Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu chế độ thoát khí metan khi khai thác xuống sâu trong mỏ than hầm lò vùng quảng ninh TOM TAT LATS t v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
-----------------------------------

NGUYỄN VĂN THỊNH

NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THOÁT KHÍ METAN KHI KHAI THÁC
XUỐNG SÂU TRONG MỎ THAN HẦM LÒ
VÙNG QUẢNG NINH

Ngành: Khai thác mỏ
Mã số: 9520603

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2019


Công trình hoàn thành tại: Bộ môn khai thác hầm lò
Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đặng Vũ Chí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2. TS. Lê Văn Thao, Hội khoa học công nghệ mỏ Việt Nam

Phản biện 1: GS.TSKH Lê Như Hùng, Hội khoa học công nghệ mỏ Việt Nam;
Phản biện 2: TS Nguyễn Anh Tuấn, Tập đoàn CN than – khoáng sản Việt Nam;
Phản biện 3: TS Đào Hồng Quảng, Viện khoa học công nghệ mỏ- Vinacomin.

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường tại
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội


vào hồi ....... giờ ......., ngày ....... tháng ....... năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia - Hà Nội
hoặc Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất


3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than
Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, tại điều 1, mục II.2.b
có nêu “Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn
của quy hoạch: Khoảng 41 - 44 triệu tấn vào năm 2016; 47 - 50 triệu tấn vào
năm 2020; 51 - 54 triệu tấn vào năm 2025 và 55 - 57 triệu tấn vào năm 2030”.
Để đạt được yêu cầu về sản lượng các mỏ than hầm lò ngày càng phải
xuống sâu, mở rộng quy mô cũng như áp dụng cơ giới hóa trong khai thác và
đào lò. Sản lượng than khai thác tăng kéo theo lượng khí mê tan thoát ra các lò
chợ và lò chuẩn bị ngày càng nhiều. Khí mê tan là loại khí có thể gây ra hiện
tượng cháy nổ hết sức nguy hiểm.
Trong lịch sử khai thác than hầm lò trên Thế giới và ở Việt Nam đã xảy ra
nhiều vụ cháy nổ khí CH4 gây tử vong hàng chục, thậm chí đến hàng trăm người và
phá huỷ cơ sở vật chất của các mỏ than. Do tính chất nguy hiểm của khí mê tan
thoát ra trong các đường lò mỏ gây nguy cơ cháy nổ mà ngành khai thác than
hầm lò trên Thế giới cũng như ở Việt Nam luôn đặt vấn đề phòng chống cháy
nổ khí metan lên hàng đầu, trong đó có việc nghiên cứu độ thoát khí metan và
độ chứa khí metan trong các vỉa than là nguồn gốc gây thoát khí metan ra các
đường lò mỏ.

Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về độ chứa khí và thoát khí metan
đã được thực hiện từ nhiều năm nay nhưng chủ yếu tập trung và các mỏ có độ
thoát khí cao, chưa mang tính chất tổng thể và chưa đưa ra dự báo khi khai thác
xuống sâu cho mỗi vùng khoáng sàng hay từng mỏ than hầm lò để có biện
pháp ngăn ngừa tích tụ khí quá giới hạn cho phép hữu hiệu.
Để đánh giá được mức độ nguy hiểm của khí mê tan đối với mỗi mỏ than
hoặc mỗi khu vực khai thác, cần phải xác định được chế độ thoát khí mê tan của
mỏ hoặc khu vực khai thác đó. Trong đó vấn đề đặc biệt quan trọng là nghiên
cứu xác định độ chứa khí mê tan trong các vỉa than và độ thoát khí me tan ra
các đường lò mỏ một cách định lượng để áp dựng phương pháp khai thác và sử
dụng phương tiện phòng chống cháy nổ khí mê tan phù hợp vừ bảo đảm an toàn
vừa nâng cao hiệu quả kinh tế.
Vì vậy “Nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan khi khai thác xuống sâu trong
mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh” mang tính cấp thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng
Ninh khi khai thác xuống sâu.
- Đề xuất các giải pháp phòng ngừa cháy nổ khí metan phù hợp khi tiến
hành khai thác tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


4

Đối tượng nghiên cứu: Độ thoát khí và độ chứa khí mê tan trong các vỉa
than ảnh hưởng đến quá trình khai thác xuống sâu tại các mỏ than hầm lò vùng
Quảng Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: của đề tài là các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về nghiên cứu chế độ thoát khí mê tan trong các

mỏ than hầm lò trên Thế giới và Việt Nam
- Nghiên cứu đặc điểm độ chứa khí mê tan khi khai thác xuống sâu trong
các vỉa than của các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
- Nghiên cứu độ thoát khí mê tan khi khai thác xuống sâu tại các mỏ than
hầm lò vùng Quảng Ninh
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng ngừa cháy nổ khí mê tan phù hợp
cho các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, tổng hợp, kế thừa các tài liệu;
- Phương pháp phân tích, thống kê và phương pháp đồ thị;
- Phương pháp nội suy tuyến tính và phi tuyến tính.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: - Xây dựng các hàm hồi quy theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất để dự báo độ chứa khí và thoát khí mê tan
tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh;
- Dự báo được quá trình thoát khí mê tan vào các khu vực khai thác trên
cơ sở xác định được độ thoát khí metan ở mức khai thác trên bà dự báo độ thoát
khí metan cho mức khai thác tiếp theo.
6.2. Giá trị thực tiễn của đề tài: kết quả nghiên cứu góp phần xác định, dự
báo độ thoát khí metan và khu vực khai thác tại các vỉa than của các mỏ than
hầm lò vùng Quảng Ninh khi khai thác xuống sâu để có biện pháp phòng ngừa
cháy nổ khí metan phù hợp.
7. Những điểm mới của luận án
- Xây dựng được hàm hồi quy về độ chứa khí mê tan trong các vỉa than tại
các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh có dạng phương trình y = a.xb.
- Thành lập bản đồ phân vùng khí mê tan theo phạm vi và theo chiều sâu
của các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
- Dự báo độ thoát khí mê tan cho các lò chợ tại các mỏ than hầm lò vùng
Quảng Ninh có dạng hàm hồi quy y=0,8651x +0,00246 với độ lệch R2=0,9896,

với kết quả đo đạc thực tế bằng kết quả dự báo nhân thêm với hệ số k
=0,8651và cộng với 0,00246
8. Luận điểm khoa học
- Càng khai thác xuống sâu thì độ chứa khí và độ thoát khí mê tan càng tăng;


5

- Cùng một điều kiện địa chất, độ thoát khí mê tan phụ thuộc vào chiều
dày vỉa than và sản lượng khai thác;
- Đối với hệ thống khai khai thác chia lớp, độ thoát khí mê tan ở lò chợ
lớp vách lớn hơn ở lò chợ lớp trụ.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 4 chương, các phần Mở đầu và Kết luận kiến nghị, trang,
bao gồm hình vẽ và bảng biểu.
10. Lời cảm ơn
Luận án được hoàn thành tại trường Đại học Mỏ- Địa chất dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Vũ Chí- Trường Đại học Mỏ- Địa chất và TS
Lê Văn Thao- Hội Khoa học và công nghệ mỏ Việt Nam.
Tác giả luận án xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu,
Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Mỏ, Bộ môn Khai thác hầm lò trường Đại
học Mỏ- Địa chất, đặc biệt là hai cán bộ hướng dẫn khoa học PGS.TS Đặng Vũ
Chí và TS. Lê Văn Thao đã tận tình giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Tác giả luận án cũng xin gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học, các bạn bè
đồng nghiệp, Hội khoa học công nghệ mỏ Việt Nam, xin gửi lời cảm ơn tới lãnh
đạo, cán bộ các đơn vị: Tập đoàn công nghiệp than- khoáng sản Việt Nam, Các
công ty khai thác, hỗ trợ khai thác các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh, đặc
biệt là Trung tâm An toàn mỏ, Viện KHCN mỏ-Vinacomin, Trung tâm cấp cứu
mỏ- Vinacomin,... đã hỗ trợ số liệu, tài liệu thực tế và đóng góp ý kiến phục vụ

công tác nghiên cứu.

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘ THOÁT KHÍ MÊTAN
TRONG CÁC MỎ THAN HẦM LÒ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ KHÍ MÊ TAN
Mêtan (CH4) là loại Cacbuahyđrô bão hoà đơn giản nhất của nhóm
parafin. Là khí không mầu, không mùi, không vị. Khối lượng riêng của nó trong
điều kiện bình thường là 0,716 kg/ m3, nhẹ hơn nhiều lần so với không khí.
Nó có thể hoà tan trong etanol, ete, hoà tan kém trong nước (đến 3,5% trong
điều kiện bình thường). Mặc dù mê tan là khí không ảnh hưởng tới quá trình hô
hấp nhưng hàm lượng đáng kể trong không khí sẽ gây nguy hiểm bởi vì khí
mêtan đẩy khí ôxy (4,8% mêtan sẽ đẩy 1%ôxy). Mê tan là khí có khả năng
cháy nổ . Khi hàm lượng thể tích của mê tan nằm trong khoảng từ 5 - 15% và
hàm lượng ôxy tối thiểu khoảng 8% hỗn hợp có khả năng nổ, hỗn hợp nổ
mạnh nhất khi hàm lượng mê tan đạt 9,5%. Giới hạn nổ của khí mêtan không


6

cố định và phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ, vị trí cháy, cường độ gia nhiệt
ban đầu. Theo chiều giảm áp suất, giới hạn nổ sẽ thu nhỏ lại. Theo chiều gia
tăng nhiệt độ - giới hạn nổ sẽ mở rộng ra và ngược lại.
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘ THOÁT KHÍ
MÊ TAN Ở CÁC MỎ THAN HẦM LÒ TRÊN THẾ GIỚI
a. Phương pháp tại các nước Tây Âu
Ở các nước Tây Âu, người ta thường sử dụng phương pháp dự báo độ
thoát khí mêtan vào lò chợ theo Shulza, Wintera và Stuffkena.
Trong đó:
M- Đô thoát khí tương đối ở lò chợ (m3CH4/T-ng.đ)

Wtn- Đô chứa khí tự nhiên của vỉa than (m3CH4/T)
Wlc- Đô chứa khí của vỉa lân cận (trên hoặc hoặc dưới) (m3CH4/T
than sạch)
mlc- Chiều dày của vỉa lân cận (trên hoặc hoặc dưới); (m).
mkt- Chiều dày vỉa khai thác.
nlc - Hê số thoát khí từ các vỉa lân cận (trên hoặc hoặc dưới), hê số này
phụ thuộc vào khoảng cách từ các vỉa lân cận đến vỉa đang khai thác.
b. Phương pháp thống kê của Liên Xô
Cơ sở của phương pháp này là hê thống số liệu được thống kê lại trong
quá khứ về độ thoát khí của khu vực khai thác hay tầng khai thác và các yếu tố
khác như mức khai thác, chiều dài lò chợ. Độ chuẩn xác của phương pháp phụ
thuộc vào độ tin cậy của số liệu thống kê. Độ thoát khí mê tan của mức khai
thác mới được tính theo công thức:
Trong đó:Mp - Độ thoát khí mêtan của mức khai thác m3/Tngàyđêm
H – Độ sâu của mức khi thác mới (m)
H0- Độ sâu của vách đới chứa khí mê tan (m)
L- Bậc giàu khí biểu thị mức tăng chiều sâu để độ thoát khí tương đối
tăng lên 1 m3CH4/T-ng.đ; đơn vị (m/m3CH4/T)
Giá trị bậc giàu khí L được tổng kết từ các số liêu đã thống kê tại các mức
đã và đang khai thác. Giá trị L được xác định theo công thức sau:

Lp- Độ giầu khí
H1- Độ sâu khai thác của mức nông (m)
H2- Độ sâu khai thác của mức sâu hơn (m)
Mp1- Độ thoát khí ở mức nông hơn (m3CH4/T-ng.đ)
Mp2- Độ thoát khí ở mức sâu hơn (m3CH4/T-ng.đ)
Đối với các mỏ có thống kê nhiều số liêu H1? H2 và các giá trị Mp1 Mp2


7


khác nhau, có thể đưa lên đổ thị mối quan hê giữa M- đô thoát khí tương đối và
H- độ sâu của mức khai thác.
Trên cơ sở đường hổi quy M = f(H) ta có thể dự báo đô thoát khí Mp dự báo
theo giá trị độ sâu của mức khai thác mới.
Trong phương pháp này nếu có càng nhiều số liêu thống kê Mpi và Hi độ
chuẩn xác dự báo càng cao.
Hạn chế của phương pháp là cần có nhiều số liêu thống kê qua nhiều năm
ở các mức khác nhau.
c. Phương pháp dự báo độ thoát khí mê tan từ các đường lò khai thác của Mỏ
thực nghiệm “Barbara”, Ba Lan
Theo phương pháp này, độ thoát khí mê tan tuyệt đối vào lò chợ được
tính theo công thức chung sau:

Vkt: thoát khí mêtan từ than khai thác, m3/ph
- Llc : Chiều dài lò chợ,
m
- mkh : Chiều dầy lớp khấu
m
- Yv : Trọng lượng thể tích của than trong vỉa T/m3
Wv : Độ chứa khí mê tan trong vỉa
m3/ Tkhối cháy
Vg: Khí mê tan thoát từ gương lò chợ
Vtr: Khí mê tan thoát từ phía trên lò chợ
Vdi: Khí mê tan thoát từ phía dưới lò chợ
p - tốc đô tiến gương của lò chợ,
m/ngày đêm.
1.3. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘ THOÁT KHÍ MÊ
TAN Ở CÁC MỎ THAN HẦM LÒ Ở VIỆT NAM
Công tác nghiên cứu độ thoát khí metan ở Việt Nam đã được một số tác

giả đề cập như Trần Tú Ba, Lê Văn Thao
Hiện nay, ở Việt Nam đang sử dụng phương pháp của mỏ thực nghiêm
“Barbara” của Ba Lan để nghiên cứu áp dụng dự báo độ thoát khí vào lò chợ
phù hợp với điều kiên các mỏ than hầm lò Việt Nam vì:
Các yếu tố mỏ địa chất và công nghệ các mỏ hầm lò Balan và Việt Nam
không tương đồng. Đặc biệt nếu nói về điều kiên mỏ-địa chất thì than của Balan
là than năng lượng (Bitumineous), còn than Việt Nam là than an- tra- xít
(Anthracite). Các vỉa than của Balan nằm sâu khá lớn (hàng nghìn mét) và phần
lớn là vỉa thoải. Còn các vỉa than vùng Quảng Ninh đa số là vỉa dốc, nằm gần
mặt đất hơn (hiện nay mỏ than sâu nhất Việt Nam là mỏ than Khe Chàm II-IV
dự kiến đến mức -500 và sẽ cho sản lượng vào năm 2022). Chính vì lý do đó
cần tính toán và đối chứng với kết quả đo đạc thực tế để có thể đề xuất hệ số
điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mỏ địa chất các mỏ hầm lò vùng Quảng
Ninh.
1.4. NHẬN XÉT CHƯƠNG 1


8

- Khí mê tan là loại khí nguy hiểm đối với các mỏ than khai thác bằng
phương pháp hầm lò bởi khí này xuất hiện thường xuyên ở trong các mỏ than
(đặc biệt là các mỏ than antraxit và than bán antraxit như ở vùng Quảng Ninh)
và khi xảy ra cháy nổ khí mê tan thường gây tổn thất lớn về người, tài sản và
ảnh hưởng đến hoạt động sản thoát của mỏ.
- Nhu cầu sử dụng than trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng
tăng. Đồng thời sản lượng than khai thác bằng phương pháp hầm lò ngày càng
chiếm tỷ lệ hơn so với khai thác bằng phương pháp lộ thiên. Chính vì vậy vấn
đề đảm bảo an toàn về cháy nổ khí mê tan trong các mỏ than hầm lò cần được
đặt lên hàng đầu
- Có 2 phương pháp chính nghiên cứu độ chứa và thoát khí mê tan là:

Nghiên cứu độ chứa và thoát khí mê tan trong quá trình thăm dò địa chất và
nghiên cứu độ chứa và thoát khí mê tan trong quá trình khai thác. Ở Việt Nam
Nghiên cứu độ chứa và thoát khí mê tan trong quá trình thăm dò địa chất với số
liệu ít, được dùng để phục vụ công tác thiết kế mỏ ban đầu; nghiên cứu độ chứa
và thoát khí mê tan trong quá trình khai thác dùng để phân loại mỏ.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỘ CHỨA KHÍ MÊ TAN CỦA CÁC VỈA THAN TẠI CÁC
MỎ THAN HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỘ CHỨA KHÍ MÊ TAN TRONG CÁC VỈA
THAN
Độ chứa khí mêtan là lượng khí mêtan tính theo điều kiện tiêu chuẩn có
trong 1 tấn khối cháy của vỉa than.
Yếu tố quyết định mức độ chứa khí mê tan của khoáng sàng chứa than là
những biến động kiến tạo gần nhất. Các vỉa than có điều kiện tích tụ khí mê tan
thường là các vỉa nằm dưới lớp đất phủ không thẩm thấu khí. Hiện tượng các
lớp ngăn cách vỉa than có thẩm thấu khí hay không tạo ra hai loại hình khoáng
sàng kín và hở. Mức độ chứa khí mê tan của từng vỉa trong các loại khoáng
sàng phụ thuộc vào sự tồn tại của các lớp ngăn cách không thẩm thấu khí.
Đặc trưng của khoáng sàng loại kín là sự tồn tại chung các lớp ngăn cách
vỉa than không thẩm thấu khí cả trong các lớp đất phủ và cả trong các lớp nham
thạch các bon nằm xen kẽ giữa các vỉa than. Nhờ đó các lớp ngăn cách này mà
sự chuyển dịch khí mê tan từ các lớp sâu hơn bị chậm lại. Khi tăng chiều sâu
khai thác, độ chứa khí mê tan trong khoáng sμng loại này tăng lên và có sự khác
nhau trong từng vỉa.
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG THAN QUẢNG NINH
Các mỏ than trong bể than Quảng Ninh chịu tác động của hoạt động uốn
nếp và đứt gãy rất mạnh, than bị biến chất cao. Trong bể than Quảng Ninh có
trên 84,5% số mỏ than thuộc nhóm mỏ III, chỉ một số ít thuộc nhóm mỏ II và
nhóm mỏ IV. Tuy nhiên, việc phân chia nhóm mỏ về bản chất chỉ là trị số trung



9

bình. Mỗi mỏ than đều có các trường hình học riêng trong từng khối kiến trúc
đồng nhất bậc cao và đều có đặc tính dị hướng hình học với hệ số dị hướng
khác nhau.
Trong phạm vi bể than, các trầm tích của hệ tầng Hòn Gai có diện tích
phân bố lớn nhất, tập trung thành 2 dải lớn gần vĩ tuyến chạy dọc giữa khu vực
vùng Bảo Đài và Phả Lại - Kế Bào.
Trầm tích chứa than bể than Quảng Ninh được các nhà địa chất thống nhất
xếp vào tuổi (T3n - r) và có tên là hệ tầng Hòn Gai. Thành phần vật chất gần
như đồng nhất và sự lặp lại đơn điệu của các lớp đá giống nhau trong mặt cắt,
rất khó khăn khi phân chia địa tầng và việc so sánh mặt cắt chỉ mang ý nghĩa
tương đối.
2.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐỘ CHỨA KHÍ MÊ TAN TRONG VỈA THAN
CỦA CÁC MỎ THAN HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH
Bảng 1. Kết quả phân tích độ chứa khí metan trong các vỉa than của các mỏ
hầm lò vùng Quảng Ninh
Tên mỏ

Tên vỉa

Vỉa 1CB

Vỉa 5

Mỏ than Mạo
Khê

Vỉa 6


Vỉa 7

Vỉa 8

Mức

Giá trị trung bình độ
chứa khí, m3/TKC

50
-25
-70
-120
-150
-15
-59
-80
-100
-150
30
-25
-60
-80
-100
-150
-25
-50
-80
-120

-150
-25
-50
-80

0.01787
0.311
0.32033
0.462
0.634
0.253
0.467
0.78
0.825
1.05
0.299
0.399
0.422
0.456
0.672
0.9582
0.366
0.938
1.01266
1.342
1.5785
0.367
0.52639
1.418


Ghi chú


10

Vỉa 9

Vỉa 9b

Vỉa 10

Vỉa 10

Mỏ than
Hà Lầm

Vỉa 11

Vỉa 14

-135
-150
30
-25
-57
-80
-120
-25
-58
-68

-80
-105
70
32
-25
-38
-80
-95
+10
+5
0
-10
-40
-46
-50
-65
-90
-150

1.83364
1.988
0.356
0.698
1.389
2.26722
3.59497
0.1479
0.4141
0.8571
1.423

1.635
0.21066
0.289
0.375
0.661
0.936
1.029
0.061
0.0704
0.1131
0.1726
0.196817
0.24
0.2515
0.26385
0.2988
0.332

-200

0.37578

-46
-50
-70
-100
-110
-130
-145
-160

-250
+12
-25

0.01034
0.072
0.15
0.2311
0.25193
0.2745
0.262
0.2961
0.37494
0.105
0.192


11

Vỉa 12

Vỉa 13.1a

Vỉa 13.1
Mỏ than Khe
Chàm

Vỉa 13.2

Vỉa 14.2


-80
-90
-110
-150
-300
-120
-130
-140
-160
-180
-200
-110
-125
-130
-120
-163
-200
-90
-100
-120
-130
-180
-225
-56
-100
-105
-120
-147
-152

-164
-190
-37
-45
-75
-80
-91
-94
-110
-124
-140

0.208
0.217
0.239
0.272
0.35953
1.5
2.203
2.809
3.282
3.37104
3.916
2.263
3.53632
3.81109
3.976
4.8583
5.302
3.37501

3.50684
4.758
4.827
5.02296
6.29
1.103
1.82
2.212
2.6
3.161
3.607
3.86856
4.148
1.522
2.19
2.386
2.661
3.114
3.14
3.66089
3.96833
4.2122


12

Vỉa 14.4

Vỉa 14.5


+69
-28
-45
-90
-100
-124
-150
-168
+59
+35
+3
-50
-71
-100
-140

0.3064
0.38
0.8
1.055456
1.28536
1.21072
1.331
1.419
0.13684
1.0207
1.1666
1.19645
2.089
2.089

2.49023

2.4. NGHIÊN CỨU QUY LUẬT PHÂN BỐ ĐỘ CHỨA KHÍ METAN TẠI
CÁC MỎ THAN HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH
Sự thay đổi độ chứa khí metan theo chiều sâu vỉa của các mỏ Mạo
Khê, Hà Lầm và Khe Chàm 1 được xác định từ dữ liệu đầu vào bằng phương
phpas hồi quy thực nghiệm theo quan hệ y = a.xb và được thể hiện trên hình
sau:

Hình 1. Biến thiên độ chứa khí mê tan trong vỉa than của mỏ than Mạo Khê


13

Hình 2. Biến thiên độ chứa khí mê tan trong vỉa than của mỏ than Hà Lầm

Hình 3. Biến thiên độ chứa khí mê tan trong vỉa than mỏ than Khe Chàm 1
Từ các đồ thị biến thiên độ chứa khí mê tan theo chiều sâu của các vỉa
than cho thấy độ chứa khí mê tan tăng theo chiều sâu của vỉa và độ chứa khí mê
tan tuân theo quy luật với hàm hồi quy có dạng phương trình y=a.xb với các
biến x là độ sâu (cao độ) của vỉa than, y là độ chứa khí mê tan tại độ sâu x. Tùy
từng điều kiện cụ thể của từng vỉa mà có giá trị a và b khác nhau.


14

2.5. NHẬN XÉT CHƯƠNG 2
Từ kết quả nghiên cứu về độ chứa khí mê tan cho các vỉa than của các
mỏ Luận án có một số nhận xét sau:
- Độ chứa khí mê tan tăng theo chiều sâu của vỉa cũng như của mỏ theo

quy luật y = a.xb
- Trong bể than Quảng Ninh, các mỏ hầm lò cũng chia ra các khu vực
có độ chứa khí mê tan cao và khu vực có độ chứa khí mê tan thấp hơn. Khu vực
có độ chứa khí mê tan cao được biểu hiện ở các mỏ: Mạo Khê, Đồng Vông,
Quang Hanh, Dương Huy, Khe Chàm ( mỏ hạng III và siêu hạng). Các mỏ than
hầm lò còn lại của vùng Quảng Ninh đều có độ chứa khí mê tan trong các vỉa
than thấp (chủ yếu là các mỏ hạng I và II)
Chương 3
NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THOÁT KHÍ MÊ TAN KHI KHAI THÁC
XUỐNG SÂU TẠI CÁC MỎ HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH
3.1. NGHIÊN CỨU ĐỘ THOÁT KHÍ MÊ TAN Ở CÁC MỎ THAN HẦM LÒ
VÙNG QUẢNG NINH
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ thoát khí mê tan từ trong vỉa than khi khai
thác, tuy nhiên trong khuôn khổ luận án chỉ xét ảnh hưởng của 2 yếu tố chính đó là:
Ảnh hưởng của độ chứa khí trong vỉa than đến độ thoát khí metan và ảnh hưởng của
sản lượng khai thác đến độ thoát khí metan.

.
Hình 4. Mối quan hệ giữa sản lượng và độ thoát khí mê tan tuyệt đối mỏ than
Mạo Khê


15

Hình 5. Mối quan hệ giữa sản lượng và độ thoát khí mê tan tuyệt đối mỏ than
Hà Lầm

Hình 6. Mối quan hệ giữa sản lượng và độ thoát khí mê tan tuyệt đối mỏ than
Khe Chàm 1



16

Hình 7. Thể tích khí metan thoát ra từ các mỏ than hầm lò
3.2. DỰ BÁO ĐỘ THOÁT KHÍ MÊ TAN Ở CÁC MỎ THAN HẦM LÒ
VÙNG QUẢNG NINH KHI KHAI THÁC XUỐNG SÂU
Trên cơ sở các phân tích nêu trên, tác giả lựa chọn phương pháp của Ba
Lan làm phương pháp cơ sở để nghiên cứu áp dụng trong việc tính toán dự báo
độ thoát khí vào lò chợ cho phù hợp với điều kiên các mỏ than hầm lò Việt
Nam

Hình 8. Mỗi tương quan giữa kết quả dự báo và kết quả đo đạc thực tế về độ
thoát khí mê tan
Kết quả tính toán dự báo và kết quả đo đạc thực tế đô thoát đô thoát khí


17

tuyệt đối của các lò chợ dài các công ty có đô chứa khí cao thuộc từng khu
vực Mạo Khê, Uông bí, Hòn Gai và Cẩm Phả trình bày trong bảng trên cho
thấy:
- Các kết quả dự báo và kết quả đo đạc thực tế có sự sai lệch không
nhiều, với hàm hồi quy bằng phương pháp bình phương cực tiểu có dạng:
y=0,8651x +0,00246 với độ lệch R2=0,9896
Do đó kết quả dự báo để áp dụng vào thực tế cần phải nhân thêm với hệ
số k =0,8651và cộng với 0,00246
- Các kết quả dự báo độ thoát khí tuyệt đối của các khu vực nhìn chung
cao hơn so với kết quả đo đạc thực tế.
3.3. NHẬN XÉT CHƯƠNG 3
- Độ thoát khí mêtan ở lò chợ, lò chuẩn bị trong các sơ đổ công nghệ khác

nhau đều tuân theo quy luật chung và phụ thuôc chủ yếu vào đô chứa khí mêtan
và sản lượng khai thác lò chợ :
- Đô thoát khí mêtan tương đối và đô thoát khí mêtan tuyệt đối tăng khi
đô chứa khí mêtan tăng.
- Khi sản lượng khai thác tăng lên thì đô thoát khí mêtan tuyệt đối tăng
theo nhưng ngược lại đô thoát khí mêtan tương đối lại giảm đi.
Từ các bảng kết quả tổng hợp bình quân trên cho thấy, lượng khí mê tan
của các mỏ đều có xu hướng năm sau tăng hơn năm trước. Mặt khác các mỏ
đều khai thác xuống sâu hơn và sản lượng khai thác không tăng nhiều, nên cho
nhận xét rằng khi khai thác xuống sâu thì lượng khí mê tan thoát ra từ các khu
vực khai thác cũng tăng lên.
Chương 4
ĐỀ THOÁT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA CHÁY NỔ KHÍ MÊ TAN
CHO CÁC MỎ THAN HẦM LÒ VÙNG QUẢNG NINH
4.1. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA MỐI NGUY HIỂM TỪ KHÍ MÊ TAN
4.1.1. Cảnh báo mối nguy hiểm về khí metan nhờ giải pháp khoan tiến
gương đối với các lò đào trong than


18

Hình 9. Sơ đổ bố trí lỗ khoan thăm dò
1. Nhóm lỗ khoan thẳng gương
2. Nhóm lỗ khoan biên
4.1.2. Áp dụng các thiết bị đo đạc khí mêtan cầm tay

Hình 10. Hình ảnh thiết bị đo, cảnh báo khí mê tan cầm tay
4.1.3.Áp dụng hệ thống quan trắc cục bộ tự động đối với những mỏ có độ
nguy hiểm cao về khí mêtan


Hình 11. Sơ đồ khối về hệ thống quan trắc
4.2. BIỆN PHÁP CHỦ ĐỘNG LOẠI TRỪ MỐI NGUY HIỂM CỦA KHÍ MÊ
TAN
Để chủ động loại trừ mối nguy hiểm của khí mê tan cần thiết phải làm mất
sự thoát hiện của khí mê tan bằng cách khoan thu khí mê tan và thải ra bên ngoài
mỏ
Lò chợ lựa chọn khoan tháo khí mêtan là lò chợ I-11-5 vỉa 11 mỏ than
Khe Chàm 1, Công ty than Hạ Long-TKV, có các thông số địa chất, kỹ thuật
như sau:
- Chiều dày vỉa trung bình, m = 2,5 (m);
- Góc dốc vỉa trung bình,  = 280;
- Tỷ trọng than,  = 1,6 (T/m3);


19

- Chiều dài theo phương khu khai thác, Lp = 830 (m);
- Chiều dài theo hướng dốc khu khai thác, Ld = 105 (m);
- Sản lượng khai thác 500 T/ngày đêm.
- Hệ thống khai thác và công nghệ khai thác: Hệ thống khai thác cột dài
theo phương, chống giữ bằng giá thủy lực di động XDY, khấu than bằng khoan
nổ mìn thủ công, điều khiển đá vách bằng phá hỏa toàn phần.
- Độ chứa khí mêtan tự nhiên lớn nhất của vỉa: 10,3 m3/TKC.
- Độ thoát khí mêtan tương đối lớn nhất của vỉa là 7,51 m3/Tng.đ.
- Lưu lượng gió trung bình qua lò chợ: 8,0 m3/s.
- Biến động địa chất: không có đứt gãy phay phá.
Khí mêtan hút trong các lỗ khoan qua hệ thống đường ống tháo khí
mêtan, để xử lý khí mêtan thu được có 3 phương án để lựa chọn.
* Phương án 1. Đưa khí mêtan lên mặt đất và thu hồi khí để sử dụng;
* Phương án 2. Đưa khí mêtan lên mặt đất và xả ra bầu khí quyến;

* Phương án 3. Xả khí mêtan ra đường lò thông gió của trạm quạt.
Hiện nay mỏ than Khe Chàm 1 đang khai thác đến mức -250 đến mức 350, lượng khí mêtan thoát vào lò chợ không ổn định nên lưu lượng, hàm lượng
khí mêtan hút được sẽ không ổn định. Do đó nếu đầu tư hệ thống để hút và xử
lý khí mêtan để có thể sử dụng được sẽ rất tốn kém mà hiệu quả đem lại chưa
cao. Vậy đề tài này sẽ không xem xét đến phương án 1.
Phương án 2. Đưa khí mêtan lên mặt đất và xả ra bầu khí: Khí mêtan từ
dưới lò được dẫn theo hệ thống đường ống DN200 (đường A) đi qua bộ ngắt
lửa (1) (để tách biệt hệ thống ống dưới đất và trên mặt đất) đến đường ống có
lắp đặt các thiết bị cảm biến (2), tiếp theo hỗn hợp khí được đưa đến Injector
(3). Các Injector này được trang bị van thải (8) để khử nước. Khí sau khi qua
Injector (3) được làm loãng bằng quạt gió (4) trong khối trộn không khí (9)
trước khi thải vào khí quyển (B). Tiếng ồn do quạt gió và máy hút tạo ra được
khử bằng bộ phận giảm âm (5). Toàn bộ quá trình làm việc của trạm được vận
hành nhờ các thiết bị đặt trong container văn phòng (7), trong đó lắp đặt các
thiết bị động lực, điều khiển và hệ thống máy tính quản lý quá trình làm việc
của hệ thống.
Phương án 3. Xả khí mêtan ra đường lò thông gió của trạm quạt: Injector
(3) nhờ năng lượng khí nén tạo ra hạ áp âm hút khí mêtan từ các lỗ khoan lên
theo hệ thống đường ống DN200 (đường A) đi qua đoạn đường ống có lắp đặt
van điện từ (1) và các thiết bị cảm biến, đầu đo khí mêtan. Tiếp theo hỗn hợp
khí được đưa đến Injector (3). Khí sau khi qua Injector (3) được hòa loãng bằng
luồng gió thải trên đường lò thượng thông gió.


20
6

B
Container văn phòng
(phòng điều khiển)


Cột chống sét

Khối trộn không khí

7

Bộ phận giảm âm

Tủ động lực, điều
khiển thiết bị, đo l-ờng
và hiển thị

5

9

Khu vực hòa loãng khí
mêtan
áp suất Min 0,7MPa

Quạt gió

4

Đ-ờng truyền số liệu
đo an toàn tia lửa

3


3

3 x 400 AC đ-ờng điện
nguồn, 35kW

Đ-ờng ống khí nén

4

Injector

dP
%CH4
P

Bộ ngắt lửa

T

A
Cảm biến áp suất

Cảm biến nhiệt độ

Đ-ờng ống tháo khí mêtan
từ d-ới hầm lò lên

Đầu đo CH4 0-100%

Cảm biến đo hạ áp


Khử n-ớc

1

8

Nối đất

2

Hỡnh 12. S a khớ mờtan lờn mt t v x ra bu khớ quyn
PT

Van đóng mở
9
Trạm khí nén

5

Đ-ờng ống khí nén trên mặt đất
PT
9

Phòng điều khiển

Bảng hiện thị các
thông số của trạm

trên mặt bằng


Nút điều khiển van

d-ới hầm lò

3
FT
Injector

6

4
Đầu đo CH4, 0-5%

Van điện từ phòng nổ DN250

TE

PT
2
10

Đầu đo CH4
0-100%

PP
8

6


7

3

A
1

Đ-ờng ống tháo khí mêtan

ghi chú:

1 Van điện từ phòng nổ DN250
2 Đầu đo CH4 0-100%
3 Injector

6 Cảm biến chênh lệch áp suất APR 2000 Ex
2Kpa (FT,PP)
7 Cảm biến nhiệt độ CT-9Ex 1000C (TE)

4 Đầu đo CH4, 0-5%

8 Cảm biến áp suất PC-28 Ex -60...0Pa (PT)

5 Van đóng mở

9 Cảm biến áp suất PC-28 Ex 1Pa (PT)
10 Chạc ba DN250x2DN80 cho Injector

Hỡnh 13. S x khớ mờtan ra ng lũ thụng giú ca trm qut
i vi phng ỏn 2: nu dn khớ mờtan lờn mt bng s tng chiu di

lp t ca h thng v chi phớ vn hnh h thng thi khớ mờ tan trờn mt bng,
phng ỏn ny nờn ỏp dng khi cú kh nng thu hi khớ mờtan s dng. Vỡ
vy la chn phng ỏn 3: x khớ mờtan ra ng lũ thụng giú ca trm qut l


21

hợp lý vì vẫn đảm bảo được hiệu quả và an toàn trong quá trình tháo khí mêtan,
chi phí đầu tư thấp.
Để kiểm tra lưu lượng gió đi qua xuyên vỉa -225 có thể hòa loãng lượng
khí mêtan do Injector xả ra đường lò xuống dưới 0,75% xem tính toán phần
dưới:
- Để đảm bảo an toàn đường ống tháo khí mêtan phải đi trong các đường
lò gió thải, đến giai đoạn triển khai hệ thống khoan tháo khí mêtan đến trạm
quạt là ngắn nhất, vì vậy chọn xuyên vỉa -225 là vị trí để đặt Injector hút khí.
- Lưu lượng gió qua xuyên vỉa -225 là 80 m3/s (4800 m3/ph), hàm lượng
khí mêtan lớn nhất qua xuyên vỉa -225 là 0,3%, do đó lưu lượng khí mêtan đi
qua xuyên vỉa -225 là: 0,3x4800/100 = 14,4 m3/ph.
- Lưu lượng khí mêtan tháo được lớn nhất là 5,98 m3/ph, vậy tổng lưu
lượng khí mêtan sau vị trí Injector xả khí mêtan là: 14,4 + 5,98 = 20,38 m3/ph.
Tổng lượng gió đi qua xuyên vỉa -225 sau vị trí Injector xả khí là: 4800 + 5,98
= 4805,98 m3/ph.
- Hàm lượng khí mêtan sau vị trí Injector xả khí mêtan tính bằng tổng lưu
lượng khí mêtan chia cho tổng lưu lượng gió, thay số vào ta tính được hàm
lượng khí mêtan trên xuyên vỉa -225 sau vị trí Injector xả khí là:
20,38 / 4805,98 x 100% = 0,42 % .
Vậy lưu lượng gió qua xuyên vỉa -225 có thể hòa loãng lượng khí mêtan
do Injector xả ra xuống dưới mức cho phép.
Kết luận: Chọn phương án xử lý khí mêtan thu được là phương án 3: Xả
khí mêtan ra đường lò thông gió của mỏ.

4.3. NHẬN XÉT CHƯƠNG 4
Giải pháp áp dụng phòng ngừa cháy nổ khí mê tan trong mỏ than hầm lò
vung Quảng Ninh cần áp dụng tổng thể các giải pháp như: Sử dụng lỗ khoan
tiến gương với chiều sâu lớn hơn 10m, thậm chí đến hàng trăm mét để thăm dò
các túi chứa khí, chứa nước, đồng thời áp dụng các biệt pháp đo đạc khí mê tan
bằng tay và thiết bị cảnh báo khí mê tan cá nhân trang bị cho cán bộ công nhân
trong mỏ. Duy tu bảo dưỡng thường xuyên các hệ thống cảnh báo khí mê tan
hiện đã lắp đặt tại mỏ và lắp đặt mới cho các khu vực chuẩn bị khai thác.
Đối với những vỉa có độ chứa khí mê tan cao như vỉa 11 mỏ than Khe
Chàm 1, Công ty than Hạ Long-TKV, cần có biện pháp tháo khí. Trong luận án,
tác giả đã tính toán cho lò chợ I-11-5 mỏ than Khe Chàm 1 lựa chọn giải pháp
khoan tháo khí và xả ra đường lò gió thải của mỏ với hàm lượng khí CH4 tại
đầu xả khí là 0,42%. Tuy nhiên nếu tiếp tục khai thác xuống sâu, độ chứa khí tự
nhiên trong vỉa tăng lên thì cần tiếp tục tính toán để kết nối với trạm hút khí
trên mặt bằng để đưa khí mê tan trực tiếp ra ngoài trời.


22

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu, ta có thể rút ra những kết luận như sau:
- Nhìn chung xu hướng độ chứa khí mê tan tăng theo chiều sâu của vỉa
cũng như của mỏ.
- Trong bể than Quảng Ninh, chỉ xét riêng các mỏ hầm lò cũng chia ra
các khu vực có độ chứa khí mê tan cao và khu vực có độ chứa khí mê tan thấp
hơn.
- Độ thoát khí mêtan ở lò chợ, lò chuẩn bị trong các sơ đổ công nghệ khác
nhau đều tuân theo quy luật chung và phụ thuôc chủ yếu vào đô chứa khí mêtan
và sản lượng khai thác lò chợ

- Đô thoát khí mêtan tương đối và đô thoát khí mêtan tuyệt đối tăng khi
đô chứa khí mêtan tăng.
- Khi sản lượng khai thác tăng lên thì đô thoát khí mêtan tuyệt đối tăng
theo nhưng ngược lại độ thoát khí mêtan tương đối lại giảm đi.
Từ các bảng kết quả tổng hợp bình quân trên cho thấy, lượng khí mê tan
của các mỏ từ năm 2007 đến năm 2015 đều có xu hướng năm sau tăng hơn năm
trước. Mặt khác các mỏ đều khai thác xuống sâu hơn và sản lượng khai thác
không tăng nhiều, nên cho nhận xét rằng khi khai thác xuống sâu thì lượng khí
mê tan thoát ra từ các khu vực khai thác cũng tăng lên.
II. KIẾN NGHỊ
Tăng chiều sâu khoan tiến gương lên tối thiểu 30m (vượt qua kẽ nứt do
tác động của nổ mìn), chiều sâu tiến gương có thể đạt tới hàng trăm mét nếu cần
để thăm dò khí và nước
Cần áp dụng khoan tháo khí đối với những mỏ có những vỉa than có độ
chứa khí lớn (những mỏ hạng III và những mỏ sẽ lên hạng III khi khai thác
xuống sâu)
Áp dụng kết quả nghiên cứu dự báo độ thoát khí mê tan vào thực tế bằng
cách lấy kết quả dự báo nhân thêm với hệ số k =0,8651và cộng với 0,00246.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Văn Thịnh, Đặng Vũ Chí, Nguyễn Cao Khải, Nhữ Việt Tuấn, Ngô
Hoàng Ngân (2013), “Dự báo độ chứa khí và thoát khí mê tan ở các vỉa
than mỏ than Mạo Khê ở các độ sâu khai thác khác nhau”, Tạp chí công
nghiệp mỏ (5), tr 26-28, 25
2. Nguyễn Văn Thịnh, Trần Xuân Hà, Nguyễn Cao Khải, Ngô Hoàng Ngân,
Vũ Thành Lâm(2013), “Đánh giá xếp hạng mỏ theo độ thoát khí mê tan
ở mỏ than Mông Dương”, Tạp chí công nghiệp mỏ (4), trang 16-18


23


3. Nguyễn Văn Thịnh (chủ nhiệm), Nguyễn Văn Quang, Ngô Thái Vinh
(2013), Nghiên cứu chế độ chứa, thoát khí mê tan khi khai thác xuống
sâu ở mỏ than Mạo Khê và đề xuất các biện pháp phòng ngừa cháy nổ
khí mê tan, Đề tài cấp cơ sở mã số T13-30, Trường Đại học Mỏ - Địa
chất, Hà Nội
4. Nguyễn Văn Thịnh, Đặng Vũ Chí, Nguyễn Cao Khải (2014), “Đánh giá
mức độ chứa và thoát khí mê tan khi khai thác ở một số mỏ than hầm lò
khu vực Uông Bí- Quảng Ninh”, Tạp chí công nghiệp mỏ (6), trang 13-17
5. Nguyễn Văn Thịnh (chủ nhiệm), Nguyễn Cao Khải, Đinh Thị Thanh
Nhàn (2015), Nghiên cứu độ chứa, thoát khí mê tan ở các độ sâu khai
thác khác nhau và đề xuất các giải pháp phòng ngừa mối nguy hiểm
cháy nổ khí ở một số mỏ than hầm lò vùng Uông Bí- Quảng Ninh, Đề tài
cấp cơ sở mã số T14-25, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
6. Đào Văn Chi, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Trọng Phúc(2015), “Giải pháp
tháo khí CH4 tại lò dọc vỉa mức +270 vỉa 8 bằng thiết bị Ekizoster tại mỏ
than Hoành Bồ”, Tạp chí công nghiệp mỏ (5), trang 86-89
7. Nguyen Van Thinh, Dang Vu Chi, Dang Phuong Thao, Pham Thi Nhung, Tran
Anh Duong (2017), “Methane forecast in the coal seams of Quang Hanh
underground coal mine”, International Conferentce on Geo-spatial
Technologies and Earth Resources-HaNoi 2017, ISBN978-604-913-618-4,
pages 487-492
8. Van Thinh Nguyen, Waldemar Mijał, Vu Chi Dang (2017), “Methane
estimation in DuongHuy coal mine”, 4th International conference scientificresearch cooperation between Vietnam and Poland, E3S Web of
Conferences
35,
01005
s(2018)
POL-VIET 2017
Van Thinh Nguyen (2018), “Determination of Methane Content at Hongthai
Coal Mine from Curent Mining To -150 Level in Vietnam”, International

Journal of Latest Engineering and Management Research (IJLEMR), ISSN:
2455-4847, www.ijlemr.com || Volume 03 - Issue 08 || August 2018
||PP.65-71
10. Nguyễn Văn Thịnh (2018), “Xác định độ chứa khí mê tan trong các vỉa than
của mỏ than Mông Dương đến mức -350”, Tạp chí công nghiệp mỏ (4),
trang 24-27


24

11. Nguyễn Văn Thịnh, Đặng Vũ Chí, Đặng Phương Thảo(2018), “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến độ thoát khí mê tan tại các gương lò đào của mỏ
than Khe Chàm 1”, Tạp chí công nghiệp mỏ (6), trang 21-26



×