Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cá nhanh nuốt cá chậm và xu hướng chuyển dịch năng lực lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.73 KB, 3 trang )

13/2/2019

'Cá nhanh nuốt cá chậm' và xu hướng chuyển dịch năng lực lãnh đạo

In trang (Ctr + P)
Thứ hai, 19/11/2018, 09:55 (GMT+7)

'Cá nhanh nuốt cá chậm' và xu hướng chuyển dịch
năng lực lãnh đạo
Đây là nội dung huấn luyện viên quốc tế Alain Goudsmet mang tới trong buổi hội thảo dành cho các lãnh
đạo doanh nghiệp ngày 15/11.
Hội thảo Chuyển dịch năng lực lãnh đạo và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp do Quỹ khởi nghiệp Doanh
nghiệp Khoa học Công nghệ Việt Nam (SVF), Học viện I.Value và Học viện Mentally Fit phối hợp tổ chức
tại L'Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.

Hội thảo thu hút sự tham gia của 250 lãnh đạo, quản lý cấp cao của các doanh nghiệp: Ảnh: SVF
Theo diễn giả Alain Goudsmet - Nhà sáng lập, Tổng Giám đốc Học viện Mentally Fit, huấn luyện viên của
các vị lãnh đạo cấp cao của các Tập đoàn Đa quốc gia, nếu trước đây các vị lãnh đạo doanh nghiệp quen với
quy luật "cá lớn nuốt cá bé", được hiểu là các doanh nghiệp lớn chiếm lĩnh thị trường và dễ dàng "nuốt
chửng" doanh nghiệp nhỏ hoặc mới manh nha thì nay thời thế đã thay đổi.
Quy luật của thương trường hiện nay là "cá nhanh nuốt cá chậm", nghĩa là, những doanh nghiệp có sản phẩm
đột phá, có khả năng thích ứng nhanh với biến động thị trường, có mô hình kinh doanh đem lại tốc độ tăng
ế

/>


1/3


13/2/2019



'Cá nhanh nuốt cá chậm' và xu hướng chuyển dịch năng lực lãnh đạo

trưởng nhanh mới là những doanh nghiệp dành chiến thắng. Ngược lại, những doanh nghiệp ngại thay đổi,
mong muốn ở trong vùng an toàn quá lâu sẽ tự đưa mình vào vòng nguy hiểm, sau đó tự loại mình ra khỏi
cuộc đua.

Diễn giả Alain Goudsmet là chuyên gia quốc tế nổi tiếng trong lĩnh vực huấn luyện tinh thần, với 20 năm
kinh nghiệm hướng dẫn cá nhân và toàn đội với mục tiêu đạt hiệu suất cao nhất. Ông là nhân vật nổi bật
trong giới thể thao, giáo dục và kinh doanh. Ảnh: SVF
Câu hỏi là các doanh nghiệp nên làm gì để thành công?
Họ cần mơ những giấc mơ lớn, đón những cách làm mới, những ý tưởng mới với quy mô thử nghiệm nhỏ và
sẵn sàng thích nghi với những biến động thị trường. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần có đội ngũ
cán bộ nhân viên chủ động, nhạy bén với những thay đổi của thị trường.
Điều các vị lãnh đạo cần lưu tâm là ngay cả khi họ có được đội ngũ nhân sự như vậy thì hệ thống, cơ chế của
doanh nghiệp cũng cần linh hoạt tương ứng mới có thể phát huy được năng lực của nhân sự một cách tối đa.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cần chủ động kết hợp giữa hai trụ cột liên tục cải tiến và đổi mới sáng tạo để
duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường biến đổi với tốc độ chóng mặt, các doanh nghiệp đi qua quá trình từ những
thay đổi về sản phẩm và dịch vụ (business shifts) dẫn đến những thay đổi về cấu trúc quản trị doanh nghiệp
(structural shifts), kết quả là tạo ra những thay đổi về văn hóa doanh nghiệp (cultural shifts). Muốn vượt qua
những trở ngại phát sinh từ những thay đổi liên tục mà doanh nghiệp phải đối mặt, đặc biệt là thành công
trong quá trình chuyển đổi văn hoá doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo cần dịch chuyển năng lực lãnh đạo
(leaderShift) của họ, vị diễn giả khẳng định.

/>
2/3


13/2/2019


'Cá nhanh nuốt cá chậm' và xu hướng chuyển dịch năng lực lãnh đạo

Các lãnh đạo nên chú ý đến việc lay động trái tim của mỗi nhân viên, theo Alain Goudsmet. Ảnh: Hà
Trương
Để dịch chuyển năng lực lãnh đạo, các nhà lãnh đạo cần chuyển từ phương thức nói sang phương thức hỏi,
tác động vào chỉ số cảm xúc (EQ) thay vì chỉ số thông minh (IQ), trao quyền cho các thành viên trong đội
ngũ thay vì kiểm soát họ, huấn luyện (coach) phát triển thay vì quản lý, chuyển đổi tư duy của mỗi thành
viên trong doanh nghiệp từ việc chỉ ưu tiên làm những việc đem lại lợi ích cho đội nhóm của mình (team
first) sang tư duy làm gì cũng vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp (company first).
Chính những người lãnh đạo cần chủ động hỏi ý kiến phản hồi từ đội ngũ, thực hành để có kỹ năng lắng
nghe từ đội ngũ và khách hàng tốt hơn. Diễn giả dẫn lại trường hợp trong thể thao, những vận động viên
hàng đầu không phải là người chiến thắng trong mọi trận đấu. Nhưng điều quan trọng hơn, dù thắng hay
thua, họ luôn rút ra những bài học để liên tục hoàn thiện bản thân. Khi được hỏi về bí quyết giúp Roger
Federer - vận động viên quần vợt huyền thoại giữ được vị trí số một trong nhiều năm, Roger nói: "Phản hồi
là thức ăn của nhà vô địch".
Để đảm bảo doanh nghiệp đạt hiệu suất cao, những lãnh đạo cần quản trị tốt nhịp độ thay vì chỉ chú trọng
đến tốc độ. Trong giới thể thao, thời điểm quyết định khả năng tiến bộ của đội tuyển là những chặng nghỉ
giữa hiệp (pit stop hay time-out) trong trận đấu. Trong giới kinh doanh, những người lãnh đạo làm chủ nhịp
độ những chặng nghỉ giữa hiệp mới có khả năng giúp doanh nghiệp liên tục học tập từ những bài học thành
công cũng như thất bại nhằm đạt chiến thắng chung cuộc trên đường đua.
Hà Trương

/>
3/3



×