Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Trí tuệ xã hội và năng lực lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.68 KB, 9 trang )

Trí tuệ xã hội và năng lực lãnh đạo

Các nghiên cứu mới nhất về bộ não cho thấy những người làm
lãnh đạo có thể nâng cao hiệu quả làm việc nhóm nhờ vào việc
thấu hiểu cơ chế sinh học của sự cảm thông.
Năm 1998, Daniel Goleman công bố bài báo chuyên ngành đầu
tiên của mình về trí thông minh cảm xúc và khả năng lãnh đạo. Bài
báo “Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo?” đã nhận được phản hồi
tích cực. Không chỉ giới kinh doanh mà tất cả mọi người bắt đầu
nói về vai trò thiết yếu của sự cảm thông và tự nhận thức trong
việc tạo nên một lãnh đạo hiệu quả.
Khái niệm về trí thông minh cảm xúc tiếp tục chiếm giữ vị trí quan
trọng trong dòng tài liệu về khả năng lãnh đạo cũng như trong các
hoạt động huấn luyện thường nhật.
Tuy nhiên, trong 5 năm gần đây, các nghiên cứu trong một lĩnh
vực còn khá mới mẻ là thần kinh học xã hội – nghiên cứu những gì
diễn ra trong bộ não khi con người tương tác – đang bắt đầu hé lộ
sự thật mới về điều làm nên một lãnh đạo tốt.
Khám phá nổi bật nhất được biết đến là: những hành động mà
người lãnh đạo thực hiện với sự cảm thông và hòa hợp với tâm
trạng của người khác, sẽ tác động đến hệ thần kinh não bộ của
chính họ và của cấp dưới.
Quả thật, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng động lực khiến
người ta đi theo một người lãnh đạo hoàn toàn không phải là
chuyện hai hay nhiều bộ não độc lập phản ứng một cách vô thức
hay ý thức; mà là từng bộ não riêng lẻ cùng hòa vào một hệ thống.
Chúng tôi tin rằng những lãnh đạo vĩ đại có những hành vi nâng đỡ
mạnh mẽ hệ thống liên kết của não bộ. Chúng tôi đặt họ vào môi
trường thần kinh liên tục, đối lập với những người gặp rối loạn
nghiêm trọng về mặt xã hội như chứng tự kỷ hay hội chứng
Asperger vốn dĩ là bằng chứng của sự kém phát triển ở các vùng


não bộ liên quan đến tương tác xã hội.
Nếu chúng tôi đúng, khám phá trên sẽ tiếp nối: con đường vững
chãi để trở thành một lãnh đạo tốt chính là tìm kiếm những hoàn
cảnh xác thực để qua đó học tập hành vi xã hội tăng cường cho hệ
mạch thần kinh xã hội.
Nói cách khác, lãnh đạo hiệu quả xem nhẹ khả năng làm chủ tình
huống, hay thậm chí làm chủ các nhóm kỹ năng xã hội, hơn khả
năng phát triển niềm hứng khởi đích thực và bồi dưỡng nhân tài
phục vụ quá trình nuôi dưỡng cảm xúc tích cực trong những người
mà bạn cần sự hợp tác cũng như ủng hộ của họ.
Chính quan điểm lãnh đạo hiệu quả là việc sở hữu hệ mạch thần
kinh xã hội mạnh mẽ đã thôi thúc chúng tôi mở rộng khái niệm trí
thông minh cảm xúc mà chúng tôi đã truyền đạt thành nhiều học
thuyết tâm lý học cá thể.
Một mô hình khác dựa trên các mối quan hệ nhiều hơn khi đánh
giá khả năng lãnh đạo chính là trí tuệ xã hội mà chúng tôi định
nghĩa là một hệ thống các năng lực tương tác cá nhân được xây
dựng trên các hệ mạch thần kinh riêng biệt (và các hệ nội tiết liên
quan) có khả năng truyền cảm hứng cho người khác làm việc hiệu
quả.
Ý tưởng rằng lãnh đạo cần có
các kỹ năng xã hội dĩ nhiên
không mới. Năm 1920,
Edward Thorndike, một nhà
tâm lý học tại ĐH Columbia đã
chỉ ra rằng “một công nhân cơ
khí giỏi nhất xưởng cũng có
thể thất bại như một viên đốc
công nếu thiếu trí tuệ xã hội”.
Gần đây, một đồng nghiệp của

chúng tôi là Claudio
Fernández-Aráoz đã phát hiện

Một cuốn sách về trí tuệ xã hội
của tác giả Daniel Goleman đã
được xuất bản tại Việt Nam.
thấy trong phân tích về các giám đốc cấp cao vừa được bổ nhiệm
một hiện tượng: những người được bổ nhiệm vì tính kỷ luật, tự
giác, nghị lực, và trí tuệ về sau nhiều lúc vẫn bị sa thải vì thiếu các
kỹ năng xã hội.
Nói cách khác, những người Fernández-Aráoz nghiên cứu thật sự
thông minh nhưng việc đã thất bại vì không có khả năng thích ứng
tốt về mặt xã hội trong công việc.
Nét mới trong định nghĩa của chúng tôi về trí tuệ xã hội chính là
nền tảng sinh học của nó mà chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn trong
những phần sau.
Sau khi tham khảo công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
thần kinh, bài khảo sát và những nỗ lực tư vấn của bản thân, khám
phá của những nhà nghiên cứu cộng tác với Tổ hợp nghiên cứu trí
tuệ cảm xúc trong các tổ chức, chúng tôi sẽ bày cho bạn cách biến
kiến thức mới về tế bào thần kinh phản chiếu (mirror neuron), tế
bào hình thoi và bộ tạo sóng thành những hành động thông minh
xã hội và thực tiễn có khả năng củng cố mối liên kết thần kinh giữa
bạn và cấp dưới.
Cấp dưới phản chiếu hình ảnh lãnh đạo – Đúng theo nghĩa đen
Có lẽ khám phá mới nhất và ấn tượng nhất trong ngành khoa học
thần kinh hành vi là việc nhận dạng các tế bào thần kinh phản
chiếu trong nhiều vùng phân tán rộng của não bộ. Một nhà thần
kinh học tình cờ phát hiện ra chúng khi đang mô phỏng một tế bào
đặc biệt trong bộ não khỉ chỉ được kích thích khi con khỉ giơ tay

lên.
Một ngày nọ, khi viên trợ lý của ông đưa que kem lên miệng thì tế
bào của chú khỉ cũng bị tác động và phản ứng lại. Nó là bằng
chứng đầu tiên cho thấy bộ não luôn đầy ắp những tế bào thần kinh
có khả năng bắt chước hay phản chiếu hoạt động của tế bào khác.
Những lớp tế bào thần kinh chưa được biết đến trước đây hoạt
động như một hệ thống wifi thần kinh, cho phép chúng ta khám
phá thế giới xã hội của mình. Khi chúng ta bắt gặp một cách vô
thức hay có ý thức cảm xúc của một ai đó thông qua hành động của
họ, những tế bào thần kinh phản chiếu của chúng ta sẽ tái tạo cảm
xúc ấy.
Nói một cách tổng quát, những tế bào thần kinh này tạo ra một
cảm nhận tức thì về trải nghiệm được chia sẻ.
Những tế bào thần kinh phản chiếu đóng vai trò cực kỳ quan trọng
đối với các tổ chức, bởi cảm xúc và hành động của các lãnh đạo sẽ
khiến cấp dưới của họ mô phỏng theo. Tác động của việc kích hoạt
hệ thần kinh lên não bộ cấp dưới có thể diễn ra rất mạnh mẽ.
Trong một nghiên cứu gần đây, Marie Dasborough, đồng nghiệp
của chúng tôi đã thực hiện khảo sát trên hai nhóm: một nhóm nhận
phản hồi tiêu cực về hiệu quả công việc cùng với các dấu hiệu cảm

×