Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Một số hình thức nâng cao tính chủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo lớn 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 76 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảm ơn trường Trường
Đại học Quảng Bình cùng toàn thể các giảng viên trong Khoa Sư phạm Tiểu học Mầm non, Khoa Âm nhạc - Mỹ thuật đã truyền đạt kiến thức cũng như đã trực tiếp chỉ
dẫn cho tôi trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Nguyễn Chiêu
Sinh người đã tân tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt
thời gian qua học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cô và cháu trường Mầm non Đồng Phú đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian công tác nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè để khóa luận của tôi được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018
Sinh viên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp Đại học này do bản thân tôi thực hiện
duới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Chiêu Sinh. Các luận điểm, thông tin, dữ liệu,
hình ảnh minh họa trong khóa luận là khách quan, khoa học và đã được công bố, lưu
hành hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018
Người cam đoan


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.
Viết tắt
GDMN
GV
GVMN


HĐTH
VTT
NĐC
NTT

Ý nghĩa đầy đủ
Giáo dục mầm non
Giáo viên
Giáo viên mầm non
Hoạt động tạo hình
Vẽ trang trí
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài


HĐTH ra đời từ rất sớm, từ xa xưa con người đã biết mô tả cuộc sống của mình
qua những kí hiệu bằng hình vẽ trên đá trong các hang động với rất nhiều hình ảnh
sinh động, phong phú như: săn bắn, trồng trọt, lễ hội…. Hoạt động ấy gắn liền với quá
trình lao động và phát triển của đời sống con người. Ngày nay, HĐTH giữ vị trí vô
cùng quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. HĐTH là một hoạt
động nghệ thuật, góp phần đem đến cái đẹp, làm phong phú đời sống con người.
HĐTH cũng là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục cho trẻ, đây là hoạt động
tích cực đến việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Đối với trẻ mầm non, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lí thú, trẻ luôn muốn
khám phá thế giới xung quanh, luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt cảm
xúc của mình. Tri thức của trẻ về thế giới xung quanh dần được tăng lên, phong phú,
đa dạng, sinh động hơn do trẻ trực tiếp nhìn thấy, sờ thấy, qua các câu chuyện, phim

ảnh và làm nảy sinh ở trẻ sự tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ. Điều đó làm cho
trẻ bắt đầu chú ý, quan sát thế giới xung quanh một cách có ý thức hơn, tư duy, trí
tuệ… trẻ quan tâm đến cấu trúc, hình dáng, màu sắc, kích thước của các sự vật, hiện
tượng trong cuộc sống. Trẻ dần có nhu cầu thể hiện những gì mà mình đã quan sát
được bằng đường nét, màu sắc. Trong quá trình hình thành và phát triển khả năng cảm
thụ cái đẹp, đặc biệt là khả năng tư duy, tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Từ những
hình dáng, màu sắc đó chính là cảm xúc, tình cảm, là ước mơ mà trẻ đã thể hiện vào
sản phẩm của mình.
Trong số các hoạt động của trẻ mầm non, thì HĐTH vô cùng hấp dẫn trẻ. Với sự
phong phú của các thể loại như vẽ, nặn, cắt – xé dán... HĐTH không những giúp trẻ
tiếp cận một cách tích cực với thế giới xung quanh mà còn là cơ hội để trẻ thể hiện
tình cảm, cảm xúc, và tư duy của mình về những gì mà trẻ lĩnh hội, tiếp thu, quan sát
được. Bên cạnh đó, còn phát triển ở trẻ khả năng phối hợp giữa kỹ năng và tư duy, sự
tập trung ghi nhớ, chú ý, phân tích, hoàn thiện thêm các kỹ năng cơ bản.
Trong HĐTH thì hoạt động VTT có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ
mầm non, hoạt động này giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể lực, tư duy và
sáng tạo. Vì thế cần tạo điều kiện, tạo cơ hội cho trẻ được thực hiện hoạt động VTT để
nâng cao tính chủ động sáng tạo, khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú trong khi
thực hiện hoạt động tạo hình. Nhằm kích thích được tính chủ động sáng tạo trong VTT
của trẻ thì GV phải tạo cho trẻ niềm say mê hứng thú sáng tạo, tạo cho trẻ sự tập trung


chú ý, hấp dẫn trẻ, thu hút trẻ vào giờ học, tạo không gian học tập có thể nâng cao tính
chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo vẽ trang trí.
Tuy nhiên, trong thực tế GDMN thìHĐTH nói chung và hoạt động VTT nói
riêng vẫn chưa được các GV thực sự chú ý, quan tâm, chưa tạo cơ hội, còn nhiều hạn
chế về việc điều kiện cho việc nâng cao tính chủ động sáng tạo trong hoạt VTT của trẻ
ở các trường mầm non. Các phương pháp tạo hình còn mang tính áp đặt, rập khuôn,
theo mẫu, chưa phát huy hết được khả năng sáng tạo của trẻ trong tổ chức HĐTH đặc
biệt là VTT.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài:“ Một số hình thức
nâng cao tính chủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu và đề cập liên quan đến vấn đề này. Tuy
nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu vào vấn đề: Một số hình thức nâng cao tính
chủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. Vì vậy,
tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu hình thức nâng cao cao tính chủ động sáng tạo
trong hoạt động vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi để nhằm phát huy hết được
khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình đặc biệt là vẽ trang trí.
3. Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên có thêm một số hình thức nhằm nâng cao tính chủ động sáng
tạo trong hoạt động vẽ trang trí đối với trẻ.
- Nâng cao khả năng chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ trang trí.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số hình thức nâng cao tính chủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ
trang trí cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.
4.2.Khách thể nghiên cứu:
- Trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Đồng Phú - Thành phố Đồng Hới - Quảng
Bình.
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy chăm sóc nhóm trẻ 5-6 tuổi thuộc trường Mầm
non Đồng Phú - Thành phố Đồng Hới.
5. Giả thuyết khoa học:


Nếu giáo viên áp dụng một số hình thức trong đề tài đưa ra một cách hợp lý, linh
hoạt thì sẽ nâng cao tính chủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ trang trí đối với trẻ mẫu
giáo lớn 5 - 6 tuổi, phát triển hoàn thiện nhân cách của trẻ và góp phần nâng cao chất
lượng dạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý luận về tính chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ trang
trí.
- Khảo sát thực trạng mức độ chủ động sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động
vẽ trag trí ở trường Mầm non.
- Đề xuất và thực hiện một số hình thức nâng cao tính chủ động sáng tạo trong
hoạt động vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi .
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hình thức đã đề ra.
7. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tính chủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo
lớn 5-6 tuổi.
8. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Thu thập các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài
- Phân tích tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài
nghiên cứu
8.2. Phương pháp quan sát:
- Phương pháp này được tôi sử dụng khi nghiên cứu, quan sát việc tổ chức hoạt
động dạy vẽ trang trí cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Đồng Phú qua đó đánh giá
một số hình thức nâng cao tính chủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ trang trí cho trẻ
mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tốt mà giáo viên đã sử dụng.
- Quan sát thái độ, biểu hiện của trẻ khi tham gia vào hoạt động vẽ trang trí.

8.3.Phương pháp điều tra:
Điều tra bằng phiếu câu hỏi, đưa ra hệ thống câu hỏi xung quanh hoạt động vẽ
trang trí và cách tổ chức tiết vẽ trang trí ra sao tạo trường Mầm non Đồng Phú đối


tượng trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. Hệ thống các câu hỏi đưa ra cho giáo viên đánh dấu
vào những phần mình đã thực hiện được và ý kiến đề xuất một số hình thức nâng cao

tính chủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
8.4.Phương pháp trò chuyện
Gặp gỡ trực tiếp các cô giáo, trò chuyện với trẻ và phụ huynh của trẻ tìm hiểu
tính chủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ trang trí của trẻ để tìm ra một số hình thức
nhằm nâng cao khả năng của trẻ trong hoạt động vẽ trang trí.
8.5. Phương pháp phân tích
Thu thập sản phẩm của trẻ, xem xét, phân tích quá trình hoạt động vẽ trang trí
của trẻ.
8.6.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường Mầm non Đồng Phú để đánh giá tính
khả thi của một số hình thức đã đề xuất
8.7. Phương pháp toán thống kê toán học
Thống kê và tính % nhằm sử dụng số liệu thu thập được và đưa ra kết quả nghiên
cứu
9. Đóng góp mới của đề tài:
- Đề tài mong muốn đóng góp một số hình thức nâng cao tính chủ động sáng tạo
trong hoạt động vẽ trang trí cho trẻ, giúp giáo viên lựa chọn các biện pháp phù hợp
trong quá trình hướng dẫn trẻ vẽ trang trí nhằm nâng cao khả năng chủ động sáng tạo
của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.
- Góp phần nâng cao khả năng chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ
trang trí.
- Làm rõ thực trạng trạng khả năng chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo
hình ở trường mầm non
10 . Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần nội dung
được chia làm 3 chương theo trình tự:
Chương 1: Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng khả năng chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ
trang trí ở trường mầm non Đồng Phú - Thành phố Đồng Hới.



Chương 3: Một số hình thức nâng cao tính chủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ
trang trí cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ở trường Mầm non Đồng Phú - Thành phố Đồng
Hới.
- Phần cuối khóa luận có tài liệu tham khảo và phụ lục
- Sản phẩm thực nghiệm trước và sau của trẻ


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Cơ sở lý luận
HĐTH là một hoạt động mang tính chất quan trọng không thể thiếu trong chương
trình chăm sóc GDMN. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình
cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp phần
phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một
cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ
năng, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo
thông qua các hoạt động đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến
linh hoạt.
Thông qua HĐTH giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức được thực hiện thật khách
quan bằng hình tượng nghệ thuật, phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc,
kích thước, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng. Khi tham gia
các HĐTH trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà chúng tri giác
được. Đó chính là những biểu tượng được hình thành trong quá trình trực tiếp đồ vật
hiện tượng trong khi dạo chơi, tham quan và vui chơi các đồ chơi trẻ em. Khi quan sát
trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc, không gian của đồ vật như vậy hoạt động
tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở trẻ những thao tác tư duy như
“phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển tư duy trực quan hình tượng và phát
triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo” đồng thời trong quá trình trẻtham gia HĐTH
ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo,giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái

đẹp, cái tốt, phận biệt được cái thiện cái ác. Trong quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn
luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích, trẻ được hòa đồng trong tập thể. Từ đó
hình thành ở trẻ tính đoàn kết, sự tương trợ giúp đỡ mọi người, trẻ cởi mở thân ái với
bạn bè và những người xung quanh.
HĐTH còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non. Thông qua HĐTH phát
triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ về vẻ đẹp
đa dạng của hình dáng, sự phong phú về màu sắc của các đồ vật trong thiên nhiên, các
yếu tố tạo hình như sự đa dạng về cấu trúc, hình dáng , đường nét. Tất cả các yếu tố
trên đã thu hút sự hứng thú và tạo cho trẻ những cảm xúc tình cảm thẩm mĩ được nảy
sinh và trở nên sâu sắc.


HĐTH có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ mầm non, là hoạt động
tạo ra sản phẩm, quá trình tạo hình là một quá trình lao đông nghệ thuật mang tính
sáng tạo, còn góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng.Để tạo
ra sản phẩm trẻ phải nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình và kỹ năng sử dụng dụng
cụ, vật liệu cùng với tính tích cực độc lập, chủ động sáng tạo.Các nhà GDMN cho rằng
“Trẻ mẫu giáo nên tham gia vào sáng tạo nghệ thuật - đặc biệt VTT và thưởng thức
chiêm ngưỡng sản phẩm của bạn bè. Bởi vì HĐTH - VTT là nơi trẻ thể hiện mình và
cũng là điều kiện giúp phát triển toàn diện”.[14 ]
Vẽ - đặc biệt VTT là một hình thức hoạt động tạo hình ở trường mầm non. Vẽ
giúp trẻ thể hiện cảm xúc, ấn tượng về vẻ đẹp của thiên nhiên, đồ vật, cuộc sống xung
quanh bằng đường nét, hình, mảng, màu sắc trên mặt phẳng. Qua hoạt động VTT hình
thành ở trẻ đức tính tốt, giúp trẻ phát triển tốt các giác quan, giúp trẻ phát triển cơ bàn
tay, cổ tay, ngón tay và đặc biệt giúp trẻ phát triển tính chủ động sáng tạo trong khi vẽ.
Trẻ biết tự mình tạo ra một sản phẩm hoàn thiện, khéo léo linh hoạt cũng là một nghệ
thuật của trẻ thơ. Như chúng ta đã biết, lứa tuổi mầm non là lứa tuổi trẻ còn ngây thơ,
trong sáng như một trang giấy trắng và người giáo viên sẽ là những người viết lên
trang giấy đó những lời hay ý đẹp, viết lên nhân cách của một con người.
Tuy nhiên, không phải lúc nào sự gợi ý và hướng dẫn của GV cũng giống ý thích

của trẻ. Đặc biệt trẻ 5 – 6 tuổi khả năng cảm nhận và lĩnh hội thế giới xung quanh
phong phú và do đó HĐTH trẻ càng đa dạng. Đối với trẻ, HĐTH rất cần thiết nhằm
phát triển kiến thức,kỹ năng thể hiện nghệ thuật và đặc biệt tính chủ động sáng tạo của
trẻ. Cùng với đó GDMN đòi hỏi chất lượng dạy và học ngày càng cao, đòi hỏi trẻ phải
chủ động, tích cực, sáng tạo hơn trong mọi hoạt động nhằm đáp ứng sự thay đổi của
đất nước, nhu cầu của phụ huynh cũng đặt vào giáo viên nhiều hơn. Hiểu được vai trò
quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi một số hình thức nâng cao tính chủ động sáng tạo trong
hoạt động vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.
1.2. Cơ sở thực tiễn
HĐTH - VTT là phương tiện để trẻ thể hiện ấn tượng, hiểu biết, ý muốn của
mình về thế giới xung quanh. Kết quả của HĐTH - VTT phụ thuộc vào kiến thức, kinh
nghiệm mà trẻ tích lũy được trong các hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các
hoạt động tạo hình sẽ tạo cho trẻ nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng, nâng


cao khả năng chủ động sáng tạo của trẻ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về trí tuệ,
đạo đức, thể chất, lao động và đặc biệt với giáo dục thẩm mỹ.
Với trẻ 5 – 6 tuổi HĐTH - VTT còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc chuẩn bị
điều kiện thuận lợi cho trẻ vào tiểu học. Trong chương trình GDMN mục đích của việc
dạy tạo hình cho trẻ là phải tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho trẻ
trong học tập, lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển khả năng cảm thụ của trẻ và xúc
cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ hình thành tình yêu đẹp với thiên nhiên,
cuộc sống con người và nghệ thuật. HĐTH - VTT còn giúp trẻ hình thành và hoàn
thiện các kỹ năng, kỹ xảo,năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng
tạo. Thực hiện tốt HĐTH - VTT trong trường mầm non sẽ góp phần nâng cao ở trẻ tính
chủ động sáng tạo, sự phát triển tư duy, trí tuệ, thẩm mỹ, giáo dục trẻ một cách toàn
diện.
Đặc điểm chung của trẻ ở trường mầm non là rất thích vẽ, và đây là nhu cầu nên
trẻ rất say sưa nhưng phần lớn sản phẩm của trẻ có lúc thiếu có lúc lại thừa các chi tiết,
tỷ lệ, bố cục tranh thiếu cân xứng. Chính vì sự say mê của trẻ nên trẻ không quan tâm

lắm đến tư thế thực hiện hoạt động, cách cầm bút… Muốn tạo cho trẻ niềm say mê
hứng thú khám phá, quan sát tìm tòi sáng tạo sau đó tự mình muốn thể hiện được sản
phẩm. Trước hết GV phải xây dựng được môi trường phong phú, hấp dẫn để kích thích
sự hứng thú trẻ lần sau đến lớp những hình ảnh chủ đích đập vào mắt trẻ để trẻ mốn
quan sát, sờ lên tranh, tự trò chuyện về cảnh vật trong tranh qua đó phát huy được tính
chủ động sáng tạo cũng như ngôn ngữ, đồng thời giáo dục tính thẩm mỹ cho trẻ.
1.3. Lịch sử nghiên cứu khả năng chủ động sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong
hoạt động vẽ trang trí.
1.3.1. Khái niệm về trang trí
Theo cách hiểu thông thường, trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Nó giúp cho cuộc
sống xã hội thêm phong phú và con người hoàn thiện hơn. Ý thích làm đẹp, mong
muốn cái đẹp luôn tồn tại trong mỗi con người dù đó là ai và sống trong hoàn cảnh
nào. Vào những ngày lễ tết ai cũng muốn trang trí nhà cửa của mình sao cho thật trang
hoàng, đẹp mắt. Đường phố được trang trí bằng những băng rôn, khẩu hiệu, cờ hoa…
Trong các cuộc họp quan trọng thì việc trang trí hội trường được chuẩn bị rất kỹ
lưỡng vì nó chính là bộ mặt của đơn vị đứng ra tổ chức. Trong cuộc sống hằng ngày,
rất nhiều đồ vật mà ta thường sử dụng như bát, đĩa, ấm chén, lọ hoa, khăn bàn, đồng


hồ, xe đạp, xe máy, ô tô, bàn ghế, giường tủ… Tất cả đều có những họa tiết trang trí
nhằm làm cho đồ vật đó đẹp thêm, hấp dẫn và có giá trị thẩm mỹ hơn. Những hình ảnh
trang trí đó rất phong phú, nhằm làm cho đồ vật đó đẹp hơn, tạo cho người xem cảm
giác gần gũi hơn. Đó chính là nét nổi bật của nghệ thuật trang trí.
Vì vậy, trang trí là do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống, giúp
cho đời sống và xã hội trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.
1.3.1.1. Khái niệm về vẽ trang trí
VTT là thể hiện cái đẹp của sự trình bày bằng nghệ thuật sắp xếp đường nét, màu
sắc, hình mảng. Trang trí bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội. Mỗi thời đại, trang trí
có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau, cũng như nhìn nhận cái đẹp của trang trí qua
từng thời kỳ xã hội, từng tôn giáo cũng có nhiều cách VTT riêng biệt. Trang trí luôn là

một nhu cầu thiết yếu của con người, của xã hội và chiếm một vị trí quan trọng trong
đời sống con người (kiến trúc, đô thị trang trí nội thất, trang trí ngoại thất, trang trí ấn
loát, trang trí phục trang, trang trí điện ảnh sân khấu…). Từ xa xưa trang trí luôn là
nhu cầu thiết yếu của con người, bất kỳ dân tộc trên thế giới cũng có những màu sắc
văn hóa riêng biệt của mình. Khi nhìn vào những đồ vật, đồ dùng, những công trình
mang tính lịch sử chúng ta thấy sự thể hiện rất rõ nhất ở các hoa văn, họa tiết trong các
đồ dùng (trống đồng, mũi tên, thuyền bè, cán dao, thổ cẩm…), trên các đình chùa lăng
tẩm (hoa văn trên bia đá, họa tiết chim hạc ở trống đồng, họa tiết rồng phượng, họa tiết
trên các kèo cột…). Xung quanh chúng ta bất kỳ một đồ vật nào cũng được trang trí.
Từ những vật nhỏ như quyển sách, quyển vở, cây bút đã có hình dáng, màu sắc trang
trí khác nhau đến quần áo, vải vóc, bàn ghế, ấm chén, gạch hoa, các công trình văn hóa
(nhà hát, công viên…) thì hình dáng, màu sắc càng muôn vẻ và tinh tế. Những kết quả
đó nói lên sự sáng tạo về trang trí vô cùng phong phú và to lớn của con người.
1.3.1.2. Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của vẽ trang trí
VTT được hình thành và phát triển qua quá trình lao động sản xuất và đấu tranh
sinh tồn của con người. Kểtừ thời sơ khai của lịch sử, khi loài người còn ở trong hang
động, cuộc sống dọc theo các triền sông, họ đã biết sử dụng các công cụ thô sơ như
đoạn cây, hòn đá làm công cụ đào bới, săn bắt để sinh sống. Dần dần họ biết làm cho
những công cụ đó hoàn hảo và dễ dàng sử dụng hơn, biết đánh dấu công cụ để khẳng
định đồ vật của mình. Cứ như thế nâng dần lên những hình trang trí cho đẹp mắt và
chế tác ra công cụ phục vụ cho cuộc sống như: rìu, dao, ấm… Các loại hình nghệ thuật


chính là những dấu hiệu rõ nét ghi lại những bước tiến hóa ấy qua từng thời đại. Tại
các di tích khảo cổ được biết đến, người ta tìm thấy những hình khắc trên các hang,
vách đá mô tả cảnh săn bắn như: hang Ô-ri-nhắc (Pháp), hang động ở Tây Ban Nha…
Cùng các dân tộc khác trên Trái đất, người Việt cổ cũng có những phát triển tương tự
về mỹ thuật trang trí của mình trên các đồ dùng thực dụng bằng gỗ, đá, sắt, đồng…
Nghệ thuật trang trí ở Việt Nam cũng phát triển theo trào lưu chung của sự phát
triển xã hội. Thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn…mỗi giai đoạn đều có những công trình nghệ

thuật trang trí của dân tộc như: Đình Tây Đằng, chùa Phật Tích, chùa Đậu, chùa Tây
Phương, chùa Keo…
1.3. Vai trò của hoạt động vẽ trang trí đến sự phát triển của trẻ
Hoạt động VTT là một trong những nội dung giáo dục thẩm mỹ toàn diện cho trẻ
mẫu giáo, thông qua đó phát triển cảm giác, tri giác, thị giác, phát triển khả năng cảm
thụ và khả năng sáng tạo, đồng thời vẽ còn là sự biểu lộ thái độ tình cảm yêu, ghét của
trẻ đối với thế giới xung quanh. Chúng ta đều biết rằng tất cả mọi trẻ em đều biết vẽ
trước khi biết viết. Khi khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện, hội họa là
phương tiện để biểu đạt hiệu quả và lý thú nhất. Nét vẽ nguệch ngoạc, hồn nhiên hết
sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng quan sát, cảm thụ
cái đẹp và hình thành khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.
1.3.1. Hoạt động vẽ trang trí giúp nâng cao khả năng quan sát và trí tưởng
tượng
Học VTT khác với các môn khoa học khác, nếu như môn khoa học kết quả phải
đúng cho dù có nhiều phương pháp để dẫn đến một kết quả đó, còn đối với việc VTT
thì cùng một đề tài nhưng mỗi trẻ lại tạo ra những sản phẩm khác nhau, cách thể hiện
khác nhau do mỗi trẻ đều có những quan sát, suy nghĩ, cảm xúc khác nhau. Nếu cùng
một đề tài đó mà tranh vẽ giống nhau thì nó chỉ là sự dập khuôn, không còn sự sáng
tạo.
Đối với vẽ tranh màu sắc là một trong những yếu tố chủ đạo thu hút sự chú ý đầu
tiên của trẻ. Do đó, VTT sẽ giúp trẻ sớm làm quen với màu sắc là một cách hiệu quả
để tăng khả năng quan sát, sự sáng tạo ở trẻ.


Vì vậy, khi trẻ VTT người dạy phải biết khơi gợi để trẻ biết nhìn thấy những đặc
điểm, màu sắc của các vật và hiện tượng xung quanh thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi
dưỡng trí tưởng tượng, sự sáng tạo.
1.3.2.Tạo hứng thú cho trẻ
Tư duy của trẻ còn nặng về trực quan hình ảnh, cho nên trong quá trình trẻ vẽ
nên lựa chọn cho trẻ các giáo cụ trực quan có hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc sẽ thu

hút được sự chú ý đối với trẻ hơn là những hình ảnh tối màu, xấu. Tạo yếu tố bất ngờ
trong hoạt động VTT để trẻ khám phá đối tượng và tìm ra đặc điểm, tính chất của đối
tượng đó qua các giác quan, đồng thời kết hợp với những trò chơi, bài hát, điệu nhạc,
những đoạn video về các sự vật, hiện tượng liên quan đến bài VTT của trẻ cũng là một
yếu tố kích thích trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động học tập. Trong quá trình trẻ
VTT chúng ta không nên chê trẻ mà phải động viên, khen trẻ đúng lúc, kịp thời để trẻ
cósáng tạo, có hứng thú mong muốn hoàn thành sản phẩm.
1.3.3.Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ cho trẻ
Khi trẻ vẽ - đặc biệt VTT, việc quan sát, tìm hiểu sự vật hiện tượng giúp trẻ nhận
ra các đặc điểm thẩm mĩ của đối tượng được miêu tả (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ
lệ, sự sắp xếp không gian...), là những yếu tố kích thích sự xuất hiện những xúc cảm
thẩm mĩ giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên. Khi VTT cũng dẫn dắt trẻ
đến với những hiện tượng sôi động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng
như: màu đỏ gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi liên tưởng đến màu cờ, màu
vàng gợi cho trẻ liên tưởng tới cánh đồng lúa chín, màu xanh gợi liên tưởng tới đồng
cỏ xanh mướt... Trẻ càng được tiếp cận nhiều với thế giới xung quanh một cách có ý
thức bao nhiêu thì những tình cảm thẩm mĩ càng sâu sắc bấy nhiêu. Đối với hoạt động
dạy vVTT, tác dụng thẩm mĩ phụ thuộc vào đối tượng miêu tả có đẹp không? có hấp
dẫn không? để mang lại niềm vui, hứng khởi cho trẻ. Trên cơ sở đó, trẻ hứng thú và
nhu cầu hoạt động với vẽ, muốn thể hiện những hình ảnh, màu sắc đó vào trong tranh
vẽ theo cảm nhận của mình.


1.3.4. Bồi dưỡng khả năng sáng tạo cho trẻ
VTT sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí
không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp trẻ thông minh hơn. Trong quá trình
VTT, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn màu cố định. Sau khi
nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo
nhiều hơn. Để phát huy khả năng sáng tạo trong các hoạt động VTT cần tăng cường
những nội dung miêu tả theo chủ đề, theo dự định sáng tạo riêng của trẻ, cho trẻ tự lựa

chọn nội dung thể hiện những hiểu biết về thế giới xung quanh, từ hiểu biết và cảm
xúc của mình.
1.3.5. Vẽ trang trí chính là sự thể hiện cảm xúc
VTT chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể
hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong.
Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ
của trẻ, trẻ vui thì màu sắc thể hiện trong tranh tươi sáng, rực rỡ, và ngược lại. Ví dụ:
khi trẻ vẽ ông mặt trời có trẻ vẽ màu vàng, có trẻ vẽ màu đỏ nhung cũng có trẻ vẽ màu
xanh. Đó là tâm trạng của bé với những suy nghĩ, cảm xúc khác nhau, có thể là tâm
trạng hướng về người thần, gia đình. Tranh VTT có giá trị giáo dục rất lớn đói với
trẻ,trẻ em thích VTT dù chỉ mới là những bức tranh VTT theo cảm hứng, động tác
vụng về nhưng vẫn là cách trẻ thể hiện “tài năng” của mình. Trẻ được tự do tưởng
tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh. Cha mẹ, thầy cô và cảnh vật luôn
là đối tượng trẻ muốn thể hiện đầu tiên, là hình tượng nghệ thuật quan trọng có tác
dụng gợi mở khả năng hội họa của trẻ.
1.4.Giáo dục thông qua vẽ trang trí cho trẻ
1.4.1. Vai trò của hoạt động vẽ trang trí đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho
trẻ mẫu giáo lớn
VTT là một hoạt động nghệ thuật, tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của các giác quan: Việc quan sát, tìm hiểu các sự vật hiện tượng giúp trẻ nhận ra
các đặc điểm thẩm mỹ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỷ lệ, sự sắp xếp trong không
gian…) nhận ra những nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả.


Các đặc điểm thẩm mỹ phong phú, đa dạng của các đối tượng miêu tả là những
yếu tố kích thích sự xuất hiện những rung động thẩm mỹ (cảm xúc về cái đẹp của hình,
màu, nhịp điệu…). Từ xúc cảm thẩm mỹ mà hình thành nên tình cảm thẩm mỹ và thái
độ thẩm mỹ giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên các tác phẩm nghệ thuật.
Sự phối hợp cuả khả năng tri giác thẩm mỹ và nhận thức thẩm mỹ với yếu tố tình cảm
thẩm mỹ và thái độ thẩm mỹ sẽ làm cho quá trình tiếp xúc, quan sát tìm hiểu các đối

tượng miêu tả trong tạo hình thực sự trở thành một quá trính cảm thụ thẩm mỹ.
Quá trình thể hiện sản phẩm là điều kiện thuận lợi cho trẻ vận dụng tích cực vốn
biểu tượng đã tích luỹ được để phối hợp, xây dựng hình tượng mới làm cho các sản
phẩm tạo thành của trẻ ngày càng trở nên sinh động đầy hấp dẫn và mang màu sắc
nghệ thuật. Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phương tiện truyền cảm mang tính trực
quan (đường nét, hình dạng, màu sắc…) sẽ làm cho cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày
càng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng của trẻ mang tính nghệ thuật của trẻ ngày
càng phong phú.
Hoạt động VTT không chỉ là cơ hội thuận lợi cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái
đẹp, luôn được rèn luyện trong việc tìm kiếm, tìm hiểu về cái đẹp ở trong cuộc sống
cũng như ở trong thiên nhiên mà còn làm nảy sinh và nuôi dưỡng ở trẻ hứng thú và
niềm say mê, chủ động tích cực sáng tạo cái đẹp. Chính hứng thú trong hoạt động VTT
đã giúp trẻ khám phá cái đẹp, cái mới lạ trong thế giới xung quanh, cái mà khi chưa
tham gia vào hoạt động VTT trẻ chưa từng thể hiện lại. Khác với các hoạt động khác ở
trường mầm non, khi tham gia hoạt động VTT trẻ không chỉ làm quen với cái đẹp
trong cuộc sống mà cả cái đẹp trong nghệ thuật (tranh, ảnh, đồ thủ công mỹ nghệ...).
Các tác phẩm nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi sẽ mở ra trước mắt trẻ sự phong phú,
sống động, vẻ đẹp rực rỡ các sắc màu, hình dạng, ánh sáng, không gian...và sự biến đổi
sinh động của chúng trong thế giới xung quanh. Qua đó trẻ sẽ so sánh đối chiếu giữa
hiện thực và các tác phẩm nghệ thuật sẽ giúp trẻ nhận ra cái đẹp của các sự vật, hiện
tượng xung quanh và mong muốn thể hiện cái đẹp đó một cách sáng tạo nhất.
Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm trong các phương tiện truyền cảm đặc
trưng cho các loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, màu sắc, bố cục không
gian... Chính là con đường lĩnh hội của các kinh nghiệm văn hoá thẩm mỹ rất phù hợp
với lứa tuổi của trẻ, trên cơ sở đó mà hình thành thị hiếu thẩm mỹ.


1.4.2. Ý nghĩa của hoạt động vẽ trang trí đối với việc nâng cao tính chủ động
sáng tạocho trẻ mẫu giáo lớn
Hoạt động VTT lấy việc nâng cao tính chủ động sáng tạocho trẻ mẫu giáo lớn

làm mục đích là vô cùng quan trọng. Như vậy, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
nói chung là giáo dục toàn diện đó là phát triển cả về đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
lao động. Vì thế trong chương trình các cấp học đều có nội dung thẩm mỹ. Nâng cao
tính chủ động sáng tạocho trẻ mẫu giáo thông qua các môn học, trong đó các môn
nghệ thuật như: văn học mỹ thuật, âm nhạc, kịch…
Ở trường mầm non, chương trình GDMN, chương trình HĐTH chiếm khá nhiều
thời gian và thông qua nhiều bài học như: vẽ, nặn, xé, gián, chắp ghép và làm quen với
sản phẩm tạo hình. Tất cả mọi hoạt động tạo hình ở trường mầm non, đều hướng đến
nâng cao tính chủ động sáng tạocho trẻ mẫu giáo cho trẻ tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc,
làm quen và tập tạo ra cái đẹp để trẻ nâng cao nhận thức thẩm mỹ và vận dụng những
hiểu biết về cái đẹp về trong cuộc sống hằng ngày, từ đó trẻ có ý thức tôn trọng, quý
trọng và bảo vệ sản phẩm của trẻ cũng như của các bạn làm ra.
Hoạt động VTT có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao tính chủ động sáng
tạo ở trẻ mẫu giáo, khi trang trí thì sẽ tập trung VTT theo ý tưởng của trẻ tưởng tượng
ra, trẻ muốn tạo ra sản phẩm đẹp nên thu hút sự tập trung chú ý, khả năng sáng tạo, sự
chủ động, tích cực ở trẻ.
1.5. Lý luận về tính chủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ trang trí của trẻ
mẫu giáo.
1.5.1.Chủ động
- Là tự mình quyết định hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn
cảnh bên ngoài.
- Thường khi làm việc gì, muốn thành công thì phải chủ động. Chủ động nghĩa là
hành động theo những dự tính của mình định ra chứ không phải do người khác áp đặt.
Tất cả mọi thứ trong cuộc sống muốn thành công đòi hỏi yếu tố bản thân người
thực hiện phải chủ động.
1.5.2.Sáng tạo
1.5.2.1.Khái niệm về sáng tạo


Đối với L.X.Vưgôtxki hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất của con

người, và cơ sở vật chất của sáng tạo chính là bộ não “Bộ não không những là một cơ
quan giữ lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó còn phối hợp một cách sáng
tạo và xây dưng nên những tình thế mới và những hành vi mới bằng những yếu tố của
kinh nghiệm cũ đó”[19,Tr8]. Hoạt động sáng tạo được ông nhìn nhận như sau:“Sự
sáng tạo thật ra không chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm vĩ đại, mà ở khắp nơi
nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra cái gì mới, cho dù cái ấy nhỏ
bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài…”[18,Tr10]
Theo Freud “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình, là sự tiếp tục và thay
thế trò chơ trẻ con cũ”.[10,Tr28]
Theo tác giả Chu Quang Tiềm đã định nghĩa sáng tạo là: “Căn cứ vào những ý
tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén gạt bỏ chọn lọc tổng hợp thành một hình
tượng mới”.[5,Tr295]
Trong từ điển Tiếng Việt:“Sáng tạo là tìm ra cái mới, giải quyết mới, không bị
gò bó, phụ thuộc vào cái đã có”.[5, Tr9]
Trong “Sổ tay tâm lý học”, tác giả Trần Hiệp và Đỗ Long cho rằng: “Sáng tạo là
một hoạt động tạo lập phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần. sáng tạo đòi hỏi
cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kỹ năng với điều kiện như
vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc”.[7, Tr5]
Theo tác giả Nguyễn Huy Tú thì: “Sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước
hoàn cảnh có vấn đề. Quá trình này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó
con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình bằng các tư duy độc lập đã tạo ra được
những ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó con
người sáng tạo gạt bỏ các giải pháp truyền thống để đưa ra những giải pháp mới,độc
đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra”. [16,Tr25]
Tóm lại, những nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về sáng
tạo nhưng có điểm chung là sáng tạo là một quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới.
Trên cơ sở phân tích một số quan niệm trên chúng ta có thể đồng ý với kết luận:
Sáng tạo là quá trình tư duy dộc lập, con người đã phối hợp, biến đổi và xây dựng nên
những cái mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm có sẵn của
mình.

1.5.2.2.Đặc điểm sáng tạo của trẻ mẫu giáo.


Khả năng sáng tạo như là khả năng trực giác ở trẻ được sinh ra cùng đứa bé.
Trong mọi hoạt động của mình trẻ luôn có cảm giác thắc mắc, tò mò cao độ và sự nỗ
lực nhằm khám phá thử nghiệm và thao tác độc đáo mang tính trò chơi. Đó là biểu
hiện mang tính sáng tạo của trẻ. Sự sáng tạo của trẻ mẫu giáo có những đặc điểm sau:
Sự thể hiện đặc trưng của sáng tạo là sự tự do tâm lý, trẻ tự do thể hiện cái tôi của
mình trong việc nhận thức, tìm hiểu và hành động với các sự vật hiện tượng trong môi
trường xung quanh. Sáng tạo của trẻ thể hiện một cách tự phát, độc lập với ý muốn của
người lớn.
Sáng tạo của trẻ như một trò chơi nảy sinh từ nhu cầuchơi của trẻ, trẻ sáng tạo
dựa trên vốn hiểu biết về thế giới xung quanh của mình và trẻ không sáng tạo cái gì mà
trẻ không biết. Trẻ có thể sáng tạo đột nhiên, có cách làm việc tự do, không cần bắt
chước, sản phẩm của trẻ tạo ra ít khi trẻsuy nghĩ lâu về tác phẩm của mình. Trẻsáng
tạo vào sản phẩm của mình nhanh chóng những tình cảm tràn ngập trong lòng trẻ. Trẻ
tự mình khám phá, tìm tòi, nghĩ những cái mới và tái hiện cái mới đó với niềm vui
sướng, phấn khởi.
Sáng tạo của trẻ mang tính tổng hợp các lĩnh vực trí tuệ, tình cảm, ý chí đặc biệt
là tưởng tượng sáng tạo được hưng phấn với một sức mạnh trực tiếp từ cuộc sống.
Trong quá trình sáng tạo, sự bắt chước đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên sự tái hiện
lại trong quá trình đó không giống trong thực tế. Sáng tạo của trẻ mang tính tổng hợp
các lĩnh vực trí tuệ, tình cảm, sự sáng tạo...được trẻ lấy từ cuộc sống. Những sản phẩm
mà trẻ tạo ra không phải là hồi ức đơn giản mà là sự sáng tạo những ấn tượng về thế
giới xung quanh mà đã có ở trẻ từ đó trẻ hứng thú sáng tạo ra cái mới, hứng thú tạo ra
những sản phẩm đẹp.
So với người lớn, tri thức và kinh nghiệm của trẻ còn ít ỏi, trí tưởng tượng của trẻ
còn nghèo nàn, hứng thú đơn giản và sơ đẳng nhưng do sự dễ dãi, sự mộc mạc của trí
tưởng tượng nên trẻ sống trong thế giới tưởng tượng nhiều hơn, trẻ tin vào những sản
phẩm của trí tưởng tượng nhiều hơn do đó mà trẻ dễ có những biểu hiện sáng tạo. Tầm

nhìn về thế giới xung quanh của trẻ còn rất hạn chế nên các sản phẩm sáng tạo của trẻ
còn mang tính ước lệ và rất ngây thơ. Sản phẩm của trẻ có thể hoàn hảo nhưng ưu thế
là trẻ đã sáng tạo trong quá trình tạo ra sản phẩm. Những cái mới, cáo độc đáo trong
sản phẩm của trẻ có ý nghĩa đối với sự phát triển bản thân trẻ, có vai trò to lớn trong


không chỉ trong việc phát triển trí tuệ, tư duy, nhân cách mà còn phát triển khả năng
chủ động sáng tạo của trẻ.
Ý nghĩa của sự sáng tạo của trẻ không nên xem xét ở kết quả, ở sản phẩm sáng
tạo mà làbản thân trẻ trong quá trình sáng tạo. Điều quan trọng là không phải cái mà
trẻ xây dựng nên, làm nên mà là trẻ đang được sáng tạo, đang được rèn luyện trong
hoạt động tưởng tượng sáng tạo và thể hiện sự tưởng tượng đó. Khi trẻ tạo ra sản phẩm
tạo hình cần tổ chức một cách nghiêm túc, giúp trẻ rèn luyện những khát vọng và kỹ
năng sáng tạo của mình. Hoạt động sáng tạo mang lại khoái cảm trong khi chơi cho
đứa trẻ, rèn luyện tính sáng tạo, các tư chất khác cho trẻ.
1.6. Đặc điểmchủ động sáng tạo trong hoạt động vẽ trang trí của trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi
Trẻ 5 – 6 tuổi khả năng ghi nhớ và chú ý đã có chủ định, khả năng quan sát của
trẻ đã biết đầy đủ về hình dáng, màu sắc, kích thước, tỷ lệ đối tượng. Ở lứa tuổi này,
trẻ không chỉ phát triển toàn diệncả trí tuệ, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và tư duy.
Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về thể loại, các thao tác và thiết lập nhanh
chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và
xa... Đối với HĐTH - VTT trẻ không chỉ biết các kỹ năng cơ bản mà còn biết nhận xét
và diễn tả được ý định qua hành động và ngôn ngữ. Đây là giai đoạn trẻ phát triển
mạnh về tư duy, trẻ biết so sánh, đánh giá, trẻ thích làm theo ý thích của mình. Vì thế,
việc chủ động sáng tạo trong hoạt động VTT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cũng rất được
quan tâm.
Ở tuổi này, trẻ biết hướng ý thức, chú ý của mình vào các đối tượng cần cho các
hoạt động như: vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ.Trẻ có khả năng chú ý có
chủ định từ 37 - 51 phút, đối tượng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự

tò mò, ham hiểu biết của trẻ.Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2 -3 đối tượng cùng
một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, trẻ dễ dao động. Sự di
chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt, sự phân tán chú ý ở trẻ
còn mạnh, nhiều khi trẻ không tự chủ được do xung lực bản năng chi phối. Do vậy,
khả năng chủ động sáng tạo trong hoạt động VTT của trẻcòn bị nhiều yếu tố chi phối.


Sự tập trung chú ý của trẻ còn bị ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều yếu tố nên sự tập
trung của trẻ, sự sáng tạo khi trẻ tham gia hoạt động VTT chưa đạt được kết quả cao.
Khả năng chủ động vào tất cả mọi việc cũng như hoạt động VTT còn chưa cao,
thường thì khi được yêu cầu trẻ mới thực hiện VTT, ít khi trẻ chủ động trong việc vẽ
trang trí.
Vì vậy, nên khi cần nâng cao tínhchủ động sáng tạo trong hoạt động VTT của trẻ
thìchúng ta cần phát triển cho trẻ khả năng tri giác về đồ vật, làm giàu vốn biểu tượng
ở trẻ và hình thành ở trẻ các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình cần thiết. Khuyến khích khả
năng chủ động, tự lập sáng tạo của trẻ đồng thời bồi dưỡng cho trẻ những cảm xúc,
tình cảm thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh. Khi cho trẻ thực hiện HĐTH mà đặc biệt là
VTT thì người GVMN cần hướng dẫn tổ chức sao cho thu hút sự tập trung hứng thú ở
trẻ, khơi gợi khả năng chủ động, sự sáng tạo của trẻ khi trẻ tham gia hoạt động vẽ
trang trí. GV cần có sự thay đổ về hình thức tổ chức học tập, cần sử dụng các biện
pháp khác nhau trong khi dạy, chuẩn bị đồ dùng, các đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn để
thu hút khả năng chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt động VTT.
Tiểu kết chương1: HĐTH - VTT với niềm say mê, hứng thú sẽ giúp trẻ chủ
động sáng tạo, nảy sinh nhiều ý tưởng hay, mới lạ, làm cho sản phẩm vẽ VTT của trẻ
thêm sinh động, độc đáo hơn. Nhờ đặc điểm về cảm xúc, tình cảm, thẩm mỹ, tư duy
đang phát triển mạnh ở lứa tuổi Mẫu giáo lớn mà trẻ có thể tiến hành được các hoạt
động đòi hỏi sự phối hợp giữa tư duy và kỹ năng, sự nỗ lực về trí tuệ, tưởng tượng, hệ
thống hóa và xử lý các biểu tượng trẻ đã biết để tạo nên các tác phẩm trang trí đẹp, có
chất lượng.
Biểu hiện của khả năng chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt VTT không tự xuất

hiện và phát triển mà nó chỉ được phát triển khi có sự kích thích hứng thú, sự hướng
dẫn chỉ đạo của các nhà giáo dục. Chính vì vậy để nâng cao tính chủ động sáng tạo của
trẻ trong hoạt động VTT cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi cần được các nhà giáo dục
quan tâm, đặc biệt là GVMN, cần có một số biện pháp, cách thức tổ chức hoạt động vẽ
trang trí một cách có hiệu quả.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA
TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG PHÚ
– THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
I. Vài nét về trườngmầm non Đồng Phú - Thành phố Đồng Hới
1. Tình hình của nhà trường
Trường Mầm non Đồng Phú được thành lập từ năm 1975. Năm 1985, hai tổ nhà
trẻ và mẫu giáo sát nhập với nhau và trường có tên gọi mới là trường mầm non Đồng
Phú cho đến nay. Từ khi thành lập đến nay trường luôn chú trọng việc mở rộng mạng
lưới trường lớp, cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, các lớp học rộng rãi đầy đủ
cho trẻ vui chơi và học tập. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy chăm sóc trẻ cũng
được nhà trường chú trọng quan tâm hàng đầu thông qua các hoạt động như tổ chức
cuộc thi GV dạy giỏi, hội thi đồ dùng dạy học - đồ chơi, hội thi nấu ăn,mở các lớp tập
huấn chương trình đổi mới cho GV, động viên khen thưởng những cá nhân tập thể có
thành tích cao trong dạy học.
Trường mầm non Đồng Phú luôn “Là lá cờđầu” trong dạy học và thi đua, là địa
điểm đáng tin cậy của các bậc phụ huynh trong địa bàn thành phố, cũng như trong toàn
Tỉnh. Trường luôn đạt những thành tích cao trong các cuộc thi do phòng
- sở giáo dục đề ra.
Vì thế những năm gần đây trường luôn được sự quan tâm của Tỉnh và các cấp
chính quyền.
Bằng biện pháp tích cực trong công tác đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt chú trọng bồi
dưỡng tại chỗ tự bồi dưỡng của GV, bồi dưỡng qua các lớp nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, qua tổ chức và tham gia các Hội thi, chất lượng đội ngũ chuyển biến

rõ nét được thể hiện qua kết quả đánh giá, xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp GVMN do
Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định và chất lượng tham gia Hội thi “ Giáo viên dạy giỏi”
các cấp.
* Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên
- Tổng số giáoviên: 24(biên chế: 24); tổng số nhân viên: 12 (hợp đồng:12). Trình
độ đào tạo của giáo viên: đạt chuẩn 100% trong đó trên chuẩn: 100%.
* Hoạt động chuyên môn


- 100% giáo viên đạt chuẩn của bậc học GDMN, các giáo viên có kinh nghiệm,
kế hoạch, có kiến thức và kỷ năng chăm sóc, giáo dục trẻ tốt, đáp ứng yêu câu giáo
dục đề ra.
2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
- Nhà trường thực hiện chương trình GDMN ở cả 4 độ tuổi với 100% nhóm, lớp.
Cụ thể: Số lớp 12; Số học sinh: 500. Được phân chia theo các độ tuổi: Mẫu giáo Lớn:
04 lớp; Mẫu giáo Nhỡ: 03 lớp; Mẫu giáo Bé: 04 lớp; Nhà trẻ: 01 lớp.
Hàng năm chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ luôn được nhà trương chú trọng,
quan tâm. Trẻ được tổ chức khám sức khỏe định kỳ, trẻ được kiểm tra cân nặng, chiều
cao theo hàng quý. Trẻ được vui chơi, học tập theo đúng yêu cầu của bậc học GDMN
đề ra.
II. Thực trạng khả năng chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt động vẽ trang
trí tại trường mầm non Đồng Phú - Thành phố Đồng Hới.
1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng
1.1. Mục đích khảo sát
Việc khảo sát thực trạng về khả năng chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt động
VTT ở trường mầm non Đồng Phú - Thành phố Đồng Hới nhằm nắm được tình hình
thực tế. Từ đó dựa trên kết quả khảo sát tìm ra các hình thức đểnâng cao khả năng chủ
động sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động VTT.
1.2. Đối tượng và thời gian khảo sát
* Đối tượng khảo sát

- Nhóm trẻ:
Tôi tiến hành trên 60 trẻ MGL (5 - 6 tuổi) ở trường mầm non Đồng Phú. Trẻ đều
có sức khỏe tốt, có điều kiện chăm sóc, giáo dục, năng lực như nhau.
- Giáo viên:
Tôi tiến hành khảo sát điều tra 15 GV đang trực tiếp giảng dạy tại trường Mầm
non Đồng Phú - Thành phố Đồng Hới. Hầu hết tất cả các giáo viên đều có sức khỏe
tốt, năng lực giáo dục và kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ tương đương nhau, tất cả
đều đạt chuẩn GVMN.
* Thời gian khảo sát
Từ ngày 26/2 đến ngày 24/4 năm 2018
1.3. Nội dung khảo sát


Tìm ra một số hình thức tổ chức hoạt động VTT cho trẻ nhằm nâng cao tính chủ
động sáng tạo trong hoạt động VTT của trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Đồng
Phú.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp quan sát
Trong quá trình dự giờ tôi tiến đã ghi chép lại các hoạt động của giáo viên và
hoạt động của trẻ, đặc biệt là quan sát khi trẻ vẽ trang trí. Ngoài ra, tôi còn chú ý quan
sát các biện pháp GV kích thích khả năng chủ động sáng tạo của trẻ.
Quan sát hoạt động VTT của trẻ trong giờ học vẽ trang trí để tìm ra những biểu
hiện sự chủ động sáng tạo của trẻ. Về hành động tri giác, tư duy, khả năng nhạy bén,
thái độ của trẻ khi tham gia hoạt hoạt tạo hình, khi trẻ nhìn thấy các sản phẩm đẹp, khi
trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh....
Quan sát cô đứng lớp: tôi quan sát cách thức GV tổ chức các hoạt động VTT cho
trẻ, quan sát thái độ và cách ứng xử của giáo viên trước nhu cầu, khả năng chủ động
sáng tạo của trẻ, trò chuyện, hướng dẫn trong quá trình trẻ VTT.
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Tôi đã sử dụng các bảng hỏi cho các GV phụ trách các lớp mẫu giáo lớn 5 - 6

tuổi ở trường Mầm non Đồng Phú - Thành phố Đồng Hới.
* Phương pháp trò chuyện
Những thông tin qua trò chuyện sau khi trẻ hoàn thành sản phẩm là rất quan
trọng, điều đó làm rõ tâm tư, mong muốn của trẻ được trẻ tạo ra sản phẩm và gợi ý,
giải thích thêm những thông điệp mà trẻ muốn bày tỏ. Tôi tiến hành trao đổi với trẻ
một số câu hỏi như:
- Con có thể giới thiệu về sản phẩm của mình cho cô và các bạn cùng biết được
không? Tôi gợi ý cho trẻ bằng những câu hỏi như:
- Bức tranh của con có tên là gì?
- Con đã vẽ những gì trong bức tranh?
- Tại sao con lại tô màu này?....
* Phương pháp thống kê toán học
Tôi sử dung phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu thập được
trong quá trình nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động tạo hình


Tôi đánh giá thực trang về khả năng chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt động
VTT, nghiên cứu các sản phẩm của trẻ và phát hiện những biểu hiện chủ động sáng tạo
mà trẻ thể hiện trong quá trình trẻ tham gia hoạt động VTT, từ đó tìm ra các hình thức
để nâng cao khả năng chủ động sáng tạo của trẻ.
2.Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ chủ động sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động vẽ trang trí.
Để có được kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ chủ động sáng tạo của trẻ 5-6
tuổi trong hoạt động VTT tôi thực hiện trên 30 trẻ mẫu giáo lớn, tất cả đều có sức khỏe
tốt, có nề nếp trong học tập và tiến hành khảo sát điều tra 15 GV đang trực tiếp giảng
dạy tại trường mầm non Đồng Phú - Thành phố Đồng Hới.Tôi nhận thấy khả năng chủ
động sáng tạo của trẻ trong hoạt động VTT còn hạn chế, đa số trẻ chưa chủ động trong
việc VTT, trẻ con phụ thuộc vào hướng dẫn của GV.
Tôi dự giờ 2 hoạt động học có chủ đích của trong đó HĐTH là trọng tâm VTT:

“Vẽ trang trí chiếc khăn tay hình vuông” và “Vẽ trang trí hình tròn”. Trong đó, tôi
chọn cả 2 hoạt động học để đánh giá mức độ chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt
động VTT.
Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát mức độ chủ động sáng tạo của trẻ trong hoạt động
vẽ trang trí
Nội dung
Trẻ chủ động sáng tạo
Trẻchưa chủ động sáng tạo

Số lượng
9
21

Tỷ lệ (%)
30
70

Nhận xét: Qua bảng kết quả khảo sát mức độ chủ động sáng tạo của trẻ trong
hoạt động VTT thì chỉ có 30% trẻ chủ động sáng tạo trong khi tham gia hoạt động
VTT.Đây là con số qua thấp, đáng báo động trong việc chủ động sáng tạo của trẻ trong
khi tham gia hoạt động VTT. Nhưng lại có tới 70% trẻ chưa chủ động sáng tạo trong
khi tham gia hoạt động VTT. Trẻ đang còn qua thụ động trong khi VTT, đa số trẻ chỉ
làm theo hướng dẫn của cô giáo mà chưa tự bản thân trẻ chủ động sáng tạo trong khi
VTT. Cũng có một số trẻ tự mình chủ động sáng tạo vẽ khác đi một chút so với bài vẽ
hướng dẫn của cô, những hình ảnh trẻ vẽ chỉ xoay quanh những gợi ý của cô đã hướng
dẫn trước khi trẻ bắt đầu thực hiện, một số trẻ thì chọn cách tô màu khác đi những màu
mà cô đãtô sẵn.
Qua khảo sát mức độ chủ động sáng tạo ở 30 trẻ qua 3 nội dung:



×