Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh trung học phổ thông lý thường kiệt long biên hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNGĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢƠNG THỊ NGỌC ĐIỆP

GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN ĐỐI VỚI HỌC
SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LÝ THƢỜNG KIỆT – LONG BIÊN – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội

Hà Nội- 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢƠNG THỊ NGỌC ĐIỆP

GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN ĐỐI VỚI HỌC
SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ
THƢỜNG KIỆT – LONG BIÊN – HÀ NỘI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà


Hà Nội– 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn
Thị Thu Hà.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Lƣơng Thị Ngọc Điệp


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn và giúp đớ tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi xin
được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà vì điều này.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn tới đội ngũ giảng viên của khoa Xã hội học, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, vì đã nhiệt tình
giảng dạy và cung cấp cho cá nhân tôi và các học viên những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học Cao học tại khoa Xã hội học.

Hà Nội, ngày 15 thág 10 năm 2017


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .............................................................. 5
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... 6
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 7
2. Ý nghĩa của nghiên cứu .......................................................................... 8
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 9
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 20
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu..................................... 20
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 21
7. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................... 21
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 22
NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 25
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 25
1.1. Các khái niệm công cụ ....................................................................... 25
1.1.1. Khái niệm nhu cầu......................................................................... 25
1.1.2. Khái niệm giáo dục ........................................................................ 26
1.1.3. Khái niệm sức khỏe sinh sản......................................................... 27
1.1.4. Khái niệm tuổi vị thành niên ......................................................... 30
1.1.5. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT ......................... 33
1.2. Lý thuyết áp dụng .............................................................................. 35
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu .......................................................................... 35
1.2.2. Lý thuyết hệ thống.......................................................................... 37
1


1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về yêu cầu giáo dục sức khỏe sinh
sản với học sinh trong trƣờng Trung học phổ thông ............................. 39

1.4. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ....................................................... 43
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN ĐỐI
VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ THƢỜNG KIỆT –
LONG BIÊN – HÀ NỘI................................................................................ 46
2.1. Hiểu biết của học sinh trƣờng Trung học phổ thông Lý Thƣờng
Kiệt về sức khỏe sinh sản .......................................................................... 47
2.1.1. Khái quát chung về nhu cầu của học sinh về giáo dục SKSS ..... 47
2.1.2. Hiểu biết của học sinh về tuổi dậy thì ........................................... 49
2.1.3. Hiểu biết của học sinh về tình bạn và tình bạn khác giới ........... 51
2.1.4. Hiểu biết của học sinh về tình yêu và tình dục............................. 56
2.1.5. Hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh thai ..................... 64
2.1.6. Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây truyền qua đường tình dục
......................................................................................................... 68
2.2. Nhu cầu của học sinh trƣờng trung học phổ thông Lý Thƣờng Kiệt
về giáo dục sức khỏe sinh sản ................................................................... 71
2.2.1. Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh trong trường
học

......................................................................................................... 71

2.2.2. Nhu cầu về nội dung giáo dục kiến thức SKSS của học sinh ..... 73
2.2.3. Nhu cầu về hình thức giáo dục kiến thức SKSS của học sinh .... 75
2.2.4. Nhu cầu về thời điểm giáo dục kiến thức SKSS của học sinh .... 77
2.2.5. Nhu cầu đối tượng mà học sinh muốn nhận được sự tư vấn về
SKSS ......................................................................................................... 79
2.3. Các hoạt động giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản trong trƣờng
trung học phổ thông Lý Thƣờng Kiệt ..................................................... 83

2



2.3.1. Hình thức tổ chức lớp học giáo dục sức khỏe sinh sản tại trường .
......................................................................................................... 83
2.3.2. Thời lượng giáo dục sức khỏe sinh sản tại trường ...................... 85
Nhận xét chung .............................................................................................. 86
2.3.3. Đánh giá mức độ hài lòng của học sinh về giáo dục sức khỏe sinh
sản tại trường ........................................................................................... 86
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI
NHÓM NHẰM NÂNG CAO KIẾN THỨC PHÒNG TRÁNH THAI ĐỐI
VỚI HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ THƢỜNG
KIỆT ............................................................................................................... 88
3.1. Chuẩn bị thành lập nhóm.................................................................. 89
3.1.1. Tìm kiếm sự tham gia của các thành viên nhóm ......................... 89
3.1.2. Chuẩn bị môi trường ..................................................................... 89
3.2. Thống nhất mục đích hoạt động nhóm ............................................ 90
3.3. Xây dựng và thống nhất các hoạt động với các thành viên nhóm. 91
3.3.1. Mục đích ......................................................................................... 91
3.3.2. Xây dựng các hoạt động nhóm ...................................................... 92
3.3.3. Kết quả ............................................................................................ 92
3.4. Các hoạt động nhóm .......................................................................... 92
3.4.1. Đánh giá đầu vào về kiến thức phòng tránh thai của các thành
viên

...................................................................................................... 92

3.4.2. Giới thiệu các hoạt động cung cấp kiến thức về các biện pháp
tránh thai truyền thống ............................................................................ 96
3.4.3. Các hoạt động cung cấp kiến thức về các biện pháp tránh thai
tạm thời và các biện pháp tránh thai vĩnh viễn ...................................... 99
3.4.4. Các hoạt động giới thiệu kiến thức về nạo phá thai an toàn ..... 105

3.5. Giai đoạn kết thúc ............................................................................ 109
3


3.6. Lƣợng giá và bài học kinh nghiệm ................................................. 110
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 117
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 120

4


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BLTQĐTD

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

GDGT

Giáo dục giới tính

GDSKSS

Giáo dục sức khỏe sinh sản

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

QHTD


Quan hệ tình dục

SKSS

Sức khỏe sinh sản

THPT

Trung học phổ thông

VTN

Vị thành niên

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Những biểu hiện dậy thì ở nữ
Bảng 2.2. Những biểu hiện dậy thì ở nam
Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh THPT về tình bạn tốt, tình bạn không tốt
Bảng 2.4. Nhận thức của học sinh về những điều cần tránh trong tình bạn khác giới
Bảng 2.5. Nhận thức của học sinh về QHTD
Bảng 2.6. Quan điểm của học sinh về vấn đề QHTD trước hôn nhân
Bảng 2.7. Hiểu biết của học sinh THPT về quá trình thụ thai
Bảng 2.8. Nhận thức của học sinh về các biện pháp tránh thai
Bảng 2.9. Hình thức GD SKSS tại trường
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tầm quan trọng của giáo dục giới tính trong trường THPT

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của học sinh THPT về tình yêu
Biểu đồ 2.3. Nguồn thông tin về các biện pháp tránh thai
Biểu đồ 2.4. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Biểu đồ 2.5. Biện pháp phòng tránh các BLTQĐTD
Biểu đồ 2.6. Nhu cầu được giáo dục kiến thức SKSS của học sinh tại trường học
Biểu đồ 2.7. Nhu cầu về nội dung giáo dục kiến thức SKSS của học sinh THPT
Biểu đồ 2.8. Hình thức giáo dục kiến thức SKSS của học sinh THPT
Biểu đồ 2.9. Nhu cầu về thời điểm giáo dục SKSS của học sinh THPT
Biểu đồ 2.1.0 Đối tượng mà học sinh muốn nhận được sự tư vấn về SKSS
Biểu đồ 2.11. Đánh giá về thời lượng GD SKSS của học sinh tại trường
Biểu đồ 2.12. Mức độ hài lòng của học sinh về hoạt động GD SKSS tại trường

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản nhất;
con người sống hạnh phúc là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ tổ quốc. Chăm sóc sức khỏe không chỉ là nhu cầu
cuả mỗi cá nhân mà nó còn là mục tiêu cho sự pháp triển của xã hội.
Xã hội phát triển kéo theo các mặt khác của xã hội cũng phát triển, đặc biệt là
nền văn hóa, nhất là đang trong quá trình hội nhập. Nền văn hóa tác động nhiều mặt
tới sự phát triển của con người nói chung và học sinh nói riêng. Bên cạnh những
mặt tích cực cũng có những ảnh hưởng tiêu cực, vấn đề đang được xã hội quan tâm
đó là sự du nhập của văn hóa phương Tây đã có ảnh hưởng tới học sinh THPT - Lứa
tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất cũng như giới tính. Vì vậy vấn đề
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh đang được nghành giáo dục
quan tâm.
Trong chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm

Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chương trình
chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức về khoa
học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái”.
Hiện nay, nhà trường nói chung, các trường THPT nói riêng đang từng bước
tiến tới giáo dục toàn diện về kiến thức cũng như kỹ năng đối với học sinh của
mình. Giáo dục SKSS là một phần trong những kiến thức ấy. Bởi lứa tuổi học sinh
VTN là lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm lý và thể chất nhất. Tuy nhiên, đây là một
vấn đề khá tế nhị trong môi trường học đườnghoặc bị coi là đơn giản (đến khi
trưởng thành thì ai cũng biết, nói chi nhiều…), lại có phần ảnh hưởng của tập quán,
truyền thống văn hóa-xã hội… do đó mà đơn phương các nhà trường sẽ gặp khó
khăn trong giáo dục SKSS cho học sinh nếu không có sự kết hợp chặt chẽ với gia
đình và xã hội.

7


Tuy nhiên, ở nước ta trẻ VTN chiếm khoảng 23,8% triệu người, tức là khoảng
31% dân số, đây là con số khá cao. Và con số này đang phải đối mặt với nhiều
thách thức: mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây lan qua đường tình dục, nhiễm
HIV, ma túy, cờ bạc, nghiện rượu… Theo thống kê của hội Kế hoạch hóa gia đình
thì Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó
20% thuộc lứa tuổi VTN.
Trước tình hình đó, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản nói chung và giáo
dục SKSS trong nhà trường nói riêng trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết.Nó trở
thành một vấn đề cấp bách mà xã hội và các nhà giáo dục cần phải giải quyết.Đó là
nhu cầu của các em và cũng chính là nhu cầu của xã hội hiện đại.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, học viên mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục
sức khỏe sinh sản đối với học sinh THP Lý Thường Kiệt, quận Long Biên, thành
phố Hà Nội” nhằm mục đích nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản và mong

muốn đáp ứng đúng nhu cầu của học sinh trong việc cung cấp kiến thức SKSS.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài “Giáo dục sức khỏe sinh sản đối với học sinh THP Lý Thường Kiệt,
quận Long Biên, thành phố Hà Nội”là việc vận dụng những kiến thức và kỹ năng
chuyên ngành CTXH vào vấn đề thực tế. Đồng thời kiểm chức các lý thuyết xã hội
học nói chung và các lý thuyết CTXH nói riêng như: Lý thuyết nhu cầu Maslow, lý
thuyết xã hội hóa, lý thuyết vai trò và hệ thống.
Kết quả nghiên cứu này sẽ mang lại ý nghĩa hết sức thực tế trong cuộc sống
hàng ngày không chỉ đối với các em học sinh mà còn là lời cảnh báo thức tỉnh đến
các bậc phụ huynh, các thầy cô trong nhà trường về cách giáo dục sức khỏe sinh sản
cho học sinh THPT hiện nay.
Người nghiên cứu đánh giá được thực trạng nhận thức của học sinh THPT về
giáo dục giới tính và tìm hiểu nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của các em.Từ đó,
gia đình, nhà trường và xã hội nhận thấy cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của
mình trong việc chăm lo đời sống sức khỏe cho trẻ vị thành niên.

8


3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.1.

Một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Nghiên cứu SKSS VTN được tiến hành r ất sớm trên thế giới, nhất là ở các
quốc gia phát triển, nhưng thường được gọi với những tên khác nhau, chẳng hạn
như sức khỏe VTN hay giới tính, tình dục thanh thiếu niên. Từ sau hội nghị quốc tế
về dân số và phát tri ển (ICPD) tại Cairo (tháng 4/1994), sau khi định nghĩa chính
thức về SKSS được thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thế giới thì mối quan
tâm của không chỉ các nhà khoa học, các nhà giáo dục, các nhà quản lý xã hội mà cả

các bậc cha mẹ đối với vấn đề SKSS VTN được đẩy lên một trình độ mới. Theo
WHO hiện nay trên thế giới có khoảng 1/5 dân số thuộc tuổi VTN, như thế nghĩa là
hiện đang có khoảng hơn 1 tỷ người đang ở tuổi VTN.
Các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực QHTD, nạo hút thai, sinh đẻ ở VTN trên
thế giới gây nhiều điều bất ngờ và đáng lưu tâm . Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), hàng năm có khoảng 20 triệu ca nạo phá thai không an toàn . Theo UNFPA,
hiện nay có khoảng 15 triệu VTN nữ sinh con, chiếm 10% số phụ nữ sinh con trên
thế giới. Mỹ là quốc gia có tỉ lệ nữ VTN mang thai sớm cao nhất ở các nước phát
triển. Tại Mỹ có khoảng 20% số phụ nữ sinh nở trước tuổi 20 [26,tr.10]. Các nghiên
cứu cụ thể cho thấy, ở Châu Phi có thai ngoài d ự định dao động từ 50-90% trong số
VTN chưa chồng và 25 – 40% trong số VTN có chồng, ở Kênia, số VTN có thai
ngoài dự định trong nhóm chưa kết hôn là 74% so với nhóm đã kết hôn là 47%, còn
ở Pêru số VTN có thai ngoài d ự định trong nhóm chưa kết hôn là 69% và nhóm kết
hôn là 51%. Nhìn chung, số VTN mang thai ngoài dự định ở các nƣớc Mỹ - Latinh
dao động từ 20-52%. Với tình trạng mang thai ngoài d ự định như trên mỗi năm có
tới 4,4 triệu ca nạo phá thai của VTN, đây là m ột trong những nguyên nhân cơ bản
tàn phá SKSS VTN hiện nay [5,tr.11-20]
Các số liệu tổng hợp về tình trạng VTN sinh con ngoài ý mu ốn ở một số khu
vực có tỉ lệ cao là: Mỹ - Latinh (40 - 50%), Bắc Phi và Tây Á (15 - 23%), Ấn Độ và
Pakistan (16%), Philippin, Bangladesh, Srilanka và Thailand (23 - 41%). [5,tr.1120]

9


Tình trạng QHTD sớm và m ắc các BLTQĐTD ở VTN là m ột nguy cơ mang
tính toàn c ầu và th ực sự phải được báo động đỏ trong mọi quốc gia. QHTD sớm
thường để lại hậu quả xã hội nghiêm trọng về mang thai, nạo hút thai ngoài ý mu ốn
và các bệnh LTQĐTD, đặc biệt là mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Một nghiên cứu cho thấy, VTN ở Mỹ, ở tuổi 15 có khoảng 27% nữ và 33%
nam đã có QHTD, đến tuổi 17 tỉ lệ này tăng lên 50% và 66%.[5, tr.11 – 20]. Nếu

tính riêng trong nhóm VTN học sinh thì có đến 72% học sinh Mỹ có QHTD khi
bước vào năm cu ối phổ thông trung học, trong số đó có tới 40% các học sinh ở tuổi
15.[23, tr.36] Theo ước tính của Văn phòng thông tin dân số Mỹ về SKSS VTN thì
có ít nhất 80% số người bước vào tuổi 20 ở vùng cận sa mạc Shahara (Châu Phi) đã
từng QHTD. Vì thế nên đây cũng là nơi mắc BLTQĐTD lớn nhất, chẳng hạn như
HIV/AIDS theo UNAIDS thì ở đây số người mắc HIV/AIDS chiếm 2/3 bệnh nhân
này c ủa thế giới.[26, tr.71 – 120]. Ở Thái Lan, ngay từ những năm 70 của thế kỷ
XX, các nghiên cứu đã cho thấy có tới 60% VTN nam có QHTD trong đó có một số
không nhỏ mới ở tuổi 13; ở Trung Quốc các thống kê mới đây khẳng định có 20%
nữ học sinh có QHTD; ở Bangladesh 25% và Nêpan 34% VTN nữ 14 tuổi đã kết
hôn [5]; Châu Phi là l ục địa có tỉ lệ VTN có QHTD và m ắc các bệnh LTQĐTD lớn
nhất thế giới. Các nghiên cứu cụ thể cho thấy, ở Bostwana có 41% nữ và 15% nam
ở tuổi 15- 16 đã có QHTD [26]; ở Cameroon 55% nữ và 70% nam đã có QHTD ở
tuổi 15, nghiên cứu này còn kh ẳng định, VTN càng l ớn tuổi mức độ QHTD càng
tăng và có t ới 5% nữ và 16% nam ở tuổi từ 12-17 đã có trên hai bạn tình thường
xuyên.[26]
Theo ước tính của WHO, mỗi năm có khoảng 20 triệu người mắc các
BLTQĐTD, trong đó nhóm tuổi 15-19 chiếm tỉ lệ cao thứ hai sau nhóm 20-24 tuổi.
Sở dĩ nhóm thanh niên mắc các BLTQĐTD cao là do khi QHTD nhóm này thư ờng
không sử dụng BPTT an toàn là bao cao su.[26]
Cùng với tình trạng QHTD sớm, có thai, nạo hút thai và sinh đ ẻ sớm, mắc các
BLTQĐTD gia tăng nhanh, thực trạng VTN dính líu và tham gia vào các t ệ nạn xã
hội như tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm, trộm cắp… đang đòi hỏi cấp bách và cần có

10


chiến lược mang tính toàn c ầu về SKSS VTN. Đó cũng là n ội dung xuyên suốt các
nghiên cứu nói trên.
Còn tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan chuyên môn, các tổ

chức xã hội đã quan tâm nghiên cứu SKSS của VTN, nhiều công trình chú ý đến
việc trang bị kiến thức tình dục học, các biện pháp phòng ngừa thai ngén. Nội dung
SKSS trong các công trình này thư ờng bao gồm các vấn đề về tình bạn, tình yêu,
tình dục, QHTD, sử dụng các BPTT, có thai sớm và nạo hút thai trong lứa tuổi VTN
, nhận thức về HIV/AIDS và các BLTQĐTD.
Tháng 5/1998, Ủy ban Quốc gia DS/KHHGĐ đã thông qua Dự án tăng cường
giáo dục Dân số cho học sinh trung học 12-18 tuổi. Giữa năm 1998 Dự án hỗ trợ
tăng cường SKSS VTN – VIE /97/P12 do Trung ương Đoàn TNCS H ồ Chí Minh
chủ trì cùng được triển khai. Các dự án này cũng thu được một số kết qủa nhất định.
Một cuộc điều tra với quy mô lớn được thực hiện tại các tỉnh thành của đất
nước về vị thành niên và thành niên với tên gọi “Điều tra quốc gia về vị thành niên
và thanhniên Việt Nam” với 02 giai đoạn, giai đoạn I, từ 2003 đến 2005 ( gọi tắt là
SAVY I) và giai đoạn II, tiến hành từ 2008 đến 2010 (gọi tắt là SAVY II). Cuộc
điều tra tìm hiểu về nhiều vấn đề khác nhau: giáo dục, lao động, việc làm, tình dục
và sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tâm thần, tai nạn, thương tích và bệnh tật, hành vi,
ước muốn, hoài bão...của vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Cuộc điều tra do
Bộ Y tế, Tổng Cục thống kê, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
phối hợp tiến hành, các tổ chức quốc tế UNICEF và WHO hỗ trợ về tài chính và kĩ
thuật. Kết quả của 2 cuộc điều tra cho phép so sánh sự thay đổi và xu hướng phát
triển quan trọng trong kiến thức, thái độ, hành vi, lối sống và điều kiện sống của
thanh thiếu niên.[16.].
SAVY 1 được thực hiện với 7.584 mẫu nghiên cứu là vị thành niên và thanh
niên tại 42 tỉnh/thành.Và ở SAVY 2 được tiến hành với 10.044 vị thành niên và
thanh niên trong độ tuổi 14-25 tại 63 tỉnh/thành.Qua 02 cuộc điều tra kết quả thu
được về việc chăm sóc SKSS của VTN và thanh niên cả nước thu được như sau:
Mang thai, nạo phá thai:

11



Vì số lượng nữ chưa có chồng nhưng đã có quan hệ tình dục và đã từng mang
thai, nạo thai vào thời điểm điều tra của SAVY 1 và SAVY 2 quá nhỏ nên khó có
thể bình luận. Chỉ có thể ghi nhận là không thấy có diễn biến đáng lo ngại hơn ở
SAVY 2 so với SAVY 1 trong số nữ chưa chồng. Việt Nam là một trong những
nước có tỷ lệ nạo phá thai cao trên nhất thế giới, trong đó 20% là ở lứa tuổi VTN,
trên cả nước có 5% em gái sinh con trước tuổi 18, 15% sinh con trước tuổi 20…
Trong Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có đoạn nhấn mạnh
“Việc mang thai ngoài ý muốn và tình trạng nạo phá thai là đáng lo ngại” (Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2003). Còn trong Chiến lược quốc gia về chăm sóc
SKSS giai đoạn 2001-2010 cũng đề ra mục tiêu “Giảm có thai ngoài ý muốn và các
tai biến nạo hút thai” (Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2003).
Hiểu biết về sinh lý thụ thai ở thanh thiếu niên:
71% (nam 67% và nữ 74%) trả lời “Có” với câu nỏi “Liệu một bạn gái có thể
mang thai sau lần quan hệ tình dục đầu tiên?” cho thấy điều quan trọng là có đến
gần 2 phần 3 thanh thiếu niên đã biết đánh giá cao nguy cơ mang thai sau lần quan
hệ tình dục đầu tiên. Số đông thanh thiếu niên (82%) cũng đã biết đến và có niềm
tin vào các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm nam nữ thanh niên trả
lời đúng câu hỏi về thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh khá thấp. Ở SAVY 2, chỉ
có 13% (7% nam và 18% nữ) trả lời đúng câu hỏi này (thời điểm” giữa 2 kỳ kinh”).
Ở SAVY 1, có 17% (11% nam và 22% nữ) trả lời đúng. Điều này có ý nghĩa ở chỗ
cần thiết phát triển hơn nữa việc giáo dục thanh thiếu niên về SKSS và sinh lý thụ
thai để biết tự bảo vệ. “Thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh” là một mảng hiểu
biết cần thiết, giúp phụ nữ có thể chủ động tránh thai, là cách để phụ nữ biết tránh
thai bằng phương pháp tự nhiên.
Tránh thai:
Tỷ lệ biết về các biện pháp tránh thai đều rất cao, trung bình từ 4 biện pháp trở
lên. Tuy nhiên, sử dụng hiểu biết về tránh thai trong thực tế như thế nào và các biện
pháp tránh thai có đáp ứng nhu cầu không mới là điều quan trọng nhất.

12



Bao cao su vẫn là biện pháp hỗ trợ hàng đầu cho nam (72,7%) nhưng viên
tránh thai khẩn cấp cho nữ lại có tỷ lệ sử dụng không cao (chỉ 4,5%).
Biện pháp tránh thai hiện đại được sử dụng nhiều nhất: BCS vẫn đứng hàng
đầu với 42,9%, tiếp theo là dụng cụ tử cung 26,5%, thuốc uống tránh thai 18,8%,
xuất tinh ngoài âm đạo 7,7%, tính vòng kinh 2,0%, viên tránh thai khẩn cấp 1,8%
(tỷ lệ thấp sử dụng viên tránh thai khẩn cấp có thể đã góp phần làm gia tăng số nạo
phá thai ở VTN).
Bệnh lây truyền qua đường tình dục:
Có thể cho rằng sự hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục không
thay đổi sau 2 lần điều tra. Còn cần nhiều nỗ lực để nâng cao nhận thức trong cộng
đồng về các bệnh nói trên. Trên thực tế, điều cần lưu ý các thầy thuốc thực hành là
bệnh phụ khoa thường gặp nhất lại chính là viêm âm đạo (do nấm chiếm tỷ lệ cao
nhất) và sự dễ tái diễn của bệnh này, có nguyên nhân từ hiểu biết hạn chế về vệ sinh
phụ nữ và đời sống tình dục vợ chồng.
Điều tra cuối kỳ (năm 2006) chương trình sáng kiến sức khỏe sinh sản cho
thanh thiếu niên châu Á (RHIYA)về kiến thức, thái độ, hành vi SKSS của thanh thiếu
niên được thực hiện bởi Viện dân số và các v ấn đề xã hội (IPSS) –Trường đại học
kinh tế quốc dân với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính c ủaUNFPA. Đối tượng điều
tra là các em nam , nữ VTN/TN từ 15-24 tuổi đangsống tại gia đình, thuộc 7 tỉnh
(Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế,Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố
Hồ Chí Minh). Tổng số đối tượng VTN/TNtrong mẫu khảo sát là 1216 người, trong
đó có 50,2% nam và n ữ. Kết quả điềutra như sau: 1) Kiến thức về SKSS: Kiến thức
về khả năng thụ thai của VTN/TNvẫn còn thấp, chỉ có 21,3% được đánh giá là có
kiến thức đúng; tỉ lệ VTN/TNbiết nơi mua/nhận các BPTT khá cao 90,4%. Tỉ lệ
VTN/TN nêu được tên của ítnhất hai BPTT là 80,4%. BPTT được VTN/TN biết đến
nhiều nhất là bao caosu (96,1%) và viên thu ốc tránh thai (78,7%); HIV/AIDS là
khối kiến thức tốtnhất của VTN/TN, tỉ lệ có hiểu biết đúng về khối kiến thức này
lên tới 99,3%.Kiến thức về từng nội dung trong SKSS khá cao, tuy nhiên kiến thức

tổng hợpvề SKSS của các em còn chưa sâu, chỉ có 32,6% các em có kiến thức đúng

13


về khối kiến thức này và VTN /TN nữ có kiến thức tổng hợp về SKSS tốt hơn
namrất nhiều; 2) Thái độ đối với SKSS: Hầu hết VTN (91,2%) đánh giá việc
nhậnthông tin về các BPTT là r ất quan trọng, 89,6% VTN/TN cho rằng việc tiếp
cậnthông tin về các BPTT là khá d ễ dàng. Đối tượng chủ yếu được TN tìm đếnthảo
luận về BPTT, HIV/AIDS và các b ệnh LTQĐTD là b ạn bè (khoảng từ60% đến
70%); 3) Hành vi liên quan đến SKSS/TD: tỉ lệ nam TN có QHTDtrước hôn nhân
nhiều hơn nữ (70 nam/10 nữ cho biết đã có QHTD trước hônnhân). Đại bộ phận
VTN/TN nam có QHTD lần đầu với bạn gái của mình, cònđại bộ phận VTN/TN nữ
có QHTD lần đầu với chồng chưa cưới. Tỉ lệVTN/TN sử dụng bao cao su khi
QHTD khá cao 94,6%.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Phương Dung về “Nhận biết về sức khỏe
sinh
sản của học sinh” (2007).Nghiên cứu tại trường THPT quận Hoàng Mai, Hà
Nội.Đối tượng là học sinh lớp 10 và 12.Theo kết quả nghiên cứu đa phần các em
học sinh đều có những hiểu biết cơ bản về sự phát triển sinh lí của bản thân. Nguồn
cung cấp thông tin mà các em được tiếp cận nhiều nhất là phương tiện thông tin đại
chúng, tiếp đó là thầy cô trong trường, bạn bè cùng trang lứa, cha mẹ. Quan điểm về
tình dục của các em trong thời gian học THPT có nhiều quan điểm khác nhau: do tò
mò, do nhu cầu sinh lý, do bắt chước bạn bè…nhưng các em đều biết dùng bao cao
su khi quan hệ tình dục là biện pháp tránh thai an toàn nhất. Các em có hiểu biết
nhất định về nạo phá thai và hậu quả của việc này nhưng chưa thật rõ ràng. Những
nội dung kiến thức về sức khỏe sinh sản là nhu cầu các em muốn tìm hiểu
Nguyễn Hoàng Anh (2007), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ,
Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu về “Nhu cầu giáo dục SKSS VTNcủa học sinh
THPT hiện nay (nghiên cứu tại trường THPT Yên Hòa – CầuGiấy - Hà Nội và

trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội” cho thấy học sinh đã nhận thức
được những nội dung cơ bản về SKSS VTN, nhưng nhận thức còn chưa đầy đủ và
chính xác, nhất là v ề BLTQĐTD và cách phòng tránh BLTQĐTD , BPTT, nạo hút
thai… Số học sinh đã yêu đánh giá mức độ hiểu biết của mình về SKSS lớn hơn số

14


học sinh chưa yêu. Phần lớn học sinh được hỏi cho rằng không nên QHTD khi ở lứa
tuổi VTN do làm ảnh hưởng đến học tập và g ặp phải những nguy cơ về sức khỏe,
mang thai ngoài ý muốn.
Bùi Thị Hạnh (2009) trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu về “Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc
sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay – Qua khảo sát tại trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Bách
khoa Hà Nội”, kết quả khảo sát:
1) Kiến thức tổng hợp của sinh viên về SKSS/TD VTN/TN, bao gồm kiến
thức về khả năng thụ thai, các biện pháp tránh thai, nơi cung cấp các BPTT ,
HIV/AIDS và các BLTQĐTD, chỉ ở mức độ trung bình (26,93 điểm/49 điểm);
2) Đa số sinh viên đều có thái độ đúng đối với vấn đề nạo phá thai, đó là n ạo
phá thai không phải là m ột biện pháp của KHHGĐ, nạo phá thai có hại cho sức
khỏe, nạo thai có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh hay nạo thai dễ gây nhiều biến chứng
nguy hiểm. Phần lớn sinh viên không chấp nhận nạo phá thai vì mục đích lựa chọn
giới tính thai nhi. Tuy nhiên, vẫn còn trên dưới 10% sinh viên có quan điểm sai cho
rằng nạo thai là m ột biện pháp KHHGĐ (13,7%), nạo thai có thể chấp nhận đƣợc
trong trường hợp cặp vợ chồng muốn có con trai nhưng siêu âm cho thấy thai nhi là
nữ (9,5%), nạo thai có thể chấp nhận được trong trường hợp cặp vợ chồng muốn có
con gái nhưng siêu âm cho thấy thai nhi là nam(8,2%);
3) Hành vi CSSKSS của sinh viên vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ
không an toàn : khoảng 6% sinh viên trong mẫu khảo sát đã từng có QHTD, trong

đó có 16 người QHTD lần đầu tiên với người yêu(bạn trai/bạn gái), còn lại có
QHTD lần đầu tiên với chồng/vợ sau khi cƣới và ch ồng/vợ trước khi cưới. Gần
50% số sinh viên đã từng có QHTD đã không sử dụng bất kỳ một BPTT nào trong
lần QHTD đầu tiên. QHTD không an toàn là m ột hành vi nguy cơ có th ể dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân sinh viên, đặc biệt là sinh viên n ữ.
Chỉ có 3 sinh viên trong số 306 sinh viên trong mẫu khảo sát đã từng mắc một trong
số các bệnh LTQĐTD. Tất cả họ đều chữa trị tại các cơ sở y tế công(bệnh viện/trạm

15


y tế/phòng khám). Đây là hành vi tích c ực cần khuyến khích trong chăm sóc SKSS
cho sinh viên. BCS là BPTT đư ợc đa số(73,2%) sinh viên lựa chọn sử dụng khi có
QHTD trong tương lai.
Như vậy, từ tổng quan cho thấy những tác giả đi trước đã nghiên cứu về con
số nạo phá thai tuổi vị thành niên là rất cao nằm trong ngưỡng đáng báo động. Bên
cạnh đó là những bệnh lây truyền qua đường tình dục đang ngày càng gia tăng ở lứa
tuổi này. Những con số, những nghiên cứu này càng cho thấy sự cần thiết của giáo
dục SKSS VTN để hạn chế.
3.2.

Tổng quan về mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

Theo tóm tắt của thư viện sức khỏe sinh sản của WHO, đánh giá các mô hình
can thiệp sức khỏe sinh sản vị thành niên tại các nước đang phát triển.
Ở nhiều nước trên thế giới và ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã tiến
hành nhi ều mô hình chăm sóc SKSS VTN.Mô hình dựa và o trường học có 22
nghiên cứu mức 1.
Mô hình can thiệp SKSS VTN thông qua các chương trình giáo dục SKSS
VTN. Ngành giáo d ục kể cả giáo dục chính quy và không chính quy đ ều đã thực

hiện giáo dục dân số, giáo dục giới tính ở các bậc học và ở các loại hình trường lớp
khác nhau.
Tất cả các chương trình đưa vào nhà trư ớng đa dạng về đề tài, nội dung và cấu
trúc chuyển giao. Tỉ lệ tất cả nghiên cứu báo cáo một tác động tích cực đáng kể là:
17 trên 21 nghiên cứu đánh giá kiến thức và thái đ ộ; 4 trên 11 nghiên cứu đánh giá
trì hoãn tình dục; 3 trên 6 nghiên cứu đánh giá số bạn tình; 6 trên 10 nghiên cứu
đánh giá sử dụng biện pháp tránh thai; và 1 trên 3 nghiên cứu đánh giá sử dụng dịch
vụ.
Tuy vậy, các nội dung giáo dục dân số và gi ới tính và SKSS đư ợc đưavào
chương trình nhà trư ờng còn thiếu đồng bộ, các nội dung ít liên kết nhau. Hơn nữa
các nội dung thường tập trung vào các khía c ạnh sinh học, kỹ thuật liên quan đến
giải phẫu cơ thể con người, hệ thống sinh sản, những thay đổi trong thời kỳ dậy thì
mà ít đ ề cập đến các khía cạnh xã hội và hành vi liên quan đ ến các mối quan hệ

16


khác giới, hôn nhân, tránh thai, các kỹ năng sống như quyết định, giải quyết vấn đề,
xác định giá trị, sự thuyết phục trong quan hệ tình dục trước hôn nhân . Đây là
những vấn đề cần thiết để chuẩn bị cho VTN đương đầu với những vấn đề của cuộc
sống liên quan đến SKSS VTN.
Mô hình chăm sóc SKSS VTN thông qua chương trình truyền thông đại chúng
(6 nghiên cứu bán - thực nghiệm): 5 trên 6 nghiên cứu đánh giá kiến thức và thái độ
tìm thấy một ảnh hưởng tích cực trên kiến thức và thái độ. Ba trên 4 nghiên cứu bao
gồm tiếp thị xã hội tìm thấy một ảnh hưởng tích cực trên kiến thức và thái đ ộ. Các
nghiên cứu tìm thấy một kết quả lẫn lộn đối với kết cục hành vi.
Mô hình chăm sóc SKSS VTN qua chương trình dựa vào cộng đồng (5 nghiên
cứu gồm 1 thử nghiệm RCT, 1 đánh giá sau can thiệp có nhóm so sánh và 3 nghiên
cứu cắt ngang lặp lại): các nghiên cứu thấy rằng các chương trình dựa vào c ộng
đồng cải thiện kiến thức về bệnh lây qua đường tình dục, kiến thức và thái đ ộ, mức

độ giáo dục, việc làm, sử dụng dịch vụ và trì hoãn tình dục.
Mô hình chăm sóc SKSS thông qua chương trình dạy nghề (4 nghiên cứu): cả
4 nghiên cứu tìm thấy một ảnh hưởng tích cực trên kiến thức và thái đ ộ. Có 2
nghiên cứu đánh giá sử dụng biện pháp tránh thai tìm thấy sự tăng sử dụng biện
pháp khi có chương trình.
Mô hình chăm sóc SKSS thông qua chương trình dựa vào điều kiện y tế. Dịch
vụ bạn thanh niên (3 nghiên cứu): các nghiên cứu cho thấy chương trình cải thiện
kiến thức và tăng sử dụng dịch vụ và biện pháp tránh thai.
Tại Việt Nam, ở Thành ph ố Cà Mau , Văn phòng đại diện Marie Stopes
International tại Việt Nam (MSIVN) phối hợp với Sở Y tế tỉnh Cà Mau t ổ chức hội
thảo giới thiệu và l ập kế hoạch triển khai Dự án “Hoàn thi ện và nhân r ộng toàn
quốc mô hình nhượng quyền xã hội dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch
hóa gia đình tại các cơ sở y tế nhà nước”.
Theo đó, dự án được thực hiện trong 42 tháng (từ tháng 7/2013 đến 12/2016),
với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức Atlantic Philanthropies (AP).

17


Mục tiêu tổng thể của Dự án là c ải thiện sức khỏe bà m ẹ thông qua việc nhân
rộng mô hình nhượng quyền xã hội (NQXH) trong chăm sóc SKSS mang tên “tình
chị em” tại các trạm y tế xã nhằm tăng cường tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc
SKSS và KHHGĐ chất lượng cao.
Nhượng quyền xã hội là m ột cách tiếp cận mới trong phát triển thông qua áp
dụng kỹ thuật hiện đại của nhượng quyền thương mại nhằm tối ưu hóa các mục tiêu
xã hội.
Kế thừa một số thành tựu và bài h ọc thành công c ủa mô hình NQXH của thế
giới, mô hình NQXH “tình chị em” được bắt đầu thử nghiệm tại Việt Nam từ năm
2005, với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức AP.
Giai đoạn thử nghiệm 2005-2009 được triển khai tại Khánh Hòa và Đà Nẵng.

Giai đoạn 2 (2009-2012) đƣợc thực hiện tại Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và
Vĩnh Long, với sự hỗ trợ tài chính của AP và Liên minh Châu Âu (EU). Giai đoạn 2
được thực hiện tại các trạm y tế xã và một số cơ sở y tế tư nhân trên nguyên tắc thị
trường tổng thể. Đồng thời một số sáng kiến chi trả dịch vụ mới được thử nghiệm
nhằm thúc đẩy việc cung ứng và ti ếp cận một số dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ
thiết yếu như thẻ dịch vụ, chi trả dựa vào kết quả đầu ra.
Giai đoạn 3 của chương trình NQXH “tình chị em” được triển khai tại Yên
Bái, Đắk Lắk và Cà Mau. Mục tiêu của giai đoạn này là hoàn ch ỉnh mô hình làm cơ
sở cho việc nhân diện trên phạm vi toàn quốc.
Bác sỹ Huỳnh Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau cho biết: “Nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế, đặc biệt là tuyến xã, rất quan trọng đối với
tỉnh Cà Mau . Chúng tôi tin tưởng rằng, việc Marie Stopes International Việt Nam
hỗ trợ mở rộng mô hình “Tình chị em” tại Cà Mau sẽ giúp nâng cao chất lượng của
đội ngũ y tế công trong lĩnh vực chăm sóc SKSS và KHHGĐ.
Theo bác sĩ Huỳnh Quốc Việt, việc nhân rộng mô hình ra các xã vùng sâu
vùng xa sẽ giúp nhiều chị em phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ y tế hơn, qua đó đẩy
mạnh chất lượng cuộc sống của người dân.Đây là một mô hình rất thiết thực cho địa
phương.

18


Từ năm 2011, huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị đã triển khai hiệu quả mô
hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tại 04 xã, thị trấn: Tân Hợp, Tân Long,
Tân Thành, Lao Bảo, có 20 câu lạc bộ với hơn 400 thành viên là nam, nữ thanh niên
trong độ tuổi chuẩn bị kết hôn tham gia.
Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng quý v ới nhiều nội dung sinh hoạt
phong phú như “sự phát triển giai đoạn từ 11 đến 15 tuổi (lứa tuổi học sinh trung
học cơ sở - thiếu niên), “tình dục lành m ạnh an toàn” , “một số điều lưu ý về chăm
sóc SKSS VTN”. Kết quả có hơn 80% VTN, thanh niên được cung cấp thông tin và

tư vấn các nội dung về SKSS VTN, thanh niên; có hơn 75% nam, nữ chuẩn bị kết
hôn được cung cấp thông tin, tư vấn về CS SKSS/KHHGĐ và đư ợc cung cấp các
dịch vụ này một cách phù hợp, an toàn và thuận tiện.
Theo báo cáo của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai thời gian qua huyện đã
ban hành nhi ều kế hoạch, chương trình và th ực hiện tốt công tác chăm sóc SKSS,
sức khỏe tình dục cho thanh, thiếu niên. Hoạt động truyền thông, tư vấn về SKSS,
sức khỏe tình dục tới các đối tượng VTN, thanh niên được duy trì thường xuyên tại
cộng đồng, trong nhà trư ờng, cơ quan, xí nghiệp. Kết quả đến nay, mô hình “Tư
vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân” đã được triển khai tại 17/17 xã, thị trấn; hoạt
động của các câu lạc bộ tiền hôn nhân được duy trì thường xuyên , thu hút trên 28
ngàn đoàn viên , hội viên, thanh niên tham gia. Dịch vụ chăm sóc, phối hợp và h ợp
tác quốc tế trong chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục cho thanh, thiếu niên được chú
trọng. Trên 80% VTNiên và thanh niên hi ểu biết đầy đủ kiến thức cơ bản về SKSS,
sức khoẻ tình dục; 95% thanh niên có nhu cầu được cung cấp dịch vụ tránh thai phù
hợp và thuận tiện.
Tóm lại, nghiên cứu về vấn đề SKSS/SKTD VTN và TN đã đư ợc nhiều nhà
nghiên cứu trong nước đề cập tới bằng phương pháp điều tra xã hội học. Chủ đề
xuyên suốt các nghiên cứu này là về vấn đề thực trạng hiểu biết, thái độ, hành vi của
VTN đối với SKSS. Những nội dung thường được đề cập đến là tình b ạn, tình yêu,
QHTD, sử dụng các BPTT, có thai sớm và n ạo hút thai trong lứa tuổi VTN; nhận
thức về HIV/AIDS. Đối tượng nghiên cứu là VTN và TN đ ộ tuổi từ 15-24. Các

19


nghiên cứu trên hầu hết chỉ tập trung vào vi ệc tìm hiểu hiểu biết, thái độ, hành vi
hay nhu cầu của VTN về CSSKSS mà chưa có nhi ều nghiên cứu lấy kết quả nghiên
cứu từ đó đề xuất thực hiện một chương trình can thiệp nhằm nâng cao kiến thức
SKSS của khách thể nghiên cứu theo đúng nhu cầu của họ.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1.

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng giáo dục SKSS tại trường THPT Lý Thường Kiệt, quận
Long Biên, thành phố Hà Nội và để ứng dụng hoạt động CTXH trong việc hỗ trợ
học sinh THPT tiếp thu kiến thức SKSS, cũng như đề xuất khuyến nghị nâng cao
hiệu quả giáo dục SKSS trong trường THPT.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng về nhận thức của học sinh trường THPT Lý
Thường Kiệt về kiến thức SKSS.
Thứ hai, tìm hiểu nhu cầu giáo dục SKSS của học sinh trường THPT Lý
Thường Kiệt.
Thứ ba, đánh giá thực trạng giáo dục kiến thức SKSS hiện nay đối với học
sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt – Long Biên – Hà Nội.
Thứ tư, ứng dụng CTXH nhóm trong việc nâng cao kiến thức phòng tránh thai
đối với một nhóm học sinh có nhu cầu cao.
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh THPT.
Khách thể nghiên cứu
Học sinh, cán bộ giáo viên trường THPT Lý Thường Kiệt – Long Biên – Hà
Nội, phụ huynh học sinh.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Giáo dục SKSS là một nội dung rộng, vì vậy trong khuôn
khổ của một đề tài luận văn cao học, học viên xin phép đi sâu tìm hiểu hai nhiều nội
dung của SKSS là:


20


 Nghiên cứu thực trạng hiểu biết của học sinh trường THPT Lý
Thường Kiệt về kiến thức SKSS
 Nghiên cứu nhu cầu giáo dục kiến thức SKSS của học sinh trường
THPT Lý Thường Kiệt.
 Ứng dụng mô hình CTXH nhóm nhằm nâng cao kiến thức phòng
tránh thai đối với một nhóm học sinh có nhu cầu tiếp nhận.
Về mặt không gian Trường THPT Lý Thường Kiệt, quận Long Biên, thành
phố Hà Nội.
Về mặt thời gian: năm học 2016 – 2017.
6. Câu hỏi nghiên cứu
 Nhận thức của học sinh THPT Lý Thường Kiệt về kiến thức SKSS
hiện naynhư thế nào?
 Học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt có nhu cầu gì trong giáo dục
kiến thức SKSS.
 Thực trạng giáo dục SKSS đối với học sinh hiện nay ở trường THPT
Lý Thường Kiệt ra sao?
 Mô hình công tác xã hội nhóm có tác dụng như thế nào trong việc hỗ
trợ nâng cao kiến thức phòng tránh thai an toàn của học sinh THPT Lý
Thường Kiệt.
7. Giả thuyết nghiên cứu
 Nhận thức của học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt về kiến thức
SKSS còn hạn chế.
 Học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt có nhu cầu cao trong giáo dục
kiến thức SKSS.
 Trường THPT Lý Thường Kiệt đã có những hoạt động giáo dục SKSS
đối với học sinh, tuy nhiên hiệu quả chưa cao

 Mô hình công tác xã hội nhóm có tác dụng tốt nhất trong việc hỗ trợ
nâng cao kiến thức phòng tránh thai an toàn cho một nhóm học sinh có
nhu cầu tiếp nhận.

21


×