Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Thực trạng công tác quản lý nhà nước tại chi cục thủy sản tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

ĐÀO MINH DIỆU

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TẠI CHI CỤC THỦY SẢN TỈNH THÁI BÌNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Ngành: Quản lý thủy sản)

Khánh Hòa – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

ĐÀO MINH DIỆU

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TẠI CHI CỤC THỦY SẢN TỈNH THÁI BÌNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(Ngành: Quản lý thủy sản)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ VŨ NHƯ TÂN

Khánh Hòa – 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong đồ án tốt nghiệp đại học
này là kết quả của quá trình bản thân tôi làm việc, tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin
tại Chi cục Thủy sản Thái Bình, trạm thủy sản Nam Thái Bình, trạm thủy sản Bắc Thái
Bình; là kết quả của quá trình khảo sát, trao đổi, làm việc với các ngư dân và các hộ nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Kết quả của đồ án này không trùng lặp với bất kỳ bài báo cáo, luận án, luận văn,
công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đây. Mọi tài liệu tham khảo trong báo
cáo đều được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Khánh Hòa, ngày 16 tháng 06 năm 2018
Người cam đoan

Đào Minh Diệu

iii


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban lãnh đạo
Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản và các phòng ban chức năng đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp đại học này.
Tiếp theo, tôi xin được gửi lời cảm ơn ông Hoàng Minh Giang – Chi cục trưởng,
bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, ông Đào Văn Trường – phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy
sản Thái Bình là những người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc
tại Chi cục. Bên cạnh đó, tôi xin được cảm ơn sự trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm
nhiệt tình của tất cả cán bộ, nhân viên hiện đang công tác tại Chi cục trong quá trình tôi
làm việc tại đây.
Tiếp theo, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ nhân viên hiện

đang làm việc tại Trạm thủy sản Nam Thái Bình (Tiền Hải) và Trạm thủy sản Bắc Thái
Bình (Thái Thụy) đã luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đồ án tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các chủ tàu, các hộ nuôi trên
địa bàn tỉnh đã luôn sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, giúp đỡ trong quá
trình tôi làm việc tại địa phương.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ Vũ Như Tân là
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình tôi thực hiện đồ án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 16 tháng 06 năm 2018
Người thực hiện

Đào Minh Diệu

iv


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................. iii
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... iv
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ...............................................................................vii
Danh mục bảng ............................................................................................................ viii
Danh mục hình vẽ, đồ thị ................................................................................................ x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 16
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 16
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 20
1.3. Tổng quan về nghề cá tỉnh Thái Bình .............................................................. 23

1.3.1. Lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản........................................... 23
1.3.2. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ......................................................................... 33
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 41
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu .................................................. 41
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 41
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 41
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 45
3.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức tại Chi cục Thủy sản Thái Bình ........................ 45
3.1.1. Vị trí và chức năng ......................................................................................... 45
3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.................................................................................. 46
3.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 48
3.2. Thực trạng về nguồn nhân lực tại Chi cục Thủy sản Thái Bình ...................... 57
3.2.1. Về số lượng nguồn nhân lực và chức năng nhiệm vụ .................................... 57
3.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực ....................................................................... 64
3.3. Thực trạng về công tác quản lý tại Chi cục Thủy sản Thái Bình ..................... 70
3.3.1. Về quản lý khai thác thủy sản ........................................................................ 70
3.3.2. Về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản .................................................. 86
3.3.3. Về quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ...................................... 88
3.3.4. Về quản lý hướng dẫn sản xuất nuôi trồng thủy sản ...................................... 91
v


3.3.5. Về quản lý giống thủy sản .............................................................................. 96
3.3.6. Về quản lý thức ăn, nguyên liệu, chất bổ sung thức ăn thủy sản; chế phẩm sinh
học và thuốc thú y thuỷ sản ....................................................................................... 99
3.3.7. Về quản lý môi trường nuôi, các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng
thủy sản và phòng chống dịch bệnh thủy sản.......................................................... 100
3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước của Chi cục Thủy sản Thái Bình
thông qua ý kiến phản hồi của ngư dân ................................................................... 101

3.4.1. Về công tác quản lý khai thác thủy sản ........................................................ 101
3.4.2. Về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ................................... 106
3.4.3. Về công tác quản lý nuôi trồng thủy sản ...................................................... 107
3.4.4. Đánh giá chung............................................................................................. 109
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục Thủy
sản Thái Bình ........................................................................................................... 111
3.5.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức ....................................................... 111
3.5.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ........................................................... 112
3.5.3. Giải pháp về thực thi pháp luật .................................................................... 113
3.5.4. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư ....................................... 114
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 116
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................
Phụ lục ...............................................................................................................................

vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Chữ viết tắt
BTC

Bán thâm canh

CCTS

Chi cục Thủy sản

CV

ĐVT
EU
GRDP

IUU

(Cheval Vapeur, tiếng Pháp) sức ngựa hay mã lực
Đơn vị tính
European Union (Liên minh Châu Âu)
(Gross Regional Domestic Product) tổng sản phẩm tính trên phạm
vi một vùng, một tỉnh hay một thành phố
Illegal, Unreported and Unregulated fishing (Khai thác hải sản bất
hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định)

KTTS

Khai thác thủy sản

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NN & PTNT
KT &
PTNLTS
TC &
CSDVHCNC
QC
QCCT
TC

UBND
VSATTP
VietGAP

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Khai thác và Phát triển nguồn lợi thủy sản

Tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá
Quảng canh
Quảng canh cải tiến
Thâm canh
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh an toàn thực phẩm
(Vietnamese Good Agricultural Practices) thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt ở Việt Nam
vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất giai đoạn 2010 -2015 ....................23
Bảng 1.2. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản giai đoạn 2010 – 2015 ................................ 25
Bảng 1.3. Sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 ....................................27
Bảng 1.4. Sản lượng khai thác thủy sản theo địa phương giai đoạn 2010-2015 ...........28
Bảng 1.5. Danh sách cảng cá, bến cá ............................................................................29
Bảng 1.6. Khu neo đậu tránh trú bão nằm trong quy hoạch ..........................................30
Bảng 1.7. Hiện trạng lao động khai thác thủy sản giai đoạn 2010-2015 ......................33
Bảng 1.8. Diễn biến diện tích NTTS tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2015 ..................33
Bảng 1.9. Diễn biến sản lượng NTTS tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2015.................36
Bảng 2.1. Phân bổ số phiếu điều tra theo phòng/ban và đơn vị trực thuộc ...................43

Bảng 3.1. Thực trạng về trình độ học vấn của cán bộ công chức tại Chi cục Thủy sản
Thái Bình .......................................................................................................................64
Bảng 3.2. Thực trạng về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức tại Chi cục Thủy
sản Thái Bình .................................................................................................................66
Bảng 3.3. Kết quả tuyên truyền, tập huấn về các quy định, chính sách của Nhà nước
trong lĩnh vực KTTS trên địa bàn tỉnh Thái Bình .........................................................74
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Thái Bình từ 2015 – 2017 .............................................................................................. 75
Bảng 3.5. Thống kê số lượng tàu cá theo công suất giai đoạn 2015 – 2017 .................77
Bảng 3.6. Thống kê số lượng tàu cá theo nghề khai thác giai đoạn 2015 – 2017 .........79
Bảng 3.7. Thống kê sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn
2012 - 2017 ....................................................................................................................80
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra xử lý vi phạm về ngư cụ, vùng khai thác tại Thái Bình từ
2015 - 2017 ....................................................................................................................84
Bảng 3.9. Kết quả thực hiện đăng ký, đăng kiểm tàu cá từ năm 2016 – 2017 ..............89
Bảng 3.10. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền trong lĩnh vực NTTS giai đoạn 2015
– 2017 ............................................................................................................................ 93
Bảng 3.11. Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực NTTS giai đoạn
2015 - 2017 ....................................................................................................................94
Bảng 3.12. Năng lực sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015
- 2017 ............................................................................................................................. 98
Bảng 3.13. Kết quả công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương dưỡng giống
thủy sản tại tỉnh Thái Bình từ 2015 - 2017 ....................................................................99
Bảng 3.14. Kết quả thăm dò từ ngư dân về việc phổ biến các quy định, chính sách Nhà
nước, địa phương của Chi cục .....................................................................................102
viii


Bảng 3.15. Kết quả thăm dò từ hộ nuôi về việc phổ biến các quy định, chính sách Nhà
nước, địa phương của Chi cục .....................................................................................107


ix


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình ....................................................................12
Hình 2. Cơ cấu các ngành nông nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010
– 2015 ............................................................................................................................ 13
Hình 1.1. Hiện trạng tàu thuyền theo địa phương giai đoạn 2010 -2015 ......................24
Hình 1.2. Cơ cấu nghề khai thác năm 2015...................................................................26
Hình 1.3. Hiện trạng diện tích NTTS theo địa phương năm 2015 ................................ 35
Hình 1.4. Hiện trạng sản lượng NTTS theo địa phương năm 2015 .............................. 36
Hình 1.5. Vùng nuôi cá lồng trên sông thuộc địa bàn xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ
.......................................................................................................................................37
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................41
Hình 3.1. Trụ sở của Chi cục Thủy sản Thái Bình ........................................................46
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục Thủy sản Thái Bình .......................................48
Hình 3.3. Cán bộ phòng Thanh tra, pháp chế phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh Thái
Bình tuyên truyền pháp luật cho ngư dân KTTS ...........................................................51
Hình 3.4. Phòng Khai thác và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản phổ biến pháp luật về khai
thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cho ngư dân............................................................. 52
Hình 3.5. Cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Diêm Điền phối hợp với công an
huyện Thái Thụy, cán bộ phòng Tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá kiểm tra việc
neo đậu tàu thuyền tại Cảng cá Tân Sơn, huyện Thái Thụy..........................................53
Hình 3.6. Cán bộ CCTS Thái Bình và phòng Nuôi trồng thủy sản hướng dẫn bà con tại
huyện Kiến Xương mô hình nuôi tôm nước lợ ............................................................. 54
Hình 3.7. Trụ sở của Trạm Thủy sản Bắc Thái Bình ....................................................55
Hình 3.8. Trạm Kiểm ngư Tiền Hải (Văn phòng của Trạm Thủy sản Nam Thái Bình
nằm trong khuôn viên Trạm Kiểm ngư Tiền Hải) .........................................................56
Hình 3.9. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Hành chính – Tổng hợp ...................................58

Hình 3.10. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Thanh tra, pháp chế........................................59
Hình 3.11. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng KT & PTNLTS ..............................................60
Hình 3.12. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng TC & CSDVHCNC .......................................60
Hình 3.13. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Nuôi trồng thủy sản .......................................61
Hình 3.14. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trạm Thủy sản Bắc Thái Bình..................................62
Hình 3.15. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trạm Thủy sản Nam Thái Bình ................................ 63
Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức tại CCTS Thái
Bình theo lĩnh vực .........................................................................................................67
Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số lượng lao động theo độ tuổi của Chi cục Thủy sản
Thái Bình .......................................................................................................................68
x


Hình 3.18. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số lượng lao động theo số năm kinh nghiệm làm việc
của CCTS Thái Bình .....................................................................................................69
Hình 3.19. Hội nghị Hướng dẫn thực hiện các giải pháp cấp bách kiểm soát hoạt động
thủy sản tại cảng cá, bến cá do CCTS Thái Bình phối hợp Sở NN & PTNT tổ chức...82
Hình 3.20. Hình thức tuyên truyền về quy định cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất
độc trong KTTS .............................................................................................................84
Hình 3.21. Tuyên truyền về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho người dân ..........87
Hình 3.22. Tàu thuyền KTTS đang neo đậu tại cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú
bão Cửa Lân, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải .............................................................. 91
Hình 3.23. Phòng NTTS tổ chức tuyên truyền về các quy định, chính sách của Nhà nước
trong NTTS đồng thời kết hợp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá nước ngọt và cách phòng trị
bệnh cho người dân xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư .........................................................94
Hình 3.24. Tình hình ngư dân được cung cấp các thông tin về tình hình thời tiết, ngư
trường khai thác ...........................................................................................................104
Hình 3.25. Tình hình ngư dân biết đến quy định IUU của châu Âu ...........................105
Hình 3.26. Tình hình người nuôi được cung cấp các thông tin về giá cả thị trường, dự
báo thời tiết ..................................................................................................................108

Hình 3.27. Đánh giá của người dân về công tác quản lý, sự hỗ trợ từ Chi cục ...........110

xi


MỞ ĐẦU
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, thuộc miền Bắc Việt Nam.
Trung tâm của tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông
nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía đông bắc. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh,
thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông
bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam, phía đông là biển Đông [23].

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình [5]
Thái Bình có diện tích tự nhiên là 1.647,7 km2 được chia thành 7 huyện (Đông
Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Vũ Thư) và 1 thành
phố trực thuộc tỉnh (thành phố Thái Bình) với dân số là 1.790.500 người (năm 2017)
[23]. Trong đó có hai huyện tiếp giáp biển là Tiền Hải và Thái Thụy.
Là tỉnh nông nghiệp thuộc Đồng bằng châu thổ sông Hồng, được bao bọc bởi một
hệ thống sông biển khép kín nên Thái Bình có tiềm năng lớn về diện tích đất, mặt nước
nuôi trồng thủy sản. Với 54 km chiều dài bờ biển và 4 cửa sông lớn (sông Hóa, sông
Luộc, sông Hồ ng và sông Trà Lý) với tổng chiều dài chảy qua tỉnh hơn 220 km không
chỉ bồ i tụ phù sa màu mỡ mà còn tạo nên một vùng triều rộng lớn khoảng 25.000 ha rất
thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản nước mặn/lợ và tổ chức khai
thác các tài nguyên biển [25].
12


Trong những năm qua ngành thủy sản đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển
kinh tế của tỉnh. Theo Cục thống kê Thái Bình năm 2015, tổng sản phẩm tính trên địa
bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh toàn tỉnh đạt 41,58 nghìn tỷ đồng, tăng ngấp 1,34 lần

so với năm 2011. Trong đó, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 33,81 %. Riêng thủy
sản chiếm 9,14 % tổng GRDP toàn tỉnh và 27,05 % tổng GRDP toàn ngành nông nghiệp
năm 2015 [6].
110.00 %

100.00 %

100.00 %

100.00 %

100.00 %

100.00 %

100.00 %

39.92 %

38.78 %

36.80 %

35.35 %

33.81 %

28.85 %

26.79 %


26.14 %

24.67 %

100.00 %
90.00 %
80.00 %
70.00 %
60.00 %
50.00 %
40.00 %
30.00 %

34.36 %

31.36 %

25.71 %

20.00 %
8.64 %

8.57 %

9.93 %

10.01 %

9.21 %


9.14 %

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Thủy sản

Tổng

10.00 %
0.00 %

Nông, lâm, thủy sản

Nông, lâm

Hình 2. Cơ cấu các ngành nông nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn
2010 – 2015 [25]
Trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn từ 2010 – 2015, khu vực
nông, lâm nghiệp từ chiếm 25,71 % năm 2010 giảm xuống còn chiếm 24,67 % năm

2015; thủy sản từ chiếm 8,64 % năm 2010 tăng lên chiếm 9,14 % năm 2015 [25]. Ngành
thủy sản của tỉnh đang có xu hướng ngày càng phát triển, có đóng góp tích cực trong
quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đóng góp quan trọng cho
công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho cộng đồng
dân cư ở các vùng nông thôn ven biển và hải đảo; đồng thời góp phần quan trọng vào
chiến lược phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của tỉnh.
Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển, ngành thủy sản vẫn còn tồn tại nhiều
khó khăn, thách thức: điều kiện thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, đặc biệt biến đổi
khí hậu, bão gió, không khí lạnh làm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản (NTTS), sản
13


xuất giống và khai thác thủy sản (KTTS). Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cho thủy sản
còn hạn chế, đặc biệt là đầu tư nuôi công nghệ cao, thời gian cho thuê đất và việc gia
hạn thuê đất còn hạn chế nên người dân chưa yên tâm đầu tư. Toàn tỉnh có 80 % tổng
số tàu khai thác gần bờ khiến cho nguồn lợi ngày càng suy giảm [24]. Hơn thế nữa, các
chính sách hỗ trợ thủy sản thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra còn hạn chế. Cơ sở
hạ tầng, kỹ thuật tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện nhưng thiếu đồng bộ. Thái Bình
cũng thiếu vắng các hoa ̣t động chế biến ta ̣o sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao.
Hiện ta ̣i, công ty ngao Thái Bình là doanh nghiệp chế biến ngao xuất khẩu duy nhất của
Thái Bình,… Đặc biệt, công tác tổ chức quản lý hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, lúng
túng. Vì vậy, tốc độ phát triển của ngành thủy sản còn chậm.
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó vai trò quản lý của các
cơ quan chuyên môn cấp tỉnh giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Hiện nay, hoạt động
của các tổ chức chuyên ngành chưa đồng bộ, sự phối hợp với các ngành chức năng chưa
chặt chẽ, chức năng nhiệm vụ còn nhiều chồng chéo. Nguồn nhân lực quản lý thủy sản
còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu là kiêm nhiệm; hầu hết ngư dân trình
độ còn hạn chế nên việc tìm hiểu, tiếp thu, thực thi các quy định của pháp luật về thủy
sản cũng nhiều khó khăn. Năng lực tổ chức thực thi pháp luật ở cấp xã chưa mạnh…
nên việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về thủy sản còn nhiều

hạn chế.
Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần tìm hiểu được thực trạng công tác
quản lý Nhà nước tại các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về lĩnh vực thủy
sản để từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị kịp thời giúp phát triển công tác quản lý
ngành thủy sản của tỉnh. Do đó, tôi đã chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng
công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục Thủy sản Thái Bình”.
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích nắm bắt và hiểu rõ được thực trạng công tác
quản lý thủy sản tại Chi cục Thủy sản Thái Bình để từ đó đưa ra các đề xuất và kiến
nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tại Chi cục.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc hoạch định và hoàn thiện những
chính sách về bộ máy tổ chức và hoạt động của Chi cục. Bên cạnh ý nghĩa khoa học đó,
đề tài nghiên cứu cũng mang ý nghĩa thực tiễn: tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong

14


công tác quản lý của Chi cục, từ đó đưa ra các giải pháp để phát huy những ưu điểm và
khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

15


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay, ngành thủy sản có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế

của các nước có biển, không những đem lại nguồn thu nhập lớn mà còn góp phần đảm
bảo về lương thực, thực phẩm và an ninh trên biển. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay

vấn đề về khai thác và nuôi trồng thủy sản đang gặp nhiều khó khăn ở cả các nước đang
phát triển và các nước phát triển. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra với các quốc gia có biển
là phải tìm ra phương thức quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả trong công tác quản
lý và sản xuất thủy sản.
Nghề cá của các nước đang phát triển ở Châu Á tập trung chính ở khu vực Nam và
Đông Nam Châu Á, bao gồm: Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malayxia,
Myanma, Campuchia,… Các nước này chủ yếu sử dụng các loại tàu nhỏ hoặc thuyền
buồm được chế tạo bằng gỗ để khai thác. Trong những năm gần đây, một số tàu có công
suất lớn được làm bằng vỏ thép. Khu vực hoạt động chủ yếu là vùng duyên hải ven bờ
các nước và các vùng biển như: Biển Đông, biển Andaman, biển Ả Râ ̣p, vịnh Thái Lan,
vịnh Bengan,… Một số tàu lớn hoạt động ra vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Ngư cụ chủ yếu là lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu và các loại ngư cụ cố định hoạt động
ở ven bờ như đăng, đó,…[22].
Vùng hoạt động chủ yếu của nghề cá Ấn Độ là khu vực ven bờ phía Tây, Đông và
Nam Ấn Độ, các vùng biển thuộc vịnh Bengan, vịnh Ả Râ ̣p. Một số ít các tàu lớn hoạt
động ở vùng Ấn Độ dương. Đội tàu khai thác của Ấn Độ có khoảng trên 200.000 tàu
thuyền, trong đó mới chỉ có khoảng 5 – 10 % số tàu cá có gắn máy. Phương thức đánh
bắt có các loại ngư cụ như lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu và các loại ngư cụ cố định.
Các sản phẩm thủy sản của Ấn Độ một phần lớn ở dưới dạng tươi sống phục vụ người
dân, một phần được ngư dân chế biến dưới dạng cá khô, nước mắm, bột cá. Các sản
phẩm đông lạnh cao cấp như tôm, mực, cá thu,… được xuất khẩu sang các nước công
nghiệp phát triển như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… Ấn Độ là một trong những nước có
sản lượng tôm xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Chính phủ Ấn Độ cũng đã và đang quan
tâm đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề cho ngành công nghiệp này. Một số
Viện nghiên cứu và trường đại học lớn về nghề cá đã được thành lập. Ví dụ trường đại

16


học nghề cá ở thành phố Mumbay, thành phố Cancuta, học viện nghiên cứu kinh tế biển

ở thành phố Madrat,…[22].
Thái Lan là một trong những nước đang phát triển ở Đông Nam Á, có nhịp độ phát
triển nghề cá rất nhanh, giữ một vai trò to lớn trong nền kinh tế Thái Lan. Ngoài bảo
đảm nguồn thực phẩm thủy sản cho người dân, Thái Lan cũng đã thu về nguồn ngoại tệ
xuất khẩu mặt hàng thủy sản rất lớn. Ngư trường hoạt động chính của nghề cá Thái Lan
là vịnh Thái Lan ở phía Đông và biển Andaman ở phía Tây. Ngoài ra, nghề cá Thái Lan
cũng tiến hành đánh bắt ở vùng biển Đông Việt Nam. Để phát triển nghề cá công nghiệp,
chính phủ Thái Lan đã sớm cho xây dựng một hệ thống các Trường, Viện nghiên cứu,
Trung tâm nghiên cứu về nghề cá. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nghề cá Thái
Lan cũng đang từng bước hiện đại hóa về mặt công nghệ, trang bị và tổ chức sản xuất,
mở rộng vùng hoạt động,… để trở thành một quốc gia giữ vai trò đầu tàu trong khối các
nước Đông Nam Á [22].
Pê-ru, một quốc gia nằm ở phía Tây của lục địa Nam Mỹ, với những điều kiện
thuận lợi về mặt địa lý, nguồn tài nguyên biển dồi dào, cộng với những kinh nghiệm của
ngư dân Pê-ru mà nghề cá nước này có sự phát triển sớm. Ngoài đánh bắt vùng ven bờ,
nghề cá Pê-ru cũng hoạt động mở rộng ra vùng biển Thái Bình Dương. Đội tàu khai thác
cũng được tăng cường cả về số lượng và công suất vào những năm 80 và 90, bảo đảm
cho nghề cá Pê-ru đủ khả năng mở rộng phạm vi hoạt động ra vùng biển quốc tế. Các
loại ngư cụ chủ yếu vẫn là lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu và ngư cụ cố định được dùng
cho vùng ven bờ. Đặc biệt, nghề lưới vây của Pê-ru phát triển rất mạnh dùng để vây cá
cơm. Với sự phát triển đánh bắt, chính phủ Pê-ru cũng đã cho tiến hành xây dựng các
cơ sở vật chất dịch vụ hậu cần, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học về nghề cá. Ở Pêru đã có trường đại học và Viện nghiên cứu khoa học về biển và nghề cá. Nhiều chuyên
gia được chính phủ Pê-ru gửi đi đào tạo ở nước ngoài (Nhật, Hoa Kỳ, Liên Xô,…) đã
góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp thủy sản quốc gia [22].
Nghề cá Braxin có thể chia ra hai dạng: dạng thứ nhất được gọi là nghề cá hiện
đại, được hình thành và phát triển chủ yếu ở phía Trung và Nam vùng biển Braxin. Phục
vụ cho nghề cá hiện đại có đội tàu khai thác trên 600 chiếc, trong đó có 220 tàu lưới vây,
số còn lại là tàu lưới kéo, tàu câu. Dạng thứ hai với số lượng trên 30.000 tàu thuyền đánh
cá mà chủ yếu là tàu nhỏ, đánh bắt bằng các nghề như lưới kéo, lưới vây, câu và các loại
17



ngư cụ cố định. Braxin có nghề cá nội địa phát triển rất mạnh trên lưu vực sông Amazon
và các vùng hồ chứa trên cả nước. Để đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp cá, Chính
phủ Braxin đã cho thành lập hệ thống các trường đại học, các trung tâm và viện nghiên
cứu về thủy sản và nghề cá. Đồng thời, xây dựng hệ thống các cơ sở dịch vụ hậu cần
phục vụ cho nghề cá ở rộng khắp trên cả nước (hệ thống cảng cá, nhà máy bảo quản và
chế biến, nhà máy đông lạnh, nhà máy làm nước đá,...). Braxin có khoảng trên 200 nhà
máy chế biến với các trang thiết bị hiện đại, sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu và
hệ thống các cảng quan trọng phục vụ vận tải hàng hóa và nghề cá [22].
Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, có tiềm lực kinh tế đứng thứ hai thế
giới (sau Hoa Kỳ). Vai trò nghề cá trong nền kinh tế Nhật Bản có một vị trí cực kỳ quan
trọng, bởi rằng cá và các thực phẩm thủy sản khác là nguồn thức ăn chính của mỗi gia
đình người Nhật. Nghề cá của nước này được trang bị một đội tàu, thuyền có số lượng
rất lớn, ngư trường hoạt động gồm các vùng ven bờ, vùng biển Ô-khố t, biển Hoàng Hải,
biển Đông Hải, biển Nhật Bản, Biển Đông, các khu vực thuộc Thái Bình Dương, Đại
Tây Dương, Ấn Độ Dương và trong những năm gần đây là vùng biển Nam Cực. Chính
phủ Nhật Bản đã có sự quan tâm và đầu tư rất lớn đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật về nghề cá và nghiên cứu khoa học biển. Hoạt động nghiên cứu được thực
hiện trên nhiều vùng biển và các đại dương. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã quan tâm
tới việc xây dựng một hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần hiện đại, bao gồm các bến cảng,
hệ thống kho lạnh, nhà máy chế biến,… trên khắp nước Nhật Bản [22]. Nhật Bản đang
có một hệ thống quản lý cộng đồng nghề cá rất hiệu quả khi nó được điều hành bởi các
hợp tác xã thủy sản. Các hợp tác xã này được giao quyền khai thác nhằm kiểm soát
nguồn lợi ngay tại khu vực của mình. Ngư dân không phải thành viên của hợp tác xã sẽ
không được phép hoạt động trong khu vực này. Phần lớn ngư dân các vùng ven biển tại
Nhật Bản đều là thành viên của các hợp tác xã và họ làm việc với tinh thần đoàn kết rất
cao, hăng hái bảo tồn và nỗ lực quản lý nguồn lợi sao cho hiệu quả nhất. Mỗi đơn vị này
cũng bắt buộc phải áp dụng luật để ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi. Ngoài ra, để
bảo tồn nguồn lợi bền vững, họ cũng phải nỗ lực cải thiện ngư trường của mình bằng

cách tổ chức sự kiện thả cá giống, nhuyễn thể giống và trồng tảo biển thường niên [17].
Malaysia thắt chặt quản lý nghề cá theo luật của nhà nước nhằm cải thiện môi
trường, đảm bảo công bằng kinh tế cho các cộng đồng nghề cá tại từng địa phương. Ngư
18


dân từng địa phương tuân thủ theo các quy định như thời gian/mùa vụ khai thác; ngư cụ
được phép sử dụng hoặc bị cấm; kỹ thuật hoặc tập quán khai thác được khuyến
khích/cấm; loài thủy sản cần được bảo tồn… Mọi hành vi vi phạm tùy mức độ sẽ bị xử
phạt nghiêm khắc [17].
Nghề cá của Trung Quốc đã có sự phát triển từ lâu đời. Tuy nhiên, chỉ sau năm
1949 ngành công nghiệp cá mới được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Vùng khai thác
chủ yếu của nghề cá Trung Quốc bao gồm vùng nước nội địa, các biển Hoàng Hải, Bột
Hải, Biể n Đông, và vùng Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, trong những năm gần đây đội
tàu khai thác của Trung Quốc đã vươn tới hầu khắp các đại dương trên thế giới. Phương
pháp khai thác cũng vẫn là các nghề truyền thống như lưới kéo, lưới vây, câu và các ngư
cụ cố định khai thác ở vùng nước nội địa và ven biển, đặc biệt việc khai thác kết hợp
ánh sáng Trung Quốc có những cải tiến đáng kể để nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm cá đánh bắt. Trung Quốc cũng đã xây dựng được các trung tâm dịch vụ hậu
cần cho nghề cá công nghiệp (bao gồm: bến cảng, nhà máy chế biến, kho đông lạnh, nhà
máy nước đá,…) ở Quảng Châu, Thượng Hải, Thanh Đảo,… Chính phủ Trung Quốc
cũng đã quan tâm tới việc xây dựng hệ thống các trường, viện phục vụ cho đào tạo và
nghiên cứu chuyên sâu ngành thủy sản, hai viện Nghiên cứu Thủy sản lớn nhất của
Trung Quốc được xây dựng ở Thượng Hải và Quảng Châu [22].
Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA Fisheries) chịu
trách nhiệm quản lý nghề cá biển trong Khu Kinh tế Độc quyền của Hoa Kỳ thông qua
các đạo luật: đạo luật quản lý và bảo tồn thủy sản (Magnuson Stevens Act – MSA), đạo
luật bảo vệ động vật biển có vú (Marine Mammal Protection Act – MMPA), đạo luật
loài bị đe dọa (Endangered Species Act – ESA),… MSA hoạt động để ngăn chặn đánh
bắt quá mức, xây dựng lại hạn ngạch khai thác, tăng lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài của

ngành thủy sản, đảm bảo nguồn cung cấp thủy sản an toàn và bền vững. MMPA chịu
trách nhiệm bảo vệ cá voi, cá heo, hải cẩu và sư tử biển. ESA bảo vệ các loài có nguy
cơ tuyệt chủng và cũng góp phần cho việc bảo tồn các hệ sinh thái mà chúng phụ thuộc
vào. Sử dụng MSA làm hướng dẫn, NOAA Fisheries hợp tác với Hội đồng quản lý thủy
sản khu vực để đánh giá và dự đoán tình trạng nguồn lợi, từ đó đặt giới hạn khai thác,
đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý thủy sản và giảm bớt số lượng tàu thuyền khai
thác nhằm đảm bảo tính bền vững của các hệ sinh thái, ổn định nguồn cung cấp thủy sản
19


nội địa. Quản lý nghề cá của Hoa Kỳ là một quá trình quản lý khoa học, đổi mới và hợp
tác minh bạch, mạnh mẽ với ngành công nghiệp khai thác thủy sản [29].
Tại Hàn Quốc, công tác quản lý tổng hợp biển và hải đảo, đặc biệt là vùng bờ, đã
được thể chế hóa và áp dụng trong thực tiễn. Hàn Quốc đã xây dựng được một hệ thống
luật pháp khá hoàn chỉnh để phục vụ quản lý tổng hợp biển và hải đảo: Luật Quản lý
môi trường biển, Luật Về bảo tồn và quản lý các hệ sinh thái biển, Luật Về bảo tồn các
vùng đất ngập nước,… Cùng với tăng trưởng kinh tế vùng bờ, cũng như các quốc gia
khác, ở Hàn Quốc đã nảy sinh các vấn đề về môi trường, mất các sinh cảnh quan trọng
và suy thoái các hệ sinh thái biển và vùng bờ. Chính vì vậy, hiện tại, quản lý tổng hợp
vùng bờ ở Hàn Quốc tập trung vào phân vùng chức năng, bảo tồn các hệ sinh thái và
quản lý tổng hợp cửa sông, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường [30].
Dù là quốc gia nào, các biện pháp quản lý nghề cá cần hết sức linh hoạt để phù
hợp với thực trạng nguồn lợi thủy sản từng khu vực. Ngoài ra, để đảm bảo lợi ích lâu
dài cho ngư dân khi quản lý nghề cá, việc nâng cao nhận thức và đào tạo lại đóng vai
trò cực kỳ quan trọng. Do đó, vẫn cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức quản lý và
hoạt động nghiên cứu khoa học.
1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Cũng giống


như các nước có biển, thủy sản có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho
người dân, là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm nghề
khai thác, nuôi trồng, chế biến và các ngành dịch vụ nghề cá. Không những vậy, thủy
sản còn là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam, hàng năm mang về cho ngân sách Nhà
nước một khoản ngoại tệ lớn, góp phần trong việc phát triển kinh tế. Đặc biệt, sự hiện
diện của các tàu hoạt động khai thác thủy sản còn có ý nghĩa khẳng định chủ quyền của
nước ta trên biển. Chính vì vậy, việc quản lý hiệu quả nghề cá là vai trò, trách nhiệm
của các địa phương có biển để ngành thủy sản nước ta ngày càng phát triển.
Hiện nay trong nước đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tình hình phát triển nghề
cá của các tỉnh có biển, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển ngành và là bài học cho các
địa phương khác học tập và triển khai áp dụng.
20


Đề tài “Nghiên cứu phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình” năm 2014 của tác
giả Nguyễn Thị Hoài đã đề cập đến vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế của
tỉnh, tiềm năng phát triển ngành thủy sản và thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh
Quảng Bình. Từ đó xây dựng các định hướng và đưa ra các giải pháp về cơ sở hạ tầng,
đào tạo nguồn nhân lực, công tác khuyến ngư, thị trường tiêu thụ, môi trường,… để phát
triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên luận văn chưa đi sâu đề cập đến cách
thức tiếp cận quản lý nghề cá hiện nay của tỉnh và đưa ra các giải pháp quản lý gắn liền
thực tiễn [15].
Tác giả Vưu Nguyễn Thanh Tuyền thực hiện đề tài “Hiện trạng và định hướng
phát triển ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu” năm 2012 cũng đã chỉ ra vai trò của thủy sản
trong nền kinh tế quốc dân, hiện trạng phát triển ngành thủy sản của tỉnh Bạc Liêu và
đưa ra định hướng, giải pháp phát triển ngành thủy sản của tỉnh. Tuy nhiên, luận văn
của tác giả cũng chưa chỉ ra và phân tích được phương thức quản lý nghề cá hiện nay
mà tỉnh đang triển khai áp dụng, những thuận lợi, khó khăn đang gặp phải và hướng
khắc phục [27].

Cũng với nội dung phân tích về vai trò của thủy sản trong nền kinh tế, tiềm năng,
hiện trạng phát triển ngành thủy sản của tỉnh và đưa ra định hướng, giải pháp phát triển
ngành thủy sản đã có nhiều đề tài nghiên cứu đề cập tới: đề tài “Thực trạng và một số
giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2010” của tác giả Đinh Thị
Thu Hoài thực hiện năm 2006 [16]; tác giả Nguyễn Ngọc Sang với đề tài “Phương
hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2020” thực
hiện năm 2010 [20]; năm 2011 tác giả Nguyễn Thị Thu Cẩm thực hiện đề tài nghiên cứu
“Ngành thủy sản ở Quảng Ninh: tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển đến
năm 2020” [4]. Bên cạnh những kết quả đạt được các bài viết cũng tồn tại một số hạn
chế như những luận văn đã nêu trên.
Thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng và định hướng phát triển ngành NTTS
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” năm 2009 tác giả Trần Trung Hiếu đã chỉ ra được
tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới và trong nước, các chủ trương của Đảng và
Nhà nước về NTTS. Cùng với đó là một số bài học kinh nghiệm trong phát triển NTTS.
Trên cơ sở đó, tác giả khái quát về thực trạng phát triển NTTS ở địa phương nghiên cứu
và thực hiện điều tra thực tế các hộ NTTS tại đây. Từ đó tác giả phân tích điểm yếu,
21


điểm mạnh, cơ hội, thách thức của ngành NTTS huyện Sơn Động và đưa ra các giải
pháp nhằm phát triển ngành NTTS nơi đây. Đề tài này đã nhận được đánh giá cao của
Hội đồng khi đã phân tích được chi tiết các nội dung và có những dẫn chứng chứng minh
cụ thể [14].
Đề tài “Thực trạng công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục Thủy sản tỉnh Bình
Định/Phú Yên/Khánh Hòa” lần lượt của các tác giả Võ Thị Hồng Mỹ, Trần Thị Ánh
Hồng, Nguyễn Thị Kim Trang thực hiện năm 2017 là những hướng nghiên cứu mới nhất
về thực trạng công tác quản lý Nhà nước tại các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực
tiếp về lĩnh vực thủy sản của một tỉnh. Các bài viết đã tập trung nêu lên được hiện trạng
nghề cá của tỉnh nghiên cứu, công tác quản lý tại Chi cục từ đó có những giải pháp đưa
ra nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nghề cá của tỉnh. Riêng bài viết của

tác giả Võ Thị Hồng Mỹ có phần đánh giá công tác quản lý của Chi cục thông qua ý
kiến phản hồi của người dân giúp độc giả hiểu rõ hơn và có cái nhìn chính xác hơn về
thực trạng quản lý tại đơn vị [19], [18], [28].
Bên cạnh việc triển khai các đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý thủy sản, Việt Nam cũng triển khai quản lý nghề cá
thông qua một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (quy định về vùng biển khai thác,
kích thước mắt lưới tại phần tập trung cá của ngư cụ, kích thước một số loài trưởng
thành cho phép khai thác, các hóa chất cấm sử dụng trong hoạt động thủy sản,…). Song
song với các quy định nước ta cũng áp dụng lồng ghép nhiều mô hình trong quản lý
nghề cá: đồng quản lý nghề cá, quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, quản lý nghề cá dựa
trên tiếp cận hệ sinh thái,… Các mô hình này đã được triển khai áp dụng tại một số địa
phương và đem lại hiệu quả cao: khu bảo tồn biển Rạn Trào (huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa), quản lý nguồn lợi ven bờ tại xã Phù Long (huyện Cát Hải, Hải Phòng),…
thực hiện theo mô hình đồng quản lý; các mô hình phát triển nghề cá dựa vào cộng đồng
tại Huế,… [21].

22


1.3.

Tổng quan về nghề cá tỉnh Thái Bình

1.3.1. Lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1.3.1.1.

Tàu thuyền khai thác thủy sản
a.

Cơ cấu tàu thuyền khai thác theo nhóm công suất


Trong giai đoạn từ 2010 – 2015, tổng số tàu thuyền của tỉnh giảm từ 1.450 chiếc
xuống còn 1.227 chiếc, tốc độ giảm bình quân là 3,3 %/năm. Cơ cấu tàu thuyền theo
nhóm công suất có sự thay đổi, nhóm tàu công suất trên 90 CV (viết tắt của hai từ Cheval
Vapeur – tiếng Pháp, có nghĩa là sức ngựa hay mã lực [12]) tăng nhanh, đặc biệt là nhóm
trên 250 CV tăng rất nhanh [25].
Bảng 1.1. Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất giai đoạn 2010 -2015
ĐVT: chiếc
Năm

Nhóm
STT

công suất
(CV)

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1


< 20

720

686

686

486

454

389

2

20 - < 30

500

538

538

380

377

463


3

30 - < 90

77

76

81

156

147

153

4

90 - < 250

111

125

116

68

79


91

5

250 - < 400

22

25

42

74

59

66

6

≥ 400

20

19

16

38


55

65

7

Tổng

1.450

1.469

1.479

1.202

1.171

1.227

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình [25]
Sự thay đổi này thể hiện xu hướng phát triển trong lĩnh vực khai thác theo hướng
vươn khơi của tỉnh, phù hợp với chủ trương phát triển khai thác của Trung ương và của
địa phương. Các nhóm tàu công suất dưới 30 CV đều có xu hướng giảm, trừ nhóm tàu
từ 30 đến dưới 90 CV có xu hướng tăng lên.
Tàu cá xa bờ của tỉnh trong thời gian gần đây đã tăng rất nhanh do có các chính
sách hỗ trợ khai thác thủy sản của Trung ương và của tỉnh như: Quyết định số
289/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ giá xăng dầu, Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg về một số
23



chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải
sản trên các vùng biển xa, Nghị định 67/NĐ-CP, Nghị định 89/NĐ-CP về chính sách
phát triển thủy sản, Quyết định 2013/QĐ-UBND Thái Bình phê duyệt Đề án phát triển
các phương tiện đánh bắt xa bờ gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi
trường biển giai đoạn 2013 – 2015... đã có tác dụng khuyến khích, động viên rất lớn để
ngư dân trong tỉnh đầu tư, vươn khơi đánh bắt, tăng cường sự hiện diện dân sự của đội
tàu ở các vùng biển.
Tổng công suất đội tàu toàn tỉnh tăng từ 56.759 CV lên 87.127 CV trong giai đoạn
2010 - 2015, trong đó nhóm tàu xa bờ tăng từ 36.000 CV lên 63.098 CV. Bình quân
công suất tàu thuyền tăng từ 39 CV lên tới 71 CV. Bình quân công suất tàu xa bờ năm
2015 đạt 288 CV/tàu, tăng so với năm 2010 là 235 CV/tàu. Sự tăng nhanh về công suất
do những chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương theo định hướng phát
triển khai thác xa bờ, ngư dân cải hoán, nâng cấp và đóng mới tàu cá.
Cơ cấu tàu thuyền khai thác theo địa phương

b.

Tàu thuyền khai thác thủy sản của tỉnh tập trung tại các huyện Tiền Hải, Thái Thụy
và Kiến Xương. Giai đoạn 2010 – 2015, tàu thuyền tại Tiền Hải có xu hướng giảm; các
huyện Thái Thụy và Kiến Xương có sự tăng chậm.
1000

913

912

910
900
800

700

645

500

593

570

600

495
450

441

424

448

427

400
300
200

116

116


153

130

116

139

100
0
2010

2011

Tiền Hải

2012

2013

Thái Thụy

2014

2015

Kiên Xương

Hình 1.1. Hiện trạng tàu thuyền theo địa phương giai đoạn 2010 - 2015 [25]

24


Dù tàu thuyền có xu hướng giảm nhưng huyện Tiền Hải vẫn luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong 3 huyện có tàu tham gia khai thác thủy sản. Tại đây, tàu thuyền tập trung
nhiều nhất tại các xã Nam Thịnh, Nam Hồng, Nam Phú. Các xã có số tàu thuyền ít, chủ
yếu khai thác ven bờ như Nam Thanh, Đông Minh, Đông Trà, Nam Cường. Tàu xa bờ
tập trung tại chủ yếu tại Nam Thịnh.
Huyện Thái Thụy có tàu thuyền tập trung nhiều nhất tại thị trấn Diêm Điền và xã
Thụy Xuân, Thái Thượng. Các xã có số tàu thuyền ít, chủ yếu khai thác ven bờ như
Thụy Hải, Thụy Trường và Thụy Tân. Tàu xa bờ tập trung tại thị trấn Diêm Điền và xã
Thụy Xuân và Thái Đô.
Huyện Kiến Xương có đội tàu tham gia khai thác thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất
trong 3 huyện. Tàu thuyền chỉ tập trung tại xã Hồng Tiến, trong đó tất cả các tàu đều có
công suất nhỏ dưới 30 CV khai thác tại vùng ven bờ và khai thác nội địa bao gồm thuyền
gỗ và thuyền xi măng.
1.3.1.2.

Cơ cấu nghề khai thác thủy sản

Cơ cấu nghề khai thác thủy sản của tỉnh được chia thành 5 nhóm nghề chính bao
gồm: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, dịch vụ thủy sản và nhóm nghề khác (lồng bẫy, khai
thác nhuyễn thể,…).
Bảng 1.2. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản giai đoạn 2010 – 2015
ĐVT: chiếc
TT

Nhóm nghề

2010


2011

2012

2013

2014

2015

1

Họ lưới kéo

330

348

350

206

210

224

2

Họ lưới vây


26

24

24

16

14

14

3

Họ lưới rê

982

987

993

822

781

648

4


Dịch vụ thủy sản

12

12

22

28

20

57

5

Nghề khác

100

98

90

130

146

284


1.450

1.469

1.479

1.202

1.171

1.227

Tổng

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình [25]
Có thể thấy, tàu thuyền làm nghề lưới kéo có chuyển biến tăng chậm từ 2010 –
2012, điều này cũng ảnh hưởng lớn tới nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy
sản. Tuy nhiên trong giai đoạn 2013 – 2015, số tàu lưới kéo có xu hướng giảm nhanh,
25


×