Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CUNG cấp DỊCH vụ GIAO NHẬN NHẬP KHẨU HÀNG hóa LCL tại CTy hải BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.69 KB, 65 trang )

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ GIAO
NHẬN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG THỨC LCL TẠI
CÔNG TY TNHH TM&DV GIAO NHẬN VẬN TẢI HẢI BẰNG.


LỜI CÁM ƠN
Bước vào chuyến đi thực tế tìm hiểu về quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận nhập khẩu
hàng hóa bằng phương thức LCL. Em mới biết có rất nhiều thứ mình cần học hỏi và trải
nghiệm. Từ những kiến thức em được tiếp thu của các giảng viên trường Đại học Tài
Chính-Marketing, thêm nữa là sự hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện cho em được tiếp
xúc với thực tế các bước thực hiện việc cung cấp dịch vụ giao nhận nhập khẩu hàng hóa
bằng phương thức LCL từ mọi người trong công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ giao
nhận vận tải Hải Bằng. Đây sẽ là chỗ dựa vững chắc để em có thể tự tin trau dồi thêm
kinh nghiệm, và kỹ năng cho bản thân mình.
Và để hoàn thành bài thực hành nghề nghiệp này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản
thân thì em xin bày tỏ lời cám ơn cách đặc biệt của mình đến:
Ÿ
Ÿ

Ÿ

Lãnh đạo và các thầy cô giảng viên trong trường đã dùng trí thức và tâm huyết
của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em.
Giảng viên hướng dẫn thực hành nghề nghiệp, người đã hỗ trợ em rất nhiều từ
việc soạn chỉnh sửa đề cương đến hoàn thiện bài thực hành nghề nghiệp, cũng
như trả lời các câu hỏi, thầy đều nhiệt tình giúp đỡ một cách tỉ mỉ và chi tiết
nhất.
Ban giám đốc và các anh chị trong công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ giao
nhận vận tải Hải Bằng đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn em rất nhiều về
nghiệp vụ, thêm vào đó các anh chị đã chia sẻ rất nhiều điều liên quan đến công
việc cũng như cuộc sống, khiến em không cảm thấy tự ti, lạc lõng khi thực tập


tại công ty.

Em kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, và đạt được nhiều thành công trong công
việc cũng như cuộc sống.
Em kính chúc Ban giám đốc và các anh chị nhân viên công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ giao nhận vận tải Hải Bằng dồi dào sức khỏe, sáng suốt và gặp nhiều may mắn.
Vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, không ngừng tăng doanh thu, lợi
nhuận.
Xin chân thành cảm ơn.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng 07 năm 2017

Giảng viên hướng dẫn



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

FCL

Full Container Load

Vận chuyển nguyên
Container

LCL

Less Than Container
Load

Vận chuyển hàng lẻ

FIATA

International Federation
of Freight Forwarders
Associations


Liên đoàn các Hiệp hội
Giao nhận Vận tải
Quốc tế

TM&DV

NVOCC

Thương mại và Dịch vụ

Non-Vessel Operating
Common Carrier

Là một nhà vận tải đường
biển nhưng không có tàu
biển


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ, BẢN VẼ


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết hoạt động xuất nhập khẩu là một quá trình diễn ra đòi hỏi các
doanh nghiệp phải nắm vững nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, từ khâu giao dịch đàm
phán đến khâu thực hiện giao nhận. Tất cả đều rất quan trọng và nó quyết định đến sự
thành công hay không của doanh nghiệp. Nhập khẩu đóng vai trò thúc đẩy xuất khẩu,

tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để hàng xuất khẩu Việt
Nam vươn ra thị trường thế giới.
Một phần không thể thiếu trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu là quy trình giao nhận hàng
hóa. Đây là một khâu rất quan trọng đối với những công ty xuất nhập khẩu. Thiếu
nghiệp vụ này thì coi như hoạt động mua bán trong nước cũng như ngoài nước không
thể thực hiện được.
Nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta không thể không nói đến dịch
vụ giao nhận và vận tải hàng hoá quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau,
chúng có tác động qua lại với nhau. Quy mô của hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta
tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao
nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về
chiều rộng và chiều sâu. Bên cạnh đó, với hơn 3000 km bờ biển cùng rất nhiều cảng lớn
nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự đã có
những bước tiến rất đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương
thức giao nhận vận tải khác.
Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một chuỗi nhiều bước, đòi hỏi người
nhân viên phải có kiến thức sâu rộng về kỹ thuật, nghiệp vụ, am hiểu về luật pháp và
tập quán quốc tế vì thế các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp
Logistics, doanh nghiệp dịch vụ giao nhận ở Việt Nam nói chung cần phải năng động,
sáng tạo và không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để thích nghi với những
thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Với những lý do trên, việc chọn đề tài “Thực trạng quy trình cung cấp dịch vụ giao
nhận nhập khẩu hàng hóa theo phương thức LCL tại công ty TNHH TM&DV Giao
nhận vận tải Hải Bằng” là cần thiết nhằm giúp cho công ty nhìn nhận ra những điểm


mạnh và điểm yếu cần cải thiện đề có một hệ thống phục vụ chuyên nghiệp cũng như
hoạt động hiệu quả hơn.
2.


Mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu lý luận tổng quát.
Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty.
Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận và nâng cao chất lượng dịch vụ, khả
năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.
3.

Đối tượng nghiên cứu.

Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức LCL tại Công ty TNHH
TM&DV Giao nhận vận tải Hải Bằng.
4.

Phạm vi và giới hạn của đề tài.



Phạm vi không gian:

Đề tài chủ yếu nghiên cứu tại công ty TNHH TM&DV Giao nhận vận tải Hải Bằng và
Các số liệu trong đề tài chủ yếu được cung cấp từ nội bộ Công ty TNHH TM&DV Giao
nhận vận tải Hải Bằng.



Phạm vi thời gian:

Đề tài nghiên cứu hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty trong khoảng
thời gian từ 2014 đến 2016.

5.

Kết cấu của đề tài.

Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1:

Cơ sở lý luận.

Chương 2:

Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại công ty TNHH TM&DV Giao nhận vận

tải Hải Bằng.
Chương 3:

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quy trình giao

nhận bằng đường biển tại công ty TNHH TM&DV Giao nhận vận tải Hải Bằng.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.

Khái niệm, vai trò, nghĩa vụ và quyền hạn người giao nhận

2.

Khái niệm




Theo quy tắc mẫu của FIATA:

-

Dịch vụ giao nhận được coi là bất kỳ dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển,

gom hàng, lưu kho, đóng gói hay phân loại hàng hóa & dịch vụ, phân phối hàng hóa
thậm chí cả dịch vụ tư vấn hay các dịc vị khác có liên quan đến xuất nhập khẩu.
-

Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là Người giao nhận (Forwarder/ Freight

Forwarder/ Forwarding Agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty
xếp dỡ, hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất cứ người nào khác có
đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.


Theo điều 164 Luật thương mại Việt Nam:

Dịch vụ giao nhận là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận là người
gửi hàng, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục khác liên quan để giao
nhận thoe sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao
nhận khác ( của các khách hàng ).
Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ
giao nhận hàng hóa.Người giao nhận có thể là:
Chủ hàng: Khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình.
Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện nhiệm vụ giao nhận.
Đại lý: Hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên chở hay bất kì

người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

 Vậy có thể hiểu người giao nhận là người hoạt động theo hợp đồng được khách
hàng ủy thác, bảo vệ lợi ích chủ hàng. Người giao nhận lo việc vận tải nhưng chưa
hẳn là người vận tải, người giao nhận chỉ thực hiện những hoạt động trong phạm
vi ủy thác của chủ hàng.
3.

Vai trò của người giao nhận

Người giao nhận đóng vai trò:


 Môi giới hải quan (Customs Broker): Người giao nhận thay mặt người
nhập khẩu hay người xuất khẩu làm thủ tục hải quan như một môi giới hải
quan.
 Đại lý (Agent): Người giao nhận đóng vai trò như một đại lý để thực hiện
các hoạt động khác nhau như: Giao nhận hàng hóa, lập chứng từ, làm thủ tục
hải quan… trên cơ sở được chủ hàng ủy thác quy định trong hợp đồng.
 Người gom hàng (Cargo Consolidator): Người chuyên chở đóng vai trò là
đại lý hoặc người chuyên chở. Đặc biệt, khi vận tải bằng container, người
gom hàng giữ một vai trò quan trọng, họ thu gom hàng lẻ thành hàng nguyên
container để tận dụng được sức chở của container và giảm cước phí vận tải.
 Người chuyên chở (Carrier): Khi người giao nhận đóng vai trò là người
chuyên chở, thì người giao nhận là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình
chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
 Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport
Operator - MTO): Người giao nhận đóng vai trò là người kinh doanh vận tải
đa phương thức cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt còn gọi là vận tải “từ cửa
đến cửa”.

4.

Nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhận

Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận được quy định trong điều 167 Luật Thương
Mại Việt Nam:
 Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác;
 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng;
 Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích khách hàng
thì có thể thực hiện khác với các chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo
ngay cho khách hàng;
 Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện
được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng, thì phải thông báo ngay
cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm;
 Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa
vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong giới hạn hợp lý;


 Khi đảm nhận các công việc vận chuyển hàng hóa thì phải tuân thủ các quy định của
pháp luật, tập quán chuyên ngành về vận tải.
5.

Kỹ thuật đóng hàng vào container
Theo tập quán quốc tế, vận chuyển hàng hóa bằng container, người gửi hàng
phải chịu trách nhiệm đóng hàng vào container cùng với việc niêm phong, kẹp
chì container, người gửi hàng phải chịu tất cả chi phí đó cũng như các chi phí có
liên quan, trừ trường hợp hàng hóa gửi không đóng đủ nguyên container mà lại
gửi theo phương thức hàng lẻ. Chính vì vậy, khi nhận container của người gửi,
người chuyên chỏ không thể nắm được cụ thể về tình hình hàng hóa xếp bên
trong container mà chỉ dựa vào lời khai của chủ hàng. Bởi vậy, họ sẽ không chịu

trách nhiệm về hậu quả của việc đóng xếp hàng bất hợp lý, không đúng kỹ thuật
dẫn tới việc gây tổn thất cho hàng hóa, công cụ vận tải.

6.

Đặc điễm hàng hóa chuyên chở

Không phải hàng hóa nào cũng phù hợp với phương thức chuyên chở bằng container,
cho nên việc xác định nguồn hàng phù hợp với chuyên chở bằng container có ý nghĩa
quan trọng trong kinh doanh. Ðứng trên góc độ vận chuyển container, hàng hóa
chuyên chở được chia làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Các loại hàng hoàn toàn phù hợp với chuyên chở bằng container.
Bao gồm: hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dược liệu y tế, sản phẩm da, nhựa
hay cao su, dụng cụ gia đình, tơ sợi, vải vóc, sản phẩm kim loại, đồ chơi, đồ gỗ...
Những mặt hàng được chở bằng những container tổng hợp thông thường, container
thông gió hoặc container bảo ôn....tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đặc tính hàng hóa.
+ Nhóm 2: Các loại hàng phù hợp với điều kiện chuyên chở bằng container
Bao gồm: Than, quặng, cao lanh... tức là những mặt hàng có giá trị thấp và số
lượng buôn bán lớn. Những mặt hàng này về tính chất tự nhiên cũng như kỹ thuật
hoàn toàn phù hợp với việc chuyên chở bằng container nhưng về mặt hiệu quả kinh tế
lại không phù hợp (tỷ lệ giữa cước và giá trị của hàng hóa.)
+ Nhóm 3: Các loại hàng này có tính chất lý, hóa đặc biệt như : hàng dễ hỏng,
hàng đông lạnh, súc vật sống, hàng siêu nặng, hàng nguy hiểm độc hại....Những mặt
hàng này phải đóng bằng container chuyên dụng như: container bảo ôn, container
thông gió, container phẳng, container chở súc vật....


+ Nhóm 4: Các loại hàng phù hợp với vận chuyên chở bằng container như: sắt
hộp, phế thải, sắt cuộn, hàng siêu trường, siêu trọng, ôtô tải hạng nặng, các chất
phóng xạ...

7.

Xác định , kiểm tra Container khi sử dụng

Việc kiểm tra cần được tiến hành ngay lúc người điều hành chuyên chở giao
container. Khi phát hiện container không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định phải
thông báo ngay cho người điều hành chuyên chở, tuyệt đối không chấp nhận, hoặc
yêu cầu hoàn chỉnh hay thay đổi container khác. Nếu kiểm tra thiếu chu đáo, tiếp
nhận container không đạt yêu cầu kỹ thuật, trong quá trình chuyên chở có tổn thất xảy
ra do khiếm khuyết của container, người gửi hàng phải tự gánh chịu mọi hậu quả phát
sinh.
Nội dung kiểm tra bao gồm:

8.

-

Kiểm tra bên ngoài container;

-

Kiểm tra bên trong container;

-

Kiểm tra cửa container;

-

Kiểm tra tình trạng vệ sinh container;


-

Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container.

Kỹ thuật chất xếp chèn lót hàng vào Container

Khi tiến hành chất xếp hàng hóa vào container cần lưu ý những yêu cầu kỹ thuật sau
đây:
 Phân bổ đều hàng hóa trên mặt sàn container.
 Chèn đệm và độn lót hàng hóa trong container.
 Gia cố hàng hóa trong container.
 Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động.
 Chống hiện tượng hàng hoá bị nóng, hấp hơi.
1.2.4 Hàng lẻ (LCL)
Trong giao nhận vận tải hàng hoá, LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Less than
Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container, mô tả cách thức vận
chuyển hàng hoákhi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần


ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng
lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận
chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng,
hay consolidation.
Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full
Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng
khác.
Công ty cung cấp dịch vụ như vừa nêu trên gọi là người gom hàng lẻ. Công việc của họ
là tìm kiếm nhiều lô hàng trên tuyến dịch vụ mà mình đang cung cấp.Sau khi gom đủ
lượng hàng đóng ghép, người gom hàng lẻ tập kết hàng tại trạm đóng hàng lẻ, còn gọi

là kho CFS (Container Freight Station), làm thủ tục đóng chung vào 1 container và thu
xếp vận chuyển đến cảng đích. Tại cảng đến, đại diện của consolidator dỡ container,
phân ra từng lô hàng và giao cho người nhận hàng tương ứng.
Trong thực tế, những lô hàng LCL trong cùng container không phải lúc nào cũng đi đến
cùng một cảng đích. Nhiều khi, chúng chỉ được vận chuyển chung container trên một
chặng đường nào đó, sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác
(reload) trước khi đi tiếp.
Khi giao dịch, khi nhân viên sales bên công ty giao nhận vận tải hay nhắc đến thuật ngữ
“đi direct” (trực tiếp), chẳng hạn từ Hải Phòng đi Busan, nghĩa là hàng sẽ đi từ Hải
Phòng đến Busan mà không phải chuyển sang container khác tại cảng trung gian.
Khi sales nói “đi via” (chuyển tiếp) qua một cảng nào đó, chẳng hạn Hongkong, điều
này nghĩa là hàng của bạn sẽ được dỡ ra tại Hong Kong, sau đó đóng vào container
khác trước khi đi tiếp đến Busan.
Vì vậy, một kinh nghiệm thường thấy khi làm việc với người gom hàng lẻ, chủ hàng
nên tìm hiểu xem dịch vụ bên gom hàng đang cung cấp là đi thẳng (direct) hay
đi via một hay nhiều cảng khác.
9.

Tổ chức chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container

10.

Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên (FCL)

Theo cách gửi FCL/ FCL, trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác
được phân chia như sau:
Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper):


 Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để

đóng hàng.
 Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.
 Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở.
 Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu.
 Vận chuyển và giaocontainer cho người chuyên chở tại bãi container (CY),
đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.
 Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
 Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc
bãi container của người chuyên chở. Người gửi hàng phải vận chuyển hàng
hóa của mình ra bãi container và đóng hàng vào container.
Trách nhiệm của người chuyên chở ( Carrier):
 Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
 Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận
container tại bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng
cho người nhận tại bãi container cảng đích.
 Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc
chất xếp container lên tàu.
 Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
 Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
 Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.
Trách nhiệm của người nhận chở hàng:
 Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
 Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi
container.
 Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả
container rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).


 Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở
container đi về bãi chứa container.

11. Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ (LCL)
Trách nhiệm của người gửi hàng:
 Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho
người nhận hàng tại trạm đóng container (CFS - Container Freight Station)
của người gom hàng và chịu chi phí này.
 Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng
hóa, vận tải và quy chế thủ tục hải quan.
 Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ.
Trách nhiệm người chuyên chở:
Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực- tức là các hãng tàu
và cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu.
+ Người chuyên chở thực:
Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom hàng.
Họ có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở trên, ký
phát vận đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận
chuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao
hàng lẻ cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi.
+ Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ.
Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao nhận
đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh nghĩa, họ
chính là người chuyên chở chứ không phải là người đại lý (Agent). Họ chịu trách
nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng gửi cho đến khi
giao hàng xong tại cảng đích. Vận đơn người gom hàng (House Bill of Lading).
Nhưng họ không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở vì vậy người
gom hàng phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chở các lô hàng lẻ đã xếp
trong container và niêm phong, kẹp chì.
Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và người
chuyên chở.



Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người gom
hàng (Vận đơn chủ - Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ
container, vận chuyển đến bãi container và giao cho đại lý hoặc đại diện của người
gom hàng ở cảng đích.
Trách nhệm của người nhận hàng lẻ:
 Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
 Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom
hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.
 Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS)
12. Phương pháp nhận lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
Phương pháp này được sử dụng khi có nhiều chủ hàng cần gửi hàng cho 1 người nhận
tại nơi đến. Quy trình của phương pháp này diễn ra như sau:
 Chủ hàng giao lô hàng lẻ cho người chuyên chở hoặc người gom hàng tại CFS quy
định và lấy House B/L hoặc OB/L trong đó có ghi chữ “part of container”;


Sau khi kiểm tra hải quan, người chuyên chở hoặc người gom hàng đóng hàng
vào container tại CFS;

 Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến;
 Người chuyên chở dỡ container khỏi tàu và đưa về CY hoặc CFS của cảng đến và
giao cho người nhận
13. Phương pháp nhận nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhận lẻ giao nguyên tức là người chuyên
chở khi nhận thì nhận nguyên container từ chủ hàng và có thể cấp nhiều B/L tương ứng
với số lượng người nhận. Tại nơi đến người chuyên chở sẽ giao lẻ cho từng người nhận
tại CFS
Từ thực tiễn giao nhận hàng hoá vận chuyển bằng container giữa người vận tải và chủ
hàng, cũng đồng thời giữa người bán và người mua ( người vận tải thay mặt người mua
nhận hàng) ta thấy, điểm tới hạn trong mua bán hàng hoá đóng trong container là CFS

hoặc CY chứ không phải là lan can tàu. Hơn nữa, khi mua bán hàng container vận
chuyển bằng đường biển thì lan can tàu đã mất hết ý nghĩa làm ranh giới phân chia
trách nhiệm và rủi ro giữa người bán và người mua, do vậy không thể sử dụng các điều


kiện thương mại quốc tế như FOB, CIF hay CFR mà phải dùng điều kiện tương ứng
như FCA, CIP hay CPT
14. Cước phí và phụ phí
Cước phí:
Cước phí là là khoản tiền mà chủ hàng phải trả cho người chuyển chở dễ vận chuyển
Container từ nơi này đến nơi khác. Cước phí trong vận tải được chào và tính theo cách
khác nhau:
 Giá cước tính theo Container (CBR)
 Cước áp dụng cho tất cả mặt hàng (FAK)
 Cước tính theo hợp đồng có khối lượng lớn (TVC)
 Cước tinh theo TEU
Phụ phí:
Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu
hay của công hội. Đây là khoản tiền mà chủ hàng phải trả thêm cho người vận tải và các
cơ quan ngoài tiền cước, bao gồm:
 BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu là khoản phí
hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu;
 CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ là khoản
phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh
do biến động tỷ giá ngoại tệ;
 CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container là khoản
phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu của chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh
từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến
nơi thiếu ;
 DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến, phụ phí

này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực
chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container
trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả
phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích;


 PCS (Port Congestion Surcharge): Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ
xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho
chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn;
 SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez;
 THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên
mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp
dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu... Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ
và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc
người nhận hàng) khoản phí gọi là THC;
 WRS (War Risk Surcharge): Phụ phí chiến tranh phụ phí này thu từ chủ hàng để
bù đắp các chi phí phát sinh do rủi ro chiến tranh, như: phí bảo hiểm...
15.

Cơ sở pháp lý về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm
pháp luật quốc tế (công ước về vận đơn, vận tải, công ước về hợp đồng mua bán
quốc tế,...), các văn bản vi phạm pháp luật Việt Nam về giao nhận vận tải, các
tập quán thương mại quốc tế

 Quy phạm pháp luật Quốc Tế:
-

Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế;


-

Công ước Brussels hay Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn
đuờng biển ký tại Brussels ngày 25/8/1924;

-

Nghị định thư sửa đổicông ước quốc tế để thống nhất một số thể lệ về vận đơn
đường biển (hay Nghị định thư 1968- Visby Rules 1968);

-

Công ước Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (Quy tắc
Hamburg 1978);

-

Nghị định thư SDR 1979 (SDR protocol 1979);

-

Bộ luật ISM (Bộ luật quản lý an toàn quốc tế).

 Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan đến vận
tải, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa XNK:
– Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam 2005;


– Luật Thương Mại 2009;
– Luật Hải Quan;

– Nghị Định Số 187/2013/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành luật thương mại về
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công
và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Nghị Định Số 140/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện
kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
doanh dịch vụ lô-gi-stíc;
– Thông Tư Số 38/2015/TT-BTC: Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát
hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu;
– Quyết Định Số 2106-QĐ/GTVT: Quyết định về việc ban hành thể lệ bốc dỡ,
giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển Việt Nam.
 Tập quán thương mại Quốc Tế:
– Các quy tắc thương mại quốc tế Incoterms (Incoterm đã qua 7 lần sửa đổi, bổ
sung và các văn bản trước và sau khi sửa đổi, bổ sung đều có giá trị sử dụng, khi
sử dụng ghi rõ phiên bản năm nào: 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 1010);
– Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP (UCP500, UCP600).
16.

Quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận.


Ký kết hợp đồng khách hàng
hàng và liên hệ hãng tàu

2. Gửi thông tin
Booking note ( Lưu
cước)

3. Nhận Booking confirm từ
công ty Vận chuyển


9. Hoàn thành và lưu trữ chứng
từ

4. Xin cấp container rỗng

Gửi bill cho đại lý và thủ tục
nhận hàng tại cảng đến

7. Phát hành Bill of lading và
chứng từ bên thứ ba

5.1 Đưa hàng đến cảng và
làm thủ tục hải quan

6. Đóng hàng vào container
và khóa cont

5.2 Đưa hàng vào kho và
thanh lý hải quan


Bước 1: Ký kết hợp đồng khách hàng và liên hệ hỏi giá cước vận chuyển.
Tìm hiểu thông tin hàng hóa, cảng đi cảng đến, tên hàng và số lượng và thời gian dự
kiến xuất đi từ khách hàng.
Tính toán giá cước phù hợp, so sánh giữa trọng lượng và thể tích cái nào lớn hơn để
tính cước, làm báo giá gửi khách hàng.
Ocean freight : Tùy cảng đến
Một số phụ phí tại Hồ Chí Minh:
 THC ( Terminal Handling Charge ): phí xếp dỡ hàng hóa

 CFS ( Container Freight Station Fee ): Phí giữ hàng, chi phí kho bãi
 EBS ( Emergency Bunker Surcharge ): phụ phí xăng dầu ( đối với tuyến hàng
châu á, trừ Hàn Quốc và Nhật Bản)
 AFR ( Japan advance filing rulers): Phí khai hai quan điện tử hàng xuất đi Nhật
bản
 AMS ( Advance manifest system fee): Phi khai hải quan điện tử bặt buốc trước
khi xếp hàng lên tàu của Mỹ, Canada,…
 ISF ( Importer Security Filing ): Phí kê khai an ninh xuất hàng đi Mỹ
 ENS (Entry Summary Declarations) : Phụ phí kê khai sơ lược hàng hóa nhập
khẩu áp dụng tuyến Châu Âu.Sau khi khách hàng chấp nhận báo giá, tiến hành
ký kết hợp đồng vận chuyển
Bước 2: Gửi thông tin Booking note ( Lưu cước)
 Sau khi khách hàng đồng ý báo giá, gửi booking note cho khách hàng để có đầy
đủ thông tin về lô hàng.
 Thường booking note sẽ thể hiện (số booking, tên tàu, tên địa chỉ shipper,
congsinee, cảng xếp hàng, cảng đến, ngày dự kiến hàng giao ra cảng,trọng
lượng, thể tích hàng, tên hàng,…)
 Đối lô hàng cước collect , thì nhà vận tải sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu gửi thông tin
nhà xuất khẩu để dễ dàng liên hệ và trao đổi thông tin.
 Đảm bảo giữ bí mật về thông tin khách hàng và hàng hóa, giá cả liên quan.
Bước 3: Giao Booking confirm cho khách hàng


 Sau khi nhận booking note từ khách hàng, sẽ tiến hành kiểm tra ngày hàng đi dự
kiến (ETD) khách hàng yêu cầu còn chỗ trống hay không, thời gian vận chuyển
và thông báo cho khách hàng.
 Gửi booking confirm xác nhận đặt chỗ cho khách hàng, Trên booking confirm
cần thể hiện các thông tin cần thiết như sau: số booking, tên tàu, cảng xếp hàng
(port of loading), cảng giao hàng (port of delivery), cảng chuyển tải (port of
discharge (nếu có)), bãi đóng hàng (cổng và kho mấy, sdt liên hệ tại kho) ,giờ cắt

máng chứng từ và giờ cắt máng hàng hóa tại cảng ( closing time)… để bên người
xuất khẩu dựa vào booking sắp xếp thời gian đóng hàng và làm thủ tục hải quan.
 Lưu lại thông tin số lượng hàng để tổng hợp book container phù hợp.
 Trong trường hợp, nhà nhập khẩu chiu trách nhiệm book tàu, gửi thông tin khác
nhưng khi nhà xuất khâu nhập thông tin booking note khác thì cần liên hệ xem
cái nào chính xác để cấp booking confirm chính xác.
Bước 4: Xin cấp container rỗng
 Sử dụng Booking Confirm để duyệt lệnh và lấy rỗng. Trường hợp khách hàng
yêu cầu công ty làm dịch vụ thực hiện cho mình bước này thì công ty dịch vụ sẽ
tiến hàng đem booking confirm xuống cảng/depot để lấy rỗng và đóng hàng tại
kho của khách hàng, hay khách hàng sẽ chở hàng hóa tới đóng tại bãi.
 Cung cấp số container cho nhà xuất khẩu để khai hải quan.
Bước 5: Đưa hàng đến cảng và làm thủ tục hải quan
 Có mặt tại kho để nhận hàng khách mang đến, đo đạc và ghi kết quả đo đạc lại
để tính toán đóng hàng vào container cho hợp lí. ( Đây là giai đoạn quan trọng
mà người đóng hàng cần cân nhắc kỹ để tránh lãng phí dung tích toàn bộ
container thực xuất).
 Nhân viên vụ trách đóng hàng báo số cbm và trọng lượng về văn phong để thể
hiện trên bill chính xác.
 Liên hệ đóng kiện gỗ và hun trùng nếu có yêu cầu từ khách hàng.
Bước 6: Đóng hàng vào container và khóa cont


 Sau khi hàng đã đến đủ và đã đưa vào kho lúc này nhân viên giao nhận sẽ đến
phòng cơ giới đăng ký công nhân bốc xếp hay xe nâng đóng hàng vào container
cho mình.
 Nhân viên giao nhận sẽ giám sát và chụp hình quá trình đóng hàng để làm chứng
cho việc tiến hành đóng hàng một cách an toàn và chặt chẽ nếu lỡ xảy ra tranh
chấp khi dỡ hàng tại cảng đến. Trong quá trình đóng hàng nếu xảy ra tinh trạng
hàng rach, đỗ vỡ, hư hỏng thì báo ngay cho khách hàng để tìm hướng giải quyết.

 Sau khi đưa hàng đầy đủ vào container, báo với kho để kí biên bản hoàn tất đóng
hàng.
 Liên hệ bên phía hun trùng, xuống hun trùng những lô hàng kiên gỗ, mây tre/….
 Sau đó, nhà vận tải có trách nhiệm khóa seal, vận chuyển container đã đầy hàng
hạ bãi container, thanh lý container, vào sổ tàu chờ bốc hàng lên tàu theo đúng
yêu cầu của hãng tàu.
Lưu ý:
Người chuyên chở có thể là người vận tải có tàu (chủ tàu) hoặc người vận tải không tàu
( người giao nhận) Người vận tải thực phát hành cho người gom hàng vận đơn chủ
(MBL)
Trong quá trình vận tải hàng nguyên container, có 2 trường hợp sau:
Nếu container này là container hàng lẻ trực tiếp, tức là lô hàng LCL trong container có
cùng đích đến cuối cùng, thì container này hoặc đến trực tiếp cảng đến hoặc thông qua
cảng chuyển tải tại nước thứ ba nhưng hàng hóa không được dỡ ra khỏi container và
sau đó đi đến cảng đến cuối cùng.
Nếu container này là hàng lẻ chuyển tải, tức là các lô hàng lẻ trong container có những
cảng đích cuối cùng khác nhau, thì container này chuyển tải tại nước thues ba. Tại đây,
các lô hàng LCL trong container đó được dở ra và đóng hàng vào container khác trên cơ
sở các lô hàng LCL có cùng cảng đích đên cuối cùng thì được đóng chung lại với nhau.
Bước 7: Phát hành Bill of lading và chứng từ bên thứ ba ( nếu có)


 Sau khi nhận được SI từ nhà xuất khẩu, công ty vận tải sẽ phải tiến hành làm Bill
of Lading nháp với các thông tin có trên SI và gửi cho nhà xuất khẩu kiểm tra lại
và xác nhận. Sau khi nhận được xác nhận từ nhà xuất khẩu rằng các thông tin đã
hoàn toàn chính xác, FWD phải submit SI cho hãng tàu/co-loader trước thời gian
cut off quy định để tránh trường hợp có trục trặc về máy móc kỹ thuật, dẫn đến
trễ thời gian cut off và rớt hàng.
 Sau khi submit SI cho hãng tàu, hãng tàu sẽ gửi trả bill nháp để FWD kiểm tra,
xác nhận và thanh toán phí local charge để đổi lấy Bill of Lading

gốc/surrendered. Nếu hàng hóa yêu cầu bill gốc, sau khi tàu chạy, FWD phải gửi
master bill mà hãng tàu cấp cho nhà nhập khẩu để làm thủ tục nhận hàng. Nếu
hàng hóa yêu cầu lấy Bill of Lading surrendered, FWD phải gửi file mềm bill
surrender cho nhà nhập khẩu sau khi tàu chạy. Song song đó, FWD phải gửi
house bill do chính mình phát hành theo lệnh nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập
khẩu để hoàn thiện bộ chứng từ nhận hàng.
 Đối với các chứng từ có liên quan khác, sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết
để đổi lấy chứng từ gốc, FWD phải liên hệ với nhà nhập khẩu để biết quy định
về các chứng từ tại nước nhập khẩu để gửi chứng từ qua chuyển phát nhanh hoặc
email cho thích hợp và theo đúng thời gian quy định để tránh phát sinh phí lưu
kho lưu bãi tại nước nhập khẩu.
 Đối với lô hàng LCL/LCL giao nhận tại kho CFS, luôn có ghi chú trên Bill of
Lading là CFS/CFS.
Bước 8: Gửi bill cho đại lý và thủ tục nhận hàng tại cảng đến
 Gửi MBL cho agent tại cảng đến và thông tin đây đủ container hàng.( từ cảng đi,
cảng chuyển tải).
 Nếu có hàng DDU và DDP, tiến hành làm thủ tục giao từng lô hàng trong
container cho khách hàng tại cảng đến.
 Agent tại cảng đến trước 2 ngày sau khi hàng đến, nhận đủ chứng từ do agent tại
nước xuất phát hành, trình e- manifest với cơ quan hải quan ( tức là khai báo
thông tin lô hàng đến với hải quan).


 Nhận lệnh giao hàng đóng dấu rút ruột tại bãi từ hãng tàu, nộp 1 bộ chứng từ tại
phòng thương vụ kho và hải quan kho hàng , văn phòng kho để xin đưa hàng vào
kho (CFS) .
 Sau khi kho lên kế hoạch thông báo đê đại lý vận tải cùng tổ chức rút rượt đưa
hàng vào kho.
 Báo cho nhà nhập khẩu, hàng đã vào kho có thể lấy lệnh và làm thủ tục mang
hàng về.

 Gửi thông báo hàng đến ( nếu bill gốc thì ghi chú lên giấy báo hàng đến) và phụ
phí cần đóng tại cảng đến cho khách hàng.
Bước 9: Hoàn thành và lưu trữ chứng từ
 Gửi hóa đơn, chứng từ thu cước và phụ phí ( THC, CFS, Bill,…) cho khách
hàng.
 Kiểm tra, sắp xếp bộ chứng từ hoản chỉnh để lưu trữ


×