Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn và kích cỡ cá lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học của cá chẽm mõm nhọn (psammoperca waigiensis cuvier valenciennes, 1828) giai đoạn giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN ĂN VÀ KÍCH CỠ
CÁ LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH HÓA VÀ HUYẾT HỌC CỦA CÁ CHẼM MÕM NHỌN
(Psammoperca waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1828)
GIAI ĐOẠN GIỐNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS LÊ MINH HOÀNG
Sinh viên thực hiện:

Cao Huỳnh Gia Thịnh

Mã số sinh viên:

56132132

Khánh Hòa – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
BỘ MÔN CƠ SỞ SINH HỌC NGHỀ CÁ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN ĂN VÀ KÍCH CỠ


CÁ LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH HÓA VÀ HUYẾT HỌC CỦA CÁ CHẼM MÕM NHỌN
(Psammoperca waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1828)
GIAI ĐOẠN GIỐNG
TRANG BÌA

GVHD: PGS. TS LÊ MINH HOÀNG
SVTH: Cao Huỳnh Gia Thịnh
MSSV: 56132132

Khánh Hòa, tháng 06/2018


QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỒ ÁN

ii


PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa/viện: Nuôi Trồng thủy sản
PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI / KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn và kích cỡ cá lên sinh trưởng, tỷ lệ sống
và một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học của cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis
Cuvier & Valenciennes, 1828) giai đoạn giống.
Giảng viên hướng dẫn: Lê Minh Hoàng
Sinh viên được hướng dẫn: Cao Huỳnh Gia Thịnh
Khóa: 56
Lần kiểm tra

1

2

MSSV: 56132132

Ngành: Nuôi trồng thủy sản
Ngày

Nội dung

13/03/2018

Nhận xét GVHD

Vệ sinh hệ thống nuôi, cấp
nước

22/03/2018

Thu gom, vận chuyển cá về thí
nghiệm

3

27/03/2018

Bắt đầu thí nghiệm

4


03/04/2018

Cân đo cá tuần 1

5

17/04/2018

Cân đo cá tuần 3

Kiểm tra giữa tiến độ của Trưởng BM
Ngày kiểm tra:

6

Đánh giá công việc hoàn thành:......%

Ký tên

Được tiếp tục:  Không tiếp tục: 

….….….….….….….….…...

08/05/2018

Kết thúc thí nghiệm - thu mẫu

10/05/2018


Phân tích sinh hóa tại tạiTrung

7

tâm thí nghiệm thực hành– ĐH
Nha Trang

Nhận xét chung (sau khi sinh viên hoàn thành ĐA/KL): ...............................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Điểm hình thức: ...................... /10
Đồng ý cho sinh viên:

Điểm nội dung:…../10 Điểm tổng kết:…../10

Được bảo vệ: 

Không được bảo vệ: 

Khánh Hòa, ngày .......tháng ....... năm ..........
Cán bộ hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

iii


CAM ĐOAN CỦA SINH VIÊN
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trình bày trong đồ án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Khánh Hòa, 2018
Sinh viên

Cao Huỳnh Gia Thịnh

iv


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Viện Nuôi trồng Thủy Sản,
trường Đại học Nha Trang, những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời
gian vừa qua.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS. TS. Lê Minh Hoàng, người đã định hướng, chỉ bảo tôi tận tình từ lúc tôi đặt chân
đến Nha Trang học tập và cũng như trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Cảm ơn quỹ NAFOSTED (Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia) đã tài
trợ kinh phí đồ án: “Nghiên cứu ảnh hưởng khẩu phần ăn và kích cỡ cá lên sinh trưởng,
tỷ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học của cá chẽm mõm nhọn
(Psammoperca waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1828) giai đoạn giống” là một phần
nội dung thuộc đề tài: “ Đánh giá chất lượng tinh trùng, trứng và ấu trùng cá chẽm mõm
nhọn Psammoperca waigiensis thông qua việc cải thiện dinh dưỡng cá bố mẹ trong điều
kiện biến đổi khí hậu” với mã số 106.05 – 2017.343 – Do trường Đại học Nha Trang
chủ trì – PGS.TS Lê Minh Hoàng là chủ nhiệm đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh/chị học khóa trên, bạn bè, những người luôn bên
cạnh giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin dành sự biết ơn to lớn đến gia đình và người thân đã luôn bên
tôi, động viên giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 05 tháng 06 năm 2018
Sinh viên


Cao Huỳnh Gia Thịnh

v


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần ăn và kích cỡ cá lên
sinh trưởng, tỷ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học của cá chẽm mõm nhọn
giai đoạn giống. Nghiên cứu được thực hiện từ 13/02/2018 – 25/06/2018 tại trung tâm
nghiên cứu giống và dịch bệnh thủy sản, trường Đại học Nha Trang với 2 kích cỡ
(11,35 ± 0,70cm; 16,35 ± 2,25g và 9,25 ± 0,90cm; 10 ± 2,19g) được bố trí ở 2 hệ thống
bể với 3 mức khẩu phần (3%, 5%, 7%), 3 lần lặp. Sau 6 tuần nuôi cho thấy: các chỉ tiêu
tăng trưởng ở cá lớn và cá bé gồm: chiều dài cuối, tốc độ tăng trưởng đặc trưng và tốc
độ tăng trưởng trung bình ngày về chiều dài và khối lượng ở các nghiệm thức 5 và 7%
đều cao hơn so với nghiệm thức 3% (P < 0,05). Tỷ lệ sống của cá ở tất cả các nghiệm
thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). FCR và PER của cá ở nghiệm
thức cho ăn khẩu phần 7% cao hơn so với nghiệm thức 3% và 5% (P < 0,05), giữa khẩu
phần 3% và 5% không có sự khác biệt có ý nghĩa (P > 0,05). Các chỉ tiêu hóa sinh toàn
bộ cơ thể cá chẽm mõm nhọn sau thí nghiệm gồm: độ ẩm, độ tro, hàm lượng lipid, hàm
lượng protein tăng dần khi tăng mức khẩu phần cho ăn, mức khẩu phần 5% và 7% ở cả
2 kích cỡ cá nhỏ và lớn cho giá trị về các chỉ tiêu sinh hóa có khác biệt có ý nghĩa so
với khẩu phần 3% (P<0,05). Các chỉ tiêu huyết học cụ thể là RBC, WBC, Hb, Hct,
MCV, MCH, MCHC, PLT, Triglycerides, Protein/máu ở nghiệm thức cho ăn khẩu phần
5% cho mức ý nghĩa cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại là 3% và 7% (P < 0,05). Từ
nghiên cứu này có thể thấy nên chọn khẩu phần cho ăn 5% cho ương giống cá chẽm
mõm nhọn mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật.
Từ khóa: cá chẽm mõm nhọn, chỉ tiêu huyết học, chỉ tiêu sinh hóa, khẩu phần,
Psammoperca waigiensis.


vi


MỤC LỤC
TRANG BÌA ................................................................................................................... i
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỒ ÁN ..................................................................................... ii
PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ.................................................................................... iii
CAM ĐOAN CỦA SINH VIÊN ................................................................................. iv
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................v
TÓM TẮT ĐỒ ÁN ....................................................................................................... vi
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH VẼ ...............................................................................................x
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ........................................................................................ xi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới và trong nước ........................................ 3
1.1.1.

Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới ...........................3

1.1.2.

Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển Việt Nam ................................6

1.2. Đặc điểm sinh học cá chẽm mõm nhọn .......................................................... 8
1.2.1.

Hệ thống phân loại ..................................................................................8


1.2.2.

Phân bố ....................................................................................................9

1.2.3.

Đặc điểm dinh dưỡng...............................................................................9

1.2.4.

Đặc điểm sinh trưởng ..............................................................................9

1.2.5.

Đặc điểm sinh sản ..................................................................................10

1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cá biển ......................................................................... 11
1.4. Sơ lược về nghiên cứu một vài chỉ tiêu sinh hóa và huyết học ở cá ............ 12
1.4.1.

Nghiên cứu về một vài chỉ tiêu sinh hóa ................................................12

1.4.2.

Nghiên cứu về một vài chỉ tiêu huyết học ..............................................13

vii


1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ương nuôi ........................................... 16

1.5.1.

Giai đoạn sinh trưởng............................................................................16

1.5.2.

Mật độ ....................................................................................................16

1.5.3.

Nhiệt độ ..................................................................................................17

1.5.4.

Độ mặn ...................................................................................................18

1.5.5.

Các yếu tố hóa học khác ........................................................................20

1.5.6.

Thức ăn và chế độ cho ăn ......................................................................21

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................22
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................... 22
2.1.1.

Đối tượng ...............................................................................................22


2.1.2.

Thời gian ................................................................................................22

2.1.3.

Địa điểm .................................................................................................22

2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ................................................................... 22
2.3. Nguyên vật liệu dùng nghiên cứu ................................................................. 23
2.3.1.

Thu thập số liệu......................................................................................26

2.3.2.

Thu mẫu và phân tích mẫu.....................................................................26

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................29
3.1. Các yếu tố môi trường và thành phần sinh hóa thức ăn trong thời gian thí
nghiệm .............................................................................................................. 29
3.1.1.

Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm ................................29

3.1.2.

Thành phần hóa sinh thức ăn ................................................................30

3.2. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn và kích cỡ cá đến sinh trưởng và tỷ lệ sống

của cá ................................................................................................................ 31
3.2.1.

Sinh trưởng theo chiều dài.....................................................................31

3.2.2.

Sinh trưởng theo khối lượng ..................................................................32

3.2.3.

Hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng protein ...........................................33

viii


3.2.4.

Tỷ lệ sống ...............................................................................................34

3.2.5.

Tổng hợp Twoway - ANOVA về ảnh hưởng của khẩu phần ăn và kích cỡ

cá đến một số chỉ tiêu sinh trưởng cá ...................................................................35
3.3. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn và kích cỡ cá lên một số chỉ tiêu sinh hóa
cá ...................................................................................................................... 38
3.3.1.

Ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên một số chỉ tiêu sinh hóa cá lớn ........38


3.3.2.

Ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên một số chỉ tiêu sinh hóa cá nhỏ .......38

3.3.3.

Tổng hợp Twoway - ANOVA về ảnh hưởng của khẩu phần ăn và kích cỡ

cá đến một số chỉ tiêu sinh hóa cá ........................................................................40
3.4. Đánh giá một số chỉ tiêu huyết học của cá chẽm mõm nhọn thông qua khẩu
phần ăn.............................................................................................................. 41
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................46
4.1. Kết luận......................................................................................................... 46
4.2. Đề xuất .......................................................................................................... 46
Tài liệu tham khảo ................................................................................................47
Phụ lục A: Hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài ...........................................53
Phụ lục B: Phân tích Oneway - ANOVA Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến sinh
trưởng, FCR, PER và tỷ lệ sống của cá ................................................................54
Phụ lục C: Phân tích Twoway - ANOVA ảnh hưởng của khẩu phần cho ăn và
kích cỡ cá đến sinh trưởng cá ...............................................................................61
Phụ lục D: Phân tích Oneway - ANOVA ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên một số
chỉ tiêu sinh hóa cá ................................................................................................66
Phụ lục E: Phân tích Twoway - ANOVA ảnh hưởng của khẩu phần và kích cỡ cá
đến một số chỉ tiêu sinh hóa cá sau thí nghiệm ....................................................69
Phụ lục F: Phân tích Oneway - ANOVA đánh giá một số chỉ tiêu huyết học thông
qua khẩu phần .......................................................................................................72

ix



DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cá chẽm mõm nhọn – P. waigiensis. .............................................................. 8
Hình 1.2. Vùng phân bố cá chẽm mõm nhọn trên thế giới ............................................. 9
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .................................................................... 22
Hình 2.2. Bể composit 200 L......................................................................................... 23
Hình 2.3. Giá thể lọc sinh học và bể lọc sinh học ......................................................... 23
Hình 2.4. Bể chứa nước ................................................................................................. 24
Hình 2.5. Hệ thống bể nuôi ........................................................................................... 25
Hình 2.6. Thức ăn UP – C – 5001 ................................................................................. 25
Hình 2.7. Đo chiều dài và khối lượng cá ....................................................................... 26
Hình 3. 1. Ảnh hưởng khẩu phần ăn đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng và tốc độ sinh
trưởng trung bình ngày theo chiều dài ở cá chẽm mõm nhọn lớn và nhỏ ..................... 31

x


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các nước có sản lượng NTTS cao nhất thế giới ............................................. 3
Bảng 1.2. Sản lượng và giá trị nuôi cá biển trên thế giới từ 2009 – 2014....................... 4
Bảng 1.3. Sản lượng NTTS Việt Nam từ năm 2009 – 2014 ........................................... 6
Bảng 1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cá vược.................................................................. 12
Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm................................... 29
Bảng 3.2. Thành phần thức ăn ....................................................................................... 30
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến sinh trưởng theo khối lượng của cá ........ 32
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến FCR và PER của cá ................................ 33
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn tỷ lệ sống của cá ............................................ 34
Bảng 3.6. Tổng hợp Twoway - ANOVA về ảnh hưởng của khẩu phần ăn và kích cỡ cá
đến một số chỉ tiêu sinh trưởng cá ................................................................................. 35
Bảng 3.7. Thành phần hóa sinh toàn bộ cơ thể cá lớn sau thí nghiệm .......................... 38

Bảng 3.8. Thành phần hóa sinh toàn bộ cơ thể cá nhỏ sau thí nghiệm ......................... 38
Bảng 3. 9. Tổng hợp Twoway - ANOVA về ảnh hưởng của khẩu phần ăn và kích cỡ
cá đến một số chỉ tiêu sinh hóa cá ................................................................................. 40
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu huyết học cá chẽm mõm nhọn ................................................ 41

xi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
%:

Phần trăm

‰:

Phần nghìn

CCMN:

Cá chẽm mõm nhọn

Ctv:

Cộng tác viên

FAO:

Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới

FCR:


Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Conversion Ratio)

HB :

Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu

HCT:

Hematocrit – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ

L:

Lít

MCV:

Mean corpuscular volume – Thể tích trung bình của một hồng cầu

MCH :

Mean Corpuscular Hemoglobin – Số lượng trung bình của huyết sắc tố

có trong một hồng cầu
MCHC:

Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration – Nồng độ trung bình của

huyết sắc tố trong một thể tích máu
NTTS:


Nuôi trồng thủy sản

PLT:

Platelet Count – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

PER:

Hiệu quả sử dụng protein (protein efficiency ratio)

RBC:

Red Blood Cell – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu

WBC:

White Blood Cell – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu

-

xii


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản nước ta có xu hướng phát
triển trên nhiều phương diện, đáng quan tâm nhất là việc đa dạng hóa đối tượng nuôi,
tuyển chọn những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá mú, cá chình,
cá bống tượng..., nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, phù hợp
với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Cá chẽm mõm nhọn là loài phân bố ở vùng biển ven bờ nhiệt đới từ đông Ấn Độ
Dương đến tây Thái Bình Dương, được liệt kê vào danh mục các loài cá biển có giá trị
kinh tế [19]. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chưa có
nhiều nghiên cứu về loài cá này nên các thông tin về thức ăn, tăng trưởng
của loài Psammoperca waigiensis còn rất ít. Trong ương nuôi cá biển nói chung và cá
chẽm mõm nhọn nói riêng, bên cạnh các yếu tố về mật độ, thức ăn, môi trường ương
nuôi thì khẩu phần thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh
trưởng và tỷ lệ sống của cá.
Để đưa cá chẽm mõm nhọn trở thành đối tượng nuôi tiềm năng ở các vùng ven
biển nước ta cùng với các loài cá biển có giá trị kinh tế khác, chúng ta cần phải có những
nghiên cứu chuyên sâu với đối tượng này. Trước những yêu cầu cấp thiết trong thực tiễn
sản xuất và để đưa ra khẩu phần thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá chẽm
mõm nhọn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí
thức ăn, thuốc và hóa chất mà vẫn đảm bảo tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá. Vì vậy cần
thực hiện các nghiên cứu về dinh dưỡng và một số chỉ tiêu sinh hóa, huyết học cho cá
chẽm mõm nhọn một cách đầy đủ làm cơ sở cho việc nghiên cứu ương nuôi giống, góp
phần thúc đẩy và đa dạng hóa các đối tượng nuôi biển nước ta. Từ những lý do trên đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng khẩu phần ăn và kích cỡ cá lên sinh trưởng,
tỷ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học của cá chẽm mõm nhọn
(Psammoperca waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1828) giai đoạn giống”.

1


Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định khẩu phần ăn tối ưu nhất cho sinh trưởng cá chẽm mõm nhọn
Psammoperca waigiensis (Cuvier & Valenciennes, 1828) thông qua các giai đoạn cá
giống. Đồng thời, bổ sung thêm các dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của khẩu phần ăn,
kích cỡ cá nuôi đến sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh hóa và huyết học của cá chẽm
mõm nhọn giai đoạn giống, làm cơ sở cho sản xuất giống và ương nuôi.

Nội dung nghiên cứu:
1) Ảnh hưởng của khẩu phần ăn và kích cỡ cá đến sinh trưởng và tỷ lệ sống cá
chẽm mõm nhọn.
2) Ảnh hưởng của khẩu phần ăn và kích cỡ cá đến một số chỉ tiêu sinh hóa cá
chẽm mõm nhọn.
3) Đánh giá một số chỉ tiêu huyết học của cá chẽm mõm nhọn thông qua khẩu
phần ăn khác nhau.
Ý nghĩa nghiên cứu:
1) Ý nghĩa khoa học: Bổ sung dẫn liệu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng cho cá
chẽm mõm nhọn giai đoạn giống. Các dẫn liệu này có thể dùng tham khảo
trong công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như cơ sở cho các nghiên cứu khác.
2) Ý nghĩa thực tiễn: Xác định khẩu phần ăn tối ưu nhất cho sinh trưởng
P. waigiensis (Cuvier & Valenciennes, 1828) giai đoạn cá giống giúp chủ
động được việc cho ăn trong qui trình sản xuất giống sao cho phù hợp và
mang lại hiệu quả cao nhất. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả
quy trình sản xuất giống cá chẽm mõm nhọn.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới và trong nước
1.1.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới
Trong vài thập kỷ gần đây sản lượng thủy sản toàn cầu liên tục tăng cùng với sự
gia tăng về dân số thế giới và nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm ngày càng cao.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh và phát triển để thay thế dần hoạt động
khai thác thủy sản, vốn đã làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên, nguồn lợi thủy sản. Năm
2014 là cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản vượt
lượng thủy sản khai thác tự nhiên [32].
Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong năm 2014 lên tới 73,8 triệu tấn, với giá trị

bán ước tính khoảng 160,2 tỷ USD. Tổng số này bao gồm 49,8 triệu tấn cá (99,2 tỷ
USD), 16,1 triệu tấn động vật thân mềm (19 tỷ USD), 6,9 triệu tấn động vật giáp xác
(36,2 tỷ USD) và 7,3 triệu tấn động vật thủy sinh khác bao gồm động vật lưỡng cư
(3,7 tỷ USD). NTTS phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 89% về giá
trị sản lượng và 79% về giá trị kinh tế.
Bảng 1.1. Các nước có sản lượng NTTS cao nhất thế giới [31]

Quốc gia

2009

2010

2011

2012

2013

2014

(Nghìn tấn)
Trung Quốc

34.779

36.734

38.621


41.108

43.550

45.469

Ấn Độ

3.791

3.786

3.673

4.209

4.551

4.881

Indonesia

1.733

2.304

2.718

3.067


3.974

4.254

Việt Nam

2.556

2.671

2.845

3.085

3.206

3.397

Bangladesh

1.064

1.308

1.523

1.726

1.860


1.957

Nauy

962

1.020

1.144

1.321

1.248

1.332

Chile

793

701

955

1.071

1.033

1.214


Ai Cập

705

920

987

1.018

1.097

1.137

Myanmar

778

851

817

885

929

962

Thái Lan


1.417

1.286

1.201

1.272

997

835

3


Năm 2014, Việt Nam nằm trong top 10 nước có sản lượng nuôi thủy sản cao nhất
thế giới. Sản lượng của 10 nước này chiếm 89% tổng sản lượng nuôi thế giới [31].
Trong năm 2014, có 362 loài cá trên tổng số 580 loài và nhóm loài đang được
nuôi trên khắp thế giới [31], [32]. Sản lượng nuôi cá biển trên thế giới tăng đều qua các
năm và đạt gần 2,4 triệu tấn trong năm 2014.
Bảng 1.2. Sản lượng và giá trị nuôi cá biển trên thế giới từ 2009 – 2014 [31]

Năm

2009

2010

2011


2012

2013

2014

Sản lượng (nghìn tấn)

1.938

1.880

2.061

2.177

2.260

2.378

Giá trị (Nghìn USD)

7.487

8.345

9.405

9.637


9.492

9.707

Cá chẽm châu Âu (Dicentrarchus labrax) và cá tráp (Sparus aurata) là đối tượng
nuôi chính ở các nước vùng biển Địa Trung Hải như: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia,
Pháp,… Cá được nuôi trong lồng trên biển, cho ăn thức ăn công nghiệp, sau một năm
đạt cỡ thương phẩm 400 – 500g, sản lượng hai loài cá này năm 2006 khoảng 175.000
tấn [39].
Nuôi cá biển ở châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục tăng nhanh, sản lượng tăng
trung bình 10 %/năm, giá trị 4 %/năm trong 10 năm trở lại đây, trong đó các nước có
sản lượng nuôi lớn là Trung Quốc, Nhật Bản [55]. Sản lượng cá ở Trung Quốc khoảng
45,5 triệu tấn chiếm hơn 60% sản lượng cá toàn cầu từ NTTS. Sản lượng cá biển của
Trung Quốc tăng lên nhanh chóng: năm 1990, sản lượng nuôi là 101.000 tấn, năm 1995
là 503.000 tấn chiếm khoảng 58% sản lượng nuôi của Châu Á, năm 2004 là 526.000
tấn, năm 2005 là 660.000 tấn [32]. Nhật Bản là nước đưa ra mô hình về nuôi cá biển
trong lồng ngay từ rất sớm (đầu thập kỷ 70). Các đối tượng nuôi chính là cá cam
(Seriola quinqueradiata), cá tráp đỏ (Pagrus major). Trong đó cá cam là đối tượng nuôi
truyền thống, trước đây nguồn giống chủ yếu lấy từ tự nhiên và cho ăn bằng cá tạp, nay
được thay thế dần bằng nguồn giống nhân tạo và cho ăn bằng thức ăn công nghiệp. Gần
đây, đối tượng có giá trị kinh tế cao là cá ngừ vây xanh đang được quan tâm nghiên cứu
phát triển nuôi với quy mô lớn [30].

4


Nghiên cứu về cá chẽm (Lates calcarifer)
Theo Fermin (1996) thì có thể sử dụng lồng nổi được chiếu sáng ở cùng ven biển
để ương cá chẽm hương thay thế cho phương pháp trong ao cổ điển. Phương pháp này
có ưu điểm là có thể dùng ánh sáng vào ban đêm để hấp dẫn dộng vật nổi làm thức ăn

tự nhiên cho cá. Theo phương pháp này thì khi ương ở mật độ 600 con/m2 có thể không
cần bổ sung thức ăn. Tuy vậy, khi ương ở mật độ cao hơn 1.200 con/m2 đòi hỏi bổ sung
thêm thức ăn cá tạp [34].
Nhằm hạn chế các tổn thất trong nuôi ương cá thương phẩm do cá ăn thịt lẫn
nhau, theo Kungvankij (1986) quy trình nuôi thương phẩm cá chẽm nên chia thành hai
giai đoạn: giai đoạn ương từ cá hương cỡ 1 – 2,5 cm đến giai đoạn cá giống cỡ
8 – 10 cm (30 – 45 ngày) và giai đoạn nuôi lớn từ cá giống đến cỡ cá thương phẩm. Ở
giai đoạn ương có thể ương trong ao hoặc trong lồng. Ao ương có diện tích từ
500 – 2.000 m2, mật độ từ 20 – 30 con/m2. Lồng ương có kích thước từ 3 m3 (3x1x1m)
đến 10 m3 (5x2x1m), mật độ từ 80 – 100 con/m2. Ngoài thức ăn tự nhiên, cá hương còn
được bổ sung thức ăn gồm Artemia trường thành, cá tạp băm nhỏ. Sau 30 – 45 ngày
nuôi cá đạt cỡ cá giống (5 – 10 cm) thì chuyển sang giai đoạn nuôi lớn [41].
Nghiên cứu về cá chẽm mõm nhọn (P. Waigiensis)
Tamaki Shimose & Katsunori Tachihara (2006), trong điều kiện tự nhiên, cá
Chẽm mõm nhọn ở vùng đảo Okinawa, Nhật Bản (26o04 – 53’N, 120o37’ – 12821’E),
con cái thành thục khi đạt kích thước (chiều dài kinh tế) 217 mm, tuổi 2+; đối với con
đực 206 mm và 2+. Qua hai nghiên cứu cho thấy không có sự sai khác nhiều về tuổi và
cỡ cá thành thục. Cũng theo tác giả này, mùa sinh sản của loài cá này kéo dài trong 7
tháng từ tháng 4 đến tháng 10. Hệ số thành thục (GSI) của cá cái dao động trong khoảng
0,07 – 12,56% và ở con đực là 0,03 – 5,81%. Hệ số này ở con cái tăng từ tháng 3 đến
tháng 5, sau đó giảm đến tháng 10, thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 2. Với con đực, hệ
số này tăng từ tháng 3 đến tháng 4, giảm đến tháng 9, thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 2
năm sau [60].

5


1.1.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển Việt Nam
Ở Việt Nam, với ưu thế đường bờ biển dài nên nuôi trồng thủy sản đóng vài trò
quan trọng trong phát triển kinh tế, nước ta đã bắt đầu phát triển nuôi cá biển từ năm

1960 nhưng chủ yếu nuôi ao ở phía Bắc, đến năm 1988 đã nuôi lồng cá biển (cá song/cá
mú) tại vịnh Nha Trang. Tuy nhiên, đến nay sự phát triển nuôi cá biển ở Việt Nam chỉ
mới ở giai đoạn khởi đầu. Nghề nuôi cá biển có tiềm năng lớn tập trung ở ba vùng nuôi
chính: vùng duyên hải phía Bắc sản lượng khoảng 600 tấn, vùng trung tâm phía Nam
khoảng 900 tấn và Tây Nam Bộ khoảng 1.100 tấn, đưa tổng sản lượng cá biển của cả
nước là 2.600 tấn vào năm 2001. Năm 2012, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 3,085
triệu tấn, chủ yếu là cá nước ngọt và tôm nước lợ, trong đó sản lượng cá biển chỉ chiếm
một phần rất nhỏ (51.000 tấn) [31]. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng cá biển đạt
200.000 tấn [17] Nuôi lồng đang phát triển chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Bà Rịa, Khánh Hòa, Phú Yên [31].
Bảng 1.3. Sản lượng NTTS Việt Nam từ năm 2009 – 2014 [10]

Năm

Tổng số

Nuôi trồng thủy sản biển
Tổng



Tôm

Nuôi trồng thủy sản nội địa
Tổng



Tôm


(Nghìn tấn)
2009

2.589,8

308,7

49,8

77,5

2.281,1

1.912,8

341,9

2010

2.728,3

293,2

57,5

79,7

2.435,1

2.044,1


370,0

2011

2.933,1

295,0

56,0

79,0

2.638,1

2.199,6

399,7

2012

3.115,3

305,0

61,0

78,7

2.810,3


2.341,2

395,2

2013

3.215,9

368,8

84,6

73,1

2.847,1

2.267,0

487,4

2014

3.412,8

363,3

71,7

71,3


3.049,5

2.387,0

543,9

6


Một số loài cá đang được nuôi chính ở Việt Nam Đối tượng nuôi chủ yếu ở Việt
Nam là các loài cá song (Epinephelus sp), cá giò (Rachycentron canadum), cá chẽm
(Lates calcarifer), và nuôi một số loài cá biển khác như cá hồng mỹ
(Sciaenops ocellatus), cá chim vây vàng (Trachinotus blochii), cá tráp (Pagrus sp), cá
hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá dìa (Siganus sp),... nhưng số lượng không
đáng kể [1].
Năm 2014, Việt Nam đã trở thành nước có sản lượng NTTS cao thứ 4 trên thế
giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia với sản lượng nuôi trồng thủy sản (không bao
gồm thực vật thủy sinh) là 3.397 nghìn tấn [31].
Nhìn chung nghề nuôi cá biển ở nước ta những năm gần đây phát triển khá nhanh.
Mặc dù đã sản xuất được con giống nhân tạo một số loài cá biển nhưng số lượng vẫn rất
hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu nuôi. Trong khi, nguồn giống thu từ nhiên không
đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, giống nhập từ các nước ngoài về giá lại cao,
tỷ lệ sống khi nuôi thấp do môi trường nuôi thay đổi. Bên cạnh đó, nuôi cá bằng thức ăn
tươi dẫn đến ô nhiễm môi trường, bệnh dịch bùng phát, thị trường tiêu thụ hẹp nên hiệu
quả nuôi vẫn chưa cao. Do vậy, để nghề nuôi cá biển phát triển bền vững và đạt được
những chỉ tiêu đề ra thì bên cạnh việc mở rộng thị trường, chúng ta cần tập trung nghiên
cứu sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế cho cá tạp, cải tiến công nghệ nuôi thương
phẩm và đặc biệt là chủ động sản xuất giống để cung cấp đủ số lượng giống chất lượng
tốt cho người nuôi là rất cần thiết

Nghiên cứu về cá chẽm mõm nhọn (P. Waigiensis)
Cá chẽm mõm nhọn ở vùng biển Khánh Hoà thành thục lần đầu khi đạt tuổi 2+,
chiều dài toàn thân trung bình đạt 256,2 ± 6,9 mm. Tuổi tham gia sinh sản lần đầu của
cá đực và cái là như nhau. Hệ số thành thục (GSI) của cá con đực: 1 – 4,28%;
2,04 ± 1,07%; con cái từ 0,62 (giai đoạn II) đến 6,30% (giai đoạn IV) [12].
Nghiên cứu ban đầu về cá chẽm mõm nhọn của Nguyễn Hữu Hùng (2001) cho
thấy loài này đẻ nhiều lần trong năm, rải rác từ tháng 3 đến tháng 8 trong điều kiện tự
nhiên. Sức sinh sản của cá chẽm mõm nhọn tương đối lớn. Sức sinh sản tuyệt đối (AF)
dao động từ 140.000 – 327.600 trứng/cá cái, trung bình là 234.616 ± 71.598 trứng/cá
cái. Sức sinh sản tương đối (RF) dao động trong khoảng 636 – 819 trứng/g cá cái,

7


trung bình là 714 ± 73,7 trứng/g cá cái. Tuy là loài có kích thước bé nhưng sức sinh sản
tương đối lớn [7].
Năm 2003, Nguyễn Trọng Nho và các cộng tác viên tiến hành thử nghiệm sản
xuất giống nhân tạo loài cá này. Đề tài cũng đã cho đẻ nhân tạo thành công đàn cá bố
mẹ đánh bắt ngoài tự nhiên bằng phương pháp tiêm kích dục tố và kích thích sinh thái
[12].
Lê Minh Hoàng và Phạm Quốc Hùng (2016) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá
hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn P. waigiensis bảo quản trong tủ lạnh thông qua
mùa vụ sinh sản.
1.2. Đặc điểm sinh học cá chẽm mõm nhọn
1.2.1. Hệ thống phân loại
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Centropomidae

Giống: Psammoperca
Loài : P. waigiensis Cuvier & Valencienes, 1828
Tên tiếng Việt : Cá Chẽm mõm nhọn, Cá vược mõm nhọn, Cá thầy bói, Cá vược cát
Tên tiếng Anh: Sand bass, Glass eyed perch, Sand perch, Waigeu sea perch

Hình 1.1. Cá chẽm mõm nhọn – P. waigiensis.

8


1.2.2. Phân bố
Trên thế giới cá phân bố ở các vùng biển ven bờ các nước nhiệt đới từ đông Ấn
Độ Dương đến tây Thái Bình Dương, giới hạn ở Bắc bán cầu là vùng đảo Ryukyu. Cụ
thể loài cá này được tìm thấy ở các vùng biển Ấn Độ, Indonesia, châu Úc, Philippin,
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam [54].

Hình 1.2. Vùng phân bố cá chẽm mõm nhọn trên thế giới
(Nguồn: />Cá thường sống ở vùng đáy, ven biển và cửa sông, phân bố cả ở các thuỷ vực
nước lợ. Thường gặp ở hang, hốc đá và các kẽ nứt của rạn san hô, gần đáy cát trong
vịnh, rạn san hô có nhiều thực vật lớn như rong, cỏ biển [12]
Ở nước ta, cá phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan chủ yếu ở: Quảng Ninh- Hải
Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu,
Nam Bộ và quần đảo Trường Sa [14]
1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chẽm mõm nhọn là loài cá dữ ăn thịt. Ngoài tự nhiên, cá có tập tính sống ở
hang hốc đá và các kẽ nứt của rạn, nơi có rậm rạp nhiều thực vật lớn (rong và cỏ biển).
Cá hoạt động và bắt mồi nhiều về đêm thức ăn chủ yếu là cá và giáp xác nhỏ. Trong
điều kiện nhân tạo, thức ăn thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn cá bột,
thức ăn của chúng là động vật phù du và giáp xác nhỏ như luân trùng, nauplius của
artermia và copepoda. Từ giai đoạn cá giống trở đi, thức ăn được sử dụng là các loại cá

tạp hoặc giáp xác nhỏ.
1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng

9


Cá chẽm mõm nhọn sinh trưởng tương đối chậm. Trong cùng thời gian và điều
kiện môi trường, con đực thường có kích thước nhỏ hơn con cái. Ở tuổi 2+ chiều dài
trung bình là 243 mm ở con cái và 223 mm ở con đực. Ở tuổi 4+ chiều dài con cái là 269
mm và con đực là 247 mm [60]. Ở vùng biển Khánh Hòa, các chẽm mõm nhọn có tuổi
thọ phổ biến trong khoảng 1 – 6+, trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao từ 2+ đến 4+.
Cá Chẽm mõm nhọn có tỷ lệ con đực thấp khi tuổi càng cao, cá đạt 5+ và 6+ tuổi
thì không có con đực[12]. Khác với kết quả nghiên cứu của Shimose và Tachihara (2006)
cho thấy tỷ lệ cá đực càng cao khi tuổi cá càng lớn, trên 4+ tuổi [60].
1.2.5. Đặc điểm sinh sản
Tuổi và kích thước thành thục: Tuổi thành thục lần đầu của cá là 2+ với kích thước
trung bình 256,2 ± 6,9 mm, tương ứng trọng lượng 233,4 ± 29,9 g. Tuổi tham gia sinh
sản lần đầu ở cá cái và cá đực như nhau 2+ tuổi [7]. Thời gian phát triển phôi bình quân
là 16 – 18 giờ ở nhiệt độ 27 – 30oC [8].
Mùa vụ sinh sản: Ở Việt Nam, theo những nghiên cứu ban đầu của Phạm Quốc
Hùng thì CCMN là loài cá này đẻ nhiều lần trong năm, rải rác từ tháng 3 đến tháng 10
trong điều kiện tự nhiên [8]. Ở cá chẽm mõm nhọn, sự phát triển buồng trứng được chia
thành 4 giai đoạn tương tự cá chẽm (Lates calcarifer).
Sức sinh sản: Sức sinh sản tuyệt đối của cá dao động trong khoảng 140.000 –
327.600 trứng/cá cái, trung bình 234.616 ± 71.598 trứng/cá cái. Sức sinh sản tương đối
dao động trung bình trong khoảng 636 – 819 trứng/g cá cái [7].

10



1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cá biển
Dinh dưỡng là những hoạt động sinh lý và sinh hóa chuyển đổi những chất dinh
dưỡng từ thức ăn thành những chất dinh dưỡng của cơ thể [5]. Động vật thủy sản có
những đặc điểm dinh dưỡng khác biệt so với động vật trên cạn. Cấu tạo và chức năng
của các cơ quan tiêu hóa trên cá rất khác nhau và thay đổi theo loài cũng như giai đoạn
phát triển. Mỗi giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng và thành phần thức ăn có sự biến đổi lớn
gây khó khăn hơn cho việc nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng so với động vật trên cạn.
Nhu cầu năng lượng của động vật thủy sản thấp hơn động vật trên cạn do chúng không
tốn nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa thân nhiệt, vận động. Nhu cầu vitamin cao
hơn, đặc biệt là vitamin C do cá không tự tổng hợp được mà phải lấy trực tiếp từ thức
ăn. Nhu cầu chất khoáng thấp hơn vì cá có thể lấy từ môi trường nước. Hầu hết các loài
cá có nhu cầu cao về các axít béo không no. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu khác nhau
về nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng thủy sản. Để có thể thành công trong việc nuôi
cá, người nuôi cần phải cung cấp thức ăn phù hợp với nhu cầu theo từng giai đoạn phát
triển của cá. Do đó cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về nhu cầu dinh dưỡng
của từng loài cá theo những giai đoạn cụ thể.
Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu về nhu cầu protein của cá vược. Sakaras
và ctv (1989) [59] ước tính hàm lượng protein thô trong thức ăn cho cá vược chưa trưởng
thành là 50%. Mức protein tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của cá vược đã được
ghi nhận trong khoảng 40 – 45% [66]. Nghiên cứu của Catacuttan và Coloso (1995) [25]
cho thấy cá vược có thể thích ứng với thức ăn chứa 42,5% protein thô.
Theo Glencross (2006) [35], cá vược đòi hỏi hàm lượng dinh dưỡng cao trong
khẩu phần thức ăn với protein 450 – 500 g/kg thức ăn, lipid 140 – 160 g/kg thức, tỷ lệ
axit béo n-3/ n-6 là 1,5 – 1,8 / 1,0, carbohydrate < 300 g/kg thức ăn.

11


Bảng 1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cá vược [24]


Thành phần dinh dưỡng

Yêu cầu trong khẩu phần

Protein

45 – 55%

Lipid

6 – 18%

Carbohydrat

10 – 20%

Vitamin C

700 mg/kg

Thử nghiệm nghiên cứu sử dụng 50% thức ăn viên có hàm lượng protein khác nhau
(30%, 40% và 50%) kết hợp với 50% cá tạp để ương cá vược giai đoạn 0,3 – 0,4 g/con
(60 ngày tuổi) cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình ngày đạt lần lượt là 0,115
mg/ngày, 0,112 mg/ngày và 0,123 mg/ngày. Lipid cũng là một nguồn cung cấp năng
lượng và axít béo thiết yếu quan trọng trong chế độ ăn của cá vược. Đã có nhiều nghiên
cứu về nhu cầu lipid trong thức ăn của cá vược. Sakaras và ctv (1989) [59] cho rằng, khi
tăng mức protein trong thức ăn từ 45 – 50% thì tăng trưởng của cá tốt nhất tương ứng
với các hàm lượng lipid từ 15-18%. Nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của protein (35%,
42,5% và 50%) và lipid (5%, 10% và 15%) lên cá vược giai đoạn giống, Catacuttan và
Coloso (1995) [25] nhận thấy tốc độ tăng trưởng cao nhất ở mức 15% lipid và protein

50% tương tự với mức lipid 10% và protein 42,5%.
1.4. Sơ lược về nghiên cứu một vài chỉ tiêu sinh hóa và huyết học ở cá
1.4.1. Nghiên cứu về một vài chỉ tiêu sinh hóa
Lê Hồng Thắm (2015) [21], thành phần sinh hóa của cá lăng nha nuôi sau thí
nghiệm có hàm lượng protein không khác biệt có ý nghĩa (P > 0,05). Tương tự thành
phần chất béo của cá cũng không khác nhau giữa các nghiệm thức ngoại trừ nghiệm
thức cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein là 55% có thành phần chất béo thấp nhất
và khác biệt với nghiệm thức sử dụng thức ăn có 35% protein. Hàm lượng chất tro có
khuynh hướng gia tăng theo sự tăng lên của hàm lượng protein trong thức ăn.

12


×