Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh khánh hòa theo hiệp ước basel 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHAN LỮ PHỤNG TIÊN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH KHÁNH HÒA THEO HIỆP ƯỚC BASEL 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHAN LỮ PHỤNG TIÊN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH KHÁNH HÒA THEO HIỆP ƯỚC BASEL 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101



Quyết định giao đề tài:

1364/QĐ-ĐHNT ngày 28/12/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

913/QĐ-ĐHNT ngày 20/8/2018

Ngày bảo vệ:

12/9/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THÀNH CƯỜNG
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT
Phòng Đào tạo sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa theo hiệp ước Basel 2”
là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thành
Cường. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu và
liên hệ thực tế, các thông tin trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.
Khánh Hòa, tháng 09 năm 2018

Tác giả luận văn

PHAN LỮ PHỤNG TIÊN

iii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các Quý Thầy Cô đã giảng dạy
trong chương trình cao học Quản trị Kinh doanh - Trường Đại học Nha Trang, những
người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về Quản trị kinh doanh, làm cơ sở
cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thành Cường đã tận tình hướng
dẫn, định hướng, chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa đã giúp đỡ tôi trong việc
trong quá trình thu thập dữ liệu, thông tin của luận văn, đóng góp ý kiến và bổ sung
những thiếu sót cho luận văn của tôi.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên còn thiếu sót
trong quá trình thực hiện, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô
và các anh chị học viên.
Khánh Hòa, tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

PHAN LỮ PHỤNG TIÊN

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .......................................................................................... xii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RRTD THEO HIỆP
ƯỚC BASEL 2 TẠI NHTM..........................................................................................9
1.1. Một số vấn đề cơ bản về RRTD của NHTM ............................................................9
1.1.1. Khái niệm RRTD của NHTM ...............................................................................9
1.1.2. Nguyên nhân gây ra RRTD .................................................................................10
1.1.3. Tác động tiêu cực của RRTD ..............................................................................12
1.2. Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại NHTM .................................................14
1.2.1. Khái niệm quản trị RRTD theo quan điểm của Ủy ban Basel ............................14
1.2.2. Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại NHTM..............................................15
1.2.3. Lợi ích đối với NHTM khi thực hiện quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2.....24
1.2.4. Điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2..............................25
1.3. Kinh nghiệm triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 của NHTM trong và ngoài
nước (Trần Thị Việt Thạch (2016)) ...............................................................................25
1.3.1. Kinh nghiệm triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 tại Ngân hàng ANZ
(Australia and New Zealand Banking Group Limited) .................................................25
1.3.2. Kinh nghiệm triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 tại Vietinbank...................26
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 cho BIDV .......27
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................29
v



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC
CHUẨN MỰC BASEL 2 VỀ QUẢN TRỊ RRTD TẠI BIDV KHÁNH HÒA........30
2.1. Giới thiệu chung .....................................................................................................30
2.1.1. Giới thiệu về BIDV Khánh Hòa .........................................................................30
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2013-2017 ............30
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV Khánh Hòa...........................................32
2.2.1. Tăng trưởng dư nợ qua các năm..........................................................................32
2.2.2. Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay tại BIDV Khánh Hòa........................................35
2.3. Thực trạng RRTD tại BIDV Khánh Hòa ................................................................39
2.3.1. Chất lượng tín dụng và trích lập dự phòng RRTD ..............................................39
2.3.2. Nợ xấu của BIDV Khánh Hòa.............................................................................42
2.4. Thực trạng công tác quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa ....................................47
2.4.1. Tổ chức bộ máy cấp tín dụng và quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa .............47
2.4.2. Chính sách quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa ...............................................47
2.4.3. Quy trình và thủ tục quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa.................................48
2.4.4. Đo lường, đánh giá RRTD...................................................................................48
2.5. Đánh giá thực trạng quản trị RRTD và mức độ đáp ứng các chuẩn mực Basel 2
trong quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa...................................................................51
2.5.1. Đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa so với chuẩn mực
Basel 2 ...........................................................................................................................51
2.5.2. Đánh giá mức độ đáp ứng các chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại BIDV
Khánh Hòa .....................................................................................................................57
2.5.3. Những khó khăn sẽ đối diện khi thực hiện Basel 2 tại BIDV Khánh Hòa..........60
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUẢN TRỊ RRTD THEO HIỆP ƯỚC
BASEL 2 TẠI BIDV KHÁNH HÒA...........................................................................65
3.1. Định hướng triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 tại BIDV Khánh Hòa............65
3.1.1. Định hướng của NHNN trong việc triển khai áp dụng Basel 2 tại các NHTM

Việt Nam đến năm 2020................................................................................................65
vi


3.1.2. Định hướng quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại BIDV Khánh Hòa.........66
3.2. Điều kiện để BIDV Khánh Hòa triển khai quản trị RRTD theo Basel 2................66
3.3. Giải pháp triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 tại BIDV Khánh Hòa....................70
3.3.1. Giai đoạn 1 từ năm 2017 đến cuối năm 2018......................................................70
3.3.2. Giai đoạn 2 từ năm 2019 đến cuối năm 2020......................................................83
3.4. Kiến nghị ................................................................................................................89
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan..............................................89
3.4.2. Kiến nghị với NHNN ..........................................................................................91
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................94
KẾT LUẬN ...................................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................96
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA
Ngân hàng ANZ (Australia and New Zealand Banking Group
ANZ
Limited)
Basel 2
Hiệp ước vốn mới
BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
BIDV Khánh Hòa Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Khánh Hòa
CAR
Hệ số an toàn vốn (The Capital Adequacy Ratio)
CBTD
Cán bộ tín dụng
CIC
Trung tâm thông tin tín dụng
DATC
Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam
Dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (Exposure
EAD
At Default)
Tổn thất dự kiến, tổn thất ngoài dự kiến (Expected
EL, UL
Loss/Unexpected Loss)
HĐQT
Hội đồng quản trị
HĐTV
Hội đồng thành viên
HSC
Hội sở chính
Quy trình đánh giá đủ vốn nội bộ (The Internal Capital
ICAAP
Adequacy Assessment Process)
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
Tiếp cận phương pháp xếp hạng nội bộ (The Internal RatingsIRB
Based Approach)
KH

Khách hàng
KT-KSNB
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
KToNB
Kiểm toán nội bộ
LGD
Tỷ trọng tốn thất ước tính (Loss Given Default)
NH
Ngân hàng
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
PD
Xác suất khách hàng không trả được nợ (Probability of Default)
PGD
Phòng giao dịch
M
Kỳ hạn hiệu dụng (Effective Maturity)
QLKH
Quản lý khách hàng
QLRR
Quản lý rủi ro
QLRRTD
Quản lý rủi ro tín dụng
RRTD
Rủi ro tín dụng
SA
Tiếp cận phương pháp chuẩn hóa (The Standardized Approach)
Stress-tesing

Kiểm tra sức chịu đựng
TMCP
Thương mại cổ phần
TSBĐ
Tài sản bảo đảm
TSC
Trụ sở chính
viii


VAMC
Vietinbank
VND
XHTDNB
APRA
BTMU
IFC
BRASS
RAROC
VAR
IAS 39
SPE

Công ty quản lý tài sản các TCTD việt nam
Ngân hàng cổ phần Công Thương Việt Nam
Đồng Việt Nam
Xếp hạng tín dụng nội bộ
Cơ quan giám sát ngân hàng Australia (Australia Prudential
Regulation Authority)
Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ

Công ty Tài chính quốc tế
Dự án tăng cường lực lực thanh tra giá sát ngân hàng giai đoạn
2012-2017
Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng (Risk Adjusted Return on
Capital
Thước đo rủi ro thị trường ( Alue At Risk: giá trị chịu rủi ro)
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 ( International Accounting
Standards)
Chứng khoán khoản các khoản nợ (Special Purpose Entity)

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh chính của BIDV Khánh Hòa .........................31
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ và tổng tài sản (Đơn vị tính: tỷ đồng) ...............................32
Bảng 2.3: Tình hình tăng trưởng tín dụng BIDV Khánh Hòa so với trên địa bàn ........33
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo thời gian tại BIDV Khánh Hòa ....................................36
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo khách hàng tại BIDV Khánh Hòa ................................38
Bảng 2.6: Chất lượng tín dụng và trích lập dự phòng tại BIDV Khánh Hòa ...............40
Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phòng RRTD ( Đơn vị: Tỷ đồng) .............................41
Bảng 2.8: Tốc độ tăng nợ xấu so với tốc độ tăng trưởng tín dụng (Đơn vị tính: %) ....43
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Khánh Hòa so với cùng địa bàn...............................44
Bảng 2.10: Hệ thống phân loại nợ tại BIDV Khánh Hòa.............................................50

x


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động dư nợ........................................................................33

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng dư nợ của BIDV Khánh Hòa so với trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa (đơn vị %) .............................................................................................................34
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng dư nợ cho vay từng ngành trong tổng dư nợ giai đoạn 2013-2017 ... 35
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay theo thời gian vay.............................................................37
Biểu đồ 2.5: Dư nợ vay theo đối tượng khách hàng......................................................38
Biểu đồ 2.6: Chất lượng tín dụng BIDV Khánh Hòa ....................................................40
Biểu đồ 2.7: Dư nợ xấu của BIDV Khánh Hòa qua 5 năm ..........................................42
Biểu đồ 2.8: Tốc độ tăng nợ xấu so với tốc độ tăng trưởng tín dụng............................43
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Khánh Hòa so với cùng địa bàn..........................44
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ nợ xấu theo ngành tại BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2013-2017 ....46

xi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các trụ cột của Basel 2.................................................................................16
Sơ đồ 1.2: Mô hình “3 vòng kiểm soát” rủi ro tín dụng của NHTM.............................19
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Khánh Hòa.........................................................30
Sơ đồ 2.2: Mô hình quản lý RRTD tại BIDV Khánh Hòa ............................................48

xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Lý do lựa chọn đề tài: Rủi ro tín dụng (RRTD) được coi là rủi ro thường
trực nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, khi xảy ra có thể để lại hậu quả nặng
nề không chỉ đối với một ngân hàng, mà còn tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống
ngân hàng và nền kinh tế. Hiệp ước Basel 2 (còn gọi là Hiệp ước vốn) là thỏa thuận
của các Ngân hàng Trung Ương của các nước thành viên Ủy ban Basel về một cơ chế
quản lý, điều hành, giám sát hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả quản trị

rủi ro, đặc biệt là RRTD. Theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng” của
Ngân hàng Nhà nước (NHNN), yêu cầu Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai Hiệp ước vốn Basel 2, đây thách thức không
nhỏ đối với BIDV. Đánh giá Basel 2 là một trong những nền tảng quan trọng để BIDV
thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.
BIDV Khánh Hòa nói riêng và BIDV nói chung đã nhận thức sâu sắc việc nâng cao
năng lực quản trị rủi ro và phải chủ động triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 trong
hoạt động kinh doanh. Đây là yêu cầu hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững, nâng cao uy tín và khả năng cạnh
tranh của BIDV trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Với những lý do trên, kết hợp với thực trạng quản trị RRTD tại BIDV Khánh
Hòa, đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa theo hiệp ước Basel 2” là thực sự cần
thiết và có ý nghĩa cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD tiếp
cận theo chuẩn mực của Hiệp ước Basel 2. Để đánh giá thực trạng mức độ đáp ứng
trên cơ sở so sánh với chuẩn mực Basel 2 về mô hình quản trị RRTD tại BIDV Khánh
Hòa theo hiệp ước Basel 2 giai đoạn 2013-2017.
- Xây dựng định hướng, lộ trình và giải pháp thực hiện ứng dụng Basel 2 vào hệ
thống quản trị RRTD của BIDV Khánh Hòa trong thời điểm hiện tại và tương lai.
3. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa dữ liệu đã thu thập được để
làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị RRTD tại NHTM và thực trạng quản
trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa; so sánh kết hợp với phương pháp thống kê mô tả: thu
xiii


thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa theo chuỗi
thời gian trong quá trình nghiên cứu để đưa ra nhận xét, đánh giá vấn đề; vận dụng kết
quả của các công trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở

khoa học và thực tiễn của đề tài.
4. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được: Làm rõ hơn hệ thống các vấn đề cơ
bản về quản trị RRTD theo Basel 2 tại NHTM.
- Đề tài đã chỉ ra các lợi ích của việc quản trị RRTD theo Basel 2 tại NHTM và
các điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2.
- Đề tài đã đúc kết các bài học kinh nghiệm tốt nhất về triển khai quản trị
RRTD theo Basel 2 cho BIDV nói chung và BIDV Khánh Hòa nói riêng trên cơ sở
khảo sát thực tiễn triển khai tại một số NHTM trong và ngoài nước.
- Đề tài đã chỉ ra mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại
BIDV Khánh Hòa thông qua việc đánh giá so sánh đúng thực trạng quản trị RRTD
trên cơ sở dữ liệu thứ cấp tại BIDV Khánh Hòa giai đoạn 2012-2017 với chuẩn mực
Basel 2, chỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế so với chuẩn mực Basel 2 và nguyên
nhân các hạn chế so với chuẩn Basel 2 về quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa.
- Từ thực trạng quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa và kinh nghiệm triển khai
quản trị RRTD theo Basel 2 tại một số NHTM, đề tài đã đề xuất một số giải pháp và
kiến nghị theo lộ trình từ năm 2018 đến năm 2020 để BIDV Khánh Hòa đạt chuẩn
Basel 2 về quản trị RRTD vào cuối năm 2020.
5. Kiến nghị: Kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành liên quan, đó là ổn định
kinh tế vĩ mô; phát triển hệ thống xếp hạn tín dụng độc lập; nâng cao vai trò kiểm soát
rủi ro của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; hình thành và phát triển thị trường mua
bán nợ theo cơ chế thị trường; hoàn thiện văn bản pháp lý về xác lập quyền tài sản.
- Kiến nghị với NHNN: Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản trị RRTD đảm bảo
phù hợp với Hiệp ước Basel 2; hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng (NH)
theo chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin tín
dụng của NHNN (CIC); đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và tiến độ tái cơ cấu hệ
thống BIDV; hỗ trợ BIDV Khánh Hòa trong việc đào tạo nhân sự, kỹ thuật và đầu tư
công nghệ đáp ứng yêu cầu về triển khai áp dụng Basel 2.
Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, Hiệp ước basel 2, BIDV Khánh Hòa
xiv



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống quản trị RRTD của một ngân hàng thực hiện sứ mệnh đảm bảo cho
ngân hàng luôn kiểm soát rủi ro ở mức độ hợp lý, phù hợp với quy mô và bản chất
kinh doanh tín dụng của ngân hàng và đạt được lợi nhuận cao nhất.
Hiệp ước Basel 2 (còn gọi là Hiệp ước vốn) là thỏa thuận của các Ngân hàng
Trung Ương của các nước thành viên Ủy ban Basel về một cơ chế quản lý, điều hành,
giám sát hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro, đặc biệt là
RRTD. Việc các NHTM Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn Basel 2 là một xu thế tất yếu và
bắt buộc khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Thực tế đã chứng
minh, chuẩn mực Basel 2 là giải pháp tối ưu để các NHTM trụ vững trước những biến
động khó lường của thị trường tài chính. Áp dụng chuẩn mực Basel vào quản trị rủi ro
trong ngân hàng không còn xa lạ và đang dần được hiện thực hóa bởi lộ trình triển
khai tổng thể dự án Basel 2 của NHNN đối với hệ thống các NHTM. Áp dụng thành
công Basel 2 giúp các ngân hàng Việt Nam không chỉ dễ dàng thu hút thêm nhà đầu tư
nước ngoài mà sẽ tự mình mở rộng vươn xa ra thị trường các nước phát triển.
Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) là một trong những
NHTM luôn tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ vào hiện đại hóa ngân hàng,
nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh. Ngày 17/3/2014, NHNN yêu cầu BIDV
cùng chín ngân hàng khác triển khai Hiệp ước vốn Basel 2 theo đề án “Cơ cấu lại hệ
thống các tổ chức tín dụng”. Triển khai Basel 2 được đánh giá là sẽ tạo ra bước tiến
quan trọng cho BIDV trong quản trị rủi ro và nâng cao năng lực tài chính. Tuy nhiên,
đây cũng là thách thức không nhỏ đối với BIDV. Đánh giá Basel 2 là một trong những
nền tảng quan trọng để BIDV thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng hàng
đầu tại Việt Nam và khu vực. BIDV cũng đã nhận thức sâu sắc việc nâng cao năng lực
quản trị rủi ro và phải chủ động triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 trong hoạt động
kinh doanh là yêu cầu hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh, phát triển ổn định bền vững giữ vững thương hiệu, nâng cao uy tín và
khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy,

cần phải nghiên cứu thật sâu và hiểu rõ các quy định trong Basel 2, cũng như nghiên
cứu những khó khăn, vướng mắc, mức độ đáp ứng Basel 2 của BIDV nói chung và
1


BIDV Khánh Hòa nói riêng để đưa ra giải pháp, lộ trình áp dụng Basel 2 vào BIDV
tiến tới triển khai thành công hiệp ước Basel 2 tại BIDV Khánh Hòa nói riêng và
BIDV nói chung.
Với những lý do trên, kết hợp với thực trạng quản trị RRTD tại BIDV Khánh
Hòa, đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa theo hiệp ước Basel 2” là thực sự cần
thiết và có ý nghĩa cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Quản trị RRTD theo hiệp ước Basel 2 là bước quan trọng trong quá trình tái
cấu trúc ngân hàng. Vấn đề quản trị RRTD theo hiệp ước Basel 2 tại các NHTM luôn
được các nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng quan tâm nghiên cứu, với các công
trình nghiên cứu tiêu biểu vài năm trở lại đây như sau:
- Luận án tiến sĩ “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam theo
Hiệp ước Basel” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2012). Luận án đã hệ thống các vấn
đề cơ bản về quản trị rủi ro của NHTM và nội dung cơ bản các Hiệp ước Basel cũng
như đánh giá mức độ tuân thủ các Hiệp ước Basel đến thời điểm cuối năm 2011. Trên
cơ sở đó, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản để tăng cường quản trị rủi ro
tại các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel trong đó chủ yếu là hướng tới tuân thủ
Basel 2 và 3.
- Luận án tiến sĩ “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam trên cơ sở áp
dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel” của tác giả Nguyễn Đức Trung (2012).
Luận án đã luận giải một cách có hệ thống các vấn đề về đảm bảo an toàn ngân hàng
trên góc độ vĩ mô, vi mô và các nội dung cơ bản của các Hiệp ước Basel. Luận án đã
khảo sát và đánh giá việc đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 20052011 và đề xuất các giải pháp theo lộ trình để đảm bảo an toàn cho các NHTM Việt

Nam theo Basel 2 giai đoạn 2012 - 2021.
- Luận văn thạc sĩ “ Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam” của tác giả Trần Vũ Khương (2010). Với đối tượng
nghiên cứu là Quản trị RRTD theo hiệp ước Basel tại NH Công Thương. Từ đó đề tài
2


đã đưa ra các giải pháp liên quan tới nân cao chất lượng tín dụng theo chuẩn Basel đối
với Vietinbank, các giải pháp liên quan tới định hướng, về nâng cao năng lực tài
chính,, về hoàng thiện hệ thống quản trị rủi ro, về công tác tín dụng, về con người. Các
kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước (NHNH), hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật
ngân hàng, hệ thống thanh tra kiểm soát, hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp loại Khách
hàng (KH). Nhưng đề tài chưa vạch ra được lộ trình cho các giải pháp.
- Sách“Những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý hoạt động tín dụng
ngân hàng tương mại” của tác giả Trần Đình Định (2007), nhà xuất bản Tư Pháp - Hà
Nội
- Bài báo “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong quản trị
RRTD theo Basel 2” của tác giả Lê Thanh Tùng đăng trên Tạp chí Thị trường Tài
chính Tiền tệ số 15- năm 2014, trang 18-21. Trên cơ sở lý luận và các khuyến nghị của
Ủy ban Basel trong Hiệp ước Basel 2 về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
(XHTDNB), tác giả đã đề xuất các giải pháp để xây dựng và ứng dụng hệ thống
XHTDNB theo phương pháp Tiếp cận phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB) của Hiệp
ước Basel 2.
- Bài báo “Tính tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cận dựa trên
xếp hạng nội bộ và điều kiện áp dụng đối với Ngân hàng Việt Nam” của tác giả
Trương Thị Hoài Linh đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 15- tháng 8/2014 trang 16-22.
Bài viết phân tích và chỉ ra những lợi thế khi tính tài sản có rủi ro tín dụng dựa trên
xếp hạng nội bộ và chỉ ra 2 nhóm điều kiện cần thiết (điều kiện về hệ thống xếp hạng
nội bộ và điều kiện về mô hình công nghệ thông tin hỗ trợ) mà các NHTM phải đáp
ứng để có thể thực hiện tính tài sản có rủi ro tín dụng dựa trên xếp hạng nội bộ.

- Bài báo “Xây dựng mô hình 3 lớp phòng vệ trong cấu trúc quản trị rủi ro của
các NHTM Việt Nam” của tác giả Võ Thị Hoàng Nhi đăng trên Tạp chí Ngân hàng số
16- tháng 8/2014 trang 21-27. Bài viết đã làm sáng tỏ mô hình 3 lớp phòng vệ trong
cấu trúc quản trị rủi ro của các NHTM hiện đại và đề xuất 4 nhóm giải pháp để hoàn
thiện mô hình 3 lớp phòng vệ tại các NHTM Việt nam: đổi mới tư duy quản trị rủi ro,
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chuẩn hóa cán bộ ngân hàng và hoàn thiện bộ máy quản
trị rủi ro.
3


- Bài báo “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel 2Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh đăng trên Tạp chí Thị
trường Tài chính Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014 trang 36-39. Trên cơ sở khảo sát và rút
bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng Basel tại Singapore, Malaysia, Philipine. Bài viết
đề xuất các giải pháp để áp dụng Basel 2 tại các NHTM Việt Nam.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác như: “Quản trị rủi ro trong
ngân hàng” của Joel Bessis (2011), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của
PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị ngân hàng thương mại” của PGS.TS.
Phan Thị Thu Hà (2010), PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2011), “Quản trị NHTM hiện đại”
của PGS.TS Nguyễn Đăng Đờn (2009), “Những giải pháp để hệ thống NHTM Việt
nam tiếp cận và áp dụng chuẩn mực và đánh giá an toàn ngân hàng theo Hiệp ước
Basel” của TS. Tô Ánh Dương (2004), … đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về
RRTD, quản trị RRTD và Hiệp ước Basel 2.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến luận án của các cá
nhân và tổ chức khác nhau, trong đó có hai công trình nghiên cứu về quản trị RRTD
theo Basel 2 khá sâu sắc và toàn diện.
- Công trình nghiên cứu “Credit risk Measurement Under Basel 2: An overview
and Implementation Issues for Developing Countries” của Constantinos Stephanou &
Juan Carlos Mendoza (2005). Tác giả đã cung cấp một cái nhìn tổng thể những thay
đổi về cách tính yêu cầu vốn cho RRTD, chỉ ra những điểm mới của Basel 2 so với

Basel 1 liên quan đến tính vốn tối thiểu cho RRTD. Đặc biệt nhóm tác giả cũng làm rõ
những yêu cầu cần thiết để có thể đo lường RRTD theo Basel 2. Trên cơ sở đó, tác giả
đã đi sâu vào phân tích, đánh giá những thách thức, khó khăn trong việc triển khai đo
lường RRTD theo Basel 2 của các NHTM tại các quốc gia đang phát triển.
- Công trình nghiên cứu ”Managing Credit Risk: Beyond Basel 2” của KPMG
thực hiện năm 2008. Công trình tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cốt lõi trong quản
trị RRTD hiện đại của NHTM: dữ liệu liên quan đến hoạt động tín dụng, hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ, hệ thống kiểm tra sức chịu đựng, quản lý danh mục tín dụng chủ
động, quản lý nợ xấu… Người đọc có thể hiểu sâu hơn về những nội dung quan trọng
trong quản trị RRTD hiện đại, các cơ hội, thách thức và lợi ích NHTM nhận được khi
thực hiện Basel 2 trong quản trị RRTD.
4


Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác có đề cập đến RRTD và quản trị
RRTD theo Basel 2 như: “Analyzing Banking risk” của Hennie van Greuring, Sojia
Brajovic Brajannovic (2009), “The use of credit scoring model and the importance of
a credit Culture” của Alman (2003), “ICAAP in Europe” của KPMG (2011), “Credit
risk under Basel 2” của KPMG (2011), “The survival analysis approach in Basel 2
credit risk management: modeling danger rates in the loss given default parameter”
của Stefano Bonini và Giuliana Caivano(2013), “A framework for assessing credit risk
in Depository Institution” của Chrinko R.S Guill (2000), …Các công trình này đề cập
đến một số khía cạnh của quản trị RRTD theo Basel 2 như: đo lường, phân tích, đánh
giá RRTD, xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng, mô hình lượng hóa xác suất vỡ nợ
của khách hàng…
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu nêu trên, tính đến cuối năm 2017, các
công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn kể trên đã giải quyết được một số nội
dung như: các khía cạnh khác nhau về nội dung lý luận về RRTD và quản trị RRTD,
hệ thống hóa và làm rõ các Hiệp ước Basel, đánh giá quản trị RRTD. Một số giải pháp
của các công trình nghiên cứu đã hướng tới việc tuân thủ một số nội dung của Hiệp

ước Basel 2.
Bên cạnh các kết quả của các nghiên cứu trước đây đã đạt được, vẫn còn một số
khoảng trống chưa được nghiên cứu, chưa được làm rõ. Cụ thể:
- Một số công trình nghiên cứu liên quan, đặc biệt là các công trình được thực
hiện tại BIDV đã có các giải pháp gắn với mục tiêu tiếp cận Basel 2 về quản trị RRTD
như: hoàn thiện đo lường RRTD, hoàn thiện quy trình tín dụng, xây dựng mô hình
quản lý tín dụng tập trung, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng…nhưng chưa có giải
pháp nào gắn với việc tuân thủ các chuẩn mực của Basel 2 tại BIDV Khánh Hòa.
- Một số công trình đã đề xuất giải pháp quản trị RRTD tại BIDV theo Basel 2,
song chưa có công trình nào chỉ ra mức độ đáp ứng các chuẩn mực Basel 2 về quản trị
RRTD tại BIDV Khánh Hòa và đề xuất hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực
hiện các giải pháp theo lộ trình để BIDV Khánh Hòa đạt chuẩn Basel 2 về quản trị
RRTD. Các “khoảng trống” được đề cập ở trên sẽ là nội dung nghiên cứu của đề tài.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và so sánh mức độ đáp ứng chuẩn mực Basel 2 về mô hình
quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa theo hiệp ước Basel 2 giai đoạn 2013-2017. Trên
5


cơ sở đó xây dựng định hướng, lộ trình và giải pháp thực hiện ứng dụng Basel 2 vào
hệ thống quản trị rủi ro của BIDV Khánh Hòa trong thời điểm hiện tại và tương lai.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD tiếp cận theo chuẩn mực của
Hiệp ước Basel 2. Để đánh giá thực trạng mức độ đáp ứng trên cơ sở so sánh với
chuẩn mực Basel 2 về mô hình quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa theo hiệp ước
Basel 2 giai đoạn 2013-2017.
- Xây dựng định hướng, lộ trình và giải pháp thực hiện ứng dụng Basel 2 vào hệ
thống quản trị rủi ro của BIDV Khánh Hòa trong thời điểm hiện tại và tương lai.

3.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tại sao các NHTM nên quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2? Để triển khai
quản trị RRTD theo Basel 2 các NHTM phải đáp ứng điều kiện gì?
- Thực trạng mức độ đáp ứng dựa trên sự so sánh với chuẩn mực Basel 2 về bộ
máy quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa theo hiệp ước Basel 2 giai đoạn 2013-2017
như thế nào? Những khó khăn khi BIDV Khánh Hòa triển khai thực hiện ứng dụng
Basel 2 vào hệ thống quản lý vận hành là gì?
- Để thực hiện ứng dụng Basel 2 vào hệ thống quản trị RRTD của BIDV Khánh
Hòa trong thời điểm hiện tại và tương lai cần có định hướng, lộ trình và giải pháp như
thế nào?
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị RRTD theo thông lệ ngân hàng
quốc tế – hiệp ước Basel 2.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu hệ thống quản lý rủi ro tại BIDV Khánh
Hòa trên cơ sở phạm vi áp dụng bộ chuẩn mực của Basel 2. Tuy nhiên, trong điều kiện
nghiên cứu của đề tài, chỉ giới hạn thực hiện nghiên cứu chuẩn mực liên quan đến tỷ lệ
an toàn vốn (trụ cột 1), nội dung áp dụng về quản lý RRTD: chiến lược và khẩu vị
RRTD, chính sách quản trị RRTD, tổ chức bộ máy quản trị RRTD, quy trình và thủ
tục quản trị RRTD. Riêng đối với chuẩn mực về quy trình giám sát hoạt động của hệ
6


thống ngân hàng (trụ cột 2), chuẩn mực về quy tắc thị trường (trụ cột 3) và phương
thức thực hiện, đề tài chỉ tạm dừng lại ở việc nêu nội dung chính.
- Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Khánh Hòa.
- Về thời gian: Khảo sát, phân tích thực trạng quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa
giai đoạn 2013 - 2017. Giải pháp thực hiện theo lộ trình từ năm 2018 đến năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu tác giả sử dụng trong luận văn chủ yếu lấy từ BIDV Khánh Hòa
cung cấp. Dữ liệu là các báo cáo tổng kết và các báo khác của BIDV Khánh Hòa từ
năm 2012 đến 2017.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp,
so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các dữ liệu học viên đã thu thập được để đánh giá
thực trạng mức độ đáp ứng về chuẩn mực Basel 2 trong công tác quản trị RRTD tại
BIDV Khánh Hòa, so sánh kết hợp với phương pháp thống kê mô tả và phân tích: thu
thập dữ liệu thứ cấp (Báo các tổng kết BIDV Khánh Hòa 2012-2017) liên quan đến
quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa theo chuẩn mực Basel 2 theo chuỗi thời gian và
các tài liệu, công văn liên quan đến quy chế quy định của BIDV về Quản trị RRTD,
trong quá trình nghiên cứu để đưa ra nhận xét, đánh giá vấn đề. Vận dụng kết quả của
các công trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học
và thực tiễn của đề tài.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học: Làm rõ hơn, hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD
theo Basel 2 tại NHTM. Trên cơ sở hệ thống các vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo
Basel 2 tại NHTM, đề tài chỉ ra các lợi ích của việc quản trị RRTD theo Basel 2 tại
NHTM và các điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2. Các nhà
nghiên cứu, nhà quản lý và những người quan tâm có thể tham khảo để hiểu sâu hơn
nội dung Basel 2 về quản trị RRTD và việc triển khai áp dụng Basel 2 về quản trị
RRTD tại NHTM. Bên cạnh đó, đề tài đã đúc kết các bài học kinh nghiệm tốt nhất về
7


triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 cho BIDV nói chung và BIDV Khánh Hòa nói
riêng trên cơ sở khảo sát thực tiễn triển khai tại một số NHTM trong và ngoài nước.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại BIDV
Khánh Hòa giai đoạn 2013-2017, đề tài đã so sánh thực trạng quản trị RRTD BIDV

Khánh Hòa về mức độ đáp ứng với chuẩn mực Basel 2. Các nhận định, đánh giá của
đề tài sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đặc biệt là BIDV Khánh Hòa có
cái nhìn tổng thể, đầy đủ về thực trạng quản trị RRTD và mức độ đáp ứng Basel 2 về
quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa.
Từ thực trạng quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa và kinh nghiệm triển khai
quản trị RRTD theo Basel 2 tại một số NHTM, đề tài đề xuất giải pháp và kiến nghị
theo lộ trình từ năm 2018 đến năm 2020 để BIDV Khánh Hòa đạt chuẩn Basel 2 về
quản trị RRTD vào cuối năm 2020. Các giải pháp được xây dựng trên nền tảng lý luận,
kinh nghiệm thực tiễn, thực tiễn tại BIDV Khánh Hòa và đảm bảo sự phù hợp với chủ
trương của BIDV, Chính phủ và NHNN Việt Nam.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước
BASEL 2 tại NHTM.
Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và mức độ đáp ứng các chuẩn
mực BASEL 2 về quản trị RRTD tại BIDV Khánh Hòa.
Chương 3. Giải pháp triển khai quản trị RRTD theo hiệp ước BASEL 2 tại
BIDV Khánh Hòa.

8


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RRTD THEO HIỆP ƯỚC
BASEL 2 TẠI NHTM
1.1. Một số vấn đề cơ bản về RRTD của NHTM
1.1.1. Khái niệm RRTD của NHTM
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai bên trong đó một bên (bên cấp tín dụng)
chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị cho bên còn lại (bên được cấp tín

dụng) trong một khoảng thời gian nhất định. Hết thời hạn theo thỏa thuận, người được
cấp tín dụng phải hoàn trả lại cho người cấp tín dụng một lượng giá trị lớn hơn giá trị
ban đầu. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác
trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò là người cấp tín dụng.
Khái niệm RRTD đã được nhiều nhà kinh doanh ngân hàng, nhà nghiên cứu đề
cập trên nhiều phương diện khác nhau. RRTD thường được hiểu là rủi ro xuất hiện khi
bên có nghĩa vụ thanh toán trong quan hệ tín dụng không sẵn sàng hoặc không có khả
năng thanh toán đầy đủ cho bên còn lại theo thỏa thuận.
- Theo Timothy W-koch: “Khi một ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lời, rủi ro xảy
ra khi khách hàng sai hẹn-có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi
theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng có sự thay đổi theo tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị
giá của vốn xuất phát từ khách hàng không tanh toán hoặc thanh toán trễ hạn” (Bank
management, University of South Carolina, The Dryden Press, 1955, p.107)
- Còn theo Hennie van Greuning & Sonja Brajovic Bratanovie thì: “rủi ro tín
dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn
trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Đây là thuộc tín vốn có
của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn
là không hoàn trả được toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ,
và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng” (The World Bank, Hennie
van Greuning & Sonja Brajovic Bratanovie (2000), Anlyzing Banking Risk).
- Trong bộ “17 nguyên tắc quản trị RRTD” của Ủy ban Basel (ban hành tháng
9/2000) có đề cập “RRTD là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác không
đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận”.
9


Một cách tổng quát có thể hiểu RRTD trong hoạt động tín dụng của NHTM là sự
không chắc chắn trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của người được cấp
tín dụng cho ngân hàng theo các điều khoản đã thỏa thuận.
1.1.2. Nguyên nhân gây ra RRTD

Nguyên nhân gây ra RRTD đa dạng và phức tạp, bao gồm 3 nhóm nguyên nhân:
Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài, từ khách hàng và từ ngân hàng.
1.1.2.1. Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn nằm trong môi trường nhất định. Khi các
biến số trong môi trường thay đổi có thể là nguyên nhân gây ra RRTD cho ngân hàng.
Môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, xã hội,
pháp luật, môi trường tự nhiên...Khi môi trường bên ngoài có sự biến động, ví dụ; sự
biến động của nền kinh tế vĩ mô (biến động tỷ giá, lạm phát, lãi suất…), sự thay đổi
môi trường pháp luật (thay đổi cơ chế, chính sách, quy định pháp luật của nhà nước),
sự thay đổi quan điểm của hệ thống chính trị hoặc sự thay đổi của môi trường tự
nhiên…đều có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh
của các chủ thể trong nền kinh tế, đến hoạt động tích lũy và tiêu dùng của dân cư.
Trong điều kiện môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội, tự nhiên ổn định sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân mở rộng và nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, từ đó tạo điều kiện các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tích lũy, đầu tư
và khả năng thanh toán, các cá nhân có cơ hội tăng thu nhập và mở rộng tiêu dùng.
Ngược lại, môi trường bên ngoài có nhiều biến động, bất ổn sẽ gây khó khăn trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, từ đó giảm khả năng tích lũy,
gây khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp, giảm thu nhập cá nhân. Trong trường
hợp các doanh nghiệp, cá nhân có quan hệ tín dụng với NHTM, khả năng trả nợ sẽ
giảm sút, dễ phát sinh RRTD.
Nguyên nhân gây RRTD từ môi trường bên ngoài mang tính chất bất khả kháng,
NHTM thường khó hoặc không thể kiểm soát được mà chỉ có thể dự báo và thực hiện
dự phòng sự biến động.
1.1.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Khách hàng là đối tượng có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ theo cam kết.
Trong trường hợp năng lực quản lý điều hành nói chung, khả năng quản lý và sử dụng
10



vốn nói riêng của khách hàng yếu kém sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả,
thua lỗ, không tạo ra nguồn thu để trả nợ ngân hàng, từ đó gây ra RRTD. Hoặc trong
một số trường hợp khách hàng có ý định lừa đảo như sử dụng các thông tin không
trung thực khi lập hồ sơ vay vốn, sử dụng vốn sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn
ngân hàng, không có thiện chí trả nợ. Trong những trường hợp này, nếu ngân hàng
không thẩm định chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay, không phát hiện kịp thời mà
vẫn cấp tín dụng cho khách hàng thì hậu quả tất yếu là phát sinh RRTD, không thể thu
hồi nợ gốc và lãi.
1.1.2.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
 Tập trung tín dụng
Trong hoạt động của ngân hàng do những lý do nhất định nào đó, có thể ngân
hàng quá tập trung tín dụng vào một khách hàng (hoặc một nhóm khách hàng), tập
trung vào một ngành nghề, một lĩnh vực hoặc một khu vực địa lý…Khi các đối tượng,
các lĩnh vực, ngành nghề có mức độ tập trung tín dụng cao có biến động có thể là
nguyên nhân gây ra RRTD cho ngân hàng.
 Quy trình cấp tín dụng chưa phù hợp hoặc hạ thấp điều kiện vay vốn
Quy trình cấp tín dụng chưa phù hợp, các bước trong quy trình chưa thực sự chặt
chẽ sẽ tạo ra các kẽ hở, lỗ hổng để khách hàng có thể lách luật, thiếu trung thực là
nguyên nhân gây ra RRTD. Bên cạnh đó, trong những trường hợp nhất định, việc
ngân hàng hạ thấp các điều kiện vay vốn cũng có thể là nguyên nhân phát sinh và làm
trầm trọng thêm RRTD. Khi quy trình cấp tín dụng chưa chặt chẽ, các điều kiện vay
vốn bị hạ thấp sẽ dẫn đến việc thiếu thận trọng trong quá trình xét duyệt và cấp tín
dụng, việc kiểm soát mang tính hình thức, từ đó gây ra RRTD.
 Trình độ của cán bộ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng
Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tín dụng có thể là
nguyên nhân trực tiếp gây ra RRTD. Do tính phức tạp trong quá trình thẩm định, đánh
giá các dự án, phương án vay vốn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên
môn, am hiểu về khách hàng, về các hoạt động liên quan đến việc sử dụng vốn vay.
Trong trường hợp cán bộ tín dụng không đủ trình độ chuyên môn để đánh giá đúng
khách hàng và tính khả thi của phương án vay vốn, dẫn đến quyết định cấp tín dụng

11


×