Tải bản đầy đủ (.doc) (171 trang)

Dự báo nhu cầu giáo viên trung học phổ thông tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ VĂN TUẤN

DỰ BÁO NHU CẦU GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ VĂN TUẤN

DỰ BÁO NHU CẦU GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN


THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Văn Tuấn

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

i

tnu.edu.vn/


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các thầy, cô giáo đã tham gia
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu viết bản
luận văn này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền – Người hướng
dẫn khoa học đã chỉ bảo và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh và các phòng ban
chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh.
- Lãnh đạo, cán bộ Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh.
- Gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong
suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song do điều
kiện về thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh
khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ
dẫn của các thầy, cô giáo, các đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả

Lê Văn Tuấn

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

2

tnu.edu.vn/


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ................................................................... 1

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài....................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. Khách thể nghiên cứu ...................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO NHU CẦU GIÁO VIÊN
THPT.... 7
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................ 7
1.1.1. Ở các nước trên thế giới ............................................................................ 7
1.1.2. Việt Nam.................................................................................................... 8
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài .......................................................... 11
Số hóa bởi Trung tâm Học
3
tnu.edu.vn/
liệu


1.2.1. Dự báo ..................................................................................................... 11
1.2.2. Dự báo giáo dục....................................................................................... 12
1.2.3. Nhu cầu .................................................................................................... 14
1.2.4. Nhu cầu giáo viên THPT ......................................................................... 15
1.3. Một số vấn đề cơ bản về dự báo nhu cầu giáo viên THPT............................
15
1.3.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên THPT trong phát triển giáo dục THPT
........ 15
1.3.2. Những vấn đề cơ bản về dự báo nhu cầu giáo viên................................. 18

1.3.3. Những nhân tố tác động đến nhu cầu giáo viên THPT ................................
31
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THPT VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN THPT TỈNH QUẢNG NINH............................................................... 35
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh......
35
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................ 35
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội .......................................................... 36
2.2. Tình hình chung về Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh ....................... 37
2.3. Thực trạng giáo dục THPT tỉnh Quảng Ninh ............................................. 40
2.3.1. Về mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh......................................... 40
2.3.2. Chất lượng giáo dục THPT...................................................................... 46
2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh............................... 51
2.4.1. Thực trạng về số lượng giáo viên THPT ................................................. 51
2.4.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT ....................................... 53
2.4.3. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên THPT................................. 55
Số hóa bởi Trung tâm Học
4
liệu
tnu.edu.vn/


Chương 3: DỰ BÁO NHU CẦU GIÁO VIÊN THPT TỈNH QUẢNG
NINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ..................................................................... 63

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

5


tnu.edu.vn/


3.1. Những vấn đề có tính chất định hướng dự báo nhu cầu giáo viên THPT
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 .............................................................. 63
3.1.1. Định hướng chiến lược GD-ĐT............................................................... 63
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.....
65
3.2. Dự báo nhu cầu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020 ......
70
3.2.1. Dự báo quy mô học sinh THPT tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 ........... 70
3.2.2. Dự báo nhu cầu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20162020 theo phương pháp định mức GV/lớp ........................................................ 87
3.2.3. Dự báo nhu cầu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20162020 theo phương pháp định mức tải trọng ...................................................... 88
3.3. Một số biện pháp đảm bảo nhu cầu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2016-2020 .......................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 98
1. Kết luận.......................................................................................................... 98
2. Khuyến nghị................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 100

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

6

tnu.edu.vn/


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBGV


Cán bộ giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

CSGD

Cơ sở giáo dục

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

ĐH

Đại học


ĐT &BD

Đào tạo và bồi dưỡng

GD

Giáo dục

GDCD

Giáo dục công dân

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

KH-CN

Khoa học – Công nghệ

KT-XH

Kinh tế -xã hội

KT&KĐCL


Khảo thí và Kiểm định chất lượng

PCGD

Phổ cập giáo dục

THPT

Trung học phổ thông



Trung ương

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


Số hóa bởi Trung
tâm Học liệu

iv

http://www.l
rctnu.edu.vn/


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng học sinh/dân số độ tuổi qua một số năm học .................... 40
Bảng 2.2. Hệ thống trường THPT tỉnh Quảng Ninh từ năm 2004 - 2014........ 43
Bảng 2.3. Quy mô phát triển giáo dục THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2004-2014.......................................................................................... 45
Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục học sinh THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2004 - 2014........................................................................................ 47
Bảng 2.5. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và thi đỗ các trường ĐH, CĐ
của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2004-2014 ....................................... 48
Bảng 2.6. Số học sinh THPT của tỉnh Quảng Ninh đạt giải tại các kì thi
chọn học sinh giỏi quốc gia giai đoạn 2004-2014............................. 50
Bảng 2.7. Số lượng giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh qua các năm học giai
đoạn 2004-2014 ................................................................................. 51
Bảng 2.8. Cơ cấu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh về giới tính, dân tộc, độ
tuổi và đảng viên ............................................................................... 53
Bảng 2.9. Số liệu giáo viên THPT chia theo trình độ đào tạo, bồi dưỡng ........ 56
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá GV THPT của tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn
nghề nghiệp giai đoạn 2009-2014 ..................................................... 60
Bảng 3.1. Dự báo số học sinh lớp 10 của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 ...... 71
Bảng 3.2. Dự báo quy mô phát triển số lượng học sinh THPT tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2016-2020 ................................................................. 71
Bảng 3.3. Dự báo số lớp THPT của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020
theo phương pháp sơ đồ luồng .......................................................... 72
Bảng 3.4. Dự báo số học sinh THPT tỉnh Quảng Ninh theo định hướng
chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 ......... 73
Bảng 3.5. Dự báo số lớp THPT tỉnh Quảng Ninh theo định hướng chiến
lược phát triển giáo dục của tỉnh ....................................................... 75
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

v


tnu.edu.vn/


Bảng 3.6. Dự báo số học sinh THPT tỉnh Quảng Ninh theo từng khối lớp
giai đoạn 2016-2020 theo phương pháp chuyên gia ......................... 78
Bảng 3.7. Dự báo số lớp THPT của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020
theo phương pháp chuyên gia ........................................................... 78
Bảng 3.8. Kết quả dự báo số học sinh THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2016 - 2020 theo 3 phương án........................................................... 79
Bảng 3.9. Kết quả dự báo số lớp THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 2020 theo 3 phương án ...................................................................... 82
Bảng 3.10. Dự báo nhu cầu GV THPT của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2016-2020.......................................................................................... 87
Bảng 3.11. Nhu cầu GV THPT tỉnh Quảng Ninh cần bổ sung giai đoạn
2016 - 2020........................................................................................ 87
Bảng 3.12. Dự báo khối lượng giảng dạy các môn học cấp THPT của tỉnh
Quảng Ninh trong năm ...................................................................... 88
Bảng 3.13. Dự báo khối lượng công tác của GV trên từng môn học cấp
THPT của tỉnh Quảng Ninh năm học 2015-2016 ............................. 89
Bảng 3.14. Dự báo khối lượng công tác của GV trên từng môn học cấp
THPT của tỉnh Quảng Ninh năm học 2016-2017 ............................. 91
Bảng 3.15. Dự báo khối lượng công tác của GV trên từng môn học cấp
THPT của tỉnh Quảng Ninh năm học 2017-2018 ............................. 92
Bảng 3.16. Dự báo khối lượng công tác của GV trên từng môn học cấp
THPT của tỉnh Quảng Ninh năm học 2018-2019 ............................. 92
Bảng 3.17. Dự báo khối lượng công tác của GV trên từng môn học cấp
THPT của tỉnh Quảng Ninh năm học 2019-2020 ............................. 93
Bảng 3.18. Nhu cầu GV THPT từng bộ môn của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2016-2020 theo phương pháp định mức tải trọng ............................. 94


Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

vi

tnu.edu.vn/


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi qua một số năm học.......................... 41
Biểu đồ 2.2. Hệ thống trường, lớp THPT tỉnh Quảng Ninh từ năm 2004 - 2014
...... 43
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và thi đỗ các trường ĐH,
CĐ của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2004-2014................................. 49
Biểu đồ 2.4. Số lượng giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh qua các năm học
giai đoạn 2004-2014 .......................................................................... 52
Biểu đồ 2.5. Kết quả đánh giá GV THPT của tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn
nghề nghiệp giai đoạn 2009-2014 ..................................................... 61
Biểu đồ 3.1. Kết quả dự báo số học sinh THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2016 - 2020 theo 3 phương án........................................................... 81
Biểu đồ 3.2. Kết quả dự báo số lớp THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016
- 2020 theo 3 phương án.................................................................... 84
Biểu đồ 3.3. Kết quả dự báo số học sinh THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2016 - 2020 theo phương án 2........................................................... 86
Biểu đồ 3.4. Kết quả dự báo số lớp THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016
- 2020 theo phương án 2.................................................................... 87
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Phác họa quá trình dự báo giáo dục và đào tạo................................ 13
Sơ đồ 1.2. Mô tả quá trình dự báo giáo dục bằng mô hình toán học ................ 13

Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa dự báo và công tác lập kế hoạch ......................... 22
Sơ đồ 1.4. Biểu diễn sơ đồ luồng...................................................................... 25

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

1

tnu.edu.vn/


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định mục tiêu và phương
hướng tổng quát 5 năm 2011-2015 là “phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; và đến giữa thế kỷ XXI trở
thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [20]
đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với mọi ngành, mọi cấp. Ngành
GD&ĐT có trách nhiệm to lớn trong việc từng bước xây dựng con người
XHCN. Con người XHCN chính là nhân tố cơ bản quyết định toàn bộ sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước, quyết định tương lai, vận mệnh của dân tộc.
Chính vì vậy, mỗi quốc gia, mỗi đất nước đều đánh giá cao vai trò của GD&ĐT
và quan tâm đến việc hoạch định chiến lược phát triển KT-XH nói chung và
GD&ĐT nói riêng.
Việt Nam đang trên đà đổi mới, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, vai
trò của GD KH-CN lại càng quan trọng. GD phải đi trước một bước, nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục
tiêu và nhiệm vụ phát triển KT-XH. GD&ĐT phải có đủ khả năng chuẩn bị
hành trang tri thức cho thế hệ trẻ làm chủ xã hội, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho đất nước. Vị trí, vai trò của GD&ĐT được Đảng, Nhà nước ta

khẳng định “quốc sách hàng đầu” [17], là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và
của toàn dân. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã tập trung đầu tư cho
sự nghiệp GD&ĐT, khẳng định ở các nghị quyết của hội nghị TƯ4 (khóa VII),
hội nghị TƯ2 (khóa VIII), kết luận hội nghị TƯ6 (khóa IX), nghị quyết hội
nghị TƯ8 (khóa XI), chiến lược phát triển KT-XH các thời kỳ 2001-2005;
2006-2010; 2011-2020, chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.
Để đảm bảo chất lượng của GD&ĐT phải giải quyết tốt vấn đề đội ngũ
nhà giáo, bởi đội ngũ nhà giáo là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học
tnu.edu.vn/
2
liệu


dục thành hiện thực và đóng vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu
quả giáo dục. Thực trạng đội ngũ GV (số lượng, chất lượng, cơ cấu...) và mối
quan hệ với hiện trạng giáo dục là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm.
Dự báo quy mô phát triển GD&ĐT nói chung và dự báo nhu cầu giáo viên
nói riêng là một căn cứ quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược phát
triển giáo dục và là bộ phận hữu cơ của dự báo phát triển KT - XH. Bởi “nền
giáo dục của một nước, một địa phương nhất thiết phải lấy công tác dự báo làm
tiền đề”[32]. Do vậy, yêu cầu đầu tiên đặt ra đối với công tác quản lý GD là cần
phải làm tốt công tác dự báo quy mô phát triển. Đồng thời để dự báo có tính khả
thi thì nó phải được xây dựng trên cơ sở những căn cứ có tính khoa học và thực
tiễn.
Hiện nay, các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác dự báo đã giúp cho
các cán bộ quản lí giáo dục có tư duy và cách nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ
trên cơ sở khoa học. Nhưng ở mỗi địa phương tùy theo điều kiện KT - XH và
đặc điểm địa lí khác nhau nên công tác dự báo cũng mang sắc thái khác nhau.
Tỉnh Quảng Ninh đang từng ngày phát triển đi lên theo hướng CNH-HDH,

song sự chênh lệch về nhiều mặt trong dân cư giữa các vùng là không tránh
khỏi, trong đó phải kể đến mặt bằng dân trí.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII đã xác định
mục tiêu đến năm 2015 “xây dựng tỉnh Quảng Ninh về cơ bản là tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại” [22]. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự phát triển
đồng bộ của nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó sự nghiệp
GD&ĐT có vai trò rất quan trọng - có ý nghĩa quyết định trong việc đáp ứng
nhu cầu phát triển KT-XH ở địa phương. Lực lượng cơ bản quyết định chất
lượng giáo dục là đội ngũ GV, đặc biệt là đội ngũ GV THPT nhưng hiện nay
đội ngũ này đang trong tình trạng vừa thiếu lại vừa yếu; thiếu về cơ cấu bộ môn

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

3

/>

và yếu về chất lượng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là công
tác dự báo giáo dục - mà cụ thể là dự báo nhu cầu đội ngũ GV ở bậc học này

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

3

tnu.edu.vn/


chưa được quan tâm đúng mức, làm cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát

triển đội ngũ GV còn bị động, thiếu cơ sở thực tế và khoa học.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn
và nghiên cứu đề tài “Dự báo nhu cầu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2016-2020”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh,
tiến hành dự báo nhu cầu GV THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020
nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân địa phương, góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục THPT của tỉnh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu GV THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020.
4. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về dự báo
nhu cầu đào tạo GV THPT.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng giáo dục THPT, đội ngũ GV THPT
tỉnh Quảng Ninh.
5.3. Dự báo nhu cầu GV THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020.
6. Giả thuyết khoa học
Công tác phát triển đội ngũ GV của tỉnh Quảng Ninh nếu được tiến hành
dự báo dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn xác đáng thì giai đoạn 2016 - 2020
đội ngũ GV THPT của tỉnh Quảng Ninh sẽ được đảm bảo đủ về số lượng, nâng
lên về chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân địa
phương, hoàn thành Đề án phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh Quảng Ninh,
góp
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

4


tnu.edu.vn/


phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của địa phương.
7. Phương pháp nghiên cứu
7. 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu
khoa học và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Ngành và của địa
phương có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp: Điều tra, khảo sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp
chuyên gia… và từ các dữ liệu thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để
từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
7.3. Các phương pháp dự báo quy mô GD&ĐT và phương pháp xây dựng
quy hoạch phát triển giáo dục
Phương pháp sơ đồ luồng
Phương pháp dựa vào tiêu chí phát triển kinh tế-xã hội của địa phương
Phương pháp chuyên gia.
Phương pháp định mức
Ngoài ra, áp dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả
nghiên cứu.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham
khảo, Phụ lục, luận văn còn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dự báo nhu cầu GV THPT.
Chương 2: Thực trạng giáo đội ngũ GV THPT tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Nhu cầu GV THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học

liệu

5

tnu.edu.vn/


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6

/>

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO NHU CẦU GIÁO VIÊN THPT
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở các nước trên thế giới
Những yếu tố dự báo giáo dục đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử giáo
dục học. Thời Phục hưng những yếu tố dự báo sư phạm, dự báo giáo dục đã
được xác định trong nhiều tài liệu của các tác giả như Campnella, Thoms Moro,
rồi đến thời cận – hiện đại cũng được các nhà sư phạm đề cập đến như
Komensky, Usinsky, Disteveg và các nhà xã hội học không tưởng. Đó là những
quan niệm về nền giáo dục và nhà trường trong tương lai gắn liền với những
mong muốn về một xã hội tốt đẹp.
Các công trình nghiên cứu đề cập đến những dự báo giáo dục đã có từ khá
sớm ở các nước tư bản Âu Mỹ và tại tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa Liên
họp quốc (UNESCO). Đặc biệt với lý luận và phương pháp khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, khoa học giáo dục đã tiến hành nghiên cứu các dự báo về
nền giáo dục và nhà trường tương lai. Từ giữa những năm 70, các nghiên cứu
đó được đẩy mạnh với sự phối hợp của nhiều nước xã hội chủ nghĩa và đã có

những kết quả đáng chú ý như:
- Iu Banski: Nhà trường trong điều kiện bùng nổ thông tin - 1983.
- B.Genashunsky: Các phương pháp dự báo trong giáo dục học 1974;
Dự báo nội dung dạy học trong các trường trung cấp kĩ thuật (1980); Dự
báo sư phạm phương pháp luận, lý luận thực tiễn - 1986; Dự báo phát triển
giáo dục: Vấn đề và triển vọng - 1986; Dự báo diadic - 1979 (Đồng tác giả
với A. Prukha).
- E Kostiaskin: Mô hình của một phương án tương lai nhà trường phổ
thông trong những năm 1990 - 2000 (1980).

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

7

tnu.edu.vn/


- Avadiabavleve và O. Abbasova: Hệ thống đào tạo liên tục - hiện thực và
triển vọng - 1983.
Những công trình nghiên cứu đề cập đến dự báo về giáo dục xuất hiện khá
sớm ở các nước tư bản Âu Mỹ, đó là:
- J.W. Bokin, M.Edmanijra và M.Malitza: Không có giới hạn cho việc dạy
học – 1979.
- T. Hussen: Giáo dục năm 2000, Những xu hướng hiện nay phát triển
giáo dục - 1983.
Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) có công
trình nghiên cứu dự báo giáo dục và nhà trường tương lai như:
- Hội thảo “Tương lai của giáo dục và giáo dục của tương lai” năm 1978.
- Hội thảo “ Phát triển những nội dung của giáo dục trong hai thập kỷ

tới“ năm 1980.
- Công trình nghiên cứu “Suy nghĩ về sự phát triển tương lai của giáo
dục” năm 1984.
- Hội thảo “Những chất lượng mà nền giáo dục hôm nay đòi hỏi nhằm đáp
ứng những yêu cầu tiên đoán của thế kỉ XXI”.
Tác phẩm “Cú sốc tương lai” của Alvil Toffler và “ Nền giáo dục cho thế
kỉ XXI - Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương” của Raja.RoySingh
đã phác họa ra viễn cảnh của nền giáo dục và xã hội tương lai tập trung vào
các vấn đề hệ thống nhà trường, xu hướng phát triển giáo dục, phương pháp
giáo dục và mô hình nhân cách, trong đó nhấn mạnh con người là trung tâm
của giáo dục [30].
1.1.2. Việt Nam
Ở nước ta, việc nghiên cứu dự báo giáo dục, trong đó có dự báo quy mô
phát triển giáo dục được tiến hành từ năm 1982, một bộ phận trong nhóm
nghiên cứu chiến lược giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp tổ chức
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

8

tnu.edu.vn/


nghiên cứu dự báo nhu cầu cán bộ chuyên môn. Trong công trình này, các tác
giả đã sử dụng nhiều phương pháp dự báo số lượng học sinh như phương pháp
ngoại suy, phương pháp định biên, định mức, phương pháp so sánh quốc tế.
Năm 1986 - 1987, công trình “Nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục
đại học và trung học chuyên nghiệp” do Viện nghiên cứu Đại học và Trung
học chuyên nghiệp - sau là Viện khoa học GD thực hiện do giáo sư Lê Thạc
Cán làm chủ nhiệm.

Trong công trình này, các tác giả đã giải quyết nhiều vấn đề cơ bản, đặt
nền tảng cơ sở phương pháp luận cho việc xây dựng chiến lược giáo dục như
quan niệm mới về chức năng của giáo dục, vị trí vai trò của giáo dục trong thời
kì mới và những kiến nghị về biện pháp chiến lược của giáo dục Đại học và
Trung học chuyên nghiệp. Công trình này đã sử dụng (có điều chỉnh) những kết
quả dự báo nhu cầu số lượng cán bộ chuyên môn đến năm 2000 của nhóm
nghiên cứu dự báo [38].
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu năm 1986 - 1987, tổ chức nghiên
cứu chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến
hành một loạt các nghiên cứu về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và
đào tạo ở nước ta. Các nghiên cứu đó là:
- Một số định hướng phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta từ nay đến
đầu thế kỉ XXI. Thực hiện vào tháng 12/1993.
- Các định hướng phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2010.
Thực hiện vào tháng 01/1995.
- Các định hướng phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2000.
Thực hiện vào tháng 7/1995.
Trong các định hướng chiến lược trên đều đưa ra những số lượng về
dự báo quy mô phát triển giáo dục và đào tạo trong các thời kì khác nhau của
chiến lược.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

9

tnu.edu.vn/


- Đề tài “Dự báo phát triển giáo dục phổ thông” năm 1988 - 1990 do tác
giả Hà Thế Ngữ làm chủ biên. Những kết quả cơ bản của công trình này được

trình bày trong tập sách “Dự báo giáo dục, vấn đề và xu hướng” đề cập đến các
vấn đề cơ bản: Phương pháp luận, phương pháp dự báo giáo dục, xu thế phát
triển khoa học giáo dục trong và ngoài nước, các quan niệm mới về nhà trường
XHCN…[28].
- Năm 1994, Tổng cục thống kê đã cho xuất bản cuốn chuyên khảo “Dự
báo dân số, số học sinh đến trường và lực lượng lao động Việt Nam 1990 2005” để làm cơ sở cho các ngành xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát
triển.
- Tác phẩm “Dự báo thế kỉ XXI” của Tổng cục Thống kê năm 1998 đã
kết tụ những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nhiều nước trên các
lĩnh vực trong đó có giáo dục, đã mô tả viễn cảnh toàn cầu trong tương lai, với
những quan niệm mới về con người hiện đại, trí tuệ hiện đại, năng lực hiện đại,
để sáng tạo nên một thế kỉ XXI kì diệu [34].
Năm 2012, “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020” đã
đánh giá thực trạng, phân tích bối cảnh và xác định mục tiêu phát triển của
các ngành học và các giải pháp để đạt mục tiêu trong tương lai sau 10 năm,
đáp ứng nghiên cứu về con người và nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước
đến năm 2020 [11].
Nhìn chung lịch sử dự báo đã có từ lâu, được các nhà giáo dục trong và
ngoài nước quan tâm: Dự báo về vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục và
đào tạo, về nội dung, phương pháp giáo dục, phương pháp học tập trong nhà
trường hiện đại, các loại hình nhà trường, cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường,
dự báo quy mô phát triển giáo dục và đào tạo... công tác dự báo có vai trò quan
trọng, làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch về kinh tế xã hội;
giáo dục và đào tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

10

tnu.edu.vn/



Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng những công trình dự báo về đội ngũ giáo
viên THPT ở những địa phương, vùng cụ thể, đặc biệt là với những tỉnh miền núi
- biên giới - hải đảo như Quảng Ninh. Vì thế, để góp một phần quan trọng trong
định hướng phát triển giáo dục THPT của tỉnh Quảng Ninh trong những thập
niên đầu của thế kỉ XXI, tác giả tiến hành nghiên cứu “Dự báo nhu cầu giáo
viên THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020”.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Dự báo
Thuật ngữ “Dự báo” có nguồn gốc từ tiếng Hi lạp - Progrossis có nghĩa là
biết trước. Bản thân thuật ngữ “Dự báo” đã nói lên thuộc tính không thể thiếu
của bộ não con người, đó là sự phản ánh vượt trước, cố gắng hướng tới một
tương lai ngày càng tốt đẹp hơn.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Dự báo” được hiểu là: “là dự kiến,
tiên đoán về những sự kiện, hiện tượng, trạng thái nào đó có thể hay nhất định
sẽ xảy ra trong tương lai, là sự nghiên cứu những triển vọng của một hiện
tượng nào đó, chủ yếu là những đánh giá số lượng và chỉ ra khoảng thời gian
mà trong đó hiện tượng có thể diễn ra những biến đổi” [25].
Dự báo dựa trên sơ sở nhận thức những quy luật vận động, phát triển của
tự nhiên, xã hội và tư duy. Dự báo là khâu quan trọng nối liền giữa lý luận và
thực tiễn. Dự báo gắn liền với một khái niệm quan trọng là sự tiên đoán.
Căn cứ vào mức độ cụ thể và đặc điểm tác động của dự báo đến sự phát
triển của hiện tượng hoặc quá trình được nghiên cứu, ta có thể chia làm ba cấp
độ tiên đoán sau:
Giả thuyết: Là sự tiên đoán khoa học ở cấp độ lý luận chung. Là những
sáng kiến, hệ thống những tri thức mới được đề xuất mà không có thì không thể
giải quyết được vấn đề nghiên cứu.
Dự báo: So với giả thuyết, dự báo có tính xác định cao hơn. Dự báo là sự
Số hóa bởi Trung tâm Học

liệu

11

tnu.edu.vn/


tiên đoán ở cấp độ ứng dụng cụ thể. Dự báo có tính chất xác suất cao hơn giả
thuyết. Dự báo vừa có tính chất định tính vừa có tính chất định lượng.
Kế hoạch: Là sự tiên đoán những sự kiện cụ thể hơn của tương lai bằng
việc xác định các mục tiêu cụ thể và chính xác. Đó chính là hệ thống nhiệm vụ
cần thực hiện để đạt được những mục đích nhất định. Kế hoạch chỉ rõ con
đường, phương tiện, phương pháp phát triển phù hợp với những nhiệm vụ đề ra.
Khác với dự báo, kế hoạch là sự tổ chức sắp xếp theo một mô hình nhất
định. Còn dự báo là phải đưa ra được những tiên đoán về khả năng vận động
và phát triển trong tương lai của cả sự vật hiện tượng, trên cơ sở khoa học và
thực tiễn.
Như vậy, dự báo thiết lập được các phương án xác định xu thế phát triển,
các mục tiêu có thể đạt được, làm cơ sở công cụ hiệu quả cho việc hoạch định
chiến lược, xây dựng kế hoạch, quy hoạch và các chương trình, các dự án trong
tất cả các lĩnh vực đời sống KT - XH ở các cấp độ khác nhau và làm hạn chế các
hoạt động tùy tiện sai lầm của các cấp quản lí.
1.2.2. Dự báo giáo dục
Theo tác giả Hà Thế Ngữ, dự báo giáo dục là “Xây dựng phán đoán có thể
về tình trạng của nền giáo dục trong tương lai, nghiên cứu những triển vọng
phát triển của nền giáo dục, chỉ ra những thời hạn ít nhiều xác định của những
biến đổi sẽ xảy ra - đó là dự báo giáo dục - một dạng của tiên đoán khoa học
trong lĩnh vực xã hội”[28]. Như vậy dự báo giáo dục là xây dựng những phán
đoán về quá trình vận động và phát triển của cả hệ thống giáo dục cũng như
những bộ phận của hệ thống sẽ diễn ra trong tương lai.

Dự báo giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì công tác dự báo giáo
dục chủ yếu là cung cấp quan niệm hiện thực về tương lai của nền giáo dục, tìm
kiếm những mục tiêu mới và những giải pháp mới, nhằm đem lại những tiềm
năng tương lai cho nền giáo dục. Hoạt động dự báo giáo dục đôi khi cũng dự
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

12

tnu.edu.vn/


×