Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đường tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THẾ LÂM

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC MÍA ĐƯỜNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THẾ LÂM

PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC MÍA ĐƯỜNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐÌNH HẠC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các nội dung và kết
quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực, những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Nếu có
phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017
Học viên

Trần Thế Lâm


ii

MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài: ..............................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát: ......................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................................3

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................3
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................4
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................4
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................4
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: ...............................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH
VỰC MÍA ĐƢỜNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...............................7
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ........................................7
1.1.1. Khái niệm Tín dụng ngân hàng .................................................................7
1.1.2. Các đặc trƣng cơ bản của tín dụng ngân hàng ..........................................8
1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng ....................................................................9
1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế ......................11
1.2. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC MÍA ĐƢỜNG........................................12
1.2.1. Đặc điểm tín dụng mía đƣờng .................................................................12
1.2.2. Các phƣơng thức cấp tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng ...................15
1.2.3. Vai trò tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng ..........................................18
1.3. PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC MÍA ĐƢỜNG ...............21
1.3.1. Khái niệm về phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng ................21
1.3.2. Các phƣơng thức phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng ..........21
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá việc phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía
đƣờng.................................................................................................................22
1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía
đƣờng.................................................................................................................29


iii

1.4. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC MÍA
ĐƢỜNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO BIDV - CHI NHÁNH GIA LAI.
...............................................................................................................................37

1.4.1. Kinh nghiệm từ thế giới ..........................................................................37
1.4.2. Kinh nghiệm Việt Nam ...........................................................................39
1.4.3. Bài học cho BIDV - Chi nhánh Gia Lai ..................................................40
Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................42
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
MÍA ĐƢỜNG TẠI BIDV – CHI NHÁNH GIA LAI ...............................................43
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM (BIDV) – CHI NHÁNH GIA LAI ....................................................43
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV - Chi nhánh Gia Lai ...........43
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của BIDV - Chi nhánh Gia Lai .............................43
2.1.3. Cơ cấu tổ chức: .......................................................................................44
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................45
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC MÍA
ĐƢỜNG TẠI BIDV - CHI NHÁNH GIA LAI ....................................................49
2.2.1. Các sản phẩm tín dụng BIDV hiện đang cung cấp cho khách hàng lĩnh
vực mía đƣờng...................................................................................................49
2.2.2. Kết quả tín dụng lĩnh vực mía đƣờng tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai nhƣ
sau: ....................................................................................................................54
2.3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG LĨNH VỰC MÍA ĐƢỜNG TẠI
BIDV - CHI NHÁNH GIA LAI............................................................................62
2.3.1. Đánh giá theo chiều rộng ........................................................................62
2.3.2. Đánh giá theo chiều sâu ..........................................................................64
2.3.3. Một số hạn chế và nguyên nhân ..............................................................68
Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................77
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC MÍA
ĐƢỜNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN ........................78
VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI .....................................................................78
3.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP...........................................................................78
3.1.1. Định hƣớng phát triển ngành mía đƣờng tại Gia Lai ..............................78



iv

3.1.2. Định hƣớng phát triển tín dụng lĩnh vực mía đƣờng của BIDV - Chi
nhánh Gia Lai. ...................................................................................................79
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC MÍA
ĐƢỜNG TẠI BIDV - CHI NHÁNH GIA LAI ....................................................80
3.2.1. Phát triển Mạng lƣới giao dịch ................................................................80
3.2.2. Gia tăng các sản phẩm tín dụng ..............................................................80
3.2.3. Cải tiến hồ sơ, thủ tục vay vốn:...............................................................82
3.2.4. Áp dụng các gói tín dụng lãi suất ƣu đãi: ...............................................83
3.2.5. Điều chỉnh phƣơng thức và kỳ hạn thu lãi ..............................................86
3.2.6. Nâng cao chất lƣợng Nguồn nhân lực .....................................................86
3.2.7. Tăng cƣờng Huy động vốn......................................................................87
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................................................................88
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ .........................................................................88
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc .......................................................90
3.4.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Gia Lai ..........................................................90
3.4.4. Kiến nghị với BIDV ................................................................................91
3.4.5. Kiến nghị với doanh nghiệp ....................................................................92
3.4.6. Kiến nghị với cơ quan khác: ...................................................................95
Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................97
KẾT LUẬN LUẬN VĂN .........................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................99
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát khách hàng .............................................................102
Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả khảo sát khách hàng ..........................................104


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn ...........................................................................45
Bảng 2.2: Tình hình cho vay .....................................................................................46
Bảng 2.3: Tình hình lợi nhuận trƣớc thuế tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai qua các
năm ............................................................................................................................48
Bảng 2.4: Chất lƣợng tín dụng ..................................................................................49
Bảng 2.5: Phân loại tín dụng mía đƣờng theo thời hạn vay ......................................54
Bảng 2.6: Lãi suất vay vốn lĩnh vực ƣu tiên nông nghiệp nông thôn .......................55
Bảng 2.7: Phân loại tín dụng mía đƣờng theo đối tƣợng ..........................................55
Bảng 2.8: Phân loại tín dụng mía đƣờng theo mục đích vay ....................................56
Bảng 2.9: Phân loại tín dụng mía đƣờng theo phƣơng thức cấp tín dụng ................59
Bảng 2.10: Tỷ trọng tín dụng mía đƣờng so với tổng số dƣ tín dụng tại BIDV - Chi
nhánh Gia Lai ............................................................................................................60
Bảng 2.11: Thu nhập từ tín dụng mía đƣờng tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai ...........61
Bảng 2.12: Kết quả phân loại nợ qua các năm ..........................................................67
Bảng 2.13: Quy hoạch một số loại cây trồng của tỉnh Gia Lai đến năm 2020 .........73
Bảng 2.14: Giá thành sản xuất đƣờng tại Công ty Thành Thành Công Gia Lai
(TTCS Gia Lai) .........................................................................................................74
Bảng 2.15: Giá bán buôn đƣờng trong nƣớc (đã bao gồm VAT) .............................74
Bảng 2.16 Giá đƣờng lậu Thái Lan ...........................................................................74
Bảng 2.17: Tỷ trọng chi phí trong giá sản xuất đƣờng tại TTCS Gia Lai ................75


vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ biểu diễn quan hệ tín dụng ..............................................................7
Sơ đồ 1.2: Biểu diễn quan hệ tín dụng ngân hàng .....................................................8
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của BIDV - Chi nhánh Gia Lai .......................................44
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Phân loại tín dụng mía đƣờng theo thời hạn vay ..................................54
Biểu đồ 2.2: Phân loại tín dụng mía đƣờng theo đối tƣợng ......................................55
Biểu đồ 2.3: Phân loại tín dụng mía đƣờng theo mục đích vay ................................57
Biểu đồ 2.4: Phân loại tín dụng mía đƣờng theo phƣơng thức cấp tín dụng ............59


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1

Agribank

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

ATIGA

: ASEAN Trade in Goods Agreement - Hiệp định thƣơng mại
hàng hóa ASEAN

BIDV

: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam

BIDV - Chi
nhánh Gia Lai

: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi

nhánh Gia Lai

CCS

: Commercial Cane Sugar, là số đơn vị khối lƣợng đƣờng1

EVFTA

: Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EU)

FTP

: Fund Transfer Pricing (cơ chế quản lý vốn tập trung)

NHNN

: Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại

OCSB

: Cục mía đƣờng Thái Lan

QNS

: Công ty CP đƣờng Quảng Ngãi


TCTD

: Tổ chức tín dụng

ThS

: Thạc sĩ

TS

: Tiến sĩ

TTCS Gia Lai

: Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai

UBND

: Ủy ban nhân dân

USD

: Đô la Mỹ

Định nghĩa theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia chất lƣợng mía nguyên liệu: QCVN 01-98:
2012/BNNPTNT do Cục Chế biến, Thƣơng mại nông lâm thủy sản và nghề muối biên
soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng trình duyệt và đƣợc ban hành theo Thông tƣ
số 29/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Gia Lai là tỉnh có đặc thù kinh tế thuần nông nghiệp với các loại cây công
nghiệp phổ biến: cao su, mía đƣờng, sắn, hồ tiêu, trong đó cây mía đƣờng là loại
cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho ngƣời nông dân ở khu vực phía đông,
phía nam tỉnh Gia Lai, tiếp tục đóng vai trò là cây trồng chủ lực của khu vực phía
đông, phía nam theo định hƣớng quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến
trên địa bàn tỉnh Gia Lai tầm nhìn đến năm 2020.
So với các tỉnh có trồng cây mía đƣờng khác, Gia Lai bắt đầu trồng mía đƣờng
tƣơng đối muộn từ khoảng năm 1995 đến nay, trình độ kỹ thuật canh tác chƣa cao,
ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế do đó năng suất, chất lƣợng cây mía còn
thấp. Diện tích trồng mía đƣờng còn manh mún, chủ yếu là các hộ cá thể trồng tự
phát với diện tích trung bình từ 1-2ha/hộ với năng suất bình quân toàn tỉnh chỉ xấp
xỉ 40 tấn/ha. Tuy nhiên, cây mía đƣờng vẫn đƣợc xem là cây trồng chủ đạo, góp
phần xóa đói giảm nghèo cho rất nhiều hộ nông dân, nhất là các hộ đồng bào dân
tộc thiểu số, góp phần vào tăng trƣởng GDP hàng năm của tỉnh. Do đó, việc phát
triển bền vững cây mía đƣờng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của
ngƣời dân tỉnh Gia Lai.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
Phía đông và phía nam của tỉnh Gia Lai có điều kiện về khí hậu và thổ nhƣỡng
khác hoàn toàn với khu vực phía bắc, phía tây của tỉnh Gia Lai: không có đất bazan,
không có khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, không có cao độ, không có độ ẩm
lớn, không có lƣợng mƣa lớn, do đó không trồng đƣợc các loại cây công nghiệp
hiệu quả cao nhƣ: mía đƣờng, hồ tiêu, bơ booth cao sản, vì vậy ngƣời dân của khu
vực này chỉ trồng đƣợc các công công nghiệp giá trị và sản lƣợng thấp hơn nhƣ:
bông, điều, thuốc lá, sắn, mía đƣờng… và nhìn chung kinh tế tại các địa phƣơng

này kém hơn nhiều so với khu vực phía bắc, phía tây tỉnh Gia Lai.


2

Trong tổng số 25.000 ha trồng mía đƣờng tại tỉnh Gia Lai có 95% thuộc sở
hữu của các hộ nông dân, về phía doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng bao tiêu sản
phẩm với các hộ sẽ cung ứng về vốn (ứng vốn bằng tiền mặt đầu vụ) - cung ứng vật
tƣ (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) - tƣ vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc – hỗ trợ tƣ
vấn và đầu tƣ hệ thống tƣới – hỗ trợ cơ giới hóa trong thu hoạch, vận chuyển về
Nhà máy ép mía – cuối cùng thu về bằng sản phẩm cây mía. Về bản chất không có
nhiều khác biệt so với các hộ nông dân tự sản xuất và đi vay vốn bên ngoài, có thể
nói hộ cá thể là lực lƣợng lao động chủ yếu của ngành mía đƣờng tại Gia Lai, còn
doanh nghiệp là đối tƣợng cốt lõi tạo nên sự khác biệt trong nông nghiệp chất lƣợng
cao và chia sẻ lợi nhuận với nông dân bản địa góp phần tăng trƣởng kinh tế địa
phƣơng qua đó tạo nhiều công văn việc làm cho công nhân và nông dân trong vùng,
góp phần cân bằng xã hội, tăng trƣởng kinh tế gắn liền với an sinh xã hội.
Với đặc thù vốn đầu tƣ khá cao và ngày càng tăng cƣờng cơ giới hóa trong
khâu canh tác, thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả trong trồng trọt hƣớng đến nông
nghiệp xanh và nông nghiệp kỹ thuật cao, nhu cầu vốn tín dụng để canh tác mía
đƣờng của hộ nông dân và doanh nghiệp trên khu vực phía đông - nam tỉnh Gia Lai
là rất lớn. Là Ngân hàng thƣơng mại có quy mô giao dịch đứng thứ 2 toàn tỉnh (sau
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Gia Lai đã có nhiều gói tín dụng ƣu đãi
dành cho hộ nông dân và doanh nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn,
song đến nay vẫn chƣa có nhiều nông hộ tiếp cận đƣợc các gói tín dụng trên đặc
biệt là các nông hộ có diện tích canh tác nhỏ, vốn tự có ít, lƣợng vốn đƣợc vay vẫn
còn rất thấp so với nhu cầu vay vốn của các lĩnh vực mía đƣờng. Thêm vào đó, tín
dụng lĩnh vực mía đƣờng chƣa mang lại hiệu quả cao cho BIDV - Chi nhánh Gia
Lai nhƣ các ngành khác (thủy điện, xây lắp, thƣơng mại dịch vụ...) nên các gói tín

dụng ƣu đãi cho mía đƣờng chƣa đƣợc triển khai đúng với tinh thần của sản phẩm.
Đối với kinh tế ở khu vực đông nam tỉnh Gia Lai, cây mía đƣờng chiếm tỷ
trọng cao và hiện đang trong giai đoạn đổi mới đƣợc doanh nghiệp, ngân hàng hỗ


3

trợ tạo thành chuỗi khép kín giữa Nhà băng (Ngân hàng) – Nhà khoa học - Nhà
doanh nghiệp - Nhà nông tạo nên chuỗi giá trị đa lợi ích, vì vậy việc phát triển hiệu
quả và khơi thông nguồn vốn nhằm nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng mía đƣờng,
giúp cây mía mang lại hiệu quả kinh tế là việc làm cần thiết.
Đối với BIDV nói chung và BIDV - Chi nhánh Gia Lai nói riêng, đẩy mạnh
phát triển tín dụng lĩnh vực mía đƣờng không những góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế nông thôn mà còn mang lại hiệu quả kinh tế, mang lại doanh thu góp phần
hoàn thành kế hoạch kinh doanh đƣợc giao.
Với tầm quan trọng nhƣ trên tác giá chọn đề tài “Phát triển tín dụng đối với
lĩnh vực mía đường tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Gia Lai” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất xây dựng giải pháp tăng trƣởng quy mô và lợi nhuận từ lĩnh vực mía
đƣờng tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu thực trạng tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng tại BIDV - Chi
nhánh Gia Lai, qua đó đề xuất giải pháp phát triển tín dụng lĩnh vực mía đƣờng tại
BIDV - Chi nhánh Gia Lai.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1/ Tiêu chí đánh giá sự phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng?
2/ Thực trạng phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng tại BIDV - Chi
nhánh Gia Lai ra sao?

3/ Giải pháp nào giúp phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng tại
BIDV- Chi nhánh Gia Lai?
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động tín dụng lĩnh vực mía đƣờng tại BIDV Chi nhánh Gia Lai.


4

- Phạm vi nghiên cứu:
(1) Về nội dung: luận văn nghiên cứu thực trạng tín dụng trong lĩnh vực mía
đƣờng đƣợc triển khai tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai và đề xuất hoàn thiện các giải
pháp tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai để phát triển lĩnh vực mía đƣờng cho
những năm tới.
(2) Về thời gian: thời gian thu thập dữ liệu là từ 2013-2017 (đến 30/9/2017).
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng
 Phƣơng pháp định tính:
- Sử dụng phƣơng pháp hệ thống, phân tích, qui nạp, lựa chọn tri thức, kế thừa
những nhân tố hợp lý của các công trình khoa học đã đƣợc nghiên cứu để hệ thống
hóa cơ sở lý luận về phát triển tín dụng lĩnh vực mía đƣờng tại BIDV – Chi nhánh
Gia Lai.
- Sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh để đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu, hạn chế của phát triển tín dụng lĩnh vực mía đƣờng tại BIDV – Chi nhánh
Gia Lai.
 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng:
Nghiên cứu định lƣợng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu từ khảo sát khách
hàng.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu thực trạng tín dụng cho cây mía đƣờng tại BIDV - Chi
nhánh Gia Lai trong những năm từ 2013-2017 (đến ngày 30/9/2017). Các ƣu nhƣợc

điểm của các giải pháp tín dụng đã triển khai và đề xuất hoàn thiện giải pháp tăng
trƣởng và kiểm soát rủi ro mía đƣờng tại BIDV trong thời gian tới.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt thực tiễn, luận văn có những đóng góp nhƣ sau:
(1) Luận văn xác định đƣợc thực trạng các gói tín dụng cho cây mía đƣờng
đang đƣợc triển khai tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai, đánh giá hiệu quả các phƣơng


5

thức hiện tại và đề xuất biện pháp cải thiện các phƣơng thức tín dụng nhằm nâng
cao hiệu quả tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng trên địa bàn tỉnh.
(2) Thông qua số liệu khảo sát từ ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất mía
đƣờng, luận văn đánh giá đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến việc sản xuất mía đƣờng
hiện tại, hiệu quả của việc sử dụng vốn vay ngân hàng. Xác định đƣợc các khó khăn
vƣớng mắc trong việc cấp tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai.
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:
Trong giai đoạn Chính phủ đẩy mạnh phát triển kinh tế lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao nhƣ hiện nay, thì tín dụng đối với
lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là vấn đề đang đƣợc nhiều ngân hàng thƣơng mại
quan tâm và nghiên cứu áp dụng chính sách.
Trong số các cây nông nghiệp canh tác ở Việt Nam, mía là cây trồng có sự gắn
kết chặt chẽ nhất giữa nông dân với các doanh nghiệp chế biến thông qua hợp đồng
đầu tƣ và tiêu thụ sản phẩm. Đây là ngành tiêu dùng thiết yếu quan trọng cho tiêu
dùng trong nƣớc. Nó không chỉ là một ngành kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội,
giúp kinh tế vùng nông thôn phát triển, ổn định xã hội, gia tăng việc làm. Vụ
2015/2016 cả nƣớc có 41 nhà máy đƣờng phân bổ khắp từ bắc đến nam, diện tích
mía nguyên liệu đạt 284.000 ha chiếm 5% diện tích đất nông nghiệp cả nƣớc, do đó
việc phát triển cây mía nói chung của ngành nông nghiệp và phát triển tín dụng lĩnh
vực mía đƣờng nói riêng của các Ngân hàng thƣơng mại là vấn đề cần thiết trong

giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã vận dụng các lý thuyết kinh tế nhƣ:
Lý thuyết năng suất theo quy mô; Lý thuyết về tăng trƣởng và phát triển trong nông
nghiệp; Lý thuyết đầu vào trong sản xuất nông nghiệp; Lý thuyết về giá sản phẩm,
giá trị tổng sản phẩm, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận... để làm định hƣớng trong nghiên
cứu.
Trong quá trình thực hiện, ngƣời làm đã tìm hiểu các nghiên cứu các công
trình về phát triển tín dụng đối với cây mía đƣờng nhƣ:


6

- Nghiên cứu: “Tín dụng trong cuộc chuyển mình ngành mía đƣờng” của tác
giả Thạch Bình trên Thời báo Ngân hàng (tháng 4/2016) đánh giá tầm quan trọng
của nguồn vốn tín dụng đối với ngành mía đƣờng trong hơn 20 năm qua từ bài học
“Một triệu tấn đƣờng”.
- Nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu
ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Văn Lợi – huyện Quỳ Hợp – tỉnh Nghệ An” của
tác giải Lê Đình Hải và Lê Ngọc Diệp trên Tạp chí khoa học và công nghệ lâm
nghiệp số 06-2016 nghiên cứu trực tiếp trên 60 hộ trồng mía ở xã Văn Lợi – huyện
Quỳ Hợp – tỉnh Nghệ An để kiểm chứng các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh
tế sản xuất mía nguyên liệu của hộ nông dân. Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố
nhƣ: (1) Số năm kinh nghiệm, (2) Giá bán, (3) Số lần tham gia tập huấn, (4) Chi phí
sản xuất, (5) Thâm canh có ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả kinh tế sản xuất mía.
Nghiên cứu chƣa đề cập đến nhân tố tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực mía
đƣờng.
- Luận văn thạc sĩ: “Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang”
của tác giả: Mai Ngọc The (2013) và luận văn thạc sĩ: “Phát triển cây mía trên địa
bàn tỉnh Bình Định” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Thanh (2012) có đánh giá tầm
quan trọng của nguồn vốn đến thực trạng sản xuất mía đƣờng tại tỉnh Hậu Giang,

Bình Định.
Các công trình nghiên cứu kể trên có nội dung liên quan phần nào đến nội
dung nghiên cứu của luận văn, nhƣng thời điểm, đối tƣợng nghiên cứu và địa
phƣơng nghiên cứu rải rác ở nhiều địa phƣơng, chƣa có đề tài nào tập trung nghiên
cứu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đặc biệt là tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai.


7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
LĨNH VỰC MÍA ĐƢỜNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín
dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín
dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi.2
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ La tinh credere, có nghĩa là sự tin tƣởng, tín
nhiệm (Jonathan Golin, 2001). Tín dụng đƣợc diễn giải theo ngôn ngữ dân gian Việt
Nam là quan hệ vay mƣợn. Nguồn gốc của việc sử dụng sự tin tƣởng, tín nhiệm, sử
dụng “chữ tín” trong mối quan hệ vay mƣợn bắt nguồn từ sự vận động đơn phƣơng
của giá trị. Sự tách rời của (1) quá trình vay và (2) quá trình trả trên cơ sở tin tƣởng,
tín nhiệm nên mối quan hệ vay mƣợn trở thành quan hệ tín dụng; trong mối quan hệ
đó, ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay một khoản phí vì đã sử dụng vốn vay
(3) (Sơ đồ 1.1).

(1)

Bên
cấp tín dụng


(2)

Bên đƣợc
cấp tín dụng

(3)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ biểu diễn quan hệ tín dụng
Nói cách khác, quá trình “vay” là quá trình đi thuê vốn; quá trình “trả” là quá
trình hoàn trả vốn đã đi thuê. Do đó, sau một thời gian sử dụng vốn đi thuê, ngoài
việc hoàn trả vốn gốc đã thuê, bên đi thuê vốn phải trả lãi cho bên cho thuê. Bản
chất của hoạt động tín dụng chính là phần lãi thu đƣợc, là giá trị tăng thêm mà bên
đi thuê vốn phải trả cho bên cho thuê.

2

ThS. Bùi Diệu Anh, TS. Hồ Diệu, TS. Lê Thị Hiệp Thƣơng (2009), Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, NXB
Phƣơng Đông năm 2009.


8

Xét trên góc độ Quỹ cho vay, thì tín dụng là việc chuyển dịch vốn bằng tiền từ
ngƣời cho vay sang ngƣời đi vay. Với chức năng trung gian điều phối vốn trong nền
kinh tế của ngân hàng, quan hệ tín dụng làm cho vai trò ngân hàng vừa là ngƣời cho
vay, vừa là ngƣời đi vay. Do đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay vốn giữa ngân
hàng với các chủ thể đang có vốn nhàn rỗi hoặc đang cần vốn, giải quyết cân bằng
“cung vốn” bù đắp “cầu vốn” trong nền kinh tế. Thể hiện đầy đủ (1) quá trình vay,
(2) quá trình trả và (3) trả lãi vốn vay; tuy nhiên, để đảm bảo tài chính cho hoạt
động trung gian, ngƣời đi vay vốn ngân hàng phải trả lãi thêm cho ngân hàng (3’)

lớn hơn lãi ngân hàng trả cho ngƣời cho ngân hàng vay (Sơ đồ 1.2).
(1)

(1)

Bên
cấp tín dụng

(2)
(3)+(3’)

Ngân hàng

(2)

Bên đƣợc
cấp tín dụng

(3)

Sơ đồ 1.2: Biểu diễn quan hệ tín dụng ngân hàng
Nhƣ vậy, bản chất của tín dụng ngân hàng chính là việc NHTM thực hiện chức
năng trung gian phân phối Quỹ cho vay nhằm mục đích hƣởng chênh lệch lãi.
1.1.2. Các đặc trƣng cơ bản của tín dụng ngân hàng
Quan hệ tín dụng đƣợc hình thành dựa trên ba yếu tố đó là lòng tin, tính hoàn
trả và tính “có thời hạn”.
Thứ nhất, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tƣởng giữa ngƣời đi vay và
ngƣời cho vay. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng.
Từ những phân tích ở đặc trƣng thứ nhất ta thấy rằng: trong mối quan hệ tay ba giữa
NHTM, ngƣời gửi tiền và ngƣời đi vay đều dựa vào lòng tin của nhau để giải quyết

tình trạng thừa hoặc thiếu vốn của các chủ thể nêu trên. Ngƣời cho vay tin tƣởng
rằng vốn sẽ đƣợc hoàn trả đầy đủ khi đến hạn. Ngƣời đi vay cũng hi vọng vào khả
năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay
là điều kiện hình thành quan hệ tín dụng. Cơ sở của sự tin tƣởng này có thể do uy


9

tín của ngƣời đi vay, do giá trị của tài sản thế chấp hay do sự bảo lãnh của bên thứ
ba.
Thứ hai, quan hệ tín dụng Ngân hàng dựa trên cơ sở hoàn trả. Ngân hàng với
tƣ cách là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ hoạt động trên cơ sở “đi vay” để
“cho vay” thông qua nghiệp vụ tín dụng của mình. Việc “buôn tiền” của NHTM suy
cho cùng phải đạt đƣợc lợi nhuận. Hành vi buôn bán tiền của NHTM thực chất là đi
mua quyền sử dụng vốn (thuê) để bán (cho thuê) lại quyền sử dụng vốn đó. NHTM
luôn mong muốn khách hàng của mình sử dụng vốn vay có hiệu quả và hoàn trả đầy
đủ vốn và lãi đúng kỳ hạn theo những quy định đã cam kết.
Thứ ba, đó là quan hệ chuyển nhƣợng mang tính chất tạm thời. Đối tƣợng của
sự chuyển nhƣợng có thể là tiền tệ hoặc là hàng hóa. Tính chất tạm thời của sự
chuyển nhƣợng đề cập đến thời gian sử dụng lƣợng giá trị đó. Thực chất trong quan
hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng lƣợng giá trị tạm thời nhàn rỗi
trong một khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu đối với
lƣợng giá trị đó.
1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng
1.1.3.1. Căn cứ vào mục đích của tín dụng
- Tín dụng sản xuất công, thƣơng nghiệp: giúp doanh nghiệp trang trải các chi
phí nhƣ mua hàng, nhập kho, trả thuế, trả lƣơng cho cán bộ công nhân viên.
- Tín dụng tiêu dùng cá nhân: giúp tài trợ cho việc mua ô tô, nhà ở, trang thiết
bị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải các
khoản viện phí và các chi phí cá nhân khác.

- Tín dụng bất động sản: bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và
giải phóng mặt bằng cũng nhƣ các khoản cho vay dài hạn tài trợ cho việc mua đất
canh tác, nhà, trung tâm thƣơng mại và mua các tài sản nƣớc ngoài. Đối với loại
hình cho vay này, ngân hàng đƣợc bảo đảm bằng chính tài sản thực: Nhƣ đất đai,
toà nhà và các công trình khác.


10

- Tín dụng nông nghiệp: nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu
hoạch và bảo quản sản phẩm.
- Tín dụng đối với các tổ chức tài chính: bao gồm các khoản tín dụng dành cho
ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.
1.1.3.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn cho vay đến 12
tháng. Mục đích của loại cấp tín dụng này thƣờng là tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài
sản lƣu động.
- Tín dụng trung hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn cho vay từ trên 12
tháng đến 60 tháng. Mục đích của loại cấp tín dụng này thƣờng là tài trợ cho việc
đầu tƣ vào tài sản cố định, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh
doanh, xây dựng các dự án có quy mô thu hồi vốn lớn.
- Tín dụng dài hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn cho vay từ trên 60
tháng trở lên. Mục đích của loại cấp tín dụng này là tài trợ đầu tƣ vào các dự án đầu
tƣ có thời gian thu hồi vốn dài hơn 60 tháng.
1.1.3.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
- Cấp tín dụng không có bảo đảm là loại tín dụng không có tài sản thế chấp,
cầm cố hay bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng. Ngân hàng không nắm giữ một loại tài sản nào của ngƣời vay để thanh
lý nhằm thu hồi khoản vay khi có sự kiện vi phạm hợp đồng mà thay vào đó là
những điều kiện nhƣ: phƣơng án kinh doanh đƣợc ngân hàng đánh giá có tính khả

thi, có khả năng đem lại lợi nhuận cao; doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi trong
hai năm liền kề thời điểm vay vốn… Đối tƣợng cho vay là những khách hàng tốt,
trung thực trong kinh doanh, khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả, khi
đó ngân hàng dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần nguồn thu nợ bổ sung.
- Cấp tín dụng có bảo đảm là hình thức tín dụng dựa trên cơ sở ngân hàng nắm
giữ các tài sản thuộc sở hữu trực tiếp của ngƣời đi vay hoặc thuộc sở hữu của ngƣời
bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm thƣờng gặp là: thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh.


11

Mục đích của việc này là khi có sự kiện vi phạm hợp đồng tín dụng, ngân hàng có
quyền xử lý các tài sản đó để thu hồi tiền cho vay. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp
lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất
thiếu chắc chắn. Các tài sản bảo đảm ở đây thƣờng là các bất động sản, động sản
thuộc quyền sở hữu của bên đi vay, đƣợc phép giao dịch, không có tranh chấp, tài
sản đƣợc bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
1.1.3.4. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng
- Tín dụng bằng tiền: là loại hình tín dụng đƣợc cung cấp bằng tiền. Đây là
hình thức cấp tín dụng chủ yếu của ngân hàng và đƣợc thực hiện bằng các kỹ thuật
khác nhau nhƣ: tín dụng ứng trƣớc, thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp.
- Tín dụng bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa
dạng, mà điển hình nhất là tài trợ thuê mua. Theo phƣơng thức này ngân hàng hoặc
công ty thuê mua (công ty con của ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho khách
hàng và theo định kỳ khách hàng hoàn trả nợ vay gồm cả gốc và lãi.
1.1.3.5. Căn cứ vào xuất xứ của tín dụng
- Tín dụng trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng có
nhu cầu, đồng thời ngƣời đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Tín dụng gián tiếp: là khoản cho vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại
các khế ƣớc hoặc chứng từ nợ đƣợc phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Các

hình thức này gồm có: chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng, bao thanh toán...
1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tín dụng ngân hàng có một số vai
trò quan trọng nhƣ sau:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất đƣợc liên tục, góp phần
đầu tƣ phát triển kinh tế. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, nó là
động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phƣơng tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho
đầu tƣ phát triển.Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những
nguồn vốn hình thành vốn lƣu động và vốn cố định của doanh nghiệp. Vì vậy, tín


12

dụng đã góp phần huy động vật tƣ hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa
học kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất cho xã hội.
- Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động
của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chƣa sử dụng, sau đó cho các đơn vị
kinh tế vay lại.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các
ngành kinh tế mũi nhọn.
- Tín dụng góp phần tác động đến việc thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh
cho hiệu quả. Đặc trƣng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động trên cơ sở có hoàn
trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn có hiệu
quả. Bằng cách tác động nhƣ vậy, đòi hỏi khi cơ sở kinh doanh sử dụng vốn tín
dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất,
tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của cơ sở kinh doanh.
- Tín dụng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài:
Trong điều kiện kinh tế “mở”, tín dụng đã trở thành một trong những phƣơng tiện
nối liền các nền kinh tế của các châu lục. Bằng việc tài trợ các dự án đầu tƣ ra nƣớc
ngoài, vốn tín dụng thúc đẩy sự hình thành các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia,

các châu lục với nhau.
1.2. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC MÍA ĐƢỜNG.
1.2.1. Đặc điểm tín dụng mía đƣờng
Tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng cũng mang các đặc trƣng cơ bản của tín
dụng ngân hàng, đó là:
- Dựa trên cơ sở sự tin tƣởng;
- Dựa trên cơ sở hoàn trả;
- Quan hệ chuyển nhƣợng mang tính chất tạm thời.
Bên cạnh những đặc điểm chung nêu trên, tín dụng mía đƣờng còn có những
đặc điểm riêng nhƣ sau:
 Thứ nhất: Đối tƣợng vay chủ yếu là các doanh nghiệp và các hộ nông dân.


13

Mía là loại hàng nông sản có thời gian thu hoạch và bảo quản ngắn, sản phẩm
sau khi thu hoạch phải đƣợc xử lý đƣa vào sản xuất ngay để đảm bảo sản lƣợng. Do
đó, doanh nghiệp sản xuất thƣờng có liên hệ mua bán trực tiếp với các hộ nông dân
trồng mía mà rất hiếm khi giao dịch qua các trung gian (các cá nhân, doanh nghiệp
trung gian thu mua nguyên liệu mía rồi bán lại cho các doanh nghiệp sản xuất
đƣờng). Sản phẩm đƣờng (đƣờng thô, đƣờng tinh luyện và các sản phẩm đƣờng
khác) chủ yếu đƣợc các doanh nghiệp sản xuất bán trực tiếp cho các doanh nghiệp
phân phối lớn (siêu thị, công ty bán lẻ…). Có thể thấy, đối tƣợng của tín dụng mía
đƣờng chủ yếu là các doanh nghiệp và hộ nông dân trồng mía.
Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và hộ nông dân trồng mía là để phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể kể đến nhƣ:
- Đối với doanh nghiệp mía đƣờng có nhà máy ép mía: nhu cầu vốn tín dụng
là để đầu tƣ, nâng cấp hệ thống nhà máy ép mía, xử lý nƣớc thải; phát triển vùng
nguyên liệu đầu mùa vụ (chi phí mua giống, hom giống, phân bón, chi phí nhân
công, kỹ sƣ nông nghiệp, chi phí quản lý cho các trạm nguyên liệu); chi trả chi phí

đầu tƣ hệ thống tƣới tiêu, máy móc nông cụ nhƣ máy cày, máy trồng mía phục vụ
trồng trọt; chi trả chi phí chăm sóc trong vụ nhƣ: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
chi phí quản lý cho trạm nguyên liệu, chi phí nhân công chăm sóc; chi trả các chi
phí vào cuối vụ: chi phí đốn chặt mía, bốc xếp, chi phí vận chuyển mía về nhà máy;
chi trả các chi phí liên quan đến sản xuất: nhiều nhất là chi phí mua mía trả cho
nông dân, chi phí vận hành, hóa chất, phụ phẩm, vật tƣ thay thế.
- Đối với doanh nghiệp thƣơng mại: cấp tín dụng để doanh nghiệp mua bán
các loại máy nông cụ nhƣ: máy cày, máy xới, máy phun thuốc, máy bơm nƣớc và
các nông cụ khác; mua bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Đối với doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp: cấp tín dụng để doanh nghiệp
mua sắm các máy nông cụ lớn có giá trị cao nhằm làm dịch vụ nông nghiệp: máy
cày, máy trồng mía, máy đốn chặt, máy bốc xếp, xe ô tô vận tải mía về nhà máy.
Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động theo mùa vụ


14

mía, phối hợp với doanh nghiệp mía đƣờng để cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho
nhà máy cũng nhƣ cho nông dân.
- Các hộ nông dân: nhu cầu tín dụng là để phục vụ sản xuất, chi mua hoặc thuê
đất trồng mía, chi trả các chi phí đầu tƣ hệ thống tƣới, chi phí giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, nhân công chăm sóc, các chi phí liên quan đến dịch vụ nông
nghiệp: cày ngầm, trồng, chăm sóc, chi phí thu hoạch và vận chuyển mía về nhà
máy ép mía. Năng lực sản xuất của mỗi hộ khác nhau tùy vào: quy mô trồng mía,
năng lực tài chính, kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác. Tùy vào năng lực sản xuất mà
nhu cầu sử dụng vốn vay ngân hàng ở mỗi hộ cũng sẽ có điểm khác biệt.
 Thứ hai: Nhu cầu vốn mang tính thời vụ:
- Đối với doanh nghiệp mía đƣờng thì nhu cầu tín dụng tập trung nhiều nhất
vào vụ thu hoạch để chi trả tiền mua mía của nông dân, chi trả chi phí vận hành nhà
máy.

- Đối với các doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ và hộ nông dân thì nhu cầu tín
dụng tập trung nhiều nhất vào đầu vụ và giữa vụ: doanh nghiệp chi trả chi phí mua
sắm thiết bị, máy móc để làm dịch vụ; nông dân chi trả chi phí phân bón, nhân công
chăm sóc.
Khi kết thúc thời vụ, nhu cầu vốn tín dụng sẽ giảm xuống đáng kể và ngƣợc
lại.
 Thứ ba: Rủi ro cao:
Lĩnh vực mía đƣờng là lĩnh vực có rủi ro cao do chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ
điều kiện tự nhiên: hạn hán thiếu nƣớc tƣới, khô hạn làm mía cháy, sâu bệnh… ảnh
hƣởng nhiều đến điều kiện sản xuất, kéo theo việc gia tăng chi phí sản xuất, tăng giá
thành sản phẩm. Tín dụng lĩnh vực mía đƣờng còn chịu rủi ro cao khi ngành đƣờng
đối diện với rủi ro thị trƣờng, đƣờng sản xuất trong nƣớc không cạnh tranh đƣợc với
đƣờng nhập khẩu, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam thực hiện Hiệp định thƣơng
mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đƣờng có thể là mặt hàng chịu thuế suất nhập
khẩu trong khu vực ASEAN là 0% từ năm 2018. Theo báo cáo của Hiệp hội mía


15

đƣờng năm 2016 thì giá đƣờng của Thái Lan vào tới biên giới Việt Nam chỉ có giá
8.000 đồng, trong khi đƣờng trong nƣớc vừa mới ra lò giá vốn đã tới 12.500 đồng/
kg, do đó đƣờng trong nƣớc chịu sự cạnh tranh rất lớn của đƣờng nhập lậu. Những
rủi ro trên làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng đối với Ngân hàng.
1.2.2. Các phƣơng thức cấp tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng
Nhìn chung, các phƣơng thức cấp tín dụng trong lĩnh vực mía đƣờng cũng
tƣơng tự các lĩnh vực khác, bao gồm: Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
▪ Cho vay:
Cho vay đối với lĩnh vực mía đƣờng là việc ngân hàng giao hoặc cam kết giao
vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mía đƣờng để sản xuất,

phân phối, tiêu thụ các sản phẩm đƣờng, thúc đẩy phát triển ngành đƣờng mía. Cụ
thể:
- Cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn là việc cho vay để chi trả các yếu tố đầu vào: là sản phẩm
cho vay bổ sung vốn lƣu động phục vụ nhu cầu sản xuất, trong đó cho vay để chi trả
các yếu tố đầu vào nhƣ: đầu tƣ giống, vật tƣ, trả công lao động, chi trả các chi phí
của dịch vụ nông nghiệp (chi phí cày ngầm, trồng mía bằng máy, chi phí tƣới, chi
phí đốn chặt mía, bốc xếp, chi phí vận chuyển mía về nhà máy), chi phí mua mía trả
cho nông dân, chi phí vận hành nhà máy ép mía của doanh nghiệp…
Hình thức cho vay: theo món hoặc hạn mức, trong đó đối với hộ nông dân chủ
yếu áp dụng cho vay theo món, đối với doanh nghiệp chủ yếu áp dụng cho vay theo
hạn mức tín dụng.
Loại tiền cho vay: chủ yếu là VND, ngoài ra đối với doanh nghiệp còn cho vay
bằng USD để chi trả các vật tƣ, hóa chất phải mua từ nƣớc ngoài mà hợp đồng quy
định đồng tiền thanh toán là USD.
Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng.


16

Tài sản bảo đảm: đối với cho vay cá nhân phải có tài sản bảo đảm, đối với
doanh nghiệp áp dụng: cho vay có hoặc không có tài sản bảo đảm, hoặc tài sản bảo
lãnh của bên thứ ba. Việc áp dụng chính sách cho vay có hoặc không có tài sản đảm
bảo tùy thuộc vào xếp hạng tín dụng của khách hàng tại ngân hàng và chính sách
cấp tín dụng của ngân hàng trong từng thời kì.
Lợi ích của khách hàng vay: lãi suất cho vay cạnh tranh, hợp lý, cố định hoặc
thả nổi và tùy thuộc vào các gói lãi suất của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Cho vay trung dài hạn
Cho vay trung, dài hạn là cho vay phục vụ nhu cầu đầu tƣ nhƣ: mua đất, thuê
đất để trồng mía, mua sắm máy móc phục vụ nông nghiệp: máy cày, máy trồng mía,

hệ thống tƣới tiêu, máy bơm nƣớc, máy đốn chặt, máy bốc xếp mía, phƣơng tiện
vận tải để vận chuyển mía từ cánh đồng về nhà máy… Đối với doanh nghiệp mía
đƣờng: vay vốn trung dài hạn phục vụ nhu cầu đầu tƣ mới, nâng cấp hệ thống nhà
máy ép mía, nhà máy nhiệt điện đốt bã mía, hệ thống xử lý nƣớc thải, xây dựng nhà
xƣởng, nhà kho chứa đƣờng, văn phòng làm việc… với số tiền cho vay tối đa 85%
tổng mức đầu tƣ dự án.
Thời hạn cho vay vốn trung, dài hạn:
+ Trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
+ Dài hạn: từ trên 60 tháng.
Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác.
Lợi ích của khách hàng khi vay vốn trung, dài hạn: thời gian cho vay dài, thời
gian ân hạn và trả nợ phù hợp với dòng tiền của dự án hoặc dòng tiền của doanh
nghiệp; mức lãi suất cạnh tranh và ƣu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
 Chiết khấu giấy tờ có giá:
Chiết khấu giấy tờ có giá trong lĩnh vực mía đƣờng: chỉ áp dụng cho các
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau khi bán đƣờng và các sản phẩm sau đƣờng
(mật đƣờng, bánh kẹo, nƣớc giải khát, điện sinh khối từ nhà máy nhiệt điện đốt bã
mía, phân bón vi sinh từ tro mía…) sẽ nhận đƣợc thƣơng phiếu. Để giải phóng


×