Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

5 cach vuot qua noi lo tien bac khi doi viec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.79 KB, 4 trang )

12/2/2019

/>
In trang (Ctr + P)

Thứ năm, 29/11/2018, 04:00 (GMT+7)

5 cách vượt qua nỗi lo tiền bạc khi đổi
việc
Những gợi ý sau đây sẽ hữu dụng khi bạn chuẩn bị theo đuổi công việc
thực sự mình đam mê nhưng thu nhập ít hơn.
Ai không muốn một sự nghiệp đầy ý nghĩa và cân bằng tốt giữa công việc
và gia đình? Đối với nhiều người, lý do khiến họ không thay đổi việc làm chỉ
là tài chính. Đó là khi bạn không còn đam mê đối với công việc hiện tại,
nhưng nó ổn định và đáng tin cậy.
Chúng ta thường lo lắng và tự hỏi: Thay đổi nghề nghiệp có ảnh hưởng gì
đến tài khoản ngân hàng, cách sống và gia đình? Đôi khi chúng ta nghĩ,
hoặc chúng ta biết, một ngày sẽ trở nên ý nghĩa hơn nếu được làm công
việc yêu thích dù lương ít hơn hoặc thậm chí rất ít.
Lấy Steve làm ví dụ. Ông là quản lý được kính trọng trong công ty nhà
nước có mức lương khá. Hay Amanda, giáo viên tiểu học với 11 năm kinh
nghiệm. Còn Brandon, nhân tài tại một tổ chức phi lợi nhuận có tiếng.
Những ai biết ba người này đều cho rằng họ thành công trong sự nghiệp.
Nhưng cả ba đều từ bỏ để tìm việc mới. Lý do của họ là gì?
Steve trải qua mỗi ngày bằng cách đếm từng phút. Trong khi đồng lương
thì tốt, ông lại không cảm thấy mục tiêu và đam mê. Amanda giảng dạy
nhưng không thích các phần việc khác liên quan đến giấy tờ. "Tôi chỉ dạy
30% thời gian, và phần thời gian còn lại phải điền vào các biểu mẫu", cô
thất vọng.
Brandon thì không có ý định thay đổi nghề nghiệp cho đến khi trò chuyện
cùng con gái nhỏ của mình. Cô bé nói rằng anh làm việc quá nhiều mà


không có thời gian cho nó.
Giống như Steve, Amanda và Brandon, tất cả chúng ta đều có những lý do
khác nhau để thay đổi nghề nghiệp. Nhưng điểm chung là chúng ta có thể
lo lắng về thu nhập mới, nhất là với những người chọn hy sinh bớt thu nhập
vì đam mê. Sau đây là 5 cách giúp giảm bớt mối nỗi lo tài chính khi chuyển
việc.
Thử sống bằng thu nhập mới

/>
1/4


12/2/2019

/>
Nếu bạn lo lắng công việc mới sẽ khó sống bởi lương ít hơn thì hãy thử
sống với mức lương dự tính đó trước từ 2 đến 4 tháng để trải nghiệm. Điều
này sẽ cho bạn một bức tranh thực tế về cuộc sống như thế nào.
Nếu công việc có lương bằng 90% số tiền bạn nhận được ở công việc hiện
tại, bạn có thể giảm chi tiêu hàng tạp hóa hay giảm các buổi ăn ngoài. Nếu
công việc mới dẫn giảm mạnh thu nhập, hãy xem lại danh sách các chi tiêu
lớn. Có lựa chọn nhà ở giá rẻ hơn trong khu vực của bạn không? Có thể
cắt giảm chi phí đi lại bằng cách sử dụng phương tiện giao thông công
cộng không?
Khi kết thúc thời gian thử nghiệm, hãy kiểm tra lại ngân sách để xem bạn
đã làm như thế nào. Điều đó cho cảm giác như thế nào? Bạn có sẵn sàng
để thực hiện cắt giảm lâu dài hơn không? Nó sẽ cho bạn câu trả lời.
Tạo quỹ khẩn cấp
Nếu công việc mới gặp sự cố thì làm sao? Lập hay tạo thêm quỹ khẩn cấp
sẽ giúp giảm bớt căng thẳng khi bắt đầu công việc mới. Một nguyên tắc tốt

là phải có trong tay khoản chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng. Càng có
nhiều tài chính thì bạn càng có nhiều thời gian để tìm việc khác nếu muốn.
Làm thế nào để lập một quỹ khẩn cấp? Với người mới bắt đầu, bạn có thể
để dành tiền thưởng hàng năm. Trong quá trình thử sống với mức lương
thấp hơn theo dự kiến, dùng phần tiền dư chênh lệch để tiết kiệm.
Steve và vợ lựa chọn cách này để tiết kiệm trước khi học cao học. Họ còn
bán bớt một chiếc xe để tiết kiệm xăng, chi phí liên quan. Ngoài ra, bạn có
thể giới hạn các khoản chi phí tùy ý (cà phê, thuê bao, thẻ thành viên), sử
dụng tủ quần áo nhỏ gọn.
Tất nhiên, cần phải có rất nhiều động lực cho cuộc sống đầy tẻ nhạt. Nghe
có vẻ khủng khiếp nhưng hãy tập trung vào lý do bạn thực hiện những cắt
giảm có thể hữu ích này. Bạn đang tìm công việc mà bạn mong muốn thay
vì làm một công việc đơn giản chỉ để trả tiền cho các hóa đơn. Hãy nghĩ
như thế.
Đánh giá khả năng chịu rủi ro
Khả năng chịu đựng rủi ro của mọi người khác nhau. Lấy Brandon làm ví
dụ. Brandon tự xem mình là kẻ liều lĩnh khi rời bỏ vị trí lãnh đạo trong tổ
chức phi lợi nhuận để tự kinh doanh nên rất thận trọng.
/>
2/4


12/2/2019

/>
Khi kinh doanh, ông giảm thiểu rủi ro bằng cách cực kỳ chọn lọc các khách
hàng để giao dịch. Tương tự, Margaret, người mẹ đơn thân có hai con
không rời bỏ vị trí giảng viên đại học cho đến khi tìm được công việc với
mức lương cô cần. Cô biết ngân sách và khả năng chịu rủi ro của bản thân.
Cô không sẵn sàng thỏa hiệp hay đưa gia đình vào tình trạng tồi tệ chỉ để

thực hiện thay đổi.
Đánh giá mức độ thoải mái của bạn với rủi ro sẽ giúp bạn thấy được những
lựa chọn nào tốt cho bạn. Định lượng mức độ chấp nhận rủi ro bằng cách
tham gia trả lời bảng câu hỏi về khả năng chịu rủi ro tài chính do Ruth
Lytton của Virginia Tech và John Grable thuộc Đại học Georgia phát triển.
Lập kế hoạch dự phòng

Nếu bạn lo lắng về thay đổi, hãy giảm căng thẳng bằng cách đưa ra kế
hoạch B, thậm chí C, D nếu cần. Steve, Amanda và Brandon đều có
vợ/chồng đang đi làm nên được hỗ trợ an toàn trong thời gian chuyển việc.
Ngoài ra, cả ba đều có đại gia đình có thể hỗ trợ tài chính nếu cần thiết. Ba
nhân vật còn duy trì mối quan hệ với các đồng nghiệp cũ và lĩnh vực trước
đây của họ.
Bài học là ngoài duy trì mối quan hệ với các đồng nghiệp cũ, hãy lưu ý đến
những gì đang xảy ra trong ngành cũ của bạn. Điều này giúp bạn giảm đi
căng thẳng và rủi ro trong quá trình chuyển việc, tạo cơ hội lớn hơn khi
quay trở lại ngành cũ nếu cần.
Quản lý kỳ vọng
Thảo luận với thành viên trong gia đình về ý định đổi việc làm. Nên tập
trung vào việc đổi thời gian sinh hoạt, chênh lệch thu nhập và thói quen chi
tiêu. Steve, Amanda và Brandon đều có nhiều cuộc trò chuyện như thế với
vợ/chồng của họ trong suốt thời gian trước khi họ chuyển việc. Amanda
cùng chồng thường ăn ngoài vài lần mỗi tuần trong khi cô làm giáo viên.
Khi cô nghỉ dạy, việc ăn ngoài trở thành bữa tiệc hiếm hoi nhưng không ai
bị sốc.
Các tác động tài chính của quá trình chuyển đổi nghề nghiệp ảnh hưởng
nặng nề đối với tâm trí của bất cứ ai đang cân nhắc. Bạn sẽ phải suy nghĩ
sâu sắc, có một số cuộc trò chuyện khó khăn và thay đổi về lối sống.
Nhưng chuyển sang công việc mà bạn vui vẻ thức dậy đi làm mỗi ngày sẽ
giúp bạn thấy những hy sinh ngắn hạn là hữu ích cho mục tiêu dài hạn.

Quá trình chuyển đổi sẽ không xảy ra trong một đêm hoặc không va vấp
nào nhưng đừng mất hy vọng. Bạn có thể thực hiện được nó.
/>
3/4


12/2/2019

/>
Phiên An (theo HBR)

/>
4/4



×