Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trường mầm non lâm xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.97 KB, 21 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong mọi thời đại giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng
đầu. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với giáo dục càng
cao. Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho
giáo dục đào tạo nói chung, các nhà trường nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong công cuộc đổi mới
đất nước trên con đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
Quốc tế mà Đảng, Nhà nước ta đã đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng trường chuẩn quốc gia theo hướng hiện đại hoá,
chuẩn hoá, xã hội hoá về cơ sở vật chất, về công tác quản lý,
công tác tổ chức dạy và học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục
toàn diện thực chất là mục tiêu phấn đấu chung của địa
phương, nhà trường để nâng cao hơn nữa uy tín, vị thế, vai trò,
trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, học sinh, cha mẹ học sinh,
của các cấp quản lý nhà nước và các lực lượng xã hội ở địa
phương.
Trước những yêu cầu đòi hỏi của xã hội, trường Tiểu học Tân Lập tuy là
một trường có quy mô nhỏ, đóng trên địa bàn xã khó khăn của huyện miền núi
Bá Thước song bằng sự huy động tốt các nguồn lực tôi đã xây dựng thành công
trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 từ năm 2003 và là trường học thứ
3 của huyện( sau TH Thiết Ống 1, TH Thị Trấn) đạt chuẩn Quốc gia, trường học
đầu tiên trong khu vực 135 của huyện nhà xây dựng thành công trường Tiểu học
đạt chuẩn Quốc gia.
Sau 13 năm xây dựng, củng cố, phát triển, đối chiếu với các tiêu chuẩn quy
định tại Thông tư 59/2012/TT- BGDĐT có hiệu lực thi hành ngày 18/2/2013
thay thế Quyết định số 32/2005/QĐ-BGDĐT trước đó của Bộ Giáo dục và đào
tạo, hiện nay trường Tiểu học Tân Lập vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn quy định
trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 song nhà trường vẫn còn một số
khó khăn, hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng đội ngũ
nhà giáo, cán bộ giáo viên, học sinh... gây cản trở hoạt động và kìm hãm sự phát


triển của nhà trường.
Nhiệm vụ quản lí của tôi được thử thách, trải nghiệm và gắn bó chặt chẽ
với sự nghiệp xây dựng trường chuẩn Quốc gia tại trường Tiểu học Tân Lập.
Tháng 10/2002, tôi được bổ nhiệm làm quản lí tại trường và được Phòng Giáo
dục, Ủy ban Nhân dân huyện giao nhiệm vụ cùng với Hiệu trưởng xây dựng nhà
trường trở thành trường đạt chuẩn Quốc gia. Bản thân tôi nhận thức rõ trách
nhiệm của mình là phải nắm bắt thời cơ, vượt qua những khó khăn, thách thức,
khai thác, phát huy triệt để nội lực nhà trường, địa phương, huy động tốt các
nguồn lực để xây dựng trường Tiểu học Tân Lập đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Sau 14 năm làm quản lí tại trường đặc biệt là 3 năm gần đây với vai trò là
Hiệu trưởng, tôi đã dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức để tìm hiểu và
1


nghiên cứu về vấn đề này nhằm xây dựng, củng cố, phát triển nâng cao chất
lượng trường chuẩn Quốc gia tại trường Tiểu học Tân Lập. Đó chính là lí do tôi
chọn đề tài: "Biện pháp huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng trường
chuẩn Quốc gia tại trường Tiểu học Tân Lập”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Với sáng kiến này, tôi mong muốn các lực lượng xã hội trong và ngoài
nhà trường, địa phương sẽ chung tay cùng tôi xây dựng trường Tiểu học Tân Lập
ngày một phát triển. Qua đó khẳng định uy tín, vị thế, truyền thống nhà trường,
địa phương; nâng cao chất lượng trường chuẩn Quốc gia tại trường Tiểu học Tân
Lập nói riêng và chất lượng trường chuẩn Quốc gia của huyện Bá Thước cũng
như ngành Giáo dục nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Sáng kiến của tôi tập trung nghiên cứu các nguồn lực bao gồm nhân lực,
tài lực, vật lực trong và ngoài nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp
đến hoạt động, hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường trong nhiệm vụ xây
dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tại trường Tiểu học Tân Lập. Từ việc

nghiên cứu nguồn lực, tôi sẽ đúc rút thành kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn,
đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả cao tôi sử dụng các phương pháp:
PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; PP điều tra khảo sát thực tế, thu
thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu.
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi đã sử dụng các cơ sở
pháp lí sau:
Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT Quy định về tiêu chuẩn
đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia.
Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày 06/5/2013 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2020”.
Kế hoạch số 1115/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chủ tich
UBND huyện Bá Thước về việc triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2020” Huyện
Bá Thước.
Đề án xây dựng trường chuẩn Quốc gia của huyện Bá Thước và các văn
bản hướng dẫn của Ngành Giáo dục Bá Thước về công tác xây dựng trường Tiểu
học đạt chuẩn Quốc gia.
Đặc biệt, thực hiện theo Nghị quyết 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi
mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong
2


điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế đã chỉ rõ
mục tiêu đối với giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình

thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,
năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bảo đảm các
điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa
và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Thực tiễn đã chứng minh, tuy chỉ là một nước đang phát triển, nền kinh tế
còn nhiều khó khăn nhưng trong nhiều năm qua Việt Nam đã giành nhiều ngân
sách đầu tư cho giáo dục và được xếp vào nhóm nước chi cho giáo dục cao nhất
thế giới. Trong vòng 12 năm từ 1998 - 2010 ngân sách nhà nước giành cho giáo
dục tăng từ 13 - 20%. Hiện nay Nhà nước ta vẫn duy trì mức chi 20% cho ngân
sách giáo dục đồng thời đã huy động được nhiều nguồn vốn khác thông qua các
hình thức vận động XHHGD, huy động sự đóng góp của nhân dân, nhà hảo tâm,
các doanh nghiệp, vốn từ nước ngoài, các chương trình dự án... để phát triển
giáo dục .
Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, tại Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng
đã nêu rõ những kết quả đạt được về lĩnh vực giáo dục của tỉnh Thanh Hóa đó
là: chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, việc thực hiện chủ trương đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục ở các cấp học, bậc học có chuyển biến; chất lượng
giáo dục miền núi được nâng lên; phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi được
giữ vững. Tỉ lệ trường chuẩn Quốc gia đạt 51,1%, vượt mục tiêu đại hội. Phong
trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh, đứng ở
tốp đầu cả nước. Trên cơ sở đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII nhiệm
kỳ 2015 - 2020 cũng đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 có 70% các trường học đạt
chuẩn quốc gia.
Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXI
nhiệm kỳ 2010 - 2015, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bá Thước lần thứ

XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng đã nêu rõ những kết quả đạt được về lĩnh vực
giáo dục của huyện nhà đó là: Giáo dục có những chuyển biến tích cực; 100%
giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
được bổ sung hàng năm; tỉ lệ trường học kiên cố đạt 86%. Tập trung thực hiện
các đề án phát triển giáo dục. Duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập
THCS; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chất lượng giáo
dục đại trà đạt cao và duy trì tốt, chất lượng mũi nhọn đang từng bước được
nâng lên. Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia được quan tâm. Đến nay
toàn huyện có 24/84 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hóa giáo duc
được tăng cường và đạt nhiều kết quả; Phong trào khuyến học, khuyến tài được
đẩy mạnh, thu hút nhiều gia đình, dòng họ, tập thể, cá nhân tham gia. Hoạt động
3


của các Trung tâm học tập cộng đồng ngày càng được phát huy trong việc phát
triển nguồn lực cho cộng đồng, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
Phương hướng, mục tiêu, chương trình trọng tâm công tác 5 năm nhiệm kỳ
2015-2020 đề ra mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia đến năm 2020 đạt
47,6%.
Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ xã khóa XXI nhiệm kỳ
2010-2015, tại Đại hội đại biểu xã Tân Lập lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020
cũng đã nêu rõ những kết quả đạt được về lĩnh vực giáo dục của xã nhà đó là:
chất lượng giáo dục đào tạo các bậc học được nâng lên rõ rệt, công tác khuyến
học, khuyến tài có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng các trường chuẩn
quốc gia ngày càng cao.
Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh
lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ xã khóa XXII nhiệm kỳ 2015 – 2020 cũng đã chỉ ra nhiệm vụ phát
triển Giáo dục đào tạo đó là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững
2/3 số trường đạt chuẩn quốc gia . Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số

lượng, đảm bảo về chất lượng. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi, nâng cao tỉ lệ phổ cập trung học cơ sở; đẩy mạnh phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Các báo cáo của nhà trường Tiểu học Tân Lập, đặc biệt là báo cáo kết quả
xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm giai đoạn 2010 – 2015
của nhà trường cũng đã chỉ rõ các chỉ số phát triển sau 5 năm của nhà trường
trong từng tiêu chí (Có phụ lục kèm theo). Qua đó khẳng định 5 năm qua nhà
trường đã thực hiện tốt Nghị quyết 29/NQ/TW, Nghị quyết Đảng bộ các cấp, đề
án phát triển giáo dục , đề án xây dựng trường chuẩn Quốc gia , huy động tốt các
nguồn lực để xây dựng, củng cố, phát triển trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia
ở trường Tiểu học Tân Lập.
Mặc dù đạt nhiều thành tựu như đã nêu song thực chất nền giáo dục nước
ta nói chung , giáo dục tại trường Tiểu học Tân Lập nói riêng vẫn còn nhiều bất
cập, yếu kém về chất lượng do trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên,
cơ sở vật chất, các điều kiện, phương tiện dạy học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, tại Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 cũng đã
chỉ rõ những hạn chế trong lĩnh vực giáo dục đó là: Chất lượng giáo dục giữa
các vùng miền chưa đồng đều; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu
xã hội.
Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXI
nhiệm kỳ 2010 - 2015, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bá Thước lần thứ
XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng đã thẳng thắn nêu ra những nguyên nhân, hạn
chế, khuyết điểm trong lĩnh vực giáo dục của huyện Bá Thước đó là: chất lượng
và hiệu quả giáo dục nhìn chung còn thấp và chưa đồng đều, cơ sở vật chất và
trang thiết bị phục vụ dạy học chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác xây dựng trường
4



chuẩn quốc gia chỉ đạt 29,76%, mục tiêu đề ra 40%, giảm 10,24% . Tỉ lệ phòng
học kiên cố chỉ đạt 86%, mục tiêu là 100%, giảm 14%.
Các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhà trường và đặc biệt là báo
cáo kết quả xây dựng trường chuẩn Quốc gia 5 năm giai đoạn 2010 - 2015 cũng
chỉ rõ những khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế của đơn vị trường Tiểu học
Tân Lập trong đó yếu tố nguồn lực con người ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
hoạt động, chất lượng giáo dục của đơn vị được coi là yếu tố quan trọng hàng
đầu cần được đào tạo bồi dưỡng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Kết quả điều tra: ( Số liệu thống kê tại thời điểm tháng 9 năm 2014)
TT Tiêu chuẩn
1

2

3

Đánh giá Các chỉ số cần phát triển đến năm 2016
tiêu chuẩn
1.Tổ chức và Đạt
- Sử dụng tốt các phần mềm quản lí và
quản lý nhà
giảng dạy: Phần mềm quản lí tài chính tài
trường.
sản, EQMS, giáo án điện tử, emis, vemis,
vnedu...
2.Cán bộ quản Đạt
- 100% CBQL có trình độ đại học. Có 1
lý, giáo viên,
CBQL tham gia đào tạo thạc sĩ.

nhân viên và
- 100% CBQL có trình độ trung cấp lí luận
học sinh
chính trị ( tăng 50%).
- Tăng thêm 2 Giáo viên giỏi cấp huyện, 5
GVG cấp trường.
- 55,5% CBQL,GV, nhân viên sử dụng máy
vi tính thành thạo, 6 CBGV biết thiết kế
giáo án điện tử trong giảng dạy.
3. Cơ sở vật Đạt
- Lắp điện, quạt cho 3 lớp học khu lẻ, thay
chất,
trang
bóng điện, quạt tại các phòng học khu
thiết bị dạy
chính.
học.
- Vận dụng linh hoạt việc trang trí lớp theo
mô hình Vnen. Quét vôi ve phòng học, các
phòng chức năng khu chính .
- Làm các bảng biểu, khẩu hiệu tuyên
truyền theo quy định.
- Xây 2 nhà để xe .
- Xây 1 nhà vệ sinh tự hoại kiên cố ở khu
chính.
- Đổ lại bê tông sân , xây bồn hoa, sân khấu
cải tạo khuôn viên khu chính.
- Xây thêm 250m tường rào.
- Mua thêm 30 chậu hoa, cây cảnh.
- Mua 1 tăng âm, 2micro,1 đôi loa.

- Mua 2 máy vi tính, 1 máy chiếu, 1 máy in,
5


4

4.Quan
hệ Đạt
giữa
nhà
trường,
gia
đình và xã hội.

5

5.Hoạt động Đạt
giáo dục và kết
quả giáo dục

nối mạng intenes đến các máy, sử dụng oai
phai, cáp quang.
- Sưu tầm tư liệu, bổ sung thiết bị làm
phòng truyền thống, phòng y tế riêng.
- Mua tài liệu tham khảo, đồ dùng, phương
tiện, thiết bị phục vụ dạy học.
- Huy động thêm các nguồn lực ngoài nhà
trường giúp đỡ học sinh nghèo và các đối
tượng khó khăn.
- Sáng tác thêm 3 bài hát về nhà trường, quê

hương Tân Lập để giáo dục truyền thống
cho học sinh .
- PCGD đạt mức độ 2.
- Tăng cường tổ chức tốt các cuộc thi hái
hoa dân chủ, thi văn nghệ, trò chơi dân
gian, thi vẽ tranh... thu hút học sinh tham
gia hoạt động và nâng cao chất lượng giáo
dục.

2.2.2. . Phân tích, đánh giá thực trạng.
+ Những thời cơ, thuận lợi về nguồn lực.
- Địa phương: Xã Tân Lập có truyền thống hiếu học, phong trào giáo dục
mạnh nhiều năm liên tục được tặng cờ xã có phong trào giáo dục toàn diện.
Đảng ủy, Chính quyền, nhân dân địa phương và các đoàn thể, tổ chức ban ngành
trong xã luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Nền kinh tế của nhân
dân đang từng bước ổn định. Tỉ lệ hộ nghèo trong 5 năm qua giảm từ 46%
xuống còn 9,7%, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Đặc biệt là giao thông và y tế.
Năm 2016, xã Tân Lập đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn
2011 - 2020. Hiện nay xã đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong
đó tiêu chí về văn hóa xã hội có 2/3 số trường đã đạt chuẩn Quốc gia. Đảng bộ
xã Tân Lập đã đề ra Nghị quyết hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
vào năm 2018. Xã Tân Lập có nhiều con em thành thành đạt luôn hướng về quê
hương. Đã có nhiều đóng góp tích cực cả về vật chất, tinh thần để xây dựng nhà
trường ngày càng phát triển.
- Hội Cha mẹ học sinh của lớp, nhà trường được thành lập hàng năm, hoạt
động tích cực, có nhiều đóng góp lớn cho nhà trường trong việc thực hiện
XHHGD.
- Nhà trường đã được công nhận danh hiệu cơ quan văn hóa, đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1 năm 2003 và được công nhận lại lần 2 vào năm 2007, công
nhận lại lần 3 vào tháng 11 năm 2015. Có bề dày truyền thống và thành tích

nhiều năm liên tục đạt trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc được tặng nhiều

6


Bằng khen, Giấy khen . Đó là nền tảng vững chắc, thuận lợi cho việc phát triển
giáo dục.
Đội ngũ cán bộ quản lí, GV, nhân viên tương đối đảm đầy đủ về số lượng,
cơ cấu; có truyền thống đoàn kết, tương thân thương ái. Phần đa cán bộ giáo
viên có tay nghề vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ; tích cực học tập để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
Đội ngũ học sinh: Nhìn chung học sinh đều chăm ngoan có cố gắng vươn
lên trong học tập và rèn luyện. Chất lượng học sinh đang được nâng lên .
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được bổ xung thường xuyên theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đảm bảo tương đối tốt yêu cầu cho công tác giáo
dục của nhà trường.
+ Những khó khăn, thách thức về nguồn lực.
- Xã Tân Lập là xã nghèo đã thoát khỏi vùng 135 song vẫn thuộc xã khó
khăn của huyện. Do địa bàn sinh sống là vùng nông thôn, miền núi, địa thế hiểm
trở, giao thông đi lại vô cùng khó khăn, hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng chọt ,
chăn nuôi nhỏ lẻ nên nền kinh tế địa phương chưa phát triển. Sự đầu tư lớn về
ngân sách chi cho giáo dục của Chính quyền địa phương và sự đóng góp của
nhân dân rất hạn chế.
- Môi trường giao tiếp của học sinh với bên ngoài xã hội còn gặp nhiều
khó khăn đặc biệt là mùa mưa lũ. Một số gia đình học sinh điều kiện kinh tế rất
khó khăn do bố mẹ thường xuyên đi làm ăn xa, các em thiếu sự quan tâm, chăm
sóc, giáo dục của gia đình nên kết quả học tập, hoạt động khả năng tiếp thu và
phát triển còn yếu.
- Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn còn thấp. Chuyên môn tay nghề của đội ngũ
giáo viên chưa đồng đều. Một bộ phận giáo viên tuổi đời cao, chậm đổi mới

phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT .
- Cơ sở vật chất nhà trường thiếu các phương tiện hiện đại chưa đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tóm lại: Qua kết quả khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng các nguồn lực
gắn với 5 tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở trường Tiểu học Tân
Lập, chúng ta thấy kết quả xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia phụ thuộc hoàn
toàn vào các nguồn lực. Các nguồn lực bên ngoài còn gọi là ngoại lực có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển giáo dục. Các nguồn lực bên trong còn gọi là yếu tố
nội lực quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục, uy tín, vị thế của nhà trường.
Hiệu trưởng muốn huy động tốt nguồn lực trước hết phải hiểu rõ thực trạng về
nội lực, ngoại lực của nhà trường, địa phương, nắm bắt thời cơ để tìm giải pháp
huy động hợp lí. Có như vậy chúng ta mới khai thác được tối đa các nguồn lực.
Trong sáng kiến này, tôi xin trình bày 4 nhóm giải pháp chính về công tác
tuyên truyền, công tác xây dựng kế hoạch, công tác bồi dưỡng nâng cao năng
lực đội ngũ cán bộ giáo viên, huy động nguồn lực tham gia giáo dục, giúp đỡ
học sinh nghèo, các đối tượng khó khăn. Đây là 4 nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi
của người cán bộ quản lí. Với thực tiễn nhà trường, địa phương xã Tân Lập hiện
nay, tôi coi đây là 4 vấn đề nổi cộm, hạn chế lớn nhất cản trở sự phát triển giáo
7


dục. Đặc biệt là chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng học sinh. Để cải thiện
thực trạng trên tôi xin trình bày các giải pháp thực hiện của mình như sau:
2.3. Các giải pháp.
2.3.1. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền để huy động
nguồn lực xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động của con người đều xuất phát từ nhận
thức. Tuyên truyền là giải pháp tối ưu nhất tác động vào nhận thức của con
người. Các giải pháp truyền thống như đọc tài liệu, cung cấp văn bản, tuyên
truyền miệng thông qua hội nghị mất nhiều thời gian, công sức, tốn kém về tài

chính, số lượng người được tuyên truyền ít. Năng lực diễn đạt của người tuyên
truyền không tốt sẽ làm cho đối tượng được tuyên truyền nhàm chán do đó hiệu
quả rất thấp. Từ năm học 2013 – 2014, Phòng Giáo dục Bá Thước đã chỉ đạo các
nhà trường cung cấp bản tin giáo dục, tăng cường công tác tuyên truyền thông
qua kênh phát thanh địa phương. Năm học 2015-2016, nhờ sự tham mưu tích
cực của Phòng Giáo dục, UBND huyện đã phê duyệt ngân sách 12.000.000đồng
để nhà trường mở cổng thông tin điện tử thông qua phần mềm SmartE-learning.
Bản thân tôi đã sử dụng tất cả các biện pháp trên song tôi thấy vẫn còn nhiều
khó khăn và bất cập. Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, ngoài các biện pháp đã
nêu, tôi sử dụng thêm các biện pháp sau:
Biện pháp thứ nhất: Đăng tải thông tin, hình ảnh, sự kiện, hoạt động
nhà trường trên Facebook.
Đăng thông tin, hình ảnh, sự kiện, hoạt động của nhà trường trên trang
Fecabook là biện pháp tuyên truyền thông qua cộng đồng xã hội. Biện pháp này
không mất nhiều thời gian, công sức, không tốn kinh phí, không yêu cầu khoảng
cách, địa điểm, số lượng người được tuyên truyền nhiều. Đối tượng được tuyên
truyền đa dạng. Đặc biệt hiệu quả tuyên truyền có thể tăng theo cấp số cộng, cấp
số nhân khi được chia sẻ thông tin qua nhóm và chủ thể không thể định lượng
được kết quả. Đối tượng thực hiện tuyên truyền không chỉ do nhà trường thực
hiện mà do chính cộng đồng xã hội thực hiện. Đây cũng là biện pháp thực hiện
đổi mới công tác quản lí, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí giáo dục mà
Nghị quyết 29/NQ/TW đã đề ra cho ngành Giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Để thực hiện giải pháp này chúng ta chỉ cần lập trang Facebook, đăng tải
thông tin, hình ảnh, sự kiện, hoạt động nhà trường trên Facebook, mọi người
trong cùng 1 thời điểm hoặc ở mọi lúc, mọi nơi có thể sử dụng điện thoại cá
nhân hay máy tính cập nhật, đánh giá, chia sẻ bình luận được.
Trong 2 năm gần đây tôi đã sử dụng biện pháp này và thu được hiệu quả rất
cao. Từ các cấp, các ban ngành, đoàn thể xã hội đến các cá nhân, cập nhật được
thường xuyên các thông tin hoạt động của nhà trường. Phụ huynh học sinh tự
giác, tích cực, chủ động, tự nguyện hợp tác với nhà trường hơn. Xây dựng tốt

hơn mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội. Đặc biệt, tôi đã thu thập được
nhiều tư liệu quý giá bổ sung tư liệu sử, xây dựng thành công phòng truyền
thống được đoàn kiểm tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đánh giá cao.

8


Hiện nay trong huyện Bá Thước, trường Tiểu học Tân Lập là trường Tiểu học
đầu tiên có phòng truyền thống riêng.
Như vậy đăng tải thông tin, hình ảnh, sự kiện, hoạt động nhà trường trên
Facebook là một biện pháp tuyên truyền nhanh, hiệu quả. Là phương tiện kết
nối, là con đường ngắn nhất, hữu hiệu nhất gắn kết các thế hệ thầy trò và lôi kéo
các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục giúp cho việc xây dựng trường
chuẩn Quốc gia đạt hiệu quả cao hơn.
Biện pháp thứ hai: Viết thư ngỏ.
Viết thư ngỏ là hình thức tuyên truyền một nội dung nào đó đồng thời bày tỏ
mong muốn nguyện vọng của mình với mọi người về một vấn đề nhằm đem lại
lợi ích chung. Theo nguyên lí giáo dục học, biện pháp này thuộc nhóm giải pháp
tâm lí có tác động trực tiếp, gián tiếp vào tình cảm, tâm lí con người. Giải cũng
có nhiều ưu điểm, lợi thế, tác dụng tương tự như biện pháp sử dụng Facebook.
Năm 2013 tôi đã sử dụng biện pháp này để huy động nguồn lực tham gia
quyên góp sách xây dựng thư viện chuẩn và quyên góp được 1502 cuốn sách, 46
loại báo tính ra tổng giá tiền là 29.130.000đ. Thư viện trường được công nhận
thư viện tiên tiến và được Phòng Giáo dục huyện Bá Thước chọn điểm tổ chức
cho cán bộ quản lí, nhân viên phụ trách thư viện các nhà trường khối THCS, TH
đến thăm quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm( Tháng 10/2013).
Năm 2014, tôi cũng đã viết thư ngỏ để huy động nguồn lực tham gia giúp đỡ
học sinh khuyết tật và các đối tượng học sinh khó khăn tại trường.
Kết quả : tôi đã vận động được 8 tổ chức, 2 cá nhân tham gia tặng quà tết
cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật: Hội Thiện nguyện lửa Hồng Bá Thước,

Hội CTĐ trường THPT Bá Thước, trường TH Đông Bắc Ga Thanh Hóa, anh
Trần Văn Thuấn Chủ tịch Hội CTĐ trường THPT Bá Thước và cũng là cựu học
sinh của nhà trường, nhà may Hưng Hằng Thị Trấn Cành Nàng, lãnh đạo xã Tân
Lập, Hội CTĐ xã Tân Lập, Hội CMHS nhà trường, cán bộ GV, HS nhà trường
trị giá quà và tiền vận động 12.733.000 đồng. Cùng với các biện pháp khác,
trong 5 năm qua tổng tôi đã vận động được số tiền để thực hiện các hoạt động
nhân đạo từ thiện là 184.230.000 đồng.
Để việc viết thư ngỏ đạt hiệu quả cao chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
+ Về bố cục nội dung: Dựa trên mục đích tuyên truyền, người viết có thể chia
thư ngỏ thành 3 phần.
- Phần mở đầu: Giới thiệu, tuyên truyền về vấn đề cần triển khai để người
đọc nắm được đặc điểm tình hình, tầm quan trọng, vị trí vai trò, ý nghĩa của vấn
đề mình đang cần triển khai thực hiện.
- Phần nội dung: Tùy vấn đề, có thể nêu thực trạng, kết quả , giá trị, ý nghĩa
to lớn của kết quả huy động nguồn lực trong quá trình tuyên truyền.
- Phần kết thúc: Lời cảm ơn của tác giả hoặc thay mặt tập thể để cảm ơn. Nêu
những mong muốn, nguyện vọng của bản thân và tập thể đối với vấn đề đang
tuyên truyền.
+ Về cách diễn đạt: Viết thư ngỏ là biện pháp tác động tâm lí dựa trên tinh thần
tự nguyện. Tính hiệu quả của thư ngỏ phụ thuộc hoàn toàn vào uy tín, năng lực
9


của người viết vì vậy cần chú ý diễn đạt cô đọng, xúc tích, trôi chảy, nổi bật
trọng tâm, từ ngữ sắc bén mang tính thời sự, biểu cảm đi vào lòng người để tạo
niềm tin, gây cảm xúc và thúc đẩy đối tham gia vào hoạt động. ( xem phụ lục 1)
Tóm lại: Mọi hoạt động muốn đạt hiệu quả cao phải bắt đầu từ khâu tuyên
truyền. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện, điều kiện phục vụ công tác
tuyên truyền càng phong phú hơn, hiệu quả ngày càng cao hơn. Muốn huy động
tốt các nguồn lực tham gia vào giáo dục người cán bộ quản lí, đặc biệt là Hiệu

trưởng phải chủ động, tích cực và vận dụng linh hoạt các phương pháp truyên
truyền cũng như phải đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền.
Sử dụng Facebook và viết thư ngỏ là hai biện pháp mới bản thân tôi đã sử dụng
từ năm học 2013-2014 đến nay và tôi thấy thực sự hiệu quả. Các biện pháp này
dễ sử dụng, tốn ít thời gian, kinh phí; có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi; mọi tập
thể, cá nhân, cấp học, vùng miền đều có thể sử dụng được; hiệu quả tuyên
truyền cao. Đây cũng chính là giải pháp của bản thân tôi trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ đổi mới công tác quản lí, tăng cường sử dụng và ứng dụng CNTT
trong nhà trường theo Nghị quyết 29/NQ-TW đã đề ra.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch huy động nguồn hợp lí để tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học, cải tạo khuôn viên trường lớp.
Xây dựng kế hoạch là 1 trong 4 nhiệm vụ quan trọng của người cán bộ
quản lí. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, khuôn viên trường lớp là các minh
chứng cụ thể quy định trong tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia. Để xây
dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và cải tạo
khuôn viên trường lớp xanh – sạch – đẹp tại trường Tiểu học Tân Lập, tôi đã
phân loại các hạng mục cần xây dựng, mua sắm, cải tạo, dự kiến nguồn huy
động, thời gian, thời điểm huy động, đối tượng, lực lượng huy động một cách cụ
thể, chi tiết cho từng năm. Cụ thể:
* - Phân loại theo giá trị hạng mục công trình :
+ Đối với các hạng mục cải tạo mua sắm, sửa chữa nhỏ có giá trị dưới
50.000.000 đồng:
- Nguồn lực huy động: chủ yếu từ phía địa phương bao gồm cả ngân sách
địa phương chi cho giáo dục và nguồn tài chính huy động tự nguyện của phụ
huynh, công lao động, kinh phí vận động tự nguyện từ nhân dân. Kinh phí chi
tiết kiệm của nhà trường và kinh phí vận động tự nguyện từ giáo viên, học sinh.
- Căn cứ phân chia nguồn lực: Như đã phân tích ở phần thực trạng, địa
phương là xã thuộc huyện nghèo, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nên
nền kinh tế rất khó khăn, chủ yếu đóng góp bằng tinh thần, công lao động và vận
dụng linh hoạt các nguồn vốn dự án để đầu tư cho giáo dục. Đối với nhà trường,

kinh phí hoạt động ít, đời sống giáo viên có 14/18cán bộ giáo viên là bán công
chức, kinh tế gia đình khó khăn do đó nhà trường, địa phương và nhân dân chỉ
đáp ứng được các công trình, hạng mục xây dựng nhỏ. Việc phân chia giá trị
công trình, hạng mục đảm bảo tính vừa sức và mang lại hiệu quả cao theo
nguyên lí: nhiều viên gạch nhỏ sẽ góp lại thành ngôi nhà lớn.

10


- Kết quả huy động: trong năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016 xã hỗ trợ
40.000.000 đồng để xây dựng 2 nhà để xe; phụ hunh hỗ trợ kinh phí 563công
lao động cải tạo khuôn viên, mua chậu hoa, cây cảnh, máy lọc nước, xây 2 bồn
hoa, 1 sân khấu, lắp điện khu lẻ, quét vôi ve lớp học dãy nhà tầng khu chính.
Tổng kinh phí huy động từ phụ huynh là 97.500.000 đồng. Cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhà trường tặng 4 khẩu hiệu truyên truyền đóng góp cho đợt phát
động thi đua xây dựng công trình chào mừng 50 năm thành lập xã Tân lập, 90
năm thành lập huyện Bá Thước trị giá 4.000.000 đồng. Kinh phí tiết kiệm nhà
trường mua thêm 2 máy vi tính, 1 máy in, lắp oai phai và cáp quang, mua tài liệu
sách tham khảo, làm khẩu hiệu tuyên truyền, phòng truyền thống … trị giá
67.000.000đ. Tổng kinh phí huy động từ địa phương, nhà trường, cán bộ giáo
viên, phụ huynh trong 2 năm học là : 208.500.000đ.
+ Đối với các hạng mục cải tạo mua sắm, sửa chữa lớn có giá trị từ 50.000.000
đồng trở lên:
- Nguồn lực huy động: chủ yếu xin kinh phí cấp của UBND huyện và tài
trợ của các dự án.
- Căn cứ phân chia nguồn lực: Trường Tiểu học Tân Lập đóng trên địa bàn
xã khó khăn nên được nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều năm
qua nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu cho Chính quyền địa phương tập
trung kinh phí đầu tư của dự án để xây dựng trường học, đặc biệt là xây dựng
phòng học kiên cố và phòng chức năng. Trường Tiểu học Tân Lập đã được công

nhận chuẩn Quốc gia 2 lần theo các tiêu chí của Quyết định số 32/2005/QĐBGDĐT. Hiện nay Thông tư 59/2012/TT- BGDĐT yêu cầu cao hơn về tiêu
chuẩn quy định trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Trường Tiểu học
Tân Lập nằm trong kế hoạch công nhận lại trường đạt chuẩn Quốc gia của
huyện vào năm năm 2016, do đó xây dựng, củng cố, phát triển các tiêu chuẩn
xây dựng trường chuẩn Quốc gia là trách nhiệm chung của huyện. Đặc biệt là
các tiêu chí về cơ sở vật chất. Thực trạng trường Tiểu học Tân Lập tính đến
tháng 8/2013 còn thiếu nhiều hạng mục; khuôn viên chưa đẹp.
- Từ những cơ sở trên, tôi đã xây dựng kế hoạch, lập tờ trình trình lãnh
đạo Phòng Giáo dục, Phòng Tài chính – kế hoạch huyện, UBND huyện xin hỗ
trợ kinh phí xây cổng trường, cải tạo văn phòng, cải tạo khuôn viên, xây nhà vệ
sinh, xây tường rào tại điểm trường chính.
- Kết quả huy động: Năm học 2013- 2014 được UBND huyện cấp kinh
phí xây dựng cổng trường, cải tạo văn phòng trị giá 212.000.000 đồng. Năm học
2015-2016 nhà trường được UBND huyện phê duyệt ngân sách xây dựng 1 nhà
vệ sinh, xây 150m tường rào, đổ bê tông sân trường khu chính, xây 22 bồn hoa
ốp gạch thẻ, lát gạch chống trơn khu văn phòng. Tổng số ngân sách được phê
duyệt 430.000.000 đồng. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị dạy học để xây dựng trường chuẩn Quốc gia trong 5 năm qua
là 1.795.848.000 đồng, trong đó kinh phí đầu tư từ dự án 135 là 637.929.000
đồng ( xây 4 phòng chức năng trong đó 2 phòng làm thư viện, 1 phòng truyền
thống, 1 phòng hoạt động Đội), kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước là
11


766.399.000 đồng, kinh phí vận động XHHGD là 230.000.000 đồng( cả công
lao động ), kinh phí tiết kiệm từ quỹ chi hoạt động thường xuyên của nhà trường
là 121.520.000 đồng, kinh phí xã hỗ trợ là 40.000.000 đồng.
* - Xây dựng kế hoạch huy động: Việc xây dựng kế hoạch phải bám sát
thực tiễn, nắm bắt thời điểm huy động, phân chia thời gian, đối tượng, nguồn lực
hợp lí. Từ các cơ sở trên, năm học 2015 - 2016, tôi đã xây dựng kế hoạch huy

động nguồn lực xây dựng trường chuẩn tại trường Tiểu học Tân Lập như sau:
TT Hạng mục xây dựng
Dự kiến
Dự kiến
Thời điểm
kinh phí
nguồn lực huy động huy động
1
Xây tường rào, nhà vệ 430.000.000đ Xin kinh phí cấp của Tháng
sinh và cải tạo khuôn
UBND huyện, PTC
8/2015
viên khu chính
huyện.
2

Làm nhà để xe cho cán 20.000.000đ
bộ giáo viên 2 khu.

Xin kinh phí xã.

Tháng
9/2015

3

Quét vôi ve phòng
học khu chính .

7.000.000đ


- Công lao động của
phụ huynh.

Tháng
8/2015

4

Lắp điện khu lẻ, thay
bóng điện, quạt tại các
phòng học khu chính.

25.000.000đ

- Kinh phí vận động
tự nguyện từ phụ
huynh.

5

Làm các bảng biểu,
5.000.000
khẩu hiệu tuyên truyền
theo quy định.
Mua tài liệu tham
15.000.000
Kinh phí HĐ của nhà Tháng
khảo, đồ dùng,
trường.

10/2015
phương tiện, thiết bị
phục vụ dạy học.
Tổng
502.000.000đ

6

Từ tháng
9/2015
đến tháng
3/2016
Kinh phí HĐ của nhà Tháng
trường.
8/2015

Tóm lại: Để bản kế hoạch đảm bảo tính khả thi, Hiệu trưởng cần căn cứ
vào đặc điểm tình hình địa phương, nhà trường; những thuận lợi khó khăn, thời
cơ thách thức của đơn vị để đề ra mục tiêu, giải pháp hợp lí. Trong kế hoạch huy
động phải biết phân chia thời gian, thời điểm, dự kiến nguồn lực gắn với từng
hạng mục công trình để đảm bảo tính vừa sức và mang lại hiệu quả thiết thực.
2.3.3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên.
Như chúng ta đã biết nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực. Trong
3 yếu tố trên nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và tạo
ra uy tín, thương hiệu nhà trường. Đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng trong
chiến lược xây dựng và phát triển đất nước của Đảng ta. Thực trạng đội ngũ cán
bộ giáo viên trường Tiểu học Tân Lập hiện nay còn nhiều yếu kém về năng lực,
12



trình độ, đặc biệt là năng lực tin học, ngoại ngữ, chậm đổi mới phương pháp
dạy học. Để cải thiện thực trạng trên tôi đã áp dụng các biện pháp phổ biến mà
lâu nay nhiều cán bộ quản lí và nhà trường đã làm như:
- Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để giáo viên tham gia đào tạo trên
chuẩn qua đó bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ.
- Bồi dưỡng tại trường thông qua các chuyên đề, qua thao giảng, sinh hoạt
chuyên môn, dự giờ thăm lớp, thi giáo viên giỏi, xây dựng tiết dạy mẫu.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường để giáo viên học hỏi, trao đổi
kinh nghiệm với các trường bạn, đặc biệt là các trường chuẩn Quốc gia, trường
đang áp dụng mô hình trường học Việt Nam mới theo mô hình dự án Vnen.
- Xây dựng điển hình nhân điển hình nhằm tạo điều kiện cho cá nhân phát
huy năng lực đồng thời khai thác triệt để nguồn nhân lực trong nhà trường .
Ngoài các biện pháp trên, tôi còn áp dụng một số biện pháp bồi dưỡng
giáo viên theo cách riêng của mình nhằm rèn kỹ năng sống và nâng cao năng lực
cho giáo viên như: kỹ năng diễn đạt, trình bày trước tập thể; kỹ năng hợp tác,
năng lực nhận thức, phân tích, tổng hợp… Cụ thể:
- Bồi dưỡng khả năng diễn đạt, trình bày trước tập thể thông qua việc tổ
chức hội nghị.
Nhiều giáo viên nhà trường tuổi đời cao, ngại giao tiếp, thiếu tự tin khi
diễn đạt trước nhiều người. Tôi đã tạo cơ hội để tất cả giáo viên được nói trước
hội nghị bằng cách: Hàng tháng trong cuộc họp hội đồng thay vì Hiệu trưởng
đánh giá, nhận xét hoạt động tôi yêu cầu từng giáo viên tự nhận xét, đánh giá
hoạt động của bản thân theo nhiệm vụ được phân công và xây dựng kế hoạch
tháng tới dựa trên kết quả hoạt động và nhiệm vụ chung của nhà trường theo kế
hoạch Hiệu trưởng đã xây dựng gửi trước cho GV qua địa chỉ Gmai của nhà
trường. Hiệu trưởng chỉ là người tổng hợp đánh giá, chỉ ra các nhiệm vụ trong
tâm cần thực hiện. Với cách làm trên tôi không chỉ giúp giáo viên bình tĩnh, chủ
động, tự tin hơn trong diễn đạt, trình bày trước tập thể mà còn thực hiện tốt mục
tiêu đổi mới công tác quản lí của mình thông qua việc tổ chức hội nghị có sự
tham gia của giáo viên.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực nhận thức, phân tích, tổng hợp, hợp tác
nhóm thông qua việc tự nghiên cứu văn bản.
Đối với các nội dung hoặc hội nghị triển khai văn bản mới, chuyên đề mới
hoặc các nội dung có sẵn, tôi sử dụng máy chiếu để giáo viên tự nghiên cứu
theo hình thức cá nhân, tổ, nhóm sau đó đặt câu hỏi để giáo viên trình bày nhận
thức của mình về vấn đề được nêu theo theo câu hỏi gợi ý. Bản thân tôi sẽ định
hướng các vấn đề cốt lõi để giáo viên nắm bắt và thực hiện. Cách làm trên yêu
cầu giáo viên phải tập trung chú ý và tự nghiên cứu vấn đề qua đó nâng cao
năng lực nhận thức, phân tích, tổng hợp, hợp tác của giáo viên.
- Bồi dưỡng năng lực phân tích, tổng hợp, năng lực tư duy, khả năng sử
dụng ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt, trình bày, hợp tác, khả năng phản ứng nhanh
nhạy thông qua việc tổ chức trò chơi và các hội thi.

13


Các trò chơi đuổi hình bắt chữ, trò chơi thử tài đoán vật, nói theo chủ đề,
hướng dẫn viên du lịch, thi cắm hoa và thuyết trình về lẵng hoa đã cắm theo chủ
đề, thi nấu ăn và thuyết trình mâm cỗ … đều có tác dụng tốt đối với giáo viên
trong việc năng lực phân tích, tổng hợp, năng lực tư duy, khả năng sử dụng ngôn
ngữ ... đồng thời còn tạo ra sân chơi trí tuệ lành mạnh, tạo đời sống tinh thần vui
vẻ, phấn khởi cho giáo viên. Vào các dịp 20.10; 8.3 tôi đã phối hợp với Công
đoàn tổ chức cho giáo viên tham gia các trò chơi lành mạnh để nâng cao năng
lực của mình. Không chỉ bó hẹp trong nhà trường, năm học 2014- 2015 và 20152016 tôi đã phối hợp với trường Tiểu học Lâm Xa tổ chức cho giáo viên thi cắm
và thuyết trình về lẵng hoa, chơi thử tài đoán vật. Qua hội thi các giáo viên
không chỉ được bồi dưỡng nâng cao năng lực của mình mà còn có cơ hội được
giao lưu, học hỏi để hoàn thiện mình hơn trong nhiều lĩnh vực.
Để tổ chức trò chơi hay hội thi đạt hiệu quả cao cần chuẩn bị tốt nội dung,
các điều kiện, phương tiện phục vụ trò chơi, hội thi. Đặc biệt phải xây dựng kế
hoạch, thể lệ, điều lệ, quy chế hợp lí và cần thực hiện công bằng, dân chủ, bình

đẳng, khách quan trong việc đánh giá, nhận xét trò chơi, hội thi. Cần tăng cường
khen thưởng để khuyến khích giáo viên tham gia hội thi qua đó bồi dưỡng nâng
cao năng lực của mình.
- Để nâng cao năng lực giảng dạy cho cán bộ giáo viên, từ năm học 2014 2015, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với trường Tiểu học Lâm Xa
tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường để giáo viên được dự giờ, học tập trao
đổi kinh nghiệm thông qua tiết dạy sử dụng giáo án điện tử và sử dụng phương
pháp bàn tay nặn bột của giáo viên trường Tiểu học Lâm Xa. Sử dụng giáo án
điện tử và phương pháp bàn tay nặn bột là điểm yếu nhất của giáo viên nhà
trường trong nhiều năm qua. Từ cách làm trên, hiện nay nhiều giáo viên nhà
trường đã tự thiết kế được giáo án điện tử trong các tiết thao giảng, sinh hoạt
chuyên môn khối và giảng dạy hàng ngày.
Tóm lại: Bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ giáo
viên là một việc làm thường xuyên quan trọng nhất của người cán bộ quản lí nhà
trường đồng thời cũng là một biện pháp huy động nguồn lực vô cùng hiệu quả.
Kết quả của quá trình này tạo ra một đội ngũ nhà giáo( nguồn nhân lực chủ đạo)
chất lượng cao giúp Hiệu trưởng củng cố, phát triển xây dựng uy tín, vị thế
thương hiệu nhà trường. Để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả cao cần căn cứ vào thực
trạng đội ngũ, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của cán bộ giáo viên, định hướng chỉ
đạo bồi dưỡng của Ngành và các cấp quản lí đối với từng đối tượng trong từng
thời điểm, giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt người Hiệu trưởng phải linh
hoạt, sáng tạo và đổi mới, đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức bồi
dưỡng để khai thác, phát huy tối đa nguồn lực.
2.3.4. Huy động các nguồn lực tham gia giáo dục và giúp đỡ học sinh
nghèo, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao chất lượng học sinh.
Chất lượng học sinh là kết quả của quá trình giáo dục cũng là thước đo
chuẩn nhất khẳng định uy tín, thương hiệu nhà trường. Do địa thế cách trở về
giao thông nên phần đa học sinh nhà trường bị hạn chế về môi trường giao tiếp,
14



kỹ năng sống và hoạt động. Một bộ phận nhỏ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
nên kết quả học tập, rèn luyện chưa cao. Để giải quyết thực trạng trên tôi đã áp
dụng các biện pháp sau:
- Điều tra, lập sổ theo dõi các đối tượng khó khăn để xây dựng kế hoạch
giúp đỡ : thời điểm đầu năm học, thời điểm giáp tết nguyên đán...
- Phân công giáo viên, học sinh, lớp kèm cặp, giúp đỡ : Căn cứ hoàn cảnh,
mức độ khó khăn của từng học sinh để phân công nhiệm vụ phù hợp.
- Phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, lớp, Hội CTĐ
xã, Hội bảo trợ người tàn tật xã, Hội khuyến học và trung tâm cộng đồng xã,
BCH Đoàn xã, Ban chấp hành Công đoàn trường, Hội CTĐ, Đội Thiếu niên
Tiền Phong Hồ Chí Minh nhà trường phát động và duy trì thường xuyên phong
trào" Mỗi tập thể, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo", phong trào " Tết vì
người nghèo" để giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh
khuyết tật, mồ côi.
- Chỉ đạo tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp thực
hiện các phong trào: " Nói lời hay, làm việc tốt", PT " Đôi bạn cùng tiến", PT
thu gom giấy vụn, phế liệu... xây dựng quỹ tập làm nhân đạo giúp bạn nghèo.
PT"Giữ vở sạch, viết chữ đẹp", PT" Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, trang trí lớp
học thân thiện" đưa PT thi đua " xây dựng thường học thân thiện, học sinh tích
cực" trở thành hoạt động hường niên của nhà trường.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm, GV dạy các môn năng
khiếu, GV phụ trách Đội, GV phụ trách thư viện xây dựng kế hoạch và tổ chức
các hoạt động vui chơi chú trọng các trò chơi dân gian để giữ gìn phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Duy trì thường xuyên
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao, thi vẽ tranh, kể chuyện, tuyên truyền sách, hái hoa
dân chủ, sinh hoạt Đội theo chủ đề, chủ điểm... vào các dịp ngày lễ.
- Động viên các giáo viên là người địa phương đăng ký chủ động bồi
dưỡng, kèm cặp giúp đỡ miễn phí các học sinh gần nhà, học sinh tại thôn mình
sinh sống còn gặp khó khăn trong học tập vào các ngày nghỉ hoặc kèm thêm vào

buổi tối tại gia đình để nâng cao chất lượng.
- Thành lập, ra mắt các câu lạc bộ học sinh môn Toán, Tiếng Việt, Âm
nhạc khối 3, 4, 5 và giao nhiệm vụ cho giáo viên có năng lực phụ trách câu lạc
bộ học sinh.
- Tổ chức cho học sinh giao lưu với các trường bạn tạo sân chơi trí tuệ,
môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh.
- Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường, các nhà hảo
tâm giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho học sinh khó khăn, học sinh khuyết tật,
mồ côi để các em hòa nhập cộng đồng, tự tin và có ý thức vươn lên trong cuộc
sống.( Xem kết quả vận động tại tiêu chuẩn 4 phụ lục 4).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

15


Như đã trình bày ở phần đạt vấn đề, sáng kiến này được bản thân tôi
nghiên cứu, trải nghiệm, áp dụng, rút kinh nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện
trong suốt 14 năm qua tại trường Tiểu học Tân Lập thu được kết quả cao( Xem
các phụ lục đính kèm). Sáng kiến được tôi áp dụng triệt để trong 2 năm học
2014 - 2015 và 2015- 2016.
Để khẳng định tính bền vững và hiệu quả của sáng kiến đã nêu, tôi xin
trình bày bảng số liệu so sánh qua 2 giai đoạn huy động nguồn lực xây dựng,
củng cố, phát triển trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tại trường Tiểu học Tân
lập như sau:
Tiêu chuẩn
1.Tổ chức
và quản lý
nhà trường.
2.Cán bộ

quản
lý,
giáo viên,
nhân viên
và học sinh

3. Cơ sở
vật
chất,
trang thiết
bị dạy học.

Chỉ số phát triển
Giai đoạn 2007 - 2010
- Đã biết sử dụng CNTT
trong quản lí song chất
lượng chưa cao.
- 50% CBQL có trình độ đạt
trên chuẩn .

Chỉ số phát triển sau 5 năm
Giai đoạn 2010 - 2015
- Có 1 GV dạy tiếng Anh( HĐ)
- Sử dụng tốt các phần mềm quản
lí và giảng dạy.
- 100% CBQL có trình độ đại học
( tăng 50%). Hiện nay có 1CBQL
đã tham gia thi tuyển cao học
( Chưa có kết quả)
- Có 2 CBQL, 6 giáo viên đã - 1CBQL có trình độ trung cấp lí

tham gia bồi dưỡng lí luận luận chính trị ( tăng 50%), 1CBQL
Chính trị phổ thông.
đang tham gia đào tạo lớp trung
cấp lí luận chính trị ( tăng 50%).
- 1 GV có trình độ sơ cấp lí luận
chính trị.
- Có 3 GV trên chuẩn
- 2 GV có trình độ đại học tăng tỉ
( trình độ cao đẳng )
lệ trên chuẩn thêm 13,3%.
- 1 nhân viên có trình độ cao đẳng
- 5 Giáo viên giỏi cấp
- Tăng thêm 2 Giáo viên giỏi cấp
huyện, 5 GVG cấp trường.
huyện, 5 GVG cấp trường.
- 55,5% CBQL,GV, nhân viên sử
dụng máy vi tính thành thạo, 6
CBGV biết thiết kế giáo án điện tử
trong giảng dạy.
- 96% học sinh hoàn thành
- 100% HS hoàn thành chương
chương trình lớp học, cấp trình lớp học, cấp học.
học.
- Có 6 phòng học nhà cấp 4 - Xây mới 1 dãy nhà tầng 6 phòng
và 3 phòng học bán kiên cố. học. Các khu trường đều có điện
Bàn ghế đúng quy cách. Đã đến từng lớp học, các lớp có đủ
trang trí lớp song chưa có sự bảng chống lóa, tủ đựng sách. Vận
đầu tư mang tính đồng loạt. dụng linh hoạt việc trang trí lớp
theo mô hình Vnen. Lớp học có lọ
16



- Có 1 phòng thư viện thiết
bị, 1 phòng làm văn phòng.
Chưa có phòng Hiệu trưởng,
phòng Phó Hiệu trưởng.

- Có 1 nhà để xe tạm bợ.
- Chỉ có 1 nhà vệ sinh tạm
bợ tại khu chính.
- Đổ bê tông sân trường khu
lẻ. Xây bồn hoa khu chính
láng xi măng.

- Xây 100m tường rào .

- Có 1 tủ đựng sách, 3 loại
đầu báo và 495 cuốn sách
các loại.

- Có góc thư viện, chưa có
phòng riêng, chưa đạt thư
viện chuẩn.

hoa, khăn trải bàn, chậu, khăn lau
tay, bình nước lọc, dụng cụ dọn vệ
sinh.
- Xây mới 4 phòng chức năng: 2
phòng làm thư viện,1phòng truyền
thống ,1 phòng hoạt động Đội. Có

1 phòng giáo dục nghệ thuật, 1
phòng y tế học đường, 1 phòng
thiết bị, 1 phòng kho. Xây mới khu
văn phòng, có phòng riêng cho
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.
Văn phòng làm trần thạch cao, lợp
tôn mái, lăn sơn , mua bàn ghế,
quạt, khẩu hiệu bảng biểu trang trí
văn phòng thoáng, đẹp.
- Xây 1 nhà bảo vệ và 2 nhà để xe
kiên cố.
- Xây 3 nhà vệ sinh ở 2 khu
trường. Khu chính có 2 nhà vệ
sinh tự hoại riêng cho GV, HS.
- Đổ bê tông sân các khu trường,
xây bồn hoa ốp gạch thẻ, sân khấu
cải tạo khuôn viên khu chính. Xây
cổng, biển trường 2 khu, riêng khu
trung tâm cổng trường ốp gạch thẻ
đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
- Xây thêm 250m tường rào.
- Mua 4 máy vi tính, 1 máy chiếu,
2 máy in, nối mạng intenes, sử
dụng oai phai, cáp quang.
- Mua 12 tủ, 2 giá sách thư viện,
347 cuốn sách báo tạp chí, làm
khẩu hiệu trang trí thư viện. Đã
quyên góp được 1502 cuốn sách
và 46 loại báo tính ra tổng giá tiền
là 29.130.000đ.

- Thư viện có 3 phòng, 1 phòng
đọc GV và kho sách, 1 phòng đọc
HS, 1 phòng thiết bị. Đã đạt thư
viện tiên tiến năm 2013.

4.Quan hệ - Đã xây dựng tốt mối quan - Đã xây dựng tốt mối quan hệ
giữa nhà hệ giữa gia đình, nhà trường, giữa gia đình, nhà trường, xã hội
trường, gia xã hội song việc huy động, và khai thác tốt nguồn lực( cả nội
17


đình và xã khai thác, phát huy nguồn lực và ngoại lực ). Trong 5 năm tôi
hội.
lực( cả nội lực và ngoại lực ) đã huy động được 2.020.228.000
chưa triệt để.
đồng từ các nguồn lực để xây
dựng cơ sở vật chất; bổ sung
phương tiện, thiết bị dạy và học;
khen thưởng giáo viên dạy giỏi,
học sinh giỏi và hỗ trợ học sinh
nghèo, tham gia các hoạt động
nhân đạo từ thiện... trong đó kinh
phí đầu tư từ dự án 135 là
637.929.000 đồng, kinh phí cấp từ
ngân
sách
nhà
nước

766.399.000 đồng, kinh phí tiết

kiệm từ quỹ chi hoạt động thường
xuyên của nhà trường là
121.520.000 đồng, kinh phí xã hỗ
trợ là 40.000.000 đồng.
- Đã thành lập Ban đại diện - Thành lập Ban đại diện Hội Cha
Hội Cha mẹ học sinh toàn mẹ học sinh toàn trường, lớp.
Ban Hoạt động của Hội Cha mẹ
trường.
học sinh rất tích cực. Huy động
được 3752 công lao động của phụ
huynh tham gia cải tạo khuôn viên
trường lớp. Tổng kinh phí vận
động XHHGD tính cả công lao
động là 230.000.000đồng,
- Vận động được 100% cán - Vận động được nhiều tổ chức cá
bộ giáo viên và 85% học nhân tham gia làm nhân đạo: Hội
sinh tham gia làm nhân đạo. Thiện nguyện lửa Hồng Bá Thước,
Duy trì tốt phong trào tặng Hội CTĐ trường THPT Bá Thước,
quà cho đối tượng khó khăn, trường TH Đông Bắc Ga Thanh
gia đình thương binh liệt sĩ Hóa, anh Trần Văn Thuấn Chủ tịch
tại địa phương và tổ chức tết Hội CTĐ trường THPT Bá Thước,
nhà may Hưng Hằng Thị Trấn
cho học sinh nghèo.
Cành Nàng, lãnh đạo xã Tân Lập,
Hội CTĐ xã Tân Lập, Hội CMHS
nhà trường, cán bộ GV, HS nhà
trường . Trong 5 năm qua tổng số
tiền vận động để thực hiện các
hoạt động nhân đạo từ thiện là
184.230.000 đồng.

- Sáng tác được 2 bài hát về - Sáng tác thêm 3 bài hát về nhà
18


nhà trường để giáo dục trường, quê hương Tân Lập để
truyền thống cho học sinh.
giáo dục truyền thống cho học
sinh.
5.Hoạt
động giáo
dục và kết
quả
giáo
- Khối 1,2,3 được học
dục
2b/ngày; khối 4,5 học tăng
buổi:2 buổi/ tuần.
- Tỉ lệ học sinh lên lớp đạt
96 – 98%.
- PCGD đạt mức độ 1.

- Học sinh khối 3,4,5 được học
môn tiếng Anh từ NH 2012- 2013.
- 100% học sinh học 2 buổi/ngày
( Tăng 40% ).
- Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương
trình lớp học 100% ( tăng 2 - 4% )
- PCGD đạt mức độ 2.

- Tổ chức tốt các cuộc thi hái hoa

- Đã tổ chức các hoạt động dân chủ, thi văn nghệ, trò chơi dân
ngoài giờ lên lớp cho HS gian, thi vẽ tranh... thu hút học
song còn ít.
sinh tham gia hoạt động và nâng
cao chất lượng giáo dục.
Với các biện pháp, giải pháp trên trong nhiều năm qua đặc biệt trong năm
học 2014 – 2015 và năm học 2015 – 2016, tôi đã huy động được nhiều nguồn
lực tham gia vào quá trình giáo dục để xây dựng, củng cố, phát triển, nâng cao
chất lượng trường đạt chuẩn Quốc gia tại trường Tiểu học Tân Lập. Hiện nay cơ
sở vật chất nhà trường đẹp và khang trang theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa.
Nhà trường có các phương tiện dạy học hiện đại để giáo viên thực hiện đổi mới
phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Năng lực của cán bộ
giáo viên ngày càng được nâng lên. Học sinh tích cực tham gia hoạt động, yêu
trường, yêu lớp hơn. Chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo ngày càng cao.
Nhân dân, chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp và đặc biệt là ngành Giáo
dục phấn khởi, tin tưởng vào sự phát triển lớn mạnh của nhà trường. Uy tín,
thương hiệu của nhà trường được giữ vững. Từ một ngôi trường nhỏ thuộc vùng
nông thôn miền núi nghèo giờ đây nhà trường đã trở thành trường chuẩn Quốc
gia đứng trong tốp đầu của huyện được nhiều trường bạn đến thăm quan học tập
kinh nghiệm. Nhiều năm liên tục nhà trường đạt tập thể lao động xuất sắc, các tổ
chức, đoàn thể và cá nhân, đặc biệt là cán bộ quản lí nhà trường liên tục được
tặng Bằng khen, Giấy khen.( Xem phụ lục 3).
Đánh giá về nhà trường trong đợt kiểm tra công nhận lại trường Tiểu học
đạt chuẩn Quốc gia lần 3( tháng 11 năm 2016), đồng chí Trịnh Vĩnh Long Phó
trưởng phòng Tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã nói: “ Tôi ngạc
nhiên, bất ngờ và rất vui mừng trước sự thay đổi của nhà trường. Tôi không ngờ
một ngôi trường nhỏ ven sông giờ lại thay đổi, phát triển nhanh, lớn mạnh đến
thế. Tôi hi vọng lần thứ tư khi trở lại nhà trường sẽ trở thành trường chuẩn Quốc
gia mức độ 2”.
19



Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Bản thân tôi đang nung nấu khát vọng xây dựng nhà trường trở thành trường đạt
chuẩn Quốc gia mức độ 2. Đây cững là mong muốn của Đảng ủy, Chính quyền,
nhân dân địa phương xã Tân Lập nói riêng và ngành giáo dục Bá Thước nói
chung để thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2020” của huyện Bá Thước.
PHẦN 3 : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Qua sáng kiến đã trình bày, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm cụ thể
sau:
- Cần tăng cường tổ chức tuyên truyền và đổi mới nội dung, phương pháp,
hình thức tuyên truyền để nâng cao hiệu quả quản lí.
- Sử dụng các ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền là biện pháp hữu
hiệu trong giai đoạn hiện nay để tiết kiệm thời gian, kinh phí, công sức và nâng
cao hiệu quả tuyên truyền.
- Cần nắm vững thực trạng, khó khăn, thuận lợi, thời cơ, thách thức của đơn
vị làm căn cứ để xây dựng kế hoạch hợp lí.
- Tăng cường và đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng tốt để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Phối hợp tốt các lực lượng tham gia giúp đỡ, giáo dục học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được bản thân kiểm nghiệm thực tiễn và
ứng dụng nhiều nhiều năm tại trường Tiểu học Tân Lập thu được kết quả cao.
Tôi thiết nghĩ sáng kiến này có thể áp dụng, phát triển rộng rãi đối với các nhà
trường, các cấp học trên mọi vùng miền và các cá nhân, ban ngành, đoàn thể
khác trong công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng nguồn lực.
3.2. Kiến nghị:
Với những kết quả đạt được và nhận định về chiều hướng phát triển, khả
năng ứng dụng của sáng kiến, tôi sẽ tiếp tục triển khai, phổ biến rộng rãi kinh

nghiệm tại đơn vị đồng thời kiến nghị với lãnh đạo phòng, lãnh đạo sở Giáo dục
& Đào tạo tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để mở rộng ứng dụng của sáng
kiến đến các nhà trường, các cấp học trong ngành Giáo dục nói chung.
Trên đây là một sáng kiến nhỏ của bản thân tôi trong quá trình làm quản lí
tại trường Tiểu học Tân Lập. Bản thân tôi còn rất nhiều thiếu xót trong quá trình
viết sáng kiến. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh
đạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn.
K.T THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 20/3/2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến:

20


Hà Thị Nhất

Nguyễn Thị Hồng

21



×