Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIẢI PHÁP VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.56 KB, 9 trang )

GIẢI PHÁP VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP 2001-2005
I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP 2001-2005
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nông nghiệp nước ta đã thu được
những thành tựu đáng kể, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và
đang diễn ra theo xu hướng tích cực, giảm tỷ trong nông nghiệp trong nông thôn,
tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, tăng tỷ trọng dịch vụ. Bên cạnh đó còn
những vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nói
riêng.
Một là: cơ cấu ktt nông nghiệp cần được xác lập và chuyển dịch theo hướng
từ một nền nông nghiệp độc canh chuyển sang một nền nông nghiệp đa canh, phát
triển sản xuất hàng hoá với ngành nghề đa dạng.
Do cósự phát triển không đều giữa các vùng trong nước, do sinh thái của
từng vùng khác nhau cho nên quá trình diễn ra không theo xu hướng nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ mà quá trình đó diễn ra theo trình tự từ việc phá
thể độc canh lúa chuyển sang đa canh lúa, màu, phát triển chăn nuôi bước tiếp theo
mới phát triển được các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Xu hướng chung
trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn là: tỷ trọng nông nghiệp ngày
càng giảm và tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.
Hai là: thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong nông
nghiệp - nông thôn, vấn đề lao động ở đây chủ yếu là lao động thủ công, trình độ
khoa học kỹ thuật còn lạc hậu.
+Lực lượng làm nông nghiệp chiếm 70%, chủ yếu tập trung ở ngành trồng
trọt. Số lao động làm công nghiệp và dịch vụ chỉ có khoảng 14%-15%. Lao động
làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản chiếm 14%.
+Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ thường diễn ta theo xu
hướng từ những nước có nền công nghiệp phát triển những công nghệ lỗi thời cho
những nước kém phát triển hơn. Nước ta nhập công nghệ của những nước phát
triển song không tránh khỏi nhập phải công nghệ lạc hậu, lỗi thời.


Ba là nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn phân tán, manh mún, quy mô
sản xuất hộ gia đình còn nhỏ.
+Đất đai bị phân tán, không có sự hợp nhất, thích hợp cho lao động thủ
công, không thể thục hiện được quá trình cơ giới hoá.
+Quy mô diện tích đất tính bình quân 0,8ha/hộ, khó khăn trong việc phát
triển sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành khác.
Bốn là: công nghệ chế biến nông, lâm thuỷ sản còn nhỏ bé, trình độ công
nghệ thấp, sản phẩm chế biến đạt chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh còn
yếu.
+Quy mô phát triển của ngành công nghệ chế biến chỉ tập trung ở một số
vùng trọng điểm, nên nhỏ bé so với việc phát triển kinh tế nói chung.
+Trình độ công nghệ trong công nghiệp chế biến lạc hậu, không đáp ứng
được yêu cầu về kỹ thuật, năng suất sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Dẫn đến chất lượng chế biến, tinh chế các sản phẩm nông nghiệp bị hạn
chế chưa đủ điều kiện để đưa sản phẩm cạnh tranh trên thế giới như việc tinh chế
gạo, cà phê, đường, chè, sản phẩm thịt hộp, thuỷ sản…
Năm là: thị trường tiêu thu nông sản và hàng hoá nông nghiệp - nông thôn
không ổn định, sản xuất nông nghiệp tăng, hầu hết các nhưng thị trường tiêu thụ
khá khó khăn
Sáu là: vấn đề về vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông
nghiệp - nông thôn.
Nhiều vùng, khu vực cần có sự đầu tư cho sự phát triển nông nghiệp, song
tỷ trọng vốn đầu tư ngày một giảm xuống, không đáp ứng được yêu cầu phát triển
của nông nghiệp.
Bảy là: vấn đề môi trường và bảo vệ tài nguyên vẫn chưa được xúc tiến
mạnh, việc phát triển sản xuất vẫn chưa gắn bó với việc phát triển tài nguyên.
+Khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển cho một số ngành, song
sự khai thác này không khoa học, khai thác ồ ạt và bừa bãi.
Tám là: cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn đã có được sự chuyển dịch
nhưng diễn ra chậm chạp, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao.

Chín là: trình độ dân trí thấp, ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nói chung, kinh tế nông nghiệp - nông thôn nói riêng.
2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn giai đoạn
2001-2005.
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp - nông thôn nước ta trrong giai đoạn
này là:
Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, phát triển bền vững, từng
bước hiện đại hoá trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao và công nghệ
sạch có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Bên cạnh đó xây dựng nông thôn mới XHCN ở nước ta theo hướng một
nông thôn cơ kinh tế nông nghiệp -công nghiệp -dịch vụ cùng phát triển, công
nghiệp hoá , hiện đại hoá bảo đảm cho người người dân có cuộc sống sung túc,
không còn đói nghèo, xã hội nông thôn văn minh, dân chủ và công bằng.
Trong nông nghiệp thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo xu
hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng của ngư nghiệp trong tổng
giá trị sản xuất nông, lâm , ngư nghiệp, tỷ trọng cây lương thực tăng dần, tỷ trọng
cây công nghiệp tăng
Trong nông thôn, tỷ trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần, tỷ
trọng của sản xuất công nghiệp và dịch vụ từng bước nâng lên.
Như vậy để thực hiện được mục tiêu, ta cần phát triển nông nghiệp -nông
thôn theo xu hướng:
Một là : đầu tư có trọng điểm cho sản xuất lương thực, bảo đảm vững chắc
an ninh lương thực quốc gia và tham gia mạnh mẽ vào thị trường lương thực thế
giới.
Hai là: tập trung đầu tư cho phát triển những mặt hàng mà chúng ta có lợi
thế, những mặt hàng chủ yếu chúng ta hướng ra xuất khẩu, không ngừng nâng cao
khả năng cạnh tranh củac các mặt hàng này trên thị trường khu vực và thế giới.
Ba là: đầu tư thoả đáng cho việc phát triển sản xuất các loại sản phẩm thay
thế nhập khẩu.
Bốn là: coi thuỷ sản là ngành mũi nhọn, cần đầu tư phát triển mạnh của

nông nghiệp.
Năm là: Phấn đấu thực hiện thắng lợi chương trình trồng 5 triệu ha rừng.
Sáu là: phát triển mạnh công nghiệp và các hoạt động dịch vụ trong nông
thôn.
Bảy là: quan tâm thoả đáng đến việc đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ
tầng phát triển kinh tế cho nông thôn đặc biệt là thuỷ lợi giao thông, điện nước
sinh hoạt.
Tám là: tập trung sức của Trung ương, địa phương của đoàn thể, tổ chức
chính trị, tổ chức quần chúng giải quyết tốt vấn đề xã hội trong nông thôn
II. GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM
2005
Để đảm bảo việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả, vững chắc
thông qua những định hướng 2001-2005 chúng ta phải thực hiện và tiếp tục thực
hiện những giải pháp chủ yếu:
Một là: phải có chính sách đồng bộ về Tài chính - Ngân hàng hỗ trợ tích cực
để đầu tư cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Để phát triển kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói
riêng, trước hết ta phải đề cập tới tài chính và khả năng đầu tư. Cần phải tính toán
đến một chi phí đầu tư rộng lớn trên nhiều phương diện nhằm đảm bảo sự chuyển
dịch một cách đồng bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự thay đổi vật nuôi, cây
trồng, thời gian canh tác trong nông nghiệp không phải là một sớm, một chiều
thực hiện được. Cần phải có một nguồn vốn lớn, đủ mạnh để hỗ trợ một cách tích
cực sự thay đổi đó.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngoài ngân sách được sử dụng như
một tài trợ ưu đãi trong đầu tư, phần còn lại thông qua các hình thức tín dụng. Như
nghị quyết số 20/98 ngày 2/12/1998 của Quốc hội khoá X đồng thời xây dựng
chính sách đầu tư theo mô hình tổng hợp nguồn lực. Tất cả các nguồn vốn đầu tư
đến từ : nguồn trong nước, nguồn nước ngoài, nguồn tại chỗ, nguồn tự có từ nguồn
lợi khác, trong đó nguồn trong nước là quyết định, nguồn tại chỗ là cơ bản, nguồn
bên ngoài (nước ngoài, địa phương khác) là quan trọng. Cần phải xây dựng những

dự án đầu tư tổng thể vào nông nghiệp làm thế nào để cứ một đồng vốn đấu tư trở
về ngân sách phải kéo theo, thu hút theo nhiều lần vốn của thành phần kinh tế
khác. Cần phải xây dựng một hệ thống chính sách phát triển tổng quốc gia, trong

×