Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Giải pháp tăng cường công tác thanh tra hành chính trên địa bàn huyện văn lãng tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ KHẢ THANH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA
HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÃNG
TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Khả Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển Nông thôn, Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Thanh tra tỉnh Lạng
Sơn, UBND huyện Văn Lãng, Thanh tra huyện Văn Lãng và các Phòng chuyên môn,
cơ quan có liên quan thuộc UBND huyện Văn Lãng, UBND các xã trong huyện đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận

văn./.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Khả Thanh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................
ii MỤC LỤC .......................................................................................................................
iii

DANH

MỤC

CHỮ

........................................................................................

VIẾT

v

DANH

TẮT
MỤC

BẢNG

....................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH
........................................................................................................ vii DANH MỤC HỘP
.........................................................................................................

viii TRÍCH YẾU

LUẬN VĂN .............................................................................................. ix THESIS
ABSTRACT ...................................................................................................... xi Phần 1.
Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.
2

Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................

1.2.1.
2


Mục tiêu chung .......................................................................................................

1.2.2.
3

Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.
3

Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn .............................................................

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.
4

Cơ sở lý luận .......................................................................................................

2.1.1.
4

Một số khái niệm ....................................................................................................

2.1.2.

Vai trò của thanh tra hành chính............................................................................ 6


2.1.3.
7

Nguyên tắc công tác thanh tra hành chính ............................................................

2.1.4.
9

Đặc điểm của thanh tra hành chính .......................................................................

2.1.5.
13

Nội dung công tác thanh tra hành chính .............................................................

3


2.1.6.
21
2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính .................................
Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 25

3.1.1.
32

Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................


3.1.2.
34

Đặc điểm kinh tế xã hội .......................................................................................

3.2.
37

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................

3.2.1.
37

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................................

4


3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................................. 37

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu............................................................................. 39

3.2.4.

Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................... 39


3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 40

Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................... 41
4.1.

Thực trạng công tác thanh tra hành chính ở huyện Văn Lãng.......................... 41

4.1.1.

Công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm ......................................................... 41

4.1.2.

Thực trạng tổ chức thực hiện thanh tra hành chính ............................................ 45

4.1.3.

Kết quả công tác thanh tra hành chính ................................................................ 57

4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính ở huyện
Văn Lãng .......................................................................................................... 67

4.2.1.

Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thanh tra ......................................... 67


4.2.2.

Chất lượng và số lượng cán bộ thanh tra ............................................................ 69

4.2.3.

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và chi ngân sách hàng năm phục
vụ công tác thanh tra hành chính ......................................................................... 72

4.2.4.

Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra cấp trên và của lãnh đạo huyện ............. 75

4.2.5.

Sự phối hợp của đối tượng bị thanh tra ............................................................... 76

4.2.6.

Sự phối hợp của các cơ quan liên quan............................................................... 77

4.3.

Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra hành chính trên địa bàn huyện
Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.................................................................................. 79

4.3.1.

Nhóm giải pháp về nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ .............. 79


4.3.2
83

Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự một cuộc thanh tra ......

4.3.3.

Nhóm giải pháp tăng cường điều kiện vật chất, trang thiết bị và ngân
sách cho công tác thanh tra hành chính............................................................... 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 88
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 88

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 89

5.2.1.

Đối với Chính phủ ................................................................................................ 89

5.2.3.

Đối với UBND huyện Văn Lãng ......................................................................... 90

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 91


5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTC

Bộ Tài chính

KT – XH

Kinh tế - xã hội

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

PL

Pháp luật

TC – KH

Tài chính – Kế hoạch

TN&MT


Tài nguyên và Môi trường

TTCP

Thanh tra Chính phủ

TTr

Thanh tra

TTV

Thanh tra viên

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Văn Lãng năm 2015 ...................... 33


Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động huyện Văn Lãng năm 2015 ....................... 34

Bảng 3.3.

Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện................................................ 37

Bảng 4.1.

Tình hình kế hoạch thanh tra hàng năm .................................................... 42

Bảng 4.2.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của Thanh tra tỉnh, huyện và cán bộ
huyện liên quan về kế hoạch thanh tra của huyện..................................... 44

Bảng 4.3.

Tình hình cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện Văn Lãng ................... 45

Bảng 4.4.

Thành phần tham gia thực hiện một cuộc thanh tra .................................. 46

Bảng 4.5.

Tình hình công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra ................................ 47

Bảng 4.6.


Công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra theo lĩnh vực TTr................... 48

Bảng 4.7.

Tình hình thực hiện các bước của thanh tra (chia theo nội dung)............. 49

Bảng 4.8.

Tình hình thực hiện các bước của thanh tra (chia theo lĩnh vực).............. 50

Bảng 4.9.

Tình hình thực hiện các bước khi kết thúc thanh tra................................. 51

Bảng 4.10.

Đánh giá công tác thực hiện quy trình thanh tra ....................................... 52

Bảng 4.11.

Tình hình chấp hành thời hạn thanh tra..................................................... 53

Bảng 4.12.

Tình hình chấp hành công khai kết luận thanh tra .................................... 54

Bảng 4.13.

Tình hình đôn đôc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau

thanh tra (chia theo năm)........................................................................... 55

Bảng 4.14.

Tình hình đôn đôc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau
thanh tra (chia nội dung) ........................................................................... 55

Bảng 4.15.

Kết quả thực hiện kế hoạch TTr huyện Văn Lãng 2013 – 2015 ............... 58

Bảng 4.16.

Kết quả thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế ....................................... 58

Bảng 4.17.

Kết quả thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế(phân theo lĩnh vực)....... 61

Bảng 4.18.

Đánh giá về kết quả qua công tác thanh tra hành chính............................ 65

Bảng 4.19.

Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc thanh tra..................................... 66

Bảng 4.20.

Đánh giá về cơ chế, chính sách liên quan đến công tác TTr ..................... 69


Bảng 4.21.

Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng cán bộ,
thanh tra viên Thanh tra huyện Văn Lãng (tính đến 31/12/2015)............. 70

Bảng 4.22.

Tình hình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thanh tra .............. 72

Bảng 4.23. Tình hình chi ngân sách cho công tác TTr hành chính hàng năm............. 73
Bảng 4.24.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị (đến 31/12/2015)......................................... 75

Bảng 4.25.

Đánh giá về sự phối hợp của đối tượng thanh tra ..................................... 83

Bảng 4.26.

Tình hình tham gia phối hợp của các cơ quan liên quan........................... 78

6


DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Quy trình một cuộc thanh tra ........................................................................ 15
Sơ đồ 3.1. Bản đồ hành chính huyện Văn Lãng ............................................................. 32


vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Đánh giá về tình hình đội ngũ cán bộ Thanh tra huyện tại buổi kiểm tra
của Thanh tra tỉnh đối với huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (ngày
17/9/2015) ...................................................................................................... 71
Hộp 4.2. Đánh giá về tình hình chi ngân sách cho hoạt động thanh tại cuộc họp
tổng kết hoạt động của UBND huyện năm 2015 (ngày 22/12/2015) ............. 74

8


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Lê Khả Thanh
2. Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường công tác thanh tra trên địa bàn huyện
Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”
3. Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước, là công cụ
hữu hiệu cho cơ quan nhà nước quản lý tất cả các mặt đời sống xã hội; nhằm phòng
ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ
chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện
pháp khắc phục, từ đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Trong các năm qua nhà nước đã ban hành nhiều luật, nghị định
hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, tuy nhiên công tác thanh tra vẫn gặp những khó
khăn trong thực hiện. Công tác thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
cũng không là ngoại lệ. Vì điều kiện về thời gian không cho phép, trong nghiên cứu này
chúng tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra trên địa bàn huyện

Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường công tác
thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng cho những năm tới. Tương ứng với đó là mục
tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra;
(2) Đánh giá thực trạng công tác thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn
trong thời gian qua; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra trên địa
bàn huyện Văn Lãng; (4) Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường công tác thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn cho những năm
tiếp theo.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo
văn bản liên quan đến công tác thanh tra của Thanh tra tỉnh cũng như UBND huyện Văn
Lãng. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu
trúc, bán cấu trúc các đối tượng cán bộ quản lý, cán bộ công chức ngành Thanh tra, các
phòng ban có liên quan; trực tiếp phỏng vấn các cán bộ công chức thuộc các cơ quan
đơn vị là đối tượng thanh tra tại 6 xã, thị trấn và 11 trường học trên địa bàn huyện.
Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích như, phương pháp mô tả, phương pháp
phân tổ thống kê, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng công tác thanh tra trên
địa bàn huyện Văn Lãng, cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh
tra trên địa bàn huyện Văn Lãng.

9


Qua đánh giá thực trạng công tác thanh tra 3 năm (2013-2015) trên địa bàn
huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cho thấy công tác thanh tra của huyện đã được quan
tâm thực hiện, thu được một số kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; đã thực hiện được 20/23 cuộc so với kế hoạch đề ra;
phát hiện số tiền 454.585.000 đồng chi sai chế độ quy định; kiến nghị thu hồi số tiền chi
sai chế độ quy định nộp ngân sách nhà nước là 345.041.000 đồng. Các cuộc thanh tra cơ
bản được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục từ lúc lập kế hoạch, quyết định thanh

tra, tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng
bao gồm: (1) Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thanh tra, (2) Chất lượng và số
lượng cán bộ thanh tra, (3) Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và chi ngân sách hàng
năm phục vụ công tác thanh tra, (4) Sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra cấp trên và
của lãnh đạo huyện, (5) Sự phối hợp của đối tượng thanh tra, (6) Sự phối hợp của các cơ
quan liên quan.
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra những giải pháp tăng cường công tác
thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn như sau: (1) Nhóm giải pháp về
nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra; (2) Nhóm giải pháp nâng cao
chất lượng thực hiện quy trình thanh tra; (3) Nhóm giải pháp tăng cường điều kiện vật
chất, trang thiết bị và ngân sách cho công tác thanh tra; (4) Nhóm giải pháp khác. Trong
đó giải pháp nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra huyện Văn Lãng là
giải pháp then chốt, nâng cao được hiệu quả công tác thanh tra trên địa bàn huyện Văn
Lãng, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.

10


THESIS ABSTRACT
Author: Le Kha Thanh
Thesis name: “Solutions to intensify inspections in Van Lang district, Lang Son
province”.
Major: Economics Management
Code: 60.34.04.10
Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Inspection is an essential function of State management and an effective tool for
government agencies to manage all aspects of social life. Inspection also aims to
prevent, detect and make recommendations to government agencies. Through
inspection, the interests of the government agencies, organizations and individuals are

protected. Although the government has implemented a series of laws and instructed
inspection, the inspection still experienced difficulties in recent years and the inspection
in Van Lang district, Lang Son is not an exception case.
The research focused analysis and assessed the inspection in Van Lang district,
Lang Son province. Therefore, the study suggested solutions to intensify inspection Van
Lang district in the near future. The specific objectives of the research includes: (1) To
systematize the theoretical and practical basis in the inspection; (2) To evaluate the
inspection in Van Lang district, Lang Son province in recent years; (3) To analyze
factors affecting the inspection in the district Van Lang; (4) To suggest solutions to
intensify the inspection of Van Lang district, Lang Son province for the next year.
In this study we used the flexibility between the primary and secondary data to
analyze. Secondary data was collected from report of local inspection in Lang Son
province as well as Van Lang district. Primary data was collected by in-depth
interviews, structured interviews and the relevant departments. In addition, the direct
interviews was used in order to ask officials who are inspector at 6 towns and 11
schools in the district. We used the method of analysis, the method of statistic
description and comparison to evaluate the inspection in Van Lang district, and then
analyze factors affecting the inspection in Van Lang district.
The research pointed out that the inspection contributed successful
implementation of the objectives of social and economic development. Furthermore, the
inspection examined 20 out of 23 inspections in comparison with total planned
inspections. Besides, the inspection detected spent 454,585,000 dong inappropriately
and make recommendations to recover an amount of money improperly with
345,041,000 dong. The basic inspection is implemented in accordance with legal
requirements from the beginning to the end.

11


The main factors affecting the inspection in Van Lang district include: (1)

Policies related to the inspection, (2) The quality and quantity of inspectors, (3) The
conditions of facilities, equipments and annual budget for the inspection, (4) the
guidance of the inspector's superior and leaders, (5) The coordination between objects
which are inspected and the inspection, (6) The coordination between relevant agencies.
In research, we suggested solutions that enhance the inspection in Van Lang
district, Lang Son province, namely: (1) To improve the quantity and quality of
inspectors; (2) To improve the quality of implementation of the inspection; (3) To
enhance facilities conditions, equipment and annual budgetfor the inspection; (4) Other
Solutions. In particular, improving the quantity and quality of inspectors in Van Lang
district is the core solution which improves the effectiveness of the inspection in Van
Lang district, Lang Son province in the near future.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước, là
một giai đoạn trong chu trình quản lý, là công cụ hữu hiệu cho cơ quan nhà nước
quản lý tất cả các mặt đời sống xã hội. Thông qua hoạt động thanh tra nhằm
phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những
sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền các biện pháp khắc phục, từ đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Kể từ khi có Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Luật Thanh tra năm 2004,
công tác thanh tra đã góp phần quan trọng phòng ngừa, phát hiện và xử lý các sai
phạm trong việc quản lý đời sống kinh tế, xã hội; đã kiến nghị xử lý và đề xuất
nhiều biện pháp để chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước như về đất đai; đầu tư
xây dựng cơ bản; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thu hồi nhiều tài sản cho nhà
nước và tập thể, cá nhân; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ

sung cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khiếm khuyết, sơ hở
trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ
cương xã hội.
Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác thanh tra vẫn còn một số tồn tại
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành, còn nhiều bất cập trong quá
trình tiến hành thanh tra, đặc biệt là về tổ chức và hoạt động thanh tra như: việc
xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về công tác thanh tra chưa
đáp ứng yêu cầu; cơ cấu, tổ chức bộ máy, công tác chỉ đạo, điều hành trong hoạt
động thanh tra hành chính chưa đạt hiệu quả cao; hoạt động thanh tra hành chính
còn thiếu tính hệ thống, thiếu chặt chẽ.
Đặc biệt tại huyện Văn Lãng là một huyện tương đối phát triển, là hạt
nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, là vùng kinh tế
thương mại cửa khẩu, có các khu công nghiệp phát triển là động lực cho cuôc
cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên bên cạnh sự
phát triển đó, trong thời gian qua huyện Văn Lãng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế,
yếu kém: trình độ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế
thị trường; kỷ cương, kỷ luật ở một số cơ quan hành chính và cán bộ công chức

1


còn trì trệ, lỏng lẻo, yếu kém; thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn rườm rà,
phức tạp; tệ nạn quan liêu, tham nhũng chưa được đẩy lùi một cách có hiệu quả,
đặc biệt đối với các lĩnh vực nhạy cảm như: đất đai, tài chính, xây dựng, thực
hiện các dự án… Đối với công tác thanh tra của huyện vẫn còn tồn tại nhiều bất
cập trong quá trình hoạt động như: tổ chức bộ máy chưa được quy định rõ ràng,
thống nhất; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chưa tương xứng với sứ
mệnh được giao và chậm được kiện toàn trước các yêu cầu cải cách hành chính;
việc thực hiện vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong
công tác thanh tra; việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn

thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra chưa được phát huy; sự can thiệp quá sâu
của thủ trưởng cơ quan quản lý vào tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra
đã làm giảm tính chủ động, tính độc lập cần thiết của cơ quan thanh tra; việc xây
dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chưa đảm bảo tính độc lập; việc xây dựng
báo cáo kết quả thanh tra, ban hành kết luận thanh tra và việc thi hành kết luận,
kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chưa mang tính hiệu lực thực thi cao;
hoạt động thanh tra còn thiếu tính hệ thống, thiếu chặt chẽ và hiệu lực, hiệu quả
chưa cao. Những điều này đặt ra cho công tác quản lý nhà nước nói chung và
huyện Văn Lãng nói riêng đòi hỏi phải có một thiết chế thanh tra thật sự, xứng
đáng là một thiết chế của “cơ quan bảo vệ pháp luật”, kịp thời phát hiện các sai
sót trong cơ chế, chính sách để chấn chỉnh, góp phần xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
Do vậy, để từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra
hành chính trên địa bàn huyện Văn Lãng là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay. Thông qua đó giúp cho công tác quản lý, uốn nắn kịp thời những khiếm
khuyết, điều chỉnh kịp thời cơ chế, chính sách cho phù hợp, tránh sự xơ cứng,
quan liêu. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần làm trong sạch
bộ máy, nhằm làm cho Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả lưa chọn đề tài “Giải pháp tăng
cường công tác thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Văn Lãng tỉnh Lạng
Sơn” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thanh tra hành chính trên địa bàn
huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua, từ đó đề xuất những giải
2


pháp chủ yếu tăng cường công tác thanh tra trên địa bàn huyện Văn Lãng cho
những năm tiếp theo.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra hành chính là gì?
- Thực trạng công tác thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Văn Lãng
tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính trên địa bàn
huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là gì?
- Các giải pháp tăng cường công tác thanh tra hành chính trên địa bàn
huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn cho những năm tiếp theo là gì?.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động của
công tác thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
* Về nội dung:
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác thanh tra hành chính.
- Nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra hành chính ở huyện Văn Lãng.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra hành chính ở huyện
Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cho những năm tiếp theo các vấn đề tập trung vào
khía cạnh quản lý của công tác thanh tra hành chính.
* Về thời gian: Số liệu nghiên cứu thu thập để phân tích tình hình công tác
thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Văn Lãng trong 3 năm từ năm 20132015. Các giải pháp đề xuất cho những năm tiếp theo.
* Về không gian: Phạm vi nghiên cứu công tác thanh tra hành chính trên địa
bàn huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Đề tài giúp đánh giá, tìm ra được những yếu tố bất cập, ảnh hưởng đến
hoạt động công tác thanh tra nói chung; tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả công tác thanh tra hành chính và tìm ra được những giải pháp để nâng
cao hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trên địa bàn
huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn – đây là những vấn đề nóng, có ý nghĩa quan
trọng đang được Thanh tra tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng tỉnh Lạng
Sơn quan tâm.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm về thanh tra: Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ
nguồn gốc La tinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm
tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định. Theo
Từ điển pháp luật Anh - Việt, thanh tra “là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối
tượng bị thanh tra”. Theo Từ điển tiếng Việt (1994) nêu rõ “thanh tra là kiểm
soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Với nghĩa
này, Thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm: “xem xét và phát hiện ngăn chặn
những gì trái với quy định”.
Quan niệm về thanh tra hiện nay cũng như trong lịch sử nước ta được thể
hiện qua mô hình các cơ quan nhà nước, các quy định của Hiến pháp và pháp luật
và được đề cập ở các giác độ khác nhau:
Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta chưa sử dụng
thuật ngữ “thanh tra”, hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được giao cho một cơ
quan chuyên trách nào, mà quyền “kiểm soát” đối với Chính phủ được giao cho
Ban Thường vụ của Nghị viện: Hiến pháp (1946) nêu rõ “khi Nghị viện không
họp, Ban Thường vụ có quyền kiểm soát, phê bình Chính phủ”.
Ngày 23/11/1945, chỉ sau ba tháng từ khi Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hoà ra đời, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc
biệt. Sắc lệnh nêu rõ: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có uỷ
nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Uỷ ban nhân dân
và các cơ quan của Chính phủ”, từ đây thuật ngữ “thanh tra” xuất hiện, quyền
thanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ.
Hiến pháp năm 1959 cũng đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thi
hành các quyết định quản lý nhà nước: Hiến pháp (1959) nêu rõ “Các Bộ trưởng

và thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ ra đời những thông tư, chỉ
thị và kiểm tra việc thi hành các thông tư và chỉ thị ấy” và “Uỷ ban hành chính
các cấp chiếu theo quyền hạn do luật định mà ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra
việc thi hành những quyết định chỉ thị ấy”.
Hiến pháp năm 1980 đã sử dụng thuật ngữ “thanh tra” với nội dung là một
chức năng của cơ quan quản lý nhà nước. Khoản 15 Điều 107 của Hiến pháp quy
4


định Hội đồng Bộ trưởng có nhiệm vụ: “tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và
kiểm tra của Nhà nước”, Điều 110 quy định: “Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lãnh
đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những
quyết định của Quốc hội, Hội đồng nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng”. Về Uỷ ban
nhân dân, Điều 124 quy định: “Uỷ ban nhân dân các cấp chiểu theo quyền hạn do
luật định, ra những quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản
đó”.
Đến Hiến pháp năm 1992, khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ
hơn. Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm vụ “tổ chức và lãnh đạo
công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước,
chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân”. Đối với Uỷ ban nhân dân, Điều 124 Hiến pháp năm
1992 cũng quy định “Uỷ ban nhân dân… ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc
thi hành những văn bản đó” .
Tại Điều 3 Luật thanh tra năm 2010 xác định: “Thanh tra nhà nước là hoạt
động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính
và thanh tra chuyên ngành”.
Như vậy có thể thấy, thanh tra không đồng nhất với hoạt động điều hành,
quản lý, khác với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ. Bản chất của hoạt

động thanh tra không phải chỉ là phát hiện, xử lý vi phạm, mà điều quan trọng
hơn là tìm ra nguyên nhân vi phạm để từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa,
ngăn chặn vi phạm. Nếu cho rằng, thanh tra là phát hiện hành vi vi phạm và áp
dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thì đó là việc nhận thức không đúng
với bản chất của hoạt động thanh tra. Ngược lại, thanh tra phải chỉ ra được những
việc làm được, những thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân của nó và phải thực
sự trở thành ''tai mắt của trên, là người bạn của dưới'' theo đúng như mong muốn
và yêu cầu của Bác Hồ đối với ngành thanh tra.
* Khái niệm thanh tra hành chính:
Theo khái niệm quy định tại Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra hành
chính được xác định như sau: “Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc
trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”.
Như vậy xét về mặt tổ chức: Thanh tra hành chính là hoạt động được đảm
nhiệm bởi các cơ quan thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính. Ở trung ương
5


là Thanh tra Chính phủ; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi là thanh tra
tỉnh; ở huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh là thanh tra huyện.
Về mặt nội dung thanh tra: Ngoài thanh tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật, thanh tra hành chính còn thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ
chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp. Nó thể hiện quan hệ trong chỉ đạo,
điều hành, kiểm tra, kiểm soát giữa cấp trên đối với cấp dưới, giữa cơ quan có
thẩm quyền với đối tượng trực thuộc chịu sự quản lý. Mục đích là nhằm xem
xét, đánh giá trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân có
tuân thủ các quy định của pháp luật không. Mặt khác, còn nhằm xem xét, đánh
giá về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao mang tính kế hoạch, chỉ đạo,
điều hành giữa cơ quan cấp trên đối với cấp dưới có được thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc, đúng đắn hay không.

2.1.2. Vai trò của thanh tra hành chính
Thanh tra là một nội dung, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, khi có quản lý là phải có thanh tra.
Lênin nói “Thanh tra và quản lý là một chứ không phải là hai”. Người cho rằng
mục đích của thanh tra là nhằm xây dựng “khả năng biết làm, biết thành thạo
trong quản lý”. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra cũng
dựa trên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Người nói: “Thanh
tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” và “Thanh tra là để theo dõi, xem
xét kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp hành như thế nào”,
“nếu họ làm sai hay gặp khó khăn, còn giúp họ làm cho đúng với nghị quyết, chỉ
thị của trên đưa xuống”. Thanh tra là một trong những phương thức thực hiện
chức năng quản lý của Nhà Nước. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước bao
gồm 3 mặt thống nhất chặt chẽ với nhau: Ban hành quyết định quản lý; tổ chức,
phân công, chỉ đạo việc thực hiện các quyết định quản lý; và kiểm tra việc thực
hiện các quyết định quản lý.
Mặt khác, các nghị quyết của Đảng đều khẳng định vai trò quan trọng của
công tác thanh tra đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý. Đảng ta cho rằng: “Tổ
chức Thanh tra là công cụ đắc lực của Đảng và chính quyền trong việc kiểm tra
sự chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà
nước”. Gần đây, trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng ta đã nhấn
mạnh quan điểm coi thanh tra là một nội dung quan trọng của quản lý, nhằm
“thiết lập kỷ cương xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước”.

6


Thanh tra là một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng: Một nét
đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta là có sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện
đối với toàn bộ đời sống xã hội và toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Đảng
lãnh đạo thông qua các chỉ thị, nghị quyết. Các chỉ thị, nghị quyết này được Nhà

nước thể chế hoá thành các văn bản pháp luật. Chính vì vậy, hoạt động thanh tra
việc chấp hành chính sách, pháp luật, suy cho cùng, cũng là nhằm đảm bảo cho
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Cũng chính vì vậy, hoạt động
thanh tra với tư cách là một phương diện hoạt động của bộ máy nhà nước phải
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ, Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua những phương thức như:
Hoạch định chính sách và những giải pháp lớn để định hướng cho tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước. Những chính sách của Đảng sẽ được Nhà nước
thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức thực hiện; đào tạo đội ngũ cán bộ, công
chức, định ra chủ trương, biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; giới
thiệu những đảng viên hoặc người có phẩm chất, có năng lực, có uy tín để nhân
dân bầu hoặc để Nhà nước bổ nhiệm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước;
kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; kiểm tra các tổ chức
đảng, các đảng viên trong bộ máy nhà nước trong việc thực hiện nghị quyết của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thanh tra là phương thức bảo đảm pháp chế, ngăn ngừa, phát triển và xử
lý những hành vi vi phạm pháp luật. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ
thống chính trị và bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ
một cách tuyệt đối, đồng thời hệ thống pháp luật cũng phải hoàn chỉnh để đảm
bảo pháp luật được thực hiện. Công tác thanh tra, đánh giá được việc chấp hành
pháp luật đồng thời phát hiện các quy định pháp luật chưa hoàn thiện để tạo cơ sở
xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Nói tóm lại, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì thanh tra
là một nội dung, là một chức năng của quản lý nhà nước. Thanh tra là phương
thức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.
2.1.3. Nguyên tắc công tác thanh tra hành chính
a) Mục tiêu công tác thanh tra hành chính
Hoạt động thanh tra hành chính nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính

sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp

7


khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
Phát hiện và kết luận những việc đã làm được, những tồn tại, sai phạm
trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; từ đó phân tích, tìm rõ nguyên
nhân khách quan, chủ quan; xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên
quan, đồng thời có những kiến nghị xử lý cụ thể đối với từng sai phạm.
b) Nguyên tắc công tác thanh tra hành chính
Trong hoạt động thanh tra hành chính, các nguyên tắc được hiểu là những
tư tưởng, định hướng chủ đạo, đúng đắn, khách quan và khoa học, được quy định
trong pháp luật thanh tra mà các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra,
cán bộ, thanh tra viên phải tuân theo trong quá trình thực hiện thanh tra kinh tế,
xã hội và phòng, chống tham nhũng. Các nguyên tắc này không chỉ thể hiện
trong toàn bộ quá trình tiến hành thanh tra mà nó phải trở thành ý thức của từng
cán bộ, công chức, thanh tra viên trong suy nghĩ và trong hành vi, hành xử cụ thể
khi thực thi nhiệm vụ, công vụ trên cương vị của mình. Các nguyên tắc hoạt động
thanh tra chỉ đạo và chi phối mối quan hệ trong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt
động thanh tra đạt được mục đích đề ra.
Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra được ghi nhận trong các văn
bản pháp luật về thanh tra. Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, tại Điều 5 quy
định “Hoạt động thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách
quan, công khai, dân chủ, kịp thời. Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra”. Luật Thanh tra năm
2004 tại Điều 5 quy định “Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo
đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm
cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh

tra”. Nguyên tắc “Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp
trái pháp luật vào hoạt động thanh tra” của Luật Thanh tra năm 1990 được thay
thành nguyên tắc “không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra” theo Luật Thanh tra 2004. Luật Thanh tra
2004 đã quy định nguyên tắc này, nhằm đảm bảo hoạt động thanh tra không tác
động xấu đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, mà chỉ giúp cho cơ
quan, tổ chức là đối tượng thanh tra thấy được những sai sót, hạn chế trong tổ
chức và hoạt động của mình để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Bên cạnh đó, nguyên tắc đầu tiên cũng được sửa đổi cho phù hợp với thực
tiễn quản lý nhà nước, do thanh tra là một chức năng của quản lý. Đó là thay đổi

8


cụm từ “chỉ tuân theo pháp luật” bằng “phải tuân theo pháp luật”. Nếu như “chỉ
tuân theo pháp luật” cho thấy pháp luật là thượng tôn, là kim chỉ nam và là cơ sở
cho mọi hoạt động thanh tra. Nguyên tắc hoạt động “phải” tuân theo pháp luật
mở đường cho sự đánh giá và ghi nhận cả về sự hợp lý, phù hợp của các quyết
định, hành vi của các cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra. Do đó
hoạt động thanh tra có ý nghĩa hơn trong việc giúp cho quản lý thực hiện tốt, hiệu
quả vai trò của mình.
Luật Thanh tra năm 2010 tại Điều 7 quy định hoạt động thanh tra “tuân
theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân
chủ, kịp thời; Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh
tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt
động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”. Việc
quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra trong Luật Thanh tra là hết sức cần
thiết, trên thực tế nguyên tắc này không chỉ giúp cho hoạt động thanh tra được
thực hiện một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch mà còn giúp cho các cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, không bị ảnh hưởng đến hoạt

động của mình.
Tóm lại hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra hành chính nói riêng
phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ
chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Khi tiến hành thanh tra người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh
tra, thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra, phải thực hiện đúng các quy định
của pháp luật về thanh tra và phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi, quyết
định của mình.
Sau khi kết thúc thanh tra, phải có Kết luận thanh tra; các Đoàn thanh tra
phải bàn giao đủ hồ sơ, tài liệu, chứng lý cho cơ quan quyết định thanh tra theo
đúng quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Đây là những yêu cầu cụ thể về nguyên tắc hoạt động thanh tra nói chung
và công tác thanh tra hành chính nói riêng. Các Đoàn thanh tra, phải tuân thủ
đúng nguyên tắc này trong quá trình hoạt động, thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo
đoàn thanh tra thực hiện đúng chức năng theo pháp luật quy định.
2.1.4. Đặc điểm của thanh tra hành chính
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện
9


chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Về chủ thể thanh tra: Đó là các cơ quan quản lý nhà nước. Thanh tra
được coi là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là công cụ quan
trọng của quản lý nhà nước. Hoạt động đó có thể do thủ trưởng cơ quan quản lý
quyết định hoặc do một loại cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà
nước tiến hành, đó là các cơ quan thanh tra nhà nước được tổ chức theo cấp hành
chính. Ở Trung ương là Thanh tra Chính phủ; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương gọi là Thanh tra tỉnh; ở huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh là Thanh tra huyện.

- Về đối tượng thanh tra: Đó là các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản
lý. Có thể thấy đối tượng thanh tra là rất rộng, tương ứng theo đối tượng quản lý.
- Về nội dung thanh tra: Đó là xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện
chính sách, pháp luật; việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
quyền quản lý trực tiếp. Như vậy, nội dung thanh tra là khá toàn diện, nó bao gồm
từ việc xem xét làm rõ hoạt động hay hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đánh
giá những hoạt động và hành vi đó, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý kịp
thời bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý.
2.1.4.1. Thanh tra hành chính gắn liền với quản lý nhà nước
Với tư cách là một chức năng, là một giai đoạn của chu trình quản lý nhà
nước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước. Thanh tra là một phạm trù lịch sử,
thanh tra gắn liền với quá trình lao động xã hội. Chính bản chất của quá trình lao
động xã hội đã đòi hỏi tính tất yếu phải có quản lý để điều hoà những hoạt động
cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự khác nhau giữa sự
vận động của cả cơ chế sản xuất với sự vận động của các yếu tố khách quan, độc
lập hợp thành cơ chế sản xuất đó.
Như vậy, việc xem xét, định hướng, đánh giá kết quả quản lý là một
phương diện của quản lý xã hội. Quản lý nhà nước là một bộ phận quản lý xã hội
và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra.
Trong mối quan hệ giữa quản lý và thanh tra thì quản lý nhà nước giữ vai
trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (đề ra đường lối, chủ trương, quy
định thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, sử dụng các kết quả, các thông tin từ
phía các cơ quan Thanh tra). Mặt khác, hoạt động chấp hành của quản lý nhà
nước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình thực hiện các văn
bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩm
quyền.
Quản lý nhà nước và thanh tra có cái chung là nhân danh quyền lực nhà
nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị quản lý. Song xem xét theo cơ
10



cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là những công cụ, phương tiện để
quản lý nhà nước.
Là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bị ràng buộc, chế ước bởi
quản lý, nhưng đồng thời tác động trở lại, góp phần điều chỉnh cách thức, phương
pháp quản lý của chủ thể quản lý nhà nước. Trong chu trình đó, thanh tra phản
ánh và bảo vệ mục đích của quản lý. Một thể chế hành chính và cơ chế quản lý
nhà nước sẽ không đầy đủ nếu thiếu thanh tra. Trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước, hoạt động có tính hiệu quả của thanh tra sẽ ngăn chặn được nguy
cơ biến dạng, tuỳ tiện, thiếu kỷ cương trong hoạt động quản lý nhà nước. Trong
quản lý nhà nước sẽ hạn chế được nguy cơ tham nhũng, tệ quan liêu, tăng cường
được kỷ cương pháp luật, khi thực hiện tốt công tác thanh tra hành chính.
2.1.4.2. Thanh tra hành chính luôn mang tính quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra có mối liên hệ chặt chẽ
với tính quyền uy, phục tùng của quản lý nhà nước. Là một chức năng của quản
lý nhà nước, thanh tra hành chính phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm
thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Không thể
không có quyền lực mà không gắn với một tổ chức. Nói về quyền lực nhà nước
trong quá trình thanh tra cũng có nghĩa là xác định về mặt pháp lý tính chất Nhà
nước của tổ chức Thanh tra. Vì vậy, thanh tra hành chính phải được Nhà nước sử
dụng như một công cụ có hiệu quả trong quá trình quản lý.
Có thể nói, thanh tra hành chính là một hoạt động luôn luôn mang tính
quyền lực nhà nước. Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan nhà nước.
Thanh tra (với tư cách là một danh từ chỉ cơ quan có chức năng này) luôn luôn áp
dụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động của mình và
nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó. Nói cách khác, thanh tra là
sản phẩm của Nhà nước. Thanh tra chỉ xuất hiện từ khi Nhà nước ra đời trong
lịch sử và nó cũng sẽ tiêu vong cùng với sự tiêu vong của Nhà nước.
Nói tóm lại, chủ thể duy nhất tiến hành thanh tra hành chính là Nhà nước,
thanh tra xuất hiện, tồn tại và tiêu vong cùng với Nhà nước. Ở các nước trên thế

giới, dù mô hình tổ chức, hoạt động thanh tra có khác nhau nhưng đều có chung
đặc điểm này.
Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra thể hiện ở chỗ các cơ
quan Thanh tra nhà nước đều có quyền hạn được xác định và khả năng thực hiện
những quyền hạn đó:
11


×