Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện mường khương, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 152 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN MINH ĐỨC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO
Ở HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

Ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Mã số

: 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học

: GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIÊP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Đỗ Kim Chung, người đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND tỉnh
Lào Cai, các Sở ban ngành liên quan, UBND huyện Mường Khương, Phòng Lao
động – Thương binh – Xã hội, Phòng Y tế cùng các Phòng ban khác và các xã có
liên quan đến đề tài nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn

thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Đức

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục ...........................................................................................................................
iii Danh mục từ viết tắt.........................................................................................................
vi Danh mục bảng ...............................................................................................................
vii Danh mục đồ thị, hộp, sơ đồ ..........................................................................................
viii
Trích
yếu
luận
văn
...........................................................................................................
ix
Thesis
abstract.................................................................................................................. xi Phần

1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................
2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .......................................................................
2
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3.2.
Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................
3
1.4.
Đóng góp của luận văn .......................................................................................
3
Phần 2. Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tình hình thực thi
chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo .......................................................... 5
2.1.
Cơ sở lý luận về đánh giá thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo .........
5
2.1.1. Khái niệm và bản chất của chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ..................
5
2.1.2. Vai trò của thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ............................ 11
2.1.3. Đặc điểm của thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo........................ 12
2.1.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 12
2.1.5.
Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ..........

17
2.2.
Cơ sở thực tiễn về đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho
người nghèo ...................................................................................................... 18
2.2.1.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới ...........................................................
18
2.2.2.
Kinh nghiệm của các địa phương khác ở Việt Nam .........................................
19
3


2.2.3.
Bài học kinh nghiệm .........................................................................................
21
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 23
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Lào Cai........................................................................ 23
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai............................................................. 24
3.1.3. Đặc điểm về lĩnh vực y tế của tỉnh Lào Cai ..................................................... 26
3.1.4.
Điều kiện tự nhiên của huyện Mường Khương ................................................
29

4


3.1.5.


Đặc điểm dân số, lịch sử, kinh tế huyện Mường Khương ................................ 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 31

3.2.1.

Cách chọn điểm nghiên cứu ............................................................................. 31

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ........................................................... 31

3.2.3.

Chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................................... 33

3.2.4.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 36
4.1.

Thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện
mường khương trong giai đoạn 2010–2015 ..................................................... 36

4.1.1.


Các chính sách, chương trình và hoạt động hỗ trợ y tế cho người nghèo tại
huyện Mường Khương trong giai đoạn 2010–2015 ......................................... 36

4.1.2.

Tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện
Mường Khương ................................................................................................ 44

4.1.3.

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện
Mường Khương giai đoạn 2012-2015 .............................................................. 54

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người
nghèo tại huyện mường khương...........................................................................
71

4.2.1.

Nguồn kinh phí cho thực thi chính sách ........................................................... 71

4.2.2.

Năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách của cán bộ thực thi ............. 72

4.2.3.


Ảnh hưởng của phong tục tập quán tới thực thi chính sách ............................. 74

4.2.4.

Trình độ học vấn của người dân ....................................................................... 77

4.3.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người
nghèo tại huyện mường khương ....................................................................... 79

4.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách để hỗ trợ tốt hơn về y tế cho người
nghèo............ 79
4.3.2.

Tiếp tục kêu gọi phát triển các tổ chức thực hiện những hoạt động hỗ trợ
y tế cho người nghèo ........................................................................................ 80

4.3.3.

Tiếp tục phát huy sự đa dạng trong hình thức tuyên truyền, phổ biến
chính sách ......................................................................................................... 81

4.3.4. Thay đổi, cải thiện cách thức phân bổ nguồn lực cho thực thi chính sách
.............. 81
4.3.5.

Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở y tế ở các phường, xã,
thôn, bản ........................................................................................................... 82


4.3.6.

Tăng cường thêm số lượng và đào tạo thêm chất lượng cho đội ngũ y bác
sĩ, nhân viên y tế ............................................................................................... 83

4.3.7.

Cải thiện nội dung hỗ trợ BHYT và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế khi
khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT ..................................................................... 84
4


4.3.8.

Nâng cao trình độ cho cán bộ thực thi chính sách tại địa phương.................... 85

5


4.3.9.

Tiếp tục phát huy nét văn hóa, phong tục hay của các dân tộc, dần loại bỏ
những hủ tục, tập quán lạc hậu ......................................................................... 85
4.3.10. Nâng cao dân trí, tăng khả năng tiếp cận chính sách cho người dân................ 86
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 88
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 88
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................... 89
5.2.1. Kiến nghị với các cơ quan Trung ương ............................................................ 89

5.2.2. Kiến nghị với địa phương ................................................................................. 90
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 91
Phụ lục .......................................................................................................................... 93

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

DTTS

:

Dân tộc thiểu số


DSTB

:

Dân số trung bình

KCB

:

Khám chữa bệnh

KHHGĐ

:

Kế hoạch hóa gia đình

LĐTBXH

:

Lao động – Thương binh – Xã hội

UBND

:

Ủy ban nhân dân


6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010–2014................................. 25
Bảng 3.2. Thu nhập BQ đầu người/tháng và mức chênh lệch thu nhập giữa các
nhóm thu nhập tại tỉnh Lào Cai.................................................................... 26
Bảng 3.3. Đặc điểm diện tích, dân số huyện Mường Khương ..................................... 30
Bảng 3.4. Tốc độ phát triển bình quân dân số TB của huyện Mường Khương ........... 30
Bảng 3.5. Số mẫu điều tra của đề tài ............................................................................ 32
Bảng 4.1. Các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo trên địa bàn huyện Mường
Khương ........................................................................................................ 38
Bảng 4.2. Các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo cần sửa đổi, bổ sung hoặc
thêm mới ...................................................................................................... 41
Bảng 4.3. Khả năng tiếp cận của người nghèo đến chính sách hỗ trợ y tế tại
huyện Mường Khương................................................................................. 47
Bảng 4.4. Hình thức phổ biến, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ y tế đến người
dân ................................................................................................................ 48
Bảng 4.5. Đánh giá về vấn đề nguồn lực trong thực hiện các chính sách, chương trình
hỗ trợ y tế cho người nghèo tại huyện Mường Khương .........................
................52
Bảng 4.6. Công tác giám sát, đánh giá các CS hỗ trợ y tế cho người nghèo tại
huyện Mường Khương ................................................................................ 53
Bảng 4.7. Số cơ sở y tế và số giường bệnh trên địa bàn huyện Mường Khương
trong giai đoạn 2012-2015 ........................................................................... 55
Bảng 4.8. Sự thay đổi về đội ngũ cán bộ y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện
Mường Khương............................................................................................ 56
Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về hệ thống trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế
............. 58
Bảng 4.10. Kết quả về BHYT và KHHGĐ cho người nghèo ........................................ 59

Bảng 4.11. Những hỗ trợ về chi phí phát sinh khi khám chữa bệnh tại bệnh viện
huyện Mường Khương................................................................................. 62
Bảng 4.12. Kết quả về hỗ trợ KHHGĐ cho các nhóm đối tượng................................... 64
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe của huyện Mường Khương .................. 65
Bảng 4.14. Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ y tế..................................... 68
Bảng 4.15. Đánh giá về nguồn kinh phí cho thực hiện các chính sách ......................... 71
Bảng 4.16. Khó khăn do phong tục tập quán, phong cách sinh hoạt đến thực thi
chính sách .................................................................................................... 75
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của yếu tố dân tộc đến tiếp cận chính sách và các dịch vụ
y tế................................................................................................................ 76
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến việc tiếp cận các chính sách và
dịch vụ hỗ trợ y tế ........................................................................................ 78
vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HỘP, SƠ ĐỒ
Đồ thị:
Đồ thị 4.1. Ý kiến đánh giá của cán bộ thực thi về năng lực phối hợp các bên
liên quan trong tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ y tế ......................522
Đồ thị 4.2. Đánh giá của người dân khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT so với
khám chữa bệnh bằng dịch vụ trả tiền ........................................................612
Đồ thị 4.3. Đánh giá của nhóm người thuộc các hộ nghèo về mức chi phí khám
chữa bệnh hiện nay tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.............................70
Đồ thị 4.4. Đánh giá của nhóm người thuộc các hộ cận nghèo về chi phí
khám chữa bệnh hiện nay tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện...................70
Đồ thị 4.5. Ý kiến đánh giá của cán bộ thực thi về năng lực quản lý và điều phối
của các cán bộ thực thi trong tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ
y tế ..............................................................................................................72
Đồ thị 4.6. Ý kiến đánh giá của cán bộ thực thi về năng lực quản lý sự thay đổi
của các cán bộ thực thi các chính sách hỗ trợ y tế........................................73

Hộp:
Hộp 4.1.

Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan trong huyện.................................51

Hộp 4.2.

Những khó khăn trong việc vận động tiêm vắc xin cho trẻ em ...................67

Hộp 4.3.

Sự nhiệt tình của cán bộ y tế làm thay đổi ý thức của người dân ................69

Hộp 4.4.

Chị Khoa “chuẩn y tế” - Bác sĩ của bản.......................................................74

Sơ đồ:
Sơ đồ 4.1. Cơ quan lập kế hoạch, phê duyệt và ban hành chính sách hỗ trợ y tế
cho người nghèo ở huyện Mường Khương ..................................................44

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Minh Đức
2. Tên luân văn: “Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người
nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”
3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp


Mã số: 60.62.01.15

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay, các chương trình, chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo,
cận nghèo, người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch
vụ y tế cũng như năng lực của các cơ sở y tế tại các khu vực còn khó khăn, trong
quá trình thực thi, nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ về y tế còn bộc lộ những
bất cập và hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên
cứu “Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai” là thực sự rất cần thiết.
Mục tiêu chung đặt ra của luận văn là: Đánh giá được tình hình thực thi
các chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào
Cai để từ đó đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ
về y tế cho người nghèo ở địa phương. Với mục tiêu chung như vậy, có ba mục
tiêu cụ thể để hướng đến giải quyết gồm có: (1) Góp phần hệ thống hóa các cơ sở
lý luận và thực tiễn về chính sách và thực thi chính sách về vấn đề hỗ trợ y tế; (2)
Đánh giá được thực trạng tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ về y tế cho
người nghèo ở huyện Mường Khương; (3) Đề xuất được các giải pháp để thực
hiện có hiệu quả hơn các chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo ở huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các nội dung cần thiết thu thập
được tại các cơ quan quản lý Nhà nước. Số liệu mới được điều tra bằng cách sử
dụng bảng câu hỏi với những người dân thuộc các nhóm hộ nghèo, cận nghèo và
không nghèo trên địa bàn 2 xã Bản Lầu và Bản Xen của huyện Mường Khương,
với tổng số lượng mẫu là 120 mẫu. Các phương pháp phân tích thông tin gồm:
Phân tổ thống kê; Thống kê mô tả; Phân tích so sánh. Số liệu điều tra được xử lý,
tính toán trên phần mềm Excel và SPSS với phương pháp thống kê mô tả, bình
quân, tần suất và phân tích xu hướng. Sau đó trình bày các thông tin thu được
dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị.


9


Các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện Mường Khương khá
nhiều và đa dạng. UBND tỉnh Lào Cai ban hành với sự lập kế hoạch, giám sát,
kiểm tra của Sở Y tế, Sở LĐTBXH và các Sở có liện quan. Việc phân công, phân
cấp, phối hợp hoạt động của các cơ quan rất rõ ràng và đúng nhiệm vụ. Tuy vậy,
vấn đề phân bổ nguồn lực cho thực thi chính sách còn thiếu, chậm trễ, chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tế, từ đó gây ra sự chậm trễ trong quá trình thực thi chính
sách, làm lãng phí nguồn lực.
Các cơ sở y tế đã được xây dựng, nâng cấp; Đội ngũ cán bộ y tế, các y bác
sĩ cũng được chú ý đào tạo, bồi dưỡng năng lực; Hệ thống trang thiết bị, máy
móc phục vụ khám chữa bệnh cũng đã được nâng cấp; Vấn đề tiêm chủng, dinh
dưỡng đã được chú trọng và quan tâm; Những hỗ trợ về chi phí đi lại và chi phí
ăn uống trong quá trình khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện huyện đã được làm
tốt; Đặc biệt vấn đề BHYT đã được ngành y tế và ngành LĐTBXH thực hiện rất
tốt, đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, đội ngũ y bác sĩ còn thiếu về số lượng và
yếu về chất lượng, hệ thống trang thiết bị còn chưa đáp ứng được nhu cầu khám
chữa bệnh, các cơ sở y tế xã, phường, thôn, bản còn chưa được chú trọng đầu tư
đúng mức. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cho thực thi chính sách, năng lực của
các cán bộ thực thi chính sách, vấn đề phong tục, tập quán, dân tộc của người dân
và trình độ dân trí của họ còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho quá trình thực thi
các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo tại địa phương.
Từ những điểm tích cực cũng như hạn chế nêu trên, 10 giải pháp được đưa
ra gồm có: (1) Hoàn thiện hệ thống chính sách để hỗ trợ tốt hơn về y tế cho người
nghèo; (2) Tiếp tục phát huy sự đa dạng trong hình thức tuyên truyền, phổ biến
chính sách; (3) Thay đổi, cải thiện cách thức phân bổ nguồn lực cho thực thi
chính sách; (4) Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở y tế ở các phường,
xã, thôn, bản; (5) Tăng cường thêm số lượng và đào tạo thêm chất lượng cho đội
ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế; (6) Cải thiện nội dung hỗ trợ BHYT và nâng cao

chất lượng dịch vụ y tế khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT; (7) Tiếp tục kêu gọi
phát triển các tổ chức thực hiện những hoạt động hỗ trợ y tế cho người nghèo; (8)
Nâng cao trình độ cho cán bộ thực thi chính sách tại địa phương; (9) Tiếp tục
phát huy nét văn hóa, phong tục hay của các dân tộc, dần loại bỏ những hủ tục,
tập quán lạc hậu; (10) Nâng cao dân trí, tăng khả năng tiếp cận chính sách cho
người dân.

10


THESIS ABSTRACT
1.

Author: Nguyen Minh Duc

2.

Title of the study: “Evaluate the situation of the pro-poor healthcare
policy implementation in Muong Khuong district, Lao Cai province”

3.

Major: Agricultural Economics

4.

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture

Code: 60.62.01.15


With an aim to improving the accessibility of the poor, near poverty and
ethnic minorities to the healthcare services, as well as enhancing the capacity of
the healthcare facilities in the underprivileged areas, a lot of pro-poor healthcare
policies have been issued and implemented. The enforcement of those policies, in
reality, has revealed a variety of shortcomings. As a consequence, the outcome of
the pro-poor healthcare policies and programs have not achieved the expected
efficiency. In this situation, the implementation of the study “Evaluate the
situation of the pro-poor healthcare policy implementation in Muong Khuong
district, Lao Cai province” proves to be essential
In overall, on the basis of the evaluation of the pro-poor healthcare
policies implementation situation in Muong Khuong district, Lao Cai province,
the thesis seeks to propose the solutions to enhancing the efficiency of those
policies implementation at the local area. This overall objective of the study
could be decomposed into three specific ones, including: (1) To review the
theoretical and empirical framework for the healthcare policy implementation;
(2) To evaluate the current situation of implementing the pro-poor healthcare
policy in Muong Khuong district; (3) To propose the solutions to enhancing the
efficiency of the pro-poor healthcare policy implementation in Muong Khuong
district, Lao Cai province.
The study has utilized both secondary and primary data. The former is the
related information provided by the state agencies. The latter has been collected
through the surveys by questionnaire in 120 households classified into three
categories, i.e. the poor, near-poverty and non-poverty, at Ban Lau and Ban Xen
communes, Muong Khuong district. Subsequently, the collected data is
processed by Excel and SPSS, before being analyzed with the use of
disaggregated data statistics, descriptive statistics, average, frequency analysis
and comparison method. Such processed data is finally presented in the forms of
tables, figures and charts.

11



It has been found that the situation of the pro-poor healthcare policy
implementation in the studied areas have both positive and negative sides. On the
one hand, positively, the task division, decentralization and coordination among
Lao Cai province People’s Committee and the related departments, i.e.
Department of Health, Department of Labor-Invalids and Social Affairs and other
related ones are clearly defined. To specify, Lao Cai province People’s
Committee has promulgated the pro-poor healthcare policies while those
departments are in charge of planning, supervision and monitoring the policy
enforcement. Better still, it is also found that there have been improvements in
the healthcare services, including the renovation of the healthcare facilities and
equipment, the capacity building of the medical staff; improvement in vaccination
and nutrition issues; the financial support for the inpatient treatment patients in
the district hospitals; the high efficiency of the health insurance policy. On the
other hand, negatively, the resources for the policy implementation process have
not been distributed timely and appropriately. As a result, that process has not
been implemented efficiently while the resource is being wasted. In addition,
there are several emergent issues, including the inadequacy in the quality and
quantity of the medical staff; poor- equipped infrastructure; the lack of
investment in the village healthcare facilities. Worse still, the limited budget, the
underqualification of the policy enforcement officers, the locals’ low educational
level of the locals and their outdated customs and traditions challenge the propoor healthcare policy enforcement process.
Based on the analysis of both the advantages and disadvantages of the propoor healthcare policy enforcement, the study proposes ten recommendations,
including: (1) Complete the pro-poor healthcare policy framework; (2) Promote
and diversify the forms of policy propaganda; (3) Adjust the resource distribution
for the policy enforcement; (4) Continue the investment in constructing and
upgrading the healthcare facilities at the commune and village levels; (5) Enhance
both the quantity and quality of the doctors and medical staff; (6) Make
appropriate amendments to the health insurance and better its accompanied

healthcare services; (7) Continue to call for the support from development
organizations when implementing pro-poor healthcare activities; (8) Upgrade the
qualification of the local policy enforcement officers; (9) Promote the
distinguished customs and traditions while gradually eradicate the outdated ones;
(10) Raise the locals’ awareness and their policy outreach.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong nhóm đang
phát triển. Do vậy, trong quá trình phát triển của mình, Việt Nam còn gặp phải
rất nhiều những khó khăn và thách thức. Một trong những khó khăn, thách thức
lớn nhất mà Việt Nam gặp phải trong quá trình phát triển là tình trạng nghèo vẫn
còn cao và gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế cũng như xã hội.
Thành tích của Việt Nam về giảm nghèo trong thời gian qua là rất lớn. Tuy
vậy, nhiệm vụ giảm nghèo của Việt Nam vẫn chưa hoàn tất. Nếu xét trên một số
phương diện khác nhau thì nhiệm vụ đó hiện nay thậm chí còn khó khăn hơn.
Trong những vùng nghèo của Việt Nam, các tỉnh Tây Bắc là những tỉnh có tỷ lệ
nghèo khá cao và gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc giảm nghèo. Đây cũng là
vùng có số lượng đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm đa số. Bởi vậy, Nhà nước
đã có nhiều chương trình, chính sách xóa đói, giảm nghèo cho các tỉnh này. Trong
các tỉnh vùng Tây Bắc, Lào Cai là tỉnh đã thực hiện khá tốt và đã có được một số
kết quả trong quá trình thực thi các chương trình xóa đói, giảm nghèo.
Các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai nói riêng và trên cả
nước nói chung đề cố gắng tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống cho những
người dân nghèo. Trong đó, vấn đề về y tế là vấn đề rất quan trọng đối với người
nghèo và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Các chương trình, chính sách
hỗ trợ về y tế cho đồng bào nghèo nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch

vụ y tế cũng như đảm bảo điều kiện sức khỏe, điều kiện sống cho người dân
nghèo tại các khu vực còn khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã đặc
biệt khó khăn, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện đưa nông
thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, có
thể nhanh chóng hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo
đảm sự phát triển đồng đều về kinh tế - xã hội, bảo đảm về trật tự an toàn xã hội,
an ninh quốc phòng.
Trong các huyện, thành phố tại Lào Cai, Mường Khương là một trong
những huyện khó khăn, tình trạng nghèo còn khá là phức tạp. Do đó, Mường
Khương cũng là một trong những huyện được nhận nhiều các chính sách, chương
trình hỗ trợ giảm nghèo như 30a, 167, 135… Như vậy, để tiến hành thực hiện
nghiên cứu đánh giá về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói

1


chung và về hỗ trợ y tế cho người nghèo nói riêng thì Mường Khương là địa
phương rất phù hợp.
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ
về y tế còn bộc lộ những bất cập và hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Quá trình
thực thi các chương trình, chính sách hỗ trợ còn gặp phải nhiều khó khăn cả về
điều kiện khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu
“Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai” là thực sự rất cần thiết cho cả đồng bào nghèo,
đồng bào DTTS và cả những người làm công tác ra chính sách và thực thi chính
sách của địa phương cũng như của tỉnh Lào Cai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho người
nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Từ đó đề xuất các giải pháp để thực

hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo ở địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể




Góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tình
hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo.
Đánh giá được thực trạng tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho
người nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Đề xuất được các giải pháp để thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách
hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi nội dung
Phạm vi về nội dung của đề tài bao gồm nghiên cứu về các chính sách hỗ
trợ y tế cho người nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, vấn đề thực thi
các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện, kết quả thực hiện và các yếu
tố ảnh hưởng tới chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo ở huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai.
b. Phạm vi thời gian
Các số liệu, thông tin của nghiên cứu về thực thi chính sách trong đề tài là
các số liệu, thông tin trong phạm vi thời gian 4 năm, từ năm 2012 đến 2015.

2


c. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh huyện Mường Khương,

Lào Cai. Trong đó lựa chọn thực hiện nghiên cứu điều tra số liệu mới tại 2 xã là
Bản Lầu và Bản Xen của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho
người nghèo tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn “Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người
nghèo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” là một nghiên cứu rất thiết thực đối
với vấn đề hỗ trợ y tế cho người nghèo và vấn đề giảm nghèo theo góc độ nghèo
đa chiều. Nội dung luận văn đề cập đến một góc nhìn từ vấn đề giúp người nghèo
tiếp cận được với các dịch vụ xã hội (cụ thể là vấn đề y tế) trong nghèo đa chiều.
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa được các nội dung lý luận cũng như
các vấn đề thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo. Việc hệ
thống hóa này giúp cho luận văn này có thể trở thành tài liệu tham khảo khoa học
khá hữu ích cho những người muốn nghiên cứu, tìm hiểu về giảm nghèo cũng
như thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo.
Luận văn đã đánh giá về các vần đề của thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho
người nghèo như: lập kế hoạch; Phân công, phân cấp, phối hợp hoạt động; Tuyên
truyền, phổ biến chính sách; Bố trí nguồn lực; Công tác đánh giá, giám sát thực
thi chính sách. Từ đó luận văn đã nêu ra những vấn đề còn hạn chế, bất cập xuất
hiện trong quá trình thực thi các chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo.
Luận văn đã đưa ra và đánh giá được những kết quả của thực thi chính
sách hỗ trợ y tế cho người nghèo. Luận văn đã nêu được các hạn chế, tồn tại của
vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng cũng như bất cập của việc đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ y bác sĩ thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn
huyện. Tuy nhiên, luận văn cũng đã đưa ra được sự thành công trong vấn đề hỗ
trợ về tiếp cận với các dịch vụ y tế, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ cấp phát miễn phí
thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo…
Luận văn đã đánh giá sự ảnh hướng của một số yếu tố như nguồn kinh
phí, năng lực của đội ngũ cán bộ, ảnh hưởng của phong tục tập quán và trình độ


3


dân trí của người dân. Đây là căn cứ khá quan trọng để có những giải pháp nhằm
tác động đến những yếu tố này để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ y
tế cho người nghèo.
Từ các kết quả nêu trên, luận văn đã đề xuất được 10 giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo trên địa bàn huyện
Mường Khương nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Các giải pháp tác động đến
nhiều vấn đề, từ việc hoàn thiện hệ thống chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng đến
nâng cao trình độ của cán bộ y tế, nâng cao dân trí cho người dân… Đó là những
giải pháp khá hoàn thiện và đầy đủ để có thể hoàn thiện và nâng cao công tác hỗ
trợ y tế tại địa phương cũng như làm cơ sở để có thể đề xuất những chính sách hỗ
trợ hiệu quả hơn trong tương lai.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO
2.1.1. Khái niệm và bản chất của chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
2.1.1.1. Các khái niệm liên quan đến thực thi chính sách hỗ trợ y tế
a. Khái niệm chính sách
Hiện nay, có rất nhiều các tác giả, nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu đã đưa
ra khái niệm về chính sách. Tuy nhiên, có thể hiểu: Chính sách là phương cách,
đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụng

nguồn lực. Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở
hệ thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những
khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế, hướng tới những mục tiêu nhất
định, bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế (Phạm Vân Đình, 2008).
Chính sách là sự kết hợp của đường lối, mục tiêu và phương pháp mà
Chính phủ lựa chọn đối với lĩnh vực kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủ
tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi mục tiêu đó (Nguyễn Đức
Quyền, 2006).
Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt được một mục đích
nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra
(Hoàng Phê, 2010).
Chính sách là những quyết định, quy định của Nhà nước (tức là các cấp
chính quyền từ Trung ương đến địa phương) được cụ thể hóa thành các chương
trình, dự án cùng các nguồn nhân lực, vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế
thực hiện nhằm tác động vào đối tượng có liên quan, thay đổi trạng thái của đối
tượng theo hướng mà Nhà nước mong muốn (Phạm Xuân Nam, 2003).
Hiện nay, ở Việt Nam có một số loại văn bản chính sách như sau:
- Nghị định: Là văn bản pháp quy của Chính phủ về một lĩnh vực hoặc
một ngành cụ thể. Nghị định thường định ra cho một thời gian dài và phát huy tác
dụng trong thời gian dài. Đây là loại văn bản mang tính pháp quy cao nhất, quan
trọng
5


nhất, chứa đựng đầy đủ nhất tinh thần của một chính sách. Nghị định được ban
hành do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ ký thay Thủ tướng.
- Nghị quyết, Quyết định: Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng hoặc
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là văn bản pháp quy về những vấn đề
tương đối bức xúc cần được giải quyết trong thực tiễn. Văn bản này do Thủ
tướng ký, hoặc do các Phó Thủ tướng ký thay Thủ tướng.

- Thông tư: Là văn bản do các Bộ/Ngành chức năng ban hành nhằm
hướng dẫn thực hiện Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ. Có hai
loại Thông tư là Thông tư liên tịch và Thông tư riêng bộ. Thông tư liên tịch là
Thông tư hướng dẫn việc thực hiện Nghị định… và có liên quan đến nhiều
Bộ/Ngành được các Bộ/Ngành liên tịch soạn thảo và ban hành. Thông tư riêng bộ
là Thông tư hướng dẫn việc thực hiện Nghị định của một Bộ/Ngành nào đó về
ciệc thực hiện chính sách. Thông tư do Bộ trưởng ký hoặc Thứ trưởng ký thay
Bộ trưởng.
- Quyết định của các Bộ/Ngành: Do Bộ/Ngành ban hành được Bộ trưởng
ký hoặc Thứ trưởng ký thay Bộ trưởng. Các Quyết định của Bộ/Ngành thường
ban hành kèm theo văn bản quy định cụ thể về một vấn đề dựa trên cơ sở của
Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định và ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ.
- Chỉ thị: Là văn bản đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện chính sách. Tùy
theo nội dung và phạm vi thi hành mà Thủ tướng Chính phủ, các Bộ/Ngành đưa
ra các chỉ thị cho các ngành, các cấp tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản
chính sách của Chính phủ.
- Công văn: Là một loại văn bản của chính sách, do Thủ tướng Chính phủ
hoặc các Bộ/Ngành ban hành. Nội dung Công văn nhằm hướng dẫn, nêu ý kiến
chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới trong việc triển khai thực hiện các chính
sách.
Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo điều kiện, đặc điểm khác
nhau của từng địa phương mà có thể vận dụng thực hiện chính sách một cách linh
hoạt, nhưng không được trái với những quy định trong các văn bản chính sách đã
được Chính phủ hoặc các Bộ/Ngành ban hành (Phạm Vân Đình, 2008).
Tùy theo các tiêu chí khác nhau mà phân loại chính sách thành các nhóm
khác nhau.
- Theo phạm vi ảnh hưởng: chính sách vĩ mô và chính sách vi mô.
6



- Theo thời gian tác động: chính sách dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
- Theo cấp độ của chính sách: chính sách của Trung ương và chính sách
của địa phương.
- Theo mục tiêu của chính sách: chính sách mục tiêu và chính sách hỗ trợ.
Bên cạnh các chính sách nêu trên, có thể song song tồn tại các chương
trình và hoạt động độc lập với chính sách. Tuy các chương trình và hoạt động có
số lượng ít nhưng cũng là nội dung quan trọng cần nghiên cứu.
b. Chính sách hỗ trợ
Sau khi tham khảo Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Vũ Ngọc Thư (2014), có
thể rút ra được: Hỗ trợ là những hành động, chủ trương thực hiện sự giúp đỡ một
nhóm mục tiêu nhất định, thông qua hỗ trợ vật chất, phát triển nhân lực, thể chế
và tổ chức. Hỗ trợ được thực hiện chủ yếu không thông qua hệ thống giá cả. Do
vậy, nó ít làm nhiễu loạn hệ thống giá. Hỗ trợ có tính đến nhóm mục tiêu của hỗ
trợ.
Hỗ trợ nhằm phát huy những tác động của ngoại ứng tích cực (giáo dục, y
tế, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên…), khắc phục những tác động của ngoại ứng
tiêu cực. Do đó, hầu hết các Chính phủ của các nước trên thế giới đều thực hiện
chuyển từ các chính sách bao cấp sang hỗ trợ.
Từ quan điểm về hỗ trợ nêu trên, chính sách hỗ trợ là những chính sách
khắc phục thất bại của thị trường, đặc biệt trong cung cấp hang hóa và dịch vụ
công. Việc áp dụng các chính sách hỗ trợ là một trong những biện pháp được
Chính phủ sử dụng để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô, cung cấp các dịch vụ công
cộng. Vai trò của Nhà nước trong vấn đề cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ công
như y tế, giáo dục… là vô cùng quan trọng và không thể phủ nhận, nhất là ở các
vùng có điều kiện kinh tế phát triển không đồng đều, nguồn lực của các vùng
không giống nhau.
c. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Lĩnh vực y tế là một trong những lĩnh vực dịch vụ công vô cùng quan
trọng của mỗi quốc gia. Đặc biệt ở những nước như Việt Nam, là những nước

đang phát triển, có tỷ lệ nghèo khá cao và điều kiện còn khó khăn, thì y tế là vấn
đề rất cấp thiết với quá trình phát triển.
Hỗ trợ cho giảm nghèo là quá trình sử dụng cơ chế chính sách, nguồn lực
của Chính phủ, của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để hỗ trợ cho
quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua thực hiện các cơ chế chính sách, các giải
7


pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật chất và nhân lực tạo điều kiện cho
người nghèo và vùng nghèo có cơ hội phát triển nhanh và bền vững, giải quyết
các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng nhóm mục tiêu và xây dựng tính bền
vững và tự lập cho cộng đồng (Đỗ Kim Chung, 2010).
Sau khi tham khảo Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Vũ Ngọc Thư (2014), có
thể rút ra được khái niệm về người nghèo và hộ nghèo như sau:
Người nghèo là nhóm mục tiêu cuối cùng mà việc hỗ trợ giảm nghèo
hướng tới. Do đó, các biện pháp hỗ trợ cần phải hướng tới tạo điều kiện cho
người nghèo được đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
Hộ nghèo là các hộ có mức thu nhập bình quân dưới ngưỡng nghèo đói
theo quy định của Chính phủ hay của địa phương. Đây là đơn vị cơ bản để tính
mức độ đói nghèo trong cộng đồng dân cư. Việc hỗ trợ thông qua hộ có nhiều ưu
điểm: một là, hộ là đơn vị cơ bản cuối cùng của cộng đồng; hai là, hộ là tế bào
kinh tế gắn kết thành viên trong gia đình để thực hiện các hoạt động sản xuất và
tái sản xuất kinh doanh; ba là, đơn vị hộ tiện lợi cho việc quản lý hành chính khi
tiến hành các biện pháp hỗ trợ.
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các quốc gia
trong khu vực đã thống nhất: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không
có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng
vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”.

Nghèo thường được chia thành 2 loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối (nghèo thu nhập) là thước đo dễ lượng hóa để đo lường mức chi
tiêu cần thiết để đảm bảo một người có thể mua được một lượng lương thực, thực
phẩm đương 2100 – 2300 kcalo/người/ngày. Nghèo tương đối là sống ở ranh giới
ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tương đối là những người phải đấu
tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất
phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của
giới trí thức chúng ta (Robert Mc Namara, 2000).
Hiện nay, các chính sách hỗ trợ cho người nghèo thường tiếp cận theo các
tiêu chuẩn nghèo đa chiều. Theo đó, hai tiêu chí chính để xác định nghèo là tiêu
chí về thu nhập và tiêu chí về mức độ thiếu hụt về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản. Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg (Phụ lục 7):

8


*

Các tiêu chí về thu nhập:

- Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000
đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
- Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
*

Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ
sinh; thông tin;

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp
cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi
học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn
nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản
phục vụ tiếp cận thông tin.
Từ đó, xác định chuẩn hộ nghèo và cận nghèo như sau:
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020:
*

Hộ nghèo

- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng
và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản trở lên.
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng
và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản trở lên.
*

Hộ cận nghèo

- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000
đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.


9


- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000
đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
*

Hộ có mức sống trung bình

- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000
đồng đến 1.950.000 đồng.
Chính sách hỗ trợ y tế là những định hướng chiến lược và hành động can
thiệp của Chính phủ nhằm chăm sóc sức khỏe của người dân từ Trung ương đến
địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân một cách
công bằng và hiệu quả (Phạm Thị Thanh Thúy, 2013).
Chính sách hỗ trợ y tế là những chính sách hướng đến mục tiêu tạo điều
kiện, tạo ra những yếu tố giúp cho người dân có thể dễ dàng tiếp cận đến với các
dịch vụ y tế hơn. Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ y tế còn giúp cho trình độ
phát triển của ngành y tế và chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao hơn, phục vụ
tốt hơn cho người dân.
Như vậy, có thể hiểu về nội hàm của vấn đề hỗ trợ y tế cho người nghèo
bao gồm những nội dung chính sau: nâng cao năng lực của các cơ sở y tế, tăng
khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của người nghèo, hỗ trợ các vấn đề về tiêm
chủng và sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giải quyết các vấn đề về KHHGD, dinh
dưỡng…
d. Thực thi chính sách hỗ trợ y tế
Thực thi chính sách hỗ trợ y tế là quá trình biến các chính sách hỗ trợ về

lĩnh vực y tế thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động tổ chức
trong bộ máy Nhà nước, nhằm hiện thực hóa được những mục tiêu mà các chính
sách hỗ trợ này đã đề ra. Do đó, tình hình thực thi chính sách hỗ trợ y tế gồm có
lập kế hoạch hỗ trợ, cơ chế phân cấp trong triển khai thực hiện, tình hình huy
động nguồn lực, sự phân công và phối kết hợp của các bên liên quan, sự giám sát
và đánh giá, năng lực thực thi chính sách của các cơ quan Nhà nước cùng với
cộng đồng trong triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ. Tất cả các yếu tố
này đều có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của các chương trình, chính sách
hỗ trợ y tế.

10


×