Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và thủy sản tại huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105



Quyết định giao đề tài:

410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

886/QĐ-ĐHNT ngày 10/8/2018

Ngày bảo vệ:

28/8/2018

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu đối với sản xuất nông nghiệp và thủy sản tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An’’ là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào khác.
Khánh Hòa, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thủy

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
Đào tạo Sau Đại học và Khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang, đã tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi được học tập và hoàn thành chương trình học tập. Đặc biệt là sự hướng
dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua
đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Xin cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Nghi Lộc, phòng Tài nguyên và Môi trường,
phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện; Lãnh đạo, cán bộ phụ trách Nông
nghiệp các xã Nghi Thiết, Nghi Thái, Nghi Thuận vì sự cộng tác và hỗ trợ tận tình
trong quá trình thu thập dữ liệu; xóm trưởng và người dân các xóm của 3 xã Nghi
Thiết, Nghi Thái, Nghi Thuận vì đã dành thời gian trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thủy

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv

MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................5
1.1. Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu .........................................................5
1.2. Lược khảo các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu ...........................................6
1.2.1. Lược khảo các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới....................6
1.2.2. Lược khảo các nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam .............................15
1.3. Chiến lược thích ứng và chiến lược giảm thiểu .....................................................19
1.4. Phân tích kinh tế các chiến lược thích ứng.............................................................21
1.4.1. Phân tích hiệu quả - chi phí (CEA) .....................................................................23
1.4.2. Phân tích lợi ích - chi phí (CBA).........................................................................25
1.4.3. Phân tích đa mục tiêu (MCA)..............................................................................27
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU.........................................29
2.1. Đặc điểm địa lý khu vực nghiên cứu......................................................................29
2.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................29
2.1.2. Địa hình ...............................................................................................................30
2.1.3. Đặc điểm khí hậu.................................................................................................31
2.1.4. Đặc điểm thủy văn...............................................................................................32
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .........................................................33
v


2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................33
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ..............................................................33
2.2.3. Dân số, dân cư .....................................................................................................35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................37

3.1. Thảo luận nhóm tập trung.......................................................................................38
3.1.1. Thảo luận nhóm tập trung lần thứ nhất ...............................................................38
3.1.2. Thảo luận nhóm tập trung lần thứ hai .................................................................39
3.1.3. Thảo luận nhóm tập trung lần thứ ba...................................................................39
3.2. Điều tra hộ gia đình ................................................................................................40
3.3. Đánh giá thiệt hại....................................................................................................41
3.4. Nhận dạng những chiến lược thích ứng .................................................................42
3.5. Đánh giá lợi ích và chi phí của các chiến lược thích ứng.......................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................45
4.1. Kết quả của thảo luận nhóm tập trung....................................................................45
4.1.1. Thảo luận nhóm tập trung thứ nhất .....................................................................45
4.1.2. Thảo luận nhóm tập trung thứ hai .......................................................................49
4.1.3. Thảo luận nhóm tập trung thứ ba ........................................................................50
4.2. Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến môi trường tự nhiên .........50
4.3. Ma trận mức độ dễ bị tổn thương ...........................................................................51
4.4. Bản đồ hiểm họa .....................................................................................................53
4.5. Đánh giá thiệt hại từ rủi ro khí hậu.........................................................................55
4.5.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của mẫu nghiên cứu ........................................................55
4.5.2. Phân tích cơ bản: Đánh giá thiệt hại do rủi ro khí hậu..............................................57
4.6. Thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ gia đình.....................................................61
4.6.1. Sự nhận thức về rủi ro khí hậu của người dân ............................................................................61
4.6.2. Cơ chế đối phó hộ gia đình..................................................................................62
vi


4.6.3. Các chiến lược thích ứng hộ gia đình..................................................................65
4.7. Kế hoạch chiến lược thích ứng khả thi cho cộng đồng .................................................68
4.7.1. Những chiến lược thích ứng hiện tại ...................................................................68
4.7.2. Đề nghị chiến lược thích ứng cho cộng đồng.........................................................69
4.7.3. Đề nghị các chiến lược thích ứng để phân tích CBA ..........................................71

4.8. Lợi ích và chi phí của các chiến lược thích ứng.....................................................72
4.8.1. Lợi ích và chi phí của chiến lược thích ứng dự án “trồng và bảo vệ rừng ngập mặn”72
4.8.2. Lợi ích và chi phí của chiến lược thích ứng dự án “khu neo đậu tàu thuyền, tránh
trú bão” ....................................................................................................................................76
4.9. Kết quả phân tích chi phí lợi ích (CBA) và thảo luận ............................................79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................83
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB:

The Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á)

CBA:

Cost - Benefit Analysis (phân tích chi phí – lợi ích)

CCSP:

The Climate Change Science Program (Chương trình khoa học Biến đổi
khí hậu)

CEA:

Cost - Effectiveness Analysis (phân tích chi phí – hiệu quả)


EPA:

The United States Environmental Protection Agency (Cơ quan Bảo vệ
Môi trường Hoa Kỳ)

FAO:

Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc)

FGDs:

Focus Group Discussions (Thảo luận nhóm tập trung)

GDP:

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GIS:

Geographic Information Systems(Hệ thống thông tin địa lý)

HHQ:

Household Questionnaires (Bảng hỏi hộ gia đình)

IPCC TAR:

The Intergovernmental Panel on Climate Change-Third Assessment Report
(Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu - Báo cáo đánh giá thứ 3)


IPCC:

The Intergovernmental Panel on Climate Change (Ủy ban liên chính
phủ về biến đổi khí hậu)

MCA:

Multi - Criteria Analysis (Phân tích đa mục tiêu)

NPV:

Net Present Value (Giá trị hiện tại ròng)

SLR:

Sea level rise (Nước biển dâng)

TP. :

Thành phố

UBND :

Ủy ban nhân dân

UKCIP:

United Kingdom Climate Impacts Programme (Chương trình tác động
khí hậu Vương quốc Anh)


UNDP:

United Nations Development Programme (Chương trình phát triển Liên
Hợp Quốc)

UNFCCC:

United Nations Framework Convention on Climate Change (Công ước
khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu)

WB:

World Bank (Ngân hàng Thế giới)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Điểm mạnh, điểm yếu của các dạng phân tích kinh tế..................................28
Bảng 4.1. Số đợt rét đậm, rét hại ở huyện Nghi Lộc.....................................................45
Bảng 4.2. Số đợt nóng xảy ra ở Nghi Lộc trong những năm gần đây...........................45
Bảng 4.3. Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp từ 1980-2010..............................................46
Bảng 4.4. Mức tăng nhiệt độ trung bình tỉnh Nghệ An so theo kịch bản phát thải trung
bình B2 ..........................................................................................................................46
Bảng 4.5. Mức thay đổi (%) lượng mưa trung bình tỉnh Nghệ An theo kịch bản phát
thải trung bình B2 ..........................................................................................................47
Bảng 4.6. Ma trận mức độ tổn thương tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc ..................51
Bảng 4.7. Ma trận mức độ tổn thương tại xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc ...................52
Bảng 4.8. Ma trận mức độ tổn thương tại xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc ................52

Bảng 4.9. Phân phối số người trả lời theo xóm, xã và huyện........................................55
Bảng 4.10. Đặc điểm kinh tế xã hội của những người trả lời........................................56
Bảng 4.11. Diện tích đất từng loại cây trồng trong khu vực điều tra ............................56
Bảng 4.12. Sản lượng từng loại giống nuôi trồng thủy sản...........................................57
Bảng 4.13. Thống kê ảnh hưởng động do bão gây ra....................................................58
Bảng 4.14. Thiệt hại và lượng giá thiệt hại do bão gây ra ............................................58
Bảng 4.15. Thống kê ảnh hưởng động do xâm nhập mặn gây ra..................................59
Bảng 4.16. Thiệt hại và lượng giá thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra...........................59
Bảng 4.17. Thống kê ảnh hưởng động do sạt lở đất gây ra...........................................60
Bảng 4.18. Thiệt hại và lượng giá thiệt hại do sạt lở đất gây ra....................................60
Bảng 4.19. Sự nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu ........................................61
Bảng 4.20. Cơ chế đối phó trước khi bão/lũ lụt xảy ra .................................................62
Bảng 4.21. Cơ chế đối phó trong và ngay sau khi bão/lũ lụt xảy ra .............................63
Bảng 4.22. Những hoạt động đối phó với xâm nhập mặn trong tương lai....................64
Bảng 4.23. Những hoạt động đối phó với sạt lở đất trong tương lai.............................65
Bảng 4.24. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ gia đình với bão/lũ lụt ...........66

ix


Bảng 4.25. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ gia đình với xâm nhập mặn ........67
Bảng 4.26. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của hộ gia đình với sạt lở đất............67
Bảng 4.27. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của cộng đồng với bão và lũ lụt .......69
Bảng 4.28. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của cộng đồng với sạt lở đất và nước
biển dâng........................................................................................................................70
Bảng 4.29. Xếp hạng các sự lựa chọn thích ứng của cộng đồng với xâm nhập mặn....71
Bảng 4.30. Lợi nhuận thu được từ dự án từ trồng trọt ..................................................72
Bảng 4.31. Lợi nhuận thu được từ dự án nuôi trồng thủy sản.......................................73
Bảng 4.32. Chi phí tu bổ và sửa chữa 5,2 km đê sông tại xã Nghi Thái .......................74
Bảng 4.33. Chi phí dự án trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ở Nghi Thái .......................75

Bảng 4.34. Chi phí dự án xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão ở Nghi Thiết.....78

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Biến đổi khí hậu: quá trình, đặc điểm và nguy cơ...........................................7
Hình 1.2. Sơ đồ hiệu ứng nhà kính..................................................................................8
Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Nghệ An và Huyện Nghi Lộc ....................................................30
Hình 3.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu.....................................................................38
Hình 4.1. Bản đồ hiểm họa xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc.........................................53
Hình 4.2. Bản đồ hiểm họa xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc..........................................54
Hình 4.3. Bản đồ hiểm họa xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc.......................................54
Hình 4.4. Những chiến lược thích ứng hiện tại của chính quyền địa phương...............68

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Trong bối cảnh toàn cầu đang chịu những ảnh hưởng to lớn của biến đổi khí hậu,
ngành nông nghiệp mỗi quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức và đòi hỏi những
giải pháp thích ứng nhằm đảm bảo sản xuất và an ninh lương thực. Nghi Lộc là một
huyện ven biển của tỉnh Nghệ An, với địa hình khá phức tạp, là nơi chịu ảnh hưởng
nhiều nhất từ thiên tai, do thường xuyên là điểm đến của tâm bão. Đồng thời, trên địa
bàn có hệ thống sông Lam và sông Cấm chảy qua, nên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, trực
tiếp do mực nước biển dâng cao.
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về liên quan đến tác động, mức độ nhận
thức và khả năng ứng phó của hộ gia đình với biến đổi khí hậu đối với các hộ gia đình
tại ba xã Nghi Thuận, Nghi Thiết, Nghi Thái của huyện Nghi Lộc. Trên cơ sở sử dụng
phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn nhóm tập trung và điều tra hộ gia

đình. Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để phân tích hai dự án
ứng phó biến đổi khí hậu mà UBND huyện đang cân nhắc để thực hiện.
Từ đó, đề tài đã hệ thống hóa phương pháp luận, đánh giá những tác động của
biến đổi khí hậu, ước lượng những thiệt hại, đánh giá các chiến lược thích ứng và giúp
cho chính quyền địa phương có cơ sở khoa học vững chắc hơn để lựa chọn những
chiến lược thích ứng tối ưu phù hợp với địa phương nhằm ứng phó với những tác động
của biến đổi khí hậu tại huyện Nghi Lộc.
Nghiên cứu này là một trong những tài liệu để góp phần làm căn cứ xây dựng
chiến lược phát triển của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Dựa trên phương pháp thu
thập thông tin thông qua phỏng vấn nhóm tập trung, điều tra hộ gia đình và phân tích
lợi ích chi phí hai dự án ứng phó với biến đổi khí hậu mà UBND huyện đang cân nhắc
thực hiện. Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy bức tranh tác động của biến đổi khí
hậu đã và đang gây ra trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Đồng thời, đưa ra phân tích lợi ích
chi phí trên hai dự án ứng phó biến đổi khí hậu để tư vấn cho UBND huyện trong việc
lựa chọn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đầu tư. Từ đó, đưa ra những gợi ý, đề
xuất chiến lược thích ứng tốt nhất cho huyện Nghi Lộc nhằm ứng phó tốt hơn với
những rủi ro do biến đổi khí hậu có thể gây ra trong tương lai.
Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị với chính quyền địa phương, các bộ ban ngành
liên quan và các tổ chức phi Chính phủ cần có kế hoạch phổ biến thông tin nhiều hơn
về biến đổi khí hậu cho người dân ở những khu vực ven biển vì sự hiểu biết của họ về
xii


vấn đề này là cần thiết trong việc thực thi các chiến lược thích ứng. Đồng thời, nhấn
mạnh tầm quan trọng trong việc thực hiện phân tích kinh tế để giúp các nhà hoạch
định chính sách đưa ra quyết định lựa chọn chiến lược thích ứng nào cần được thực
hiện và tránh những lựa chọn không hiệu quả.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, thiệt hại, thích ứng, phân tích kinh tế, huyện Nghi Lộc,
Nghệ An.


xiii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu đang chịu những ảnh hưởng to lớn của biến đổi khí hậu,
ngành nông nghiệp mỗi quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức và đòi hỏi những
giải pháp thích ứng nhằm đảm bảo sản xuất và an ninh lương thực. Việt Nam là một
trong các quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo báo
cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm đã
tăng khoảng 0,70C và mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino và
La-Nina tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Theo tính toán đến năm 2100, nhiệt độ
trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng lên 1m. Khi
đó khoảng 40.000 km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó
90% diện tích các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu hết hoàn toàn. Đồng
thời, Việt Nam có thể bị mất ít nhất 12,5% diện tích cư trú của gần 25% dân số và thiệt
hại kinh tế có thể lên tới hàng trăm tỉ USD. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)
Với điều kiện địa lý phức tạp, vùng duyên hải miền Trung, trong đó đáng chú ý
nhất là Bắc Trung Bộ, là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai.
Thực tiễn cho thấy đây là khu vực đã và đang chịu ảnh hưởng của ít nhất 8 loại hình
do thiên tai, hiểm họa gây ra bao gồm: Bão, lũ (kể cả lũ quét), lụt, hạn hán, sạt lở đất,
lốc, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Nghệ An đã
phải hứng chịu các đợt hạn hán kéo dài và sau đó là lũ, lụt mạnh liên tiếp. Nhiều cơn
bão có đường đi bất thường và không theo quy luật gây thiệt hại lớn cho khu vực ven
biển của tỉnh.
Nghi Lộc là một huyện ven biển của tỉnh Nghệ An, với địa hình khá phức tạp,
dốc thấp dần từ phía Tây sang phía Đông, có 4 xã bãi ngang, 14 km chiều dài bờ biển
là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai, do thường xuyên là điểm đến của tâm
bão. Đồng thời, trên địa bàn có hệ thống sông Lam và sông Cấm chảy qua, nên sẽ chịu
ảnh hưởng nặng nề, trực tiếp do mực nước biển dâng cao. Tình trạng mất đất nông

nghiệp đặc biệt là diện tích có năng suất cao và thiếu nước ngọt sẽ diễn ra. Xâm nhập
mặn sẽ đi sâu vào trong nội đồng ảnh hưởng đến sản xuất cũng như đời sống của nhân
dân. Những tác động đó sẽ làm suy thoái đa dạng sinh học, năng suất sản xuất nông
nghiệp, thủy sản bị giảm sút nghiêm trọng và gây ra tình trạng mất an ninh lương thực.
Theo tính toán của các chuyên gia, nếu nước biển dâng 50 cm, các xã vùng biển và
1


dọc Sông Cấm sẽ bị nước biển xâm thực (Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi
Quang, Nghi Thái, Nghi Khánh, Nghi Xá, Nghi Thuận, Nghi Hưng, Nghi Đồng, Nghi
Phương, Nghi Thuận, Nghi Hoa, Nghi Mỹ) làm hơn 2.000 ha diện tích đất bị ảnh
hưởng (UBND huyện Nghi Lộc, 2013). Như vậy, biến đổi khí hậu có tác động lớn đến
một bộ phận cộng đồng trong tương lai, và biện pháp thích ứng dài hạn tốt nhất cho
những cộng đồng chịu tổn thương là tăng cường khả năng sẵn sàng đối phó với thiên
tai và thúc đẩy việc phát triển sinh kế bền vững cho họ. Những kinh nghiệm tích lũy
được trong việc đối phó với thiên tai và những kiến thức bản địa có vai trò quyết định
trong việc duy trì cuộc sống của họ cho đến nay. Tuy nhiên, tác động của thiên tai gây
nên bởi biến đổi khí hậu rất có thể làm trầm trọng hơn tính dễ bị tổn thương và thiệt
hại của họ. Do đó, điều quan trọng là phải đánh giá được tính dễ bị tổn thương và thiệt
hại về sinh kế của người dân trước những diễn biến phức tạp của các hiện tượng thiên
tai, để từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và thiệt
hại của sinh kế nông hộ. Đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ của các dự án ưu
tiên nằm trong Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông
nghiệp của huyện Nghi Lộc, giai đoạn 2014 – 2020.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, luận văn thạc sĩ “Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và thủy sản tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An’’ được thực hiện nhằm hệ thống hóa phương pháp luận, đánh giá những tác động
của biến đổi khí hậu, ước lượng những thiệt hại, đánh giá các chiến lược thích ứng và
giúp cho chính quyền địa phương có cơ sở khoa học vững chắc hơn để lựa chọn những
chiến lược thích ứng tối ưu phù hợp với địa phương nhằm ứng phó với những tác động

của biến đổi khí hậu tại huyện Nghi Lộc.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu tổng quát:
Hỗ trợ cho huyện Nghi Lộc có được sự hiểu biết tốt hơn về những rủi ro liên
quan tới biến đổi khí hậu. Đánh giá những chiến lược thích ứng và lựa chọn chiến lược
tốt nhất để đối phó với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu hiệu quả hơn.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định và đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp
và thủy sản tại một số xã ở huyện Nghi Lộc;
2


2. Lượng giá những tổn thất kinh tế do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở một số
xã ở huyện Nghi Lộc;
3. Đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của người dân khu vực ở một số xã ở
huyện Nghi Lộc;
4. Đánh giá những chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của các hộ gia đình
và cộng đồng ở một số xã ở huyện Nghi Lộc;
5. Thực hiện phân tích kinh tế hai chiến lược thích ứng đã được xác định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến tác
động và mức độ nhận thức, khả năng ứng phó của hộ gia đình với biến đổi khí hậu đối
với sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
Phạm vi nghiên cứu: Các hộ gia đình tại ba xã Nghi Thuận, Nghi Thiết, Nghi
Thái của huyện Nghi Lộc. Điều tra hộ gia đình được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 11 năm
2017 và đánh giá thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho hộ gia đình từ 2012 đến 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn nhóm tập
trung (Focus Group Discussions FGDs) và điều tra hộ gia đình (Household Survey).

Bản đồ khu vực nghiên cứu, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng như dữ
liệu lịch sử về độ lớn, và mức độ thiệt hại do bão, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sạt
lở đất và lũ lụt được cung cấp bởi UBND huyện Nghi Lộc, phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
Phương pháp phân tích lợi ích chi phí
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để phân tích hai dự án
ứng phó biến đổi khí hậu mà UBND huyện đang cân nhắc để thực hiện. Mục đích của
việc phân tích lợi ích chi phí là để đưa ra khuyến nghị cho huyện về việc nên ưu tiên
thực hiện dự án nào trước trong điều kiện huyện hiện nay. Dữ liệu phục vụ cho việc
phân tích lợi ích chi phí là dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Nghi Lộc.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học
Đề tài luận văn đã bước đầu hệ thống hóa các lý thuyết và nghiên cứu về biến đổi
khí hậu ở trong và ngoài nước. Đồng thời nêu ra một khung phân tích đánh giá biến
3


đổi khí hậu hoàn chỉnh, cụ thể: đưa ra phương pháp đánh giá thiệt hại, đánh giá các
chiến lược thích ứng và phương pháp phân tích kinh tế các chiến lược thích ứng được
lựa chọn. Kết quả và bộ dữ liệu của đề tài có thể giúp phát triển các nghiên cứu tiếp theo.
Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu chỉ ra những thiệt hại gần đây nhất do biến đổi khí hậu gây ra đối với
của người dân huyện Nghi Lộc. Với 100 mẫu điều tra thực hiện tại 3 xã Nghi Thiết,
Nghi Thuận, Nghi Thái phần nào cho chúng ta cái nhìn ban đầu về bức tranh tác động
của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Bên cạnh đó, việc
phân tích lợi ích chi phí mà nghiên cứu thực hiện trên hai dự án ứng phó biến đổi khí
hậu còn có giá trị tư vấn cho UBND huyện trong việc lựa chọn và sử dụng hiệu quả
hơn nguồn lực đầu tư. Từ kết quả phân tích này, chiến lược thích ứng tốt nhất sẽ được
lựa chọn nhằm giúp cho huyện Nghi Lộc ứng phó tốt hơn với những rủi ro do biến đổi

khí hậu có thể gây ra trong tương lai.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết
Chương 2: Khái quát khu vực nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu

4


Chương 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu
Hiện nay khái niệm biến đổi khí hậu không còn xa lạ nữa, mà nó đang hiện hữu
từng ngày từng giờ với rất nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Trong các báo cáo của
IPCC, khái niệm này vẫn được sử dụng khác nhau qua các thời kỳ. Trong nghiên cứu
này, tác giả sử dụng định nghĩa được IPCC đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ tư
(AR4) năm 2007, sau 10 năm thông qua Nghị định thư Kyoto và một năm trước khi
bước vào thời kỳ cam kết đầu tiên theo Nghị định thư (2008 - 2012), cụ thể như sau:
“Một sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu mà có thể xác định được (ví dụ sử dụng
các kiểm tra thống kê) bởi những thay đổi có ý nghĩa và/hoặc thay đổi các thuộc tính
của nó, và kéo dài trong một thời gian dài, thường một thập kỷ hoặc lâu hơn. Nó đề
cập đến bất kỳ thay đổi khí hậu theo thời gian, cho dù là thay đổi tự nhiên hoặc là kết
quả của hoạt động của con người.”
Tác động khí hậu được định nghĩa bởi IPCC TAR (The Intergovernmental Panel
on Climate Change - Third Assessment Report, 2001) là những hậu quả của biến đổi
khí hậu trên hệ thống tự nhiên và con người. Tùy thuộc vào việc xem xét của sự thích
ứng, ta có thể phân biệt giữa tác động tiềm năng và tác động dư. Tác động tiềm năng là
tất cả những tác động có thể xảy ra do một sự thay đổi dự kiến của khí hậu, mà không

xem xét thích ứng. Tác động dư là các tác động của biến đổi khí hậu sẽ xảy ra khi
thích ứng.
Độ nhạy được định nghĩa bởi IPCC TAR (2001) là mức độ mà một hệ thống bị
ảnh hưởng, hoặc bất lợi hoặc có lợi bởi những tác động liên quan đến biến đổi khí hậu.
Các ảnh hưởng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Độ tiếp xúc được định nghĩa bởi IPCC TAR năm 2001 là mức độ căng thẳng về
khí hậu đến các đơn vị phân tích cụ thể nào đó, mức độ đó có thể là những thay đổi lâu
dài của khí hậu, hoặc những thay đổi trong biến đổi khí hậu, bao gồm cả mức độ và tần
số của sự kiện. Cách định nghĩa khác: Là một mô tả về nguy cơ khí hậu hiện tại trong
hệ thống ưu tiên tức là xác suất của một nguy cơ khí hậu kết hợp với tính tổn thương
hiện tại của hệ thống (IPCC, 2001).
Khả năng thích ứng là khả năng của một hệ thống để thích ứng với biến đổi khí
hậu, để kiểm duyệt các thiệt hại tiềm năng, để tận dụng những lợi thế của cơ hội, hoặc
để đối phó với những hậu quả.
5


Tính dễ bị tổn thương là một hàm của 3 biến. Trong toán học điều này có thể
được ký hiệu như sau: Tính dễ bị tổn thương = f (Độ tiếp xúc, Độ nhạy, Khả năng
thích ứng) (IPCC, 2001).
Độ tiếp xúc và Độ nhạy cảm càng lớn thì tính dễ bị tổn thương càng cao, mối
quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Riêng khả năng thích ứng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch
với tính dễ bị tổn thương. Vì vậy, khi tăng khả năng thích ứng thì tính tổn thương sẽ
giảm đi.
Khả năng bị tổn thương được định nghĩa bởi IPCC TAR (2001) là mức độ mà
một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) dễ bị tác động, hoặc không thể đương đầu với
những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hoặc không có khả năng thích ứng với những
tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
Thích ứng được định nghĩa bởi IPCC TAR (2001) là sự điều chỉnh hệ thống tự
nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích

giảm khả năng bị tổn te at:
/>19. European Commission. 2010. The Economics of Climate Change Adaptation in
EU Coastal Areas. Policy Research Corporation (in assaciation with MRAG).
20. Fischlin, A., G.F. Midgley, J.T.Price, R. Leemans, B. Gopal, C. Turley, M.D.A.
Rounsevell, O.P. Dube, J. Tarazona, and A.A. Velichko, 2007: Ecosystems, their
properties, goods, and services. In: Chimate Change 2007: Impacts, Adaptation and
Vulnerability. Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of
the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge University Press,
Cambridge United Kingdom and New York, NY, USA.
21. Harvell, D., Jordán-Dahlgren, E., Merkel, S., Rosenberg, E., Raymundo, L.,
Smith, G., Weil, E. & Willis, B. (2007) Coral disease, environmental drivers, and the
balance between coral and microbial associates. Oceanography, 20, 58-81.

84


22. Ibanez, I., Clark, J.S, Dietze, M.C. et al. (2006) Predicting biodiversity change:
outside the climate envelope, beyond the species-area curve. Ecology, 87, 1896-1906.
23. IPCC. 2001a. Climate Change 2001: Impacts, Adaptation, and Vulnerability.
Contribution of Working Group II to the Third Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change. JJ. McCarthy, O.F. Canziani, N.A.
Leary, D.J. Dokken and K.S. White, Eds., Cambridge University Press, Cambridge,
1032 pp.
24. IPCC. 2001b. Climate Change 2001: The Scientific Basis. Contribution of
Working Group I to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on
Climate Change. J.T. Houghton, Y. Ding, D.J. Griggs, M, Noguer, P.J. van der
Linden, X. Dai, K. Maskell and C.A. Johnson, Eds., Cambridge University Press,
Cambridge, 881 pp.
25. IPCC. 2007a. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation, and Vulnerability.
Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the

Intergovernmental Panel on Climate Change. S. Solomon, D.Qin, M. Manning, Z.
Chen, M. Marquis, K.B. Averyt, M. Tignor and H.L. Miller, Eds., Cambridge
University Press, Cambridge, 996 pp.
26. IPCC. 2007b. Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Contribution of
Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel
on Climate Change. Cambridge University Press, Cambridge.
27. IPCC. 2007c. Climate Change 2007: Mitigation of Climate Change. Contribution
of Working Group III to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental
Panel on Climate Change. Cambridge University Press, Cambridge.
28. ISAB (2007), Climate Change Impacts on Columbia River Basin Fish and
Wildlife, Porthland: The North West Power and Conservation Council, Columbia
River Basin Indian Tribes, and National Marine Fisheries Service, Document ISAB
2007-2,
29. Jaimie Kim E. Bayani, Moises A. Dorado and Rowena A. Dorado. 2009. conomic
Vulnerability and Possible Adaptation to Coastal Erosion in San Fernando City,
Phillippines. The Economy and Environment Program for Southeast Asia (EEPSEA).
Research report, 2009-RR2, ISBN 978-55250-091-0.
85


30. Janetos, AC., R Shaw, L. Meyerson, W. Peterson, D. Inouye, B. P. Kelly, and L.
Hansen, 2008: Biodiversity. In: The Effects of Climate Change on Agriculture, Land
Resources, Water Resources, and Biodiversity. Synthesis and Assessment Product 4.3
by the U.S. Climate Change Science Program and the Subcommittee on Global
Change Research, Washington, DC, USA.
31. Karianne de Bruin. 2011. An Economic analysis of Adaptation to Climate Change
under Uncertainty. PhD Thesis. Wageningen University, Netherlands.
32. MRC and CCAI. 2011. “Book of Abstracts”. The Fist Meeting of Climate
Change Adaptation Demonstration Projects in the Lower Mekong Basin: sharing
lessons and experiences organised by Climate Change and Adaptation Initiative, and

Mekong River Commission. 21-22 July, 2011 Ho Chi Minh City, Viet Nam.
33. NACA. 2011. Progress Report for the Project “Strengthening Adaptive Capacities
to the Impacts of Climate Change in Resource-poor Small-scale Aquaculture and Aquatic
Resources-development Sector in the South and South-east Asian Region”. Interim Report for
2nd Year of NACA Aquaclimate Project. March 2011, Bangkok, Thailand.
34. NAO. 2007. Cost-Effectiveness Analysis in the 2006 Climate Change Programme
Review. A Review by the National Audit Office. London.
35 Nicholls, R.J., Lowe, J.A., 2004. Benefits of mitigation of climate change for
coastal areas. Global Environmental Change 14.
36. Nikhil Chandra Shil. 2008. Cost-Effectiveness Analysis for Arsenic Water Supply
Project in Bangladesh. International Journal of Business and Management. Vol.3,
No.11, pp 175-185.
37. Norm Catto. 2010. A Review of Academic Literature Related to Climate Change
Impacts and Adaptation in Newfoundland and Labrador. Department of Geography,
Memorial University, Canada.
38. Parmesan, C and G. Yohe, 2003 A globally coherent fingerpriut of climate change
impacts across natural systems. Nature.
39. Parmesan, C and H. Galbraith, 2004, Observed Impacts of Global Climate Change in
the U.S. Pew Center on Global Climate Change, Arlington, Virginia, 67 pp.
40. Patty Glick, Amanda Staudt and Bruce Stein. 2009. A New Era for Conservation:
Review of Climate Change Adaptation Literature. Volume: 301, Issue: 5633, National
Wildlife

Federation.

Available

at:

/>aptationLiteratureReview.ashx


86


41.

Philippe

Rekacewicz

(UNEP/GRID/Arenal

2005);

at:

/>e_ferghana_valley. Printed with permission.
42. Solomon, S., D Qin, M. Manning, R.B.Alley, T. Berntsen, N.L. Bindoff, Z. Chen,
A. Chidthaisong, J.M. Gregory, G.C. Hegerl, M. Heimann, B. Hewitson, B.J.
Hoskins, F. Joos, J. Jouzel, V. Kattsov, U. Lohmann, T. Matsuno, M.Molina, N.
Nicholls, J. Overpeck, G. Raga, V. Ramaswamy, J.Re, M. Rusticucci, R. Somerville,
T.F. Stocker, P. Whetton, R.A. Wood, and D.Wratt, 2007: Technical summary. In:
Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of
Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on
Climate Change. Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New
York, NY, USA
43. To Quang Toan. 2011. Community-based Vulnerability Assessment and Response
Action Plan in Binh Giang Commune, Kien Giang Province. The Fist Meeting of
Climate Change Adaptation Demonstration Projects in the Lower Mekong Basin:
sharing lessons and experiences. 21-22 July, 2011 Ho Chi Minh City, Viet Nam.

44. Truong Hong Tien, Nguyen Anh Duc and Nguyen Dinh Dat. 2011. Assessments
on Climate Change impacts in Kien Giang Province, Mekong Delta, Viet Nam. The
45. Fist Meeting of Climate Change Adaptation Demonstration Projects in the Lower
Mekong Basin: sharing lessons and experiences. 21-22 July, 2011 Ho Chi Minh City,
Viet Nam.
46. UNDP. Project Implementation Review: Climate Change Focal Area Summary
Report. New York: UNDP-GEF, 2007.
47. UNFCCC. 2007. Climate Change: Impacts, Vulnerabilities and Adaptation in
Development Countries. UNFCCC Seretariat. Bonn, Germany. Available at:
/>48. Wilcove, D.S., D. Rothstein, J. Dubow, A. Phillips, and E. Losos. 1998.
Quantifying threats to imperiled species in the United States. BioScience 48:607-615.
49. Wilma Tilson et al. 2006. Guide to Analyzing the Cost-Effectiveness of
Community

Public

Health

Prevention

Approaches.

RTI

Project

Number

0208827.001.
50. World Bank. 2009. Economic Evaluation of Climate Change Adaptation Projects.

Washington, DC: The World Bank.
51. World Fish Center. 2011. Climate Change Impacts, Vulnerability Assessments,
Economic and Policy Analysis of Adaptation Strategies in Selected Coastal Areas in
Indonesia, Philippines and Vietnam. First Technical Progress Report September 2011.
87


PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng tính toán tổng lợi nhuận thuần NPV dự án trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ở
Nghi Thái
Năm

Lợi ích (đồng)

Chi phí (đồng)

Dòng kim lưu

NPV

2018

0

9.279.983.365

-9.279.983.365

-9.279.983.365


2019

0

5.536.284.422

-5.536.284.422

-5.272.651.830

2020

0

3.021.053.901

-3.021.053.901

-2.740.184.944

2021

0

1.217.697.064

-1.217.697.064

-1.051.892.508


2022

0

944.981.248

-944.981.248

-777.438.411

2023

12.675.659.754

0

12.675.659.754

9.931.711.095

2024

12.675.659.754

0

12.675.659.754

9.458.772.471


2025

12.675.659.754

0

12.675.659.754

9.008.354.734

2026

12.675.659.754

0

12.675.659.754

8.579.385.461

2027

12.675.659.754

0

12.675.659.754

8.170.843.296


2028

12.675.659.754

0

12.675.659.754

7.781.755.520

2029

12.675.659.754

0

12.675.659.754

7.411.195.734

2030

12.675.659.754

0

12.675.659.754

7.058.281.651


2031

12.675.659.754

0

12.675.659.754

6.722.173.001

2032

12.675.659.754

0

12.675.659.754

6.402.069.525

2033

12.675.659.754

0

12.675.659.754

6.097.209.071


2034

12.675.659.754

0

12.675.659.754

5.806.865.782

2035

12.675.659.754

0

12.675.659.754

5.530.348.364

2036

12.675.659.754

0

12.675.659.754

5.266.998.442


2037

12.675.659.754

0

12.675.659.754

5.016.188.992

Tổng

190.134.896.310 20.000.000.000

(Nguồn UBND huyện Nghi Lộc, 2017)

170.134.896.310 89.120.002.081


Phụ lục 2. Bảng tính toán tổng lợi nhuận thuần NPV dự án xây dựng khu neo đậu tàu thuyền
tránh trú bão ở Nghi Thiết
Năm
2018

Lợi ích (đồng) Chi phí (đồng)
0

Dòng kim lưu

NPV


3.637.765.166

-3.637.765.166

-3.637.765.166

2019

7.462.500.000 36.733.812.844

-29.271.312.844

-27.877.440.803

2020

7.462.500.000 10.380.071.746

-2.917.571.746

-2.646.323.579

2021

7.462.500.000 10.577.177.040

-3.114.677.040

-2.690.575.135


2022

7.462.500.000

1.671.173.204

5.791.326.796

4.764.538.887

2023

7.462.500.000

0

7.462.500.000

5.847.064.017

2024

7.462.500.000

0

7.462.500.000

5.568.632.397


2025

7.462.500.000

0

7.462.500.000

5.303.459.426

2026

7.462.500.000

0

7.462.500.000

5.050.913.739

2027

7.462.500.000

0

7.462.500.000

4.810.394.037


2028

7.462.500.000

0

7.462.500.000

4.581.327.655

2029

7.462.500.000

0

7.462.500.000

4.363.169.195

2030

7.462.500.000

0

7.462.500.000

4.155.399.233


2031

7.462.500.000

0

7.462.500.000

3.957.523.079

2032

7.462.500.000

0

7.462.500.000

3.769.069.599

2033

7.462.500.000

0

7.462.500.000

3.589.590.095


2034

7.462.500.000

0

7.462.500.000

3.418.657.233

2035

7.462.500.000

0

7.462.500.000

3.255.864.031

2036

7.462.500.000

0

7.462.500.000

3.100.822.887


2037

7.462.500.000

0

7.462.500.000

2.953.164.654

Tổng

141.787.500.000

63.000.000.000

78.787.500.000

31.637.485.482

(Nguồn UBND huyện Nghi Lộc, 2017)


Phụ lục 3: Biên bản thảo luận nhóm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Thảo luận nhóm….


Vào hồi…… giờ…..phút, ngày…tháng….năm….
Tại:……………………………………………………………………………………...
I. THÀNH PHẦN:
1-………………………………………………………………………………………..
2-………………………………………………………………………………………..
3-………………………………………………………………………………………..
4-………………………………………………………………………………………..
5-………………………………………………………………………………………..
6-………………………………………………………………………………………..
7-………………………………………………………………………………………..
8-………………………………………………………………………………………..
9-………………………………………………………………………………………..
10-………………………………………………………………………………............
- Chủ trì: ..………………………………………………………………………............
- Người ghi biên bản:……………………………………………………………...........
II. NỘI DUNG
………………………………………………………………………………..................
………………………………………………………………………………...................
………………………………………………………………………………...................
………………………………………………………………………………...................
………………………………………………………………………………...................
III. THẢO LUẬN
………………………………………………………………………………..................
………………………………………………………………………………..................
………………………………………………………………………………..................
………………………………………………………………………………..................
………………………………………………………………………………..................
IV. KẾT LUẬN
………………………………………………………………………………..................
………………………………………………………………………………..................

………………………………………………………………………………..................
………………………………………………………………………………..................
………………………………………………………………………………..................
Buổi thảo luận kết thúc vào lúc….giờ….phút ngày…..tháng….năm…..
Chủ trì

Người nghi biên bản


×