y sỹ; 08 NHSTH; 09 DSTH; 18 Điều dưõng TH; 01 KTV; 07
sơ học..
- TTYT có hệ thống thống kê TTYT bằng phần mềm tin học vnpthis, phân loại bệnh
tật theo ICD-10 do Sở y tế triển khai, tạo điều kiện cho việc thu thập số liệu được nhanh
chóng, thuận tiện và chính xác.
- Chưa có nghiên cứu nào được triển khai tại TTYT này từ trước đến nay.
2.2 Thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu được triển khai từ tháng 01/2016 đến tháng 10/2016.
2.3 Đối tượng nghiên cứu.
Tất cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và ngoại trú trong thời gian năm
2016.
Tiểu chuẩn lựa chọn đối tượng: Trong bệnh án tại TTYT phải có đầy đủ các thông
tin sau: tên, tuổi, giới, địa chỉ, thời gian nhập viện, chẩn đoán, mã bệnh theo ICD-10.
2.4 Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1 Thiết kế ngiên cứu: Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang.
2.4.2 Mẫu nghiên cứu: là tất cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và ngoại
tru tại TTYT huyện Kiên Hải trong năm 2016.
2.4.3 Cách chọn mẫu.
Chọn tất cả các hồ sơ bệnh án điều trị nội trú và ngoại tru tại TTYT huyện Kiên
Hải trong năm 2016.
Các dữ liệu trong bệnh án được nhập vào phần mềm vnpthis. Hồ sơ bệnh án phải
có đầy đủ các thông tin sau: tên, tuổi, giới, địa chỉ, thời gian nhập viện, chẩn đoán, mã
bệnh theo ICD-10.


×