Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Giải pháp tạo việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.19 KB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÙNG QUANG HUY

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO HỘ NÔNG DÂN BỊ THU
HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG
SƠN

Ngành

: Phát triển Nông thôn

Mã ngành

: 60 62 01 16

Người hướng dẫn khoa học

: GS.TS. Tô Dũng Tiến

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Phùng Quang Huy

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy GS.TS. Tô Dũng Tiến đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Chi
cục Thống kê huyện Chi Lăng, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Tài
nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất và Trung tâm
Phát triển quỹ đất huyện Chi Lăng, chính quyền và các tổ chức, cá nhân tại các xã
Quang Lang, xã Lâm Sơn và thị trấn Chi Lăng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành

luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phùng Quang Huy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................................
i Lời cảm ơn ...................................................................................................................................
ii Mục lục ......................................................................................................................................
iii

Danh

mục

chữ

viết

tắt................................................................................................................. vi Danh mục bảng
.......................................................................................................................... vii Danh mục

hình..........................................................................................................................viii Trích yếu
luận văn ...................................................................................................................... ix Phần 1.
Mở đầu ......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.
2

Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.
2

Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................

1.3.2.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Nội dung, câu hỏi nghiên cứu............................................................................. 3

1.5.
3

Đóng góp của đề tài ............................................................................................

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và tạo việc làm cho nông dân
bị
thu hồi đất.................................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về việc làm và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

2.1.1.
4

Lý luận về nông dân, hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân ....................................

2.1.2.

Lý luận về lao động, việc làm và tạo việc làm ................................................... 8

2.1.3.
18


Thu hồi đất ........................................................................................................

2.2.

Cơ sở thực tiễn về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất................. 24

2.2.1.

Kinh nghiệm một số nước châu Á trong vấn đề tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất .............................................................................................. 24

2.2.2.

Kinh nghiệm ở Việt Nam ................................................................................. 26
3


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................
31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 31

4



3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 32

3.1.3.

Những thuận lợi và khó khăn của địa bàn huyện Chi Lăng ............................. 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp nghiên cứu chung ....................................................................... 42

3.2.2.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................................... 43

3.2.3.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 43

3.2.4.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 44

3.2.5.


Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. .................................................................... 45

3.2.6.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận............................................................................ 47
4.1.

Thực trạng thu hồi đất....................................................................................... 47

4.1.1.

Thực trạng thu hồi đất trên địa bàn huyện Chi Lăng qua các năm ................... 47

4.1.2.

Các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
huyện Chi Lăng................................................................................................. 48

4.2.
49

Thực trạng việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất .............................................

4.2.1.

Thực trạng việc làm và thất nghiệp của lao động ............................................. 49


4.2.2. Thực trạng chuyển đổi việc làm của các lao động trước và sau thu hồi đất
............ 50
4.2.3.

Thực trạng tính chất việc làm của các lao động ............................................... 51

4.3.
Thực trạng thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất......... 53
4.3.1.

Các chính sách, chương trình giải quyết việc làm cho hộ nông dân bị thu
hồi đất trên địa bàn huyện Chi Lăng................................................................. 53

4.3.2. Hiệu quả đạt được, hạn chế của tạo việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất
......... 63
4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp tạo việc làm cho hộ nông dân bị thu
hồi đất ............................................................................................................... 65

4.4.1.

Những yếu tố về hộ nông dân ........................................................................... 65

4.4.2.

Những yếu tố về cơ quan giải quyết việc làm .................................................. 68

4.4.3.


Những yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước .......................................... 70

4.5.

Đánh giá về kết quả giải quyết việc làm ........................................................... 71

4.5.1.

Đánh giá chung ................................................................................................. 71

4.5.2.

Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế trong giải quyết
việc làm cho nông dân ...................................................................................... 73
4


4.6.

Một số giải pháp tạo việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn
huyện chi lăng, tỉnh Lạng Sơn .......................................................................... 76

4.6.1.

Cơ sở để đưa ra các giải pháp tạo việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất
trên địa bàn huyện Chi Lăng............................................................................. 76

4.6.2.


Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương ............................................ 78

4.6.3.

Nhóm giải pháp đối với hộ nông dân ............................................................... 84

4.6.4.

Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đối với nông dân bị thu hồi đất ........... 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị................................................................................................ 87
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 87

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 88

5.2.1.

Đối với UBND tỉnh Lạng Sơn .......................................................................... 88

5.2.2.

Đối với chính quyền địa phương huyện Chi Lăng ........................................... 88

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 90
Phụ lục ..................................................................................................................................... 94


5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CB, CNVC

:

Cán bộ, công nhân viên chức

CHXHCN

:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CNH

:

Công nghiệp hóa

ĐH, CĐ

:


Đại học, cao đẳng

ĐTH

:

Đô thị hóa

GQVL

:

Giải quyết việc làm

GTSX

:

Giá trị sản xuất

HĐH

:

Hiện đại hóa

HTX

:


Hợp tác xã

ILO

:

International Labor Organization.

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

LĐPT

:

Lao động phổ thông

QL

:

Quốc lộ

SXKD

:


Sản xuất kinh doanh

TH

:

Tiểu học

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

:


Ủy ban nhân dân

XKLĐ

:

Xuất khẩu lao động

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thực trạng sử dụng đất tại huyện Chi Lăng ........................................................
32
Bảng 3.2. Tình hình dân số của huyện Chi Lăng giai đoạn 2011-2015..............................
33
Bảng 3.3. Tốc độ tăng dân số của huyện Chi Lăng..............................................................
33
Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi ................................................................................
34
Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo ngành nghề ........................................................................
34
Bảng 3.6. Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Chi Lăng .....................................................
36
Bảng 3.7. Chuyển dịch cơ cấu GTSX trên địa bàn huyện Chi Lăng ..................................
37
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 ..............................
37
Bảng 3.9. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Chi Lăng .....................
38

Bảng 3.10. Lực lượng lao động theo trình độ văn hóa...........................................................
41
Bảng 3.11. Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.....................................
41
Bảng 3.12. Bảng tổng hợp số mẫu điều tra.............................................................................
44
Bảng 4.1. Tổng hợp thu hồi đất .............................................................................................
47
Bảng 4.2. Bảng giá đất nông nghiệp .....................................................................................
48
Bảng 4.3. Thực trạng việc làm và thất nghiệp của lao động................................................
50
Bảng 4.4. Thực trạng chuyển đổi việc làm của các lao động trước khi thu hồi đất và
hiện tại .................................................................................................................... 51
Bảng 4.5. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, ổn định.............................................
52
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến thu nhập và đời sống của hộ gia đình
trước khi bị thu hồi đất và hiện tại........................................................................
53
Bảng 4.7. Số hộ được vay vốn tín dụng giai đoạn 2013-2015 ............................................
55

vii


Bảng 4.8. Các hộ được bồi thường, hỗ trợ và tự chuyển đổi nghề......................................
57
Bảng 4.9. Mục đích sử dụng số tiền đền bù của các hộ nông dân.......................................
57
Bảng 4.10. Số lao động bị thu hồi đất làm việc trong cơ sở nghề của địa phương ..............

59
Bảng 4.11. Số hộ nông dân được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh......................
61
Bảng 4.12. Số hộ dân được vay vốn đi xuất khẩu lao động ..................................................
62
Bảng 4.13. Trình độ văn hóa của người nông dân theo giới tính ..........................................
65
Bảng 4.14. Trình độ chuyên môn của người nông dân theo giới tính...................................
66
Bảng 4.15. Kết quả giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Chi
Lăng năm 2015 ...................................................................................................... 72
Bảng 4.16. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2020 .....................................
78

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Phân loại thu nhập bình quân của các hộ nông dân ............................................
67

Hình 4.2.

Ý kiến của người dân về tìm kiếm việc làm thích hợp sau khi bị thu
hồi đất .................................................................................................................... 69

Hình 4.3.


Ý kiến của người dân về khó vay vốn để SXKD ................................................
70

Hình 4.4.

Chăn nuôi, trồng trọt của các hộ nông dân trước và sau thu hồi đất ..................
73

Hình 4.5.

Tỷ lệ nông dân bị thu hồi đất được nhận vào làm tại các nhà máy, doanh
nghiệp tại khu vực thu hồi đất ..............................................................................
74

8


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Phùng Quang Huy
2. Tên luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
3. Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 16
4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Đề tài “Giải pháp tạo việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn” được thực hiện từ tháng 10/2015 với mục tiêu nghiên
cứu là đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, nhằm giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho
người nông dân khu vực bị thu hồi đất.
Có 3 mục tiêu cụ thể bao gồm: Tổng quan cơ sở lý luận về việc làm và tạo việc

làm; đánh giá hiện trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và tạo việc làm cho nông
dân của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết việc
làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê kinh tế bao gồm thống kê mô tả; thống
kê so sánh; để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của hộ nông dân bị thu hồi
đất.
Qua nghiên cứu, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn là một huyện miền núi, điều kiện
kinh tế còn nhiều khó khăn. Thời gian gần đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến thu hồi đất của các hộ nông dân, điều này ảnh
hưởng lớn đến việc làm, đời sống, thu nhập của các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất
Nghiên cứu cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp tạo việc làm cho
hộ nông dân bị thu hồi đất bao gồm nhóm yếu tố về bản thân hộ nông dân bị thu hồi đất,
nhóm yếu tố về cơ quan giải quyết việc làm và nhóm yếu tố về cơ chế, chính sách của
nhà nước.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm
cho hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, đề tài đã
đưa ra các giải pháp cho chính quyền địa phương. Nhóm giải pháp đối với chính quyền
địa phương như giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề, củng cố hợp tác xã, đẩy mạnh xuất
khẩu lao động, nâng cao vai trò quản lý nhà nước…Nhóm giải pháp đối với hộ nông
dân là giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao tính chủ động, tự tạo việc làm,
tự tìm kiếm việc làm. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của nhà nước đối với nông
dân bị thu hồi đất như đền bù đất đai hợp lý, sát với giá thị trường, tằng cường hỗ trợ
đào tạo nghề, thành lập quỹ hỗ trợ nông dân như quỹ ổn định đời sống, quỹ hỗ trợ nghề.
9


THESIS ABSTRACT
Master candidate:Phung Quang Huy
Thesis title:Solutionsforjob creation for recovered land farmers in Chi Lang
district, Lang Son province.

Major: Rural Development

Code: 60.62.01.16

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The study "Solutionsforjob creation for recovered land farmers in Chi Lang
district, Lang Son province" was carried out from October 2015 with the main
objectives are to propose solutions for job creation for farmers whose land is recovered
in Chi Lang district, Lang Son province and improve livelihoods for farmers in these
areas.
There are 3 specific objectives include: Overview rationale of employment and
job creation; assess the situation and factors affecting on employment and job creation
for farmers and proposed feasible solutions to create jobs for farmers whose land is
recovered in Chi Lang district, Lang Son province.
The researchused some economic statistical methods including descriptive and
comparisonsstatistics to analyze the factors affecting on work of recovered land farmers.
Chi Lang district, Lang Son province is a mountainous district, economic
conditions has more difficult. Recently, the process of industrialization, modernization
and urbanization grow rapidly, leading to land acquisition of the farmers, which impact
on employment, life, income farmers after land recovered.
The study also pointed out the factors affecting on employment solution for
farmers whose land is recovered include: Group elements about farmer heading
households whose land is recovered, group elements be long to labor office and group
factors of management mechanisms and policies of the state.
Base on assessing the situation and analyze the factors affecting on job creation
for farmers whose land is recovered in Chi Lang district, Lang Son province, the
studyhad recommaned some feasible solutions for local government include: Group
solutions for local governments as measures to boost vocational training, strengthen
cooperatives, promote labor export, enhance the role of state management ... Solutions
for farmers arehouseholdeconomic improvement and exploring autonomy, selfemployment. Solutions related to the managementmechanism of state policy for farmers

whose land is recovered as reasonable compensation for land, close to the market price,
support strongly for vocational training, establishment of funding to support farmers as
stable life and vocational funding.

1
0


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là xu hướng tất yếu của các
quốc gia đang phát triển, nhằm thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu,
năng suất thấp, mức sống thấp sang nền kinh tế công nghiệp, hiện đại, năng suất
cao. Quá trình đó, đòi hỏi phải thu hồi đất của người dân để đáp ứng nhu cầu
CNH, HĐH và ĐTH. Công tác thu hồi đất, bồi thường đất là vấn đề hết sức nhạy
cảm và phức tạp, tác động tới nhiều mặt của đời sống KT-XH của người dân bị
thu hồi đất nhất là nông dân.
Huyện Chi Lăng là một huyện nông nghiệp của tỉnh Lạng Sơn, cách thành
phố Lạng Sơn 30km, có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa,
trồng thuốc lá, trồng na, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhưng cùng với sự phát
triển của tỉnh, cùng với quá trình ĐTH tại nông thôn, diện tích đất nông nghiệp
của huyện đang phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị và các nhà
máy mới mọc lên. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung và địa bàn huyện Chi
Lăng nói riêng, trong những năm gần đây các dự án phát triển KT-XH đang được
các nhà đầu tư triển khai mạnh mẽ đáng chú ý là dự án Nhà máy xi măng Đồng
Bành, dự ánkhu công nghiệp Đồng Bành, dự án Trạm kiểm soát liên hợp Than
Muội, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, dự án chăn nuôi lợn tập trung theo
công nghệ an toàn sinh học…Tuy nhiên, việc quy định về bồi thường, hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cũng như hỗ trợ tái định cư cho người
dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh chưa được chú trọng, toàn bộ được chuyển

thành tiền và chi trả cho các hộ dân theo diện tích đất bị thu hồi. Việc thu hồi đất
không tốt đã gây ra các hậu quả xấu như: Các hộ nông dân bị mất đất gặp khó
khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới, hơn nữa một số
hộ nông dân không biết sử dụng số tiền đền bù đúng mục đích, nên khi tiêu hết
tiền đền bù dẫn đến không còn nguồn thu nhập, đời sống khó khăn, thậm chí xa
vào con đường phi pháp và các tệ nạn xã hội.
Với một huyện còn khó khăn về kinh tế như huyện Chi Lăng, vấn đề giải
quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất là vấn đề bức thiết của hậu công tác
giải phóng mặt bằng cần được chính quyền cũng như cơ quan chức năng giải
quyết. Làm sao giảm tối đa những tác động không mong muốn đối với người dân
bị thu hồi đất. Qua điều tra, khảo sát thực trạng việc làm của hộ nông dân bị thu

1


hồi đất trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, tôi đã quyết định chọn đề tài
“Giải pháp tạo việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Phát triển nông thôn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng và tình hình các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất
các giải pháp tạo việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tạo việc
làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất.
- Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất trên địa
bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua. Xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

- Đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học góp phần giải quyết tốt
việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất tại địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
giải quyết việc làm cho những hộ nông dân bị thu hồi đất.
- Đối tượng điều tra là những hộ nông dân bị thu hồi đất huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
+ Thực trạng lao động, việc làm của người nông dân trước và sau khi bị thu
hồi đất.
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm của nông dân sau khi bị thu hồi đất.
+ Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu
hồi đất.

2


- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi về thời gian:
+ Đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2013 - 2015.
+ Định hướng và giải pháp đề xuất cho đến năm 2020.
1.4. NỘI DUNG, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để giải quyết được những nội dung nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung trả
lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng việc làm của người nông dân sau khi thu hồi đất trên địa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và tạo việc làm cho nông dân bị thu

hồi đất trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn?
- Các giải pháp tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất trên địa bàn
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trước mắt và trong những năm tiếp theo? Giải
pháp nào cần được chú trong và triển khai ngay, giải phát nào cần phát triển theo
chiều sâu?
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu, thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng tạo việc làm cho hộ
nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ sở
đó có những đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu và
giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất.
Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống hóa lý thuyết về việc làm và tạo việc làm;
các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho hộ nông dân.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài đã áp dụng được các phương pháp
thống kê kinh tế bao gồm thống kê mô tả; thống kê so sánh; để phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho hộ nông dân.
Về mặt thực tiễn, đề tài đã đánh giá được thực trạng việc làm của hộ nông
dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Chi Lăng. Chỉ ra được những yếu tố ảnh
hưởng đến tạo việc làm cho hộ nông dân. Phân tích được ảnh hưởng của các loại
yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho hộ nông dân. Từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm giải quyết việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ
TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG
DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
2.1.1. Lý luận về nông dân, hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân
2.1.1.1. Khái niệm nông dân, hộ nông dân

- Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất
nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành
nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử,
người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai
cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội (Nguyễn Quang Hiển,
2008).
- Theo phương diện thống kê, Liên Hợp Quốc cho rằng hộ là những người
cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng có một ngân quỹ. Hộ
nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát
triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông
thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân (Đại học Thương
Mại, 2016).
- Hộ nông dân theo Frank Elis (1993) định nghĩa “là những hộ chủ yếu hoạt
động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động
phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân
biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông
nghiệp”. Cho đến gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy
giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận.
- Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: “Nông dân là
các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao
động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn,
nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường
hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao” (Frank Ellis, 1988).
2.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân
- Theo Frank Ellis (1993) thì hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là
một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Trong hộ nông dân, chủ thể sản
4


xuất đồng thời là chủ thể lợi ích nên đã tạo ra động lực kinh tế thúc đẩy nền nông

nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hóa.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ
tự cấp, tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
- Phương thức tổ chức sản xuất của hộ hông dân mang tính kế thừa truyền
thống gia đình và không đồng đều giữa các hộ gia đình với nhau.
- Hộ nông dân ngoài việc tham gia vào quá trình tái sản xuất vật chất còn
tham gia vào quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành sản
xuất khác nhau.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ rất khác nhau.
- Cơ cấu sản xuất của hộ nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
- Kinh tế hộ nông dân có khả năng điều chỉnh theo sự vận động của cơ hế
thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước.
2.1.1.3. Vai trò và đặc trưng của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế
xã hội ở nông thôn
Cũng theo Frank Ellis (1993) thì nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một
hình thái sản xuất đặc thù nhờ các đặc điểm sau:
- Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản nhờ sự
kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của nông dân
hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất.
- Nhờ việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống lại
sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân.
- Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách tăng
thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động).
- Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính rủi ro
cao và hiệu quả đầu tư thấp.
- Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi nông
nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các xã hội nền
kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất khó khăn do áp
lực của các chế độ hiện hành gây ra.


5


- Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của toàn
xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ thuật làm
giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá thành và giá
cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả năng tái sản xuất
đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
- Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản
xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hoá ấy hộ nông dân
thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường.
- Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp theo lý thuyết của Tchayanov có mục tiêu
tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia đình.
Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc không đủ
sức để sản xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động) cũng được coi
như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả năng lao động của
hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Đào Thế Tuấn, 1995).
Theo Đào Thế Tuấn (1995) thì hộ nông dân tự cấp hoạt động như thế nào
còn phụ thuộc vào các điều kiện sau:
- Có thị trường lao động không, vì người nông dân có thể bán sức lao động
để tăng thu nhập nếu có chi phí cơ hội của lao động cao.
- Có thị trường vật tư không vì có thể tăng thu nhập bằng cách đầu tư thêm
một ít vật tư (nếu có tiền để mua và có lãi).
- Có thị trường sản phẩm không vì người nông dân phải bán đi một ít sản
phẩm để mua các vật tư cần thiết hay một số hàng tiêu dùng khác.
- Trong các điều kiện này người nông dân có phản ứng một ít với thị
trường, nhất là thị trường lao động và thị trường vật tư.
- Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường, tuy
vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu hộ nông dân “nửa tự cấp” có tiếp

xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ nông dân
thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa hoàn toàn phụ
thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và quyết định cách
sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có phản ứng với giá cả,
với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn là những thị trường
chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất định (Đào Thế Tuấn, 1995).
- Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Người

6


nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của gia
đình. Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng đất, thị
trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. Tuy vậy, giả thiết rằng người
nông dân là người sản xuất có hiệu quả không được chứng minh trong nhiều
công trình nghiên cứu. Điều này, có thể giải thích do hộ nông dân thiếu trình độ
kỹ thuật và quản lý, do thiếu thông tin thị trường, do thị trường không hoàn
chỉnh. Đây là một vấn đề đang còn tranh luận. Vấn đề ở đây phụ thuộc vào trình
độ sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của nông dân (Đào Thế Tuấn, 1995).
Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân
- Sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu quản lý và sử dụng các yếu tố sản
xuất. Sở hữu trong kinh tế hộ là sở hữu chung, tất cả mọi thành viên trong hộ đều
có quyền sở hữu tư liệu sản xuất vốn có cũng như các tài sản khác của hộ. Mặt
khác, do dựa trên cơ sở kinh tế chung và có ngân quỹ nên các thành viên trong hộ
có ý thức trách nhiệm cao và bố trí sắp xếp công việc trong hộ nông dân cũng rất
linh hoạt và hợp lý cho từng người, từng việc tạo nên việc thống nhất cao trong
tổ chức sản xuất của hộ (Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, 2015).
- Sự gắn bó giữa lao động quản lý và lao động sản xuất. Trong nông hộ,
mọi thành viên thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống. Hơn
nữa, kinh tế hộ lại tổ chức ở quy mô nhỏ, người quản lý điều hành và đồng thời

cũng là người tham gia lao động sản xuất. Cho nên, tính thống nhất giữa lao động
quản lý và lao động là rất cao (Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, 2015).
- Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ có
quy mô nhỏ nên bao giờ cũng thích nghi nhanh hơn so với các hình thức sản xuất
khác có quy mô sản xuất lớn hơn, do vậy mà có thể mở rộng sản xuất khi có điều
kiện thuận lợi và thu hẹp quy mô khi gặp điều kiện bất lợi (Tài nguyên giáo dục
mở Việt Nam, 2015).
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuấtvới lợi ích của những người
lao động. Trong khi kinh tế hộ, mọi người gắn bó với nhau không chỉ trên cơ sở
cùng huyết thống mà còn trên cơ sở kinh tế nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực xậy
dựng và phát triển kinh tế hộ, tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa kết quả sản xuất
và lợi ích của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy hoạt động của
mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế hộ (Tài nguyên
giáo dục mở Việt Nam, 2015).
- Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả. Sản xuất với

7


quy mô nhỏ không đồng nghĩa với lạc hậu và năng suất thấp. Kinh tế hộ nông
dân vẫn có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các xí nghiệp nông nghiệp
có quy mô lớn. Đặc biệt kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế hợp nhất với
đặc điểm sản xuất nông nghiệp mà đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng và vật
nuôi. Thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã chứng minh cho
chúng ta thấy rõ: kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng lao động gia
đình gắn bó với vật nuôi và cây trồng là đơn vị sản xuất có hiệu quả (Tài nguyên
giáo dục mở Việt Nam, 2015).
2.1.2. Lý luận về lao động, việc làm và tạo việc làm
2.1.2.1. Một số khái niệm
- Lao động: Là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động

đó, con người tác động vào giới tự nhiên cải biên chúng thành vật có ích đáp ứng
nhu cầu nào đó của con người (Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, 2015).
- Sức lao động: Là phạm trù chỉ khả năng lao động của con người, là tổng
hợp thể lực và trí lực của con người, được con người vận dụng vào trong quá
trình lao động (Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, 2015).
- Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất và tái sản xuất: Trong quá
trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao
động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều
kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở cho sự tiến bộ về kinh tế,
văn hóa và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất và tái
sản xuất nào. Như vậy, động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội quy tụ lại
là ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm
của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Vì
vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng thiên
nhiên, trước hết phải giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và khả năng
sáng tạo của còn người. Vai trò của lao động đối với phát triển nền kinh tế đất
nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng (Hệ thống cơ sở
dữ liệu khoa học hành chính – luật, 2015).
- Người lao động: Theo Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam
(2012), người lao động là “người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm
việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của
người sử dụng lao động”.

8


Thất nghiệp:
- Thất nghiệp là sự mất việc làm hay sự tách rời lao động ra khỏi tư liệu
sản xuất.
- Định nghĩa thất nghiệp của Tổ chức Lao động Quốc tế (2014): “Thất

nghiệplà tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm
việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”.
- Theo P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus (1989), người thất nghiệp là
nhữngngười trong không có việc làm được trả công và đang cố gắng cụ thể để
đitìm một công việc trong 4 tuần qua, hoặc bị thôi việc nhưng đang chờ đượcgọi
làm việc trở lại, hoặc đang chờ đợi đi làm trong tháng tới.
- Ở Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013) đã quy định:
“Người thất nghiệp là những người đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc
nhưng không việc làm trong tuần lễ điều tra, và tính đến thời điểm điều tra có
đitìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với lý
do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu...hoặc trong tuần lễ trước
điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm
được việc.
2.1.2.2. Đặc điểm lao động việc làm nông thôn
- Lao động nông thôn mang tính thời vụ, đây là đặc điểm đặc thù khó có thể
xóa bỏ của lao động nông thôn (Đại học kinh tế quốc dân, 2016).
- Chất lượng lao động nông thôn chưa cao, trình độ học vấn, chuyên môn
kỹ thuật và sức khỏe còn hạn chế (Đại học kinh tế quốc dân, 2016).
- Số lượng lao động nông thôn ngày càng ra tăng về số lượng nhưng khả
năng cải thiện về chất lượng còn rất hạn chế (Đại học kinh tế quốc dân, 2016).
2.1.2.3. Bản chất, vai trò của lao động, việc làm nông thôn
- Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và
những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao
động đó (Đại học kinh tế quốc dân, 2016).
- Tổ chức Lao động quốc tế (2014) đưa ra khái niệm: “Việc làm là những
hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”.
- Điều 13, chương II Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt Nam (2012)

9



có ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật
cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai
điều kiện:
- Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và
cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu
thức tạo ra thu nhập của việc làm (Quốc hội, 2012).
- Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm (Quốc hội, 2012).
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập cho
gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công
việc đó. Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở, các công việc nội
trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm (Quốc hội, 2012).
Bản chất của tạo việc làm:
Nguyên nhân của thiếu việc làm là do: Thiếu đối tượng lao động, công cụ
lao động hoặc lao động không phù hợp với yêu cầu công việc.
Cho nên, thực chất của tạo việc làm là: Làm cho người lao động phù hợp
với yêu cầu của công việc; hoặc tăng thêm đối tượng lao động, hoặc tăng thêm
công cụ lao động; và có cơ chế để phối hợp các yếu tố này lại với nhau; nhằm để
sáng tạo ra của cải vật chất có ích cho xã hội và lao động phải có hiệu quả (Đại
học kinh tế quốc dân, 2016).
Vai trò của việc làm:
- Việc làm có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã
hội (Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, 2016).
- Việc làm thường xuyên giúp cho người dân có đời sống thu nhập ổn định,
giúp cho họ có khả năng dễ dàng tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, đồng
thời nâng cao khả năng nhận thức của người dân (Tài nguyên giáo dục mở Việt

Nam, 2016).
- Việc làm cho lao động nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng

10


ngày càng phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện. Góp phần làm giảm, thu
hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn (Tài nguyên giáo dục mở Việt
Nam, 2016).
- Việc làm còn giúp cho người nông dân cải tạo bản thân, thông qua những
quy định, nguyên tắc trong công việc mà người nông dân sẽ sống có ý thức, trách
nhiệm hơn đối với bản thân và cộng đồng xung quanh (Tài nguyên giáo dục mở
Việt Nam, 2016).
2.1.2.4. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động
Đối với xã hội:
Công nghiệp hoá là xu hướng tất yếu của các quốc gia muốn nhanh
chóng thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, mức
sống thấp sang nền kinh tế công nghiệp, năng suất cao. Trong quá trình đó sẽ
dẫn dến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động.
Hoạt động sản xuất mới ra đời, hoạt động sản xuất cũ mất đi, thất nghiệp phát
sinh. Cho nên, tạo việc làm cho người lao động là cần thiết nhằm giảm thất
nghiệp, hạn chế sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm gánh
nặng cho các thành phố lớn trong vấn đề tạo việc làm. Đồng thời góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế tiêu cực xã hội, xoá đói giảm nghèo
và bình ổn xã hội. Tạo việc làm cho người lao động là biện pháp trung tâm
của mọi quốc gia, nó cho phép giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội
(Nguyễn Văn Bảy, 2011).
Đối với doanh nghiệp:
Tạo việc làm là trách nhiệm của doanh nghiệp như trong điều 13 Bộ luật lao
động nước CHXHCN Việt Nam (2014) đã quy định. Tạo việc làm cho người lao

động chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Người lao động là
một trong những yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của
doanh nghiệp. Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động sẽ làm tăng thu nhập, sức
mua cũng tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát triển. Một doanh nghiệp không thể tồn
tại chỉ với những cỗ máy mà nó phải được vận hành bởi con người, có sự tác
động của con người. Đặc biệt trong điều kiện của nước ta hiện nay, các doanh
nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, sản xuất chủ yếu sử dụng
nhiều lao động (Nguyễn Duy Hưng, 2014).

11


Đối với người lao động:
Tạo việc làm cho người lao động đáp ứng quyền lợi của người lao động,
quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của người trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động như Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ghi nhận. Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, từ đó nâng cao vị thế của
người lao động trong gia đình và xã hội. Nếu không có việc làm sẽ không có thu
nhập và không có điều kiện thoả mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh
thần của người lao động, chất lượng cuộc sống giảm sút, nảy sinh những hàng
động, suy nghĩ tiêu cực, gia tăng các tệ nạn xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất
nước. Đối với người nông dân nói riêng: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng
của người nông dân. Với nông dân, có đất coi như là đã sống vì ít nhất họ cũng
đủ cơm ăn từ những thửa ruộng của mình. Giờ đây, khi đất canh tác của người
nông dân bị quy hoạch làm khu công nghiệp khu đô thị làm cho nông dân rơi vào
tình trạng tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi. Ngoài việc cày cấy ra, họ không
biết làm gì. Không nghề nghiệp, không trình độ. Người thì bỏ đi làm ăn xa, lao
động trẻ bỏ đi cầu thực nơi xa, chỉ còn phụ nữ, người già, trẻ nhỏ ở lại. Trong
khi, họ là những người thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối của quy luật
thị trường. Cùng với tâm lý lo sợ rủi ro, lối tư duy “ăn chắc, mặc bền”, sản xuất

nhỏ lẻ, manh mún càng làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của người nông dân
càng trở nên khó khăn. Tình cảnh “ nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu hơn”
đang là tác nhân chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu
và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Do đó, tạo việc làm cho nông dân
là rất cần thiết, nhất là những nông dân bị mất đất canh tác. Nông dân là cái nền
của xã hội. Xã hội sẽ không yên nếu cái nền không yên. Mọi sự phát triển, mọi
bước đi sẽ trở nên chông chênh. Không thể đền bù với mức giá thấp như hiện nay
rồi bỏ mặc nông dân trong vòng xoáy của thất nghiệp. Điều này liên quan đến
một loạt các chính sách về giáo dục, đào tạo, đặc biệt đối với thanh niên, bởi đây
là lực lượng nòng cốt, là xương sống để phát triển kinh tế nông thôn, duy trì bản
sắc dân tộc. Nông thôn đang mất đi một lực lượng lao động quan trọng, khiến
cho sự phát triển kinh tế khu vực này bị kìm hãm. Nếu đẩy mạnh công nghiệp
hoá và đô thị hoá không gắn liền với quyền lợi và công ăn việc làm của người
dân nông thôn thì sẽ tạo ra sự mất ổn định tại nông thôn và làm chậm tiến trình
công nghiệp hoá. Việc làm cho nông dân là một hướng đi để phát triển nông thôn
bền vững (Nguyễn Văn Bảy, 2011).

12


×