Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TẾT CON TRÂU....

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.57 KB, 4 trang )

Tết...
Tết Nguyên Đán, còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch,
Tết Cổ Truyền, Tết Cả hay chỉ đơn giản Tết
Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu
hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán được người Trung
Quốc ngày nay gọi là Xuân Tiết, chữ Tết là từ chữ Tiết, Tân Niên hoặc Nông
Lịch Tân Niên.
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng
Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ.
@ Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng
Dần.
@ Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng
đầu năm.
@ Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết.
Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý
thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác
nhau.
# Đời Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng
Dần.
# Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng
mười.
# Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế ( 140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần,
tức tháng giêng.
Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào
thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà,
ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm
sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám
mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến
hết ngày mồng Bảy tháng giêng (8 ngày).
Nguồn gốc 12 con giáp, có ý kiến cho rằng đó là những con vật được nuôi hoặc


thường gặp, thường thấy trong cuộc sống của người lao động thuở xưa, có
nhiều tính cách phù hợp với con người, không vô tri vô giác như những vật thể
khác.
Học giả Hồng Tốn đời nhà Tống thì cho rằng cách tuyển chọn của người xưa là
căn cứ vào các con vật có ngón chân. Những con vật ở đây, chân trước cũng
như chân sau, chân phải cũng như chân trái đều có số lượng ngón chân như
nhau, dù 2 hoặc 4 chân (trâu: 4; hổ: 5; rắn tuy không chân nhưng cũng thuộc loại
guốc chẵn như bò, dê...). Riêng mỗi loài chuột, chân trước 4 ngón, chân sau 5
ngón, vì quá đặc biệt như vậy nên được xếp vào vị trí hàng đầu trong 12 con
giáp.
Một ý kiến khác giải thích rằng thuở xưa mỗi ngày đêm được chia thành 12 thời
khắc. Người xưa đã chọn ra 12 con vật, mỗi con phù hợp với từng thời khắc
trong đó, căn cứ vào sự ẩn hiện hàng ngày có tính quy luật của nó.
-Theo đó thì giờ tí (23g-1g) là lúc loài chuột hoạt động mạnh mẽ nhất,
-Giờ sửu (1g-3g) là lúc trâu chuẩn bị đi cày,
-Giờ dần (3g-5g) là thời điểm hung hãn nhất của loài hổ.
-Giờ mão là lúc mèo chuẩn bị vào bếp để ngủ,
-Giờ thìn là lúc rồng tụ họp lại để làm mưa,
-Giờ tỵ là lúc rắn trở về hang,
-Giờ ngọ là lúc khí âm sắp sửa sản sinh do ngựa thuộc loài động vật có tính âm,
-Giờ mùi là lúc cỏ bị dê ăn sẽ mọc lại mạnh nhất,
-Giờ thân là lúc khỉ thích kêu la,
-Giờ dậu là lúc gà đi ngủ,
-Giờ tuất là lúc chó lo giữ nhà và cuối cùng là giờ hợi lúc heo đã vào chuồng ngủ
say.
Thứ hạng 12 con giáp được hình thành từ cách tuyển chọn này. Nhưng vị trí
hàng đầu của "ông tí" có lẽ vì khó có thể giải thích cho hợp lý nên xưa nay
người ta phải dùng đến các câu chuyện cổ tích hoặc thần thoại. Trong các câu
chuyện nói về sự tranh giành đó với trâu, con vật có thể xác lớn nhất trong 12
con giáp, chuột tuy nhỏ bé nhưng lanh lợi và thông minh.

Không riêng gì Á châu, 12 con giáp cũng được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
~12 con giáp ở Babylone cổ đại là mèo, chó, rắn, bọ hung, lừa, sư tử, dê đực,
trâu đực, chim cắt, khỉ, sếu đỏ và cá sấu.
~Ấn Độ khác Việt Nam ở chỗ không có hổ, mèo và gà, mà thay vào đó là sư tử,
thỏ và con kim kiều. Ðó chính là 12 con vật mà các vị thần đã dùng để cưỡi, có
nguồn gốc từ một điển tích trong các kinh Phật của Ấn Ðộ.
~Mehico cũng có 12 con giáp mà 5 con trong đó giống như ở nước ta là hổ,
rồng, khỉ, chó và heo.
~Pháp thì dùng 12 ngôi sao thay cho các con vật, đó là Ma yết, Bảo bình, Song
ngư, Dương cưu, Kim ngưu, Song tử, Cự giải, Hùng sư, Xử nữ, Thiên xứng,
Thiên yết và Nhân mã.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×