Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU ỐNG THÉP mạ kẽm (FCL) tại CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.65 KB, 34 trang )

Chương 1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa:
1.1 Khái niệm về xuất khẩu:
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó
không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán
trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm,
hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đó đẩy mạnh sản xuất
hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống
nhân dân.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên
của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa
dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một
quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước
này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào
hoạt động kinh doanh này.
Các hình thức xuất khẩu chủ yếu:
1.1.1 Xuất khẩu trực tiếp
Đây là những hình thức đơn vị ngoại thương đặt mua sản phẩm của đơn vị sản xuất
trong nước (mua đứt), sau đó xuất khẩu những sản phẩm đó ra nước ngoài với danh
nghĩa là hàng của đơn vị mình. Các bước tiến hành như sau:
- Ký hợp đồng nội: Mua và trả tiền hàng cho các đơn vị sản xuất trong nước.
- Ký hợp đồng ngoại: Giao hàng và thanh toán tiền hàng với bên nước ngoài.
Hình thức này có đặc điểm là lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu hàng hoá thu được
thường cao hơn hình thức khác. Đơn vị ngoại thương đứng ra với vai trò là người bán


trực tiếp, do đó nếu hàng có quy cách phẩm chất tốt sẽ nâng cao được uy tín đơn vị.
Tuy vậy, trước hết nó đòi hỏi đơn vị xuất khẩu phải có vốn lớn, ứng trước để thu hàng
nhất là những hợp đồng có giá trị lớn đồng thời mức rủi ro lớn như hàng kém chất
lượng, sai quy cách phẩm chất, hàng bị khiếu nại, thanh toán chậm hoặc hàng nông sản
do thiên tai mất mùa thất thường nên ký hợp đồng xong không có hàng để xuất khẩu,


hoặc do trượt giá tiền, do lãi xuất ngân hàng tăng
1.1.2 Xuất khẩu uỷ thác
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị đứng ra với vai trò trung gian xuất khẩu,
làm thay đơn vị sản xuất (bên có hàng) làm những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng
hoá và hưởng phần trăm phí uỷ thác theo giá trị hàng xuất khẩu. Các bước tiến hành
như sau:
+ Ký hợp đồng uỷ thác xuất khẩu với các đơn vị trong nước.
+ Ký hợp đồng với bên nước ngoài, giao hàng và thanh toán
+ Nhận phí uỷ thác đơn vị sản xuất trong nước.
Ưu điểm chính của hình thức xuất khẩu này là mức độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít,
người đứng ra xuất khẩu không phải chịu trách nhiệm sau cùng. Đặc biệt không cần
huy động vốn để mua hàng, tuy hưởng chi phí nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục và
tương đối tin cậy.
1.1.3 Xuất khẩu gia công uỷ thác.
Đơn vị ngoại thương đứng ra nhận hàng hoặc bán thành phẩm về cho xí nghiệp gia
công sau đó thu hồi thành phẩm xuất lại cho bên ngoài. Đơn vị này hưởng phần trăm
phí uỷ thác và gia công. Phí này được thoả thuận trước với xí nghiệp trong nước. Các
bước tiến hành như sau:
+ Ký hợp đồng uỷ thác xuất khẩu với đơn vị sản xuất trong nước.
+ Ký hợp đồng gia công với bên nước ngoài và nhập nguyên liệu.


+ Giao nguyên liệu gia công (định mức kỹ thuật đã được thoả thuận gián tiếp giữa
các đơn vị sản xuất trong nước với bên nước ngoài) .
+ Xuất khẩu thành phẩm cho bên nước ngoài.
+ Thanh toán phí gia công cho đơn vị sản xuất.
Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng đạt hiệu quả
kinh tế tương đối cao, rủi ro thấp, thanh toán khá bảo đảm vì đầu ra chắc chắn. Nhưng
đòi hỏi làm những thủ tục sản xuất, cán bộ kinh doanh phải có nhiều kinh nghiệm trong
nghiệp vụ này, kể cả trong việc giám sát công trình thi công.

1.1.4 Buôn bán đối lưu (hàng đổi hàng).
Đây là phương thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập
khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua hàng, lượng hàng trao đổi có giá trị
tương đương. Ở đây mục đích xuất khẩu không phải nhằm thu về lượng ngoại tệ mà
nhằm thu về một lượng hàng có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất. Có nhiều loại hình
buôn bán đối lưu: hàng đổi hàng (áp dụng phổ biến), trao đổi bù trừ (mua đối lưu,
chuyển giao nghĩa vụ ..)
- Trong hình thức trao đổi hàng hoá, hai bên trao đổi trực tiếp những hàng hoá, dịch
vụ có giá trị tương đối mà không dùng tiền làm trung gian. Ví dụ 12 tấn cà phê đổi một
lấy 1 ô tô.
- Trong hình thức trao đổi bù trừ có thể là hình thức xuất khẩu liên kết ngay với
nhập khẩu ngay trong hợp đồng có thể bù trừ trước hoặc bù trừ song song.
- Trong nghiệp vụ mua bán đối lưu, thường một bên giao thiết bị cho bên kia rồi
mua lại thành phẩm hoặc bán thành phẩm.
1.1.5 Xuất khẩu theo nghị định thư.
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là hàng trả nợ) được ký theo nghị
đinh thư giữa hai chính phủ. Xuất theo hình thức này có những ưu điểm như: khả năng


thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hoá nhìn
chung dễ chấp nhân.
Với các hình thức xuất khẩu như trên, việc áp dụng hình thức này còn tuỳ thuộc bản
thân doanh nghiệp xuất khẩu (khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh) và phải đáp
ứng được yêu cầu của cả hai bên sản xuất, gia công trong nước cũng như nước ngoài.
1.2 Vai trò của xuất khẩu:
Như đã biết, xuất khẩu là phương thức để thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng xuất
khẩu là để tăng thu thêm nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ
sở hạ tầng.
1.2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước đòi hỏi phải có số vốn lớn, rất lớn để nhập

khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập
khẩu có thể được hình thành từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, trong các nguồn vốn như đầu
tư nước ngoài, vay nợ, nguồn viện trợ ... cũng phải trả bằng cách này hay cách khác.
Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định qui
mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
1.2.2 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế
hướng ngoại.
Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành quả của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá
trình công nghiệp hoá ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế
giới. Sự tác động của xuất khẩu với sản xuất và chuyển dich cơ cấu kinh tế có thể được
nhìn nhận theo các hướng sau:
- Xuất khẩu những sản phẩm trong nước ra nước ngoài.


+ Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu
những sản phẩm mà các nước cần. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi.
+ Xuất khẩu tạo ra những khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào
cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên
năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền
kinh tế nước ta.
+ Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh
trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ
chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
+ Xuất khẩu còn đỏi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác
quản lý sản xuất, điều kiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.

1.2.3 Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Trước hết, sản xuất hàng hoá xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn
vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.
1.2.4 Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế giới
tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại.
Qua hoạt động xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam được bày bán trên thị trường thế giới,
khuyếch trương được tiếng vang và sự hiểu biết.
Hoạt động xuất khẩu làm cho các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, làm tiền đề thúc
đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như dịch vụ du lịch, ngân hàng, đầu tư, hợp
tác, liên doanh ....


1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu:
1.3.1 Vĩ mô:
1.3.1.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế
Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra các
chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Chẳng hạn chiến lược phát triển
kinh tế theo hướng “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ
đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, mục tiêu bảo
hộ sản xuất trong nước đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập
khẩu hàng tiêu dùng…
1.3.1.2 Thuế quan, hạn nghạch và trợ cấp xuất khẩu
*Thuế quan
Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất
khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo
chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối
ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong
nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn
chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng
xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách.

*Hạn ngạch
Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như qui
định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được
phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có
công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi
về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm
đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu…


*Trợ cấp xuất khẩu
Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để
tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức
cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của
hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu.
1.3.1.3 Các yếu tố xã hội
Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định.
Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Các
yếu tố xã hội là tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này có thể
nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá, đặc biệt là trong ký kết hợp đồng.
Nên văn hoá tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định các thức tiêu
dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thoả mãn và cách thoả mãn của con
người sống trong đó. Chính vì vậy văn hoá là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất
khẩu luôn luôn phải qua tâm tìm hiểu yếu tố văn hoá ở các thị trường mà mình tiên
hành hoạt động xuất khẩu.
1.3.1.4 Các yếu tố chính trị pháp luật
Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hoá hoạt
động kinh doanh. Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường
và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế
quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi
không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của Đất nước và tạo ra tâm lý

không tốt cho các nhà kinh doanh.
Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Các
công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các qui định mà chính phủ tham gia
vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế:


Các qui định của luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu (thuế, thủ tục qui định



về mặt hàng xuất khẩu,qui định quản lý về ngoại tệ..)
Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu



tham gia


Các qui định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn.



Các vấn đề về pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan đến việc xuất khẩu
(công ước viên 1980, Incoterm 2010…)



Qui định về giao dịch hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ




Qui định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đình công, bãi
công



Qui định về cạnh tranh độc quyền, về các loại thuế.



Qui định về vấn đề bảo về môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng, thực
hiện hợp đồng.



Qui định về quảng cáo hướng dẫn sử dụng.
Ngoài những vấn đề nói trên chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương
khác như: Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan....
Chính sách ngoại thương của chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay
đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy họ
phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng
vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước.
1.3.1.5 .Yếu tố hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu


Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu,
chẳng hạn như:
- Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: Mức độ trang bị, hệ thống xếp
dỡ, kho hàng…hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục
giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu.

- Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinh
doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân hàng là
một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng.
- Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng hàng hoá cho phép các hoạt động xuất
khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại
khi có rủi ro xảy ra…
1.3.2 Vi mô:
1.3.2.1 Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng
nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối đầu
tư có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh
doanh cuả doanh nghiệp.
1.3.2.2 Tiềm lực vô hình ( Tài sản vô hình ):
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại.
Tiềm lực vô hình không phải tự nhiên mà có, tuy có thể hình thành một cách tự nhiên
nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua
các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp và cần chú ý
đến khía cạnh này trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Tiềm lực của doanh
nghiệp có thể là:


- Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
- Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá
- Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp
1.3.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy
động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ
thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện
các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả.

1.3.2.4 Trình độ tổ chức quản lý.
Mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau
hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời
đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh
nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp bao quát, tập trung vào những mối liên hệ tương
tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thực sự cho doanh
nghiệp.
1.3.2.5 Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá và dự
trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp.
Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết
quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Không
kiểm soát hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hoá
cho doanh nghiệp thì việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không thể đảm bảo, có thể
phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4 Quy trình xuất khẩu:


Chương 2. Giới thiệu, cơ cấu tồ chức và quy trình xuất khẩu tại công ty
2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thép
Việt Nga.
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1.1 Tổng quan về công ty
Tên công ty
Tên tiếng Anh

: CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT NGA
: VIETNGA STEEL CO., LTD.

Logo
:

Địa chỉ trụ sở chính : Lô B081-082, Đường số 1, KCN Đức Hòa 1, Tỉnh Long An
Địa chỉ nhà máy
: C12/15A QL1A, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM
Điện thoại
: (08) 37560006 – 37560307
Fax
: (08) 38770244 – 37560082
Giám đốc
: ĐINH THÁI BÌNH
Mã số thuế
: 1100728443
Chức năng chính
: Kinh doanh các loại sắt thép, kim loại màu, hợp kim.
Gia công, cán, cắt các sản phẩm sắt thép, kim loại màu, hợp kim.
 Ý nghĩa của logo công ty.

Tổng thể nhãn hiệu là dòng chữ: “ VIET NGA STEEL” có ý nghĩa là Thép Việt
Nga. Bên trên lấy ý tưởng từ các đường vân của các thanh sắt xếp nối tiếp nhau như


các bước song vươn tới nhằm tạo sự cuốn hút và thể hiện sự vươn lên phát triển không
ngừng của công ty.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Thép Việt Nga chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ
tháng 07/2006. Trong thời gian mới thành lập, công ty Việt Nga đã gặp rất nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, nhờ sự góp sức nỗ lực của tất cả các thành viên, công ty đã dần đi vào
ổn định và quy mô ngày càng mở rộng. Từ năm 2007-2008, công ty Việt Nga đã kinh
doanh có lãi, doanh thu tăng đều hàng năm và doanh nghiệp đã từng bước khẳng định
thương hiệu Thép Việt Nga trên thị trường sắt thép Việt Nam.

Thép lá cán nóng, cán nguội, mạ.. dạng cuộn, tấm là mặt hàng kinh doanh chủ đạo
của công ty Việt Nga, cung cấp cho nhu cầu tương đối lớn hiện nay trên thị trường về
lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, khung nhà công nghiệp, máy công nghiệp,
sản xuất tole, ống thép, bình gas, bếp gas, đầu đĩa,… cho các cơ sở, cửa hàng kinh
doanh bán lẻ thép tấm, thép lá các loại.
Thế mạnh của công ty Việt Nga là mua được hàng hóa đầu vào giá tốt từ các Công
ty thương mại thép và các nhà máy sản xuất thép có uy tín trên thế giới như Daewoo,
ArcelorMittal, Bluescope Steel, Seiwa, Nippon Steel, Sakai Corporation, Tetshusho
Kayaba Coporation, Chung Hung Steel…
Là doanh nghiệp mới thành lập, phát triển đi lên từ địa bàn thuộc danh mục địa
bàn có điều kiện kinh tế xã hội - khó khăn do chính phủ ban hành theo quy định của
Luật đầu tư (quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP). Nên được
hưởng một số chính sách ưu đãi cả nhà nước.
Cụ thể các mức ưu đãi thuế như:
 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi: 15%


 Thời hạn áp dụng: Thuế suất ưu đãi 12 năm, kể từ năm 2006 ( năm bắt đầu hoạt
động sản xuất kinh doanh).
 Thời gian miễn thuế : 3 năm, kể từ năm 2007 ( năm bắt đầu có thuế thu nhập
doanh nghiệp).
 Thời gian giảm 50% số thuế phải nộp: 8 năm kể từ năm 2010.
Năm 2013 - 2016, chúng tôi đã mở rộng thêm mặt hàng thép hình, thép xây dựng,
thép thanh tròn các loại nhằm cung ứng cho nhu cầu thép hình xây dựng hiện nay trên
thị trường.
Hiện nay, tổng số nhân viên đang làm việc tại công ty Việt Nga là 150 người. Trong
đó:
Nhân viên văn phòng: 40 người
Đội xe: 5 người
Bảo vệ và tạp vụ: 9 người

Phân xưởng sản xuất: 96 người
2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH thép Việt Nga


Sơ đồ tổ chức
Hình 1: Sơ đổ tổ chức công ty Việt Nga
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

ĐD LĐ
(QMR)

CHI
NHÁNH
(*)

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Xưởng

PhòngKC


HC – NS



KINH

XNK

DỊCH VỤ

S (QC)

TOÁN

DOANH

(*)
Tổ DỊCH
VỤ

Tổ

KY

THUẬT

(*) Không áp dụng ISO 9001
Nguồn: Công ty Việt Nga



2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban của công ty
a. Giám đốc
-

Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty

-

Đánh giá và theo dõi việc thi hành các kế hoạch hằng năm dựa trên báo cáo thực
hiện của các bộ phận

-

Phổ biến thông tin cần thiết cho các cấp lãnh đạo liên quan

-

Kiểm soát, thẩm tra các báo cáo về tình hình hoạt động và các vấn đề cần thiết của
công ty

-

Quyết định khen thưởng, kỷ luật, thôi việc nhân viên

-

Chấp hành các luật và quy định của nhà nước liên quan đến việc kinh doanh

b. Phó giám đốc
-


Phê duyệt các tài liệu thuộc hệ thống quản lý chất lượng

-

Cung cấp nguồn lực cần thiết để xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống
quản lý chất lượng

-

Theo dõi xem xét kết quả thống kê, phân tích cải tiến

-

Theo dõi kết quả hành động khắc phục và phòng ngừa

c. Đại diện lãnh đạo
-

Đảm bảo các quá trình cần thiết để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng
phù hợp ISO 9001:2008

-

Báo cáo định kỳ hằng năm với lãnh đạo cao nhất kết quả hoạt động của hệ thống
quản lý chất lượng


-


Đảm bảo đào tạo, nâng cao nhận thức cho toàn bộ CB-NV của công ty về yêu cầu
của khách hàng

-

Kiểm tra tài liệu ISO trước khi abn hành

-

Quyết định và giám sát hoặc ủy quyền cho các trưởng phòng thực hiện các hành
động phòng ngừa và khắc phục

d. Phòng HC – NS
-

Tham mưu cho giám đốc về công tác: tổ chức bộ máy, hoạch định nguồn nhân lực
và các chế độ phúc lợi cho người lao động trong công ty

-

Quản lý và cập nhật hồ sơ nhân sự trong toàn công ty

-

Thực hiện báo tăng, giảm và quyết đoán các chế độ liên quan đến BHXH, BHYT,
BHTN cho người lao động

-

Theo dõi và tổ hợp chấm công, tính lương, khen thưởng cho toàn thể CB-CNV

trong công ty

-

Quản lý và kiểm soát tài sản, con dấu, hồ sơ, tài liệu của công ty

-

Quản lý và điều phối xe ô tô cho CB-CNV đi công tác

-

Quản lý và kiểm soát tổ bảo vệ và tổ nàh ăn

e. Phòng kế toán
-

Theo dõi, lưu trữ tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của công ty.

-

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi
tài chính. Thanh toán các chi phí phục vụ kinh doanh.


-

Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước và công ty với các bộ
phận liên quan khi cần thiết


f. Phòng kinh doanh
-Giúp đỡ, góp ý kiến, tham gia xây dựng các chiến lược, các kế hoạch với GĐ về các
vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của Công ty
-Phát triển thị trường nội địa theo chiến lược của Công ty
-Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của Công ty trong ngắn và dài hạn
g. Phòng xuất nhập khẩu
-

Giúp đỡ, hỗ trợ cho GĐ trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất-nhập khẩu, pháp
luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động xuất – nhập khẩu

-

Hỗ trợ GĐ trong việc đàm phán ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài

-

Nghiên cứu khảo sát đánh giá thị trường cũng như các đối tác nước ngoài

-

Theo dõi, thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương và giao nhận hàng hóa

-

Quản lý kho hàng hóa tại các cảng

h. Xưởng dịch vụ
-


Lập kế hoạch gai công, nhập xuất hàng hóa hàng ngày

-

Tổ chức, quản lý và thực hiện nhập xuất hàng đúng theo yêu cầu

-

Sắp xếp kho hàng hóa

-

Quản lý các phương tiện, thei16t bị và vật tư

-

Thực hiện đúng quy trình ISO


i. Phòng KCS
-

Tham mưu cho BGĐ về các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra, kiểm soát chất
lượng sản phẩm và nguyên vật liệu của công ty

-

Đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra và nguyên liệu đầu vào


-

Có trách nhiệm kiểm soát, thống kê, phân tích sản phẩm không phù hợp, xác định
và đề xuất giải pháp ngăn ngừa và cải tiến
2.3 Hoạt động kinh doanh của công ty Việt Nga
2.3.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

 Chuyên kinh doanh mua bán nội địa các mặt hàng sắt thép cán nóng, cán nguội,
kim loại,…
 Nhận gia công một số mặt hàng ngay tại xưởng của công ty
 Xuất nhập hàng hóa
2.3.2 Các mặt hàng
Các mặt hàng chủ yếu của công ty TNHH thép Việt Nga:
 Thép lá cán nóng, cán nguội, mạ.. dạng cuộn, tấm
 Thép hình, thép xây dựng, thép thanh tròn các loại
 Kim loại màu, hợp kim,…


Hình 2: Thép cán nguội

Hình 3: Thép cán nóng

Hình 4: Thép xây dựng

2.3.3 Hoạt đông kinh doanh từ năm 2013-2016


Bảng 1: Bảng số liệu về tổng doanh thu của công ty Việt Nga từ 2013-2016

Tổng doanh thu


2013

2014

2015

2016

253,427

467,574

694,722

738,362

Hình 5: Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu của công ty Việt Nga từ 2013-2016
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
800,000
700,000
600,000
500,000
Tổ ng doanh thu

400,000
300,000
200,000
100,000
-


2013

2014

2015

2016

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Việt Nga
Thông qua biểu đồ, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tổng doanh thu của công ty Việt Nga
tăng đều trong bốn năm vừa qua (2013-2016).
Năm 2013 có tổng doanh thu thấp nhất là 253,427 triệu đồng và cao nhất là năm
2016 với tổng doanh thu lên đến 738,362 triệu đồng cho thấy sự phát triển vượt bật của
công ty trong kinh doanh và sản xuất thép. Đó là do công ty đã nắm bắt và đáp ứng
được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nắm bắt được cơ hội thu hút nhiều khách
hàng lúc tình hình kinh tế trong và ngoài nước đang phát triển.


Từ 2013-2014 và 2014-2015, ta có thể thấy doanh thu trong những năm này tăng
đều khoảng hơn 200,000 triệu đồng. Nhưng từ 2015-2016, tổng doanh số chỉ tăng
43,640 triệu đồng. Đó là do tình hình kinh tế trong 2 năm gần đây đang có xu hướng
giảm. Đặc biệt là mặt hàng thép. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các doanh
nghiệp. Nhưng Việt Nga vẫn giữ được doanh số tăng qua các năm. Đó là nhờ vào sự nỗ
lực hết mình của toàn thể công ty với những kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Bảng 2: Bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009-2012

2013

2014


2015

2016

Doanh thu

253,427

467,574

694,722

738,362

Doanh thu thuần

250,936

467,573

694,373

735,458

Lợi nhuận trước thuế 17,055

21,695

9,996


6,673

Lợi nhuận sau thuế

18,441

8,497

5,672

14,497


Nguồn: Phòng kế toán Công ty Việt Nga
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Việt Nga năm 2013-2016, ta
thấy lợi nhuận sau thuế năm 2013-2016 đều > 0, cho thấy dù tình hình kinh tế có khó
tới đâu, doanh thu tăng ít hơn thì công ty vẫn có lời.
Sở dĩ doanh thu tăng đều nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm từ 2014-2016 giảm là
do:
-

Công ty vẫn kinh doanh có lời nhưng do tình hình kinh tế chung trong và ngoài

nước giảm, giá cả sắt thép tăng giảm thất thường, lúc nhập vào giá cao nhưng khi bán
ra thì giá lại giảm làm cho doanh thu vẫn tăng nhưng lợi nhuận bị giảm đi.
2.4 Quy trình xuất khẩu của Công ty:


Tiếp nhận đơn hàng

xuất khẩu
Lập hợp đồng xuất
khẩu và phê duyệt
Nhận L/C của Khách
hàng và kiểm tra L/C
Lập kế hoạch giao
hàng Xuất khẩu

G iao hàng

Khai H ải quan

Lập chứng từ thanh
toán
K iểm tra Bộ chứng
từ thanh toán

Theo dõi thanh toán

Lưu hồ sơ

Bước 1: Tiếp nhận đơn hàng xuất khẩu
Phòng Xuất nhập khẩu nhận thông tin hợp đồng xuất khẩu từ Ban giám đốc hoặc
Phòng Kinh doanh theo mẫu “Thông tin hợp đồng xuất khẩu_ XNK-QT-02/BM01”.


- Tối đa 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông tin hợp đồng xuất khẩu đầy đủ
Phòng Xuất nhập khẩu sẽ hoàn tất hợp đồng.
- Đối với những thông tin hợp đồng xuất khẩu đầy đủ chuyển cho Phòng Xuất nhập
khẩu sau 15 giờ, Phòng Xuất nhập khẩu sẽ xử lý vào ngày làm việc tiếp theo (trừ khi

có chỉ đạo của Ban Giám đốc).
Nhận xét:
Nhân viên giao nhận phải nhận định được tính chất mặt hàng, số lượng nhiều hay
không, hàng có thể còn ở kho hay phải thu mua ở đơn vị khác từ đó mới có thông tin
về thời gian xuất hàng chính xác.
Và tùy theo phương thức giao hàng mà tại đây sẽ diễn ra thêm bước sau:
 Nếu thanh toán theo phương thức EXW, FOB, FCA, FAS thì không cần phải
chuẩn bị bước này.
 Nếu thanh toán theo phương thức: CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP thì cần
phải dò giá cước tàu để cộng vào giá chào sản phẩm, tùy theo từng tháng mà giá
cước tàu biến động khác nhau, có những tháng cao điểm có thể giá tăng gấp
rưỡi thậm chí gấp đôi, nên cần lưu ý trong vấn đề chào giá.
Bước 2 & 3: Lập hợp đồng xuất khẩu và phê duyệt
- Nhân viên chứng từ
+ Căn cứ thông tin hợp đồng xuất khẩu, lập hợp đồng theo mẫu“Sales contract_ XNKQT-02/BM02A/B/C” trình Trưởng phòng Xuất nhập khẩu kiểm tra sau đó gửi cho
Khách hàng. Nếu Khách hàng lên hợp đồng theo mẫu của Khách hàng thì kiểm tra và
trình Trưởng phòng Xuất nhập khẩu /Phòng Kinh doanh ký xác nhận và trình Ban
Giám đốc ký duyệt (3 bản gốc).
- Trưởng phòng


+ Kiểm tra hợp đồng và cập nhật vào “Sổ theo dõi hợp đồng xuất khẩu _XNK-QT02/BM10”
+ Nhận danh mục hàng chi tiết từ Phòng Kế Toán/ Phòng Kinh doanh theo mẫu “Danh
mục hàng giao xuất khẩu_ XNK-QT-02/BM09” (nếu có)
Bước 4 & 5: Nhận LC của Khách hàng và kiểm tra LC
- Nhân viên chứng từ
+ Kiểm tra LC, ghi chú những điểm bất lợi trình Trưởng phòng Xuất nhập khẩu xem
xét và gửi Khách hàng yêu cầu tu chỉnh LC theo mẫu “Amendment required_ XNKQT-02/BM03”.
+ Theo dõi nhận bản gốc LC và tu chỉnh LC (nếu có) .
- Trưởng phòng

+ Kiểm tra và phê duyệt L/C.
Đối với lô hàng thực tế: thì có xảy ra sai sót và lên kế hoạch điều chỉnh như sau:
 Số thư tín dụng: 3746ILS1001120
 Ngân hàng phát hành: THE BANK OF TOKYO – MITSUBISHI
 Ngày phát hành: 21/11/2016
 Ngày sửa đổi: 10/01/2017
 Nội dung sửa đổi: Trường 31E: ngày hết hạn mới: 21/03/2017
Trường 44C: Ngày giao hàng trễ nhất: 28/02/2017
Nguyên nhân: Do nguồn hàng bên phía Việt Nga không chủ động được phải mua của
tập đoàn Hòa Phát và Hòa Phát giao hàng chậm làm quá trình đưa hàng cho Vingal mạ
kẽm bị chậm thời gian nên dẫn đến việc phải tu chỉnh L/C.

Bước 6: Lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu


×